Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT VỀ VĂN HOÁ VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA ASEAN TỪ CÔNG CỤ ĐỊNH VỊ ĐỊA VĂN HOÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.7 KB, 21 trang )

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA TRUYỀN THƠNG VÀ VĂN HĨA ĐỐI NGOẠI

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
Đề tài:
SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT VỀ VĂN HOÁ VIỆT
NAM VÀ CÁC QUỐC GIA ASEAN TỪ CƠNG CỤ ĐỊNH
VỊ ĐỊA-VĂN HỐ.
Giảng viên

: TS. Trần Thị Hồng Thúy
TS. Đào Ngọc Tuấn

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Nguyệt Hà

Mã số sinh viên

: TTQT48C3-1332

Hà Nội, 12/2021


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Đơng Nam Á là khu vực có nền văn hóa lâu đời, được tạo nên từ rất nhiều
mối quan hệ và bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Văn hố Đơng Nam Á là một nền
văn hố đa dạng trong thống nhất. Trong kho tàng văn hoá đồ sộ ấy dẫu có rất


nhiều yếu tố chung làm nên cái gọi là “khung” Đơng Nam Á song cũng có khơng
ít những yếu tố đặc sắc, riêng biệt tiêu biểu của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.
Nằm trong tổng thể văn hố Đơng Nam Á, Việt Nam là một trong số ít những
quốc gia hội tụ được nhiều giá trị của nền văn hố - văn minh phương Đơng,
mang nhiều đặc trưng điển hình của một Đơng Nam Á thu nhỏ. Sức sống văn
hoá Việt Nam cũng được thể hiện rất đa dạng trên mọi khía cạnh của cuộc sống,
xét cả về phương diện vật chất lẫn tinh thần. Ở mỗi khía cạnh lại có những thành
tựu văn hố đặc sắc riêng, được tiếp thu, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác
và được lưu truyền đến tận ngày nay. Với tư cách là một thành viên trong khơng
gian văn hóa Đơng Nam Á, Việt Nam đã tiếp nhận, giao lưu và tiếp biến văn hóa
với các quốc gia còn lại trong khu vực. Trong số những giá trị văn hóa mà Việt
Nam tiếp nhận, trong đó có nhiều sự tương đồng, tương cận với những giá trị
văn hóa của Đơng Nam Á. Những sự tương đồng và tương cận ấy khơng phải
ngẫu nhiên, mà điều đó cho thấy tiến trình phát triển của các quốc gia đấy là
cùng dựa trên một nền tảng, đó là yếu tố tự nhiên chi phối.
Để có được một cái nhìn tổng quát nhất về văn hoá Việt Nam, trong bài tiểu
luận này em sẽ tiến hành nghiên cứu: “Sự tương đồng và khác biệt về văn hoá
giữa Việt Nam và các quốc gia ASEAN từ cơng cụ định vị Địa-văn hố”, qua đó
có thể hiểu rõ hơn về nền văn hóa của dân tộc mình, từ đấy có được những nhận
thức đúng đắn về cơng cuộc gìn giữ và bảo vệ nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc của Việt Nam.
3


I. Định nghĩa, tổng quan về văn hóa và cơng cụ định vị Địa- văn hóa:
1.

Văn hóa:

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một

cách nhìn nhận và cách đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà văn hóa
học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê rằng có tới 164
định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các cơng trình nổi tiếng trên thế giới1, và
ngày nay số lượng các định nghĩa đó đã lên đến trên 300 khái niệm.
Theo các định nghĩa tâm lý học, trong đó nhấn mạnh vào q trình thích nghi
với mơi trường, q trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con
người. Chẳng hạn như định nghĩa của giáo sư W . Summer và A. Keller, học trị
của ơng là: “Tổng thể những sự thích nghi của con người với các điều kiện sinh
sống của họ chính là văn hóa, hay văn minh… Những sự thích nghi này được
đảm bảo bằng con đường kết hợp những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và
truyền đạt bằng kế thừa”2.
Tiếp đó vào năm 2002, UNESCO cũng đưa ra một định nghĩa chính thức về
văn hóa: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt
của cuộc sống (của mỗi cá nhân và các cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng
như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ
thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc
tự khẳng định bản sắc của mình”.
Văn hóa là hiện tượng bao trùm lên mọi mặt của đời sống con người, do đó
bất kỳ định nghĩa nào đưa ra cũng khó có khả năng bao quát hết được nội dung

1 Lương Văn Kế, Thế giới đa chiều (2007), Nhà xuất bản Thế giới, Trang 313
2 Phạm Thái Việt và Đào Ngọc Tuấn, Đại cương về văn hóa Việt nam (2004), Nhà xuất bản Văn hóa -

Thơng tin. Trang 11-12

4


của nó. Tuy nhiên với tư cách là một chỉnh thể, văn hóa ln mang trong nó
những đặc trưng cố hữu như sau:

-

Văn hóa là cái phân biệt con người với động vật, văn hóa là đặc trưng
riêng của xã hội lồi người.

-

Văn hóa khơng được kế thừa về mặt sinh học (di truyền) mà phải qua học
tập, giao tiếp.

