Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

THUYẾT TRÌNH đề tài scandal

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.91 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
Khoa Kinh Tế - Quản Lý
-------*****-------

THUYẾT TRÌNH
Đề tài :

Scandal
Giảng viên: Phạm Long Châu
Lớp PR.1_HKIII – nhóm 1
Nhóm sinh viên thực hiện : SUMMER
Tên thành viên

MSV

Đánh giá mức độ tham gia

Nguyễn Phương Anh

A35914

100%

Lê Ngọc Hải

A35844

100%

Nguyễn Hồng Nhung



A35879

100%

Đinh Thị Hạnh Trang

A35957

100%

Ngô Thị Ngọc Ánh

A36979

100%

Hà Nội, tháng 4 năm 2022


Xin chào cơ và các bạn, hơm nay nhóm Summer chúng em xin phép được trình
bày đề tài Scandal, cũng có thể hiểu là bê bối hoặc drama.
1. Phần 1: Mở đầu
Trong thế giới ngập tràn thông tin như hiện nay, sự chú ý của công chúng trở
thành một thứ hàng hóa quý hiếm đặc biệt, nhất là đối với doanh nghiệp, tổ chức hoặc
1 cá nhân,.. Được ví như 1 loại giá trị “vàng” trong xã hội, để có được độ hot, hấp dẫn
đến từ các nhóm cơng chúng, người ta sẽ mất rất nhiều “ vàng” – để chi cho 1 TVC
quảng cáo truyền thông 30s trên khung giờ đẹp.
Nhưng vấn đề là khơng phải ai cũng có vàng để chi và cũng không phải TVC nào
cũng đem lại độ nóng như người ta mong muốn. Vì thế con người đã nghĩ ra cách thức

thu hút sự chú ý của đám đơng “ nhanh chóng” đó là “Scandal”, có thể hạ gục đối thủ
cạnh tranh, có thể thu hút sự chú ý, có thể lơi kéo dư luận, đây cũng là 1 cách khắc sâu
ấn tượng về sản phẩm, doanh nghiệp, 1 cá nhân nào đó trong tâm trí cơng chúng cũng
như khách hàng.
Vậy nhắc đến chủ đề Scandal, mọi người có thể cho mình biết những vụ Scandal
gần đây mà mọi người đang quan tâm, chú ý là gì khơng ạ ?
Để tìm hiểu sâu hơn về đề tài này, chúng em xin phép được giới thiệu về khái
niệm và các loại hình Scandal.
2. Phần 2: .Khái niệm về Scandal là gì? Khi nào có Scandal?
1. Khái niệm
Scandal từ tiếng Anh có gốc của từ tiếng Pháp, phiên âm tiếng Việt: Xì-căngđan.
Scandal được hiểu là những sự việc khiến dư luận quan tâm, phê phán nhưng
phần lớn là phẫn nộ, các vụ rùm beng bê bối về tất cả các mặt đời sống của những ca
sĩ, diễn viên, những người được nhiều khán giả quan tâm.
Scancal xuất hiện khi
Một vụ bê bối có thể tự nó phát sinh khách quan theo thực tế của người trong
cuộc hoặc cũng có thể là sự việc mà nó sẽ diễn ra theo đúng ý đồ của người trong cuộc
nhằm pha trộn để tạo nên scandal nhằm đem đến sự nổi tiếng.
Đôi khi, một vụ bê bối được dựng lên như một lớp vỏ để che đậy một vụ bê bối
trước liên quan đến nó.
Trong cuộc sống, có những Scandal mà do chính nhân vật trong cuộc tạo ra nhằm
PR cho bản thân, đây được xem là cách đem lại sự nổi tiếng nhanh chóng và “đi lên từ


tai tiếng”. Scandal được ví như con dao hai lưỡi. Nó có thể khiến cho người sử dụng
nó nổi tiếng nhanh chóng mà khơng cần nhiều nỗ lực đầu tư. Nhưng đồng thời, nó
cũng khiến người làm giải trí sẽ ln bị gắn với hình ảnh tai tiếng và “rẻ tiền” cho đến
về sau. Nếu khơng có cố gắng thốt khỏi cái khung ấy, khơng có sự đầu tư về chất
lượng nghệ thuật, khơng có sự cống hiến tài năng thật thụ thì sớm muộn gì cũng bị
chìm vào lãng qn mà thơi.

