Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phân tích kỹ năng tư vấn pháp luật bằng văn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.35 KB, 12 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, theo quy định tại Điều 38 Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 thì: "Tư vấn
pháp luật được thực hiện bằng miệng hoặc bằng văn bản; tư vấn trực tiếp, bằng thư
tín, điện tín hoặc thơng qua phương tiện thông tin khác; thông qua trợ giúp pháp lý
lưu động, sinh hoạt chuyên đề pháp luật, Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý và các phương
thức khác". Như vậy, có nhiều hoạt động tư vấn pháp luật khác nhau, trong đó tư vấn
pháp luật bằng văn bản là một trong những hình thức tư vấn pháp luật khá phổ biến và
thông dụng hiện nay của các luật sư tư vấn. Để hiểu rõ hơn hình thức tư vấn này em
xin chọn đề tài: “Phân tích kỹ năng tư vấn pháp luật bằng văn bản. Minh họa bằng
các tình huống thực tiễn.”
NỘI DUNG
I.

Khái quát chung
1. Khái niệm và những trường lý do tiến hàng tư vấn bằng văn bản
a. Định nghĩa: TVPL bằng văn bản là việc người thực hiện tư vấn viết dưới hình thức
một văn bản với các nội dung thông tin nhằm tư vấn pháp luật liên quan đến vụ việc
cụ thể của người được tư vấn pháp luật, giúp người được tư vấn pháp luật hiểu được
quy định của pháp luật, áp dụng pháp luật để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình.
b. Những lý do tiến hành tư vấn bằng văn bản
• Do khách hàng yêu cầu;
- khách hàng ở xa, không trực tiếp đến gặp luật sư để xin tư vấn bằng miệng;
- khách hàng muốn khẳng định độ tin cậy của giải pháp thông qua việc đề ra các
câu hỏi để luật sư trả lời bằng văn bản;
- kết quả tư vấn bằng văn bản có thể được khách hàng sử dụng để phục vụ cho
những mục đích riêng của khách hàng;
• Trường hợp nội dung vụ việc có tính chất phức tạp; nhiều hồ sơ, tài liệu, nội
dung liên quan đến nhiều lĩnh vực;
Khoản 3 điều 38 luật trợ giúp pháp lý 2006 quy định “Đối với vụ việc phức tạp,
cần có thời gian nghiên cứu, xác minh hoặc vụ việc thiếu những giấy tờ, tài liệu có
liên quan thì người thực hiện trợ giúp pháp lý phải viết phiếu hẹn hoặc yêu cầu bổ


sung các giấy tờ, tài liệu cịn thiếu.
Trong thời hạn khơng q mười lăm ngày, kể từ ngày thụ lý vụ việc hoặc nhận đủ
các giấy tờ, tài liệu cần bổ sung, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm
1


nghiên cứu và trả lời bằng văn bản cho người được trợ giúp pháp lý; trong trường
hợp vụ việc cần có thời gian để xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng khơng
q ba mươi ngày.”
Như vậy, đối với những vụ việc phức tạp hoặc thiếu giấy tờ, tài liệu cần thiết thì
người luật sư sẽ khơng tư vấn ngay lập tức bằng lời nói và sẽ hẹn khách hàng vào một
thời gian khác để có thời gian nghiên cứ, xác minh và tư vấn bằng văn bản cụ thể, chi
tiết cho khác hàng.
• Trường hợp nội dung vụ việc có tính chất đơn giản, ít phức tạp nhưng đặc trưng của
việc đó là sản phẩm phải bằng văn bản như: soạn đơn từ theo mẫu…
c. Các dạng sản phẩm sau khi TVPL bằng văn bản
- Hợp đồng, văn bản hành chính (đơn từ, cơng văn, quyết định…), văn bản nội bộ
(Điều lệ, Nội quy, Quy chế);
- Bản thẩm định, đánh giá, cho ý kiến pháp lý đối với vụ việc hoặc hợp đồng, văn
bản nội bộ;
- Bảng trả lời câu hỏi.
2.

