Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Thực trạng và giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới tại xã pố lồ, huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 60 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
----------------------

LY VĂN LÂM

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN
THEO TIÊU CHÍ NƠNG THƠN MỚI TẠI XÃ PỐ LỒ,
HUYỆN HỒNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu
Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2014 - 2018

Thái Nguyên - 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
----------------------

LY VĂN LÂM

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN
THEO TIÊU CHÍ NƠNG THƠN MỚI TẠI XÃ PỐ LỒ,
HUYỆN HỒNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học


: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Hà Văn Chiến

Cán bộ cơ sở hướng dẫn : Triệu Thị Hương

Thái Nguyên - 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp, ngồi sự nố lực của bản thân
em từ các cá nhân trong và ngồi trường. Tơi xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến tồn thể thầy cơ giáo trong Trường Đại học Nông Lâm, đặc
biệt là thầy cô thuộc khoa Kinh tế và Phát triển nơng thơn đã dạy dỗ,
dìu dắt tôi trong suốt thời gian tôi học tại trường.
Tôi xin cảm ơn cán bộ và nhân dân xã Pố Lồ, huyện Hồng Su Phì,
tỉnh Hà Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình
nghiên cứu thu thập số liệu và khảo sát thực tế tại địa phương.
Tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, chăm sóc, động viên
tơi trong q trình học tập, tích lũy kiến thức
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Hà Văn Chiễn, người
đã giảng dạy, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Trong thời gian thực tập tơi đã cố gắng để hồn thành báo cáo của
mình, tuy nhiên khó tránh khỏi thiếu xót. Vì vậy mong nhận được sự nhận

xét, bổ sung của thầy cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Ly Văn Lâm


ii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Dân số, lao động xã Pố Lồ.............................................................. 26
Bảng 4.2: Hiện trạng đường liên xã ................................................................ 29
Bảng 4.3: Hiện trạng đường liên thôn ............................................................. 31
Bảng 4.4: Hiện trạng đường nhóm hộ ............................................................. 32
Bảng 4.5: Hiện trạng đường vào hộ gia đình .................................................. 34
Bảng 4.6: Hiện trạng các tuyến kênh mương .................................................. 35
Bảng 4.7: Hệ thống trạm biến áp .................................................................. 38
Bảng 4.8: Hiện trạng các điểm trường mầm non ............................................ 40
Bảng 4.9: Hiện trạng các điểm trường tiểu học .............................................. 41
Bảng 4.10: Đánh giá mức độ đạt được nhóm tiêu chí Hạ tầng kinh tế - xã hội
và kế hoạch thực hiện hồn thành tiêu chí năm 2016-2020 ........... 46


iii

DANH MỤC VIẾT TẮT
CNH-HDH
CTXH


: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
: Chính trị xã hội

HD-ND

: Hội đồng nhân dân

HTX

: Hợp tác xã

KT-XH

: Kinh tế xã hội

NTM

: Nông thôn mới

QHXD

: Quy hoạch xây dựng

QV – TT

: Vinh quang - Thàng tín

THCS


: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

UBND

: Uỷ ban nhân dân


iv

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ...................................................................................................... iii
MỤC LỤC.................................................................................................................................iv
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................4
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 5
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................................5
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản .............................................................................5
2.1.2. Sự cần thiết xây dựng mơ hình nơng thơn mới .................................7
2.1.3. Vai trị của xây dựng mơ hình nơng thơn mới ...................................9
2.1.4. Nội dung xây dựng mơ hình nơng thơn mới.................................... 10

2.1.5. Các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới ................................................. 11
2.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 12
2.2.1. Mơ hình nơng thơn mới ở Hàn Quốc .................................................. 12
2.2.2. Mơ hình nơng thơn mới ở Thái Lan .................................................... 13
2.2.3. Mơ hình nơng thôn mới ở Nhật Bản ................................................... 15
2.2.4. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam ................................................. 15
2.2.5. Một số bài học kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới................ 19
2.2.6. Cơ sở pháp lý xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam .................... 20
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............22
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 22


v

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 22
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 22
3.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 22
3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 22
3.3.1. Điều tra thu thập số liệu .......................................................................... 22
3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................. 23
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 24
4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã ................................................. 24
4.1.1. Vị trí địa lý...................................................................................................... 24
4.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu ..................................................................... 24
4.2. Nguồn tài ngun ................................................................................................ 25
4.2.1. Đất đai ............................................................................................................. 25
4.2.2. Nước ................................................................................................................. 25
4.2.3. Rừng ................................................................................................................. 25
4.2.4. Đánh giá thế mạnh của xã ...................................................................... 25
4.3. Nguồn lực ............................................................................................................... 26

