Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

ỨNG DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC VĂN BẢN “ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ” CỦA NGUYỄN TRÃI (NGỮ VĂN 10 – CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN) NHẰM PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 29 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH I

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ỨNG DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC VĂN BẢN
“ĐẠI CÁO BÌNH NGƠ” CỦA NGUYỄN TRÃI (NGỮ VĂN 10 –
CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN) NHẰM PHÁT HUY TÍNH CHỦ
ĐỘNG, TÍCH CỰC, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH.

Người thực hiện: Lưu Thị Kim
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc mơn: Ngữ Văn

THANH HĨA NĂM 2021


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng vấn đề.
2. 3. Giải pháp và cách thức tổ chức thực hiện
2. 4. Hiệu quả của đề tài


3. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang
1
1
2
2
2
2
2
4
5
15
18
18
18
20


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong thời đại số hiện nay, infographic đã và đang có ưu thế vượt trội
trong việc cung cấp thông tin hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mọi
người. Giáo dục Việt Nam đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện dựa trên
nền tảng công nghệ hiện đại.Và inforgraphic với những ưu thế nổi trội trong
việc cô đọng, truyền tải kiến thức được xem là một cách thức dạy học mới ,
góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học mới theo hướng hiện

đại hóa, đồng thời khơi dậy được hứng thú học tập, phát huy tính chủ động,
tích cực, sáng tạo, phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.
Qua việc học tập bồi dưỡng thường xuyên trong các môđun do Bộ giáo
dục triển khai bản thân tôi nhận thấy hiệu quả cao của những infographic trong
cách thức truyền đạt thông tin nội dung kiến thức.

Thực tế dạy học Ngữ văn hiện nay đang phải đối diện với nhiều vấn đề,
thậm chí là thử thách lớn đối với giáo viên, đặc biệt là khơi gợi hứng thú đối
với học sinh và nâng cao chất lượng dạy học bộ mơn. Đó là vấn đề của nhiều
giáo viên trăn trở khi đứng lớp.
Đại cáo bình Ngơ của Nguyễn Trãi là một áng thiên cổ hùng văn. Tác
phẩm vừa có ý nghĩa lịch sử to lớn, vừa có giá trị văn học sâu sắc... Tuy nhiên,
hiện nay do khoảng cách về thời gian lịch sử, do sự phát triển của xã hội, thế hệ
trẻ, đặc biệt học sinh chưa thực sự thấu hiểu hết được giá trị của của tác phẩm
này và cũng chưa thực sự hứng thú khi học. Ngồi ra bài cáo cịn tích hợp kiến
thức lịch sử, địa lí và quốc phịng, qn sự nên dung lượng thông tin và kiến
thức khá đồ sộ. Ứng dụng infographic sẽ giúp q trình dạy học tích hợp trở
nên hiệu quả hơn, giúp học sinh hứng thú hơn, ghi nhớ nhanh, và lâu hơn về
lượng kiến thức lớn của bài học.
3


Xuất phát từ những lí do trên, với mong muốn góp phần tạo thêm hứng
thú cho người học, giúp học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo tiếp nhận tri thức
hình thành kĩ năng, nhân cách, phát triển năng lực và phẩm chất cho người học,
góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Tôi lựa chọn đề tài “Ứng dụng
infographic trong dạy học văn bản “Đại cáo bình Ngơ” của Nguyễn Trãi
( Ngữ văn 10- chương trình cơ bản) nhằm phát huy tính chủ động, tích cực,
sáng tạo của học sinh”
1.2. Mục đích nghiên cứu

Thơng qua việc tìm hiểu về vai trò của infographic, đề tài đi sâu vào đề
xuất một số biện pháp sử dụng hiệu quả infographic tăng tính sinh động, hấp
dẫn cho giờ học về văn bản Đại cáo bình Ngơ của Nguyễn Trãi góp phần đổi
mới phương pháp giảng dạy. Qua đó phát huy tính chủ động, tích cực của học
sinh, tăng khả năng tư duy nhằm phát triển các năng lực cơ bản và năng lực đặc
thù mà CTGDPT 2018 đã xây dựng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Ứng dụng infographich vào dạy văn bản Đại cáo bình Ngơ của Nguyễn
Trãi, Ngữ văn 10 và học sinh khối 10 trường THPT Yên Định 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phối hợp nhiều phương pháp, trong đó chủ yếu 2 phương pháp.
1.4.1. Về nghiên cứu lý luận
Tham khảo và đọc tài liệu làm cơ sở khoa học cho đề tài.
1.4.2. Về nghiên cứu thực tiễn
Soạn giáo án, tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm tính
khả thi của các biện pháp đã đề ra . Sử dụng toán học thống kê để xử lí kết quả
thực nghiệm.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
2.1.1.Cơ sở lí thuyết
* Khả năng ghi nhớ của con người thông qua các giác quan và quy luật
hoạt động của não bộ
Theo nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học trường đại học InovaMỹ cho và các nghiên cứu về hoạt động của não bộ đều cho rằng con người có
trí nhớ về hình ảnh hoặc trí nhớ cảm xúc tốt hơn so với trí nhớ từ ngữ - logic
vận động. Con người có trí nhớ hình ảnh siêu việt. Phát hiện này có ý nghĩa
quan trọng đối với giáo dục, kinh tế và phát triển khả năng tư duy cải thiện trí
nhớ của con người. Nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh kiến thức đến
với con người trong học tập là 1% qua vị giác , 2% qua xúc giác, 3% qua khứu
giác, 10% qua thính giác, 85 % qua thị giác. Nhận thức được điều này giúp
giáo viên sẽ biết cách truyền đạt bài giảng kết hợp với hình ảnh mô tả trực quan

