Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

Ủy quyền trong vụ án dân sự theo bộ luật tố tụng dân sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31 MB, 190 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ DIỄM QUỲNH

ỦY QUYỀN TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ
THEO BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT
NAM – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN

KHÓA LUẬN CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ

TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 7 – NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ DIỄM QUỲNH

ỦY QUYỀN TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ
THEO BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT
NAM – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THẠC SĨ PHAN NGUYỄN BẢO NGỌC

TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 7 – NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN


Tôi là Nguyễn Thị Diễm Quỳnh, xin cam đoan rằng Khóa luận tốt nghiệp là
cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học tận tình
của Thạc sĩ Phan Nguyễn Bảo Ngọc. Các thơng tin, dữ liệu, bản án được trích dẫn
đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về chú thích tài liệu tham khảo.
Những phân tích, so sánh, bình luận và kiến nghị trong cơng trình là kết quả của quá
trình tiếp cận, học hỏi, đầu tư nghiên cứu một cách nghiêm túc của tác giả. Tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Nguyễn Thị Diễm Quỳnh


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT
BLDS
BLTTDS
HĐTP
UBND
TAND
NQ

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT
Bộ Luật Dân sự
Bộ luật Tố tụng dân sự
Hội đồng Thẩm phán
Ủy ban nhân dân
Tòa án nhân dân
Nghị quyết



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ỦY QUYỀN TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ THEO
BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM...............................................................6
1.1 Một số vấn đề chung về việc ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam ......6
1.1.1 Khái niệm.............................................................................................................6
1.1.2 Các hình thức ủy quyền trong vụ án dân sự....................................................9
1.1.3 Trình tự, thủ tục xác lập, chấm dứt quan hệ ủy quyền trong vụ án dân sự
..................................................................................................................................... 17
1.2 Chủ thể quan hệ ủy quyền trong vụ án dân sự.............................................. 27
1.2.1 Bên ủy quyền .................................................................................................... 27
1.2.2 Bên được ủy quyền .......................................................................................... 32
1.3 Đối tượng, nội dung, phạm vi ủy quyền .......................................................... 38
1.3.1 Đối tượng .......................................................................................................... 38
1.3.2 Nội dung và phạm vi ủy quyền trong tố tụng dân sự .................................. 38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................ 41
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ỦY QUYỀN
TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ............................................................................................. 42
2.1 Về hình thức của văn bản ủy quyền ................................................................. 42
2.1.1 Bất cập trong thực tiễn xét xử của Tịa ......................................................... 42
2.1.2 Kiến nghị hồn thiện các quy định về hình thức ủy quyền ......................... 48
2.2 Về việc một đương sự có nhiều người đại diện theo ủy quyền các vấn đề
liên quan........................................................................................................................ 49
2.2.1 Bất cập trong thực tiễn xét xử của Tịa ......................................................... 49
2.2.2 Kiến nghị hồn thiện pháp luật...................................................................... 56
2.3 Về chủ thể không được làm người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng
dân sự............................................................................................................................. 57
2.3.1 Bất cập trong quy định của pháp luật........................................................... 57
2.3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật...................................................................... 61
2.4 Về vấn đề ký đơn khởi kiện của người đại diện theo ủy quyền ................. 62

2.4.1 Bất cập trong quy định của pháp luật........................................................... 62
2.4.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật...................................................................... 71


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 73
KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chế định ủy quyền là một trong những chế định được hình thành và phát triển
khá sớm. Nếu như mục đích ủy quyền trong quan hệ dân sự thông thường là giúp
người được ủy quyền hoàn thành các giao dịch (làm xuất hiện, thay đổi và chấm dứt
các quan hệ pháp luật vật chất) thì trong tố tụng dân sự, mục đích là đại diện cho lợi
ích của một chủ thể trong quá trình đó (nghĩa là bảo vệ quyền và lợi ích của người
đó trước cơ quan Tịa án, đồng thời khơng có sự phát sinh, thay đổi và chấm dứt
quan hệ pháp luật). Do đó, trong tố tụng dân sự, hoạt động của người đại diện theo
ủy quyền đóng một vai trò quan trọng đối với các đương sự và cả cơ quan Tòa án.
Đây được xem là giải pháp hữu hiệu để các chủ thể trong xã hội bảo vệ quyền và lợi
ích của mình một cách tốt nhất khi khơng thể tự mình thực hiện các cơng việc liên
quan trực tiếp đến vụ án vì nhiều lý do khác nhau.
Bên cạnh đó, với sự phát triển ngày càng hiện đại của xã hội, các vấn đề pháp
lý ngày càng phức tạp, sự tham gia của người đại diện theo ủy quyền có trình độ tư
duy pháp lý cao là một trong những giải pháp cần thiết góp phần thúc đẩy tiến bộ xã
hội cũng như bảo vệ nền pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Xét thấy, ban đầu để người đại diện theo ủy quyền có thể đại diện mình tham

gia vào vụ án dân sự thì việc xác lập quan hệ ủy quyền phải dựa trên một quan hệ
dân sự. Vì vậy, Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 vừa tự đưa ra các quy định vừa
dựa trên cơ sở các quy định pháp lý về chế định ủy quyền của Bộ Luật Dân sự năm
2015 nhằm cụ thể hóa chế định ủy quyền trong tố tụng dân sự. Các quy định này thể
hiện được tư duy lập pháp tiến bộ, mềm dẻo, xóa bỏ định kiến về quá trình tố tụng
là một quy trình thủ tục rập khuôn, cứng nhắc khi đã ghi nhận sự thỏa thuận về ý chí
của đương sự trong việc tạo lập quan hệ đại diện.
Song, cách quy định này lại còn khá chung chung, bộc lộ một số hạn chế dẫn
đến nhiều cách hiểu khác nhau về các quy định này. Trong khi đó, pháp luật cịn
thiếu các văn bản pháp luật giải thích, hướng dẫn thi hành. Điều này dẫn đến trên
thực tế đương sự gặp lúng túng trong quá trình công chứng, chứng thực hay nội
dung ủy quyền trong văn bản ủy quyền không rõ ràng dẫn đến xác định phạm vi ủy
quyền khơng được thống nhất giữa Tịa án và bên được ủy quyền từ đó làm ảnh
hưởng đến quyền và lợi ích của đương sự,...


