Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

PHƯƠNG ÁN HỖ TRỢ TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT TRÊN ĐẤT TRỐNG, ĐỒI NÚI TRỌC, ĐẤT BẠC MÀU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN S

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.77 KB, 19 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

DỰ THẢO

PHƯƠNG ÁN
HỖ TRỢ TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT TRÊN
ĐẤT TRỐNG, ĐỒI NÚI TRỌC, ĐẤT BẠC MÀU
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN S NĂM 2021

S, tháng 03 năm 2021


THÔNG TIN CHUNG CỦA PHƯƠNG ÁN
1. Tên Phương án: Hỗ trợ trồng rừng sản xuất trên đất trống, đồi núi trọc,
đất bạc màu trên địa bàn HUYỆN S năm 2021.
2. Cấp quản lý: Ủy ban nhân dân tỉnh T, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh T.
3. Cơ quan thực hiện: : Ủy ban nhân dân HUYỆN S.
4. Thời gian thực hiện: Từ tháng 3/2021 đến tháng 12/2021.


PHẦN I
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
1. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
HUYỆN S nằm ở phía Tây nam tỉnh T có diện tích tự nhiên 143.172,86 ha, trong
đó đất lâm nghiệp khoảng 113.000 ha, đất nơng nghiệp khoảng 27.000 ha, cịn lại là
đất khác. Là huyện có tiềm năng, lợi thế về phát triển nơng nghiệp, đây là thế mạnh để
xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phịng, an ninh,
giữ vững ổn định chính trị, xã hội và là động lực để thúc đẩy các ngành kinh tế khác
cùng phát triển, nâng cao đời sống nhân dân.


Xác định vai trị quan trọng của ngành nơng nghiệp, trong những năm qua
Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành và lãnh đạo, chỉ
đạo thực hiện nhiều nghị quyết, đề án phát triển nông nghiệp để tập trung chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất để tăng năng suất, sản lượng và giá trị trên một đơn vị diện tích . Do vậy,
ngành nông nghiệp đã đạt được những thành tựu nhất định, đến cuối năm 2020 tổng
thu nhập ngành nông nghiệp của huyện là 1.001.898 triệu đồng, tăng 59,15% so với
năm 2016 (năm 2016 là 629.523 triệu đồng) và chiếm 29,52% trong cơ cấu các
ngành kinh tế; đặc biệt các diện tích cây cơng nghiệp (cao su, cà phê..) trên địa bàn
tăng nhanh, chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập ngành nơng nghiệp, góp phần tạo thu
nhập ổn định, cải thiện đời sống cho nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, ngành nơng nghiệp của
huyện vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế, chưa chú trọng đến phát
triển cây lâm nghiệp, phát triển kinh tế rừng. Trong khi diện tích rừng, đất lâm
nghiệp lớn, chiếm 78,9% diện tích tự nhiên và diện tích đất trống, đồi núi trọc
còn nhiều, người dân chỉ dùng để trồng sắn, lúa rẫy, gây hủy hoại đất, ảnh hưởng
đến môi trường, cho thu nhập thấp và không bền vững.
Từ thực trạng nêu trên, để triển khai đồng bộ, toàn diện và khai thác hiệu
quả tiềm năng đất đai, lao động nhằm nâng cao đời sống, tạo thu nhập ổn định, bề
vững cho người dân, gắn với công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường
sống và nâng cao độ che phủ rừng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ HUYỆN S
khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đề ra thì việc xây dựng Phương án “Hỗ trợ
trồng rừng sản xuất trên đất trống, đồi núi trọc, đất bạc màu trên địa bàn HUYỆN
S năm 2021” là hết sức cần thiết.
2. CĂN CỨ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Luật Lâm nghiệp năm 2017;
Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, ngày 16/11/2018 của Chính Phủ về việc quy
định chi tiết thi hành một số điều của luật lâm nghiệp;



DỰ THẢO 2

Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính
sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững
và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020;
Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn về ban hành định mức trồng rừng, khốn bảo vệ rừng, chăm
sóc rừng trồng và khoanh ni xúc tiến tái sinh rừng;
Thông tư số 29/TT-BNNPTNT, ngày 16/11/2018 của Bộ Nông ngiệp và Phát
triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh;
Quyết định 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu
hạ tầng, giao nhiệm vụ cơng ích đối với các Công ty nông, lâm nghiệp;
Thông tư 02/2018/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng
dẫn thực hiện một số nội dung của Quyết định 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/09/2016
của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển
rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ cơng ích đối với các cơng ty
nơng, lâm nghiệp;
Thơng tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư cơng trình lâm sinh;
Quyết định số 4227/QĐ-BNN-KHCN ngày 31/12/2007 của Bộ Nông nghiệp
& PTNT về việc ban hành các định mức tạm thời áp dụng cho các chương trình
khuyến lâm;
Nghị quyết số 06-NQ/ĐH ngày 30 tháng 9 năm 2020 Đại hội Đại biểu Đảng
bộ tỉnh lần thứ XVI;
Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 30/7/2020 Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ
XVII nhiệm kỳ 2020- 2025.
Quyết định số 01/2008/QĐ-UBND ngày 09/01/2008 của UBND tỉnh T về
việc phê duyệt điều chỉnh kết quả rà soát, quy hoạch 03 loại rừng và chi tiết địa