4.4. Đánh giá các tiềm năng của xã ....................................................................... 27
4.4.1. Thuận lợi ........................................................................................................ 27
4.4.2. Hạn chế, khó khăn ...................................................................................... 28
4.5. Kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng tại xã Pố Lồ ........................................... 28
4.5.1. Tiêu chí số 2 - Giao thơng ........................................................................ 28
4.5.2. Tiêu chí số 3 - Thủy lợi ............................................................................. 35
4.5.3. Tiêu chí số 4 - Điện ..................................................................................... 38
4.5.4. Tiêu chí số 5 - Trường học ...................................................................... 39
4.5.5. Tiêu chí số 6 - Cơ sở vật chất văn hóa ................................................ 42
4.5.6. Tiêu chí số 7 - Chợ nơng thơn ................................................................ 43
4.5.7. Tiêu chí số 8 - Bưu điện............................................................................ 44


vi

4.5.8. Tiêu chí số 9 - Nhà ở dân cư ................................................................... 44
4.6. Nhận xét chung việc thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn
trên địa bàn xã .............................................................................................................. 45
4.7. Giải pháp khắc phục ........................................................................................... 47
4.7.1. Giải pháp về vốn .......................................................................................... 47
4.7.2. Giải pháp về xã hội hóa............................................................................. 48
4.7.3. Giải pháp về sự hỗ trợ của chính quyền các cấp ............................ 48
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 49
5.1. Kết luận.................................................................................................................... 49
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 51


1


PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp,nông thôn đi vào cuộc sống,
đẩy nhanh tốc độ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn.
Việc cần làm hiện nay là xây dựng cho được các mơ hình nơng thơn mới
đủ đáp ứng yêu cầu phát huy nội lực của nông dân, nông nghiệp và nông
thôn, đủ điều kiện hội nhập kinh tế thế giới. Thực hiện Nghị quyết Trung
ương 7 (khóa X) về “Nơng nghiệp, nơng dân và nơng thơn, thủ tướng
chính phủ đã ban hành “Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới Quyết định
số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nơng thơn mới trên cả
nước. Cùng với q trình thực hiển chủ trương của đảng về phát triển
nông thôn, cấp ủy Đảng, Chính quyền xã Pố Lồ ln quan tâm đến nông
nghiệp, nông dân và nông thôn, đã huy động nhiều nguồn lực để đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho địa phương như: điện,
đường, trường trạm, cơng trình thủy lợi, hỗ trợ nơng dân chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng xuất
lao động, tăng giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân. Vì vậy,
chất lượng đời sống của nhân dân trong xã ngày càng được cải thiện, diện
mạo nông thôn được đổi mới rõ rệt, hệ thống chính trị có sự chuyển biến
tích cực, dân chủ cơ sở được phát huy, trật tự an tồn xã hội được giũ
vững.
Trong đó, xây dựng và phát triển cơ sợ hạ tầng là một trong những
động lực quạn trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Là
yếu tố cơ bản đế phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh, mạnh.