2

Xuất phát từ những lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài khoá luận tốt nghiệp “Ủy
quyền trong vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam - Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn” để nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, những vướng
mắc và thực tiễn về quan hệ ủy quyền trong tố tụng mà cụ thể là trong các vụ án dân
sự, từ đó đề xuất kiến nghị mang tính hồn thiện cho q trình sửa đổi và bổ sung
pháp luật hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề ủy quyền trong tố tụng dân sự nhận được sự quan tâm lớn từ các
chuyên gia pháp lý. Ở mỗi cách tiếp cận và phạm vi nghiên cứu khác nhau, các tác
giả lại có những cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề ủy quyền trong tố tụng dân sự một
cách khác nhau. Có thể kể đến các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
❖ Sách tham khảo, chuyên khảo

- Học viện Tư pháp (2017), Giáo trình kỹ năng hành nghề công chứng (tập 3),
NXB Tư pháp. Trong sách tham khảo này, các tác giả cung cấp những thủ tục công
chứng hợp đồng giao dịch; chứng thực bản sao, chữ kí, bản dịch; hoạt động tư vấn
pháp luật của cơng chứng viên; xác định tư cách pháp lý của chủ thể tham gia hợp
đồng, giao dịch; nhận dạng chữ viết, chữ ký, con dấu trong tài liệu, giấy tờ; nhận
dạng người trong hoạt động cơng chứng. Trong đó, liên quan đến quan hệ ủy quyền,
các tác giả cũng đã cung cấp những kiến thức khái quát về ủy quyền dưới góc độ
cơng chứng viên; một số đặc điểm pháp lý căn bản khi xem xét chứng nhận yêu cầu
công chứng liên quan đến ủy quyền.
- Tuấn Đạo Thanh (Chủ biên) (2017), Bình luận một số quy định trong Bộ luật
Dân sự năm 2015 có liên quan trực tiếp đến hoạt động công chứng, NXB Tư pháp.
Cuốn sách này cung cấp cho người đọc một số vấn đề pháp lý liên quan đến cá
nhân, chủ thể hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khơng có tư cách pháp nhân;
biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ,... Trong đó nội dung “ủy quyền với tư cách
là một hình thức đại diện” được tác giả phân tích, bình luận dựa trên các quy định
pháp luật liên quan đến các hình thức ủy quyền.
- Đặng Thanh Hoa (Chủ biên) (2020), Pháp luật tố tụng dân sự - Tình huống
và phân tích: Dành cho giảng viên, học viên, sinh viên luật và những người nghiên
cứu, NXB Hồng Đức. Các tác giả đưa ra các bài viết về các vấn đề pháp lý còn
nhiều quan điểm trong pháp luật tố tụng dân sự. Ở mỗi vấn đề, các tác giả đưa ra
những tình huống thực tế, và phân tích chúng dưới các góc độ pháp lý. Trong đó,


3

các vấn đề như “cá nhân ủy quyền cho cá nhân khác khởi kiện” hay “trường hợp
không được làm đại diện theo ủy quyền” có liên quan đến vấn đề mà tác giả nghiên
cứu, do đó tác giả chỉ tiếp cận ở một góc độ nhất định.
❖ Luận án, Luận văn, Khóa Luận
- Trần Thị Hương (2014), Người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố

tụng dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Luận văn nghiên cứu về chế định “Người đại diện theo ủy quyền” thông qua việc
phân tích các quy định pháp luật trong tố tụng dân sự cũng như đưa ra những thực
trạng cụ thể và đề xuất giải pháp với mục đích hồn thiện pháp luật.
- Lê Thị Minh Ngọc (2019), Quyền khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật tố
tụng dân sự Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí
Minh. Khóa luận đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền khởi kiện
trong tố tụng dân sự, trong đó có đề cập đến vấn đề ủy quyền khởi kiện của cá nhân.
- Ngoài các cơng trình tiêu biểu trên, cịn tồn tại những luận văn, khố luận
khác có đề cập liên quan đến chế định ủy quyền trong tố tụng dân sự.
❖ Các bài viết khác
- Nguyễn Duy Phương (2015), Hoàn thiện các quy định về đại diện theo ủy
quyền trong tố tụng dân sự, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 17. Bài viết nêu lên
một số vướng mắc, bất cập về vấn đề ủy quyền trong tố tụng dân sự, đồng thời đề
xuất một số giải pháp để khắc phục.
- Nguyễn Thùy Trang (2017), Vi phạm quy định về ủy quyền trong tố tụng dân
sự, những vướng mắc và đề xuất hồn thiện pháp luật, Tạp chí Luật học, số 12.
Thơng qua việc phân tích một vụ án tranh chấp hợp đồng tại Tòa án, bài viết chỉ ra
những vướng mắc trong việc bổ sung đơn khởi kiện, yêu cầu phản tố, đại diện theo
pháp luật và đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự, đồng thời đề xuất hoàn
thiện pháp luật theo hướng ưu tiên quyền lợi cho các đương sự khi có vi phạm trình
tự thủ tục dân sự.
- Đinh Duy Bằng (2019), Có được nhận đơn khởi kiện do người đại diện theo
ủy quyền ký tên, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 04. Tác giả đã tiến hành phân
tích, đánh giá hai quan điểm trái ngược nhau trong việc Tịa án có được nhận đơn
khởi kiện do người đại diện theo ủy quyền ký tên hay khơng.
- Nguyễn Huy Hồng (2020), Bàn về những trường hợp không được làm
người đại diện theo ủy quyền quy định tại Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015,
Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, số 01. Bài viết đề cập đến một số bất cập liên



4

quan đến những chủ thể mà pháp luật không cho phép trở thành người đại diện theo
ủy quyền, từ đó đưa ra những kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 87 Bộ
luật tố tụng dân sự cho phù hợp.
- Ngoài ra, các bài viết pháp lý được đăng tải trên các trang thông tin điện tử
cũng là nguồn tham khảo có giá trị giúp cho tác giả có thể phân tích, nghiên cứu đề
tài một cách tốt nhất. Có thể kể đến một số bài viết sau: “Một số bất cập về việc ủy
quyền trong tố tụng dân sự” của Trương Minh Tấn; “Trao đổi một số vấn đề về văn
bản ủy quyền” của Nguyễn Văn Phi; Huỳnh Minh Khánh với “Cá nhân có được
quyền ký vào đơn thay cho người khởi kiện?”.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài này được thực hiện với mục đích làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn
liên quan đến chế định ủy quyền trong tố tụng dân sự cụ thể là trong các vụ án dân
sự. Thông qua việc phân tích, đánh giá các vấn đề lý luận giúp tác giả phát hiện ra
những mâu thuẫn giữa thực tiễn và quy định pháp luật cũng như những điểm còn
hạn chế, chưa hợp lý trong các quy định của pháp luật tố tụng. Từ đó, tạo cơ sở cho
tác giả đưa ra những kiến nghị hoàn pháp luật trong tương lai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Tác giả tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề ủy
quyền trong vụ án dân sự. Trong đó nghiên cứu xoay quanh các vấn đề lý luận cơ bản
về việc ủy quyền như khái niệm, hình thức, trình tự thủ tục xác lập, chấm dứt ủy
quyền cũng như nghiên cứu các vấn đề lý luận về chủ thể trong quan hệ ủy quyền.
- Về phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu đối tượng theo
các quy định pháp luật hiện hành, cụ thể là Bộ luật Dân sự năm 2015 và Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2015 và các văn bản pháp luật liên quan như Luật Công chứng năm
2014. Bên cạnh đó, tác giả cịn phân tích, so sánh đối chiếu với các quy định pháp
luật trên thế giới như Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Bộ luật Tố tụng dân sự Liên Bang
Nga, Bộ luật tố tụng dân sự Tanzania để làm rõ đối tượng nghiên cứu của đề tài.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng làm
phương pháp luận chính.