danh, diện tích quy hoạch đất lâm nghiệp theo chức năng 03 loại rừng trên địa
bàn tỉnh T;
Quyết định số 891/QĐ-UBND ngày 31/10/2013 của UBND tỉnh T về phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội HUYỆN S đến năm 2020,
định hướng đến năm 2025;
Quyết định số 1237/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban
nhân dân tỉnh T về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự tốn
ngân sách nhà nước năm 2021;
Cơng văn số 101/UBND-NNTN ngày 12/01/2021 của UBND tỉnh về việc
chỉ tiêu trồng rừng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh T;
Thông báo số 186/TB-VPUB ngày 19/01/2021 của Văn phòng UBND tỉnh
về kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại Hội nghị giải quyết các khó


DỰ THẢO 3

khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và triển khai chỉ tiêu trồng
rừng giai đoạn 2021-2025;
Quyết định số 192/QĐ-UBND ngày 01/02/2021 của UBND HUYỆN S về
phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến rừng HUYỆN S năm 2020.


DỰ THẢO 4

PHẦN II
THỰC TRẠNG ĐẤT TRỐNG, ĐỒI NÚI TRỌC VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ
NHIÊN - KINH TẾ, XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN
PHƯƠNG ÁN
I. THỰC TRẠNG ĐẤT TRỐNG, ĐỒI NÚI TRỌC
Theo kết quả công bố theo dõi diễn biến rừng năm 2020 thì HUYỆN S có

diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 113.733,07 ha, trong đó diện tích đất có
rừng là 89.941,75 ha; diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp là
23.791,32 ha.Trong tổng số diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm
nghiệp có 14.503,24 ha người dân đang canh tác các loại cây nơng nghiệp,
trong đó có khoảng 60% diện tích là đất dốc, đồi núi cao, xói mịn lớn, gây phá
hủy môi trường, tập trung tại các xã Ya Xiêr, Ya Tăng, Rờ Kơi, Mô Rai. Thời
gian qua, người dân sử dụng các diện tích này để trồng cây sắn và lúa rẫy cho
hiệu quả kinh tế rất thấp, thường 2 năm mới cho thu hoạch.
Theo kết quả tính tốn hiệu quả đầu tư 01 ha sắn và 01 ha lúa rẫy đối với
vùng này rất thấp, người dân không có lãi, do đất đã bạc màu, chi phí đầu tư cao.
Thực tế sản xuất người dân chăm sóc khơng đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật nên
hiệu quả kinh tế rất thấp, khả năng hủy hoại đất ngày một nghiêm trọng.
Từ thực trạng về sử dụng đất kém hiệu quả, thiếu bền vững, hủy hoại
môi trường đất lớn, nếu khơng giải quyết kịp thời thì sẽ hủy hoại đến tài
nguyên rừng, ảnh hưởng đến môi trường sống và hoạt động của các nhà máy
thủy điện trên địa bàn. Do vậy, vấn đề đặt ra ở đây là cần có sự chỉ đạo tồn
diện của cả hệ thống chính trị và tổ chức thực hiện tốt để phủ xanh diện tích
trên, tiến tới tạo điều kiện cho người dân của huyện sống và làm giàu bền vững
trên diện tích này.
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- KINH TẾ, XÃ HỘI
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Địa hình
HUYỆN S nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, địa hình có hướng thấp dần từ
Bắc xuống Nam. Được chia làm các dạng chính:
+ Địa hình núi cao, độ dốc trung bình từ 600-1777m, độ dốc từ 25% trở lên,
diện tích này rất lớn chiếm >70% diện tích tự nhiên của huyện. Đây là phần đất
quy hoạch lâm nghiệp, đất này cần được bảo vệ, trồng và khai thác hợp lý nhằm
bảo vệ khu vực đầu nguồn các cơng trình thủy điện Quốc gia.
+ Địa hình cịn lại đồi lượn sóng, bát úp và các thung lũng hẹp đất bồi tụ,
thích hợp cho phát triển cây cơng nghiệp, cây lương thực thực phẩm và chăn nuôi

đại gia súc.
Như vậy, địa hình huyện phong phú, đa dạng, mang tính chất đặc thù của
tiểu vùng, những đặc điểm đó ảnh hưởng đến sự hình thành tiểu vùng khí hậu và