-

Văn hóa là cách ứng xử đã được mẫu thức hóa.3

Như vậy ta có thể thấy rằng, văn hóa là tồn bộ giá trị vật chất và tinh thần
được con người tạo dựng cùng với bề dài lịch sử dân tộc.

2.

Công cụ định vị Địa- văn hóa:

Trong cuốn “Đại cương về văn hóa Việt Nam”, ta có thể thấy cơng cụ định vị
văn hóa được chia ra làm 5 phương pháp chuyên ngành bao gồm: Cách tiếp cận
Địa- văn hóa, nhân học- văn hóa, tơn giáo, giao lưu- tiếp biến văn hóa và cuối
cùng là tọa độ văn hóa. Trong đó, Địa- văn hóa vừa là một phương pháp dùng để
nghiên cứu văn hóa theo vùng địa lý, đồng thời cũng là phương pháp kiến giải
các đặc điểm văn hóa dựa vào điều kiện địa lý và hoàn cảnh tự nhiên. Phương
pháp này (cùng với những phương pháp khác) đã góp phần lý giải tính đồng nhất
(tương đồng) văn hóa của các cộng đồng người cùng sống trên một vùng lãnh
thổ - nơi có điều kiện tự nhiên khá giống nhau. Và cơ sở khoa học của phương

pháp nghiên cứu Địa- văn hóa là các luận điểm cho rằng:
-

Bản thân con người cũng là một bộ phận của tự nhiên.

-

Để tồn tại và phát triển thì con người phải tiến hành trao đổi chất với môi
trường tự nhiên.

3 Phạm Thái Việt và Đào Ngọc Tuấn, Đại cương về văn hóa Việt nam (2004), Nhà xuất bản Văn hóa -

Thơng tin. Trang 12-13

5


-

Q trình trao đổi chất nói trên diễn ra theo hai hướng: thích nghi với tự
nhiên và cải tạo tự nhiên.

-

Cả hai hướng này đều tạo ra các yếu tố văn hố. Cụ thể là: thích nghi thì
sẽ in dấu trong văn hoá nhân cách, trong lối sống cộng đồng (văn hố phi
vật thể); cịn biến đổi thì sẽ được lưu giữ trong các đồ vật xã hội (giới tự
nhiên thứ hai, theo cách nói của Marx, hay trong văn hố vật thể).

Như vậy, ta có thể khẳng định rằng mơi trường tự nhiên chi phối q trình

hình thành và phát triển của văn hóa.

II. Văn hóa Đơng Nam Á và Việt Nam từ công cụ định vị Địa- văn hóa
Đơng Nam Á là khu vực thuộc châu Á, bao gồm một quần thể các đảo, bán
đảo, các vịnh và các biển chạy suốt từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương. Khu
vực này bao gồm 11 quốc gia: Brunei, Đông Timor, Indonesia, Philippines,
Malaysia, Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Singapore và Việt Nam, được
chia làm 2 nhóm nước: nhóm các nước hải đảo và nhóm các nước nằm trên bán
đảo Trung Ấn. Về mặt địa lý, Đông Nam Á là khu vực nhiệt đới, gió mùa, khí
hậu nóng ẩm, nắng lắm, mưa nhiều. Xét ở góc độ cảnh quan địa lý, Đơng Nam Á
có đủ rừng núi, đồng bằng, sơng, biển nên chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa,
tạo nên hai mùa khá rõ rệt: mùa khô lạnh và mùa mưa tương đối nóng và ẩm. Vì
thế, khu vực này cịn được gọi là “Châu Á gió mùa”. Gió mùa kèm theo những
cơn mưa nhiệt đới đã cung cấp đủ nước cho con người dùng trong đời sống và
sản xuất hằng năm, tạo nên những cánh rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và
chim muông.

6


Việt Nam “nằm giữa Đông Nam Á” (Yves Lacoste), là “ngã tư của các cư dân
và các nền văn minh” (Olov Janse)4. Nằm trong vị trí thuận lợi, Việt Nam may
mắn được tiếp cận với nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ - hai nền văn minh
lớn của Đông Nam Á. Nhờ vào đó, ta có thể dễ dàng nhận thấy Việt Nam có
nhiều nét văn hóa tương đồng cũng như khác biệt với các quốc gia ASEAN như:
1.