2


Cơ sở hạ tầng nông thôn là một trong những điều kiện rất cần thiết
cho việc phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống cho người dân ở
vùng nơng thơn, vì vậy tỉnh Hà Giang đã chú trọng vào xây dựng và phát
triển cở sợ hạ tầng ở nơng thơn. Tính đến nay Hà Giang đã có 19 xã đạt
chuẩn nông thôn mới cùng với 4 xã khác đã đạt từ 15 đến 19 tiêu chí của
nơng thơn mới. Trong đó xã Pố Lồ, huyện Hồng Su Phì, cũng là một trong
các xã đã đạt được mức tiêu chí bàn đầu đạt ra là khoảng 70%. Các tuyến
đường lên thơn bản đã được bê tơng hóa, các cơng trình thủy lợi cũng
được xây dựng và đạt được kết quả tốt đa số các cơng trình đều được xây
dựng song đúng thời gian dự kiến.
Bên cạnh đó vẫn cịn gặp nhiều những khó khăn, thách thức trong
xây dựng cơ sợ hạ tầng: Vì đời sống người dân cịn nhiều khó khăn, địa
hình ở nơng thơn chủ yếu là đồi núi hiểm trở, dân cư thưa thớt, vốn đầu
tư của nhà nước không đủ cho việc xây dựng cơ sợ hạ tầng dấn tới tình
cảnh manh mối nhỏ giọt, hệ thống giao thơng cịn nhiều hạn chế, kết cấu
hạ tầng còn yếu kém, thiếu đồng bộ. Dẫn tới việc giảm tiến độ thực hiện
xây dựng cơ sợ hạ tầng nơng thơn theo tiêu chí nơng thơn mới trên địa
bàn xã. Với mong muốn khác phục những khó khăn, nâng cao hiểu quả
xây dựng, em chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn theo tiêu chí nơng thơn mới tại xã Pố Lồ, huyện Hồng
Su Phì, tỉnh Hà Giang”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng qt
Tìm hiểu hiện trạng xây dựng nơng thơn theo tiêu chí nơng thơn
mới tại xã Pố Lồ. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao cơ sở
hạ tầng tại xã và góp phần cải thiện đời sống cả về vật chất và tinh thần
cho người dân tại xã Pố Lồ, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.


3



4

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đề tài được xây dựng nhằm giải quyết các mục tiêu sau:
+ Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về triển khai xây dựng cơ sở
hạ tầng theo tiêu chí nơng thơn mới.
+ Tìm hiểu thực trạng xây dựng cơ sợ hạ tầng ở xã Pố Lồ,Huyển
Hồng Su Phì, tỉnh Hà Giang, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm và các
vấn đề đặt ra cần được giải quyết cho tiến trình xây dựng nông thôn mới.
+ Đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại trong công tác xây
dựng cơ sở hạ tầng nơng thơn theo tiêu chí nơng thơn mới.
+ Phân tích những nguyên nhân dẫn đến các tồn tại trong q trình
xây dựng nơng thơn mới tại xã.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác xây
dựng cơ sợ hạ tầng nông thơn tại xã Pố Lồ, huyển Hồng Su Phì, tỉnh Hà
Giang.


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Nông thôn:
Hiện nay vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác về nơng thơn và có nhiều
quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng nơng thơng được coi là khu
vực địa lý nơi đó cộng đồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử

dụng, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản
xuất nông nghiệp. Một số quan điểm khác cho rằng nơng thơn là nơi có
mật độ dân số thấp hơn so với thành thị. Vùng nông thơn là vùng có dân
cư làm nơng nghiệp là chủ yếu, nguồn sinh kế chính của cư dân trong
vùng là sản xuất nông nghiệp. Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào
chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng hóa để xác định vùng
nơng thơn vì cho rằng vùng nơng thơn có trình độ sản xuất hàng hóa và
tiếp cận thị trường thấp hơn so với thành thị. Hay dựa vào chỉ tiêu trình
độ phát triển cơ sở hạ tầng, nghĩa là cơ sở hạ tầng của vùng nông thôn
không phát triển bằng đô thị.
Như vậy khái niệm nơng thơn chỉ có tính chất tương đối, nó thay
đổi theo thời gian và tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia
trên thế giới. Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam chúng ta có thể hiểu:
“Nơng thơn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nơng
dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã
hội và mơi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh
hưởng của các tổ chức khác”.


6

Nơng nghiệp là q trình sản xuất ra lương thực, thực phẩm cung
cấp cho con người và tạo ra của cải cho xã hội.
Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản
xuất nông nghiệp, sống chủ yếu bằng ruộng vườn sau đó đến ngành nghề
khác và tư liệu chính là đất đai.
- Nơng thơn mới:
Trước tiên, nông thôn mới phải là nông thôn, chứ không phả là thị
xã, thị trấn hay thành phố, nông thơn mới khác với nơng thơn truyền
thống. Mơ hình nơng thôn mới là tổng thể, những đặc điểm, cấu trúc tạo