2. Các loại hình Scandal
- Các loại bê bối phổ biến là:
+ Bê bối chính trị
+ Bê bối tình dục
+ Bê bối thể thao
+ Bê bối báo chí
+ Bê bối an toàn vệ sinh thực phẩm
+ Bê bối tiền bạc liên quan đến quản trị của các công ty
+ Bê bối liên quan đến các người nghiên cứu tại đại học hay các viện nghiên cứu.

3. Phần 3: Scandal có phải là PR hay khơng ?
3.1.

Phân biệt scandal với PR

Scandal theo gốc của từ tiếng Pháp: scandale, tiếng Anh: scandal, phiên âm tiếng
Việt: Xì-căng-đan. Scandal được hiểu là những sự việc, vụ bê bối khiến dư luận quan
tâm, phê phán nhưng phần lớn là phẫn nộ, các vụ rùm beng về tất cả các mặt đời sống
của những ca sĩ, diễn viên, người nổi tiếng được nhiều khán giả quan tâm.
Quan hệ công chúng (Tiếng Anh: Public Relations, viết tắt là PR) là việc một
cơ quan tổ chức hay doanh nghiệp chủ động quản lý các quan hệ giao tiếp cộng đồng
để tạo dựng và giữ gìn một hình ảnh tích cực của mình. Mục đích của quan hệ cơng
chúng là thông báo cho công chúng, khách hàng tiềm năng, nhà đầu tư, đối tác, nhân
viên và các bên liên quan khác, và cuối cùng thuyết phục họ duy trì quan điểm tích cực
hoặc thuận lợi cho tổ chức, lãnh đạo, sản phẩm hoặc dịch vụ
Qua định nghĩa trên, ta thấy đặc điểm nổi bật đó là: Scandal mang tính tiêu cực,
cịn PR mang tính tích cực xây dựng hình ảnh tốt đẹp trong mắt công chúng.
SCALDAL

PR



Tiêu cực

Tích cực

Có thể do tự phát sinh khách quan
theo thực tế hoặc theo chính ý đồ của
người trong cuộc.
Thường mang tính cá nhân

Mang tính tập thể cao

Thường bị cơng chúng chê bai,
cơng kích

3.2.

Có kế hoạch rõ ràng, cụ thể,
hướng tới mục đích chung của cả doanh
nghiệp
Được cơng chúng đón nhận

So sánh Scandal với khủng hoảng truyền thông

Khủng hoảng truyền thông xã hội là một sự kiện đột phá và bất ngờ có nguy cơ
gây tổn hại cho tổ chức hoặc các bên liên quan được khơi mào trên các phương tiện
truyền thông đại chúng hoặc mạng xã hội. Ba yếu tố chung cho một cuộc khủng
hoảng:
(a) mối đe dọa đối với tổ chức,

(b) yếu tố bất ngờ và
(c) thời gian quyết định ngắn.
Trên cơ sở đó, ta thấy Scandal và Khủng hoảng truyền thơng có một số nét tương
đồng như:
Scandal

Khủng
truyền thơng

hoảng

Giống

Hành động xảy ra bất ngờ
Thường mang tính tiêu cực nhiều hơn
Đều để lại những hậu quả xấu cho cá nhân/tập
thể nếu khơng kịp thời giải quyết

Khác

Do tự phát sinh
hoặc có chủ đích ( lời
dẫn ở bên dưới)

Hồn tồn khơng
có chủ đích


(Nói về bản chất của PR, Edward Bernays, cha đẻ của PR hiện đại cho rằng:
“Trước khi muốn công chúng yêu mến, hãy khiến họ hiểu mình trước”. Có thể khẳng