Những nét tương đồng:
a. Nền văn hóa nơng nghiệp trồng lúa nước


Văn minh lúa nước là một nền văn minh cổ đại xuất hiện từ cách đây khoảng
10.000 năm tại vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa. Nền văn minh này đã đạt
đến trình độ cao về các kỹ thuật canh tác lúa nước, thuỷ lợi, phát triển các công
cụ và vật ni chun dụng. Chính sự phát triển của nền văn minh lúa nước đã
tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của những nền văn hoá đương thời như Văn
hóa Hemudu, Văn hóa Đơng Sơn, Văn hóa Hịa Bình,… Sở dĩ Đơng Nam Á trở
thành một trong những trung tâm nông nghiệp sớm nhất thế giới với nền văn
minh lúa nước đặc trưng là vì điều kiện tự nhiên và điều kiện khí hậu ở đây có
nhiều thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Mà cụ thể là:
-

Điều kiện địa lí tự nhiên :

Xét về mặt địa hình thì Đơng Nam Á là nơi giao nhau của nhiều mảng địa
chất. Các quốc gia của khu vực được chia làm hai nhóm là Đơng Nam Á lục địa
bao gồm Myanma, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam, hay còn gọi là bán
đảo Trung Ấn. Các nước còn lại tạo nên Đông Nam Á hải đảo . Hầu hết các quốc
gia thuộc Đơng Nam Á đều có hải giới ngoại trừ Lào. Đơng Nam Á có một hệ
thống sơng ngịi dày đặc, nhìn chung các sơng đều nhiều nước, dịng chảy có lưu
lượng lớn hàm lượng phù sa cao, chính những con sơng này đã góp phần tạo nên
các đồng bằng châu thổ rộng lớn và màu mỡ như đồng bằng Sơng Hồng (Việt
4 Đinh Gia Khánh, Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đơng Nam Á (1993), Nhà xuất bản Khoa
học Xã hội. Trang 33-34

7


Nam), đồng bằng sông Meekong (Campuchia, Việt Nam), đồng bằng sông
Mênam (Thái Lan) và đồng bằng sông Irawadi, Saluen (Myanmar)


-

Điều kiện khí hậu :

Đặc điểm nổi bậc nhất của khí hậu Đơng Nam Á là tính chất gió mùa nóng
ẩm. Đây là khu vực được mệnh danh là “Châu Á gió mùa” vì mỗi năm thường có
hai mùa rõ rệt mùa khơ mát và mùa mưa nóng ẩm. Có thể nói đây là khu vực có
độ ẩm cao nhất thế giới. Khí hậu biển cũng là một yếu tố quan trọng với các
quốc gia Đơng Nam Á. Đường xích đạo chạy qua ba nơi là khu vực sông
Amazon, Congo và Đơng Nam Á trong đó hai khu vực trên nằm trên lục địa, chỉ
có Đơng Nam Á là nằm trên biển. Đường bờ biển dài cũng chính là nguyên nhân
gây mưa nhiều và khiến cho lượng hơi nước trên lục địa ln ln dư thừa. Biển
và gió mùa, khí hậu nóng và ẩm đã làm cho Đơng Nam Á đáng lẽ trở thành một
vùng khô cằn như một số khu vực địa lí khác có cùng vĩ độ nhưng lại trở nên
xanh tốt và trù phú, một thiên đường của thế giới thực vật. Cũng nhờ điều kiện
khí hậu thuận lợi như vậy mà Đông Nam Á được mệnh danh là quê hương của
cây lúa nước – cây lương thực quan trọng hàng đầu của nhân loại. Không phải
ngẫu nhiên mà hai trong ba quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới lại nằm ở
khu vực này. Tóm lại điều kiện nóng ẩm mưa nhiều và gió mùa là hằng số tự
nhiên của các quốc gia thuộc ASEAN và chính nó đã tạo nên đặc trưng của văn
hóa Đơng Nam Á- nền văn minh thực vật hay nền văn minh lúa nước.

b.

Phong tục tập quán và văn hoá lễ hội
8


Văn minh lúa nước là nét đặc trưng của cư dân Đông Nam Á, nền văn minh
này đã tồn tại trong thời kì lịch sử lâu dài từ thời kì sơ sử đến thời kì hiện đại, vì

vậy nó đã để lại dấu ấn đậm nét trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng, phong tục
của cư dân nơi đây. Đây cũng chính là tiền đề đầu tiên để nền văn hóa độc đáo và
giàu bản sắc của các dân tộc Đơng Nam Á được hình thành, phát triển và tồn tại
đến tận ngày nay. Ảnh hưởng của nền văn minh lúa nước đã ghi lại đậm nét
trong các yếu tố phong tục tập quán và văn hóa lễ hội của các nước thuộc khu
vực ASEAN, mà cụ thể là:
*Văn hóa ẩm thực:
Trong số những đặc điểm văn hóa Đơng Nam Á khác biệt với nhiều vùng
khác trên thế giới chính là sự khác biệt về văn hóa ẩm thực. Người Đơng Nam Á
khơng có truyền thống dùng nhiều thịt và bơ sữa. Thức ăn chủ yếu của họ là thực
vật mà cụ thể là lúa gạo, rau cỏ và hoa quả. Bên cạnh đó để đảm bảo dinh dưỡng
cho cơ thể, người dân cũng sử dụng cá và các sản phẩm động vật gắn liền với
công việc đồng áng như tơm, cua, ốc. Đây hồn tồn là những sản phẩm của nền
nơng nghiệp lúa nước. Thịt lợn , thịt bị và gia cầm các loại cũng chỉ thường
được sử dụng vào các dịp lễ tết, hội hè… Từ lúa gạo người Đông Nam Á nấu ra
cơm và cơm trở thành thức ăn chính chủ đạo và quan trọng nhất, ngồi ra người
dân còn dùng lúa gạo để tạo ra nhiều loại bún, bánh trái không thể thiếu trong
những ngày lễ Tết ví dụ như bánh chưng, bánh dày của người Việt.