DỰ THẢO 5

nó cũng thuận lợi làm các cơng trình thủy điện, tạo nên những hồ lớn, tạo cảnh
quan đẹp vùng Tây Nguyên. Diện tích đất lâm nghiệp lớn thuận lợi cho phát triển
rừng.
1.2. Đất đai, thổ nhưỡng
Kết quả phân tích loại đất theo lài liệu nghiên cứu của Viện phát triển bền
vững thì huyện có 5 nhóm đất chính, đó là:
* Nhóm đất phù sa: Loại đất này thích hợp với cây lương thực (lúa, đậu,
…), rau, cây ăn quả.
* Nhóm đất mới biến đổi: Thuận lợi cho sản xuất lúa, hoa màu.
* Nhóm đất xám: Chiếm 90% diện tích tồn huyện: loại đất này nên sử dụng
cho mục đích lâm nghiệp.
* Nhóm đất đỏ:Thích hợp trồng các loại cây hoa màu, cây ăn quả, cây công
nghiệp lâu năm.
* Nhóm đất bị xói mịn, trơ sỏi đá: Loại đất này nên sử dụng cho mục đích
lâm nghiệp hoặc khai thác vật liệu xây dựng.
Như vậy, theo tài liệu nghiên cứu trên, đất phù hợp phát triển lâm nghiệp
của huyện có tiềm năng rất lớn, phong phú. Nhưng chúng ta chưa có giải pháp
quyết liệt, phù hợp mà cứ theo kiểu canh tác như hiện nay, như việc phá rừng, đốt
rừng, đốt rừng, canh tác trên sườn dốc (trồng sắn, lúa rẫy,…), khơng có biện pháp
bảo vệ đất, làm cho đất xói mịn cả về quy mơ diện tích và mức độ hủy hoại thì
mức độ nghiêm trọng về mơi trường ngày một lớn, không thể khôi phục nhanh
được, sẽ ảnh hưởng đến mơi trường sống của con người.
1.3. Khí hậu

HUYỆN S nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, vĩ độ
tương đối thấp (140N), phổ biến 8.000-8.5000C. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh
nhất 170C, tháng nóng nhất 240C, mùa lạnh từ các tháng 12 đến tháng 3, thời gian
cịn lại là mùa mát, khơng có mùa nóng. Trong mùa mưa, lượng mưa chiếm hơn
90,9% so với lượng mưa cả năm, tập trung vào tháng 4-10 hằng năm, lượng mưa
trung bình 1.800-1.900mm (<2.000); số giờ nắng trong tháng trung bình thấp đạt
4,5-5,5 giờ nắng/ngày, nhiệt độ trung bình 22-23 0C, độ ẩm 84%. Vào mùa khơ
lượng mưa chiếm 9,1% lượng mưa cả năm, từ tháng 12-2 năm sau, hầu như
khơng có mưa, nhiệt độ trung bình 19-200C, số giờ nắng trên 230 giờ/tháng, trùng
bình 8-9 giờ/ngày;lượng bốc hơi tăng (gấp 5 lần lượng mưa) gây nên tình trạng
khô hạn nghiêm trọng, biên độ nhiệt ngày đêm lớn, chủ yếu là tháng 1- tháng 3.
Với kết quả nghiên cứu về điều kiện khí hậu của huyện phù hợp với các
cây trồng nhiệt đới, gồm cây công nghiệp cao su, cà phê…, cây lương thực nhiệt
đới như lúa, đậu đỗ và cây lâm nghiệp vùng nhiệt đới.
2. Kinh tế - xã hội
1. Tổ chức hành chính


DỰ THẢO 6

Tồn huyện có 11 đơn vị hành chính, bao gồm 10 xã Huyện có 03 xã khu
vực II và 07 xã khu vực III (xã đặc biệt khó khăn), trong đó có 2 xã biên giới.
2.Cơ sở hạ tầng
- Các tuyến giao thông huyết mạch như: Đường từ huyện đi Sê San 3, từ Sê
San 3 đi Quốc lộ 14c, đường 675 đi Quốc lộ 14c, đường Tỉnh lộ 674 và các
đường liên thôn, liên xã đã được đầu tư cơ bản, thông suốt 2 mùa. Các tuyến này
đã tạo hệ thống giao thơng khép kín kết nối với tuyến Quốc lộ của tỉnh đến các
Cảng biển lớn Quy Nhơn, Đà Nẵng thuận lợi cho xuất khẩu và các khu cơng
nghiệp lớn trong và ngồi tỉnh.
- Khu cơng nghiệp của tỉnh đang được đầu tư mở rộng, chính sách tạo điều

kiện phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư phát huy hiệu quả. Các nhà máy chế
biến lâm sản, các sản phẩm từ lâm nghiệp đang được đầu tư và phát triển.
- Khu công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp của huyện đã được quy hoạch và
đang trong lộ trình đầu tư, sẽ góp phần kêu gọi, thu hút các nhà máy chế biến lâm
sản khi có nguyên liệu.
Đây là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển ngành lâm nghiệp của huyện.
3.Tình hình lao động, dân cư
- Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2019, nguồn lao động trong độ
tuổi lao động của huyện là 28.367 người, chiếm 56,8%. Cơ cấu lao động của huyện
có đặc trưng của nền kinh tế nơng nghiệp với 21.815 người hoạt động trong lĩnh
vực nông nghiệp, chiếm 76,9 %. Nhìn chung tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động
sang ngành công nghiệp, dịch vụ rất chậm, năng suất lao động cịn thấp, đời sống
cịn nhiều khó khăn, thu hút chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, chưa
qua tác phong cơng nghiệp.
- Tồn huyện có trên 57% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số và 9,97%
thuộc diện hộ nghèo đói, đa số chưa có việc làm thường xun, đời sống cịn gặp
nhiều khó khăn, nhất là các hộ dân được giao đất, giao rừng để quản lý bảo vệ
rừng và phát triển rừng, chưa thể sống dựa vào rừng.
- Tồn huyện có 1.279 hộ dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
lâm nghiệp với diện tích 11.637,1 ha.
Như vậy, nguồn nhân lực của huyện tương đối dồi dào về số lượng, đa số
cần cù, chịu khó, thích nghi với thị trường để khai thác tiềm năng của huyện,
trong đó có tiềm năng về phát triển lâm nghiệp. Nhưng cũng còn hạn chế nhất
định về năng suất lao động, khơng có vốn và thiếu kinh nghiệm trong sản xuất.