4


sinh động để học sinh có thể tưởng tượng và ghi nhớ tốt hơn, đồng thời tạo
hứng thú cho mỗi tiết học.
*Văn bản nghị luận
Văn bản ghị luận là một thể loại văn có từ rất lâu. Nó mang đặc trưng cơ
bản là tính luận thuyết (chất trí tuệ và sức thuyết phục). Văn nghị luận trình bày
tư tưởng, quan điểm và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận, lí lẽ qua
hệ thống luận đề, luận điểm, luận cứ chặt chẽ và mạch lạc, logic. Văn bản nghị
luận trung đại thường có các thể loại: hịch, cáo, chiếu, biểu, điều trần. Các thế
loại này thường tích hợp nhiều kiến thức của lịch sử, văn hóa, tư tưởng. Ngơn
ngữ un bác, sử dụng nhiều điển tích điển cố khó hiểu. Đặc biệt theo quan
niệm về văn chương trong xã hội xưa văn sử triết bất phân nên trong tác phẩm
văn học có tư tưởng, triết lí, chứa các yếu tố lịch sử và ngược lại. Đại cáo bình
Ngơ của nguyễn Trãi là một tác phẩm nghị luận trung đại nên khơng nằm ngồi
quy luật trên.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
*Một số định hướng của chương trình giáo dục phổ thơng 2018
Theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018 ban hành kèm theo thông tư
số 32/2018 TT-BGDVĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ giáo
dục và đào tạo, có định hướng mở về ngữ liệu, tuy nhiên để đảm bảo nội dung
giáo dục cốt lõi và thống nhất trên cả nước, chương trình quy định một số văn
bản bắt buộc trong đó có văn bản Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi. Trong
phần định hướng về nội dung yêu cầu học sinh phải năm bắt được những thông
tin cơ bản về tác giả Nguyễn Trãi để đọc hiểu một số tác phẩm của tác giả này,
nhận biết bối cảnh văn hóa, xã hội được thể hiện trong văn bản.
Về phương pháp chương trình đã định hướng, phương pháp dạy học thay
đổi chuyển từ cách dạy nhồi nhét sang cách dạy hình thành phát triển năng lực,
khuyến khích tính tích chủ động tích cực sáng tạo của học sinh. Đa dạng hóa

phương pháp kĩ thuật, hình thức tổ chức, phương tiện dạy học nhằm phát triển
các năng lực chung và năng lực đặc thù của môn Ngữ văn: đọc, viết, nói và
nghe.
Về kiểm tra đánh giá đánh giá học sinh trong q trình dạy học được thực
hiện thơng qua các sản phẩm hoạt động học tập trên lớp và ở nhà. Các bài kiểm
tra đánh giá yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình
huống, vấn đề học tập cũng như trong thực tiễn.
*Infographic và sử dụng infographic trong dạy học
Infographic là phương thức sử dụng hình ảnh đồ họa để mơ tả thông tin,
kiến thức, giúp cho khối dữ liệu khổng lồ, rối rắm trở nên rõ ràng, sống động
hấp dẫn bằng cách chọn lọc và diễn giải chúng thành các hình ảnh theo chủ đề
riêng biệt.
5


Infographic mang tính khái qt cao, có tính logic, tính thẩm mĩ, tính sáng
tạo. Vì thế việc sử dụng infographic trong dạy học nói chung và dạy học mơn
Ngữ văn nói riêng được xem như một phương pháp kĩ thuật dạy học mới, đáp
ứng được những yêu cầu dạy học hiện nay. Phương pháp này giúp người học
nhớ nhanh và nhớ lâu kiến thức, tiết kiệm thời gian từ đó nâng cao hiệu quả
học tập, phát triển các năng lực sử dụng ngôn ngữ và công nghệ thông tin, năng
lực sáng tạo và năng lực nghệ thuật cho học sinh, giúp q trình dạy học tích
hợp đạt kết quả cao.
2.2. Thực trạng của vấn đề
2.2.1. Thực trạng dạy học văn bản Đại cáo bình Ngơ của Nguyễn Trãi
trong nhà trường
Theo kế hoạch dạy học của nhóm Văn trường THPT Yên Định 1 chương
thời lượng giành cho văn bản Đại cáo bình Ngơ của Nguyễn Trãi chiếm 4 tiết.
Dù vậy, với đặc trưng thể loại cáo và dung lượng văn bản khá lớn nên việc
truyền tải, tiếp nhận nội dung tư tưởng cịn gặp nhiều khó khăn. Phần lớn học

sinh chưa thực sự hứng thú với thể văn nghị luận bởi tính chất khơ khan, và
khoảng cách về thời đại. Giáo viên khi lên lớp còn cảm thấy áp lực trong việc
hình thành kiến thức cho học sinh, thậm chí có những giáo viên chưa thực sự
hứng thú với bài dạy chỉ dạy cho qua bài.
2.2.1. Thực trạng sử dụng infographic trong dạy học môn Ngữ văn và
học văn bản Đại cáo bình Ngơ của Nguyễn Trãi
Phần lớn giáo viên đều nhận thức được bản chất của infographic là sử
dụng hình ảnh trực quan đồ họa đề trình bày thơng tin, dữ liệu hoặc kiến thức
thể hiện những thông tin phức tạp một cách nhanh và rõ ràng. Tuy nhiên mức
độ sử dụng ifographic vào dạy môn Ngữ văn và và văn bản Đại cáo bình Ngơ
chưa nhiều, chỉ dừng lại ở mức độ thỉnh thoảng. Trong quá trình ứng dụng giáo
viên thường sử dụng để dạy học trên lớp, ít hướng dẫn học sinh tự học ở nhà,
và kiểm tra đánh giá. Trong quá trình ứng dụng infographic, giáo viên gặp khó
khăn lớn nhất là vấn đề thời gian, cơng sức để tạo ra những infographic phù
hợp với nội dung bài dạy.
Về phía học sinh, phần lớn các em đều được biết đến các ứng dụng
infogaphic trong các môn học và trong học Ngữ văn qua một số tiết. Học sinh
rất hứng thú và thấy dễ hiểu, các em được trao đổi thảo luận, được thực hiện
các dự án học tập từ đó tăng tính chủ động, tích cực, sáng tạo, phát triển được
các năng lực, đặc biệt là năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mĩ, năng lực công
nghệ thơng tin.
Về phía nhà trường có rất nhiều thuận lợi để ứng dụng công nghệ thông
tin và ứng dụng infogrraphic vào dạy học Ngữ văn.Tất cả các lớp đều có
phương tiện hỗ trợ học tập đó là màn hình ti vi có thể kết nối đa phương tiện
6