thành một kiểu tổ chức nơng thơn theo tiêu chí mới đáp ứng yêu cầu mới
đặt ra trong nông thôn hiện nay. Nhìn chung mơ hình nơng thơn mới là
mơ hình cấp xã, thơn được phát triển tồn diện theo hướng cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, dân chủ và văn minh. Mơ hình nơng thơn mới được quy
định bởi các tính chất: Đáp ứng u cầu phát triển, có sự đổi mới về tổ
chức, vận hành và cảnh quan môi trường; đạt hiệu quả cao nhất trên tất
cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Tiến bộ hơn so với mơ hình
cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên tồn
lãnh thổ.
Xây dựng mơ hình nơng thơn mới là việc đổi mới tư duy, nâng cao
năng lực của người dân, tạo động lực cho mọi người phát triển kinh tế, xã
hội góp phần thực hiện chính sách vì nơng nghiệp, nơng dân, nông thôn.
Thay đổi cơ sở vật chất, diện mạo đời sống, văn hóa qua đó thu hẹp
khoảng cách giữa nơng thơn và thành thị. Đây là q trình lâu dài và liên
tục, là một trong những nội dung quan trọng cần tập trung lãnh đạo, chỉ
đạo trong đường lối, chủ trương phát triển đất nước và các địa phương.
Nghị quyết 26/TQ-TW của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X
đã đề ra chủ trương xây dựng nông thôn mới phát triển kinh tế xã hội,


7

nâng cao đời sống của nhân dân, phát triển nông nghiệp và nông thôn
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân ở nông thôn. Nghị
quyết đã xác định rõ mực tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản
xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ,
đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc, dân
trí được nâng cao; mơi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị ở
nơng thơn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”.

2.1.2. Sự cần thiết xây dựng mơ hình nơng thơn mới
Để hướng tới mục tiêu cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, trở
thành quốc gia phát triển giảm thiểu khoảng cách giàu nghèo. Nhà nước
cần quan tâm phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nông sản là sản phẩm
thiết yếu cho toàn xã hội và ở Việt Nam khu vực nông thôn chiếm đến
70% dân số.
Thực hiện đường lối mới của Đảng và Nhà nước trong chính sách
phát triển nơng thơn, nơng nghiệp được xem như mặt trận hàng đầu, chú
trọng đến các chương trình lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và
hàng xuất khẩu, phát triển kinh tế trang trại, đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nơng thơn, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, thực
hiện quy chế dân chủ ở cơ sở… Các chủ trương của Đảng, chính sách của
Nhà nước đã và đang đưa nền nông nghiệp tự túc sang nền cơng nghiệp
hàng hóa.
Nền nơng nghiệp nước ta còn nhiều những hạn chế cần được giải
quyết để đáp ứng kịp xu thế toàn cầu. Một số yếu tố như:
Nơng thơn phát triển tự phát, thiếu quy hoạch. Có khoảng 23% xã
có quy hoạch nhưng thiếu đồng bộ, tầm nhìn ngắn, chất lượng chưa cao.
Cơ chế quản lý phát triển theo quy hoạch còn yếu. Xây dựng tự phát kiến


8

trúc cảnh quan làng quê bị pha tạp, lộn xộn, nét đẹp văn hóa truyền thống
bị mai một.
Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội cịn lạc hậu, khơng đáp ứng được mục
tiêu phát triển lâu dài. Thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông
nghiệp và dân sinh. Tỷ lệ kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa
mới đạt 25%. Giao thơng nơng thơn chất lượng thấp, khơng có quy chuẩn,
chủ yếu phục vụ dân sinh, nhiều vùng giao thông chưa phục vụ tốt sản

xuất, lưu thơng hàng hóa, phần lớn chưa đạt tiêu chuẩn quy định. Hệ
thống lưới điện hạ thế chất lượng thấp, quản lý lưới điện nơng thơn cịn
yếu, tổn hao điện năng cao, nông thôn phải chịu mức giá điện cao. Hệ
thống các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ở nơng thơn có tỷ lệ
đạt tiêu chuẩn về cơ sở vật chất còn thấp (32%), hầu hết các nơng thơn
chưa có khu thể thao theo quy định. Tỷ lệ chợ nông thôn đạt chuẩn thấp,
khoảng 77% số xã có điểm bưu điện văn hóa theo tiêu chuẩn, 22% số
thơn có điểm truy cập Internet. Cả nước cịn khoảng hơn 300 nghìn nhà ở
tạm.
Quan hệ sản xuất chậm đổi mới, đời sơng người dân cịn thấp. Kinh
tế hộ phổ biến ở quy mô nhỏ. Kinh tế tập thể phát triển chậm, hầu hết các
xã có hợp tác xã nhưng chỉ hoạt động dưới hình thức, chất lượng yếu và
kém. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nơng thơn cịn cao, chênh lệch giữa nông
thôn và thành thị ngày càng lớn.
Về văn hóa - mơi trường - y tế - giáo dục: Tỷ lệ lao động qua đào tạo
còn thấp. Mức hưởng thụ về văn hóa của người dân cịn thấp, phát sinh
nhiều vấn đề bức xúc, bản sắc văn hóa dân tộc dần bị mai một, tệ nạn xã
hội có xu hướng gia tăng. Hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển. Môi
trường sống bị ô nhiễm. Số trạm y tế đạt tiêu chuẩn thấp, y tế dự phòng
của xã còn hạn chế.