DỰ THẢO 7

PHẦN III
NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN

I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Tăng tỷ lệ độ che phủ rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, nâng cao
hiệu quả sử dụng đất, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho
người dân và thu hút đầu tư trồng rừng, tái tạo rừng để phát triển kinh tế - xã hội
của huyện; đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống lũ bão, giảm nhẹ thiên tai, bảo
vệ mơi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, điều hòa nguồn nước.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu trong năm 2021 trồng mới 500 ha rừng nhằm góp phần hồn
thành chỉ tiêu về trồng rừng, tỷ lệ độ che phủ rừng đến năm 2025 theo Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra là trồng mới 3.000 ha rừng, nâng tỷ lệ độ che phủ
rừng lên 63,33%.
- Tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người dân, đến năm
2025 thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt 60 triệu
đồng/người/năm.
II. NỘI DUNG HỖ TRỢ
1. Hỗ trợ trồng rừng sản xuất
1.1. Phạm vi triển khai: Các xã thuộc khu vực II và khu vực III trên địa bàn
HUYỆN S.
1.2. Đối tượng hỗ trợ: Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình
người kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện kinh tế – xã hội
khó khăn (khu vực II và III).
1.3. Quy mơ hỗ trợ: 400 ha
TT

Năm 2021 (ha)
Ghi chú
1
S
80

2
H
170
3
Y
50
4
Y
100
Tổng
400
1.4. Giống Cây trồng hỗ trợ: Cây Bạch đàn(Urơ, Cự Vỹ), Gáo vàng.
1.5. Hình thức hỗ trợ: Hỗ trợ trực tiếp bằng hiện vật (giống + phân bón,
thuốc BVTV)
1.6 Thời gian thực hiện: 10 năm.
III. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN
1. Nguồn vốn thực hiện: Từ nguồn vốn Trung ương, ngân sách tỉnh, ngân
sách huyện, nguồn vốn hộ các gia đình, cá nhân đóng góp và lồng ghép các
nguồn kinh phí khác để thực hiện. Tổng kinh phí thực hiện Phương án là:
8.461.984.800 đồng, trong đó:


DỰ THẢO 8

- Ngân sách tỉnh (200 ha): 2.190.000.000 đồng (bao gồm: Chi phí trồng
rừng; chi phí khảo sát thiết kế, ký kết hợp đồng; chi phí hỗ trợ cơng tác khuyến
lâm và chi phí số hóa bản đồ và lập Phương án rừng sản xuất: 10,95 triệu
đồng/ha).
- Ngân sách huyện (200 ha): 2.190.000.000 đồng (bao gồm: Chi phí
trồng rừng; chi phí khảo sát thiết kế, ký kết hợp đồng; chi phí hỗ trợ cơng tác

khuyến lâm và chi phí số hóa bản đồ và lập Phương án rừng sản xuất: 10,95
triệu đồng/ha).
- Vốn các hộ gia đình, cá nhân: 4.081.948.800 đồng.
(Có Biểu kèm theo)
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Về kỹ thuật
1.1. Về giống
Quản lý, giám sát chặt chẽ chất lượng giống cây trồng, đưa tỷ lệ giống
cây trồng lâm nghiệp được kiểm soát về chất lượng vào trồng rừng đạt 100%.
Đảm bảo cung cấp đủ giống có chất lượng, góp phần nâng cao năng suất, chất
lượng rừng trồng.
Rà sốt, bổ sung hướng dẫn kỹ thuật thâm canh rừng trồng gỗ lớn cho từng
đối tượng: trồng mới trên đất trống; trồng lại rừng sau khai thác; chuyển hóa rừng
trồng kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng trồng kinh doanh gỗ lớn.
1.2. Về kỹ thuật lâm sinh - trồng - chăm sóc rừng (có hướng dẫn kỹ huật
lâm sinh - trồng - chăm sóc rừng kinh doanh gỗ lớn kèm theo ở phần phụ lục)
2. Công tác tuyên truyền, vận động
- Đẩy mạnh cơng tác tun truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước liên quan đến việc hỗ trợ trồng rừng, phát triển rừng; vận động nhân dân tích
cực tham gia trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung của Phương án và thường
xuyên đăng tin, bài, các chun mục về các mơ hình sản xuất lâm nghiệp hiệu quả trên
các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và áp dụng trong sản xuất.
3. Quản lý quy hoạch và đất lâm nghiệp
- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy
hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2021 -2025, tầm nhìn đến năm 2030 gắn
với quy hoạch phát triển lâm nghiệp của tỉnh T.
- Tăng cường công tác quản lý đất đai và rà soát lại quỹ đất hiện có, nhất là
diện tích trồng sắn ở vùng đất dốc, xói mịn, khó thâm canh để xây dựng kế hoạch
sử dụng đất hiệu quả. Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

cho nhân dân.
- Khuyến kích dồn đổi, tích tụ đất lâm nghiệp thơng qua hình thức góp vốn,
góp quyền sử dụng đất nhằm từng bước hình thành vùng sản xuất gỗ nguyên liệu
tập trung lớn để áp dụng khoa học công nghệ, giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu


DỰ THẢO 9

quả trong sản xuất.
4. Khoa học công nghệ và khuyến lâm
- Ứng dụng các đề tài khoa học công nghệ, chú trọng áp dụng tiến bộ kỹ
thuật về các loại giống cây lâm nghiệp mới, cây bản địa có giá trị kinh tế cao, phù
hợp với điều kiện của huyện và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Đẩy mạnh hoạt động khuyến lâm, tổ chức chuyển giao kỹ thuật về trồng
rừng thâm canh; hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phịng trừ sâu bệnh trên cây
lâm nghiệp cho nhân dân.
5. Về cơ chế, chính sách
- Vận dụng, tổ chức thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển
kinh tế lâm nghiệp của Trung ương, của tỉnh; đồng thời xây dựng cơ chế, chính sách
khuyến khích của huyện, tạo mơi trường, hành lang pháp lý thuận lợi, thơng thống để
kêu gọi, thu hút đầu tư trồng rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn.
- Triển khai kịp thời các chính sách của Nhà nước về hỗ trợ đầu tư và tín
dụng, như: Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ, Quyết
định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Chương
các chương trình, Phương án, chính sách của Trung ương, của tỉnh ban hành trong
giai đoạn 2021-2025.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tham gia trồng rừng.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
6. Về vốn đầu tư
- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình, Phương án của Trung ương,

tỉnh để hỗ trợ cho phát triển lâm nghiệp.
- Tạo điều kiện thuận lợi để các hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp tiếp cận
được với các nguồn vốn vay ưu đãi từ các Tổ chức tín dụng, đặc biệt là vốn vay
trung hạn để đầu tư trồng rừng.
- Huy động, kêu gọi nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và
các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trồng rừng.
7. Giải pháp về thị trường
- Tạo điều kiện kết nối thị trường, thông tin thị trường về giống, giá cả, thị
trường tiêu thụ gỗ rừng trồng,…để tránh rủi ro cho người sản xuất.
- Kêu gọi, thu hút các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất lâm nghiệp,
chế biến các sản phẩm từ gỗ rừng trồng trên địa bàn huyện để tạo đầu ra ổn định
cho sản phẩm của nhân dân.
V. HIỆU QUẢ PHƯƠNG ÁN
1. Về kinh tế
- Khai thác, sử dụng hiệu quả tiềm năng đất đai để phát triển kinh tế của
địa phương.
- Sau chu kỳ từ 10-12 năm, 01 ha cây Bạch đàn lai cho khối lượng sản
phẩm trữ lượng gỗ đạt 200-230 m3/ha, sau khi trừ chi phí cho thu nhập thuần từ
13-14 triệu đồng/ha/năm. Sau khi thu hoạch cây Bạch đàn lai tiếp tục tái sinh
chồi và cho thu hoạch thêm 02 lần, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.


DỰ THẢO 10

2. Hiệu quả về xã hội
- Phương án trồng rừng góp phần tạo thu nhập, giải quyết được công ăn,
việc làm cho lực lượng lao động ở nông thôn, nhất là lao động nghèo. Đây là điều
kiện để thực hiện kế hoạch hành động về “nông nghiệp, nông dân, nơng thơn”
góp phần tăng giá trị sản xuất nơng - lâm nghiệp trên địa bàn;
- Đối với vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, việc trồng cây lâm

