Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp dịch vụ khách sạn đông á plaza

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 47 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN HỮU DŨNG
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA DOANH NGHIỆP DỊCH VỤKHÁCH SẠN
ĐƠNG Á PLAZA
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Định hướng đề tài
Chun ngành
Khoa
Khóa học

:
:
:
:
:

Chính quy
Hướng ứng dụng
Kinh tế nông nghiệp
KT & PTNT
2014 - 2018

THÁI NGUYÊN - NĂM 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN HỮU DŨNG
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ KHÁCH SẠN
ĐƠNG Á PLAZA

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Định hướng đề tài
Chun ngành
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

:
:
:
:
:
:

Chính quy
Hướng ứng dụng
Kinh tế nông nghiệp
KT & PTNT

2014 - 2018
TS. Bùi Thị Thanh Tâm

THÁI NGUYÊN - NĂM 2018


i
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, nay em đã hoàn thành bài báo
cáo thực tập tốt nghiệp theo kế hoạch của trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên với tên đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp dịch vụ
khách sạn Đông Á Plaza”.
Có được kết quả này, lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên nơi đào tạo, giảng dạy và giúp đỡ em trong
suốt quá trình học tập nghiên cứu tại trường. Em xin chân thành cảm ơn sự
tận tình dạy dỗ của các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn đã truyền đạt cho em những kiến thức về lý thuyết và thực hành trong
suốt thời gian học ở trường để em có những kiến thức nền tảng phục vụ cho
công việc thực tập, cũng như công việc thực tế của em sau khi ra trường.
Cho phép em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Bùi Thị
ThanhTâm- Giảng viên khoa Kinh tế và Phát triển nông thơn - giảng viên hướng
dẫn em trong q trình thực tập.Cơ đã chỉ bảo và hướng dẫn tận tình cho em
những kiến thức lý thuyết và thực tế cũng như các kỹ năng trong khi viết bài, chỉ
cho em những thiếu sót và sai lầm của mình, để em hồn thành bài báo cáo thực
tập tốt nghiệp với kết quả tốt nhất. Cô luôn động viên và theo dõi sát sao quá trình
thực tập và cũng là người truyền động lực cho em, giúp em hoàn thành tốt đợt
thực tập của mình.
Cuối cùng cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới các phòng ban,
cán bộ, nhân viên của khách sạn Đơng Á Plaza đã nhiệt tình giúp đỡ em, cung
cấp những thông tin và số liệu cần thiết để phục vụ cho bài báo cáo.

Sinh viên
Nguyễn Hữu Dũng


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Q trình phát triển của Cơng ty Cở phần Tập đồn Khách
sạn Đơng Á.................................................................................. 24

Bảng 3.2.

Các giai đoạn thay đổi và tăng vốn điều lệ công ty .................... 28

Bảng 3.3.

Bảng nợ và nguồn vốn trên tổng tài sản của công ty .................. 30

Bảng 3.4.

Một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty giai đoạn 2015 - 2017 ............................................................. 32

Bảng 3.5.

Các chỉ tiêu đánh giá tài chính giai đoạn 2015 - 2017 ............... 33


iii

MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu .................................................................... 4
1.3.1. Trong học tập .......................................................................................... 4
1.3.2. Trong thực tiễn ........................................................................................ 4
1.4. Nội dung và phương pháp thực hiện .......................................................... 4
1.4.1. Nội dung thực tập .................................................................................... 4
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 4
1.4.1. Thời gian ................................................................................................. 4
1.4.2. Địa điểm thực tập .................................................................................... 4
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 5
2.1. Về cơ sở lý luận.......................................................................................... 5
2.1.1. Một số vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh tế kinh doanh...................... 5
2.1.2. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh ........ 7
2.1.3. Các loại hình khách sạn......................................................................... 13
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
khách sạn ........................................................................................................ 15
2.2. Các văn bản pháp lý của Trung ương ...................................................... 18
Phần 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP................................................................... 21
3.1. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Cơng ty Cở phần
Tập đồn Khách sạn Đơng Á .......................................................................... 21
3.1.1. Cơng ty Cở phần Tập đồn Khách sạn Đơng Á .................................... 21
3.1.2. Bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Tập đồn Khách sạn Đơng Á ...... 22
3.1.3. Khách sạn Đơng Á Plaza ...................................................................... 26
3.1.4. Khái quát về lịch sử phát triển của khách sạnĐông Á Plaza ................ 26



iv
3.2. Q trình tăng vốn điều lệ của cơng ty cở phần tập đồn khách sạn
Đơng Á ............................................................................................................ 28
3.2.1. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của Cơng ty Cở phần Tập
đồn Khách sạn Đơng Á ................................................................................. 30
3.2.2. Những thuận lợi khó khăn trong hoạt động kinh doanh của công ty ........ 37
3.2.3. Bài học rút ra từ kinh nghiệm thực tế ................................................... 38
3.3. Đề xuất giải pháp ..................................................................................... 38
Phần 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 39
4.1. Kết luận .................................................................................................... 39
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 40


v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ

Hình 3.1.