định, chức năng chính của PR là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên trên nền
tảng cơ sở truyền thông hai chiều. Nền tảng của PR là truyền đi những thơng điệp
khẳng định hình ảnh và trách nhiệm của chủ thể, qua đó nhận lại được sự thấu hiểu,
chia sẻ và ủng hộ từ cơng chúng. Do vậy, có thể nói, điểm khác biệt rõ rệt nhất là
khủng hoảng truyền thơng xảy ra hồn tồn khơng phải là chủ đích của hoạt động PR.)
– lời dẫn phần trong bảng
Trên thực tế, người ta thường dựa vào ba phương diện chính để đo lường hiệu
quả PR: cơng cụ và phương tiện (độ bao phủ, tần suất xuất hiện, lượt đọc, lượng tin
bài...); thông điệp và thương hiệu (sự tăng cường nhận biết, tạo ra những liên tưởng rõ
ràng, yêu thích hay phản cảm); thương hiệu (tác động tới việc thay đổi hành vi của
công chúng khiến họ quyết định tiếp tục gắn bó với thương hiệu, giới thiệu thương
hiệu với người khác).
Những thông điệp PR đưa ra được đánh giá là thành công khi giúp công chúng
hiểu được người nổi tiếng, thấy gần gũi với người nổi tiếng, từ đó dẫn tới việc cơng
chúng có những liên tưởng tích cực với người nổi tiếng (mà đơi khi vì những liên
tưởng tích cực này họ sẵn sàng bỏ qua những hành động tiêu cực khác).
Tạo dựng “scandal” không bao giờ được coi là một chiến lược PR khi nó dẫn tới
những liên tưởng tiêu cực và thái độ tẩy chay từ công chúng. Một mặt, đám đông mỗi
ngày đều “online”, chấm chấm, phảy phảy trên “smartphone” để “update” (cập nhật)
tin tức về những chuyện đời tư, những chuyện bên lề tai tiếng của người nổi tiếng.

4. Phần 4: Ví dụ
4.1.

Ví dụ doanh nghiệp

 Tương ớt Chinsu
Trong cuộc khuynh đảo thị trường của hệ sinh thái sản phẩm tiêu dùng Masan 10 năm
qua - đều xoay quanh chiến lược "Marketing dựa trên nỗi sợ hãi" như tạo ra những tin đồn



Scandal. Tuy nhiên, với "sự cố Chin-su" xuất phát từ Nhật Bản thì việc kiểm sốt tình hình
của ơng lớn ngành hàng tiêu dùng này trở nên khó khăn hơn.

Việc Masan đưa ra phản hồi về vụ hơn 18.000 chai tương ớt Chin-su bị thu hồi
tại Nhật Bản chỉ dành riêng cho thị trường Việt Nam đang khiến làm sóng lo lắng, bất
an của người tiêu dùng dâng cao, tạo thành 1 vụ bê bối với 1 loạt các phản hồi như
phân biệt đối xử vân vân. Nhưng có lẽ đây là 1 trong những cách nhà quản trị
marketing của Masan lợi dụng Scandal như 1 chiến lược marketing dựa trên nỗi sợ hãi
không mới, nhưng chưa bao giờ cũ trong một môi trường thiếu hụt niềm tin vào thực
phẩm như ở Việt Nam. Masan được biết đến như là "bậc thầy" về việc triển khai chiến
lược này.
Nhìn lại bê bối thực phẩm với nước tương chứa 3-MCPD gây ung thư trước đây,
cho thấy nỗi sợ hãi thúc đẩy bán hàng hiệu quả như thế nào. Khi người tiêu dùng
hoang mang với nước tương chứa chất có thể gây ung thư, công ty sản xuất hàng tiêu
dùng Masan đã lập tức ném phao cứu sinh bằng sản phẩm Nước tương Tam Thái Tử.
Đúng như dự đoán, sản phẩm này đã giúp doanh thu của Masan tăng gấp 3 lần, từ
660 tỷ đồng năm 2007 lên 1.992 tỷ đồng năm 2008.
Nhưng bên cạnh năng lực kinh doanh vượt trội, ông chủ của hãng Masan cũng để
lại những tranh cãi về cách thức sử dụng Scandal để truyền thông, và các cách thức
marketing lạ đời chưa từng có.
Rõ ràng, tâm lý đám đông và mối quan tâm đến sức khỏe, tạo các tranh cãi đã
làm cho chiêu bài truyền thông dựa vào nỗi sợ hãi của Masan luôn hiệu nghiệm trong
một thâp kỷ qua.
Tuy nhiên, trong thị trường tiêu dùng hiện tại, người mua đã thực sự tỉnh táo hơn,
sự quan tâm đến thành phần sản phẩm cũng được nâng cao hơn thì chiến lược này thực
sự đang đi đến thối trào.
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 vừa diễn ra, nhiều cổ đơng của CTCP Tập
đồn Masan đã bày tỏ băn khoăn về ảnh hưởng của “scandal” nước mắm cũng như
tương ớt Chinsu tới hoạt động của tập đoàn.