Các bước thực hiện kỹ năng tư vấn bằng văn bản
Bước 1: Tiếp xúc, tìm hiểu yêu cầu của khách hàng
Thông thường, các yêu cầu bằng văn bản của khách hàng đã rõ ràng, luật sư
không phải sắp xếp các vấn đề như trong việc tư vấn bằng lời nói.
Bước 2: Yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan
Trao đổi với khách hàng về yêu cầu của họ để tái khẳng định yêu cầu của họ, nếu
thấy cần thiết. Nếu luật sư thấy cần thiết phải có thêm tài liệu thì u cầu khách hàng

cung cấp thêm.
Bước 3: Nghiên cứu hồ sơ, tra cứu văn bản pháp luật, xây dựng ý tưởng
Tra cứu các tài liệu văn bản có liên quan để phục vụ cho việc tư vấn. Trong
trường hợp, sau khi đã nghiên cứu hồ sơ và nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên
quan thấy yêu cầu của khách hàng có thể liên quan đến những vấn đề thuộc lĩnh vực
khác thì luật sư nên tham khảo ý kiến của nhà chuyên môn hoặc luật sư chuyên sâu
trong lĩnh vực đó.
Bước 4: Soạn thảo văn bản tư vấn
2


Văn bản trả lời cho khách hàng phải là văn bản trong đó nêu được bản chất của
yêu cầu, đáp ứng trực tiếp yêu cầu mà khách hàng nêu ra. Văn bản soạn thảo phải
logic, súc tích, chính xác, ngơn ngữ thích hợp, văn phong rõ rang, dễ hiểu. Ngồi ra, sẽ
có nhiều loại văn bản tư vấn khác nhau, tùy thuộc vào từng loại văn bản người soạn
phải biết cách soạn khác khau. Việc soạn thỏa văn bản tư vấn tốt giúp cho hoạt động rà
soát văn bản và gửi văn bản cho khách hàng được nhanh chóng hơn, và cũng thể hiện
được chất lượng làm việc, khả năng của luật sư tư vấn và ngược lại.
Bước 5: Rà soát văn bản, gửi văn bản cho khách hàng
Đây là bước rất quan trọng trước khi văn bản tư vấn được gửi cho khách hàng.
Trước khi gửi cho khách hàng, văn bản tư vấn của luật sư tư vấn trực tiếp soạn thảo sẽ
được chuyển cho bộ phận (hay người khác) rà sốt, kiểm tra lại về nội dung (có đúng
vấn đề tư vấn không, đúng pháp luật không) và hình thức (có đúng chính tả khơng,
….). Qua văn bản tư vấn khách hàng sẽ đánh giá chất lượng làm việc của cơng ty tư
vấn pháp luật nói chung và luật sư tư vấn nói riêng, từ đó ảnh hưởng đến uy tín của
cơng ty và luật sư tư vấn.
3.

Những yêu cầu khi viết văn bản TV
- Xác định đúng đối tượng người đọc, mục đích, nội dung;

- Trung thành với các tình tiết vụ việc, chính xác, khơng sai sót;
- Viết đúng pháp luật, có căn cứ;
- Viết ngắn gọn, dễ hiểu, văn phong rành mạch, tránh lạm dụng ngơn ngữ pháp
lý;
- Ngơn ngữ chuẩn mực, lơgic, chính xác, chặt chẽ, rõ ràng, phù hợp với đối tượng
được tư vấn
- Có kỹ thuật trình bày văn bản;
- Có kết quả cụ thể trả lời cho các vấn đề mà người yêu cầu đặt ra và đúng hẹn.

4.

Ưu và nhược điểm việc tư vấn bằng văn bản
- Ưu điểm: qua việc tư vấn bằng văn bản tạo cơ hội cho luật sư nghiên cứu hồ sơ
một cách kỹ càng và chính xác hơn so với hình thức tư vấn bằng lời nói, trên cơ sở đó
đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho khách hàng. Đặc biệt, đối với những luật sư mới
3


hành nghề, chưa có kinh nghiệm hoặc vụ việc cần tư vấn có ban hành một số văn bản
mới mà luật sư chưa lắm rõ thì việc tư vấn bằng văn bản là cần thiết để luật sư có thời
gian nghiên cứu và đưa ra những tư vấn chính xác nhất cho khách hàng.
- Nhược điểm: bên cạnh những ưu điểm là luật sư có thời gian nghiên cứu kỹ hồ
sơ vụ việc thì việc tư vấn bằng văn bản yêu cầu luật sư cần cẩn thận, chu đáo hơn. Văn
bản mà luật sư đưa ra phải có trình độ chính xác cao, có căn cứ pháp lý đúng pháp luật
vì văn bản mà luật sư tư vấn chính là căn cứ để quy trách nhiệm nếu phát hiện tư vấn
sai.
II.