nghiệp sẽ góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo làm
giảm đi các tệ nạn xã hội ở nông thôn. Nâng cao nhận thức cho người dân trong
công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng; bảo vệ môi trường sinh thái.
3. Hiệu quả về môi trường
Phương án hỗ trợ trồng rừng sản xuất trên đất trống, đồi núi trọc, đất bạc
màu HUYỆN S không những đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ gia đình
trồng rừng mà cịn đóng góp rất lớn về hiệu quả môi trường. Trồng với mật độ
hợp lý, chăm sóc đúng kỹ thuật sẽ hạn chế xói mịn và bảo vệ nguồn nước. Thơng
qua việc trồng rừng, đất đai, tiểu khí hậu và cảnh quan được cải thiện. Hiện nay
việc trồng rừng để giảm thiểu tác động thay đổi khí hậu được xem là một trong
những ưu tiên hàng đầu.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phịng Nơng nghiệp & Phát triển nơng thơn
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND các xã,
thị trấn tham mưu tổ chức triển khai thực hiện Phương án.
- Chủ trì, phối hợp với UBND các xã, thị trấn triển khai kịp thời các chính
sách và tham mưu lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, Phương án để hỗ trợ
đầu tư trồng rừng, phát triển rừng trên địa bàn huyện.
- Tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ và hướng dẫn kỹ
thuật trồng, chăm sóc rừng trồng cho nhân dân.
- Theo dõi, tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện. Định kỳ báo cáo UBND
huyện biết, theo dõi, chỉ đạo.
2. Phòng Tài chính-Kế hoạch
- Tham mưu cân đối, bố trí nguồn kinh phí để thực hiện Phương án.
- Phối hợp với Phịng NN & PTNT tham mưu kêu gọi, thu hút các tổ chức, cá
nhân, doanh nghiệp đến đầu tư trồng rừng, xây dựng các cơ sở chế biến gỗ rừng
trồng trên địa bàn huyện hoặc liên kết doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm.
3. Phịng Tài ngun & Mơi trường:
- Tăng cường quản lý đất đai; tham mưu rà soát, bổ sung quy hoạch đất đai
trên địa bàn cho phù hợp; đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất cho nhân dân.
- Phối hợp với Phòng NN & PTNT và UBND các xã, thị trấn trong công
tác kiểm tra, rà sốt các diện tích đất đảm bảo các điều kiện tham gia Phương án.
- Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách liên quan về dồn đổi, tích tụ
đất lâm nghiệp để khuyến khích nơng dân góp đất cùng doanh nghiệp, liên kết
trồng rừng.


DỰ THẢO 11

4. Hạt Kiểm lâm huyện
- Phối hợp với Phịng Nơng nghiệp & Phát triển nơng thơn, UBND các xã,
thị trấn kiểm tra diện tích đất người dân, doanh nghiệp đăng ký tham gia trồng
rừng để làm cơ sở trình cấp thẩm quyền phê duyệt, thực hiện.
- Phối hợp hướng dẫn về kỹ thuật lâm sinh, trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng
trồng cho nhân dân.
5. Các Tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện
Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vay vốn, sớm
tiếp cận được với các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư, trồng rừng.
6. Trung tâm Văn hóa – Thể thao – Du lịch và Truyền thông
Đẩy mạnh công táctuyên truyền, phổ biến nội dung Phương án và các
chính sách hỗ trợ trồng rừng, các mơ hình trồng rừng hiệu quả trên các phương
tiện thông tin đại chúng để người dân biết, thực hiện.
7. UBND các xã, thị trấn
- Tuyên truyền, phổ biến nội dung Phương án và các chính sách hỗ trợ đầu
tư trồng rừng đến thơn, làng để người dân nắm bắt, chủ động đăng ký tham gia.
- Hàng năm, tổ chức họp thơn, làng rà sốt, đăng ký nhu cầu của người dân,
trên tinh thần tự nguyên, có đơn đăng ký tham gia trồng rừng. Tiến hành kiểm tra
cụ thể diện tích đất đảm bảo các điều kiện tham gia Phương án, xây dựng kế hoạch
trồng rừng trên địa bàn gửi về UBND huyện (qua Nông nghiệp & Phát triển nông

thôn) để tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện.
- Phối hợp chặt chẽ với Phòng Nơng nghiệp & PTNT và các đơn vị có liên
quan trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung của Phương án trên địa bàn.
- Định kỳ tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện gửi về UBND
huyện (qua Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) để biết, theo dõi, chỉ đạo.


DỰ THẢO 12

PHẦN 4
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Phương án hỗ trợ trồng rừng sản xuất trên đất trống, đồi núi trọc, đất bạc
màutrên địa bàn HUYỆN S năm 2021 được xây dựng trên cơ sở các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển lâm nghiệp bền vững. Đây là
Phương án có ý nghĩa hết sức thiết thực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của huyện. Ngoài khai thác, sử dụng hiệu quả tiềm năng về đất đai để phát triển
kinh tế, còn góp phần phần bảo vệ rừng, nâng độ che phủ của rừng, điều hịa khí
hậu, bảo vệ mơi trường sinh thái trên địa bàn huyện.
Thực hiện Phương án sẽ hình thành vùng phát triển rừng trồng tập trung,
ổn định về quy mơ diện tích, nâng cao năng xuất, sản lượng và chất lượng các sản
phẩm, từng bước khẳng định thế mạnh, giá trị kinh tế từ rừng trồng, nâng cao giá
trị ngành lâm nghiệp, góp phần làm giàu cho người dân vùng cao, miền núi, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số, ổn định dân cư, trật tự an ninh trong khu vực.
2. Kiến nghị
Để Phương án hỗ trợ trồng rừng sản xuất trên đất trống, đồi núi trọc, đất
bạc màu trên địa bàn HUYỆN S được triển khai, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế – xã hội của địa phương, Ủy ban nhân dân huyện kính đề nghị Sở Nơng nghiệp
&PTNT sớm xem xét thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Phương
án để địa phương triển khai thực hiện, đảm bảo lịch thời vụ và tiến độ trồng rừng

năm 2021./.


