Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Quản trị rủi ro trong công ty sản xuất mỹ phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (896.31 KB, 23 trang )

1


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................... 3
PHẦN MỘT: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......................................................................................................... 5
1.

Khái niệm rủi ro .............................................................................................................................. 5

2.

Phân loại rủi ro................................................................................................................................ 5

3.

Khái niệm Quản trị rủi ro .............................................................................................................. 6

PHẦN HAI: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY TNHH BLUE OCEAN ................................................ 7
1.

Khái quát về tình hình dẫn đến thành lập cơng ty ....................................................................... 7

2.

Tổng quan về công ty ...................................................................................................................... 7

3.

Nhân sự: ......................................................................................................................................... 10


4.

Ngành nghề kinh doanh................................................................................................................ 10

5.

Phạm vi hoạt động ........................................................................................................................ 10

6.

Đối tác thường xuyên .................................................................................................................... 10

PHẦN BA: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ................................................................................................ 11
1.

Những rủi ro có thể xảy ra trong các mơi trường: ..................................................................... 11

2.

Chiến lược SWOT ......................................................................................................................... 13

3.

Chiến lược thực hiện ..................................................................................................................... 14

4.

Phân phối các nguồn lực: ............................................................................................................. 14

5.


Đo lường và đánh giá:................................................................................................................... 15

6.

Lý thuyết RRN .............................................................................................................................. 15

7.

Những rủi ro xảy ra trong doanh nghiệp .................................................................................... 18
7.1. Rủi ro thứ nhất ........................................................................................................................... 18
7.2. Rủi ro thứ hai ............................................................................................................................. 18
7.3. Rủi ro thứ ba .............................................................................................................................. 19

PHẦN BỐN: QUẢN TRỊ RỦI RO .......................................................................................................... 20
1.

Nhận dạng, phân tích, đo lường các rủi ro ................................................................................. 20
1.1. Rủi ro thứ nhất ........................................................................................................................... 20
1.2. Rủi ro thứ hai ............................................................................................................................. 20
1.3. Rủi ro thứ ba .............................................................................................................................. 20

2.

Giải pháp giải quyết rủi ro thứ nhất ........................................................................................... 20

3.

Giải pháp giải quyết rủi ro thứ hai .............................................................................................. 21


4.

Giải pháp giải quyết rủi ro thứ ba ............................................................................................... 22

PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 23

2


PHẦN MỞ ĐẦU
Trong hoạt động sản xuất, có thể có nhiều nguy cơ rủi ro xảy ra đối với doanh nghiệp
khi kinh doanh; mỗi doanh nghiệp và tổ chức đều phải đối mặt với những nguy cơ không
lường trước được, có hại có thể khiến cơng ty bị tổn thất hoặc khiến cơng ty phải đóng cửa,
ví dụ như: nhân sự bị chấn thương trong quá trình làm việc, hàng hóa thiếu hụt do các yếu
tố khách quan, thiên tai, hỏa hoạn...Vậy doanh nghiệp sẽ xử lý như thế nào nếu những tình
huống đó xảy ra?
Rủi ro là một yếu tố có biến hóa linh hoạt và ln ln thay đổi trong các hoạt động,
chúng sẽ không đứng yên đợi chúng ta tìm thấy để có cơ hội tiêu diệt chúng. Từ những
nghiên cứu cho thấy, các rủi ro ở q khứ khơng liên quan đến những rủi ro có thể xảy ra
ở tương lai, cho dù chúng có cùng điều kiện hay đối tượng hay không và cũng không chắc
rằng chúng xảy ra hoàn toàn như nhau và cách giải quyết cũng giống nhau.
Bạn phải dự đoán và quyết định mức độ rủi ro mà bạn sẵn sàng chấp nhận trong công
việc kinh doanh của minh. Một số rủi ro có thể quan trọng đối với thành cơng của bạn. Tuy
nhiên, việc để doanh nghiệp của bạn tiếp xúc với các loại rủi ro dự đốn sai có thể có hại.
Hiểu về các yếu tố có thể mang đến bất lợi cho dự án, doanh nghiệp của mình chính là
điều quan trọng trong tầm nhìn người kinh doanh. Hiểu được những rủi ro có thể xảy ra sẽ
giúp bạn tránh được những thiệt hại khơng đáng có, có thêm thời gian lên kế hoạch ngăn
chặn trước khi rủi ro xảy ra.
Vấn đề được quan tâm hàng đầu cũng là vấn đề trọng tâm cốt lõi của hệ thống quản trị
doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh hiệu quả đó chính là quản trị rủi ro. Trong doanh

nghiệp, quản trị rủi ro là quy trình được thực thi bởi những người quản lý điều hành, chuyên
gia tài chính, hội đồng gồm các cơ quan cấp cao của doanh nghiệp,...được thiết lập để xác
định sự kiện, tỉnh huống, vấn đề có thể xảy ra tác động đến doanh nghiệp trong tương lai
đồng thời có biện pháp ngăn chặn, quản lý, giới hạn các mức độ rủi ro để doanh nghiệp có
thể đạt được mục tiêu.
Quản trị rủi ro sẽ đưa ra các quyết định mang tính hiệu quả đồng thời giảm thiểu tối đa
các thiệt hại của rủi ro trong quá trình quản lý và điều hành giúp Ban Giám đốc doanh
nghiệp.
Quản trị rủi ro chính là nền móng để xử lý các rủi ro chính trong doanh nghiệp để có
thể tối ưu hóa nguồn lực doanh nghiệp, tối ưu hóa mối quan hệ rủi ro và lợi nhuận đồng
thời giám sát một cách hiệu quả nhất các hoạt động của doanh nghiệp thơng qua chỉ số rủi
ro chính,…
Chấp nhận rủi ro là một trong những động lực quan trọng của các doanh nhân trong nền
kinh tế thị trường hiện nay. Tuy nhiên, để tận dụng được hết các cơ hội từ rủi ro, các cơng
ty cần phải có một khn khổ quản trị rủi ro phù hợp. Theo (OECD, 2014), rất nhiều doanh
3


nghiệp đánh giá thấp thiệt hại mà quản trị rủi ro kém có thể gây ra. Những rủi ro tiềm ẩn
có thể xảy ra trong tương lai sẽ hết sức nguy hại nếu doanh nghiệp khơng có các nhà quản
trị rủi ro giúp họ có thể tránh hoặc hạn chế được các hậu quả có thể xảy ra.
Do vậy, việc tạo ra một hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp phù hợp và hiệu quả là
cần thiết để các tổ chức doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trong môi trường kinh doanh
nhiều biến động ngày nay.
Bài tiểu luận sau đây sẽ trình bày chi tiết hơn về các khái niệm liên quan đến Quản trị
rủi ro và hoạt động quản trị rủi ro đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất Mỹ phẩm
Blue Ocean.

4



PHẦN MỘT: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Khái niệm rủi ro
Rủi ro là sự không chắc chắn
Rủi ro bao gồm biến động tích cực
Rủi ro là sự sai lệch so với dự kiến
Phân loại rủi ro
Người ta thường sử dụng nhiều phương thức khác nhau để phân loại rủi ro. Dưới
đây là một số cách phân loại phổ biến, dễ nhận biết nhất để phòng tránh.
2.1. Phân loại rủi ro theo phương pháp quản trị rủi ro truyền thống
• Rủi ro từ thảm họa: động đất, núi lửa, sóng thần, chiến tranh, khủng bố, …
• Rủi ro tài chính: các khoản nợ xấu, tỷ giá hoái đoái, lãi suất biến động, giá cổ phiếu,