Minh họa tình huống thực tiễn
Tình huống 1: Anh B đến công ty luật An Gia nhờ tư vấn về vụ việc như sau:

Ngày 22/5/2016, Ơng A (có 4 con là B, C, D, E có năng lực hành vi đầy đủ) lập
di chúc để lại toàn bộ căn nhà cho con trai trưởng là B, đồng thời giao nghĩa vụ “B có
trách nhiệm quản lý, sử dụng căn nhà để thờ cúng tổ tiên đời đời kiếp kiếp mà không
được bán căn nhà”. Ngày 10/6/2016, ông A qua đời. Ngày 3/8/2016 C, D, E khởi kiện
đòi chia căn nhà. B muốn hỏi, trong trường hợp này thì C, D, E có quyền địi chia căn
nhà này khơng? B u cầu luật sư tư vấn bằng văn bản.
Giải quyết tình huống:
Trong trường hợp này, theo căn cứ Bộ luật dân sự 2005 thì khi lập di chúc, người
lập di chúc có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng (theo
khoản 3 Điều 648 Bộ luật Dân sự). Điều 670 Bộ luật Dân sự quy định: Trong trường
hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản
đó khơng được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di
chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện
đúng di chúc hoặc khơng theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người
thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để
thờ cúng.
Vì ơng A đã chỉ định B “có trách nhiệm quản lý, sử dụng căn nhà để thờ cúng tổ
tiên đời đời kiếp kiếp” nên ngôi nhà này không thể được phân chia và B có quyền,
nghĩa vụ quản lý ngơi nhà đó mà khơng có quyền định đoạt. Tuy nhiên, nếu toàn bộ di
4


sản của ơng A khơng đủ để thanh tốn nghĩa vụ tài sản của ơng thì khơng được dành
một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
Như vậy, trong tình huống này khơng q phức tạp, tình tiết đơn giản thì luật sư
tư vấn có thể tư vấn bằng nời lói cho anh B. Tuy nhiên, do theo yêu cầu của anh B là
tư vấn bằng văn bản cho nên Luật sư phải tư vấn bằng văn bản theo yêu cầu khách
hàng. Ngồi ra, theo tơi thì tình huống này nên tư vấn bằng văn bản để anh B có căn
cứ, văn bản để giải thích vụ việc đúng pháp luật cho C, D, E hiểu và khuyên C, D, E
rút đơn kiện để khơng làm sứt mẻ tình anh em. Từ những điều trên, tơi thấy trong tình

huống này tư vấn bằng văn bản sẽ phù hợp hơn vư vấn bằng lời nói.
Tình huống 2: Chị Hằng đến cơng ty luật X nhờ tư vấn về vụ việc như sau:
Con trai chị Hằng tên là Nguyễn Minh Quân (SN 1996, ngụ tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu, là sinh viên lớp cao đẳng nghề Quản trị 12A, trường Cao đẳng GTVT TP.HCM).
Vào hồi 15h chiều 25/11, lúc giải lao giữa giờ học, Quân và bạn cùng lớp là Đặng
Thanh Phước (SN 1997, ngụ tỉnh Đồng Nai) có đùa nghịch với nhau. Phước dùng chai
nước đánh vào đầu Quân để trêu ghẹo, còn Quân dùng dép ném lại vào mặt Phước.
Chỉ là đùa với nhau nhưng 2 bên lao vào ẩu đả thật. Sau vụ ẩu đả đó Phước về sang
quận Bình Thạnh gặp người anh họ tên Võ Minh Lục (SN 1996, sinh viên Trường Kỹ
thuật Công nghệ) kể lại sự việc. Lục nghe xong liền lấy một đoạn dây xích thủ sẵn
trong người tìm Qn gây sự. Trong lúc xô xát, Quân đã cầm dao chém nhiêu nhát vào
vai, tay của Lục. Sau đó, hàng xóm phát hiện đã đến ngăn cản và đưa Lục đi cấp cứu
kịp thời.
Hiện tại, con trai chị Hằng bị công an bắt giữ để điều tra. Chị Hằng muốn hỏi,
trong trường hợp này con trai chị có phạm tội khơng? Nếu phạm tội thì phạm tội gì?
Và có bị đi tù khơng?
Giải quyết tình huống:
Trong trường hợp này thì con trai chị Hằng là Qn đã có hành vi dùng vũ khí
gây thương tích ở vai và tay của Lục. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 104 BLHS 1999
quy định:“Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các
5


trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ
sáu tháng đến ba năm.”
Như vậy, để tư vấn chính xác cho chị Hằng thì luật sư xem kết luận giám định
pháp y kết luận tỉ lệ thương tật mà Quân gây ra cho Lục là bao nhiêu phần trăm từ đó
mới có thể tư vấn cho chị Hằng chính xác được. Cho nên, với vụ việc phúc tạp, cần
thời gian nghiên cứu, thu thập chứng cứ như này thì luật sư nên hẹn khách hàng vào

thời gian khác sẽ tư vấn bằng văn bản để có thời gian nghiên cứu hồ sơ và thu thập
chứng cứ. khi đó mới có thể tư vấn chính xác và cụ thể cho khách hàng được. cho
nên, từ những phân tích trên, tơi cho rằng trong tình huống với tính chất phức tạp và
chưa rõ ràng như này luật sư nên hẹn khách hàng một thời gian sau và tư vấn bằng văn
bản cho khách hàng.
Tình huống 3: Chị Linh có gửi mail tới cơng ty luật Y nhờ tư vấn vụ việc sau:
Ngày 10/1/2016, do tin tưởng Dung (là một người mới quen) nên khi Dung mượn
laptop và 1triệu 600 nghìn đồng của Linh, Linh đã cho vay. Hiện giờ Dung khơng trả
và có ý lẩn tránh. Linh có ghi âm cuộc điện thoại khi 2 bên thống nhất với nhau thời
gian trả và phương thức trả là vào ngày 13/3/2016 tại nhà của Linh. Chị Linh muốn
hỏi chị làm như thế nào để có thể địi lại được số tài sản đó theo đúng quy định pháp
luật?
Giải quyết tình huống:
Trong tình huống này thì chị Linh khơng đến trực tiếp Văn phịng luật Y để xin tư
vấn mà thông qua việc gửi mail tới cơng ty. Cho nên, trong tình huống này luật sư
khơng thể tư vấn trực tiếp bằng lời nói cho chị Linh được mà phải cẩn tư vấn bằng văn
bản một cách rõ ràng và chi tiết cho chị. Cụ thể, em có thư tư vấn cho chị Linh như
sau:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ Y

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2016
THƯ TƯ VẤN
6


V/v: Địi lại tài sản
Kính gửi:
Bà Lê Thị Linh

Địa chỉ: Số 87 đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
Nội dung: Tư vấn cho chị Linh về việc đòi lại 1 laptop và 1 triệu 600 đồng mà
chị đã cho Dung mượn.
Trước yêu cầu tư vấn của chị vào ngày 04/04/2016. Hôm nay, ngày 15/04/2016
chúng tôi (Văn phòng luật sư Y) đã nghiên cứu và soạn thư tư vấn này để gửi đến chị
xem xét như sau:
1.

Bối cảnh tình huống
Ngày 10/1/2016, do tin tưởng Dung (là một người mới quen) nên khi Dung mượn
laptop và 1triệu 600 nghìn đồng của Linh, Linh đã cho vay. Hiện giờ Dung khơng trả
và có ý lẩn tránh. Linh có ghi âm cuộc điện thoại khi 2 bên thống nhất với nhau thời
gian trả và phương thức trả là vào ngày 13/3/2016 tại nhà của Linh.

2.

Tài liệu, chứng cứ
Về vấn đề này, chúng tôi đã kiểm tra các tài liệu sau đây:
- 1 bản sao ghi âm cuộc điện thoại khi Linh và Dung thống nhất với nhau thời
gian và phương thức trả.
Trong khi xem xét các tài liệu này, chúng tôi giả định rằng tài liệu mà chúng tôi
được cung cấp là bản sao đầy đủ, hoàn toàn giống như bản chính, khơng hề có yếu tố
gian lận.

3.