Logo cơng ty ............................................................................. 22

Sơ đồ 3.1.

Sơ đồ bộ máy tổ chức của Cơng ty Cở phần Tập đồn
Khách sạn Đơng Á .................................................................... 22

Sơ đồ 3.2.

Sơ đồ bộ máy tổ chức của Khách sạn Đông Á Plaza ............... 27


Biểu đồ 3.1. Một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty giai đoạn 2015 - 2017 ................................................. 32
Biểu đồ 3.2. Các chỉ tiêu đánh giá tài chính giai đoạn 2015 - 2017 ............. 33


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng
khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch
Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến
trong nước được bình chọn là địa chỉ u thích của du khách quốc tế. Du lịch
đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội.
Những năm gần đây, ngành du lịch đã chứng kiến nhiều dấu ấn đặc biệt
trong xây dựng thể chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch.
Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã xác định phát triển du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn, đóng góp ngày càng lớn cho nền kinh tế đất nước. Với định
hướng quan trọng này, nhiều chính sách hỗ trợ mới được hình thành để khác
phục khó khăn, khai thách tốt tiềm năng cuãng như phát huy lợi thế để ngành
du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới. Đáng
chú ý nhất là Lần đầu tiên Bộ chính trị đã ban hành một nghị quyết về phát
triển du lịch: nghị quyết là động lực manh mẽ thúc đẩy phát triển du lịch trong
giai đoạn tới, có nhiều quan điểm mới chẳng hạn như: Phát triển du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát
triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực
khác, nhưng không nhất thiết địa phương nào cũng xác định du lịch là ngành
kinh tế mũi nhọn. Phát triển du lịch là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị,
các cấp, các ngành, của tồn xã hội, có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các

cấp ủy đảng; phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của doanh nghiệp và cộng
đồng dân cư, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; tập trung nguồn lực quốc
gia cho phát triển du lịch,…


2
Ngồi ra, lần đâu tiên chính phủ tở chức một hội nghị toàn quốc về phát
triển du lịch: với nhiều chỉ đạo quan trọng của thủ Tướng như: đổi mới tư duy
về phát triển du lịch, tạo điều kiển thuận lợi cho thủ tục xuất nhập cảnh, thành
lập Quỹ hỗ trợ phát triển Du lịch, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá,…Bên cạnh đó,
Luật Du lịch sửa đởi được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, tạo ra
hành lang pháp lý vững chắc đảm bảo cho du lịch phát triển. Đồng thời, lần
đầu tiên Quốc hội cho thí điểm cấp thị thực điện tử cho công dân của 40 quốc
gia, thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, thành lập nhiều Sở
Du lịch tại các địa bàn trọng điểm về phát triển du lịch,...
Tính đến cuối năm 2017, cả nước có 25.600 cơ sở lưu trú du lịch (tăng
21,9% so với cùng kỳ năm 2016) với 508.000 buồng (tăng 20,9% so với cùng
kỳ năm 2016), trong đó có 120 cơ sở 5 sao, 262 cơ sở 4 sao, 488 cơ sở 3 sao.
Trong năm 2017, nhiều tập đoàn tiếp tục đầu tư các dự án xây dựng cơ sở lưu
trú du lịch tại các thành phố và trung tâm du lịch, điểm đến du lịch, trong đó
có Cơng ty Cở phần Tập đồn Đơng Á, đã góp phần làm thay đởi diện mạo đơ
thị và nơng thơn các địa phương theo chiều hướng tích cực. Nhiều hệ thống
các cơ sở lưu trú có cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ, đội ngũ nguồn nhân
lực có kỹ năng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng và sự cạnh tranh trong khu vực, các khách sạn nói
riêng và khối cơ sở lưu trú du lịch của Việt Nam nói chung đang phải đối mặt
với khơng ít khó khăn và thách thức; địi hỏi có sự tham gia hợp lực, phối hợp
chặt chẽ của các bên tham gia vào hoạt động du lịch, trong đó có vai trò lớn
của Hiệp hội Khách sạn Việt Nam và các đơn vị thành viên. Cùng với đó là
các chiến lược và biện pháp kinh doanh hiệu quả nhằm đem lại lợi ích lớn về

kinh tế xã hội cho doang nghiệp nói riêng và đất nước nói chung. [10]
Xuất phát từ thực tế trên, em đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả
kinh tế của doanh nghiệp dịch vụ khách sạn Đơng Á Plaza ”làm đề tài khóa
luận của mình.


