Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHÓAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THUỘC NHÓM VN30

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.76 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT
NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ
MINH
----------

NGUYỄN NHẬT BĂNG TUYỀN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH
CỔ TỨC CỦA CÁC CƠNG TY NIÊM YẾT TRÊN
SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHỐN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH THUỘC NHĨM VN30
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUN NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 72340201

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT
NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ
MINH
----------

NGUYỄN NHẬT BĂNG TUYỀN


CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH
CỔ TỨC CỦA CÁC CƠNG TY NIÊM YẾT TRÊN
SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHỐN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH THUỘC NHĨM VN30
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUN NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 72340201
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
ThS. HỒ THỊ NGỌC TUYỀN

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020


i

TĨM TẮT
Chính sách cổ tức là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi trong nền
kinh tế học và tài chính hiện đại bởi tính bất đồng giữa các lý thuyết cổ tức và các
nghiên cứu thực nghiệm ở nhiều khu vực khác nhau. Nghiên cứu này đƣợc thực
hiện để tìm kiếm các nhân tố tác động đến quyết định chi trả cổ tức của các doanh
nghiệp thuộc danh mục VN30 niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh. Để thực hiện nghiên cứu, tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích
định lƣợng các mơ hình hồi quy dữ liệu bảng trong giai đoạn năm 2015 – 2019 và
chọn ra mơ hình hiệu quả nhất để phân tích kết quả. Kết quả thống kê mơ tả dữ liệu
nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chi trả bình quân của doanh nghiệp từ 10%/năm 20%/năm. Bên cạnh đó, kết quả mơ hình hồi quy cho thấy tỷ lệ chi trả cổ tức năm
trƣớc, lợi nhuận và quy mơ là những yếu tố có ý nghĩa thống kê ảnh hƣởng tích cực
đến quyết định chi trả cổ tức của các doanh nghiệp thuộc nhóm VN30. Tuy nhiên,
tốc độ tăng trƣởng là nhân tố tác động tiêu cực đến việc chi trả cổ tức của doanh
nghiệp một cách đáng kể. Thanh khoản và địn bẩy khơng tác động đến quyết định
chi trả cổ tức của các doanh nghiệp. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả tiến hành đƣa ra

một số kiến nghị nhằm hỗ trợ nhà quản lý doanh nghiệp cũng nhƣ nhà đầu tƣ có
những quyết định đầu tƣ đúng đắn.


ABSTRACT
Dividend policy is one of the most controversial issues in modern economics
and finance because of the disagreement between dividend theories and empirical
researches in various areas. This study was conducted to look for factors affecting
the decision to pay dividends of enterprises in the list of VN30 listed on the Ho Chi
Minh Stock Exchange. In order to carry out the research, I used quantitative
analysis of panel data regression models in the period of 2015 - 2019 and selected
the most effective model to analyze the results. The statistical results describe the
research data showing that the average payment rate of enterprises is from 10% 20% for a year. In addition, the regression model results show that the dividend
payout ratio of the previous year, profit and scale are statistically significant factors
that positively influence the decision to pay dividends of businesses belongs to
VN30 group. However, the growth rate is a negative factor affecting the dividend
payment of businesses significantly. Liquidity and leverage do not affect the
decision to pay dividends of businesses. From the research results, I made a number
of recommendations to support business managers as well as investors to make the
right investment decisions.


SUMMARY
Dividend policy is one of the most significant decisions of the business.
Therefore, the issues related to dividends always catch the attention of business
managers, investors or economic researchers. Lintner (1956) was one of the first
pioneeers to study dividend policy, then in 1961, Miller and Modiglian argued that
dividend policy does not have any effect on firm value under perfect market
conditions. However, this argument has resulted in plenty of contradictions since
the market does not actually exist in a state of amortization. Up to now, a number