Giám đốc cấp cao Chiến lược và Phát Triển của Masan Group – ông Danny Le –
thừa nhận MSN đã chịu ảnh hưởng từ các sự cố đã nêu. Tuy nhiên, theo ông Le, đó cơ
bản chỉ là các “sự cố truyền thơng”. Báo chí và truyền thơng cơng kích thương hiệu
Masan – bất kể phía Masan đã lên tiếng và cung cấp thơng tin để làm rõ sự việc.


Vị Giám đốc cấp cao này khẳng định, Masan sẽ tiếp tục đẩy mạnh truyền thông
về sự việc để công chúng hiểu rõ hơn và hiểu đúng hơn.
Chia sẻ thêm về mối quan tâm trên của các cổ đông, Chủ tịch Nguyễn Đăng
Quang thừa nhận những hạn chế của tập đồn trong việc xử lý những sự cố truyền
thơng – mà ông gọi là “sự hiểu lầm”.
“Đầu tiên, chúng ta phải thẳng thắn nói rằng Masan đã làm chưa tốt”, ơng Quang
nói và phân tích: “Chúng ta cịn chưa chủ động, cịn ít chia sẻ, ít thơng tin về các vấn
đề đối với báo chí và truyền thơng. Chúng ta cứ nghĩ rằng rồi mọi người sẽ hiểu”.
Theo Chủ tịch Masan Group, thời gian tới tập đoàn này sẽ đẩy mạnh và sẽ làm
tốt hơn công tác truyền thông, với phương châm “cởi mở hơn để chia sẻ”.
“Cái gì làm chưa tốt thì phải làm tốt hơn. Khơng ai hồn hảo cả nhưng điều quan
trọng là chúng ta phải nhìn nhận và hồn thiện, sao cho ngày hơm nay tốt hơn ngày
hôm qua” – ông Quang khẳng định Masan sẽ cố gắng mỗi ngày để trở thành một
thương hiệu được người tiêu dùng “tin và dùng”.
Trước câu hỏi của các cổ đông về mức độ ảnh hưởng của "scandal" nước mắm và
tương ớt Chinsu tới kết quả kinh doanh của tập đồn, Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang
cho biết: "Tơi tin rằng các sự cố vừa qua ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh khơng
nhiều".
Ví dụ về Vietjet Air
Hãng này bắt đầu khiến dư luận chú ý khi gắn liền với tên gọi đầy thị phi “hãng
hàng không bikini” khi tung ra hình ảnh Ngọc Trinh – nữ hồng Scandal giải trí cùng
dàn nữ tiếp viên mặc bikini nóng bỏng bên những chiếc máy bay.
Tiếp đó, vào cuối năm 2017, Vietjet Air lại tung ra bộ lịch bikini cho năm 2018.
Bộ lịch lại là hình ảnh với các cơ siêu mẫu trong trang phục bikini gợi cảm. Đây được