DỰ THẢO 13


DỰ THẢO 14

PHỤ LỤC
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG BẠCH ĐÀN
THÂM CANH CUNG CẤP GỖ LỚN
1. MỤC ĐÍCH
Hướng dẫn kỹ thuật này được áp dụng cho mơ hình trồng rừng Bạch đàn
cung cấp gỗ lớn chu kỳ cung cấp 10-12 năm.
2. ĐIỀU KIỆN NƠI TRỒNG
- Nhiệt độ bình quân hàng năm 18 – 24 0/c.
- Lượng mưa bình quân từ 1400 – 3000 mm.
3. GIỐNG VÀ TẠO CÂY CON
3.1. Nguồn giống
- Phải lấy vật liệu để nhân giống từ những dịng đã được Bộ Nơng nghiệp và
PTNT câu nhận và cho phép gây trồng.
- Không được nhân giống từ những dòng chưa được câu nhận để đưa vào
sản xuất.
- Giống phải được quản lý theo chuỗi hành trình, có đủ hồ sơ quản lý giống
theo đúng quy định.
3.2. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn
- Cây có bầu, tuổi cây từ 2-2,5 tháng tuổi; đường kính gốc 0,3 cm; chiều
cao vút ngọn: 0,2- 0,35 m.
- Cây tốt, thân thẳng đã hoá gỗ, cứng cây, không sâu bệnh, không cụt
ngọn, không nhiều thân, bộ rễ phát triển tốt, nhiều rễ phụ. Cây đã được đảo bầu

trước khi trồng.
4. TRỒNG RỪNG
4.1. Phương thức, mật độ và thời vụ trồng rừng
- Phương thức trồng: Trồng thuần loài
- Mật độ trồng: 2.000 cây / ha (cự ly hàng cách hàng 2,5 x 2,0 m).
- Thời vụ trồng: Vào mùa mưa (Từ tháng 6 đến tháng 8), tuy nhiên khơng
trồng vào những ngày mưa to, gió lớn.
4.2. Xử lý thực bì
Phát dọn thực bì tồn diện, theo băng hoặc theo đám phù hợp với điều kiện
lập địa và đặc tính sinh thái của lồi cây trồng. Thực bì xử lý xong được gom theo
băng, hạn chế đốt thực bì. Trường hợp đốt thực bì phải đốt theo băng, theo đám
và đốt có kiểm sốt.


DỰ THẢO 15

4.3. Làm đất và bón phân
- Làm đất: làm đất tồn diện bằng cơ giới hay thủ cơng, làm đất cục bộ
theo băng hoặc theo đám, có biện pháp hạn chế xói mịn đất đối với đốc dốc trên
25° như làm bậc thang theo đường đồng mức; có thể đào mương, lên líp, san ủi
tạo mặt bằng để trồng rừng ở những nơi có điều kiện lập địa đặc biệt.
- Hố cuốc so le theo hình nanh sấu, có kích thước 30x30x30cm. Khi cuốc,
để phần đất tốt tơi xốp trên mặt và đất phía dưới hố riêng biệt.
- Lấp hố, đưa phần đất tốt (phần đất phía trên hố) xuống đáy hố cùng với
thảm mục, có thể xới thêm phần đất mặt xung quanh hố để lấp đất gần ngang
miệng hố.
- Bón lót phân NPK/ Vi sinh (tỷ lệ 5: 10: 3)
+ Khối lượng: 0,2 kg/hố hoặc 0,2 kg phân vi sinh/hố.
+ Cách bón: kết hợp với lúc lấp hố. Phân được trộn đều với đất ở 1/3 phía
dưới hố.

+ Thời điểm bón lót và lấp hố: trước khi trồng rừng 15 - 20 ngày.
4.4. Bốc xếp vận chuyển cây đi trồng
Tưới nước đủ ẩm 1 đêm trước khi bốc xếp cây, tránh làm vỡ bầu, dập nát,
gẫy ngọn trong quá trình bốc xếp và vận chuyển. Cây chuyển tới phải kịp thời
trồng ngay, nếu chưa trồng phải xếp ở nơi râm mát và tưới nước đảm bảo độ ẩm
cho bầu.
4.5. Kỹ thuật trồng
- Trồng vào những ngày râm mát, mưa nhỏ hoặc nắng nhẹ và đất trong hố
phải đủ ẩm. Rải cây đến đến đâu, trồng ngay đến đó và trồng hết trong ngày.
- Dùng cuốc nhỏ hoặc bay đào một hố rộng và sâu hơn chiều dài của bầu 1
- 2 cm ở vị trí giữa hố đã lấp. Xé bỏ vỏ bầu và đặt cây con thẳng đứng vào giữa
hố, tránh làm vỡ bầu.
- Lấp đất tơi xốp đầy hố, lèn chặt xung quanh bầu và vun thêm đất vào gốc
cây thành hình mâm xơi, cao hơn mặt đất tự nhiên khoảng 3 - 5cm. Dùng tay nèn
chặt đất xung quanh gốc nhưng tránh không làm vỡ bầu.
5. CHĂM SĨC, NI DƯỠNG VÀ BẢO VỆ RỪNG
5.1. Trồng dặm
Sau khi trồng ít nhất 1 tháng phải kiểm tra tỷ lệ cây sống, tiến hành trồng
dặm những cây bị chết, cây trồng dặm phải có kích thước gần bằng cây đã trồng,
đảm bảo tỷ lệ cây sống đạt tiêu chuẩn trên 90%.
5.2. Chăm sóc rừng trồng


