Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Tiểu luận pháp luật hôn nhân gia đình việt nam về quy định mang thai hộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.46 KB, 37 trang )

BỘ TƯ PHÁP
ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

MÔN HỌC: LUÂT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
ĐỀ TÀI: PHÁP LUÂT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
QUY ĐỊNH VỀ QUY ĐỊNH MANG THAI HỘ. HƯỚNG HOÀN
THIỆN
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Lớp:
Hà Nội, Tháng 4/2022


2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài :
Trong Lời nói đầu của Luật Hơn nhân và Gia đình có nêu : “Gia đình
là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan
trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia
đình càng tốt”.Câu nói này đã thể hiện tầm quan trọng to lớn của gia
đình đối với bản thân mỗi con người nói riêng và xã hội đời sống nói
chung.
Gia đình là nơi tập hợp những thành viên sẳn sàng yêu thương và
gắn bó với nhau, có quan hệ huyết thống, ni dưỡng, hoặc quan hệ hơn
nhân, có sự sẽ chia và đồng cảm, giúp đỡ lẫn nhau. Tất cả những điều
đó đều là những cơ sở vơ cùng quan trọng để hình thành nên một gia
đình trọn vẹn. Bên cạnh việc chăm sóc lẫn nhau, san sẻ trong mặt kinh
tế và ni dưỡng về mặt giáo dục thì đáp ứng nhu cầu tâm sinh lí, tình
cảm cũng như là chức năng sinh sản, duy trì nịi giống cũng là một trong


những điều cần thiết của gia đình.
Tuy nhiên, khơng phải gia đình nào cũng có thể thực hiện chức
năng này một cách sn sẻ và tự nhiên, có thể thấy qua các tỉ lệ thực
hiện mang thai hộ của các cặp vợ chồng khơng thể có con hoặc hiếm
muộn hiện nay ngày càng tăng cao. Có rất nhiều nguyên nhân có thể
dẫn đến tình trạng này như vơ sinh tự nhiên; môi trường sinh sống; lối
sống không lành mạnh;.. . Thực tế cho thấy mong muốn có con hoặc
sinh con cùng huyết thống của nhiều cặp vợ chồng trở nên bức thiết hơn
bao giờ hết, tùy vào điều kiện và khả năng kinh tế mà họ sẽ có những


3
lựa chọn giải pháp khác nhau. Trước năm 2014 khi chưa có luật cho
phép về việc mang thai hộ, nhiều cặp vợ chồng vì quá ham muốn đã cố
tình đi trái pháp luật, ra nước ngoài hoặc lén lút thực hiện trong nước.
Hiện tượng này song đã đem lại nhiều hệ lụy trong hơn nhân gia đình,
những người liên quan và cho cả xã hội.
Thấy được những biến chứng xấu có thể xảy ra và vấn đề phực tạp
trên, Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực thi hành, thay thế
chính thức cho Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000. Trong đó, bộ luật
năm 2014 đã cho phép mang thai hộ vì các mục đích nhân đạo bao gồm
các quy định chi tiết, chặt chẽ, thống nhất để có thể đáp ứng được nhu
cầu của các cặp vợ chồng này.
Do đó, việc nghiên cứu và tìm tòi về vấn đề mang thai hộ và các
quy định liên quan là hết sức cần thiết, giúp chúng ta hiểu rõ tác
dụng và tác hại của vấn đề này và cũng như là xem xét những điểm cần
được hoàn thiện để có được một cái nhìn đúng đắn nhất. Nghiên cứu
đề tài “Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam về vấn đề mang thai hộ”
nhằm để phục vụ cho mục đích đó.
2.


Mục tiêu nghiên cứu:

Mục đích của đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận về vấn đề
mang thai hộ trong hơn nhân gia đình; nghiên cứu, phân tích nội dung, ý
nghĩa của việc mang thai hộ và cơ sở để phát sinh, hình thành mối quan
hệ, quyền và nghĩa vụ của những người liên quan theo quy định của
pháp luật; đánh giá việc áp dụng các quy định của pháp luật, đồng thời
phát hiện những vướng mắc, hạn chế của các quy định này, trên cơ sở
đó đưa ra một số giải pháp hồn thiện việc xây dựng pháp luật về vấn


4
đề mang thai hộ trong hơn nhân gia đình và giải pháp hoàn thiện việc
áp dụng pháp luật về vấn đề này.
3.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài để đạt được mục tiêu nghiên cứu là
làm rõ những vấn đề lý luận gia đình từ nhiều góc độ khác nhau, đặc
biệt là từ góc độ luật hơn nhân và gia đình. Nghiên cứu những vấn đề lý
luận về vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trong hôn nhân; các
quy định của pháp luật phù hợp đã được ban hành. Tìm hiểu thực tiễn áp
dụng pháp luật về mang thai hộ để từ đó, đánh giá về những thành công
và hạn chế của việc áp dụng pháp luật về vấn đề này. Trên cơ sở phân
tích nội dung và thục tiễn áp dụng vấn đề mang thai hộ theo luật thực
định, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp
luật về vấn đề này dưới góc độ pháp luật và áp dụng pháp luật.
4.


Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về vấn đề
mang thai hộ trong hơn nhân và gia đình theo quan điểm luật học mà
chủ yếu là luật hôn nhân gia đình. Những quy định của pháp luật điều
chỉnh và các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và các
người liên quan. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về việc
mang thai hộ.
Ngoài ra, mang thai hộ còn là một trong những hiện trạng xã hội
tương đối nhạy cảm và phức tạp, liên quan mật thiết đến nhiều lĩnh vực
trong đời sống như: y tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, phong tục tập quán
và truyền thống Việt Nam,…


5
5.

Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề kết hôn theo pháp
luật hôn nhân và gia đinh năm 2014 trên phạm vi không gian ở Việt
Nam. Tuy nhiên có mở rộng nghiên cứu về một số yếu tố liên quan ở lĩnh
vực này ở một số quốc gia khác để có sự so sánh và đối chiếu với pháp
luật Việt Nam, từ đó tiếp thu những điểm tiến bộ và phù hợp với thực
tiễn Việt Nam.
6.

Phương pháp nghiên cứu:


Luận văn sử dụng một số phương pháp cụ thể như: Phương pháp
phân tích (tiến hành làm rõ ràng các khái niệm, quy định của pháp
luật,..); so sánh (đối chiếu giữa quy định pháp luật ở Việt Nam và một số
nước khác trên thế giới); tổng hợp (tóm tắt lại những quan điểm và vấn
đề liên quan để đưa ra kết luận khách quan cho vấn đề); ngồi ra cịn có
những phương pháp khác như đối chiếu, hệ thống, diễn giải, quy nạp,…
để thực hiện các mục tiêu đã đặt ra.
PHẦN NỘI DUNG
I.

KHÁI QUÁT CHUNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ

MANG THAI HỘ
1.1. Khái quát chung về vấn đề mang thai hộ
1.1.1.

Định nghĩa của mang thai hộ

Mang thai hộ (Tiếng Anh: surrogacy) là việc một người phụ nữ
mang thai và sinh con thay cho người khác. Người nhận con là cha mẹ
của đứa trẻ, chứ không phải người mang thai hộ. Nhiều ca mang thai hộ
thực hiện bằng cách cấy trứng đã thụ tinh của cặp cha mẹ vào tử cung


6
của người mang thai hộ.Nhìn chung, việc mang thai hộ có ý nghĩa nhân
đạo nhằm bảo đảm quyền con người. Mang thai hộ, được pháp luật cho
phép vào năm 2014, đã giúp các cặp vợ chồng vơ sinh có được quyền cơ
bản của con người là mưu cầu hạnh phúc.
1.1.2.


Ý nghĩa của việc cho phép mang thai hộ

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có những ý nghĩa cụ thể như
sau: – Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo góp phần đảm bảo quyền con
người. ... Việc Luật HNGĐ 2014 cho phép hoạt động mang thai hộ đã
thỏa mãn được nguyện vọng của các cặp vợ chồng vô sinh, đồng thời
đảm bảo quyền cơ bản của con người là quyền mưu cầu hạnh phúc.
1.1.3.

Quy định về mang thai hộ ở một số nước trên thế giới

Thái Lan: mang thai hộ được cho phép trước đây, tuy nhiên, các
nhà làm luật Thái Lan khơng thể đốn được mặt trái của sự việc, họ đề
ra các quy định thiếu sự chặt chẽ về điều kiện mang thai hộ. Thế nên
trong nhiều năm trở lại đây, Thái Lan này đã trở thành thiên đường của
những đường dây mang thai hộ để kiếm lợi nhuận.
Giống như phần lớn những quốc gia khác trên thế giới, việc mang
thai hộ được coi là không hợp pháp ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tình trạng
vơ sinh ngày càng tăng lên, sự nới lỏng mới đây của quan niệm vợ
chồng phải có con và chính sách một con đã dẫn đến sự bùng nổ của thị
trường đen việc mang thai hộ ở Trung Quốc trong những khoảng thời
gian gần đây.
Nhóm nước chưa có quy định, nhóm nước phản đối, nhóm nước cho
phép vì mục đích nhân đạo và nhóm các nước chấp thuận thương mại


7
hóa. Tại một số quốc gia có nền y tế và pháp luật tiến bộ như Thụy Điển,
Tây Ban Nha, Pháp hay Đức, việc mang thai hộ là bất hợp pháp.

Nhiều quốc gia trên thế giới không cho phép mang thai hộ, nhưng ở
Nga, Ukraine, Gruzia hay Mỹ, việc mang thai hộ là hồn tồn hợp pháp,
trong đó thị trường nhộn nhịp nhất phải kể đến Ukraine.
1.2. Pháp luật hôn nhân gia đình Việt Nam hiện hành về
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Khoản 22 điều 3 Luật Hơn nhân và gia đình 2014: “Mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, khơng vì mục
đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không
thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản,
bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ
tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ
nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con”
1.2.1.