xem như lời khẳng định cho việc theo đuổi hình tượng người mẫu bikini của hãng.
Cho dù sau đó Vietjet đã có thơng cáo báo chí trước sự việc Scandal rằng những
hình ảnh được đăng tải rộng rãi trên mạng là “rò rỉ từ buổi chụp hình thử của hãng chứ
khơng phải là hình ảnh quảng cáo chính thức của VietJet Air”, thì ai cũng hiểu rằng rõ
ràng Vietjet đang thực hiện một kế hoạch quảng cáo với những chiêu trò tạo Scandal,
truyền thơng mới có yếu tố “bikini”.
Trong khi đó, CEO của hãng, nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam
Á Nguyễn Thị Phương Thảo từng chia sẻ trong một bài phỏng vấn thanh minh


Scandal của hãng rằng cái tên "hàng không bikini" gắn với Vietjet Air "chỉ là một tai
nạn".
Mới đây nhất, sau khi kết thúc trận chung kết tại Trung Quốc, Vietjet Air nhanh
chóng được xác định là đơn vị cung cấp chuyên cơ đón đội tuyển bóng đá nam U23
Việt Nam trở về quê nhà sau giải đấu thành công của U23 châu Á.
Sau màn đón tiếp hồnh tráng bằng vịi rồng và dịng chữ thể hiện tình u với
U23 Việt Nam trên chuyên cơ, hãng hàng không Vietjet Air lại một lần nữa làm dậy
sóng dư luận khi hình ảnh người mẫu Lại Thanh Hương ăn mặc thiếu vải trên chuyến
bay trở các cầu thủ U23 Việt Nam được lan truyền chóng mặt trên các trang báo và
mạng xã hội, tạo thành Scandal nóng nhất thời điểm ấy. đã có nhiều ý kiến trái chiều
trước những vụ được cho là quảng cáo có phần “mạnh bạo” của Vietjet Air.
Có người bày tỏ ý kiến “Nếu thay những bộ bikini bằng tà áo dài truyền thống
hoặc váy thì có lẽ hợp lý hơn”. Hoặc “Thật không thể chấp nhận nổi”, anh N.T bình
luận.
Những phản ứng trái chiều và thành cơng của hãng
Tuy vậy, có người cho rằng đây cũng là một cách hay để có thể tạo nên sự đột
phá mới mẻ cho một hãng hàng không mà nhiều người chưa nghĩ tới.
Ông Nguyễn Đức Sơn, giám đốc chiến lược thương hiệu cho Richard Moore
Associates thì cho rằng nếu bỏ việc thích hoặc ghét sang một bên thì có thể thấy
Vietjet Air rất biết cách xây dựng thương hiệu thông qua sự khác biệt.

Điều đó cho thấy họ vẫn khá nhất quán khi từ lúc ra mắt đến những năm sau đó,
họ vẫn dùng hình ảnh những cơ gái mặc bikini, nhằm xây dựng một hình ảnh trẻ trung,
vui nhộn. “Khơng phải thương hiệu nào cũng biết cách xây dựng hình ảnh một cách
nhất quán. Vietjet làm khá tốt điều này”, ông Sơn nhận xét.
Trong một lần trả lời trên một tờ báo, ông Nguyễn Ngọc Long, người sáng lập
CLB Truyền thông Trăng Đen cho rằng xét về mặt thương hiệu thì việc Vietjet Air
tung ra những hình ảnh người mẫu mặc bikini trên các chuyến bay là không đi ngược
lại với thương hiệu đã được xây dựng từ đầu. Có chăng chúng ta nên chú tâm hơn vào
chất lượng và những thứ mà Vietjet Air làm tốt hơn là lo lắng vào những hình ảnh ấy.
Theo như tính tốn của CAPA, mức độ nhận diện của thương hiệu Vietjet Air tại
Việt Nam đã lên tới 98%.
Có thể thấy rằng, đó cũng là một phần quan trọng trong việc giúp Vietjet Air
chiếm 29% rồi đến 41% thị trường hàng không so với 43% của Vietnam Airlines và