of articles on dividend policy of companies listed on Vietnam's stock market have
been published. However, this paper is conducted to study the influences of some
factors on dividend policy of enterprises in the VN30 portfolio from 2015 to 2019
because the VN30 group is the top 30 companies accounting for 80% of total
market capitalization and 60% of total market trading value. To accomplish the set
goals, I formulated a set of 3 research questions:
Question 1: What is the average rate of dividend payment of enterprises
listed on HOSE of VN30 in the period of 2015 - 2019?
Question 2: Which endogenous factors have influences on the dividend
policy of enterprises in VN30 group?
Question 3: How is the impact of these factors on dividend policy of
enterprises in VN30 group?
The research is based on 05 related theories and a number of previous studies
not only in Vietnam but also in different countries. Theory of Miller and Modiglian
(1961) reckoned that dividend policy is completely independent of the enterprise
value in the perfect market, the prosperity of shareholders depends on investment
decisions instead of decisions to pay dividends. Based on market inadequacy, many
studies have been launched to refute the argument above. Gordon (1963) first
developed a theoretical model to protect the argument that dividend payout ratios
and stock values were correlated with each other, they called this the Bird - in hand theory. He come up with three reasons why investors decide to buy a stock:


dividends, capital gains or both. In 1972, Fama and Miller conducted a study that
suggested management may not be the simultaneous owners. The profitable aims
between the representative and the owner is different which results in the
requirement of shareholders about a higher percentage of devidend payout ratio
when the company has excess cash flow but it does not serve the investment plan.
This topic was further studied by Jensen and Meckling (1976), they named this
agency cost theory. From the agency cost, Easterbrook (1984) has argued that the
action of requesting shareholders' dividends was taken in order to reduce the

amount of free cash flow under management, demanding market access‟s project
from the company to mobilize capital for profitable investment purposes. According
to the signal theory, dividends are considered a signal of the future prospects of the
business, a useful means of transmitting internal information to external
departments such as shareholders and investors (Al- Malkawi, 2007). Besides, tax is
one of the key factors that have influence on the market. The tax impact on dividend
income is higher than interest income and dividends are taxed as soon as they are
settled, while investors only pay tax on capital gains when the stock is actually sold.
Research data was collected from a range of 29 companies (except for one
securities enterprise) from the VN30 group in the first phase of 2020. I present six
research hypotheses corresponding to six independent variables used in the model:
H1: Expected previous year‟s dividend payout ratio positively affects
dividend payout ratio.
H2: Expected profit positively affects dividend payout ratio.
H3: Expected growth rate negatively affects dividend payout ratio.
H4: Expected liquidity positively affects dividend payout ratio.
H5: Expected financial leverage negatively affects dividend payout ratio.
H6: Expected business size to positively affect dividend payout ratio.
Regression model:
DPR=f(DPP, PRO,GRO,LIQ,LEV,SIZ)
DPRit=

0+ 1DPPit+2PROit+3GROit+4LIQit+5LEVit+6SIZit+ it


In which:
DPPit: Dividend fluctuation of the business i in year t.
PROit: Profit of the business i in year t.
GROit: Growth rate of the business i in year t.
LIQit: Liquidity of the business i in year t.

LEVit: Leverage of the business i in year t.
SIZit: Scale of the business i in year t.
To find out the effect of variables on dividend payout ratio, the study uses
panel data regression models. And perform the following steps:
-

Descriptive statistics variable

-

Select a model

-

Model testing

-

Fix model errors

-

Model analysis

According to the research method in chapter 3, I conducted descriptive
statistics and multi-collinear testing (VIF), realized that the average dividend
payment rate in Vietnam is 11% and there is no multi-plus phenomenon gland. I
implements the Pooled OLS, FEM and REM regression models respectively. After
summerizing the F test and Hausman test results, REM was selected as the most
effective model. However, heteroskedasticity and autocorrelation simultaneously

exist in this model. To fix the errors, I estimated the model by using the FGLS
regression method.
The final regression results show that the dividend payment ratio of the
previous year, profit, growth rate and firm size are statistically significant variables
for the dependent variable. In particular, DPP, PRO and SIZ positively affect DPR,
GRO tends to have opposite effects, LIQ and LEV have no statistical significance.
The dividend payout ratio of the previous year was positively correlated with the
company‟s dividend payout ratio at the statistical significance level of 1%, meaning