Nguyên tắc áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Điều 3 Nghị định 10/2015/NĐ-CP đã nêu rõ:
1.

Cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con

bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ
chun khoa; cặp vợ chồng vơ sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục
đích nhân đạo.
2.

Vợ chồng nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ, trẻ sinh ra

nhờ mang thai hộ được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá

nhân, bí mật gia đình và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ.


8
3.

Việc thụ tinh trong ống nghiệm, cho và nhận noãn, cho và

nhận tinh trùng, cho và nhận phôi, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
được thực hiện trên ngun tắc tự nguyện.
4.

Việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện

trên nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận; tinh trùng, phôi
của người cho phải được mã hóa để bảo đảm bí mật nhưng vẫn phải ghi
rõ đặc điểm của người cho, đặc biệt là yếu tố chủng tộc.
5.

Việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải tuân

theo quy trình kỹ thuật; quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người được
thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con do
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Nếu bên nhờ mang thai hộ nhờ được người phụ nữ độc thân mang
thai và việc mang thai này vì mục đích nhân đạo thì hồn tồn được
pháp luật cho phép, bên cạnh đó việc mang thai này phải theo chỉ định
của bác sĩ chuyên khoa. Cả bên nhờ mang thai hộ, bên mang thai hộ và
cả đứa trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ phải được đảm bảo an toàn, bảo
mật cuộc sống riêng tư được pháp luật bảo vệ. Việc cho và nhận tinh

trùng, phôi phải dựa trên nguyên tắc vơ danh, đảm bảo bí mật, tuy
nhiên phải ghi rõ đặc điểm của người cho. Trong quá trình thực hiện kỹ
thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải tuân thủ theo quy trình kỹ thuật,
đảm bảo tiêu chuẩn sức khỏe của những người tham gia thực hiện và cả
người mang thai hộ.
1.2.2.

Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Điều 95 Luật Hơn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:


9
- Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên
cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản ( Khoản 1). Việc
mang thai hộ phải xuất phát từ những thỏa thuận và ý chí tự nguyện
của cả hai bên, và từ những thỏa thuận đó được lập thành văn bản.
- Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo khơng được trái với quy
định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ( Khoản 4)
1.2.2.1.

Điều kiện đối với vợ chồng nhờ mang thai hộ

Khoản 2 điều 95 Luật hơn nhân và gia đình 2014 đã nêu rõ:
a)

Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ

không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản

b)

Vợ chồng đang khơng có con chung

c)

Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý

Thứ nhất, việc xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền nhằm xác
định được việc người phụ nữ nhờ mang thai hộ không thể mang thai và
sinh con dù họ đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản, đối với họ
mang thai hộ là giải pháp tình thế cuối cùng để các cặp vợ chồng vô
sinh, hiếm muộn được làm cha mẹ. Đây là điều kiện đầu tiên bắt buộc
các cặp vợ chồng phải thỏa mãn khi muốn nhờ người khác mang thai hộ.
Thứ hai, vợ chồng đang khơng có con chung. Đây là điều kiện đặt
ra nhằm giúp các vợ chồng khơng có con mà họ lại có nguyện vọng có
con, việc mang thai hộ sẽ đáp ứng nguyện vọng có con của họ. Đối với
những cặp vợ chồng đã có con và muốn có thêm một đứa nữa nhưng vì
người vợ khơng thể mang thai và sinh con được, họ muốn nhờ người


10
mang thai hộ thì nhà nước ta khơng cho phép.
Thứ ba, cần được tư vấn một số vấn đề về y tế, pháp lý, tâm lý.
Điều kiện này giúp cho bên nhờ mang thai hộ có thể nắm bắt, hình dung
được quá trình mang thai hộ, những vấn đề phát sinh khác như tâm lý
của các bên, những khó khăn có thể xảy ra khi thực hiện mang thai hộ,
tỷ lệ thành cơng,… để họ có thể chuẩn bị tốt nhất cho quyết định của
mình trước khi bắt đầu hành trình làm cha mẹ qua kỹ thuật mang thai
hộ.

1.2.2.2.