5

Các phương pháp cụ thể được sử dụng để thu thập, phân tích và xử lý thơng tin gồm:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp là phương pháp được sử dụng xun
suốt q trình nghiên cứu. Phân tích hướng đến chia nhỏ, xem xét đối tượng cần
nghiên cứu dưới các góc độ văn bản, quan điểm tác giả, kinh nghiệm nước ngồi.
Sau khi phân tích các tài liệu thơng tin, tác giả đưa ra quan điểm của mình, kiến
nghị và đề xuất hoàn thiện.
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết cũng là một trong những
phương pháp đã sử dụng nhằm sắp xếp các tài liệu khoa học thành hệ thống logic
chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, vấn đề khoa học có cùng dấu hiệu bản
chất, cùng hướng phát triển để dễ nhận biết, dễ sử dụng theo mục đích nghiên cứu.
- Ngoài ra, phương pháp so sánh, cụ thể là quy định của pháp luật Việt Nam
và nước ngoài như Liên bang Nga, Nhật Bản, Tanzania để từ đó rút ra những điểm
mới, tiến bộ, là cơ sở để Việt Nam học tập, tiếp thu, hoàn thiện.
6. Bố cục tổng quát của đề tài
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục thì nội dung
nghiên cứu khoá luận chia làm hai chương:
Chương 1: Khái quát về ủy quyền trong vụ án dân sự theo bộ luật tố tụng dân sự
Việt Nam.
Chương 2: Những vướng mắc, thực tiễn xét xử của Tòa án liên quan đến quan hệ ủy
quyền trong vụ án dân sự.


6


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ỦY QUYỀN TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ THEO
BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
1.1 Một số vấn đề chung về việc ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam
1.1.1 Khái niệm
Để hiểu rõ được thế nào là ủy quyền trong tố tụng dân sự thì trước hết cần tìm
hiểu về khái niệm ủy quyền cũng như bản chất của ủy quyền trong các quan hệ pháp
luật dân sự thơng thường. Từ đó, tạo cơ sở để có thể phân biệt được sự khác nhau
giữa ủy quyền nói chung và ủy quyền trong tố tụng dân sự nói riêng.
a. Khái niệm “Ủy quyền”
Khi tiếp cận khái niệm “Ủy quyền” ở những góc độ khác nhau ta sẽ có những
định nghĩa khác nhau. Theo Từ điển tiếng Việt “Ủy quyền” là một động từ chỉ
“Giao cho người khác thay mình sử dụng một số quyền mà luật pháp dành cho mình
(Giấy ủy quyền, Bộ trưởng ủy quyền cho thứ trưởng)”.1 Trong khi đó, từ điển Luật
học đưa ra khái niệm “Ủy quyền” là “Giao cho người khác thay mặt mình sử dụng
quyền mà mình có được một cách hợp pháp. Ủy quyền được thực hiện bằng văn bản
ủy quyền (Hợp đồng ủy quyền, quyết định ủy quyền)”.2
Từ những khái niệm trên có thể hiểu rằng “Ủy quyền” chính là “Việc một
người giao cho người khác nhân danh mình để thực hiện cơng việc, thực hiện một
hoặc một số quyền năng nào đó (và thậm chí cả đối với nghĩa vụ)”.3 Về mặt bản
chất, quan hệ ủy quyền cũng là giao dịch dân sự, được thiết lập giữa hai chủ thể dựa
trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng lẫn nhau.
b. Khái niệm “Ủy quyền trong tố tụng dân sự” và “Ủy quyền trong vụ án dân sự”
Về khái niệm “Ủy quyền trong tố tụng dân sự”, BLTTDS năm 2015 không
đưa ra một khái niệm cụ thể nào. Có lẽ xuất phát từ lý do việc ủy quyền sẽ làm phát
sinh quan hệ đại diện, do đó, thay vì đưa ra khái niệm ủy quyền trong tố tụng dân sự
thì BLTTDS năm 2015 đưa ra khái niệm người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng
dân sự. Theo đó, tại Khoản 4 Điều 84 BLTTDS năm 2015 quy định rằng “Người
đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy
Nguyễn Văn Xô (Chủ biên) (2006), Từ điển Tiếng việt, NXB Thanh niên, tr. 837.

Từ điển Luật học (2006), NXB Từ điển Bách khoa – NXB Tư pháp, tr. 833.
3 Học viện Tư pháp (2017), Nguyễn Xuân Thu, Phạm Thị Thúy Hồng (Chủ biên), Giáo trình kỹ năng hành
nghề công chứng (tập 2), NXB Tư pháp, tr 167.
1
2


7

quyền trong tố tụng dân sự. Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho
người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích
khác u cầu Tịa án giải quyết ly hơn thì họ là người đại diện”.4
Đây là một trong những quy định rất quan trọng, là cơ sở để tác giả tiến hành
phân tích cũng như nghiên cứu các quy định của pháp luật về chế định ủy quyền
trong vụ án dân sự thông qua việc nghiên cứu các quy định của BLDS năm 2015 về
cùng chế định ủy quyền.
Mặt khác, theo khoản 1 Điều 134 BLDS năm 2015 quy định như sau “1. Đại
diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh
và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được
đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”.5 Song, sự dẫn giải sang BLDS này
vẫn không làm rõ nghĩa được chế định ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Từ điển luật học đưa ra khái niệm “Tố tụng dân sự” là:
Trình tự hoạt động do pháp luật quy định cho việc xem xét, giải quyết vụ
án dân sự và thi hành án dân sự.
Mục đích của tố tụng dân sự là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, cơ quan, tổ chức và lợi ích của nhà nước. Tố tụng dân sự bao gồm
khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự, thụ lý vụ việc dân
sự, giải quyết vụ việc dân sự theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc
thẩm, tái thẩm và thi hành án dân sự.6
Như vậy, dựa trên khái niệm về ủy quyền và khái niệm về tố tụng dân sự thì có

thể thấy chế định ủy quyền trong tố tụng dân sự là rất rộng. Việc ủy quyền xuất hiện
cả trong vụ án dân sự lẫn trong việc dân sự. Hay nói rõ hơn, việc ủy quyền trong tố
tụng dân sự có thể bắt đầu từ khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự,
thụ lý vụ việc dân sự, giải quyết vụ việc dân sự theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm,
giám đốc thẩm, tái thẩm. Riêng đối với việc ủy quyền trong thi hành án thì thi hành
án khơng phải là một giai đoạn trong tố tụng dân sự, do đó, chế định ủy quyền trong
tố tụng dân sự không bao gồm chế định ủy quyền trong thi hành án dân sự.