*Văn hóa lễ hội:
Song hành với sự đa dạng của phong tục tập quán, ta không thể bỏ qua
những văn hố lễ hội Đơng Nam Á. Khơng ai có thể đưa ra số liệu thống kê
chính xác số lượng các lễ hội ở khu vực này bởi lẽ trong một năm nơi đây tổ
9


chức vô số các lễ hội với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Tuy nhiên tất cả các lễ hội
đều phần lớn bắt nguồn từ nguồn gốc chung mang tính khu vực: đó là nền sản
xuất nơng nghiệp lúa nước. Lễ hội ở Đông Nam Á thường chia làm hai phần là
phần lễ và phần hội.

Phần lễ thường mang những nội dung chính như cầu xin cho mùa màng bội
thu, làm ăn phát đạt cuộc sống sung túc và tạ ơn thần linh, ông bà tổ tiên đã phù
hộ chở che cho cuộc sống của mình. Phần hội thường là những trị vui chơi giải
trí với mục đích thư giãn, rèn luyện sức khỏe, rèn luyện sự khéo léo, tính tập thể
và thể hiện mục đích phồn thực …Trong số các lễ hội nơng nghiệp thì các lễ hội
về cây lúa và vòng đời phát triển của cây lúa là phổ biến và quan trọng hơn cả.
Có thể kể ra một số lễ hội như lễ xuống đồng hay lễ tịch điền của người Việt, lễ
dựng chòi cày của người Chăm, lễ mở đường cày đầu tiên của người Thái Lan, lễ
ban phát giống thiêng ở Campuchia…
Các quốc gia Đông Nam Á đều có ít nhất một lễ hội có quy mơ lớn nhất , đó
là Tết Ngun Đán. Ngồi Tết Ngun Đán cịn có thể có một số tết khác nhưng
đây là tết quan trọng nhất. Tết Nguyên Đán của các dân tộc Đơng Nam Á thường
có ý nghĩa tổng kết năm cũ, tổng kết một chu kì lao động và đón mừng năm mới
(Âm lịch, Dương lịch, Hồi lịch..) với một chu trình lao động mới. Dù hình thức
và nghi thức đón tết của các dân tộc có những nét khác biệt nhưng “Tết bao giờ
cũng là dịp để mọi người nghỉ ngơi, vui chơi, làm lễ tạ ơn trời đất tổ tiên, thần
linh đã ban cho một năm mưa thuận gió hịa, gột bỏ điều xấu trong năm cũ, cầu
mong và đón nhận vạn sự tốt lành của năm mới”.

c.

Tín ngưỡng bản địa:
10


Do cùng sinh sống trong một khu vực địa lí tự nhiên với các điều kiện khí
hậu gần như là hồn tồn giống nhau, cùng có chung cơ tầng văn hóa nơng
nghiệp lúa nước nên cư dân Đơng Nam Á đều có chung một số một số tín
ngưỡng bản địa, chẳng hạn như tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn
thực (rites de fertilité), tín ngưỡng sùng bái linh hồn người chết… Cái chung

nhất của các tín ngưỡng này là đều xuất phát từ thuyết vạn vật hữu linh, như là
mọi vật từ con người đến động thực vật đều có linh hồn. Linh hồn khơng chết đi
mà tồn tại mãi mãi và có thể giúp đỡ cho người sống vì vậy thờ cúng linh hồn là
bổn phận của con người.

*Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên:
Cuộc sống hàng ngày và trong sản xuất nông nghiệp của cư dân Đông Nam
Á đều gắn liền với tự nhiên và phụ thuộc hồn tồn vào các hiện tượng tự nhiên,
vì vậy tơn sùng tự nhiên là điều tất yếu của cư dân nơi đây. Đối với cư dân nông
nghiệp lúa nước Đông Nam Á, cây lúa là tất cả cuộc sống của họ. Thần Lúa
được xem là vị thần thiêng liêng nhất. Người dân các quốc gia Đông Nam Á rất
tin vào hồn lúa. Họ cho rằng nếu hồn lúa bay mất thì sẽ bị mất mùa, họ gọi lúa
bằng những tên gọi triều mến như “chú bé chín tháng”, “cơng chúa mặt trời”,…
và coi cây lúa là loài cây cao quý hơn các cây trồng khác. Người ta thờ thần lúa,
gọi vía lúa, rước lúa, rước mạ.
Tín ngưỡng sùng bái cây lúa đã ăn sâu vào tâm thức người dân Đông Nam Á
và được thể hiện bằng những ngụ ngôn, những bài vè, bài hát trong tế lễ để cầu
cho cây lúa tốt tươi được mùa. Ví dụ như ở làng Quắc Thước, huyện n Lập,
tỉnh Vĩnh Phú thì có lễ “mẹ lúa xuống đồng”. Vào mồng 1 tháng 1 hàng năm khi
ghé qua nơi đây ta rất có thể sẽ nghe được bài rao:
11