9

Hệ thống chính trị tại cấp xã cịn yếu về trình độ và năng lực điều
hành. Nhiều cán bộ xã chưa qua đào tạo, trình độ đại học chỉ khoảng 10%.
Vậy xây dựng nơng thơn mới là một mơ hình phát triển cả nông
nghiệp và nông thôn, đi sâu giải quyết nhiều lĩnh vực, có sự liên kết giữa
các lĩnh vực với nhau tạo nên khối thống nhất vững mạnh.
2.1.3. Vai trị của xây dựng mơ hình nơng thơn mới

Về kinh tế: Hướng đến nơng thơn có nền sản xuất hàng hóa mở, thị
trường hội nhập. Thúc đẩy nơng nghiệp, nơng thơn phát triển nhanh,
khuyến khích mọi người tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông
dân, giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo và khoảng cách mức sống giữa
nông thôn và thành thị. Xây dựng các hợp tác xã theo mơ hình kinh doanh
đa ngành. Hỗ trợ ứng dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản
xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề ở nông thơn. Sản xuất hàng hóa
có chất lượng cao, mang nét đặc trưng của từng địa phương. Chú ý đến
các ngành chăm sóc cây trồng vật ni, trang thiết bị sản xuất, thu hoạch,
chế biến và bảo quản nơng sản.
Về chính trị: Phát huy tinh thần dân chủ trên cơ sở chấp hành luật
pháp, tôn trọng đạo lý bản sắc địa phương. Tơn trọng hoạt động của đồn
thể, các tổ chức, hiệp hội vì cộng đồng, đồn kết xây dựng nơng thơn mới.
Về văn hóa - xã hội: Chung tay xây dựng văn hóa đời sống dân cư,
các làng xã văn minh, văn hóa.
Về con người: Xây dựng hình tượng người nơng dân tiêu biểu,
gương mẫu. Tích cực sản xuất, chấp hành kỉ cương, ham học hỏi, giỏi làm
kinh tế và sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
Về môi trường nông thôn: Xây dựng môi trường nông thôn trong
lành, đảm bảo môi trường nước trong sạch. Các khu rừng đầu nguồn
được bảo vệ nghiêm ngặt. Chất thải phải được xử lý trước khi vào môi


10

trường. Phát huy tinh thần tự nguyện và chấp hành luật pháp của mỗi
người dân.
2.1.4. Nội dung xây dựng mô hình nơng thơn mới
Đào tạo nâng cao năng lực phát triển cộng đồng. Nâng cao việc quy
hoạch, triển khai thực hiện, thiết kế, quản lý, điều hành các dự án trên địa

bàn thôn. Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ địa phương về phát triển nông
thôn bền vững. Nâng cao trình độ dân trí người dân, phát triển câu lạc bộ
khuyến nông giúp áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, phát triển
ngành nghề, dịch vụ tạo việc làm, tăng thu thập cho nông dân.
Tăng cường nâng cao mức sống của người dân. Quy hoạch lại khu
nông thôn, giữ gìn truyền thống bản sắc của thơn, đồng thời đảm bảo tính
văn minh, hiện đại. Hỗ trợ xây dựng các nhu cầu cấp thiết, như đường
làng, hệ thống nước đảm bảo vệ sinh, cải thiện nhà ở, nhà vệ sinh, mơ
hình chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo mơi trường.
Hỗ trợ nơng dân phát triển ngành nghề, sản xuất hàng hóa dịch vụ
nâng cao thu nhập. Giúp người dân tìm ra cây trồng vật ni lợi thế, có
khối lượng lớn và thị trường tiêu thụ rộng rãi. Đa dạng hóa sản phẩm
nông nghiệp, tận dụng tối đa tài nguyên địa phương, như nguồn nước, đất
đai, con người. Trang bị kiến thức và kĩ năng sản xuất cho hộ nơng dân,
hình thành các tổ hợp tác, xây dựng mối liên kết giữa người sản xuất, chế
biến, tiêu thụ.
Phát triển ngành nghề nông thôn tạo việc làm phi nông nghiệp. Hỗ
trợ đào tạo dạy nghề, mở rộng nghề mới. Hỗ trợ công nghệ mới, xây dựng
khu công nghiệp, tư vấn thị trường, quảng bá và xử lý môi trường.
Hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ sản xuất. Tư vấn
quy hoạch thủy lợi, giao thông, ruộng đất để phát triển kinh tế với loại