Khoản 4 Điều 84 BLTTDS năm 2015.
Khoản 1 Điều 134 BLDS năm 2015.
6 Từ điển Luật học, tlđd (2), tr. 785.
4
5


8

Tuy vậy, các quy định của BLTTDS hiện nay lại không thể hiện rõ ràng được
thời điểm tham gia vào hoạt động tố tụng của người đại diện do đương sự ủy quyền.
Và việc tham gia tố tụng của người đại diện được hiểu là sự tham gia trực tiếp vào
q trình tố tụng tại Tịa án.
Mặt khác, q trình tố tụng tại Tòa án được xác định bắt đầu từ thời điểm thụ
lý vụ việc dân sự cho đến khi kết thúc bằng việc tuyên các bản án hoặc quyết định
có hiệu lực thi hành.7
Quay trở lại khoản 4 Điều 84 BLTTDS năm 2015, các nhà làm luật đã sử dụng
thuật ngữ “Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự” thay cho thuật ngữ
“Người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng dân sự”. Về nội hàm, cụm từ “trong
tố tụng dân sự” rộng hơn cụm từ “tham gia tố tụng dân sự”, nó bao hàm tất cả hoạt
động tố tụng dân sự từ khi bắt đầu khởi kiện (đơn khởi kiện), bao gồm cả thủ tục
tiền tố tụng như hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã cho tới khi

bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.8 Phải chăng, ý đồ của các nhà làm luật là
đang muốn để cho người đại diện theo ủy quyền được nhân danh người được đại
diện ngay từ thời điểm làm đơn khởi kiện, đơn yêu cầu.
Từ đó, tác giả đưa ra khái niệm “Ủy quyền trong tố tụng dân sự là sự ủy
quyền của một chủ thể (gọi là người được đại diện) cho một chủ thể khác (gọi là
người đại diện theo ủy quyền) đủ điều kiện theo pháp luật để nhân danh người được
đại diện thực hiện một, một số hoặc tồn bộ cơng việc từ khởi kiện vụ án dân sự,
yêu cầu giải quyết việc dân sự cho đến việc tham gia vào quá trình tố tụng dân sự
phù hợp với nội dung ủy quyền trong văn bản ủy quyền. Mục đích của việc ủy quyền
nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người được đại diện trước Tòa án.
Về khái niệm “Ủy quyền trong vụ án dân sự”
Theo Điều 1 BLTTDS năm 2015 “Vụ án dân sự” là các tranh chấp về dân sự,
hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Như vậy, đặc trưng của vụ
án dân sự là có sự tranh chấp giữa các bên tham gia quan hệ dân sự, có sự khơng
thống nhất về việc thực hiện hay khơng thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ của một
Trườn g Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Hồng Đức-Hội Luật
gia Việt Nam, tr. 22.
8 Đinh Duy Bằng (2019), Có được nhận đơn khởi kiện do người đại diện theo ủy quyền ký tên?, Tạp chí dân
chủ và pháp luật, số 04, tr.53.
7


9

trong các bên. Khi quyền, lợi ích được cho là bị xâm phạm trong các quan hệ dân
sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, thơng qua thủ tục khởi
kiện một bên đưa ra yêu cầu trước Tòa án buộc bên kia phải thực hiện các nghĩa vụ
nhất định nhằm mục đích bảo vệ quyền, lợi ích của mình.
Liên quan đến vấn đề ủy quyền, trên thực tế có các quan điểm khác nhau về
việc ủy quyền khởi kiện của cá nhân trong vụ án dân sự. Có quan điểm thì cho rằng

người đại diện chỉ được quyền tham gia tố tụng (tức chỉ tham gia từ thời điểm thụ lý
vụ án cho đến khi kết thúc bằng việc tuyên các bản án hoặc quyết định có hiệu lực
thi hành) mà khơng được quyền ký đơn khởi kiện; cũng có quan điểm cho rằng
quyền được ký đơn khởi kiện của người đại diện theo ủy quyền là phù hợp với thực
tiễn và quy định của pháp luật.9 Từ đó, câu hỏi đặt ra là ủy quyền trong vụ án dân sự
chỉ đơn thuần là ủy quyền tham gia tố tụng hay là bao gồm cả ủy quyền khởi kiện
và ủy quyền tham gia tố tụng khi mà pháp luật còn chưa quy định rõ vấn đề này.
Quan điểm của tác giả cho rằng, khái niệm ủy quyền trong vụ án dân sự là bao
gồm cả ủy quyền ký đơn khởi kiện và tham gia vào quá trình tố tụng. Khi được ủy
quyền, người đại diện sẽ có quyền ký đơn khởi kiện, tham gia vào bất cứ giai đoạn
nào của quá trình tố tụng tùy theo nội dung mà các bên đã thỏa thuận trong văn bản
ủy quyền. Điều này cũng phù hợp với nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt
của đương sự được quy định tại Điều 5 BLTTDS năm 2015. Theo đó, đương sự có
quyền quyết định việc khởi kiện, quyền quyết định định đoạt này phải thực hiện
trong trong phạm vi pháp luật cho phép, trong khi đó việc ủy quyền ký đơn khởi
kiện này trong BLTTDS năm 2015 không hề có quy định nào cấm khơng được thực
hiện. Để cụ thể hơn về vấn đề này, tác giả sẽ làm rõ tại mục 2.4 của chương 2.
1.1.2 Các hình thức ủy quyền trong vụ án dân sự
a. Văn bản ủy quyền
Theo Từ điển tiếng Việt thì “Văn bản” là danh từ chỉ “Bản viết hoặc in, mang
nội dung là những gì cần được lưu lại để làm bằng chứng”.10 Từ điển từ và ngữ
Việt Nam thì định nghĩa “Văn bản” là “Giấy ghi nội dung một sự kiện”.11

Đinh Duy Bằng (2019), Tlđd (8), tr. 54.
Nguyễn Văn Xô, tlđd (1), tr. 849.
11 Nguyễn Lân (Chủ biên), Từ điển Từ và ngữ Việt Nam (2004), NXB TP. Hồ Chí Minh, tr.2003.
9