Cầu cho cây mạ làng ta tốt như dâu,
Lúa tốt bằng đầu,
Bông cái bằng bông lau,
Bông con bằng bông sậy,
Tiếng đồn đã dậy:
Hỏi: “Lúa làng nào?”
Thì nói: “Lúa làng ta nhé!”5…

*Tín ngưỡng phồn thực :
Tính ngưỡng phồn thực (rites de fertilité). Trong đó phồn = nhiều, thực =
sinh sơi nảy nở, là biểu hiện của niềm mơ ước về sự sinh sôi nảy nở của con
người, gia súc, mùa màng của cư dân nơng nghiệp. Để duy trì cuộc sống, cư dân
nông nghiệp Đông Nam Á cần mùa màng tươi tốt và phát triển gia súc, bởi đó là
nguồn thức ăn chính (cả thực vật lẫn động vật) ni sống con người. Biểu hiện
của tín ngưỡng phồn thực rất đa dạng: tục cầu mưa, lễ cầu nước Mẹ, tục té nước,
tục đi lấy nước thờ của người Thái, người Lào và của một số dân tộc ở
Campuchia, Myanma, Philippin, Việt Nam… thực ra cũng là tín ngưỡng phồn
thực bởi mục đích chính của nó là xin nước cho cây cối, mùa màng phát triển
xanh tốt, bội thu. Thêm nữa tục vũ hội dưới trăng hay múa khèn của người Dao,
người Li, người Bui, người Hmông, tục đánh trống thi cho đến thủng trống, gãy
dùi. Ở một số nơi Đông Nam Á, tập tục tơn thờ sinh thực khí vẫn cịn tồn tại cho
đến ngày nay. Ở Thái Lan, người ta có tục nặn hình người bằng đất sét để cầu
nguyện cho mùa màng tươi tốt.

*Tín ngưỡng sùng bái người đã mất:
5 Ngơ Đức Thịnh, Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam (2001), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Trang
162-163

12


Xuất phát từ quan niện vạn vật hữu linh. Người Đông Nam Á rất coi trọng
hồn, đặc biệt là linh hồn người đã mất. Do có hồn, người chết vẫn có thế thường
xun phù hộ độ trì cho con cháu ở dương gian. Quan niệm này là cơ sở ra đời
tín ngưỡng thờ cúng người đã mất, mà trước hết và quan trọng nhất là thờ cúng
ông bà tổ tiên. Việc thờ cúng tổ tiên vừa có ý nghĩa nhớ về cội nguồn, biết ơn cội
nguồn vừa thể hiện lòng ước muốn sự phù hộ độ trì của tổ tiên cho người cịn
sống. Thờ cúng tổ tiên, vì vậy, cũng là một nét văn hóa đặc trưng trong tín

ngưỡng nhiều dân tộc Đơng Nam Á. Ở nhiều gia đình Đơng Nam Á, trong đó có
các gia đình Việt Nam, bàn thờ tổ tiên thường được đặt ở giưa nhà và ở nơi cao
ráo, sạch sẽ, sang trọng nhất.

d.

Nghệ thuật biểu diễn:

Nghệ thuật biểu diễn của Đông Nam Á (các loại hình ca, múa, nhạc, kịch)
hầu hết đều mang tính tổng hợp, trừu tượng và biểu trưng, bên cạnh đó cũng
mang đậm tính chất dân gian mà đặc biệt là ảnh hưởng của nền nông nghiệp lúa
nước. Trong các vở diễn, bài hát dân gian hay các điệu múa truyền thống của các
nước thành viên trong ASEAN đều sẽ nhắc tới các quy trình sản xuất lúa: gieo
mạ cấy lúa, bón phân.. Để nhắc tới các loại nhạc cụ, ta không thể không nhắc tới
trống đồng, biểu tượng to lớn và rực rỡ nhất trong các loại nhạc cụ truyền thống
Đông Nam Á. Trên những chiếc trống đồng cịn có hình vẽ, hoa văn được khắc
rất tỉ mỉ và chi tiết; đó khơng chỉ là những hình vẽ thơng thường mà cịn chứa
đựng những nét lịch sử, văn hố q giá của người Đông Nam Á.

2.

Những nét riêng, những nét đặc trưng khác biệt của văn hóa Việt
Nam so với các nước trong khu vực Đông Nam Á
a. Ứng xử mềm dẻo, khả năng thích nghi và chịu đựng cao:
13