• Rủi ro tác nghiệp: nhân viên bị tai nạn, hệ thống máy tính hư hỏng, …
• Rủi ro chiến lược: rủi ro dự án, rủi ro từ khách hàng, rủi ro từ chuyển đổi, rủi ro từ
đối thủ cạnh tranh duy nhất, rủi ro thương hiệu, rủi ro ngành, rủi ro đình trệ.
2.2. Phân loại rủi ro theo nguồn gốc rủi ro
Rủi ro từ môi trường tự nhiên: Đây là nhóm rủi ro được gây ra từ các sự kiện trong tự
nhiên như: động đất, núi lửa, sóng thần, lũ lụt, hạn hán,…
Rủi ro từ môi trường văn hóa: Đây là những rủi ro do sự thiếu hiểu biết về phong tục,
tập quán, tín ngưỡng, lối sống, nghệ thuật, đạo đức… của người khác/ dân tộc khác. Điều
này dẫn đến hành vi không phù hợp dẫn đến làm mất cơ hội kinh doanh.
Rủi ro về môi trường xã hội: Đây là một nguồn rủi ro quan trọng về sự thay đổi của
hành vi con người, các chuẩn mực, cấu trúc xã hội…Ví dụ như kinh doanh tại một số nước,
các chuẩn mực quan trọng nếu không biết sẽ khó thành cơng như: địa vị xã hội, trọng nam
kinh nữ…
Rủi ro do mơi trường chính trị: Đây là nguồn rủi ro rất quan trọng đến kinh doanh.
Các quốc gia đề có cách điều hành, thái độ và chính sách rất khác nhau về kinh doanh. Mơi
trường chính trị cũng có thể tác động tích cực đến các chính sách tài chính về tiền tệ như
thuế, lãi suất, giáo dục cộng đồng,…

Rủi ro do môi trường luật pháp: Luật pháp đề ra để mọi người phải thực hiện và biện
pháp trừng phạt cho người vi phạm. Luật pháp đảm bảo công bằng cho doanh nghiệp và
chống lại sự cạnh tranh khơng lành mạnh. Các chuẩn mực luật pháp có thể thay đổi theo
từng nơi khác nhau.
Rủi ro do môi trường kinh tế: Trong nền kinh tế đang hội nhập và tồn cầu hóa những
biến đổi trong mơi trường này dù rất khó nhưng sẽ gây ra bất ổn đến tồn bộ thị trường.
Khủng hoảng kinh tế, lạm phát, lãi suất thay đổi, tốc đọ phát triển kinh tế… các hoạt động
này có thể ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu và kinh tế quốc tế.
Rủi ro do môi trường hoạt động tổ chức: Rủi ro có thể phát sinh trong: văn hóa cơng
ty, đối thủ cạnh tranh, cơ cấu tổ chức công ty, công nghệ kỹ thuật, quan hệ với đối với
khách hàng…Rủi ro pháp lý như tuyển dụng, sa thải nhân viên. Các họat động của tổ chúc
gây tổn hại mơi trường. Kinh doanh quốc tế có thể gặp các rủi ro như hệ thống giao thông
1.
2.

5


vận chuyển khơng tin cậy. Rủi ro suy đốn như môi trường hoạt động đưa ra một sản phẩm
hay dịch vụ mà từ đó tổ chức sẽ thành cơng hay thất bại.
Rủi ro do nhận thức của con người: Một nguồn rủi ro quan trọng đối với hầu hết các
tổ chức là sự nhận thức và thực tế hoàn toàn khác nhau. Môi trường nhận thức là nguồn rủi
ro đầy thách thức trong việc nhận diện và phân tích rủi ro, vì những phân tích đó địi hỏi
trả lời những đâu hỏi như: “làm sau hiểu được ảnh hưởng của sự bất định lên tổ chức?”
hay “làm sao biết được cái mình nhận thức là đúng thực tế?”
3. Khái niệm Quản trị rủi ro
Cho đến nay chưa có khái niệm thống nhất về quản trị rủi ro. Có nhiều trường phái
nghiên cứu về rủi ro rất khác nhau, thậm thí mâu thuẫn, trái ngược nhau.
Có những tác giả cho rằng quản trị rủi ro đồng nghĩa với việc mua bảo hiểm. Chỉ quản
trị những rủi ro “thuần túy”, “những rủi ro có thể phân tán”, “những rủi ro có thể mua bảo

hiểm”. Ngược lại, trường phái mới cho rằng cần quản trị tất cả mọi loại rủi ro của tổ chức
một cách toàn diện. Tán đồng quan điểm “quản trị rủi ro toàn diện” của Kloman Haimes
và các tác giả khác, chúng tôi cho rằng:
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, tồn diện và có hệ thống
nhằm nhận dạng, kiểm sốt, phịng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những
ảnh hưởng bất lợi của rủi ro.
Các nội dung chính của quản trị rủi ro
• Nhân dạng – phân tích – đo lường rủi ro
• Kiểm sốt – phịng ngừa rủi ro
• Tài trợ rủi ro khi nó xuất hiện
• Tìm cách biến rủi ro thành cơ hội thành công
Việc thực hiện quản trị rủi ro, tùy thuộc vào các yếu tố:
• Quy mơ tổ chức lớn hay nhỏ?
• Tiềm lực của tổ chức mạnh hay yếu?
• Mơi trường của tổ chức hoạt động đơn giản hay phức tạp? Có nhiều rủi ro hay ít rủi
ro?
• Nhận thức của lãnh đạo có xem trọng cơng tác quản trị rủi ro khơng?

6


PHẦN HAI: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY TNHH BLUE OCEAN
1. Khái qt về tình hình dẫn đến thành lập cơng ty
Từ trước đến nay, nhu cầu về mỹ phẩm luôn rất lớn do làm đẹp là nhu cầu chính đáng
của con người. Mỹ phẩm trở nên ngày càng phổ biến và được sản xuất ngày càng đa dạng
từ mẫu mã đến chất lượng, là thứ luôn dẫn đầu xu hướng những ý tưởng kinh doanh trong
khoảng 8 năm trở lại đây. Nếu doanh nghiệp có thể tự sản xuất một dịng mỹ phẩm của
riêng mình thì khơng những lợi nhuận thu về cao hơn khi bán hàng nhập ngoại mà cịn
mang lại uy tín cũng như thương hiệu.
Hiện nay kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ tăng cao.

Khơng chỉ có chị em phụ nữ, đối tượng nam giới, học sinh, sinh viên, người trung niên ai
cũng muốn đẹp trong mắt mọi người, vì vậy họ có thể sẵn sàng tiêu tiết kiệm để dành tiền
mua mỹ phẩm. Như vậy, với lượng cầu tăng cao thì kinh doanh mỹ phẩm là hồn tồn phù
hợp. Hơn thế nữa, làm đẹp là niềm yêu thích của giới trẻ, và kinh doanh một mặt hàng
mình yêu thích sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn, nhất là có được cảm hứng kinh doanh.
2. Tổng quan về công ty
Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất Mỹ phẩm Blue Ocean là công ty sản xuất mỹ
phẩm tại Tp.HCM chuyên sản xuất các sản phẩm chăm sóc da, chăm sóc tóc, chăm sóc
răng miệng, sản phẩm làm đẹp,…Với q trình quản lý nghiêm ngặt và dây chuyền công
nghệ tiên tiến, nguyên liệu sản xuất đã đạt chuẩn về an toàn sức khỏe.
Công ty quy tụ của nhiều chuyên gia nghiên cứu hàng đầu trong ngành mỹ phẩm, đến
từ các phòng thí nghiệm trọng điểm trong và ngồi nước, với mục tiêu cung cấp cho thị
trường mỹ phẩm những giá trị đích thực từ khâu đào tạo, nghiên cứu phát triển đến cung
ứng sản phẩm nguyên liệu hướng đến tất cả khách hàng trên toàn quốc.
Từ ý tưởng đến khi được đưa ra thị trường, mỗi công thức sản phẩm của Blue Ocean
đều trải qua quy trình nghiên cứu và thẩm đỉnh lâu dài trước khi đưa vào ứng dụng đại trà.
Chỉ những thành phần nguyên liệu thực sự an toàn và đạt tiêu chuẩn mới được đưa vào các
sản phẩm chính thức.
Phương hướng phát triển trọng tâm của cơng ty hiện nay là xúc tiến bán các sản phẩm
nguyên, vật liệu chuyên sâu về lĩnh vực mỹ phẩm có hiệu quả sử dụng cao, an tồn và
khơng ngừng nâng cao chất lượng cung cấp.
Hơn thế nữa, Blue Ocean còn tự hào với đội ngũ chun viên có trình độ cao và nhiệt
tình cùng với đội ngũ nhân viên phục vụ chăm sóc khách hàng tận tâm. Cơng ty trách nhiệm
hữu hạn Sản xuất Mỹ Phẩm Blue Ocean sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt
với dịch vụ tốt nhất, đảm bảo sự hài lòng cho tất cả khách hàng.
Hệ sinh thái hỗ trợ tồn diện, bao gồm:


Nhà máy sản xuất mỹ phẩm đạt chuẩn CGMP ASEAN với khả năng sản xuất và gia
cơng đa dạng các dịng sản phẩm mỹ phẩm phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng.