10



10

Khi tìm hiểu ở các văn bản quy phạm pháp luật thì khái niệm “Văn bản ủy
quyền” khơng được giải thích cụ thể mặc dù thuật ngữ này xuất hiện khá nhiều
trong các văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ điểm c khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai
năm 2013; Điều 144 Luật Doanh nghiệp năm 2020; điểm a khoản 2 Điều 74 Luật
Hải quan năm 2014.
Như vậy, dường như văn bản ủy quyền không phải là một cách thức chyển tải
quan hệ diện theo ủy quyền độc lập mà đơn thuần chỉ biểu đạt quan hệ ủy quyền đó
được thể hiện bằng hình thức văn bản.12 Hay nói cách khác, văn bản ủy quyền là tên
gọi chung của các hình thức ủy quyền được thể hiện dưới dạng văn bản. Trong khi
đó, pháp luật hiện hành cho thấy việc ủy quyền sẽ thực hiện thông qua văn bản ủy
quyền. Cụ thể, điều này đã được BLDS năm 2015 quy định gián tiếp “Thời hạn đại
diện được xác định theo văn bản ủy quyền” tại khoản 1 Điều 140.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng “BLDS lại khơng có quy định hình thức ủy
quyền là như thế nào và cũng khơng có văn bản hướng dẫn rõ là ủy quyền bằng lời
nói hay bằng văn bản và có cần phải công chứng hoặc chứng thực hay không, do đó,
dẫn đến việc ủy quyền trong tố tụng dân sự có bắt buộc phải bằng hình thức văn bản
hay khơng”.13 Tương tự, có ý kiến cũng cho rằng khơng phải trong mọi trường hợp
khi người tham gia tố tụng muốn ủy quyền thì Tịa án đều buộc các bên phải thể hiện
bằng văn bản mà tùy tính chất của việc ủy quyền để yêu cầu những hình thức thể hiện
việc ủy quyền phù hợp. Ví dụ, tại buổi lấy lời khai, trình bày tại phiên tịa, đương sự
trong vụ việc dân sự đã ủy quyền cho bằng miệng cho chồng thay mặt mình trình bày,
đưa ra các yêu cầu, đề nghị Tòa án xem xét giải quyết. Thư ký Tòa án ghi nhận sự
việc đó vào biên bản lấy lời khai hoặc biên bản phiên tịa, chứ khơng địi hỏi giữa
người ủy quyền và người được ủy quyền phải lập thành văn bản riêng.14
Tác giả cho rằng mặc dù BLDS năm 2015 khơng có quy định một cách trực
tiếp về hình thức ủy quyền dưới dạng một điều luật nhất định nhưng thơng qua điều
luật gián tiếp chúng ta có thể biết được rằng việc ủy quyền phải lập thành văn bản.

Tuấn Đạo Thanh (Chủ biên) (2017), Bình luận một số quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 có liên
quan trực tiếp đến hoạt động cơng chứng, NXB Tư pháp, tr. 145.
13 Trươn g M inh Tấn (2020), “Một số bất cập về việc ủy quyền trong tố tụng dân sự”, Tạp chí tịa án nhân dân
điện tử,
(truy cập ngày
15/04/2021).
14 Tưởng Duy Lượng, “Hợp đồng ủy quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015”, Tạp chí tịa án
nhân dân, số 14, tr.3.
12


11

Hơn nữa, văn bản ủy quyền thể hiện được quyền nghĩa vụ của các bên, là căn
cứ quan trọng giải quyết các tranh chấp phát sinh cho nên không thể nào chỉ thỏa
thuận bằng lời nói hay dưới dạng một hành động cụ thể khác. Chính vì xuất phát từ
tính chất quan trọng, cần đến sự đảm bảo an toàn về mặt pháp lý, cho nên khi
nghiên cứu các quy định của Luật Công chứng năm 2014, liên quan đến vấn đề ủy
quyền thì khoản 1 Điều 2 quy định rằng cơng chứng viên chỉ có thể chứng nhận
việc ủy quyền nếu được lập thành văn bản.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 86 BLTTDS năm 2015 thì “Người
đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân
sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền”. Như vậy, một lần nữa thông qua
điều luật gián tiếp, cũng như BLDS năm 2015, BLTTDS năm 2015 cho thấy việc uỷ
quyền cho người khác tham gia tố tụng phải được lập thành văn bản. Việc ủy quyền
bằng miệng tại Tòa án của đương sự mặc dù không được lập thành một văn bản
riêng biệt nhưng trong các biên bản lấy lời khai, biên bản phiên tòa, biên bản ghi
nhận sự việc có đề cập đến vấn đề ủy quyền và cuối cùng là có chữ ký của đương sự
(người ủy quyền) ở cuối các văn bản này. Hay nói cách khác, chính bản thân các
văn bản chứa đựng nội dung ủy quyền này cũng chính là một dạng của việc ủy

quyền dưới hình thức bằng văn bản.
Bên cạnh đó, hình thức ủy quyền bằng văn bản cũng là một trong các cơ sở
quan trọng cho việc “ủy quyền lại”.
Tham khảo BLTTDS Liên Bang Nga năm 2002 (đã được sửa đổi theo Luật
liên bang Số 451-FZ ngày 28 tháng 11 năm 2018) thì quyền hạn của người đại diện
theo ủy quyền phải được thể hiện dưới dạng văn bản ủy quyền và việc ủy quyền
phải thực hiện theo quy định của pháp luật.15 Điều 49 BLTTDS Liên Bang Nga năm
2002 quy định rằng người đại diện trong tố tụng dân sự là người có năng lực hành
vi đầy đủ và có văn bản ủy quyền theo đúng quy định pháp luật.16 Đến BLTTDS
sửa đổi, bổ sung năm 2018 khơng cịn quy định trực tiếp việc ủy quyền phải lập
thành văn bản như trước mà chỉ quy định “người đại diện trong tố tụng là người có
năng lực hành vi, quyền hạn tiến hành vụ việc được quy định và xác nhận một cách
15

BLTTDS Liên Bang Nga
Điều 53 “1. Полномочия представителя на ведение дела должны быть выражены в доверенности,
выданной и оформленной в соответствии с законом.”
(truy cập ngày 23/4/2021).
16 Điều 49 BLTTDS của Cộng hòa Liên Bang Nga, NXB Tư pháp, 2005.


12

tương ứng, ngoại trừ trường hợp quy định ở Điều 51 của bộ luật này”.17 Tuy nhiên,
người đại diện hợp pháp phải trình trước Tịa các văn bản xác nhận tư cách và
quyền hạn của họ.18 Bên cạnh đó, thơng qua quy định gián tiếp tại khoản 1 Điều 53
như đã trình bày thì ta vẫn có thể hiểu rằng việc ủy quyền phải được thể hiện dưới
hình thức văn bản.
Và hiện nay, trong tố tụng dân sự, văn bản ủy quyền được thể diện chủ yếu
dưới hai hình thức với hai tên gọi lần lượt là Hợp đồng ủy quyền và Giấy ủy quyền.