11

hình thích hợp. Hỗ trợ xây dựng làng nghề, cụm công nghiệp và các ngành
chế biến.
Xây dựng nông thôn mới gắn với quản lý tài nguyên thiên nhiên,
bảo vệ môi trường. Quản lý nguồn cấp nước sạch, khai thác sử dụng tài
nguyên tại các địa phương. Tuyên truyền người dân nâng cao ý thức trách

nhiệm về môi trường, xây dựng khu xử lý rác thải tiên tiến.
Xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa nghệ thuật, giữ gìn
bản sắc q hương. Thơng qua các hoạt động ở nhà văn hóa làng xã, tạo
nên những phong trào quê hương riêng biệt. Xây dựng nhà văn hóa, sân
chơi thể thao, văn nghệ của xóm làng. Xây dựng các nội dung nghệ thuật
mang đậm tính chất quê hương, thành lập hội nhóm văn nghệ của làng.
Tóm lại xây dựng mơ hình nơng thơn mới tập trung phát triển về
kinh tế, văn hóa, nâng cao chất lượng đời sống người dân ở nông thôn,
hướng đến mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ văn minh.
2.1.5. Các tiêu chí xây dựng nơng thôn mới
Căn cứ quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016
của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về xây
dựng nơng thơn mới.
 Các tiêu chí gồm 5 nhóm:
- Nhóm 1: Quy hoạch (1 tiêu chí)
- Nhóm 2: Hạ tầng kinh tế - xã hội (8 tiêu chí)
- Nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất (4 tiêu chí)
- Nhóm 4: Văn hóa - Xã hội - Mơi trường (4 tiêu chí)
- Nhóm 5: Hệ thống chính trị (2 tiêu chí)
 Cụ thể trong bài báo cáo của tôi, là kết quả đánh giá các tiêu chí
cụ thể sau:
+ Tiêu chí thứ 2: Giao thông


12

+ Tiêu chí 3: Thủy lợi
+ Tiêu chí 4: Điện
+ Tiêu chí 5: Trường học
+ Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa

+ Tiêu chí 7: Cơ sở hạ tầng thương mại nơng thơn
+ Tiêu chí 8: Thơn tin và Truyền thơng
+ Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Mơ hình nơng thơn mới ở Hàn Quốc
Những năm đầu 60 của thế kỉ XX đất nước Hàn Quốc còn phát triển
chậm, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, dân số trong khu vực nông thôn
chiếm đến 2/3 dân số cả nước. Trước tình hình đó Hàn Quốc đã đưa ra
nhiều chính sách mới nhằm phát triển nơng thơn. Qua đó xây dựng niềm
tin của người nơng dân, tích cực sản xuất phát triển, làm việc chăm chỉ,
độc lập và có tính cộng đồng cao. Trọng tâm là phong trào xây dựng “làng
mới” (Seamoul Undong)[2].
Nguyên tắc cơ bản của làng mới là: nhà nước hỗ trợ vật tư cùng với
sự đóng góp của nhân dân. Nhân dân quyết định các dự án thi công,
nghiệm thu và chỉ đạo các cơng trình. Nhà nước Hàn Quốc chú trọng tới
nhân tố con người trong việc xây dựng nông thơn mới. Do trình độ của
người nơng dân cịn thấp, việc thực hiện các chính sách gặp phải khó
khăn, vì thế chú trọng đào tạo các cán bộ cấp làng, địa phương. Tại các lớp
tập huấn, sẽ thảo luận với chủ đề: “Làm thế nào để người dân hiểu và
thực hiện chính sách nhà nước”, sau đó các lãnh đạo làng sẽ cũng đưa ra ý
kiến và tìm giải pháp tối ưu phù hợp với hoàn cảnh địa phương.
Nội dung thực hiện dự án nông thôn mới của Hàn Quốc gồm có:
phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn.