7




Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cung cấp Thư viện mẫu độc quyền, đa dạng để
khách hàng lựa chọn, đáp ứng nhu cầu sản xuất riêng biệt.
• Trung tâm Kiểm nghiệm chuẩn GLP / ISO17025. Chất lượng sản phẩm đầu ra đạt
ISO 22716.
• Hỗ trợ thủ tục pháp lý liên quan đến xây dựng thương hiệu, đăng ký công bố, rút
ngắn thời gian xử lý hồ sơ.
• Marketing Agency - V Team cung cấp dịch vụ marketing toàn diện, tư vấn chiến
lược truyền thông giúp khởi tạo và phát triển thương hiệu.
• Hỗ trợ thiết lập kênh phân phối giúp gia tăng doanh thu bán hàng.
• Hệ thống cửa hàng với đội ngũ chuyên gia tư vấn chiến lược luôn sẵn sàng đồng
hành cùng khách hàng nhằm hỗ trợ tối ưu mọi hoạt động.
3. Các thông tin chung
Công ty TNHH Blue Ocean ra đời năm 2000 với trụ sở chính nằm ở thành phố Hồ Chí
Minh có nhiệm vụ sản xuất mỹ phẩm chăm sóc da và làm đẹp, đồng thời cung cấp cho
người tiêu dùng sản phẩm chất lượng, giá thành hợp lý.
-

Tên: Công ty TNHH Sản xuất Mỹ phẩm Blue Ocean
Ngày thành lập: 28/11/2000
Vốn điều lệ: 15.450.000.000
Mã số thuế: 0500060813
Trụ sở: 300 QL1A, phường An Phú Đông, Quận 12, TPHCM.
Điện thoại: 0943.726.756
Email:
Website: https:/blueocean.com/


Tầm nhìn:
Blue Ocean đang từng bước thực hiện mục tiêu trở thành một trong những công ty đầu
tư sản xuất và xuất nhập khẩu nguyên liệu mỹ phẩm hàng đầu trong nước.
Nhận được sự tin tưởng của khách hàng và đối tác kinh doanh là yếu tố quan trọng tạo
nên sự thành công của công ty.
Sứ mệnh:
Sứ mệnh của Blue Ocean Cosmetic là đem đến những nguyên liệu mỹ phẩm cùng chất
lượng dịch vụ tốt nhất nhằm đáp những sự kỳ vọng của khách hàng, giúp khách hàng đạt
được mục tiêu trong chiến lược kinh doanh lâu dài của họ. Cam kết không ngừng nâng cao
chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông qua việc kiểm sốt đầu vào và đảm bao quy trình
bảo quản sản phẩm.
Đóng góp những giá trị bền vững cho cộng đồng xã hội , đảm bảo hài hòa lợi ích với
người lao động, khách hàng và đối tác để đảm bảo hiệu quả kinh doanh bền vững.
Giá trị cốt lõi:

8


Việc tôn trọng khách hàng và luôn lấy khách hàng làm trung tâm, đặt lợi ích và mong
muốn của khách hàng lên hàng đầu; nỗ lực mang đến cho khách hàng những sản phẩm –
dịch vụ hoàn hảo nhất; coi sự hài lòng của khách hàng là thước đo thành cơng.
Tính trung thực mang lại sự tin cậy trong mọi mối quan hệ, giao dịch, với đồng nghiệp,
khách hàng, đối tác. Tập thể Blue Ocean ln nỗ lực hết mình để đảm bảo đúng và cao hơn
các cam kết của mình với khách hàng, đối tác; đặc biệt là các cam kết về chất lượng sản
phẩm – dịch vụ .
Triết lý kinh doanh:
Blue Ocean mong muốn các sản phẩm của cơng ty sẽ được u thích ở mọi khu vực,
lãnh thổ tại Việt Nam. Vì thế, Blue Ocean ln tâm niệm rằng “chất lượng & sáng tạo”
luôn là người bạn đơng hành với nhau. Do đó, khách hàng của Blue Ocean luôn là “trung

tâm” & chúng tôi luôn cam kết “đáp ứng mọi nhu cầu” của khách hàng.
Chức năng công ty:
Gia cơng sản xuất mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe.
Kinh doanh các sản phẩm hóa mỹ phẩm phục vụ tiêu dùng hằng ngày và các sản
phẩm chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng.

Bắt kịp nhu cầu và xu hướng của thị trường, thiết kế các chai, lọ, hộp, bao bì mỹ
phẩm giúp thương hiệu trở nên đẳng cấp hơn, đẹp hơn, và chất lượng hơn với
đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp, mang đến sự sáng tạo và khác biệt để phục vụ
khách hàng, làm nâng cao sự nhân thức và gia giá trị trong từng dịng mỹ phẩm.

Ln nỗ lực để đưa ra các thiết kế và thi cơng cách nhiệt cách âm phịng sạch tốt
nhất với giá cả tốt nhất cho mỗi khách hàng.

Tạo dựng nên những nhà máy sản xuất hiện đại bậc nhất, mỗi công trình đều
được chúng tơi dành sự quan tâm tốt nhất đến chất lượng thi cơng và các chính
sách bảo hành.

Xây dựng các kế hoạch kinh doanh dựa trên cơ sở kế hoạch hóa gắn với thị
trường.

Nâng cao tối đa chất lượng sản phẩm, đồng thời đào tạo chuyên sâu cho tồn bộ
hệ thống nhà máy, văn phịng đại diện, tư vấn chuyên nghiệp và phục vụ nhiệt
tình.
Các sản phẩm của cơng ty:












Sản phẩm chăm sóc tóc: dầu gội, dầu xả, dưỡng tóc,...
Các sản phẩm chăm sóc da: kem chống nắng, kem dưỡng da, sữa rửa mặt, tẩy tế
bào chết, kem dưỡng ẩm, sữa tắm, sữa dưỡng thể,...
Các sản phẩm chăm sóc răng miệng: kem đánh răng các loại
Các sản phẩm làm đẹp: son, phấn mắt, phấn má, kem nền, kẻ mắt, chuốt mi,...
Cơng ty bao gồm 4 cơ sở:
Phịng thí nghiệm hóa lý
Nhà máy sản xuất mỹ phẩm
9





Văn phịng đại di
Cửa hàng chính

4. Nhân sự:
Giám Đốc (1 người): Điều hành hoạt động chung của tồn bộ cơng ty. Xác định các
đường lối phát triển. Chịu trách nhiện trrước pháp luật về tồn bộ hoạt động của cơng ty
Phó Giám đốc tài chính (1 người): Chỉ đạo điều hành các bộ phận kế toán nội vụ, bộ
phận hành chính quản lý nguồn tài chính và các hoạt động thu chi của cơng ty.
Phó Giám đốc Kinh doanh (1 người): Chỉ đạo phòng kinh doanh, tổ chức và điều hành
mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Báo cáo trước giám đốc tình hình hoạt động của

cơng ty, đề xuất những phương án hoạt động, triển khai thực hiện những kế hoạch do Giám
đốc hoạch định.
Phó Giám đốc sản xuất (1người): Trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất
tại nhà máy. Tổ chức điều hành nhà máy hoạt động theo đúng kế hoạch đã vạch ra, đảm
bảo đúng tiến độ sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Phụ trách các công tác
bảo trì, sửa chữa và nâng cấ thiết bị máy móc phục vụ sản xuất.
Các phòng ban: hoạt động theo từng chức năng chuyên biệt dưới sự chỉ đạo của Phó
Giám đốc.
5. Ngành nghề kinh doanh
Sản xuất và buôn bán mỹ phẩm
6. Phạm vi hoạt động
Toàn lãnh thổ Việt Nam, tập trung chủ yếu ở Tp.HCM và các tỉnh thành lớn.
7. Đối tác thường xuyên
- Các công ty truyền thông
- Các nhà phân phối, đại lý, hệ thống bán lẻ có giấy phép kinh doanh
- Các trang thương mại điện tử
- Các công ty cung cấp nguyên liệu mỹ phẩm uy tín
- Các cơng ty order máy móc, thiết bị gia cơng mỹ phẩm từ nước ngồi đáng tin cậyCác siêu thị, trung tâm thương mại lớn: Vincom, AEON, BIG C, Coop Mart,…