3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp dịch vụ khách sạn Đơng Á
Plaza,từ đó đánh giá khả năng phát triển hoạt động du lịch tại Đông Á Plaza.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.2.1. Về chun mơn
- Tìm hiểu q trình hình thành và phát triển của cơng ty cở phần tập
đồn khách sạn Đông Á.
- Nghiên cứ tổng quan về hiệu quả kinh tế của khách sạn Đông Á Plaza.
- Phân tích, đánh giá được hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh
tại khách sạn Đông Á Plaza.
- Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho khách sạn
Đông Á Plaza.
1.2.2.2. Về thái độ
- Ham học hỏi, biết lắng nghe, ghi chép đầy đủ, có tinh thần trách
nhiệm cao, hồn thành tốt cơng việc được giao.
- Thực hiện tốt các nội quy, quy định của doanh nghiệp khách sạn trong
thời gian thực tập về thời gian, trang phục...
- Tạo mối quan hệ thân thiện, hòa nhã với mọi người trong doanh nghiệp
- Luôn chủ động trong mọi công việc, sẵn sàng trợ giúp, hỗ trợ mọi
người trong cơ quan để hồn thành tốt các cơng việc chung.
1.2.2.3. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc
- Kỹ năng sống

+ Tạo lập cho sinh viên tác phong nhanh nhẹn, chịu được những áp lực
trong cơng việc để có thể tự lập khi ra trường.
+ Biết lắng nghe và học hỏi mọi người.
- Kỹ năng làm việc
+ Rèn kỹ năng lập kế hoạch và quản lý tổ chức.
+ Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.


4
1.3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
1.3.1. Trong học tập
- Nâng cao kiến thức về sản xuất nói chung cũng như những kiến thức
thực tiễn ở lĩnh vực kinh tế. Có cách đánh giá nhìn nhận bao qt về tình hình
phát triển của địa phương
- Củng cố kiến thức đã được học, được nghiên cứu. Rèn luyện những
kỹ năng cần thiết cho bản thân.
- Rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế cho công tác sau này.
- Vận dụng và phát huy được kiến thức đã học vào trong thực tiễn.
1.3.2. Trong thực tiễn
Đề tài là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên và cho ban lãnh đạo
của khách sạn.
1.4. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.4.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của Cơng ty Cở phần Tập
đồn Khách sạn Đơng Á.
- Phân tích, đánh giá được hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh
tại khách sạn Đông Á Plaza.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của khách sạn
Đông Á Plaza.
- Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho khách sạn

Đông Á Plaza.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
1.4.1. Thời gian
- Các số liệu sơ cấp được thu thập trong giai đoạn 2015 - 2017.
-Thời gian thực tập: Từ tháng 1/2018 -4/2018.
1.4.2. Địa điểm thực tập
Doanh nghiệp dịch vụ khách sạn Đông Á Plaza thuộc Công ty Cở phần
Tập đồn Khách sạn Đơng Á .


5
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Về cơ sở lý luận
2.1.1. Một số vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh tế kinh doanh
2.1.1.1. Khái niệm của hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh.
“Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một
phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài
lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định”. Từ khái niệm khái
quát này, có thể hình thành cơng thức biễu diễn khái qt phạm trù hiệu
quả kinh tế như sau:
H = K/C (1)
Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (q trình kinh tế) nào
đó; K là kết quả thu được từ hiện tượng (q trình) kinh tế đó và C là chi phí
tồn bộ để đạt được kết quả đó. Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn:
hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi
tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.[7]
Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn
lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan niệm như thế
hồn tồn có thể tính tốn được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến

đổi không ngừng của các hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và
tốc độ biến động khác nhau của chúng.
Từ khái niệm về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có
thể hiểu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm
trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc,
thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh
nghiệp đã xác định.