Như vậy, có thể khẳng định trong tố tụng dân sự việc ủy quyền phải được thể hiện
dưới hình thức bằng văn bản và văn bản ủy quyền này có thể là “Hợp đồng ủy
quyền” hay “Giấy ủy quyền” là tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên trong quan
hệ dân sự.
b. Hợp đồng ủy quyền
Như đã phân tích, hợp đồng ủy quyền là một dạng của văn bản ủy quyền. Trong
các giao dịch dân sự cũng xuất hiện các hợp đồng ủy quyền, ví dụ hợp đồng ủy quyền
mua bán đất, hợp đồng ủy quyền mua xe,...Trong pháp luật tố tụng dân sự, hợp đồng
ủy quyền được các đương sự sử dụng khá nhiều, tuy vậy nó vẫn có những đặc điểm
khác biệt so với những hợp đồng ủy quyền dân sự, thương mại thông thường.
Khái niệm “hợp đồng” được BLDS năm 2015 định nghĩa như sau: “Hợp đồng
là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự”19.
Ở khía cạnh khác, BLDS năm 2015 đưa ra khái niệm “Hợp đồng ủy quyền là sự
thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện cơng việc
nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc
pháp luật có quy định”.20 Quy định này đã thể hiện được mối quan hệ giữa hai chủ thể,
đó là, giữa bên ủy quyền với bên được ủy quyền và mối quan hệ phái sinh từ quan hệ
ủy quyền khi người được ủy quyền thực hiện công việc do bên ủy quyền đưa ra.
17

BLTTDS Liên Bang Nga
Điều 49 “1. Представителями в суде могут быть дееспособные лица, полномочия которых на ведение
дела надлежащим образом оформлены и подтверждены, за исключением лиц, указанных в статье 51
настоящего Кодекса.”
18 Jurcom74 , Представитель в гражданском процессе: понятие, виды и права, (14 января 2021 года)
[ (truy cập ngày
17/5/2021)
19 Điều 385, BLDS năm 2015.
20 Điều 562 BLDS năm 2015.



13

Tham khảo quy định trong BLDS Cộng hịa Pháp thì BLDS nước này đưa ra
định nghĩa như sau “Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng theo đó, một người trao cho
một người khác quyền thực hiện một công việc nhân danh và vì lợi ích của người ủy
quyền. Hợp đồng ủy quyền chỉ được giao kết khi có sự đồng ý của người được ủy
quyền”.21 Như vậy, so với quy định của pháp luật dân sự Cộng hòa Pháp về hợp
đồng ủy quyền thì pháp luật dân sự Việt Nam cũng có cách tiếp cận tương tự.
Từ khái niệm hợp đồng ủy quyền được định nghĩa tại Điều 562 BLDS năm
2015, có thể thấy hợp đồng ủy quyền phải thỏa mãn bốn đặc điểm sau:
Thứ nhất: Bên được ủy quyền thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền
chứ không phải nhân danh chính mình;
Thứ hai: Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa bên ủy
quyền và bên được ủy quyền;
Thứ ba: Đối tượng ủy quyền ở đây là một công việc cụ thể;
Thứ tư: Bên được ủy quyền có thể được hưởng thù lao hoặc khơng được
hưởng thù lao.
Có thể nói hợp đồng ủy quyền trong tố tụng dân sự là một dạng của hợp đồng
ủy quyền được quy định trong BLDS. Khi mà, một hợp đồng ủy quyền trong vụ án
dân sự cũng thể hiện có đầy đủ bốn đặc điểm trên. Cụ thể, bên được ủy quyền nhân
danh bên ủy quyền thực hiện một, một số hoặc tồn bộ cơng việc của bên ủy quyền
trong hoạt động tố tụng dân sự tại Tịa án, việc ủy quyền này có thể có thù lao hoặc
khơng có thù lao tùy theo thỏa thuận giữa các bên. Đặc điểm chính để thấy sự khác
nhau giữa hợp đồng ủy quyền trong tố tụng dân sự so với các loại hợp đồng ủy
quyền khác trong giao dịch dân sự thơng thường đó là ở nội dung cơng việc mà bên
được ủy quyền phải thực hiện. Ngoài ra, có thể dựa vào chủ thể thứ ba trong mối
quan hệ ủy quyền để thấy được sự khác biệt này. Cụ thể, hợp đồng ủy quyền trong
dân sự thông thường thì quan hệ giữa người được ủy quyền với bên thứ ba là một

quan hệ ngang - quan hệ giữa các chủ thể bình đẳng; cịn đối với hợp đồng ủy
quyền trong tố tụng dân sự thì thì quan hệ giữa người được ủy quyền với Tòa án
(bên thứ ba) được xem là một quan hệ theo chiều dọc – quan hệ quan hệ công quyền
về quyền lực và sự phục tùng vì Tịa án là cơ quan cơng quyền.
21

Điều 1984 Bộ Luật Dân sự Pháp , NXB. Tư Pháp, 2005.


14

c. Giấy ủy quyền
Bên cạnh hình thức ủy quyền bằng văn bản dưới dạng hợp đồng, hình thức ủy
quyền bằng giấy ủy quyền cũng khá phổ biến. Mặc dù hình thức này khơng được
BLDS nhắc đến và cũng chưa có quy định nào quy định rõ “Giấy ủy quyền” là một
dạng hình thức của văn bản ủy quyền, nhưng rải rác trong các văn bản pháp luật vẫn
có nhắc đến sự tồn tại của giấy ủy quyền một cách gián tiếp như là một hình thức
của văn bản ủy quyền. Cụ thể:
Điều 48 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về
Cơng chứng, chứng thực:
1. Việc uỷ quyền có thù lao, có nghĩa vụ bồi thường của bên được uỷ
quyền hoặc để chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản phải
được lập thành hợp đồng.
2. Việc uỷ quyền không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này,
thì khơng phải lập thành hợp đồng uỷ quyền mà có thể được lập thành
giấy uỷ quyền và chỉ cần người uỷ quyền ký vào giấy uỷ quyền.
Luật Công chứng năm 2014 không quy định giấy ủy quyền là một hình thức
của văn bản ủy quyền. Tuy nhiên, tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày
16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản
chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch có nhắc đến vấn đề ủy

quyền bằng “Giấy ủy quyền” dưới hình thức chứng thực chữ ký bên ủy quyền
(khơng phải chứng thực dưới hình thức hợp đồng giao dịch).
Giữa hai hình thức này thì hợp đồng ủy quyền được đánh giá là an toàn và
chặt chẽ hơn. Bởi lẽ, hình thức này có cơ sở pháp lý vững chắc, nội dung thỏa thuận
của các bên được thể hiện rõ ràng tại các điều khoản cụ thể trong hợp đồng. Đây là
cơ sở pháp lý để xem xét trách nhiệm của các bên xác lập hợp đồng ủy quyền, là cơ
sở để xác định lỗi và phạm vi bồi thường thiệt hại nếu có tranh chấp xảy ra.22
Ngồi ra, Giấy ủy quyền cịn có một nhược điểm đó chính là cơ chế bồi
thường khơng rõ ràng trong trường hợp có tranh chấp xảy ra. Chính vì lẽ đó, nếu
sau khi Giấy ủy quyền được lập xong, người có tên được ủy quyền không thực hiện
Đinh Hữu Định (2018), Hợp đồng ủy quyền để xác lập, thực hiện giao dịch bất động sản, Luận văn Thạc
sỹ, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr.23.
22