13

Cải thiện cơ sở hạ tầng cho từng hộ dân và hỗ trợ kết cấu hạ tầng phục vụ
sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt người dân. Thực hiện các dự án làm
tăng thu nhập cho nông dân tăng năng suất cây trồng, xây dựng vùng

chuyên canh, thúc đẩy hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển
chăn nuôi, trồng xen canh.
Kết quả đạt được, các dự án mở rộng đường nông thôn, thay mái
nhà ở, xây dựng cống và máy bơm, sân chơi cho trẻ em đã được tiến hành.
Sau 7 năm từ triển khai thực hiện thu nhập bình quân của hộ dân tăng lên
khoảng 3 lần từ 1000 USD/người/năm tăng lên 3000 USD/người/năm
vào năm 1978. Tồn bộ nhà ở nơng thơn đã được ngói hóa và hệ thống
giao thơng nơng thơn đã được xây dựng hồn chỉnh.
Mơ hình nơng thơn mới đã đem lại cho Hàn Quốc sự cải thiện rõ rệt.
Hạ tầng cơ sở nông thôn cải thiện, thu nhỏ khoảng cách giữa nơng thơn và
thành thị, trình độ tổ chức nơng dân được nâng cao. Đặc biệt xây dựng
được niềm tin của người nơng dân, ý chí sản xuất phát triển kinh tế, tinh
thần người dân mạnh mẽ. Đến đầu những năm 80, q trình hiện đại hóa
nơng thơn đã hồn thành, Hàn Quốc chuyển chiến lược phát triển sang
một giai đoạn mới.
2.2.2. Mơ hình nơng thơn mới ở Thái Lan
Sự trợ giúp mạnh mẽ của nhà nước
Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số
nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Để thúc đẩy sự phát triển
bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như:
Tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá
nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn
trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm


14

xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm
nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân.

Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức
cạnh tranh với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông
nghiệp, đẩy mạnh công tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên
nhiên một cách khoa học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng
khai thác tài ngun bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài
nguyên đã bị suy thoái; giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến việc
sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ
đất canh tác. Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược
trong xây dựng và phân bố hợp lý các cơng trình thủy lợi lớn phục vụ cho
nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh
tác trên tồn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng
khác trong sản xuất nơng nghiệp. Chương trình điện khí hóa nông thôn
với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng
khắp cả nước…
Về lĩnh vực cơng nghiệp phục vụ nơng nghiệp, chính phủ Thái Lan đã
tập trung vào các nội dung sau: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển
công nghiệp nông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên,
những kỹ năng truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và
tiếp thị song song với việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập
khẩu.
Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất
hàng nông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ
công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu,
nhất là các nước công nghiệp phát triển. Ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm ở Thái Lan phát triển rất mạnh.


15

2.2.3. Mơ hình nơng thơn mới ở Nhật Bản

Mỗi làng một sản phẩm
Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, ở tỉnh Oita (miền tây nam Nhật
Bản) đã hình thành và phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”,
với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương
xứng với sự phát triển chung của cả nước Nhật Bản. Trải qua gần 30 năm
hình thành và phát triển, Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” ở đây đã
thu được nhiều thắng lợi rực rỡ. Sự thành công của phong trào này đã lôi
cuốn sự quan tâm không chỉ của nhiều địa phương trên đất nước Nhật
Bản mà còn rất nhiều khu vực, quốc gia khác trên thế giới. Một số quốc
gia, nhất là những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã thu được
những thành công nhất định trong phát triển nông thôn của đất nước
mình nhờ áp dụng kinh nghiệm phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”.
Những kinh nghiệm của phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” được
những người sáng lập, các nhà nghiên cứu đúc rút để ngày càng có nhiều
người, nhiều khu vực và quốc gia có thể áp dụng trong chiến lược phát
triển nông thôn, nhất là phát triển nông thơn trong q trình cơng nghiệp
hóa đất nước mình.
2.2.4. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Phong trào xây dựng nơng thơn mới đã có bước phát triển mới, đã
trở thành phong trào chung và sâu rộng đến tất cả các địa phương trong
cả nước kể từ khi Chính phủ tổ chức hội nghị tồn quốc về xây dựng nơng
thơn mới và chính thức phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức
xây dựng nơng thơn mới”.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày
28/10/2008. Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 193/QĐ-TTg “Phê
duyệt cơng trình, rà sốt quy hoạch xây dựng nơng thơn mới”, Quyết định