6
2.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh
Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của
hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả
kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của
các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động,
thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu
cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - mục
tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt
động sản xuất kinh doanh, cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm
hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.Hiểu kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt
được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt cũng là
mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của một doanh nghiệp có thể là những đại lượng cân đong đo đếm được như
số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị phần, ... và cũng có
thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hồn tồn có tính chất định
tính như uy tín của doanh nghiệp, là chất lượng sản phẩm, ... Như thế, kết
quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp. Trong khi đó, cơng thức (1)
lại cho thấy trong khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta đã sử

dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để
đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong lý thuyết và thực tế quản trị
kinh doanh cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí đều có thể được xác định bằng
đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị. Tuy nhiên, sử dụng đơn vị hiện vật để xác
định hiệu quả kinh tế sẽ vấp phải khó khăn là giữa “đầu vào” và “đầu ra”
khơng có cùng một đơn vị đo lường cịn việc sử dụng đơn vị giá trị luôn luôn
đưa các đại lượng khác nhau về cùng một đơn vị đo lường - tiền tệ. Vấn đề


7
được đặt ra là: hiệu quả kinh tế nói dung và hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh
doanh nói riêng là mục tiêu hay phương tiện của kinh doanh? Trong thực tế,
nhiều lúc người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả như mục tiêu cần đạt và trong
nhiều trường hợp khác người ta lại sử dụng chúng như công cụ để nhận biết
“khả năng” tiến tới mục tiêu cần đạt là kết quả.
2.1.2. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.2.1.Khái niệm về các chỉ tiêu nghiên cứu
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là một vấn đề
phức tạp, có quan hệ với tất cả các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh, (lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động); doanh nghiệp chỉ có thể
đạt hiệu quả cao khi các yếu tố cơ bản này được sử dụng có hiệu quả.
Để đánh giá chính xác, và có cơ sở khoa học hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thống kê cần phải xây dựng hệ thống
chỉ tiêu đầy đủ, hồn chỉnh vừa phản ánh một cách tởng hợp, vừa phản
ánh được mức sinh lợi, và phản ánh hiệu quả của từng yếu tố sản xuất,
từng loại vốn đầu tư, v.v… Để đảm bảo yêu cầu trên, thống kê thường sử
dụng hai phương pháp tổng quát để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Phương pháp thứ nhất:
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định dưới dạng hiệu

số Công thức
Hiệu quả hoạt động SXKD = Kết quả đầu ra -

Chi phíđầuvào

Phương pháp này đơn giản, dễ tính nhưng có những mặt hạn chế nhất
định, nó khơng phản ánh hết chất lượng kinh doanh, cũng như tiềm năng nâng
cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không thể
dùng để so sánh hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp và bản
thân doanh nghiệp qua các thời kỳ nghiên cứu khácnhau.


8
Phương pháp thứ hai:
Hiệu quả hoạt động SXKD được xác định bằng cách so sánh theo 2 dạng:
- Dạng thuận
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

=

Kết quả đầu ra
Chi phí đầu vào

Theo phương pháp này, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản
ánh mức sinh lợi của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.
- Dạng nghịch
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

=


Chi phí đầu vào
Kết quả đầu ra

Chỉ tiêu này phản ánh, để tạo ra được 1 đơn vị kết quả đầu ra ta cần bao
nhiêuđơn vị chi phí đầu vào.
Dựa vào các chỉ tiêu kết quả và chỉ tiêu chi phí thu thập được, ta sẽ tính
được một số chỉ tiêu hiệu quả. Giả sử ta thu thập được các chỉ tiêu kết quả là
giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA), lợi nhuận kinh doanh (LN) v.v…
và các chỉ tiêu chi phí là giá trị tài sản cố định bình qn (𝐺̅ ), tởng chi phí sản
xuất (C), số lượng lao động bình qn (T). Ta có thể nêu các chỉ tiêu thống kê
hiệu quả kinh tế dưới dạng thuận trongbảngsau:
Bảng 2-1
KQ
Chi phí

GO

T

W = GO/T

𝐺̅

H = GO/ 𝐺̅

C

NSSD chi
phí=GO/C


VA

Lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận = Lợi
nhuận/T
H = VA/ 𝐺̅ HL = Lợi nhuận / 𝐺̅
NSSD chi
Tỷ suất lợi nhuận tính theo chi
phí
phí Lợi nhuận/ chi phí
= VA/ C
W = VA/T