DỰ THẢO 16

Sau khi trồng, rừng trồng cần được chăm sóc 3 năm.
Năm thứ nhất: 1 lần với cây trồng vụ hè thu, 2 lần với cây trồng vụ xuân
hè. Lần 1: sau khi trồng 1 - 2 tháng, lần 2 trước mùa khô.
- Trồng dặm những cây chết, phát dọn dây leo, cây bụi và cỏ dại trong rạch
trồng cây; giữ lại, chăm sóc và bảo vệ những cây tái sinh mục đích.

- Xới đất, vun gốc xung quanh hố với đường kính rộng 70 cm, sâu 4 - 5cm,
kết hợp với bón phân 0,1 kg phân NPK (5:10:3)/ hố vào lần chăm sóc đầu tiên.
Năm thứ 2, thứ 3: 2 lần. Lần 1: tháng 3 - 4; lần 2: tháng 11 – 12.
- Phát dọn dây leo, cây bụi và cỏ dại, giữ lại chăm sóc và bảo vệ những cây
tái sinh mục đích.
- Xới đất, vun gốc xung quanh hố với đường kính rộng 80 cm, sâu 3 - 4cm,
nên kết hợp bón thúc 0,2 kg phân NPK (5:10:3)/cây vào lần chăm sóc đầu tiên,
trước mùa sinh trưởng; kết hợp tỉa canh và tỉa thân (đối với những cây có trên 1
thân)
- Cách bón: theo rạch phần dốc phía trên hố, rạch sâu 4 - 5cm, rộng 10 15cm, dài 30 - 40cm và cách gốc cây 10 - 15cm.
5.3. Nuôi dưỡng rừng.
5.3.1. Tỉa cành, tỉa thân:
Từ năm thứ 2 trở đi, tỉa cành khô và cành tươi trước mùa sinh trưởng hàng
năm để nâng cao chất lượng gỗ.
- Tỉa cành tươi: Cắt hết các thân phụ và cành quá lớn, nằm ở phía dưới tán,
chỉ để lại một thân chính. Vết cắt sát với thân cây để cây liền sẹo nhanh hơn.
- Tỉa cành khô: là tỉa cành đã chết nhưng chưa rơi rụng, nhằm làm cho vết
cắt sớm liền sẹo nhờ sinh trưởng của thân cây phủ kín lại.
- Tỉa thân: tỉa những cây 2 thân để lại 1 thân, khi tỉa chú ý tỉa sát với thân
còn lại.
5.3.2. Tỉa thưa
Rừng trồng để lấy gỗ lớn cần tỉa thưa 1- 2 lần tại thời điểm rừng trồng có
những biểu hiện cạnh tranh khơng gian dinh dưỡng mạnh, nhiều cây có tán giao
nhau. Lần 1: rừng bước vào tuổi 5-6, lần 2: rừng bước vào tuổi 8 - 9.
- Mật độ để lại: tỉa thưa lần 1 mật độ để lại thích hợp từ 800-900 cây/ ha; lần
2 mật độ để lại thích hợp 500-600 cây/ha và đảm bảo cây giữ lại phân bố đều
trong rừng
- Chọn cây bài tỉa: những cây bài tỉa là những cây có chất lượng kém trong lâm
phần, bị sâu bệnh hại, bị chèn ép, cụt ngọn, khơng có triển vọng cung cấp gỗ lớn.
- Phương pháp tỉa: bài cây trước khi chặt, chặt cây sát gốc, hướng cây đổ



DỰ THẢO 17

không ảnh hưởng tới cây giữ lại. không chặt 3 cây liền nhau.
- Vệ sinh, chăm sóc rừng sau tỉa thưa: Sau khi tỉa thưa tiến hành vệ sinh
rừng, thu gom thâm cây, cành cây ra khỏi khu rừng tỉa thưa, thu dọn lá cây rừng,
băm thành từng đoạn và dải thành băng. Chăm sóc rừng 2-3 năm sau tỉa thưa,
gồm các nội dung:
+ Phát dây leo, cây bụi trên tồn bộ diện tích.
+ Xới đất quanh gốc trong khoảng cách gốc cây từ 1m đến 1,5m, vun gốc
cho cây; bón cho mỗi gốc cây 0,2 kg phân NPK (tỷ lệ 5:10:3) + 0,2 kg phân hữu
cơ vi sinh/cây hoặc 0,4 kg phân NPK ( tỷ lệ 5: 10: 3)/cây.
5.4. Bảo vệ rừng
- Thường xuyên tuyên truyền, ngăn chặn người chặt phá cây trồng. Cấm
chăn thả gia súc khi rừng chưa đạt chiều cao 5 m.
- Thường xuyên kiểm tra phòng trừ sâu bệnh hại rừng.
- Thường xuyên giám sát và có biện pháp phịng ngừa lửa rừng.



×