Điều kiện đối với người được nhờ mang thai hộ

Khoản 3 điều 95 Luật hơn nhân và gia đình 2014
a)

Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng

nhờ mang thai hộ
b)

Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần

c)

Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm

quyền về khả năng mang thai hộ
d)

Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự

đồng ý bằng văn bản của người chồng
đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý
Thứ nhất, “là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên
chồng nhờ mang thai hộ” quy định này nhằm nhấn mạnh mục đích nhân
đạo trong việc nhờ mang thai hộ, hạn chế được tình trạng thương mại
hóa việc mang thai hộ trong thực tiễn cuộc sống.
Thứ hai, “đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần” nhằm

giúp người phụ nữ có tâm lý ổn định sinh đứa trẻ thông qua kỹ thuật


11
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Quy định mang tính nhân văn ngăn
chặn lạm dụng chức năng sinh sản và bảo vệ tốt nhất sức khỏe sinh sản
cho người phụ nữ mang thai hộ, giảm thiểu được các tai biến sản khoa
trong quá trình mang thai.
Thứ ba, độ tuổi phù hợp mang thai là từ 18 tuổi trở lên và tốt nhất
là khoảng 22 – 33 tuổi nhằm giúp cho quá trình mang thai hộ diễn ra
thuận lợi và hạn chế được các nguy cơ rủi ro cho phụ nữ cũng như đứa
trẻ sinh ra bởi kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Khả năng
mang thai hộ phụ thuộc vào sức khỏe của người mang thai nên cần phải
có sự xác nhận của các tổ chức y tế về sức khỏe của người mang thai
hộ.
Thứ tư, việc mang thai hộ ảnh hưởng đến cuộc sống, tâm lý, hạnh
phúc gia đình của người mang thai hộ và sau khi kết thúc mang thai hộ
người phụ nữ quay trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường với gia đình
của mình. Vậy nên phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng
( nếu người mang thai hộ đang có chồng).
Thứ năm, được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý để người mang thai
hộ biết rõ được quyền và nghĩa vụ của mình, và những khả năng, rủi ro
có thể xảy ra trong q trình mang thai hộ, cũng như những vấn đề có
thể xảy ra để chuẩn bị về mặt tâm lý.
1.2.3.

Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

1.2.3.1.


Nội dung thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân

đạo giữa bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ
Khoản 1 điều 96 Luật Hơn nhân và gia đình 2014:


12
a)

Thông tin đầy đủ về bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai

hộ theo các điều kiện có liên quan quy định tại Điều 95 của Luật này
b)

Cam kết thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 97

và Điều 98 của Luật này
c)

Việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa;

hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ trong thời
gian mang thai và sinh con, việc nhận con của bên nhờ mang thai hộ,
quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợp con chưa
được giao cho bên nhờ mang thai hộ và các quyền, nghĩa vụ khác có
liên quan
d)

Trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi


phạm cam kết theo thỏa thuận
Cả bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ đều phải cung cấp
đầy đủ thông tin, những điều kiện có liên quan theo quy định của pháp
luật. Cam kết thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, quy định
quyền và nghĩa vụ hỗ trợ sức khỏe cho người mang thai hộ, quyền và
nghĩa vụ đối với con của cả hai bên trong trường hợp con chưa được giao
cho bên nhờ mang thai hộ nhằm đảm bảo việc thỏa thuận diễn ra thuận
lợi. Nếu một hay hai bên vi phạm cam kết đã thỏa thuận thì phải chịu
trách nhiệm dân sự về hành vi của mình.
1.2.3.2.

Hình thức thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân

đạo giữa bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ Khoản 2 điều 96
Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có


13
công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền
cho nhau hoặc vợ chồng bên mang về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền
phải lập thành văn bản có cơng chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba
khơng có giá trị pháp lý.”
Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai
hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ
sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa
thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này.
Tóm lại, tất cả những việc liên quan đến vấn đề thỏa thuận về
mang thai hộ phải được lập thành văn bản có cơng chứng. Nếu sự thỏa
thuận giữ hai bên được lập cùng với cơ sở y tế thực hiện sinh con bằng

kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì phải được xác nhận bởi người có thẩm quyền
của cơ sở y tế này.
1.2.4.

Quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ và bên

mang thai hộ .
Trong quá trình mang thai hộ diễn ra, bên mang thai hộ và bên nhờ
mang thai hộ sẽ phát sinh những quyền lợi và nhiều việc cần phải thực
hiện:
*Đối với bên mang thai hộ (Điều 97, Luật Hơn nhân và Gia đình
năm 2014 )
1.

Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền,

nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm
sóc, ni dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang
thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.


14
2.

Người mang thai hộ phải tuân thủ quy định về thăm khám,

các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của
bào thai theo quy định của Bộ Y tế.
3.


Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định

của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao
đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến
thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60
ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến
khi đủ 60 ngày. Việc sinh con do mang thai hộ khơng tính vào số con
theo chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
4.

Bên mang thai hộ có quyền u cầu bên nhờ mang thai hộ

thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự
phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số
lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với
quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
5.

Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì

bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ
nhận con.
*Đối với bên nhờ mang thai hộ (Điều 98, Luật Hơn nhân và Gia đình
năm 2014)
1.

Bên nhờ mang thai hộ có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế


để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y tế.


15
2.

Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân

đạo đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra. Người mẹ
nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp
luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi
con đủ 06 tháng tuổi.
3.

Bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con. Trong

trường hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con hoặc vi phạm nghĩa
vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con
theo quy định của Luật này và bị xử lý theo quy định của pháp luật có
liên quan; nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thì phải bồi thường.
Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết thì con được hưởng thừa kế
theo quy định của pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ.
4.