Khi xét đến yếu tố địa lý và hoàn cảnh tự nhiên ở Việt Nam, có thể thấy điều
kiện tự nhiên đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến nền văn hóa nói chung và tính cách
dân tộc nói riêng. Trải qua hàng nghìn năm, người Việt vẫn duy trì một nền nông

nghiệp lúa nước trên châu thổ các con sông lớn như: sông Hồng, sông Mã, sông
Lam, sông Cửu Long… và dọc theo dun hải. Chính vì vậy người Việt ln gắn
chặt vào nền kinh tế nông nghiệp. Với điều kiện tự nhiên dày đặc sơng nước
“văn hóa sơng nước” mềm mại uyển chuyển, đồng thời cũng dữ dội bão táp
“nhất thủy nhì hỏa” đã làm cho người nơng dân Việt Nam giỏi chịu đựng hơn,
bền bỉ hơn cũng như quyết liệt và táo bạo hơn. Người Việt thường xuyên phải
đối mặt với những thử thách của thiên nhiên như bão, lũ lụt,... đã phải đổ nhiều
mồ hôi công sức, thậm chí cả tính mạng khai khẩn, gìn giữ, tận dụng để trồng
cấy mọi thứ có thể trồng, đa canh, xen canh, theo thời vụ, cấy các loại giống cây
phù hợp với địa hình, khí hậu, q trình đó đã tạo nên cho người Việt Nam một
tính cách năng động, mềm dẻo, thích nghi được với hồn cảnh và kiên trì, bền bỉ
vượt qua thử thách. Như nhà sử học Nguyễn Văn Huyên cho rằng: “Không nơi
nào trên thế giới lại có một dân tộc cần cù như vậy và những người lao động
bằng lịng nhận ít ỏi để làm cơng việc nặng nhọc đến như vậy”. Những yếu tố
này đã góp phần tạo nên một phẩm chất văn hóa độc đáo mang nét riêng biệt cho
dân tộc Việt Nam.6
b.

Tính dung chấp:

“Dung” là trong “dung hòa”, “chấp” là trong “chấp nhận”. Tính dung chấp
trong bản sắc văn hóa Việt Nam là sự điều tiết quá trình lựa chọn và kết hợp một
cách sáng tạo giữa các yếu tố văn hóa ngoại sinh với văn hóa bản địa để sao cho
bản sắc dân tộc vẫn được gìn giữ, duy trì. Về địa lý ta thấy rõ nhất, Việt Nam
nằm ở bờ Tây của Thái Bình Dương, cực Nam của đại lục Trung Hoa, cực Bắc
6 Nguyễn Văn Huyên, Văn minh Việt Nam, tuyển tập góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam (1996),
NXB Khoa học xã hội, Trang 558
14



của vùng bán đảo và quần đảo Đông Nam Á. Do là đầu mối giao thông đường
thủy và đường bộ - cửa ngõ của Đông Nam Á nên người dân Việt thường xuyên
giao lưu với khu vực bên ngoài và tiếp thu nhiều kiến thức từ hoạt động giao lưu
đó. Chính tính chất tính chất “ngã tư” này tạo cho nước ta sức sống và động lực
phát triển. Bốn dòng văn hóa lớn nhất Ấn - Hoa - Cận Đơng - Tây đường đi qua,
đan chéo nhau ở ngã tư này. Có thể nói mọi nền văn minh đều đi qua ngã tư Việt
Nam nhưng khác với các ngã tư biến thành phố thị, thành trung tâm lớn thì Việt
Nam vẫn chỉ là ngã tư để đi qua, để quá cảnh. Làn gió đi qua mát mẻ nhưng sự
tích đọng khơng nặng nề, thấm đẫm. Bởi vậy có thể khẳng định: “không bao giờ
bật gốc qua các cơn bão lốc, ln bảo tồn cái vốn có một cách dai đẳng, khéo léo
nhưng cũng không đột biến, bùng phát tới một đỉnh nào” - chính là nét khác biệt
dễ nhận thấy nhất trong văn hóa Việt Nam”. Chính yếu tố này đã tạo nên một nền
văn hoá Việt Nam vừa truyền thống vừa có sự tiếp biến mềm mại khơng làm mất
đi bản sắc riêng của dân tộc.

c.

Cơng trình kiến trúc:

Người Việt khơng có các cơng trình kiến trúc lớn hồnh tráng thể hiện tính
vĩnh cửu như kim tự tháp ở Ai Cập hay Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc.
Kiến trúc thì xinh xắn, to nhất là các đình, hồng cung Huế cũng rất vừa phải,
các quốc tự quốc tháp (trong tứ đại khí) thời Lý Trần cũng rất xinh so với chùa
tháp ở Thái Lan, Malaysia và thật nhỏ bé so với Ăngco hay Borobudua. Có nhiều
nguyên nhân giúp cắt nghĩa đặc điểm này:
Thứ nhất, các vùng đất nơi người Việt cư trú là những vùng đất có các tầng
kết cấu về mặt địa chất không ổn định, bởi đó thường là những vùng đất bồi ven
sơng, biển, nên khó xây dựng được các cơng trình kiến trúc lớn, mang tính dài
lâu mà thường mang những đặc điểm riêng biệt gắn với vùng sông nước. Những
15