Tương tự xây dựng các chỉ tiêu thống kê hiệu quả kinh tế dưới dạng nghịch


9
* Các chỉ tiêu đánh giáhiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp
Bao gồm
a. Chi phí trên 1 đồng (hoặc 1.000 đồng) doanh thu
Là chỉ tiêu phản ánh số chi phí doanh nghiệp phải chi ra để có 1 đồng
(hoặc 1.000đ) doanh thu thuần.
Cơng thức:
Chi phí trên 1 đồng (1.000 đồng)
doanh thu

=


Các khoản chi phí trong SXKD
Doanh thu thuần

Các khoản chi phí trong sản xuất kinh doanh bao gồm:
- Giá vốn hàngbán.
- Chi phí bánhàng.
- Chi phí quản lý doanhnghiệp.
- Chi phíkhác.
Ý nghĩa: chi phí trên 1 đồng (hoặc 1.000đ) doanh thu càng gần đến 1
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng thấp.
b. Lợi nhuận trên 1 đồng (hoặc 1.000đ) doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng (hoặc 1.000 đ) doanh thu thuần của
doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Công thức
Lợi nhuận

Lợi nhuận trên 1 đ (hoặc 1.000đ)
doanh thu thuần

=

Doanh thu thuần

Trong đó
- Lợi nhuận là lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận sau
thuế tuỳ theo mục đích phântích.
- Doanh thu là doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc bao
gồm cả thu nhậpkhác.



10
* Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh
Chỉ tiêu hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh, cho biết cứ một đơn vị
vốn kinh doanh đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận
Công thức
Lợi nhuận

Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh

=

Vốn kinh doanh

Ý nghĩa: Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh càng lớn, hiệu quả kinh
doanh càng cao, tình hình tài chính càng lành mạnh và ngượclại.
* Hệ số khả năng sinh lợi của tài sản
Hệ số này phản ánh khả năng sinh lời của vốn, tồn tại dưới hình thức
vật chất của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định.
Công thức
Lợi nhuận sau thuế + Số lãi tiền vay phải trả

Hệ số khả năng
sinh lợi của tài sản

=

Tởng tài sảnbìnhqn

Ý nghĩa: hệ số khả năng sinh lợi của tài sản, không phụ thuộc vào cơ
cấu vốn và cho biết cứ 1 đơn vị tài sản đầu tư vào kinh doanh, đem lại bao

nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế và nguồn trả lãi ngân hàng.
c. Khả năng sinh lợi của vốn chủ sửhữu
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu, tham gia vào quá trình
sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu lợinhuận.
Công thức
Lợi nhuận

Khả năng sinh lợi của
vốn chủ sở hữu

=

Vốn chủ sở hữu

Ý nghĩa: khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu càng lớn, thì hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp càng cao, khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp càng cao và ngượclại.


11
d. Hiệu quả kinh tế của sử dụng vốn cốđịnh
* Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất
kinh doanh mà doanh nghiệp thu được trong kỳ so với số vốn cố định bình
quân, mà doanh nghiệp đã sử dụng trong kỳ.
Công thức
Hiệu quả sử dụng vốn cố định =

Doanh thu thuần
Vốn cố định bình quân


Ý nghĩa: cứ một đồng vốn cố định bình quân được sử dụng trong kỳ, sẽ
tạo rađược bao nhiêu đồng doanh thu.
Vốn cố định bình qn được xác định theo các cơng thức:
Trong đó:

VCD 

VDK  VCK
2

+ VDK: Vốn cố định có đầu kỳ
+ VCK: Vốn cố định có cuối kỳ
+ VCD : Vốn cố định bình quân.
* Hiệu suất sử dụng vốn cố định:Là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu
hiệu quả.
Công thức:
Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Vốn cố định bình quân
=

Doanh thu thuần

Ý nghĩa: để tạo ra một đồng doanh thu trong kỳ, doanh nghiệp phải sử
dụng bao nhiêu đồng vốn cố định.
* Khả năng sinh lợi của tài sản cố định
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đơn vị nguyên giá, (hoặc giá trị còn lại) của
tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu
đồng lợi nhuận.