Giữa con sinh ra từ việc mang thai hộ với các thành viên khác

của gia đình bên nhờ mang thai hộ có các quyền, nghĩa vụ theo quy
định của Luật này, Bộ luật dân sự và luật khác có liên quan.
5.


Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên

nhờ mang thai hộ có quyền u cầu Tịa án buộc bên mang thai hộ giao
con.
Như vậy quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ và nhờ mang
thai hộ qui định rất rõ ràng, chính xác, đảm bảo quyền, lợi ích và trách
nhiệm của cơng dân được thực hiện một cách hiệu quả nhất.
1.2.5.

Xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục

đích nhân đạo
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thể hiện ý nghĩa nhân văn to


16
lớn, mang đến cơ hội được làm cha, làm mẹ đối với những cặp vợ chồng
hiếm muộn. Việc xác định cha mẹ trong trường hợp mang thai hộ sẽ bao
gồm 2 phương diện: sinh học và pháp luật.
Phương diện sinh học: đứa bé ra đời là sản phẩm của việc “ lấy
noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống
nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai
để người này mang thai và sinh con.”, nên khi được sinh ra sẽ có các
đặc điểm gen, ngoại hình của bố mẹ- bên nhờ mang thai hộ, và người
mang thai hộ không phải là mẹ của đứa bé.
Phương diện pháp luật: theo quy định tại Điều 94, Luật hôn nhân
và gia đình năm 2014: “Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ
thời điểm con được sinh ra”.
Như vậy, việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo khơng làm phát

sinh mối quan hệ cha, mẹ, con giữa vợ chồng người được nhờ mang thai
hộ và đứa bé được sinh ra. Bên nhờ mang thai hộ sẽ được hưởng những
quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ đối với con của mình trong mối
quan hệ giữa cha mẹ và con cái đã được qui định bởi pháp luật.
1.2.6.

Xử lý hành vi vi phạm về mang thai hộ

Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ
mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác. Luật hơn nhân và gia
đình cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại(điểm g Khoản 2 Điều 5
Luật hơn nhân và gia đình năm 2014).


17
Các bên trong mối quan hệ mang thai hộ nếu vi phạm điều kiện,
quyền và nghĩa vụ hợp pháp của cơng dân, thì tùy vào tính chất, mức độ
của hành vi vi phạm, người vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý về
hành chính, dân sự hoặc hình sự.
1.

Trách nhiệm hành chính:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi
thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương
mại, sinh sản vơ tính, mang thai hộ vì mục đích thương mại.Giải pháp:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
(theo Điều 60 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính
phủ).

2.

Trách nhiệm dân sự:

Việc thực hiện mang thai hộ phải thông qua giao dịch dân sự. Khi
một chủ thể vi phạm thỏa thuận hay gây ảnh hưởng, thiệt hại thì phải có
trách nhiệm dân sự. Cụ thể là:
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc thực hiện nghĩa vụ; buộc
bồi thường thiệt hại (Điều 11 Bộ luật dân sự năm 2015).
- Bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
hoặc luật có quy định khác. (Điều 360 Bộ luật dân sự năm 2015).
3.

Trách nhiệm hình sự:

Hành vi tổ chức mang thai hộ là hành vi bao gồm tổng hợp của
nhiều hành vi khác nhau từ việc tạo điều kiện cho các bên có nhu cầu
mang thai hộ gặp gỡ, trao đổi, bàn bạc, sắp xếp, tạo điều kiện và hỗ trợ
về các phương tiện để các bên tiến hành việc mang thai hộ. Mục đích


18
cuối cùng của người thực hiện hành vi này là vì mục đích thương mại.
Nếu hành vi vi phạm về mang thai hộ có tính chất và mức độ nguy
hiểm, nếu cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và
xử lý theo quy định của pháp luật.
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 quy định về Tội tổ
chức mang thai hộ vì mục đích thương mại:
“Điều 187. Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại
1.


Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị

phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không
giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt

tù từ 01 năm đến 05 năm:
a)

Đối với 02 người trở lên;

b)

Phạm tội 02 lần trở lên;

c)

Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;

d)

Tái phạm nguy hiểm.

3.

Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng


đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
Pháp luật Việt Nam đã bổ sung, hồn thiện về vấn đề mang thai hộ
vì mục đích nhân đạo nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân
được thực hiện hiệu quả nhất, tạo nên khung pháp lí an tồn, giúp phân
biệt với việc mang thai hộ vì mục đích thương mại. Việc quy định về


19
mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam khẳng định tinh thần nhân đạo
đối với mọi công dân Việt Nam. Chúng ta nên tìm hiểu kĩ về luật pháp
trước khi thực hiện các thủ tục mang thai hộ để đảm bảo quyền và lợi
ích hợp pháp, phù hợp với qui định của pháp luật.
II.

THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN QUI ĐỊNH PHÁP

LUẬT VỀ MANG THAI HỘ
Đối với những cặp vợ chồng khơng có khả năng sinh con, khơng có
nỗi đau nào hơn nỗi đau vơ sinh, việc có con cịn là sợi dây vơ hình kết
nối hơn nhân của họ. Mặc dù khoa học kĩ thuật về hỗ trợ sinh sản khá
phát triển nhưng vẫn chưa thể giải quyết hết các vấn đề cho các cặp vợ
chồng hiếm muộn. Luật Hơn nhân và gia đình sửa đổi cho phép mang
thai hộ như hé mở cánh cửa hi vọng, tạo ra cơ hội và niềm vui cho rất
nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn, thể hiện một bước tiến trong công tác
xây dựng pháp luật là xây dựng chính sách gắn liền với thực tiễn cuộc
sống.
Về lợi ích mang lại, mang thai hộ có nhiều ý nghĩa. Mang thai hộ
nhân đạo giúp đảm bảo quyền con người: quyền tìm kiếm hạnh phúc,
quyền làm cha, làm mẹ. Với các kĩ thuật hỗ trợ, mang thai hộ là cơ sở

giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn đảm bảo chức năng sinh sản. Mang
thai hộ nhân đạo cũng góp phần lành mạnh hóa các mối quan hệ hơn
nhân, gia đình bằng cách ổn định cuộc sống. Các hoạt động hỗ trợ sinh
sản với nhiều yếu tố như thiết bị tiên tiến, đội ngũ y bác sĩ có kinh
nghiệm và kiến thức tốt, kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm ngày càng
thành cơng, góp phần phát triển nền y học Việt Nam. Việc đưa vấn đề
mang thai hộ vào khn khổ quy định sẽ tạo vịng pháp lý an toàn trong


20
các giao dịch, có cơ chế phân biệt với việc mang thai hộ thương mại,
hạn chế việc lạm dụng. Việc nhà lập pháp thắt chặt quy định về sinh con
sẽ cho phép các cơ quan chức năng từng bước kiểm soát vấn đề mang
thai hộ trong xã hội, giảm thiểu tình trạng bao che ngồi vịng pháp luật
và sự kiểm sốt của Nhà nước được tăng cường.
Bên cạnh đó, mang thai hộ vẫn tồn tại nhiều mặt hạn chế: lợi dụng
việc mang thai hộ để chuộc lợi, những đứa bé sinh ra mà cả hai bên đều
không muốn nhận nuôi vì lí do bị dị tật hay vì ngun nhân nào khác…
Mặc dù được pháp luật cho phép nhưng vẫn có nhiều hệ luỵ xảy ra xung
quanh vấn đề mang thai hộ. Về mặt đạo đức như: mang thai hộ bị biến
tướng thành thương mại hố, tính nhân đạo của người mang thai hộ
trong quá trình mang thai, số phận của những đứa bé sinh ra bị cha mẹ
ruồng rẫy… Còn về mặt pháp lý như: xác định quan hệ huyết thống cho
đứa bé, nghĩa vụ cấp dưỡng cho bé khi sinh ra…
1. Thực trạng về việc mang thai hộ hiện nay
Sau khi quy định về mang thai hộ có hiệu lực, số người đến hỏi về
thủ tục mang thai hộ tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương tăng cao. Ví dụ
trường hợp người phụ nữ rất vui mừng khi đã nhờ được người mang thai
hộ hợp pháp là chị dâu mình, chỉ cần bổ sung đầy đủ hồ sơ để được xét
duyệt và chờ ngày thực hiện. Theo chị, khó khăn nhất là việc tìm người

mang thai hộ đủ tiêu chuẩn theo luật. Tuy nhiên quá trình thực hiện đầy
đủ thủ tục để có thể được xét duyệt hồ sơ không đơn giản; từ chuyện xin
xác nhận ở địa phương, hợp đồng với bên nhận mang thai hộ, đến bệnh
viện ký hàng loạt cam kết, làm hồ sơ khám sức khỏe… Theo bà Phan Thị
Yến - y tá trưởng Trung tâm Hỗ trợ sinh sản quốc gia: “Hai bên nhờ và