như điện thoại, máy tính..., nhà trường có phịng máy tính, độ ngũ giáo viên tin
học nhiệt tình giúp đỡ đồng nghiệp và học sinh.
Trên cơ sở lí luận và thực trạng của đề tài, tôi tin rằng sử dụng infographic

có thể trở thành một hướng đi, một giải pháp mới có ý nghĩa góp phần đổi mới
phương pháp dạy học Ngữ Văn theo hướng phát triển năng lực của học sinh,
nâng cao chất lượng dạy học, tạo hứng thú , phát huy tính chủ động, tích cực,
sáng tạo cho người học. Ý thức được điều đó tơi mạnh dạn đưa ra một số giải
pháp “Ứng dụng infographic trong dạy học văn bản “Đại cáo bình Ngơ” của
Nguyễn Trãi (Ngữ văn 10- chương trình cơ bản) nhằm phát huy tính chủ
động, tích cực, sáng tạo của học sinh”
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Một số yêu cầu khi thiết kế infographic trong dạy học Ngữ văn
Nội dung trong mẫu thiết kế infographic phải ngắn gọn chính xác, vì thế
cần lựa chọn từ ngữ rõ ràng, dễ hiểu có khả năng thu gọn nội dung.
Mẫu thiết kế infographic có tính thẩm mĩ, hấp dẫn, có điểm nhấn để tạo
ấn tượng và hứng thú cho người xem. Hình ảnh cân đối, hài hòa. Tiêu đề, hệ
thống biểu tượng, cách phối màu, sắp xếp vị trí cần được chú trọng. Cần lựa
chọn mẫu thiết kế phải phù hợp với nội dung thơng tin truyền tải.
Ngồi ra cần chú ý tới kích cỡ, phông chữ ... Các yếu tố khác để tạo nên
một infographic dễ nhìn, dễ hiểu.
2.3.2. Quy trình thiết kế infographic trong dạy học Ngữ văn
Bước 1:Cần xác định rõ mục đích thiết kế
Xác định mục đích thiết kế sẽ giúp chúng ta định hướng, lựa chọn thông
thông tin để chọn hình ảnh, màu sắc, bố cục cho infographic sao cho hấp dẫn,
dễ đọc, dễ hiểu, và giúp quá trình giảng dạy dạt hiệu quả. Ví dụ với mục đích
tạo sự hứng thú cho học sinh trong phần dẫn nhập, khở động thì cần phải bố
cục sinh động, hình ảnh bắt mắt.... Với infographic để kiểm tra thì bố cục cần
rõ ràng, mạch lạc, logic.
Bước 2:Thu thập thơng tin, hình ảnh, số liệu
Thơng tin, hình ảnh, số liệu, dữ liệu là những yếu tố cơ bản của một
infographic. Thông tin, số liệu cần được truyền tải một cách rõ ràng, chính xác,
tập trung vào các yếu tố chính mà chủ đề cần truyền tải. Hình ảnh hóa tối đa dữ
liệu, chú thích bằng những phơng chữ hấp dẫn và bố cục một cách sáng tạo.

Bước 3:Xác định, lựa chọn bố cục, xây dựng ý tưởng để thành lập một
infographic
Từ nhiệm vụ, mục đích ta sẽ lựa chọn mẫu bố cục (mẫu có sẵn hoặc tự
thiết kế) sao cho phù hợp với nội dung và cá tính sáng tạo của cá nhân.
Bước 4: Lựa chọn, sử dụng các công cụ để thiết kế infographic
7


Các infographic có thể được thiết kế bằng tay sử dụng các cơng cụ đơn
giản như giấy vẽ, bút chì, bút dạ, bút màu....hoặc ứng dụng công nghệ thông tin
để thiết kế qua các phần mềm hỗ trợ như Powerpoint, Canva, Piktochat,
Visme....
2.3.3 Các biện pháp “Ứng dụng infographic trong dạy học văn bản
“Đại cáo bình Ngơ” của Nguyễn Trãi ( Ngữ văn 10- chương trình cơ bản)
nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh”
2.3.3.1. Ứng dụng infographic trong hoạt động khởi động
Ứng dụng infographic theo nguyên tắc dạy học nêu vấn đề gồm các bước
trình bày nêu vấn đề, dẫn dắt học sinh vào tình huống có vấn đề, đưa ra bài tập
nhận thức, trong đó phần trình bày nêu vấn đề có vai trị quan trọng vì nó khơi
gợi và quyết định hoạt động tư duy của học sinh khi các em phải sử dụng kiến
thức cũ để giải quyết, khám phá một vấn đề mới. Sự trở ngại trong tư duy sẽ
kích thích các em hứng thú với việc đi tìm câu trả lời cho nội dung bài học
mới. Cụ thể trong bài dạy như sau:
Bước 1: Giáo viên đưa ra hình ảnh về infographic trống được thiết kế dưới
dạng phiếu học tập, sau đó yêu cầu học sinh nhớ lại các kiến thức đã học trong
lịch sử và văn học để điền các thơng tin cịn thiếu về các văn bản được xem là
tuyên ngôn độc lập của dân tộc. Học sinh làm việc theo cặp chơi. Giáo viên
quy định về thời gian (5 phút).
Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh lên trình bày sản phẩm của nhóm
mình, các nhóm khác nhận xét.