12
Công thức
Lợi nhuận

Hệ số khả năng sinh lợi

=

của TSCĐ

Nguyên giá bình quân của TSCĐ

Ý nghĩa:khả năng sinh lợi càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản cố định
của doanh nghiệp càng cao và ngược lại
* Hiệu quả kinh tế của sử dụng vốn lưu động
- Số vòng quay của vốn lưu động
Cơng thức:

L

M
VLD

Trong đó:
+ L: số vịng quay của vốn lưu động
+ M: tổng mức luân chuyển của vốn lưu động (doanh thu thuần)
+ VLD : vốn lưu động bình quân.
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết bình quân trong năm vốn lưu động quay

bao nhiêu vịng.
Vốn lưu động bình quân được xác định theo các công thức:
Vốn lưu động ít biến động, không theo dõi được thời gian biến động
Cơng thức
Trong đó:

VLD 

VDk  VCK
2

+ VDK: Vốn lưu động có đầu kỳ
+ VCK: Vốn lưu động có cuối kỳ
Vốn lưu động biến động tăng (giảm) tại nhiều thời điểm có khoảng
cách thời gian bằng nhau
Cơng thức:

VLD 

V1  V2  V3  ...  Vn
n 1

Trong đó: V1 ; V2 ,. . . Vn: vốn lưu động có ở từng thời điểm trong kỳ
nghiên cứu.


13
* Khả năng sinh lợi của tài sản lưu động
Chỉ tiêu này cho biết, một đơn vị vốn lưu động bình quân tham gia
vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ, sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị

lợi nhuận.
Công thức:
Lợi nhuận

Hệ số khả năng sinh lợi
của TSLD

=

Giá trị TSLĐ bình quân trong kỳ

Ý nghĩa: khả năng sinh lợi của tài sản lưu động càng cao, hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
* Mức đảm nhiệm của vốn lưu động
Công thức:
Mức đảm nhiệm của vốn lưu động

Doanh thu thuần
=

Vốn lưu động bình quân

Ý nghĩa: để có được một đơn vị doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh
doanh, thì cần phải chi bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân.[13]
2.1.3. Các loại hình khách sạn
Khách sạn là một loại hình doanh nghiệp, có đăng ký kinh doanh theo
quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận.
Khách sạn là cơ sở kinh doanh lưu trú, đầy đủ tiện nghi, đáp ứng các
yêu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi, giải trí và nhiều dịch vụ khác trong
quá trình khách lưu trú tại khách sạn.

Khách sạn là một cơng trình kiến trúc kiên cố, có nhiều phịng ngủ,
nhiều tầng, được trang bị các thiết bị, đồ đạc chuyên dụng phục vụ cho mục
đích kinh doanh dịch vụ lưu trú cùng với nhiều dịch vụ bổ sung khác.


14
* Cách phân chia các loại hình khách sạn tùy thuộc vào các tiêu chí
khác nhau:
- Theo tiêu chuẩn sao:Tại Việt Nam, khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng
từ 1 đến 5 sao theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391: 2009: là khách sạn có
cơ sở vật chất, trang thiết bị, chất lượng phục vụ cao, đáp ứng được nhu cầu
đa dạng của khách du lịch về ăn, nghỉ, sinh hoạt, giải trí theo tiêu chuẩn của
từng hạng, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, được đánh giá thông qua các tiêu
chí: Vị trí, kiến trúc; Trang thiết bị, tiện nghi phục vụ; Dịch vụ và mức độ
phục vụ; Nhân viên phục vụ; Vệ sinh. Theo đó, tùy theo từng cấp độ của từng
tiêu chí mà đánh giá xếp hạng khách sạn.
- Theo quy mơ phịng
+ Khách sạn nhỏ: 1 đến 150 phòng
+ Khách sạn vừa: 151 đến 400 phòng
+ Khách sạn lớn: 401 đến 1500 phòng
+ Khách sạn Mega: trên 1500 phòng
- Theo khách hàng đặc thù:
+ Khách sạn thương mại (Commercial hotel): Khách sạn thương mại
phục vụ cho đối tượng khách thương nhân đi công tác, tuy nhiên trên thực tế
hiện nay lại phục vụ chủ yếu cho đối tượng khách du lịch. Loại hình khách
sạn này thường tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn.
+ Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort hotel): Các Resort hotel thường
năm ở ven biển, hải đảo, cao nguyên, vịnh… như ở Đà Nẵng, Nha Trang,
Phan Thiết… cho đối tượng khách đi nghỉ dưỡng dài hạn.
+ Căn hộ khách sạn (Condotel): Căn hộ khách sạn được thiết kế với

đầy đủ các phòng chức năng: phòng khách - bếp - phòng ngủ. Khách mua
căn hộ khách sạn để phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng dài hạn hoặc hợp tác với
đơn vị quản lý cho thuê lại trong thời gian không lưu trú.