15

cơng việc theo giấy ủy quyền thì bên ủy quyền cũng khơng có quyền u cầu người
có tên được ủy quyền phải thực hiện công việc theo giấy ủy quyền, kể cả việc bồi
thường thiệt hại.23
Việc xác định rõ bản chất của giấy ủy quyền so với hợp đồng ủy quyền tạo cơ
sở cho đương sự trong việc tiến hành các thủ tục cần thiết để được Tòa án chấp
nhận. Khi đề cập đến bản chất của “Giấy ủy quyền” có hai quan điểm khác nhau về
vấn đề này.
Quan điểm thứ nhất cho rằng “Hành vi pháp lý đơn phương của người ủy
quyền đối với người được ủy quyền bằng giấy ủy quyền (bên ủy quyền ký), giao dịch
ủy quyền được xác lập bởi hành vi pháp lý đơn phương có thể được thể hiện bằng
việc cá nhân thể hiện ý chí ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân làm đại diện cho
mình”.24 Giấy ủy quyền phải có chữ ký của hai bên mới thỏa mãn phạm trù “Hợp
đồng ủy quyền”.25

Quan điểm thứ hai thì cho rằng giao dịch ủy quyền khi được chuyển tải bằng
phương thức giấy ủy quyền không phải là một hành vi pháp lý đơn phương, hay nói
cách khác, cho dù được giao kết bởi hai bên (bằng phương thức hợp đồng) hay được
ký bởi duy nhất một bên ủy quyền (bằng phương thức giấy ủy quyền), quan hệ ủy
quyền vẫn luôn được xác lập dưới hình thức là hợp đồng.26 Chính vì vậy, đã có sự
nhầm lẫn khi cho rằng “Giấy ủy quyền” là một dạng của hành vi pháp lý đơn
phương mà không cần phải có sự thỏa thuận giữa các bên.27
Về vấn đề này, tác giả đồng tình với quan điểm thứ hai, đó là, việc ủy quyền
dưới hình thức giấy ủy quyền không phải là một hành vi pháp lý đơn phương xuất
phát từ ý chí của một bên mà bản chất của nó vẫn là một quan hệ hợp đồng dựa trên
ý chí cả hai bên và tuân thủ những nguyên tắc tự nguyện, thiện chí trong giao dịch
dân sự. Bởi vì các lý do sau đây:
Nguyễn Văn Phi, Trao đổi một số vấn đề về văn bản ủy quyền, Trang thông tin đ iện tử Viện kiểm sát nhân
dân TP Cần Thơ,
-Viet-Nam/Traodoi-mot-so-van-de-ve-van-ban-uy-quyen-2508/
24 Cao Hồng Quân (2020), Giao dịch dân sự do người khơng có quyền đại diện xác lập, thực hiện theo Bộ
Luật dân sự năm 2015, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 19.
25 Lê Thu Hà (2010), Có hay khơng sự khác nhau khi công chứng hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền, Tạp
chí nghề Luật, số 4, tr.46.
26 Tuấn Đạo Thanh (Chủ biên), tlđd (11), tr 156.
27 Học viện Tư pháp (2017), tlđd (3) tr.161.
23


16

Thứ nhất, như đã phân tích ở trên, hợp đồng chính là sự thỏa thuận về việc xác
lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự còn hành vi pháp lý đơn
phương được xác lập dựa trên ý chí của một bên. Mặc dù khi tiến hành ủy quyền
dưới hình thức giấy ủy quyền chỉ có chữ ký của người ủy quyền mà khơng có chữ

ký của người đại diện nhưng không thể khẳng định được rằng việc ủy quyền chỉ là ý
chí của bên ủy quyền, người được ủy quyền khơng biết gì về việc ủy quyền này.
Hay nói cách khác, giữa họ đã có sự thống nhất với nhau trước đó, vì các lý do khác
nhau chẳng hạn như hai bên không cùng một nơi cư trú và để thuận tiện họ chọn
hình thức giấy ủy quyền chỉ có chữ ký của bên ủy quyền. Hơn nữa, cá biệt tại một
số giấy ủy quyền vẫn có cả chữ ký của người được ủy quyền và người ủy quyền.28
Thứ hai, cho đến nay chưa có quy định pháp luật nào xác định giấy ủy quyền
thuộc về dạng hành vi pháp lý đơn phương.
Trong tố tụng dân sự, có thể nói bên cạnh hợp đồng ủy quyền tham gia tố tụng
thì giấy ủy quyền tham gia tố tụng là hình thức phổ biến nhất và được tịa án các cấp
chấp nhận. Tùy thuộc vào ý chí , thỏa thuận mà đương sự trong vụ án dân sự có thể
ủy quyền cho chủ thể khác đại diện mình tham gia vào vụ án bằng hình thức giấy ủy
quyền hay hợp đồng ủy quyền đều được.
Từ những phân tích trên, tác giả đưa ra khái niệm “Giấy ủy quyền là một hình
thức của văn bản ủy quyền. Trong đó, ghi nhận việc một bên được phép nhân danh
người được ủy quyền thực hiện một hoặc một số công việc nhất định nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho mình theo quy định của pháp luật. Việc ủy quyền này
phát sinh hiệu lực kể từ khi bên được ủy quyền bắt đầu thực hiện một hành vi cụ thể
được ghi nhận trong nội dung ủy quyền.”
Bên cạnh đó, hiện nay các Tòa án vẫn chấp nhận các loại văn bản ủy quyền
của các cơ quan, tổ chức với những tên gọi như: Quyết định ủy quyền, Văn bản ủy
quyền, Thông báo ủy quyền,...29 Tuy vậy, về bản chất những loại văn bản trên vẫn
được xem là giấy ủy quyền cho dù chúng được thể hiện với các tên gọi khác nhau.
Ủy quyền trong vụ án dân sự cho dù là dưới hình thức nào thì văn bản đó phải
đảm bảo được nội dung chính sau: Bên ủy quyền, bên được ủy quyền; nội dung ủy
quyền; thời hạn ủy quyền, có hay khơng có thù lao ủy quyền. Ngồi ra, tùy theo ý
28
29