Bước 3: Sau phần chơi giáo viên kết nối kiến thức cũ với kiến thức mới để
bắt đầu bài học. Ba văn bản trên được xem là những bản tun ngơn độc lập
của nước ta, đồng thời nó cũng là những tác phẩm thơ ca, những áng văn chính
luận kiệt xuất muôn đời của dân tộc. Nếu Nam quốc sơn hà của Lý Thường
Kiệt là bài thơ thần thì Đại cáo bình Ngơ của Nguyễn Trãi được xem là áng
thiên cổ hùng văn. Vậy tại sao Đại cáo bình Ngô lại được xem là áng hùng văn
hay ngàn đời như vậy?
Bước 4: Giáo viên ghi nhận câu trả lời của học sinh sau đó định hướng
học sinh hình thành kiến thức mới.
Như vậy, sử dụng infographic dưới dạng phiếu học tập có kiềm theo các
từ khóa và hình ảnh gợi ý sẽ giúp học sinh dễ dàng nhận ra các văn bản được
xem là tuyên ngôn độc lập của dân tộc. Từ những nhận thức được củng cố giáo
viên có thể dễ dàng dẫn dắt học sinh vào tìm hiểu kiến thức mới. Hơn nữa việc
thiết kế hoạt động khởi động dưới hình thức trị chơi, có cạnh tranh về thời gian
và kết quả sẽ kích thích tinh thần học tập và tạo động lực cho các em. Từ đó
học sinh hào hứng tìm hiểu bài mới để khám phá những điểm nổi bật của văn
bản Đại cáo bình Ngô.
8


Hình 1: Infographic về các bản tun ngơn của đân tộc ta.

2.3.3.2. Ứng dụng infographic trong hoạt động hình thành kiến thức mới
* Sử dụng infographic trong hoạt động hình thành kiến thức về cuộc đời
của Nguyễn Trãi
Giáo viên sử dụng infographic trống dạng phiếu học tập cho học sinh tìm
hiểu về cuộc đời Nguyễn Trãi (học sinh làm theo bàn)
Bước 1: Giáo viên cung cấp infographic trống.
9



Bước 2: Yêu cầu học sinh điền các sự kiện về cuộc đời Nguyễn Trãi qua
các mốc thời gian, nhận xét, đánh giá về cuộc đời của ông.
Bước 3: Giáo viên nhận xét củng cố kiến thức.

Hình 2: Infographic về cuộc đời Nguyễn Trãi

Nhìn vào infographic học với những mốc thời gian học sinh sẽ nhanh
chóng và thích thú đi tìm hiểu các sự kiện, biến cố trong cuộc đời Nguyễn Trãi,
từ đó các em sẽ có cái nhìn tổng quát và có cách đánh giá đúng dắn, khách
quan về con người và cuộc đời của ông.
*Ứng dụng infographic trong hoạt động hình thành kiến thức về tội ác của
giặc Minh.
10


Giáo viên cũng thiết kế dạng infographic trống, dạng phiếu học tập như
trên. Học sinh thực hiện nhiệm vụ điền vào phần còn thiếu .
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát infographic để trả lời câu hỏi sau đó
điền thơng tin cịn thiếu vào chỗ trống : Khi viết bản cáo trạng tội ác của giặc
Minh Nguyễn Trãi đã đứng trên lập trường nào? Ông đã vạch trần những tội ác
nào của giặc ? Đời sống của nhân dân ta như thế nào? Chân dung giặc Minh
được hiện lên rõ nét qua câu văn nào? Cảm xúc của tác giả khi viết bản cáo
trạng là gì? Hãy nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng? Giáo viên tổ
chức kết hợp với phương pháp mảnh ghép.

Hình 3: Infographic về bản cáo trạng tội ác của giặc Minh
11



Qua q trình thảo luận nhóm dưới sự gợi ý từ các các ngữ liệu và hình
ảnh học sinh sẽ tư duy nhanh về lập trường tố cáo tội ác của giặc Minh và nghệ
thuật viết cáo trạng của Nguyễn Trãi. Các em hình dung rõ lối tư duy, quan
điểm cũng như lí lẽ và dẫn chứng rõ ràng, mạch lạc, logic của tác giả.
*Ứng dụng infographic khi hình thành kiến thức về hình tượng nhân vật
Lê Lợi.