21
nhận mang thai hộ phải hoàn tất 13 cam kết, trong đó có nhiều cam kết
cần hỗ trợ của chính quyền địa phương, luật sư tư vấn và hai đơn đề
nghị mới đủ thủ tục nhờ - nhận mang thai hộ. Khó khăn nhất hiện nay là
thủ tục hành chính, nhiều trường hợp đã có chỉ định của trung tâm là
cần nhờ mang thai hộ, nhưng về địa phương chính quyền lại khơng xác
nhận vì họ nói chưa có ai hướng dẫn. Có trường hợp cần xác nhận chưa
có con nào thì địa phương lại bảo nhỡ đâu chồng đã có con ở ngồi. Có
trường hợp ngay tại Hà Nội là nơi thông tin về cho phép mang thai hộ
rất nhiều nhưng chính quyền cũng khơng xác nhận hoặc xác nhận chung
chung”.
Gian nan tìm người mang thai hộ: Một cặp vợ chồng đã tìm được
người bà con bên chồng và người này cũng đồng ý mang thai hộ. Tuy
nhiên, khi làm thủ tục bệnh viện thông báo người mang thai hộ không
“cùng hàng” mà là "cháu" của chị, theo quy định pháp luật sẽ khơng
được. Cịn một trường hợp khác, ngay khi vừa có nghị định cho phép
mang thai hộ chị rất mừng. Thế nhưng chị rất ngỡ ngàng khi bị từ chối vì
người này là "cơ", cũng khơng "cùng hàng" với chị. Những niềm hy vọng
có con lần lượt bị dập tắt bởi vướng quy định. Vì vậy, đã có nhiều người
tìm đến bước đường cùng là th người mang thai hộ, bất chấp những
hậu quả đang chờ họ phía trước.
Ngồi ra, tình hình mang thai hộ vì mục đích thương mại, đẻ thuê,
lựa chọn giới tính thai nhi có xu hướng diễn biến phức tạp. Ngày nay,

tình trạng mượn mạng xã hội để giao dịch, quảng cáo dịch vụ mang thai
hộ đến nay chưa có con số thống kê chính thức bao nhiêu phụ nữ đã
tham gia nhưng 200 - 300 triệu đồng là một số tiền không nhỏ và sức


22
hấp dẫn của nó đang hình thành nên một thị trường mang thai hộ bất
hợp pháp. Nếu bạn lên mạng internet và gõ từ “dịch vụ mang thai hộ”
“đẻ thuê”, bạn sẽ thấy hàng loạt kết quả hiện ra với hình ảnh, lời giới
thiệu mà điển hình là những trang web quảng cáo các trung tâm môi
giới như: Dịch vụ mang thai hộ: 50 triệu VND/ca (VietBao.vn Thứ Hai,
17/12/2007) với nội dung “cò” đẻ và đường dây “hợp đồng” “cho thuê
bụng”; Bác sĩ giúp đỡ đường dây mang thai hộ giá trăm triệu ở Sài Gòn
(Xzing.vn) với nội dung: khuyến mãi đẻ mướn, giá sòng phẳng 400 triệu
đồng, thực hiện tại Hà Nội hoặc Thái Lan, tuyển mẹ đẻ, bác sĩ giúp đỡ;
Đường dây mang thai hộ “khủng” ở Hà Nội (star.net 1/5/2013); Tác phẩm
“Câm Lặng” trong lòng Hà Nội (VietNam.net 1/6/2012) viết về cò đẻ
trước cửa bệnh viện, dịch vụ tìm đẻ thuê trực tuyến; Bi kịch mang thai
hộ (Kids Online)… Mặc dù chưa có khảo sát hay số liệu chính thức về số
lượng các cặp vợ chồng muốn đăng kí mang thai hộ nhưng trên các diễn
đàn cũng khơng ít bài đăng tìm người. Ví dụ: Nickmame hoahong…
Có cung ắt sẽ có cầu, từ đây hình thành một đường dây “cò mồi”
chuyên tiếp cận với những người phụ nữ bị vô sinh để dẫn mối làm dịch
vụ mang thai hộ. Giá cho “thuê tử cung” dao động từ vài chục đến vài
trăm triệu, thậm chí là cả tỷ đồng. Ngoài ra, mỗi tháng người nhờ mang
thai hộ phải chu cấp tiền ăn uống, thuốc men, khám thai...Vì là dịch vụ
“chui” nên luôn chứa đựng nhiều rủi ro, việc đảm bảo an tồn cho đứa
bé và tính pháp lý của hợp đồng chỉ được bảo chứng bởi chữ “tín” giữa
những người khơng quen biết chứ khơng có bất cứ sự bảo hộ nào từ
pháp luật. Bộ Tư pháp cũng giải quyết vụ cô gái Việt Nam tham gia

mạng lưới mang thai hộ ở Thái Lan; Sự việc nhóm thiếu nữ vượt biên
sang Trung Quốc mang thai hộ…