vượt xa Jestar Pacific chỉ sau năm năm ra đời. Đây được coi là một bước đi thần tốc, là
điều kỳ diệu với một hãng hàng khơng cịn non trẻ.
Nhìn chung việc thực hiện marketing với chiến lược phù hợp đã góp phần khơng
nhỏ trong việc giúp Vietjet Air phát triển và tăng trưởng.
Điều giúp Vietjet Air chiến thắng và thành công trong việc marketing “sexy” mà
nhiều hãng hàng không trên thế giới cũng đã từng áp dụng nhưng thất bại cũng một
phần nhờ vào cách họ biết áp dụng quy luật “phù hợp” và nhất quán. Vì ngay từ những
ngày đầu ra mắt, họ đã cho thấy đây là một hãng hàng không trẻ trung, mới mẻ và vui
tươi. Thêm vào đó là từ những luồng ý kiến trái chiều về hình ảnh của Vietjet lại vơ
tình khiến mọi người chú ý hơn, biết về thương hiệu của hãng nhiều hơn.
Tuy nhiên, sau những vụ khiến dư luận xôn xao gần đây, hãng hàng không của tỷ
phú Nguyễn Thị Phương Thảo cần phải cẩn trọng hơn nữa để không vơ tình tự đẩy
mình vào chiều hướng tiêu cực q đà.
Bài học rút ra là để tạo sự nổi bật và nhận dạng cho thương hiệu, cần phải tạo
dựng sự khác biệt. Nhưng trên hành trình tạo cho mình sự nổi bật và khác biệt dựa vào

Scandal , cần phải chú ý đến sự phù hợp và “ngưỡng” nhất định, nếu vượt quá sự cho
phép và chuẩn mực, thương hiệu ấy sẽ dễ bị tẩy chay.

5. Phần 5 : Hệ quả của scandal
Hầu hết các nghệ sĩ đều sợ những tai tiếng xảy ra với mình. Scandals có thể
khiến người nổi tiếng mất hợp đồng biểu diễn, khán giả quay lưng, sa sút sự nghiệp và
thậm chí vướng vào kiện tụng. Gần đây nhất có thể kể đến scandal tố “nữ hoàng đạo
đức” của ca sĩ – Hoa hậu Hương Giang hay ở Trung Quốc là scandal tình cảm của Ngô
Diệp Phàm dẫn đến đi tù …
Để tránh được sự cám dỗ này là một điều rất khó, nhất là đối với những bạn mới
bắt đầu nổi tiếng, nếu không cẩn thận sẽ rất dễ tạo scandal. Báo chí làm việc ngày đêm
để “phanh phui” những scandal của người nổi tiếng vì đó là việc của họ. Dư luận cũng
háo hức mong chờ scandal để bình luận hay anti nghệ sĩ. Vì vậy, có thể thấy, scandal
thường mang ý nghĩa xấu và mang lại nhiều tai họa cho người nổi tiếng. Ví dụ như đối
với nghệ sĩ, sự sụp đổ hình tượng mà họ xây dựng ảnh hưởng rất lớn đến vị trí của họ
trong showbiz, vì vậy hậu quả của scandal này đối với Hiền Hồ được cho là khó đong
đếm.


Trên mạng xã hội, một số hội nhóm anti Hiền Hồ xuất hiện với con số thành viên
tăng vùn vụt, chỉ vài ngày đã có mấy chục nghìn người. Phần lớn các bài đăng, bình
luận đều theo hướng bất lợi cho Hiền Hồ, rất nhiều cư dân mạng đòi tẩy chay cô.
Tuy nhiên, không phải ai cũng sợ scandal, thậm chí họ cịn mong có scandal. Bên
cạnh những tác động xấu, scandal cịn có lợi thế giúp một người vơ danh nổi tiếng.
Hàng loạt cái tên nổi tiếng nhờ scandal có thể kể đến như Lệ Rơi, Angela Phương
Trinh, Linh Ka, Bà Tưng … Scandal có thể do tai nạn, cũng có thể do người vì muốn
nổi tiếng mà khơng ngại. tạo của riêng họ. tai tiếng cho chính mình. Cách dựng
Scandal để nổi tiếng được mọi người cho là “nổi tiếng nhờ scandal”.
Dù “quen tai tiếng” là một cách khá hiệu quả nhưng nếu chỉ dựa vào những tai
tiếng, bạn sẽ nhanh chóng chìm vào qn lãng. Đó là cái giá mà bạn phải trả khi không