Hình 4: Infographic về hình tượng Lê Lợi

Tiến hành sử dụng infographic để tìm hiểu về hình tượng nhân vật Lê Lợi
qua các bước sau:
Bước 1: Tiến hành khảo sát mức độ nhận thức của học sinh về Lê Lợi qua
câu hỏi: Qua lịch sử em biết gì về Lê Lợi? Em đã được học tác phẩm văn học
nào có hình ảnh Lê Lợi?
12


Bước 2:Cung cấp infographich về Lê Lợi qua phần đầu của đoạn văn thứ
3 trong bài cáo.
Bước 3: Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm (theo bàn) với nội dung câu
hỏi: Lê Lợi có nguồn gốc xuất thân như thế nào? Quan sát infographic và đoạn
văn “Ta đây... đến ...lấy ít địch nhiều” hãy cho biết Lê Lợi có những phẩm chất
nào của một người anh hùng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Tại sao lại gọi Lê Lợi là
kiểu anh hùng Trần Quốc Tuấn. Hãy nhớ lại nững câu văn trong bài Hịch
tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn. Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật
gì để thể hiện hình thượng Lê Lợi? Em có cảm xúc gì trước hình tượng Lê Lợi?
Bước 4: Học sinh trình bày, giáo viên chốt nội dung thảo luận, củng cố
nhận thức của học sinh.
Lê Lợi vừa là một nhân vật lịch sử, vừa là một hình tượng văn học. Việc
tạo biểu tượng nhân vật để học sinh có thể có cái nhìn chân thực và đánh giá

một cách khách quan những tâm tư, tình cảm, những hành động của nhân vật
sẽ có tác động lớn vào mặt nhận thức và hành động của các em. Với
infographic về Lê lợi học sinh sẽ hình dung ra hình ảnh của một người anh
hùng áo vải, yêu nước, căm thù giặc, lí tưởng, hồi bảo lớn lao, và ý chí quyết
tâm cao. Qua đó học sinh biết bồi đắp lịng u nước, tự hào dân tộc, xây dựng
lí tưởng, ước mơ, khát vọng cho mình.
*Ứng dụng infographic để hình thành kiến thức về quá trình chinh phạt
gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa.
Bước 1: Cung cấp infographic.
Bước 2: Yêu cầu học sinh đọc kĩ đoạn văn và quan sát infographic ,sau đó
trả lời các câu hỏi: Hãy cho biết cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gồm mấy giai đoạn?
Đặc điểm của từng giai đoạn là gì? Em có nhận xét gì về các hình tượng mà
tác giả đã dùng để miêu tả chiến thắng và sức mạnh của quân ta cũng như sự
thất bại thảm hại của kẻ thù và khung cảnh chiến trường? Hãy chỉ ra các động
từ mạnh và các tính từ chỉ mức độ tối đa, nhận xét về tác dụng của nó? Các câu
văn trong đoạn trích có đặc điểm gì? Nhịp điệu câu văn có tác dụng như thế
nào đến việc miêu tả khí thế phản cơng và tất thắng của cuộc khởi nghĩa?
Bước 3: Giáo viên chốt kiến thức và củng cố.
Nội dung này được thể hiện trong phần 3 của bài cáo, đoạn văn khá dài
đã thể hiện cả quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn. Nhưng khác với sự phản ánh của lịch sử, cách phản ánh của Nguyễn
Trãi rất sinh động và chân thực qua hệ thống hình tượng, qua các phép tu từ
nghệ thuật và cách diễn đạt hấp dẫn. Vì thế giáo viên thiết kế infographic nhằm
giúp học sinh có thể nắm bắt các thông tin về cuộc khởi nghĩa một cách đơn
giản.
13


Hình 5: Infographic về quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khời nghĩa


2.3.3.3. Ứng dụng infographic trong hoạt động luyện tập củng cố
Với câu hỏi số 1 trong phần luyện tâp (trang 23, Sgk ngữ văn 10 tập 2)
giáo viên yêu cầu học sinh lập sơ đồ kết cấu của Đại cáo bình Ngơ và phân tích
tác dụng nghệ thuật kết cấu đó.
Các bước tiến hành cụ thể:
Bước 1; Đưa yêu cầu: Thiết kế 1 infographic về kết cấu của Đại cáo bình
Ngơ. Với tên: Kết cấu của Đại cáo bình Ngơ, các đề mục cần có: tiền đề, soi
14


sáng tiền đề vào thực tiễn, rút ra kết luận. Hoặc : Cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn,
lời tuyên bố.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh thực hiện và theo dõi quá trình làm việc của
các em, giáo viên hỗ trợ cho học sinh khi gặp khó khăn. (Học sinh làm ở nhà
trong 1 tuần).
Bước 3: Giáo viên thu sản phẩm cho các nhóm, nhận xét, đánh giá sản
phẩm của nhau có tiêu chí kèm theo( phụ lục 2).
Sản phẩm mà học sinh hoàn thành phản ánh nội dung kiến thức mà các
em đã thu nhận được trong quá trình học tập về hệ thống lập luận của bài cáo
từ luận đề đến các luận điểm, luận cứ rõ ràng mạch lạc. Quá trình xác lập kết
cấu của bài cáo cũng giúp học sinh thể hiện tư duy tổng hợp, sự sáng tạo trong
cách trình bày ý tưởng. Giúp tiết kiệm thời gian ghi nhớ kiến thức, nâng cao
hiệu quả học tập
Ví dụ infographic minh họa về kết cấu của bài Đại cáo bình Ngơ do học
sinh thiết kế:

Hình 6: Infographic về kết cấu của Đại cáo bình Ngơ

15



2.3.3.4. Ứng dụng infographic trong tích hợp kiến thức liên môn bảo vệ
môi trường sống
Bước 1: Giáo viên đặt câu hỏi liên hệ sau khi hình thành kiến thức về tội ác
của giặc Minh: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?
Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh tạo một infographic để thể hiện các
hành động bảo vệ môi trường sống của con người hiện nay. Giáo viên chia lớp
thành 4 tổ, mỗi tổ thiết kế một bản, thời gian thu bài sau 1 tuần).
Bước 3:Giáo viên thu sản phẩm cũng tiến hành cho các nhóm nhận xét
đánh giá và cho điểm lẫn nhau theo các tiêu chí thiết kế infographic. (Phụ lục 2).
Khi ứng dụng infographic vào tích hợp kiến thức bảo vệ mơi trường sẽ giúp
học sinh có ý thức trách nhiệm trong hoạt động bảo vệ môi trường sống đang bị
ô nhiễm nghiêm trọng, vấn đề mà toàn câu đang rất quan tâm được đưa vào
chương trình nghị sự của các quốc gia. Qua hoạt động này có thể khơi gợi ý
tưởng sáng tạo của học sinh, giúp các em có thể hình thành ý tưởng về dự án
bảo vệ môi trường xung quanh mình, từ đó có sức lan tỏa, tun truyền ý thức
bảo vệ mơi trường cho cộng đồng.
Ví dụ infographic do học sinh làm