23
2. Hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật
Trải qua 07 năm thực hiện kể từ khi ban hành Luật Hơn nhân và gia
đình 2014, quy định về mang thai hộ đã và đang phát huy được những
giá trị tích cực, nhận được sự ủng hộ của xã hội, thể hiện sự đánh giá và
nhìn nhận một cách tồn diện vấn đề quyền con người trong đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước ta với mục tiêu chung là xây dựng
pháp luật vì nhân dân. Tuy nhiên, vì là một trong những quy định mới
nên mang thai hộ vẫn còn bộc lộ những bất cập, hạn chế trong quá
trình áp dụng, các quy định đặt ra khá nhiều rào cản về mặt pháp lý. Do
đó, pháp luật cần điều chỉnh các quy định trên nhiều phương diện để
hoàn thiện hơn về vấn đề có ý nghĩa này, tạo điều kiện thuận lợi cho các
bên tham gia và nâng cao hiệu quả áp dụng.
2.1. Hoàn thiện quy định về điều kiện mang thai hộ vì mục
đích nhân đạo
Theo Điều 95 Luật Hơn nhân và gia đình 2014:
Tại Điểm a Khoản 2 Điều 95, vợ chồng có quyền nhờ người mang
thai hộ khi “Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người
vợ khơng thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kĩ thuật hỗ trợ
sinh sản”. Quy định này được hiểu là người phụ nữ có thể chứng minh
được ngay bản thân không thể mang thai và sinh con dù đã áp dụng kĩ
thuật hỗ trợ như thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm, có thể là
vì gặp vấn đề ở tử cung hay bị bệnh tim đến mức không thể mang thai…
Tuy nhiên trên thực tế, rõ ràng việc chứng minh ngay lập tức bằng
những xét nghiệm y học về việc có khả năng mang thai hay khơng là rất
khó khăn và cần nhiều thời gian.



24
Ví dụ: Tử cung của người vợ hồn tồn bình thường nhưng khơng
hoặc ít có khả năng lưu giữ thai. Đối với trường hợp này, bắt buộc trước
đó họ phải thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản và nếu khơng thành cơng
mới có đủ điều kiện thực hiện việc nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân
đạo.
Thiết nghĩ, quy định này là khơng cần thiết và gây khó khăn cho
nhiều cặp vợ chồng vơ sinh. Bởi lẽ, chi phí thực hiện thụ tinh trong ống
nghiệm đã rất tốn kém. Nếu sau khi bỏ ra một khoản tiền lớn để thực
hiện thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm nhưng không
thành, họ lại phải bỏ ra một khoản chi phí tương đương và thậm chí cao
hơn để sử dụng kĩ thuật mang thai hộ thì sẽ vơ cùng khó khăn đối với
các cặp vợ chồng có mức thu nhập không cao. Điều này khiến họ vừa
mất thời gian vừa hao tốn kinh phí. Vì vậy, Điểm a Khoản 2 Điều 95 nên
sửa đổi về điều kiện của vợ chồng nhờ mang thai hộ là “Có xác nhận của
tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ khơng thể mang thai và
sinh con” sẽ hợp lí hơn và mở rộng cánh cửa pháp lí cho các cặp vợ
chồng vô sinh muốn thực hiện việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Tại Điểm b Khoản 2 Điều 95 quy định điều kiện đối với cặp vợ
chồng nhờ mang thai hộ là “Vợ chồng đang khơng có con chung”. Đây
cũng là một nội dung rất đáng băn khoăn hiện nay. Vì trên thực tế vẫn
tồn tại những cặp vợ chồng đã có con chung nhưng con của họ lại mắc
những vấn đề về thể chất và tinh thần mà không thể nhận thức và làm
chủ hành vi của mình, hay đứa con đó bị tật nguyền do trong quá trình
sinh nở phải can thiệp sản khoa. Trong khi đó, các cặp vợ chồng này lại
khơng thể tiếp tục mang thai và sinh con (trường hợp vô sinh thứ phát).



25
Ví dụ như một số trường hợp vì sự can thiệp thủ thuật mà người mẹ bắt
buộc phải cắt tử cung, cắt bỏ buồng trứng... Nhưng theo quy định vừa
nêu, các cặp vợ chồng này không đủ điều kiện để thực hiện việc mang
thai hộ. Nếu nói pháp luật hiện hành cho phép mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo thì trong các trường hợp đặc biệt trên vẫn nên được phép thực
hiện việc mang thai hộ, khi đó tính chất nhân văn sẽ lại càng được thể
hiện rõ nét hơn. Vì vậy, việc mở rộng đối tượng thực hiện là thực sự cần
thiết và phản ánh đúng tinh thần nhân đạo trong việc xây dựng và thực
thi pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Tại Điểm a Khoản 3 Điều 95 quy định người được nhờ mang thai
hộ phải “Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ
mang thai hộ”. Khoản 7 Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP giải thích
người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang
thai hộ gồm: “Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ
khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của
họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng
cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ”. Quy định này có thể xem là rất
khó cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Đã có nhiều trường hợp tìm được
người nhưng lại không cùng hàng với vợ hoặc chồng, hay người đáp ứng
được yêu cầu này thì lại quá tuổi sinh sản, người đáp ứng điều kiện về
tuổi sinh sản thì quan hệ huyết thống lại không nằm trong phạm vi ba
đời như quy định... Cũng có nhiều trường hợp người mang thai hộ khơng
muốn có con nhưng vì tình cảm gia đình nên phải mang thai giúp. Bên
cạnh đó, tại Điểm b Khoản 3 Điều 95 quy định về điều kiện của người
mang thai hộ là “Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần”.
Tuy điều này hạn chế được tình trạng thương mại hố nhưng cũng tiềm



×