16


số 800/QĐ-TTg “Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2010-2020”. Các bộ ngành như: Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận
tải và các Bộ khác đã ban hành nhiều thông tư liên bộ, thông tư hướng dẫn
để triển khai thực hiện. Đặc biệt đã ban hành bộ tiêu chí gồm 19 tiêu chí
cụ thể về nơng thơn mới, hướng dẫn chi tiết cho các địa phương thực
hiện. Thông tư liên tịch quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy
hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
Trung ương đã chỉ đạo làm điểm ở một số tỉnh, rút kinh nghiệm chỉ
đạo ra diện rộng. Tập trung đầu tư ngân sách cho các địa phương nhất là
những nơi làm điểm, những địa phương có nhiều khó khăn. Trên cơ sở đó
đã tạo được lịng tin của nhân dân đối với chủ trương của Trung ương,
xây dựng quyết tâm thực hiện. Ở các địa phương đã làm tốt công tác tổ
chức học tập quán triệt Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương lần
thứ VII (Khóa X) về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn, các văn bản của
Chính phủ, hướng dẫn của các bộ ngành đã nâng cao nhận thức đối với
cấp ủy, chính quyền các cấp, cán bộ đảng viên và nhân dân về mục tiêu,
yêu cầu và nội dung của việc xây dựng nơng thơn mới của địa phương có
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các
hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công
nghiệp, dịch vụ, phát triển nhà ở theo quy hoạch, xây dựng nơng thơn ổn
định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, mơi trường
sinh thái được bảo vệ, đời sống nhân dân ổn định và phát triển.
Nhìn chung các địa phương đều thành lập ban chỉ đạo từ tỉnh,
huyện đến xã, thảo luận, ra Nghị quyết của cấp ủy, lập đề án xây dựng, xác
định rõ mục tiêu, yêu cầu nội dung xây dựng nông thôn mới của địa


17


phương, trong đó tập trung chỉ đạo vấn đề trọng tâm cốt lõi là xây dựng
và thực hiện quy hoạch nông thôn mới.
Theo Bộ NN&PTNT, từ khi triển khai chương trình xây dựng nơng
thơn mới đến nay, đã có 83,6% số xã hoàn thành quy hoạch chung; 60,4%
xã đã phê duyệt xong đề án; khoảng 20% số xã đã đạt các tiêu chí về xây
dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu. Cụ thể, tính đến cuối tháng 3/2013 cả nước
đã có 34 xã đạt 19/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, 276 xã đạt từ
14 đến 18 tiêu chí, 1.701 xã đạt từ 9 đến 13 tiêu chí, 2.523 xã đạt dưới 5
tiêu chí. Đối với 11 xã làm điểm của trung ương, tính đến cuối năm 2012,
có 2 xã (Tân Hội - Lâm
Đồng; Tân Thông Hội - TP Hồ Chí Minh) cơng bố đạt đủ 19 tiêu chí
nơng thơn mới[3].
Trên cơ sở thí điểm các địa phương, Ban chỉ đạo Trung ương sẽ đúc
kết, rút kinh nghiệm trước khi triển khai rộng hơn. Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ xây dựng đề án và phát động cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây
dựng NTM” và hình thành cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Chính phủ
với các cơ quan của Đảng, nhằm huy động cả hệ thống chính trị vào thực
hiện nhiệm vụ xây dựng NTM trong thời gian tới.
Mô hình tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng nơng thơn mới của
tỉnh Ninh Bình.
Tỉnh Ninh Bình đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống
chính trị, huy động mọi nguồn lực và khơi dậy nội lực từ nhân dân; thực
hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đồng thời tranh thủ
đầu tư hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp, lồng ghép từ các
chương trình, dự án trên địa bàn. Do đó, thời gian qua tỉnh đã xây dựng
mới, nâng cấp nhiều công trình hạ tầng quan trọng.



×