Hình 7: Infographic về bảo vệ mơi trường
16


2.4. Hiệu quả của sáng kiến.
2.4.1. Đối với học sinh:
Hiệu quả đó được thể hiện cụ thể qua hoạt động điều tra, kiểm tra(10 phút)
2.4.1.1. Kết quả điều tra
Đối với câu hỏi, em thấy như thế nào khi học tập môn Ngữ văn Giáo viên
thu và chấm ở 3 lớp với 3 mức độ: hứng thú, bình thường và khơng hứng thú.
Tôi tiến hành điều tra khảo sát 3 lớp 10A5, 10A6 và 10A12- Năm học 20212020 (phiếu điều tra khảo sát thuộc phụ lục 1)

Dưới đây là bảng số liệu thể hiện kết quả điều tra và biểu đồ mơ tả kết quả.
Trước khi ứng dụng infographic
Mức độ
Số
Hứng thú
Bình thường
Khơng hứng thú
Lớp
HS
Số
Số
Số
%
%
%
lượng
lượng
lượng
10A5
38
7
18,5
11
28,9
20
52,6
10A6
44
10
22,7

16
36,4
18
40,9
10A12
44
15
34,1
10
22,7
19
43,2
Tổng
126
32
25,4
37
29,4
57
45,2
Sau khi ứng dụng infographic
Lớp
Số HS
Mức độ
Hứng thú
Bình thường
Không hứng
thú
Số
%

Số
%
Số
%
lượng
lượng
lượng
10A5

38

27

70

11

30

0

0

10A6

44

38

86,4


6

13,6

0

0

10A12

44

40

90,9

4

9,1

0

0

Tổng

126

105


83,3

21

16,7

0

0

Các biểu đồ thể hiện tỉ lệ điều tra các mức độ hứng thú của học sinh trước
và sau khi triển khai dạy học sử dụng infographich.

Trong đó lớp 10A5 là lớp cơ bản khối A, 10A6 là lớp chọn khối C, và
10A12 là lớp cơ bản khối D.
Kết quả trên cho thấy sau khi sử dụng phương pháp ứng dụng infographic
số học sinh cho rằng mức độ cảm thấy hứng thú khi học môn ngữ văn rất nhiều.
17


Và các em còn cho biết, trước khi học tập qua phương pháp này các em còn rất
ngại học và thấy nhàm chán, chưa biết cách ghi nhớ kiến thức, ngại làm việc
nhóm, nhưng sau khi được học tập qua phương pháp này thì thấy các em đã chủ
động, tích cực, sáng tạo và hào hứng hơn trong các hoạt động học.
2.4.1.2.Kết quả kiểm tra 10 phút sau khi học xong bài học.
Tôi tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra10 phút sau khi kết thúc bài
học.(Đề và đáp án thuộc phụ lục 1). Bài kiểm ta được thực hiện ở 2 lớp thực
nghiệm và 2 lớp đối chứng. Lớp 10A5 và lớp 10A12 là hai lớp thực nghiệm.
Lớp 10A3, lớp 10A8 là hai lớp đối chứng.

Kết quả kiểm tra đánh giá

Lớp
Trung
Giỏi
Khá
Yếu
số
bình
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10A5(TN)
38
10
26,3
21
55,3
7
18,4
0
0
10A3(ĐC)
43
6

14
10
23,3
27 62,7
0
0
10A12(TN)
44
15
34,1
21
47,7
4
9,1
0
0
10A8 (ĐC)
40
6
15
23
57,5
11 27,5
0
0
Thực nghiệm 82
25
30,4
42
51,2

11 13,4
0
0
Đối chứng

83

12

14,5

33

39,8

38

45,9

0

0

Biểu đồ 3: Kết quả kiểm tra đánh giá của các lớp .

Kết quả trên đã phản ánh hiệu quả của việc ứng dụng infographic trong
dạy học văn bản Đại cáo bình Ngơ. Chất lượng bài làm của các em khá tốt. Tỉ lệ
khá giỏi chiếm phần lớn, khơng có điểm yếu kém. Kết quả học tập của học sinh
tăng cao Biện pháp này còn giúp học sinh biết ứng dụng tốt cơng nghệ thơng tin
vào đời sống, các em có thể tự thiết kế các infographic vào hoạt động của lớp,

các bài thuyết minh, thuyết trình, các hoạt động tuyên truyền cổ động trong
phong trào thanh niên của đoàn trường...
2.4.2. Đối với giáo viên
- Việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm sẽ giúp giáo viên trong tổ bộ môn
Ngữ văn và giáo viên các bộ môn khác trong nhà trường hiểu rõ về bản chất và
hiệu quả của infographic. Từ đó, giáo viên có thể sử dụng infographic kết hợp
với các phương pháp, kĩ thuật dạy để tăng tính hình ảnh, sinh động hấp dẫn cho
giờ dạy.
- Giáo viên nhận thức rõ quá trình đổi mới phương pháp phải tiến hành
đồng thời ở nhiều khâu và phải phù hợp với từng đối tượng học sinh, giáo viên
biết sáng tạo khác nhau để ứng dụng infographic. Các sản phẩm infographic
18