10


PHẦN BA: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
1. Những rủi ro có thể xảy ra trong các môi trường:
1.1 Rủi ro môi trường kinh tế
Năm 2020, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường làm tăng trưởng doanh
thu chậm lại. Tình hình đứt gãy thương mại quốc tế gây ra những hệ lụy tới hoạt động sản
xuất và xuất, nhập khẩu của Việt Nam => Nguyên liệu, máy móc nhập khẩu bị trì hỗn,
chậm chạp => Tình hình sản xuất gặp khó khăn.
Tỷ lệ lạm phát ở ngày càng được kiểm soát tốt, tỷ lệ lạm phát tăng ít so với những

năm trước đây ( lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 chỉ tăng 2,31% so với bình quân năm
2019 ) => thuận lợi cho doanh nghiệp.
GDP tăng trưởng tốt mỗi năm => cầu tăng => thuận lợi cho doanh nghiệp.
Sự cạnh tranh khốc liệt với mỹ phẩm ngoại.
1.2 Rủi ro trong mơi trường Chính trị - Pháp luật
Chính sách của nhà nước ủng hộ và phát triển thương hiệu Việt là một lợi thế đối với
công ty, tuy nhiên công ty chưa tìm được vị trí cho mình trong nền kinh tế thị trường nhiều
thành phần.
Nhà nước ban hành chính sách quy định đối với ngành hóa mỹ phẩm: an tồn mơi
trường bảo vệ sức khỏe người dân. Vì vậy, ngồi nâng cao chất lượng sản phẩm ra, q
trình sản xuất cũng phải không ngừng cải tiến để đảm bảo an tồn mơi trường.
Các cơ quan chức năng tích cực điều tra, bắt giữ những sản phẩm kém chất lượng,
không rõ nguồn gốc, hàng nhái do đó thúc đẩy sự gia tăng sản xuất của các doanh nghiệp.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc 2015 đã cắt giảm thuế quan giữa hai
nước trong khi Hàn Quốc chiếm tỷ lệ lớn nhất trong doanh số bán mỹ phẩm ngoại tại Việt
Nam => khó khăn cho doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam.
1.3 Rủi ro trong môi trường tự nhiên
Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nó quyết định sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự
phát triển của doanh nghiệp. Hệ thống đường xá, giao thông, hệ thống thông tin liên lạc,
hệ thống ngân hàng tín dụng, mạng lưới điện quốc gia... ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh,
khả năng nắm bắt thơng tin, khả năng huy động và sử dụng vốn, khả năng giao dịch thanh
tốn... của doanh nghiệp do đó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều diện tích đất đai để trồng cây nguyên liệu
và thảo dược (bạc hà, tràm, xả, hồi, khổ hoa, trà xanh, nghệ,...) để cung ứng nguồn nguyên
liệu tinh dầu, hương liệu và mỏ khống sản phục vụ ngành cơng nghiệp hóa mỹ phẩm.
Nguồn nhiên liệu: xăng, gas, dầu mỏ đang ngày càng cạn kiệt dẫn đến giá vận chuyển
tăng. Các sản phẩm liên quan đến dầu mỏ như hóa chất sản xuất cũng tăng giá theo thời
gian.
1.4 Rủi ro trong môi trường Văn hóa – Xã hội

Văn hóa là một tổng thể phức hợp những giá trị vật chất và tinh thần do con người kiến
tạo nên và mang tính đặc thù riêng cho mỗi dân tộc, vùng miền. Các yếu tố văn hóa gồm:
ngơn ngữ, tơn giáo, giá trị và thái độ, phong tục và cách cư xử, thẩm mỹ và giáo dục, các
11


yếu tố vật chất của văn hóa. Để phịng ngừa rủi ro do mơi trường văn hóa, trước hết cần
nhận thức về văn hóa, trên cơ sở tìm các biện pháp thích nghi với các nền văn hóa khác
nhau.
Mỹ phẩm là một sản phẩm làm đẹp, do vậy nó chịu sự tác động trực tiếp của yếu tố
thẩm mỹ trong văn hóa. Thẩm mỹ là sự hiểu biết và thưởng thức cái đẹp. Thẩm mỹ liên
quan đến sự cảm thụ nghệ thuật, đến thị hiếu của nền văn hóa, từ đó ảnh hưởng đến giá trị
và thái độ của con người ở những quốc gia, dân tộc, vùng miền khác nhau. Giá trị thẩm mỹ
của người Mỹ khác xa với người Trung Quốc, điều đó được phản ánh rõ nét qua hội họa,
văn chương, âm nhạc và thị hiếu nghệ thuật,...của hai dân tộc. Ví dụ quan niệm về màu
sắc: ở các nước phương Tây, màu trắng biểu hiện sự trong trắng, thuần khiết; màu trắng
được sử dụng phổ biến trong các buổi tiệc, dạ hội. Còn ở nhiều nước phương Đông như
Việt Nam, Trung Quốc màu trắng lại tượng trưng cho sự tang tóc nên tránh dùng cho những
ngày vui, lễ, Tết,...Chính vì quan niệm thẩm mỹ có sự khác nhau và thậm chí là đối lập
nhau giữa các nền văn hóa khác nhau như vậy, nên khi kinh doanh cần nghiên cứu kỹ văn
hóa của đối tác và khách hàng.
Cùng là dùng mỹ phẩm nhưng ở mỗi địa phương khác nhau thì sẽ có những quan điểm
sử dụng mỹ phẩm khác nhau.Thí dụ như ở Châu Á sẽ dùng cách trang điểm nhẹ nhàng, tuy
nhiên ở phương Tây lại có thói quen trang điểm đậm, màu sắc sản phẩm thường là những
màu tối. Bởi người phương Tây chuộng nét đẹp mạnh mẽ, sắc sảo, gợi cảm thể hiện nếp
sống cá tính mạnh, phóng khống, độc lập của phụ nữ phương Tây. Cịn người phương
Đơng lại chuộng nét đẹp dịu dàng, ngọt ngào, ngây thơ trong sáng thể hiện nếp sống dịu
dàng, nhẹ nhàng, kín đáo của người phụ nữ phương Đơng.
Thói quen của người tiêu dùng Việt Nam đối với các sản phẩm mỹ phẩm trên thị trường
thường quan tâm nhiều về giá cả. Bên cạnh đó, ơng bà, cha mẹ có thói quen sử dụng thương

hiệu lâu năm mang nét văn hóa truyền thống: “Người Việt dùng hàng Việt”. Tuy nhiên
những năm gần đây, hội nhập quốc tế phát triển mạnh, kinh tế phát triển theo hướng tồn
cầu hóa, thế giới bắt đầu có những xu hướng chung. Người tiêu dùng mỹ phẩm Việt Nam
mạnh dạn hơn trong việc làm đẹp, họ nắm bắt được xu hướng làm đẹp của thế giới và quan
tâm nhiều hơn đến đa dạng hóa mỹ phẩm. Người tiêu dùng mỹ phẩm Việt Nam cũng bắt
đầu quan tâm đến việc dùng mỹ phẩm để chăm sóc da, chăm sóc tóc tại nhà hơn. Giới trẻ
Việt Nam ngày càng thể hiện cá tính mạnh hơn, họ ưa chuộng phong cách làm đẹp của
người Phương Tây, người Nhật, người Hàn, họ thích nhuộm tóc màu và makeup đậm hơn.
Dựa vào đó cơng ty có thể cho ra những sản phẩm phù hợp với xu hướng tiêu dùng chung,
ví dụ nghiên cứu để tạo ra thuốc nhuộm tóc tại nhà. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp
tới thị trường mỹ phẩm do vậy cần được chú ý và xem xét một cách nghiêm chỉnh, kỹ
lưỡng.