dựa vào sự cố gắng của bản thân để có được sự yêu mến của mọi người. Vẫn có rất
nhiều nghệ sĩ, doanh nhân nổi tiếng mà khơng có scandal, thậm chí họ khơng có bất kỳ
một scandal nào.
Tiếng lành đồn xa nhưng tiếng dữ đồn ba ngày đường - nói như các cụ - tiếng xấu
khơng chỉ lan xa mà cịn ở lại lâu trong tâm trí của cơng chúng.
Chẳng ai thích scandal (bê bối), đặc biệt là những người làm kinh doanh. Nhưng
dù có chuẩn bị kỹ càng đến thế nào, xét duyệt nhiều lớp ra sao thì rủi ro scandal xuất
hiện là vẫn có. Nó có thể xảy ra vì khác biệt văn hóa, hiểu sai thơng điệp, mà có khi
chỉ vì một lần vạ miệng như trường hợp của Dolce & Gabbana tại Trung Quốc hồi
cuối năm 2018 chẳng hạn.
Tuy nhiên scandal lớn hay nhỏ, gây thiệt hại nhiều hay lớn sẽ phụ thuộc vào cách
các thương hiệu xử lý bê bối đó như thế nào nữa. Nếu khéo léo và nhanh nhạy, bạn có
thể hạn chế được hậu quả của scandal, thậm chí là lật ngược thế cờ, biến nó thành một
chiến dịch marketing hiệu quả giống như KFC, Dove hay nhiều thương hiệu khác đã
làm được, điển hình như Vụ họa tiết hoa văn trên giày Bitis Hunter gần đây
Những mặt lợi và hại của Scandal:
Cũng giống như mạng xã hội, scandal được ví như con dao hai lưỡi đem đến
những mặt lợi và hại khác nhau cho người trong cuộc:
_ Mặt hại:
+ Đối với 1 người của cơng chúng nói riêng hoặc các doanh nghiệp, tổ chức nói
chung họ là những người rất sợ vướn phải scandal. Bởi scandal sẽ khiến cho sự nghiệp
của họ, lợi nhuận doanh thu cũng như các mối quan hệ đối tác tuột dốc, đi xuống


nhanh chóng cùng với sự quay lưng của khách hàng. Đối với các nghệ sĩ khi vướn
scandal, họ sẽ bị các nhãn hàng hủy hợp đồng quảng cáo, đóng phim,…và buộc phải
bồi thường hợp đồng. Thậm chí, có những scandal khiến cho các nghệ sĩ, các sản
phẩm của doanh nghiệp bị khán giả, khách hàng tẩy chay, với nghệ sĩ cịn bị hủy
những dự án, chương trình đã từng tham gia hay có người cịn bị vướn vào vịng lao lý.
Còn đối với doanh nghiệp là việc đối mặc với đỉnh điểm dư luận là Khủng hoảng