được tạo ra, giáo viên có thể in ấn tạo thành tư liệu giảng dạy cho bản thân, tư
liệu học tập cho học sinh hoặc tạo kho dữ liệu ảo cho phép học sinh truy cập,
khai thác và sử dụng hoặc bổ sung qua các năm.
2.4.3. Đối với bản thân tôi
Sáng kiến kinh nghiệm này giúp bản thân học hỏi được nhiều kiến thức, kĩ
năng, trau dồi vận dụng tốt hơn các phương pháp kĩ thuật dạy học mới. Bản thân
tôi cũng học tập được nhiều kiến thức công nghệ thông tin để ứng dụng vào
giảng dạy và thực tế đời sống. Nhận thức được sự quan trọng của việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào dạy học đặc biệt là ứng dụng infographic vào dạy học
Ngữ văn .
Và thực tế bản thân đã tiến hành lên kế hoạch cho việc ứng dụng
infographic trong chương trình mơn học. Đối với chương trình SGK tổng thể
mới, đây là một phương pháp dạy học tích cực nhằm tạo hứng thú cho học sinh
và nâng cao chất lượng giảng dạy đáp ứng những yêu cầu của nền giáo dục hiện
đại.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận
Công cuộc đổi mới giáo dục ở Việt Nam vẫn đang được triển khai mạnh
mẽ, đồng bộ, từ hệ thống giáo dục, nội dung và phương pháp dạy học.Vì thế vấn
đề cải tiến phương pháp giáo dục là một khâu quan trọng góp phần nâng cao
chất lượng dạy học nói chung và dạy học mơn Ngữ văn nói riêng. Nó là nền tảng
quan trọng để hình thành kĩ năng và phát triển năng lực, bồi dưỡng những phẩm
chất cần thiết cho học sinh. Dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực,
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhận thức của học
sinh là vấn đề cần thiết, phức tạp đòi hỏi phải giải quyết đồng bộ trên tất cả các
khâu, các yếu tố liên quan.Trong đó ứng dụng infographic là một hướng đi mới,
phù hợp với xu thế thời đại, mang lại hứng thú cho học sinh và hiệu quả cao
trong giảng dạy môn Ngữ văn.
3.2. Kiến nghị
* Đối với cấp quản lí
- Sở GD& ĐT Thanh Hóa cần mở nhiều hơn các chu kỳ bồi dưỡng thường
xuyên để giáo viên tiếp cận nhiều phương pháp dạy học mới và đưa vào thực tế
dạy học ở các trường THPT.
- Nhà trường tạo điều kiện về trang thiết bị dạy học để giáo có điều kiện
thực hiện các phương pháp dạy học mới như trang bị Internet hoặc Wifi hỗ trợ
học sinh trong các giờ học.

19


- Nhà trường, tổ chuyên môn cần thường xuyên phát động các phong trào
tự xây dựng chủ đề và sáng tạo các infographic theo các dự án , tổ chức các cuộc
thi thiết kế infographic.
* Đối với giáo viên
- Giáo viên cần nghiên cứu để sử dụng infographic sao cho hợp lí, linh hoạt
và phù hợp với đối tượng học sinh, với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.

- Giáo viên cần đầu tư thời gian, công sức để xây dựng hệ thống
infographic phục vụ cho quá trình dạy học của mình.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, khơng sao chép nội
dung của người khác.

Lưu Thị Kim

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD&ĐT (2006), Chương trình giáo dục phổ thơng, cấp trung học phổ
thông, NXB Giáo dục.
20


2. Bộ GD&ĐT (2017), Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể, NXB Giáo
dục Việt Nam.
3. Bộ GD&ĐT (2018), CTGDPT- Môn Ngữ văn( Ban hành kèm theo thông tư
Số 32/2018/TT/- BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ giáo
dục và đào tạo)
4. Đinh Văn Tiến, Nguyễn Thị Minh Phượng, Phạm Thị Thúy, Lê Viết Chung,
Cẩm nang phương pháp sư phạm, Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí
Minh (2018)
5. SGK Ngữ văn lớp 10, tập 2,Nhà xuất bản Giáo Dục(2018)
6. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 10.Nhà xuất
bản Giáo Dục Việt Nam(2006)
7. Willemien Brand(2019), Tư duy hình ảnh, Nhà xuất bản Hồng Đức

8.Nguồn từ internet.
- , 8 bước để thiết kế một infographic hồn hảo
, Infographic Thơng tin nhà văn,
nhà thơ hiện đại (Ngữ văn ...
, Dự án ngữ văn khối 7-8: “INFOGRAPHICS
NOW!”

21


DANH MỤC CÁC SKKN ĐÃ ĐƯỢC SỞ GD& ĐT THANH HÓA
CHỨNG NHẬN

TT

Tên SKKN

1

Xây dựng hệ thống bài tập viết đoạn văn mở bài trong
bài làm văn thuyết minh cho học sinh trường THPT
Quan Sơn 2
Một số biện pháp quản lí, tổ chức hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp theo định hướng xây dựng trường học
thân thiện ở trường THPT Quan Sơn 2