Xem phụ lục 1

Xem phụ lục 1


17

chí các bên mà trong văn bản ủy quyền sẽ có thêm các điều khoản như: Quyền và
nghĩa vụ các bên, phương thức giải quyết tranh chấp, lệ phí cơng chứng,...
1.1.3 Trình tự, thủ tục xác lập, chấm dứt quan hệ ủy quyền trong vụ án dân sự
a. Trong việc xác lập quan hệ đại diện theo ủy quyền
BTLLDS năm 2015 khơng đưa ra quy định nào về quy trình ủy quyền của
đương sự trong vụ án. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy việc ủy quyền
được thực hiện trong ba trường hợp sau thì sẽ có u cầu khác nhau để văn bản ủy
quyền có hiệu lực và được Tịa án chấp nhận.
Trường hợp thứ nhất đó là việc ủy quyền được thực hiện ngồi Tịa án nhưng
trong lãnh thổ Việt Nam.
Khi rà sốt tồn bộ các điều khoản trong BLTTDS 2015, chỉ có duy nhất một
điều luật quy định là bắt buộc phải công chứng, chứng thực văn bản uỷ quyền (hoặc
bắt buộc phải lập tại Toà án) trong trường hợp uỷ quyền thực hiện việc kháng cáo.
Cụ thể, khoản 6 Điều 272 BLTTDS (Đơn kháng cáo) quy định:
6. Việc ủy quyền quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này phải được
làm thành văn bản có cơng chứng, chứng thực hợp pháp, trừ trường hợp
văn bản ủy quyền đó được lập tại Tịa án có sự chứng kiến của Thẩm
phán hoặc người được Chánh án Tịa án phân cơng. Trong văn bản ủy
quyền phải có nội dung đương sự ủy quyền cho người đại diện theo ủy
quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ
án của Tịa án cấp sơ thẩm.
Như vậy, có thể khẳng định pháp luật tố tụng không bắt buộc văn bản ủy
quyền tham gia tố tụng của đương sự phải công chứng, chứng thực (trừ văn bản ủy
quyền kháng cáo). Thế nhưng, hầu hết các Tịa án hiện nay đều u cầu cơng
chứng, chứng thực đối với hợp đồng ủy quyền và với giấy ủy quyền tham gia giải

quyết vụ án.
Nguyên nhân dẫn đến sự thận trọng trên của Toà án (buộc các đương sự phải
công chứng, chứng thực văn bản uỷ quyền) có thể xuất phát từ lý do văn bản uỷ
quyền có thể bị làm giả mạo, dẫn đến ý chí được xác lập trong văn bản uỷ quyền
không phải là của đương sự.


18

Cần chú ý rằng, đối với các cơ quan nhà nước, hay pháp nhân thì văn bản uỷ
quyền chỉ cần có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân và có
đóng dấu của pháp nhân là được Tồ án chấp nhận, khơng cần phải cơng chứng,
chứng thực như văn bản uỷ quyền của cá nhân. Sự xuất hiện con dấu của pháp nhân,
được cho là cơ sở để chính pháp nhân đó chịu trách nhiệm với việc ủy quyền. Bên
cạnh đó, nếu người nước ngồi muốn ủy quyền cho công dân Việt Nam trở thành
người đại diện thay mình tham gia tố tụng thì cần phải hợp pháp hóa lãnh sự đối với
văn bản ủy quyền đó thì mới được Tịa án chấp nhận.
Đối với hợp đồng ủy quyền
Về cách thức, việc công chứng hợp đồng ủy quyền có thể tiến hành tại tổ chức
hành nghề cơng chứng (văn phịng cơng chứng hoặc phịng cơng chứng). Trong hợp
đồng ủy quyền ln phải có xác nhận của cả bên ủy quyền và bên được ủy quyền vì
thế mà cần có sự có mặt của cả hai bên tại tổ chức công chứng để việc công chứng
được tiến hành. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng bắt buộc các bên có
mặt tại tổ chức hành nghề cơng chứng. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được
ủy quyền không thể cùng đến tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu
cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền;
bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công
chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục cơng chứng hợp
đồng ủy quyền.30
Về trình tự cơng chứng hợp đồng ủy quyền được Luật công chứng năm 2014

quy định tại các Điều 40 và Điều 41 luật này. Lưu ý rằng, người ủy quyền cần phải
chứng minh được rằng mình có quyền ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng
bằng cách cung cấp các chứng cứ liên quan đến vụ án dân sự như giấy triệu tập,
hoặc thông báo thụ lý vụ án, biên bản nộp tiền tạm ứng án phí,...
Sau khi hồn tất thủ tục cơng chứng, đương sự hoặc người đại diện có thể liên
hệ Tòa án để nộp hợp đồng ủy quyền này miễn là đảm bảo trước khi kết thúc quá
trình giải quyết vụ án. Khi đó, ngồi văn bản ủy quyền thì người đại diện theo ủy
quyền cần phải có những giấy tờ cần thiết khác như hộ khẩu, chứng minh nhân dân,
giấy khai sinh,... để chứng minh mình là người đại diện theo ủy quyền của đương
sự.
30

Khoản 2 Điều 55 Luật Công chứng năm 2014.


19

Đối với Giấy ủy quyền
Luật Công chứng năm 2014 không quy định về hình thức Giấy ủy quyền. Tuy
nhiên, theo Điều 77 Luật Công chứng năm 2014 và khoản 4 Điều 5 Nghị định số
23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về về cấp bản sao từ sổ gốc,
chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao
dịch cho phép cơng chứng viên có quyền và trách nhiệm chứng thực trong các giấy
tờ văn bản. Do đó, trên thực tế Giấy ủy quyền vẫn được sử dụng và cũng được công
chức, chứng thực như Hợp đồng ủy quyền. Bên cạnh đó, cũng khơng ít trường hợp
Giấy ủy quyền được chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã nhưng khơng được Tịa
chấp nhận.31
Về trình tự chứng thực giấy ủy quyền được quy định tại Điều 24 Nghị định
23/2015/NĐ-CP. Cũng có ý kiến cho rằng bản chất Giấy ủy quyền vẫn thuộc về chế
định hợp đồng cho nên trình tự thủ tục cơng chứng giấy ủy quyền khơng khác gì so

với hợp đồng ủy quyền và áp đụng Điều 55 Luật Công chứng để chứng nhận việc
thụ ủy.
Trường hợp thứ hai, quan hệ đại diện được xác lập ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Về cách thức, theo Điều 78 Luật Cơng chứng năm 2014 thì Cơ quan đại diện
ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ở nước ngồi được cơng chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản, văn bản ủy
quyền và các hợp đồng, giao dịch khác theo quy định của Luật này. Mặc khác, Luật
các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài tại
khoản 7 Điều 8 có quy định:
Điều 8. Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự
[...] 7. Thực hiện nhiệm vụ công chứng, chứng thực phù hợp với quy định
của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên [...]
Như vậy, khi ủy quyền được xác lập ở nước ngồi, các bên có thể lựa chọn
chứng thực, công chứng hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền tham gia tố tụng tại

31

Chứng minh tại mục 2.4


×