loại hình nhà ở như nhà bè, nhà thuyền hay nhà nổi, tụ tập lại với nhau tạo ra
những xóm chài, làng chài, chợ nổi đã tồn tại rất lâu đời ở Việt Nam, trở thành
một nét văn hoá độc đáo của những tỉnh thành ven biển, và cho tới nay, những
xóm chài, những chợ nổi vẫn cịn khá phổ biến ở rất nhiều vùng miền, đặc biệt
trong miền Nam.
Thứ hai, Việt Nam nằm hồn tồn trong khu vực khí hậu gió mùa, nhiệt độ
cao và mùa mưa có mưa rất to (đặc biệt là mùa nước lũ hàng năm) đã ảnh hưởng
đáng kể đến độ bền của các công trình, và do đó ảnh hưởng đến khuynh hướng
lựa chọn kiểu kiến trúc của người Việt7. Nhà thường được xây cất theo hướng
Nam để tránh nắng; mái phủ dầy và kéo xuống sát hiên nhà để tránh nóng; xổ
nhiều cửa để lấy gió và nền nhà cao để tránh ngập nước. Điểm khác biệt trong
hướng phong thuỷ xây nhà này khác so với một số nước trong khu vực, ví dụ
như Thái Lan. Nhà của người dân Thái ở khu vực đồng bằng trung tâm thường
có mái nhà xây theo hướng Đông-Tây. Điều này là để cắt giảm lượng ánh sáng
mặt trời vào phần thân chính của ngơi nhà và đồng thời thu được lợi ích tối đa
của gió mát.
d.

Tồn tại nhiều loại hình nghệ thuật gắn với sơng nước

Văn hóa sơng nước là điểm chung kết nối các quốc gia Đơng Nam Á. Các
nước thuộc ASEAN cũng có một số mơ hình lễ hội mang yếu tố “nước” như lễ
hội năm mới Songkrang, lễ hội hoa đăng Loy Krathong ở Thái Lan; lễ hội ánh
sáng thuyền đăng Boun Awk Phansa ở Lào; lễ hội nước và đua thuyền Bon Om
Touk ở Campuchia. Tuy nhiên Văn hóa Việt Nam nói chung, khu vực Đồng bằng
sơng Cửu Long nói riêng lại có thể định hình rõ nét văn hóa với hàng loạt các
loại hình nghệ thuật ra đời bắt nguồn từ sơng nước. Các nhà khoa học, nhà
nghiên cứu văn hóa trong nước và quốc tế nhìn nhận văn hóa sơng nước được

7 Gs Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 1996.
16


nhận diện dễ và rõ nhất ở Nam bộ, nhất là Đồng bằng sơng Cửu Long. Nơi đây
phát tích ra loại hình văn minh kinh xáng, văn minh miệt vườn rất riêng với
những nét sinh hoạt trên sông như chợ nổi, thương hồ, bán vàm, hò chèo ghe.
Rồi những điệu hát ngồi tựa mạn thuyền, chèo đò, đò đưa, các điệu hò kéo lưới,
quăng chài xuất hiện đặc sắc ở vùng sơng biển. Tất cả những câu hị, điệu lí,
những bản đờn ca tài tử trên sơng nước có khi trữ tình, khi hào hùng, có lúc cũng
rất bi ai phản ánh những hình tượng thiên nhiên, tâm tư, tình cảm con người.
Điều kiện tự nhiên hình thành nên các hoạt động sản xuất của dân cư đã quy định
và để lại dấu ấn đậm nét trong đời sống văn hóa và sắc thái văn hóa của từng khu
vực. Chẳng hạn, hò Huế là sinh hoạt nghệ thuật gắn liền với môi trường sông
nước và cảnh sắc sơn thủy hữu tình kỳ thú nơi đây; nghệ thuật múa rối nước là
loại hình trị diễn dân gian độc đáo gắn liền với xứ Sơn Nam hạ.8
III. Các cơ hội hợp tác văn hóa Việt Nam - ASEAN
Mơi trường thuận lợi kể từ khi gia nhập ASEAN đã tạo điều kiện cho Việt
Nam đạt được những hiệu quả và thành công nhất định trong quan hệ hợp tác,
giao lưu văn hóa và góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh về đất nước, con người
Việt Nam.
Hơn 20 năm là thành viên của ASEAN, Việt Nam luôn coi quan hệ hợp tác
và việc củng cố sự đoàn kết với các nước ASEAN là một ưu tiên hàng đầu. Có
thể nói, những thành tựu mà việc hợp tác văn hóa đã đem lại cho Việt Nam sau
khi gia nhập ASEAN đã không chỉ tăng cường sự hiểu biết giữa các nước
ASEAN mà còn thúc đẩy tinh thần đoàn kết giữa nhân dân các nước trong và
ngoài khu vực. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn những
hạn chế nhất định trong các hoạt động giao lưu văn hóa khiến cho tiến trình
8 “Độc đáo và tương đồng trong nghệ thuật trình diễn dân gian” />Page=NewsDetail&NewsId=48473


17


quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngồi chưa tương xứng với tiềm năng sẵn
có. Trong giai đoạn sắp tới, bằng sự thúc đẩy hoạt động trao đổi những nét đặc
sắc của từng nền văn hóa, thế hệ trẻ của các nước ASEAN trong đó có Việt Nam
sẽ có điều kiện được mở rộng hiểu biết, dần tạo dựng được ý thức mình là một
thành viên của Cộng đồng ASEAN, để không ngừng nâng cao vị thế Việt Nam
trên trường quốc tế.9