15
+ Khách sạn sân bay (Airport hotel):Khách sạn sân bay thường nằm
gần các sân bay quốc tế, phục vụ chính cho đối tượng khách chờ bay hoặc
nhân viên phi hành đồn, có thời gian lưu trú ngắn hạn.
+ Khách sạn sòng bạc (Casino hotel):Khách sạn sòng bạc thường được
xây dựng rất xa hoa với nhiều trang thiết bị cao cấp, phục vụ cho đối tượng
khách có nhu cầu giải trí, chơi cờ bạc các loại… với thời gian lưu trú ngắn.
+ Khách sạn bình dân (Hostel):Khách sạn bình dân nằm gần các nhà
ga, bến xe… với các trang thiết bị cơ bản, phục vụ chính cho đối tượng
khách du lịch ba lô.
+ Nhà nghỉ ven xa lộ (Motel): Motel là loại hình khách sạn khá phở
biến ở nhiều nước trên thế giới và cũng đã xuất hiện tại Việt Nam trong vài
năm trở lại đây. Motel phục vụ chính cho đối tượng khách đi du lịch bằng
xe môt, xe hơi… chỉ có nhu cầu nghỉ qua đêm.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
khách sạn
2.1.4.1. Điều kiện thị trường
Trước tiên chúng ta hiểu thị trường là nơi tập trung giữa người mua và
người bán hay nói cách khác là nơi giao thoa giữa cung và cầu. Vì vậy sự biến
đởi của cung hay cầu đều dẫn đến sự biến đổi của thị trường.
- Trước hết là sự biến đổi về cầu
Chúng ta biết rằng khách là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh
nghiệp, của một khách sạn. Hoạt động thu hút khách chịu ảnh hưởng nhiều
của sự biến đổi của trên thị trường, sự biến đổi của cầu lại chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố như trình độ nhân thức, khả năng thanh tốn, thói quen tiêu dùng

hay xu hướng mới trên thị trường. Nghiên cứu về cầu lưu trú khách du lịch để
doanh nghiệp của mình.Rõ ràng rằng nếu nhu cầu về lưu trú cao thì doanh
nghiệp có điều kiện thuận lợi để thu hút được nhiều khách đến, mặt khác có
thể lựa chọn được khách của mình để phục vụ cho chu đáo, nâng cao hiệu quả


16
kinh doanh. Ngược lại nếu cầu về lưu trú thấp, điều đó có nghĩa là doanh
nghiệp phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt vì trong chiến lược thu hút khách
địi hỏi doanh nghiệp phải có chính sách phù hợp về giá cả, các kênh phân
phối để lôi kéo được nhiều du khách đến nhất.
- Sự biến đổi về cung
Sự biến đổi về cung thể hiện sự thay đổi về số lượng cũng như chất
lượng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lưu trú trên thị trường.Sự biến
đổi về cung cầu trong dịch vụ lưu trú trên thị trường. Sự biến đổi về cung cầu
trong dịch vụ lưu trú dẫn đến từng doanh nghiệp phải có chính sách hợp lý
trong từng thời kỳ để thu hút được khách đến. Trong bối cảnh hiện nay cầu
cũng gia tăng mà cung cũng gia tăng nhưng với những sắc thái khác nhau và
u cầu địi hỏi cũng khác nhau vì vậy doanh nghiệp phải biết lựa chọn con
đường đi của riêng mình để đạt được hiệu quả trong kinh doanh.
2.1.4.2. Các điều kiện kinh tế, chính trị quốc tế và trong nước
Hoạt động kinh doanh của khách sạn gắn liền với sinh hoạt của con
người về ăn ở, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí ngồi nơi cư trú thường xun. Vì
vậy việc đảm bảo an ninh chính trị, an tồn xã hội cho khách và hoạt động
kinh doanh của khách sạn có ý nghĩa hết sức quan trọng. Yêu cầu này chỉ có
thể thực hiện được trong điều kiện của nền kinh tế chính trị của một quốc gia
ởn định và phát triển lành mạnh. Như vậy có nghĩa là tình hình kinh tế chính
trị có ảnh hưởng rất lớn tới số lượng khách du lịch và lượng khách đến lưu trú
do vậy mà doanh nghiệp tùy theo điều kiện cụ thể mà có biện pháp phục vụ
khách chu đáo khi khách đến lưu trú tại khách sạn.