12


2. Chiến lược SWOT
Điểm mạnh (Strength)
-Thương hiệu lâu năm, uy tín trên thị
trường .
- Với tình hình kinh tế hiện nay, mức
giá của sản phẩm công ty đáp ứng nhu
cầu của khách hàng mục tiêu.
- Quy trình sản xuất bảo đảm an tồn,
thân thiện mơi trường.
- Máy móc, thiết bị cao cấp hiện đại,
được nhập từ các nhà cung cấp uy tín
nước ngồi.
- Diện tích nhà máy lớn với hệ thống
kho bãi phát triển, tiết kiệm chi phí lưu

kho.
- Hệ thống phân phối có mặt ở khắp 63
tỉnh thành với 119 nhà phân phối cùng
đội ngũ 397 nhân viên bán hàng
chun nghiệp.
- Có đội ngũ tìm kiếm đơn hàng lẻ, đưa
hàng vào các tỉnh lẻ, thành phố nhỏ,
huyện, xã đang phát triển - tạo đầu ra
cho sản phẩm trong môi trường cạnh
tranh gay gắt
- Hình ảnh thương hiệu đẹp trong lịng
người tiêu dùng, sự đổi mới sáng tạo
trong bao bì, hình ảnh sản phẩm.
- Ban lãnh đạo cơng ty tâm huyết,
nhiều năm kinh nghiệm trên thương
trường, am hiểu thị trường trong nước.
- Cơ cấu tổ chức rõ ràng chặt chẽ.
Cơ hội (Opportunity)

Điểm yếu (Weakness)
-Nhân lực cần được đào tạo nhiều hơn,
quản lý cịn nhiều thiếu sót cần cải thiện.
-Việc tuyển nguồn nhân lực có trình độ và
tay nghề cao gặp nhiều khó khăn.
- Văn hóa doanh nghiệp chưa được thể hiện
rõ nét, còn thay đổi và mất khá nhiều thời
gian để ổn định mỗi lần thay đổi. ( thay đổi
đồng phục, logo )
- Hoạt động thông tin đến giới truyền thơng
cịn hạn chế.

- Hoạt động Marketing chưa hiệu quả,
khơng
đủ nguồn lực đầu tư cho khâu quảng bá,
truyền thông nên nhiều người tiêu dùng vẫn
không biết đến/nhớ đến.
- Một số sản phẩm chưa có sự đột phá.

-Thị trường mỹ phẩm Việt Nam có tiềm
năng lớn.
- Là một trong những thương hiệu có
uy tín trên thị trường mỹ phẩm Việt
Nam.
- Giá ngun liệu rẻ.
- Khoa học - Kỹ thuật - Công nghệ
ngày càng được nâng cấp, cải tiến sản
phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất.

-Nhiều đối thủ cạnh tranh có quy mơ lớn,
tiềm lực tài chính mạnh.
- Rất nhiều người tiêu dùng vẫn có thói
quen
dùng mỹ phẩm ngoại nhập, mỹ phẩm xách
tay dù giá cả đắt hơn.
- Nhà cung cấp uy tín ngày càng khan hiếm.
- Thị hiếu người tiêu dùng thay đổi liên tục
với những mặt hàng nhạy cảm về giá.

Thách thức (Threat)

13



- Chính sách nhà nước hỗ trợ: “Hàng
Việt Nam chất lượng cao”, “Người
Việt dùng hàng Việt”, chống hàng trôi
nổi, hàng kém chất lượng, hàng khơng
rõ nguồn gốc sản xuất.

-Tình hình kinh tế trong nước và sự khan
hiếm nhiên liệu khiến chi phí đầu vào tăng,
cơng ty đứng trước thế gọng kìm: giá nhiên
liệu thị trường thay đổi chóng mặt trong khi
giá bán khơng thể tăng đột ngột do sức mua
cịn thấp.
- Các ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid19 còn kéo dài.

3. Chiến lược thực hiện: Chiến lược đa dạng hóa
Tiếp tục tìm kiếm và phục vụ các khe hở thị trường mà trước đây công ty đã bỏ rơi.
Chiến lược công ty trọng tâm hướng đến để giải quyết 4 yếu tố trong sáng kiến chiến lược
mà công ty đã đưa ra. Nhưng công ty luôn chú trọng nhất vào chất lượng sản phẩm. Luôn
cải tiến sản phẩm để đáp ứng tốt nhất cho khách hàng và đúng theo mục tiêu đề ra. Mặt
khác, để đáp ứng cho khách hàng mà cơng ty hướng tới thì chiến lược lần này của cơng ty
tập trung vào những chương trình quảng cáo và hỗ trợ bán hàng để sản phẩm có thể đến
với bất cứ người tiêu dùng nào nhưng vẫn giữ đúng nguyên tắc là chi phí quảng cáo tối
thiểu trên mục tiêu nhất quán thông điệp. Những giá trị mà công ty cam kết cho khách
hàng khi sử dụng chiến lược này như: Khách hàng có thể mua sản phẩm thông qua các đại
diện bán hàng và trên các shop online trực tiếp của công ty để giảm thiểu chi phí đi lại.
Hơn nữa, chính sách giá và những hoạt động hỗ trợ bán hàng như: một tuần khách hàng có
thể tiếp xúc đến 3 catalog giới thiệu sản phẩm mới tại nhà. Những sản phẩm mới mà công
ty định nghĩa luôn là những sản phẩm phải được bán chạy nhất sau khi tung ra thị trường

và khách hàng của Blue Ocean là những người được ưu tiên nhất. Và hơn nữa, các catalog
quảng cáo này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau để tiếp cận đến tất cả những
khách hàng mà Blue Ocean muốn hướng tới.
4. Phân phối các nguồn lực:
- Nguồn lực tài chính:
• Doanh thu tăng trưởng qua các năm:
• Năm 2017 tăng 14,61% so với năm 2016
• Năm 2018 tăng 23,57% so với năm 2017
• Năm 2019 tăng 15,65% so với năm 2018
• Năm 2020 giảm 5,19% so với năm 2019 ( do chịu ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 )
• Tổng doanh số năm 2020: 68 tỷ/tháng.
 Nhìn chung, tài chính của cơng ty rất tổn định.
- Nguồn lực nhân sự:
Có bộ máy lãnh đạo tài năng, nhiệt huyết, đưa ra các đường rối đúng đắn cho cơng ty.
Ngồi ra nhân viên nghiên cứu ở Blue Ocean đều phải thơng minh, trí tuệ và nhạy bén,có
suy nghĩ tiến bộ, có nhiều sáng kiến. Blue Ocean chọn những ai thích giải quyết các vấn
đề hóc búa, các bài tốn khó, hơn là những ngưịi dễ thoả mãn hoặc trì hỗn. Hơn nữa
những nhân viên bán hàng cho Blue Ocean phải thực sự bắt nguồn từ đặc tính ham học hỏi
14


và đầy nhiệt huyết nghề nghiêp. Họ được đào tạo dự trên nền tản vững chắc và chuyên
môn cao. Nhân viên của Blue Ocean có điểm chung là chấp nhận thử thách, làm việc hăng
say và có tham vọng thay đổi thế giới.
Khó bắt chước: tưởng chừng như rất dễ để có được những nhân viên như Blue Ocean
nhưng tất cả khơng đơn giản như vậy vì nền tảng này đã xây dựng dựng lâu năm. Để sở
hữu đội ngũ nhân viên có những đặc tính nghề nghiệp như vậy đòi hỏi những nhà quản trị
phải thực sự nhạy bén.
- Nguồn cung ứng:
Khả năng cung ứng nhạy bén kèm theo sự linh hoạt trong quá trình cung ứng sản phẩm