Căn cứ pháp lý
Khi đưa ra các ý kiến trong thư vấn này, chúng tôi đã xem xét và áp dụng những
văn bản pháp luật sau:
- Bộ Luật Dân sự 2005;

- Bộ Luật tố tụng dân sự 2015;
4. Nội dung tư vấn
Trên cơ sở quy định hiện hành, chúng tôi đưa ra ý kiến tư vấn như sau:
7


a.

Phân tích vụ việc
Thứ nhất, theo căn cứ khoản 1 Điều 401: “Hợp đồng dân sự có thể được giao
kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy
định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.” Và Điều
512: “Hợp đồng mượn tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn
giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà khơng phải trả tiền, cịn
bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt
được.” của Bộ luật dân sự 2005 thì có thể hiểu hợp đồng mượn tài sản phải tuân thủ
bất kỳ hình thức nào nên các bên có thể giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng
hành vi cụ thể. Như vậy, mặc dù không ký kết bất kỳ hợp đồng nào nhưng giữa chị và
Dung đã có giao kết hợp đồng mượn tài.
Thứ hai, khoản 3 Điều 514 Bộ luật Dân sự 2005 quy định nghĩa vụ của bên
mượn tài sản như sau: “Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thoả thuận
về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích
mượn đã đạt được” Như vậy, Dung có nghĩa vụ trả lại tài sản của chị theo sự thỏa
thuận giữa các bên. Trong trường hợp này Dung đã không thực hiện đúng nghĩa vụ trả
lại tài sản cho chị thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với chị.

b.

Giải pháp:
Thứ nhất, chị có quyền yêu cầu người đó thực hiện nghĩa vụ bằng việc tự mình

yêu cầu hoặc nhờ đến công an xã/phường can thiệp giúp đỡ chị.
Giải pháp này sẽ đơn giản, nhanh hơn, không tốn thời gian, khơng tốn thêm một
khoản chi phí nào khác. Tuy nhiên, giản pháp này khơng có tính cưỡng chế, bắt buộc
cao. Nếu Dung vẫn cố chấp khơng chịu thực hiện thì chị nên áp dụng giải pháp thứ
hai.
Thứ hai, nếu Dung cố tình khơng thực hiện thì chị có quyền gửi đơn đến tịa án
nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật. Đơn khởi
kiện có thể nộp trực tiếp tại Tồ án hoặc gửi đến Toà án qua bưu điện hoặc gửi trực
tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thơng tin điện tử của Tịa án (nếu có). Trong
8


đơn, bạn phải nêu rõ nội dung chính theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự
2015, cụ thể như sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
-Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người
khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường
hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tịa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân
hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện
thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị
kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp
khơng rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú,
làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân
hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện
thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp khơng rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi,

nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng
của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể
yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan;
- Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
Kèm theo đơn khởi kiện bạn phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu
cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Giải pháp này thì có tính cững chế và tính bắt buộc cao. Nếu Dung khơng chịu
trả lại cho chị thì sẽ có các cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc Dung phải thực hiện
nghĩa vụ trả tài sản cho chị. Tuy nhiên, giải pháp này mất rất nhiều thời gian, phức tạp
9


và chị sẽ phải mất các khoản án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định pháp
luật.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về yêu cầu của chị Linh. Việc đưa ra ý
kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách
hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham
khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc
thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến chị chưa hiểu hết vấn đề và có sự vướng
ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của chị.
Trân trọng./.
ĐẠI DIỆN VĂN PHÒNG LUẬT SƯ
AMT VÀ CỘNG SỰ
( đã ký tên và đóng dấu)
KẾT LUẬN
Qua phân tích trên ta có thể thấy hình thức tư vấn pháp luật bằng văn bản của
luật sư hiện này cũng khá phổ biến. Cho nên, việc biết các kỹ năng tư vấn bằng văn

bản của luật sư tư vấn là cần thiết và quan trọng của luật sư trong quá trình tư vấn cho
khách hàng bằng văn bản. Từ đó, để tránh những sai sót khơng nên có khi tư vấn pháp
luật bằng văn bản cho khách hàng.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005;
Bộ Luật tố tụng dân sự Việt Nam 2015;
Bộ Luật Hình sự Việt Nam 1999;
Giáo trình Kỹ năng tư vấn pháp luật, TS Phan Chí Hiếu. Ths Nguyễn Thị Hằng

Nga(chủ biên), Nxb Công an nhân dân.
5. />6. />
MỤC LỤC
11


12



×