truyền thông gây ra thiệt hại ở nhiều dạng khác nhau, có những thiệt hại vật chất có thể
lượng hóa cụ thể hay nhưng thiệt hại về nhân mạng, cả những thiệt hại không thể
lượng hóa bằng tiền bạc.
_ Mặt lợi:
+ Tuy nhiên, với nhiều người, đặc biệt là những người muốn trở nên nổi tiếng
scandal dường như là bước đệm để mọi người chú ý, quan tâm đến họ. Bởi ngoài
những tác động tiêu cực, scandal cũng có mặt lợi là giúp cho những người vô danh trở
nên nổi tiếng, được nhiều người biết đến. Do đó có những người vì muốn nổi tiếng mà
không ngần ngại mà tự tạo scandal cho bản thân. Với những doanh nghiệp họ có thể sử
dụng Scandal để tạo những tranh cãi kết hợp với các chương trình khuyến mại dẫn đến
doanh thu tăng vọt
+ Cách nổi tiếng nhờ scandal như vậy còn được mọi người gọi là ” nổi tiếng nhờ
tai tiếng”. Ví dụ như
Chiêu trị marketing này không mới nhưng chưa bao giờ cũ trong một môi trường
thiếu hụt niềm tin vào thực phẩm như ở Việt Nam.
Nhìn lại bê bối thực phẩm với nước tương chứa 3-MCPD gây ung thư trước đây
cho thấy nỗi sợ hãi thúc đẩy bán hàng hiệu quả như thế nào. Khi người tiêu dùng
hoang mang với nước tương chứa chất có thể gây ung thư, cơng ty sản xuất hàng tiêu
dùng Masan đã lập tức ném phao cứu sinh bằng sản phẩm Nước tương Tam Thái Tử.
Đúng như dự đoán, sản phẩm này đã giúp doanh thu của Masan tăng gấp 3 lần, từ 660
tỷ đồng năm 2007 lên 1.992 tỷ đồng năm 2008.
Nước mắm cũng từng được sử dụng làm công cụ thúc đẩy bán hàng cho Masan
tương đối thành công. Khoảng cuối thập niên trước, thuật ngữ “nước mắm khơng có
cặn” đã làm cho cục diện thị trường nước xoay chuyển hồn tồn. Việc đưa ra những
thí nghiệm so sánh về hai loại nước mắm có cặn và khơng có cặn đã đưa nước mắm
Nam Ngư, Chinsu của Masan thống lĩnh thị trường với 60% thị phần.


Tiếp đó các sản phẩm mỳ gói cũng sử dụng các thủ thuật đánh thẳng vào nỗi lo
sức khỏe của người tiêu dùng. Với thông điệp quảng cáo không dùng dầu chiên nhiều

lần, hay mỳ khoai tây khơng gây nóng đã một bước đưa ngành hàng này của Masan sở
hữu thị phần ở Top trên.
Rõ ràng tâm lý đám đông và mối quan tâm đến sức khỏe đã làm cho chiêu bài
truyền thông dựa vào nỗi sợ hãi của Masan luôn hiệu nghiệm.
Giải quyết Scandal như thế nào đối với doanh nghiệp tổ chức nói chung
hoặc cá nhân nó riêng
Có nhiều cách giải quyết scandal, trong đó có cách là "giữ im lặng và đợi mọi
việc lắng xuống". Nhưng đấy chỉ có thể áp dụng cho giới nghệ sĩ, showbiz với những
câu chuyện đời tư cá nhân của họ, còn với các thương hiệu kinh doanh thì thời gian là
vàng bạc, mọi thứ đều phải được xử lý nhanh chóng, càng nhanh càng tốt.
Với công nghệ thông tin và mạng xã hội, scandal có thể xuất hiện ngay trong
đêm, và có nguy cơ biến thành khủng hoảng truyền thơng trong nháy mắt nếu không
hành động sớm. Tất nhiên bạn vẫn có quyền im lặng như vụ scandal của Hiền Hồ,
nhưng người tiêu dùng không kiên nhẫn đến vậy. Hệ quả là người tiêu dùng quay lưng,
doanh thu sụt giảm, còn nhà đầu tư thì đau lịng.
Một nghiên cứu đăng tải trên Adweeks đã chỉ ra rằng việc nhận trách nhiệm sớm,
kèm theo lời xin lỗi chân thành, không giả tạo là cách để giải quyết scandal nhanh
chóng và để lại ít hậu quả nhất, đặc biệt là doanh nghiệp sẽ tránh được sự việc leo
thang thành khủng hoảng truyền thông



×