2

Loại, năm
học

C
2009-2010
C
2010-2011

PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐÁNH GIÁ VÀ BÀI KIỂM TRA
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
A. Khảo sát tâm lí học sinh trước và sau khi kết thúc bài học
1. Em cảm thấy như thế nào khi học môn Ngữ văn?
A. Hứng thú
B. Bình thường
C. Khơng hứng thú
B. Kiểm tra.
I. Phần trắc nghiệm(5,0 điểm)
1. Dòng nào sau đây ghi chép đúng thời gian và các sự kiện chính trong
phần cuối cuộc đời Nguyễn Trãi kể từ khi khởi nghĩa Lam Sơn Thắng lợi
a.1427-1428: Viết Đại cáo bình Ngơ; 1439: về ở ẩn ở Côn Sơn; 1440 lại ra
giúp nước;1442 : án lệ Chi viên
b.1427: Viết Đại cáo bình Ngơ; 1439: về ở ẩn ở Côn Sơn; 1440 lại ra giúp
nước;1442 : án lệ Chi viên
c.1428: Viết Đại cáo bình Ngô; 1439: về ở ẩn ở Côn Sơn; 1440 lại ra giúp
nước;1442 : án lệ Chi viên
d.1427-1428: Viết Đại cáo bình Ngơ; 1438: về ở ẩn ở Cơn Sơn; 1440 lại ra
giúp nước;1442 : án lệ Chi viên
2.Dòng nào nêu đúng thứ tự các phương thức biểu đạt mà Nguyễn Trãi đã
dùng trong Đại cáo bình Ngơ


a. Miêu tả+ Nghị luận+ Biểu cảm...

b. Tự sự+ Thuyết minh + Nghị luận...
c. Nghị luận+ Biểu cảm +Miêu tả...
d. Biểu cảm +Miêu tả + Nghị luận...
3. Mục đích sáng tác của Đại cáo bình Ngơ là :
a. Ca ngợi Lê Lợi, chủ soái của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
b. Tổng kết toàn diện cuộc kháng chiến chống quân Minh
c. Tố cáo tội ác của quân xâm lược
d. Biểu dương sức mạnh, công trạng của nghĩa Quân Lam Sơn
3. Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế
Ngày hai mươi , trận Mã Yên Liễu Thăng cụt đầu
Ngày hăm lăm , bá tước Lương Minh đại bại tử vong
Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn.
Đoạn văn với nhiều cụm từ chỉ ngày tháng lịch sử (Ngày hai mươi... Ngày
hai mươi Ngày hăm lăm, Ngày hăm tám) nhiều địa danh lịch sử ( Chi Lăng, Mã
Yên), nhiều tướng lĩnh quân Minh bại trận, phải đền mạng trên đất Việt(Liễu
Thăng, Lương Minh Lí Khánh)... đã làm sống dậy trong lịng người đọc:
a. Những ngày tháng khơng thể nào quên của một thời oanh liệt
b. Những chiến công dồn dập, vang dội của nghĩa quân Lam Sơn
c. Một khơng khí lịch sử thiêng liêng , sơi động
d.Một thế trận bách chiến bách thắng
4. Trong các âm mưu, tội ác của quân Minh tác giả đã tố cáo âm mưu tội ác
nào là thâm độc nhất:
a. Đày đọa, tàn sát mọi tầng lớp nhân dân ta
b. Vơ vét tài nguyên của đất nước ta
c. Tiêu diệt sự sống, môi trường thiên nhiên, văn hóa
d. Thuế khóa, phu phen nặng nề
5. Biểu hiện nào sau đây thể hiện đầy đủ , tập trung nhất cách lập luận chặt
chẽ của bài đại cáo
a. Bố cục rõ ràng, quan hệ và sự liên kết giữa các đoạn chặt chẽ.
b. Tất cả các phần, các đoạn đều tập trung thể hiện tư tưởng nhân nghĩa

c. Tạo được cả liên kết hình thức và liên kết nội dung (nhan nghĩa)
d. Tạo được cả liên kết ngang và liên kết dọc
II. Tự Luận(5,0điểm)
Câu 1: Hãy chỉ ra điểm nổi bật trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn
Trãi được thể hiện trong hai câu sau? “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Đáp án
-Điểm nổi bật trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi: nhân nghĩa là
yên dân trừ bạo
Câu 2: Nhận xét về hai câu sau :
Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội


-

-

Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch mùi
Đáp án:
Về nghệ thuật: Tác giả lấy cái vô hạn( trúc Nam Sơn) để nói cái vơ hạn (tội ác
của giặc), dùng cái vơ cùng (nước Đơng Hải) để nói cái vô cùng (sự nhơ bẩn của
kẻ thù). Câu văn giàu tính hình tượng với giọng điệu đanh thép
Về nội dung: Diễn tả tội ác khủng khiếp (nhiều như trúc Nam Sơn, nước Đông
Hải) của giặc Minh. Thể hiện sự căm hờn chất chứa của nhân dân ta.


PHỤ LỤC 2
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM INFOGRAPHIC
I. THÔNG TIN NHĨM
Nhóm thực hiện

Thành viên gồm
II. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
STT

1

2

3

Tiêu chí
Nội
dung

Bố cục

Hình
thức

Đầy đủ kiến thức cơ bản.
Thơng tin tồn diện chính xác.
Từ ngữ cơ đọng, có tính khái
qt cao.
Có liên hệ mở rộng kiến thức.
Các nội dung sắp xếp hợp lí rõ
ràng, nổi bật thông tin quan
trọng.
Kiểu chữ, cỡ chư hợp lí.
Sắp xếp hình ảnh, nội dung ấn
tượng sáng tạo, thể hiên tư duy

độc đáo và logic cao.
Tất cả hìnhh ảnh rõ ràng và liên
quan chặt chẽ đến nội dung
Màu sắc, chất lượng hình ảnh
tốt, phối màu bắt mắt, thu hút

Điểm
tối đa
2
1

Điểm
đánh giá

1
1
1
1
1
1
1

Tổng điểm
10
Nhận xét của giáo viên:..........................................................................................
.................................................................................................................................
.............................................................................................................................
PHỤ LỤC 3
MỘT SỐ INFOGRAPHIC DO HỌC SINH THIẾT KẾ



×