cho khách hàng. Một mơ hình kinh doanh trực tiếp hữu hiệu nhất dựa trên những giá trị
tôn trọng lẫn nhau. Một trong những công ty thành công nhất cho mô hình kinhdoanh độc
đáo này. Mỗi một đại diện là một nhà bán lẽ di động kết hợp với kiến thức khá rộng về sản
phẩm nên sự chia sẽ là yếu tố tốt nhất để lôi kéo khách hàng. Định kỳ các cuộc họp vớiđại
diện bán hàng được tiến hành bởi các doanh huyện hoặc Khu Quản lý Quản lý. Các cuộc
họp được thiết kế để giữ cho đại diện bắt kịp các thay đổi dịng sản phẩm, giải thíchkỹ
thuật và bán hàng cung cấp công nhận cho hiệu suất bán hàng. Một số phương pháp bán
hàng được sử dụng, bao gồm cả giới thiệu sản phẩm mới, việc sử dụng cung cấp sự kết
hợp, các đóng gói như món quà tặng Nói chung, cho mỗi chiến dịch bán hàng, là có một
tài liệu đặc biệt được xuất bản, trong đó sản phẩm mới được sử dụng thử nghiệm và kích
cỡ mẫu, và xúc tiến các sản phẩm giới thiệu và các mục chọn được cung cấp theo chương
trình khuyến mãi đặc biệt hoặc đang được đặc biệt nổi bật trong tập sách nhỏnày. Một hiện
hành chính ưu tiên cho bán hàng của chúng tôi là để mở rộng việc sử dụngvà giá cả các
mơ hình khuyến mãi để kích hoạt một thực tế, sâu sắc hơn, dựa trên sự hiểu biết về vai trò
và tác động của giá cả trong danh mục sản phẩm của chúng tôi.
5. Đo lường và đánh giá:
Nhìn chung về chiến lược đa dạng hóa mà cơng ty đang sử dụng mang lại nhiều điều
tích cực. Tuy nhiên bên cạnh đó, cơng ty cần tập trung vào việc phát triển một số lĩnh vực,
không nên đa dạng hóa quá để tránh phân tán nguồn lực. Và cần kết hợp chiến lược giá,
giảm chi phí đầu vào.
6. Lý thuyết RRN
Công thức đánh giá mức độ rủi ro:
RRN = C x L
Trong đó:
RRN (Risk Rating Number): chỉ số đánh giá rủi ro
C (Consequence ): Mức độ nghiêm trọng
L (Likelihood): Khả năng xảy ra
Đánh giá rủi ro là đánh giá các rủi ro liên quan đến các hoạt động hàng ngày của một
doanh nghiệp và phân loại chúng (rủi ro thấp, trung bình, cao, rất cao) trên cơ sở tác động
15



đến doanh nghiệp. Nó cho phép một doanh nghiệp tìm kiếm các biện pháp kiểm sốt có
thể giúp khắc phục hoặc giảm thiểu tác động của rủi ro và trong một số trường hợp là loại
bỏ hoàn toàn rủi ro.
Trong các tình huống mà rủi ro khơng thể giảm thiểu hoặc không thể phủ nhận, doanh
nghiệp phải chấp nhận rằng rủi ro đang diễn ra và khơng có các chức năng kiểm sốt để
hạn chế tác động. Nó phụ thuộc vào khả năng xảy ra sự kiện rủi ro và mức độ nghiêm trọng
của tác động đối với doanh nghiệp và nhân viên của họ. Rủi ro được đánh giá dựa trên tác
động đối với doanh nghiệp có thể là kinh tế hoặc uy tín và khả năng xảy ra trong tương lai
gần. Đây là mơ hình rủi ro phổ biến giữa các doanh nghiệp.
Xác định mức độ nghiêm trọng của rủi ro ( C )
Đối với các doanh nghiệp khác nhau có thể xác định mức độ nghiêm trọng khác nhau
tùy thuộc vào độ ảnh hưởng của từng rủi ro đến doanh nghiệp. Ví dụ: Cùng thiệt hại 150
triệu nhưng đối với cơng ty lớn thì nó chỉ ở mức độ thấp, cịn đối với cơng ty nhỏ lại là
mức độ rất cao.
Bảng xác định mức độ nghiêm trọng của rủi ro (C )
MĐNT
(C )

Mô tả

Định nghĩa

Không ảnh hưởng đến sản xuất, năng suất lao động và chất
lượng mỹ phẩm. Thiệt hại tổn thất gây ra dưới 150 triệu.
2
Thấp
Thay đổi nhỏ hoặc gián đoạn trong thời ngắn của quá trình
sản xuất và tác động khơng đáng kể đến chất lượng mỹ

phẩm. Cá nhân có thể kiểm sốt. Thiệt hại tổn thất gây ra
từ 150 triệu đến 1 tỷ.
3
Vừa phải
Gián đoạn quá trình sản xuất, ảnh hưởng đến năng suất
hoạt động.Tác động đáng kể đến chất lượng mỹ phẩm, có
khả năng kiểm soát tại từng bộ phận. Thiệt hại TS gây ra
1 – 15 tỷ VNĐ.
4
Cao
Trì hỗn q trình sản xuất, ảnh hưởng năng suất của công
ty. Chất lượng mỹ phẩm bị ảnh hưởng, khả năng kiểm soát
thấp. Thiệt hại tổn thất gây ra >15 tỷ VNĐ.
5
Rất cao
Ngưng sản xuất, ảnh hưởng năng suất, Chất lượng mỹ
phẩm rất kém và có nguy cơ mất khách hàng.
=> Tổng thiệt hại của rủi ro này là 385 triệu VNĐ. Rủi ro chỉ làm thay đổi nhỏ hoặc gián
đoạn trong thời ngắn của q trình sản xuất và tác động khơng đáng kể đến chất lượng mỹ
phẩm. Cá nhân có thể kiểm sốt và nghiên cứu để phòng ngừa và tài trợ rủi ro nhanh chóng.
Có thể kết luận mức độ rủi ro này là thấp, C = 2.
1

Không đáng kể

Xác định khả năng xảy ra của rủi ro ( L )
KNXR Mô tả
(L)

Định nghĩa


16


1

Hầu như không xảy ra

1 lần/10 năm

2

Không chắc chắn xảy ra

1 lần/2 năm

3

Có thể xảy ra

1 lần/năm

4

Gần như chắc chắn

2-3 lần/năm

5


Chắc chắn xảy ra

>3 lần/năm

Ưu điểm
• Nghiên cứu rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh giúp đưa ra các biện pháp
thích hợp để hạn chế ảnh hưởng của rủi ro hoặc loại bỏ hồn tồn rủi ro.
• Rủi ro sự kiện giúp hiểu rõ hơn về rủi ro và hướng tới việc nâng cao các thủ tục hiện
hành.
Nhược điểm
• Đây là một giả định về tác động của nó đối với hoạt động kinh doanh mà nếu khơng
được thực hiện một cách siêng năng có thể gây ra thiệt hại về kinh tế và danh tiếng
cho tổ chức và cuối cùng có thể dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh.
• Đây là một q trình phức tạp, địi hỏi kinh nghiệm và sự chu đáo cao để có thể
lường trước những rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến hoạt động trơn tru của doanh
nghiệp.
Phần kết luận
• Đánh giá rủi ro đề cập đến việc phân loại rủi ro và tác động của chúng đối với doanh
nghiệp về mặt uy tín hoặc thiệt hại kinh tế đối với một tổ chức hoặc một lĩnh vực.
• Các tổ chức nên xem xét thực hiện ít nhất một năm đánh giá xếp hạng rủi ro do môi
trường kinh doanh có nhịp độ nhanh.
• Nó cho phép một doanh nghiệp được thông báo đầy đủ về tất cả các rủi ro tiềm ẩn
có thể gây ra tác động cho doanh nghiệp cùng với khả năng xảy ra sự kiện.
Sau khi đánh giá rủi ro theo công thức RRN = C x L. Ta có thể đưa ra kết luận dựa vào
bảng quy định chỉ số đánh giá rủi ro như sau:

17


7. Những rủi ro xảy ra trong doanh nghiệp

7.1. Rủi ro thứ nhất
Chịu sự ảnh hưởng của dịch Covid-19, công ty vẫn bán được các mặt hàng mỹ phẩm
chăm sóc da, chăm sóc cơ thể rất tốt. Tuy nhiên, nhu cầu về mỹ phẩm làm đẹp và mỹ phẩm
chăm sóc tóc giảm mạnh, nhu cầu sản xuất của 2 loại mỹ phẩm này giảm đi vì người tiêu
dùng hạn chế nhu cầu làm đẹp do ít khi ra ngồi (khách hàng tiềm năng như học sinh cấp
3, sinh viên, nhân viên công sở đều được học và làm việc tại nhà). Một số cơ sở, đại lý là
khách hàng của cơng ty phải đóng cửa do giãn cách xã hội và gặp khó khăn trong doanh
thu. Hơn nữa, một số người tiêu dùng bị giảm thu nhập do tình hình kinh tế cũng bị ảnh
hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh, dẫn đến nhu cầu người tiêu dùng giảm. Điều này khiến doanh
thu của năm 2020 giảm 5,15% so với năm 2019 (giảm 43 tỷ đồng ). Và tổng thiệt hại có
thể tính được đến hiện tại là 37 tỷ đồng.
=> Tổng thiệt hại do rủi ro này gây ra có thể tính được là 37 tỷ đồng, Q trình sản xuất,
năng suất lao động, chất lượng mỹ phẩm bị ảnh hưởng khá nhiều do dịch bệnh gây ra các
vấn đề như: nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị mới bị trì hỗn vận chuyển từ nước ngồi
về; lượng hàng bán được giảm;...Đây là rủi ro do môi trường thiên nhiên gây ra nên rất khó
để kiểm sốt. Có thể kết luận mức độ nghiêm trọng của rủi ro là cao, C = 4.
=> Có thể thấy dịch bệnh Covid - 19 chỉ lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2019, nhưng hiện
tại vẫn chưa có thuốc đặc trị, và từ khi đại dịch ảnh hưởng đến Việt Nam, 1 năm dịch bùng
từ 2 - 3 lần và gây ra thiệt hại cho cơng ty mỗi lần bùng dịch, có thể thấy tình hình bùng
dịch gần như chắc chắn xảy ra nếu chưa có phương pháp chữa trị hiệu quả. Vì vậy có thể
kết luận rủi ro này gần như chắc chắn xảy ra, L = 4.
Ta có cơng thức đánh giá mức độ rủi ro: RRN = C x L
=> RRN = 4 x 4 = 16
=> Chỉ số rủi ro RRN = 16 => Rủi ro rất cao
7.2. Rủi ro thứ hai
Công ty nghiên cứu và sản xuất ra một bộ sưu tập Makeup mang phong cách phương
Tây với tone màu tối cá tính, mạnh mẽ. Một combo bao gồm:1 hộp phấn mắt 6 màu, 1 hộp
phấn má 2 màu, 3 cây son 3 màu khác nhau và một kẻ mắt nước có giá chỉ 449K. Cơng ty
tung ra 3000 sản phẩm với giá gốc 300K. Tuy nhiên, sản phẩm không được sự ủng hộ của
người tiêu dùng mỹ phẩm Việt Nam, do phong cách makeup của người tiêu dùng Việt Nam

vẫn ưa chuộng những kiểu makeup mang màu sắc ngọt ngào, nữ tính nhưng khơng kém
phần mạnh mẽ và cá tính (một sự kết hợp giữa phương Tây và phương Đơng). Vì vậy,
lượng hàng bán đi rất chậm và ít. Theo đó, cơng ty chỉ bán được 1107 sản phẩm, tổng thiệt
hại là 403 triệu.
=> Tổng thiệt hại của rủi ro này là 403 triệu VNĐ. Rủi ro chỉ làm thay đổi nhỏ hoặc gián
đoạn trong thời ngắn của q trình sản xuất và tác động khơng đáng kể đến chất lượng mỹ
phẩm. Cá nhân có thể kiểm sốt và nghiên cứu để phịng ngừa và tài trợ rủi ro nhanh chóng.
Có thể kết luận mức độ rủi ro này là thấp, C = 2.
18


=> Hằng năm công ty nghiên cứu cho ra rất nhiều sản phẩm mỹ phẩm mới và loại bỏ những
mỹ phẩm lỗi thời, khơng cịn phù hợp. Do q trình nghiên cứu kỹ càng, nên các rủi ro về
vấn đề này rất ít khi xảy ra và khơng chắc chắn xảy ra. Có thể kết luận khả năng xảy ra của
rủi ro này là L = 2.
Ta có cơng thức đánh giá mức độ rủi ro: RRN = C x L
 RRN = 2 x 2 = 4
Chỉ số rủi ro RRN = 4 => Rủi ro mức độ thấp
7.3. Rủi ro thứ ba
Công ty đã mở một cửa hàng ở An Giang, tuy nhiên do định vị vị trí cửa hàng chưa hợp
lý khiến cửa hàng không tiếp cận được với thị trường tiêu thụ và bị ảnh hưởng tiêu cực bởi
các yếu tố khách quan như nguồn điện nước khơng ổn định, an ninh khu vực khơng an
tồn,..Rủi ro này mang lại thiệt hại 385 triệu.
=> Tổng thiệt hại của rủi ro này là 385 triệu VNĐ. Rủi ro chỉ làm thay đổi nhỏ hoặc gián
đoạn trong thời ngắn của q trình sản xuất và tác động khơng đáng kể đến chất lượng mỹ
phẩm. Cá nhân có thể kiểm sốt và nghiên cứu để phịng ngừa và tài trợ rủi ro nhanh chóng.
Có thể kết luận mức độ rủi ro này là thấp, C = 2.
=> Hằng năm công ty nghiên cứu cho ra rất nhiều dự án về việc mở rộng cửa hàng, chi
nhánh để tăng doanh thu, tăng sự ảnh hưởng của thương hiệu. Việc thực thi các dự án được
tính tốn rất kỹ càng và có sự tham gia của các chuyên gia, nên các dự án trước khi triển

khai đã được khảo sát, đánh giá rất chun nghiệp. Cho đến nay có rất ít dự án được thực
thi do ngoài việc mở rộng cửa hàng, chi nhánh, do hơn hết công ty chú tâm hơn đến việc
tìm kiếm các đối tác, các nhà phân phối, đại lý. Do quá trình nghiên cứu kỹ càng, bài bản
nên các rủi ro về vấn đề này hầu như khơng xảy ra. Có thể kết luận khả năng xảy ra của rủi
ro này là L = 1.
Ta có công thức đánh giá mức độ rủi ro: RRN = C x L
 RRN = 2 x 1 = 2
Chỉ số rủi ro RRN = 2 => Rủi ro mới độ thấp

19


PHẦN BỐN: QUẢN TRỊ RỦI RO
1. Nhận dạng, phân tích, đo lường các rủi ro
1.1. Rủi ro thứ nhất
• Nguồn gốc của rủi ro: Do mơi trường thiên nhiên.
• Mối hiểm họa: Nhu cầu về mỹ phẩm của người tiêu dùng giảm nên cầu giảm, cung
giảm, giảm sản xuất, giảm doanh thu. Khó khăn trong vận chuyển nguyên vật liệu
và sản phẩm.
• Mối nguy hiểm: Dịch Covid -19.
• Đối tượng rủi ro: Công ty TNHH Sản xuất Mỹ phẩm Blue Ocean.
• Tổn thất: 37.000.000.000 VNĐ.
• Mức độ nghiêm trọng của rủi ro: Chỉ số rủi ro RRN = 16 => Rủi ro rất cao.
1.2. Rủi ro thứ hai
• Nguồn gốc của rủi ro: Do mơi trường văn hóa.
• Mối hiểm họa: Người tiêu dùng không chấp nhận sản phẩm dẫn đến chu kỳ sống
sản phẩm ngắn, giảm doanh thu.
• Mối nguy hiểm: Sản phẩm không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
• Đối tượng rủi ro: Cơng ty TNHH Sản xuất Mỹ phẩm Blue Ocean.
• Tổn thất: 403.000.000 VNĐ.