2.1.4.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm đường xa, hệ thống giao
thông vận tải, thơng tin liên lạc, điện nước…có ảnh hưởng rất lớn đến việc
khai thác tài nguyên du lịch của một quốc gia, của vùng , ảnh hưởng đến việc
thu hút khách. Cơ sở hạ tầng tốt là điều kiện thuận lợi an toàn, tiết kiệm cho


17
khách trong việc đi lại, ăn ở, giúp cho hoạt động khách sạn được thông suốt
đảm bảo năng suất lao động và chất lượng phục vụ còn ngược lại sẽ hạn chế
sự phát triển của từng doanh nghiệp du lịch. Như vậy để công tác thu hút
khách tiến hành thành cơng thì chúng ta cần quan tâm thích đáng vào cơ sở
vật chất kỹ thuật của từng doanh nghiệp, ngành du lịch cũng như các địa
phương, quốc gia.
2.1.4.4. Điều kiện tài nguyên du lịch
Điều kiện tài nguyên du lịch có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thu
hút khách là tiền đề để khách lựa chọn khi đi du lịch đồng thời cũng là yếu
tố để doanh nghiệp lựa chọn khi xây dựng khách sạn đi vào hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Tài nguyên du lịch là tổng thể các yếu tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử
cùng các thành phần của chúng góp phần khơi phục và phát triển thể lực và trí
lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên
này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp cho việc sản xuất ra các
sản phẩm du lịch.Việc phân loại tài nguyên và nghiên cứu tài nguyên du lịch
giúp cho mỗi doanh nghiệp khi đi vào hoạt động kinh doanh phải biết cách
khai thác tài nguyên có hiệu quả nhất đồng thời trên cơ sở đặc trưng của mỗi
loại tài ngun mà có biện pháp thích hợp để thu hút khách.
2.1.4.5. Các cơng cụ pháp luật chính trị
Cơng cụ pháp luật chính trị tác động đến hoạt động kinh doanh du lịch
nó có thể kìm hãm hay thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch cũng như của

từng doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng đến định hướng, chiến lược và quy
hoạch phát triển của ngành du lịch.Doanh nghiệp là một tế bào trong nền kinh
tế, doanh nghiệp sẽ hoạt động kinh doanh có hiệu quả nếu như được sự ủng
hộ của chính quyền sở tại cịn ngược lại nếu khơng có sự ủng hộ đó thì doanh
nghiệp khó có thể tồn tại được. Do đó đây là yếu tố xúc tác tạo một môi
trường cho doanh nghiệp hoạt động thuận lợi và có hiệu quả hơn trong kinh
doanh của mình.


18
2.1.4.6. Mơi trường tự nhiên xã hội
Có thể nói ngành du lịch là một ngành kinh tế bấp bênh nhất trong các
ngành kinh tế nhưng đồng thời là ngành kinh tế có sự phục hồi kỳ diệu. Bởi vì
ngành du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp chịu ảnh hưởng của nhiều ngành
kinh tế khác nhau nên mỗi khi có ngành kinh tế nào bị khủng hoảng đề ảnh
hưởng ít hay nhiều đến ngành du lịch. Khơng chỉ có thể ngành du lịch còn
chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên xã hội, điều kiện kinh tế, chính trị của
một quốc gia. Sự phát triển của du lịch cũng như sự phát triển của một doanh
nghiệp khách sạn sẽ gặp khó khăn nếu như đất nước xảy ra những biến cố làm
ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị, đe dọa trực tiếp hay gián tiếp đến
sự an toàn của du khách.
2.1.4.7. Mức độ phát triển của nền kinh tế
Ngày này cùng với xu hướng quốc tế hóa, khu vực hóa, các hình thức
liên kết cả về chiều dọc hay chiều ngang được phổ biến ở mọi lĩnh vực và
trong cả hoạt động kinh doanh của các khách sạn.Các doanh nghiệp khách sạn
nằm trong quy luật vận động của ngành du lịch nên cũng chịu ảnh hưởng của
nhiều ngành kinh tế khác. Đó là mối liên hệ với ngành tài chính ngân hàng,
thơng tin liên lạc, giao thơng vận tải…Các ngành kinh tế có tác động qua lại
thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho sự phát triển của
doanh nghiệp khách sạn[9]

2.2. Các văn bản pháp lý của Trung ương
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tở chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị quyết số 45-CP ngày 22-6-1993 của Chính phủ về đởi mới
quản lý và phát triển ngành du lịch;
Để tổ chức và quản lý các doanh nghiệp du lịch theo hướng chun
mơn hố, nhằm tăng cường hiệu lực quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả
sản xuất kinh doanh các dịch vụ du lịch;


×