KẾT LUẬN
Như vậy, có thể nói Văn hóa dân tộc Việt Nam nảy sinh từ một môi trường
sống cụ thể: xứ nóng, nhiều sơng nước, nơi gặp gỡ của nhiều nền văn minh lớn.
Điều kiện tự nhiên (nhiệt, ẩm, gió mùa, sơng nước, nơng nghiệp trồng lúa
nước...) đã tác động khơng nhỏ đến đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của
dân tộc, đến tính cách, tâm lý con người Việt tạo nên những yếu tố đặc thù của
khu vực và những nét riêng thuộc về bản sắc của văn hóa Việt Nam.
Để có một đất nước, một khu vực phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ thì
động lực quan trọng nhất của sự phát triển đó phải là văn hóa. Mà một trong
những yếu tố quyết định đến nền văn hóa của một nước thì lại khơng thể thiếu
được tầm quan trọng của vị trí địa lý nước đó. Có thể khẳng định rằng Đơng
Nam Á có một bản sắc văn hóa rất riêng và ngày càng tiến bộ. Là một nước
9 Hợp tác văn hóa Viêt Nam - ASEAN

18


thuộc khu vực Đông Nam Á cho nên nền văn hóa Việt Nam cũng bị ảnh hưởng ít
nhiều từ nền văn hóa Đơng Nam Á nhưng nó cũng có nét đặc trưng riêng cho
mình. Cho đến nay, văn hóa Việt Nam đã trải qua nhiều biến động nhưng do

những hoàn cảnh địa lý - khí hậu và lịch sử - xã hội riêng nên dù biến động đến
đâu, nó vẫn mang trong mình những bản sắc khơng thể trộn lẫn được. Với bề dày
văn hóa mang bản sắc chung, đặc sắc, các quốc gia Đơng Nam Á nói chung và
Việt Nam nói riêng sẽ tiến xa hơn nữa, đạt được nhiều thành tựu mới trong tương
lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Việt Nam
1
.

1.

Ts. Phạm Thái Việt, Đại cương về văn hóa Việt Nam, Hà Nội:
NXB Văn hóa-Thơng tin, 2004.

2.

Ts. Trần Thị Hồng Thúy, Đại cương Văn hóa Việt Nam, Hà Nội:
NXB Lao động xã hội, 2011

3.

Gs Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB
tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 1996.

4.

Ngơ Đức Thịnh, Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam
(2001), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Trang 162-163


5.

Đinh Gia Khánh, Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh
văn hóa Đơng Nam Á (1993), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

6.

Viện Đại học mở Hà Nội , Đại cương Văn hóa Việt Nam, Hà
Nội, 4/2011.

7.

Viện thống kê UNESCO, Khung thống kê văn hóa UNESCO
19


2009,2009
8.
Gs Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục,
1999
9.
Phạm Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục,
Hà Nội, 2006
10.
Nguyễn Văn Huyên, Văn minh Việt Nam, tuyển tập góp phần
nghiên cứu văn hóa Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, 1996
11.
Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang, Các giá trị truyền thống và con
người Việt Nam hiện nay, Tập 11 đề tài KX07.02, Hà Nội, 1996

12.
Hà Văn Tấn, Hãy đến với lịch sử văn hóa Việt Nam, NXB Hội
nhà văn, Hà Nội, 2005
13.
Ban Văn học Hội Khai Trí Tiến Đức, Việt Nam Tự điển, NXB
Mặc Lâm, 1931
14.
Phan Ngọc, 2000, Một cách tiếp cận văn hóa, NXB Thanh niên
Tài liệu nước ngoài :
Kroeber, A. L., and Clyde Kluckhohn, 1952, Culture: a critical
review of concepts and definitions, Harvard University, Vol.
XLVII, No.1
Tài liệu Internet :
15.

16.

17.

18.

19.

TÍN NGƯỠNG – Di tích lịch sử – văn hố Hà Nội. (2021).
Truy cập 26 Tháng 12 2021, từ />Độc đáo và tương đồng trong nghệ thuật trình diễn dân gian.
(2021). Truy cập 26 Tháng 12 2021, từ
/>Page=NewsDetail&NewsId=48473
Hợp tác văn hóa Việt Nam - ASEAN. (2021). Truy cập 26
Tháng 12 2021, từ
/>NỀN VĂN MINH LÚA NƯỚC CỦA ĐÔNG NAM Á. (2021).

Truy cập 26 Tháng 12 2021, từ
/>20


20.

21.

a_a_namar_c_carba_a_a_n
Việt Nam tự tin hội nhập văn hóa mà khơng đánh mất bản sắc.
(2021). Truy cập 26 Tháng 12 2021, từ />Tục thờ lúa trong các lễ hội dân gian gắn với tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương trên vùng Đất Tổ - Sở Văn hoá, Thể thao và
Du lịch tỉnh Phú Thọ. (2021). Truy cập 26 Tháng 12 2021, từ
/>fbclid=IwAR0pZFglUMGVYSkN8TiHryOivNPNTmZTnQPy3
b67J9mayuuTPG9XCeaDZgc

21



×