• Mức độ nghiêm trọng của rủi ro: Chỉ số rủi ro RRN = 4 => Rủi ro thấp.
1.3. Rủi ro thứ ba
• Nguồn gốc của rủi ro: Do nhận thức con người.
• Mối hiểm họa: Sản phẩm khơng tiếp cận được với thị trường tiêu thụ.
• Mối nguy hiểm: Định vị vị trí mặt bằng cửa hàng khơng phù hợp.
• Đối tượng rủi ro: Công ty TNHH Sản xuất Mỹ phẩm Blue Ocean.
• Tổn thất: 385.000.000 VNĐ.
• Mức độ nghiêm trọng của rủi ro: Chỉ số rủi ro RRN = 2 => Rủi ro thấp.
Dựa vào mước độ nghiêm trọng của các rủi ro, ta có thể giải quyết rủi ro theo thứ tự
Rủi ro thứ nhất → Rủi ro thứ hai → Rủi ro thứ ba
2. Giải pháp giải quyết rủi ro thứ nhất
Vì đây là rủi ro ở mức độ rất cao nên Ban Quản lý cấp cao phải nhận biết kịp thời và
đề xuất ra những giải pháp hợp lý để hành động ngay.
2.1. Né tránh rủi ro
- Luôn chuẩn bị sẵn các chiến lược marketing để kích cầu.
- Ln có kế hoạch hợp lý và trang bị tốt nguồn nhân lực, máy móc thiết bị để đảm bảo
chất lượng sản phẩm trong mọi trường hợp rủi ro.
- Có phịng ban thực hiện hoạt động Quản trị rủi ro.
2.2. Ngăn ngừa tổn thất
- Thường xuyên cập nhật tin tức và tham khảo dự báo của các chuyên gia để ngăn chặn kịp
thời các mối hiểm họa.
20


2.3. Giảm thiểu tổn thất
- Tập trung vào chất lượng sản phẩm và sử dụng các chiến lược marketing, các chiến lược
bán hàng để tăng doanh thu.
- Có các chương trình khuyến mãi và chăm sóc khách hàng hợp lý để kích cầu.
2.4. Chuyển giao rủi ro
- Mua bảo hiểm cho hoạt động xuất nhập khẩu.

- Có thư tín dụng đối với các nhà cung cấp nước ngoài.
2.5. Đa dạng hóa rủi ro
- Sản xuất thêm các loại nước rửa tay để phục vụ cho người tiêu dùng trong tình hình dịch
bệnh.
- Nhập khẩu trang chất lượng bán kèm nước rửa tay theo combo.
2.6. Tài trợ rủi ro
- Có các khoản phí dự trù để thanh tốn, tài trợ cho các tổn thất.
- Trang bị các hợp đồng bảo hiểm cần thiết.
2.7. Biến rủi ro thành cơ hội
- Tập trung vào mơ hình kinh doanh online, marketing trên mạng xã hội, vận chuyển sản
phẩm đến tay khách hàng để có thêm một hệ thống phân phối tốt trong mùa dịch và cả sau
khi hết mùa dịch vẫn tận dụng được tốt mơ hình kinh doanh này.
- Nghiên cứu cho ra những sản phẩm mới như nước rửa tay nhiều mùi hương, khôngmùi
hương và phối hợp với các câu slogan ủng hộ chiến dịch phòng chống Covid để tạo sự chú
ý, tạo hot trend.
3. Giải pháp giải quyết rủi ro thứ hai
Đây là rủi ro ở mức độ thấp và rủi ro về văn hóa, sự khác biệt về phong cách trang điểm
của khách hàng ở khu vực phân phối sản phẩm dẫn đến rủi ro hàng bán chậm và không
được ưa chuộng, để giải quyết vấn đề chúng ta cần:
3.1. Né tránh rủi ro
- Muốn phong ngừa rủi ro về văn hóa trước hết cần phải hiểu biết về văn hóa và những
khác biệt về văn hóa.
- Tìm hiểu và khảo sát phong cách trang điểm của khách hàng mục tiêu thuộc phongcách
trang điểm nào trước khi tung ra sản phẩm.
3.2. Ngăn ngừa tổn thất
- Thường xuyên cập nhật tin tức về lĩnh vực mỹ phẩm trong và ngoài nước để nắm bắt cơ
hội và tránh các rủi ro.
3.3. Giảm thiểu tổn thất
- Các sản phẩm tồn kho sẽ được áp dụng chương trình khuyến mãi để thu lại lãi ít hoặchoàn
vốn.

- Tập trung vào chiến lược marketing như mời KOL để tăng doanh số bán hàng.

21


3.4. Đa dạng hóa rủi ro
- Sản xuất đa dạng các sản phẩm, có thể mở rộng thị trương sang nước ngồi nơi màcó
phong cách trang điểm Tây Âu.
3.5. Tài trợ rủi ro
- Dự trù một khoản kinh phí để đối phó với rủi ro xảy đến.
4. Giải pháp giải quyết rủi ro thứ ba
Các giải pháp để khắc phục và tối ưu hoá nhất về tổn thất khi gặp rủi ro cấp thấp: l = 1
4.1. Giải pháp 1: Né tránh rủi ro, cụ thể là chấm dứt rủi ro.
- Tránh các hoạt động, con người, tài sản làm phát sinh tổn thất có thể có hoặc loại bỏ ngay
nguyên nhân dẫn tới tổn thất.
- Biện pháp này đơn giản, triệt để và chi phí thấp.
- Có thể mất đi lợi ích có được từ tài sản và hoạt động đó.
- Có thể tránh được rủi ro này nhưng có nguy cơ lại gặp phải rủi ro khác.
- Có trường hợp không thể né tránh hoặc nguyên nhân của rủi ro gắn chặt với bản chất hoạt
động.
4.2. Giải pháp 2: Chuyển giao và kiểm soát rủi ro.
Chuyển giao rủi ro bằng cách đưa ra cơng cụ kiểm sốt rủi ro, tạo ra nhiều thực thể
khác nhau thay vì một thực thể phải gánh chịu rủi ro. Chuyển giao rủi ro có thể được thực
hiện bằng 2 cách:
- Cách 1: Chuyển tài sản hoạt động, hoặc doanh nghiệp của cửa hàng tại An Giang có rủi ro
đến một người hay một nhóm người khác, 1 địa điểm hoặc nhiều địa điểm khác, thuận lợi
hơn về hoạt động của công ty về điện, nước, an ninh hoặc quá trình phân phối sản phẩm
tới khách hàng.
+ Hình thức chuyển giao rủi ro này có liên quan mật thiết với một biện pháp né tránh rủi
ro là loại bỏ những nguyên nhân gây rủi ro của cửa hàng trên.

- Cách 2: Chuyển giao bằng hợp đồng giao ước – chỉ chuyển giao rủi ro, khơng chuyển giao
tài sản và hoạt động của nó đến người nhận rủi ro. (Chủ cửa hàng trên) + Ưu điểm: Giúp
cửa hàng Tại AN Giang loại bỏ một số rủi ro tìm ẩn gây hại cho cửa hàng.
+ Nhược điểm: chủ cửa hàng nhận rủi ro khơng có khả năng kiểm sốt rủi ro, dẫn tới cửa
hàng khơng thể phân phối hàng hoá 1 cách nhanh gọn tới các điểm bán và khách hàng.
Cũng như đầu vào để sản xuất ra sản phẩm bị ứ đọng dẫn tới q trình sản xuất bị lủng
củng khơng thuận lợi và nhanh chóng.

22


PHẦN KẾT LUẬN
Một doanh nghiệp hoạt động nếu không nghĩ đến những rủi ro sẽ khó mà phát triển bền
vững. Với thị trường nhiều biến động thì việc gặp những rủi ro trong quá trình hoạt động
kinh doanh là điều thường xảy ra. Tuy nhiên, chúng ta có nhiều cách để tránh, giảm thiểu
hoặc kiểm soát những hậu quả khi rủi ro xảy ra. Để làm được điều đó, mỗi doanh nghiệp
phải có kế hoạch quản trị rủi ro rõ ràng. Hiểu được những rủi ro có thể xảy ra sẽ giúp doanh
nghiệp tránh được những thiệt hại không đáng có, có thêm thời gian lên kế hoạch ngăn
chặn trước khi rủi ro xảy ra. Bởi, không hẳn mọi quản lý rủi ro trong kinh doanh đều mang
ý nghĩa tiêu cực, nếu doanh nghiệp có sự chuẩn bị, dự phịng trước thì việc biến rủi ro
thành cơ hội kinh doanh là điều hồn tồn có thể xảy ra. Khi doanh nghiệp triển khai thành
công hoạt động quản trị rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp sở hữu một công cụ hữu ích, hiệu quả
để có thể tạo thêm những giá trị kinh doanh mới, những nguồn doanh thu mới, những dự
án thành cơng và bảo tồn các giá trị cho doanh nghiệp. Vì vậy, quản trị rủi ro là một vấn
đề trọng tâm, cốt lõi và được quan tâm hàng đầu của hệ thống quản trị doanh nghiệp và
chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình mơn học “Quản trị rủi ro doanh nghiệp” của TS. Ngô Quang Hn
2. Tiểu luận phân tích chiến lược của cơng ty mỹ phẩm AVON

3. />4. />5. />6. />7. />
23



×