that when the DPP variable increased by 1%, the dependent variable DPR increased
by 0.556%. The PRO variable has a positive correlation with the DPP dependent
variable with a regression coefficient of 1,298 and 1% significance level,
synonymous with the fact that when the enterprise recorded a 1% increase in profit,
the dividend payout ratio increased by 1,298% . The GRO variable had a negative
correlation with the DPR-dependent variable with a regression coefficient of -0,022
at the statistical significance level of 1%. This means, when the growth rate of the
business increases by 1%, the dividend payment will decrease by 0.022%. The
independent variable SIZ has a positive correlation with the dependent variable at
the significance level of 5%, meaning that the larger the firm, is the higher the
payout ratio. For this research model, it is obvious that the LIQ and LEV variables
are not statistically significant.
To draw the conclusion, the dividend payout ratio of the business increases
when the dividend payout rate of the previous year, profits and firm size have a
tendency of increasing. In contrast, the payout ratio decreases as the growth rate of
the business increases. From this result, I accepts hypotheses H1, H2, H3, H6 and
rejects hypotheses H4, H5 because there is no statistical significance.
Moreover, chapter 05 presents a number of recommendations to support
managers and investors to make the right decisions for investment plans. Besides,
this study still has many obstacles that need to be improved. In order to develop this

topic further, I also illustrated variety of research directions for the future in this
chapter.


LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ
Tôi tên: Nguyễn Nhật Băng Tuyền
Mã số sinh viên: 030632163201
Đề tài khóa luận tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách cổ tức
của các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh
thuộc nhóm VN30.
Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Hồ Thị Ngọc Tuyền
Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng em với sự hƣớng
dẫn của cô Hồ Thị Ngọc Tuyền. Mọi số liệu, trích dẫn, bảng – biểu – hình, phân
tích, đánh giá trong nghiên cứu đều có nguồn gốc rõ ràng, khơng có bất kỳ sự gian
lận, che giấu nào.
Em xin hồn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan này.
................ , ngày ...... tháng ...... năm ......
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Nhật Băng Tuyền


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận đƣợc nhiều
sự giúp đỡ từ các thầy/cô Trƣờng Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều này đã giúp em có thể hồn thiện các kiến thức và kỹ năng để có thể hồn
thành luận văn một cách tốt nhất.
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn ThS. Hồ Thị Ngọc Tuyền, ngƣời đã
trực tiếp hƣớng dẫn, hỗ trợ em những khó khăn trong suốt q trình thực hiện khóa
luận. Em xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô Trƣờng Đại học Ngân Hàng Thành

phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ và hỗ trợ em trong suốt quá trình học tập tại
trƣờng.
Mặc dù có sự cố gắng trong học tập và nghiên cứu, tuy nhiên do nhiều hạn
chế về kiến thức nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong Q Thầy
Cơ thơng cảm và đóng góp ý kiến để bài nghiên cứu của em có thể hồn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin kính chúc Q Thầy Cơ thật nhiều sức khỏe và thành công trong
công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
......... , ngày ...... tháng ...... năm ......
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Nhật Băng Tuyền


MỤC LỤC
TÓM TẮT................................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ....................................................................... vii
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................... viii
MỤC LỤC............................................................................................................. ix
DANH MỤC VIẾT TẮT..................................................................................... xiii
DANH MỤC BẢNG............................................................................................ xiv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ....................................................................................... xiv
CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI..................................................................... 1
1.1

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................. 1

1.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................... 3


1.2.1

Mục tiêu tổng quát...................................................................... 3

1.2.2

Mục tiêu cụ thể............................................................................ 3

1.3

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.............................................................. 3

1.4

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU...............................4

1.5

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. 4

1.6

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI............................................................. 5

1.7

KẾT CẤU ĐỀ TÀI......................................................................... 5

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN...........8

2.1

CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................... 8

2.1.1

Các khái niệm liên quan.............................................................. 8

2.1.2

Một số chính sách chi trả cổ tức.................................................. 8

2.1.3

Các phƣơng thức chi trả cổ tức................................................. 10

2.1.4

Một số chỉ số liên quan đến cổ tức............................................ 11


2.1.5

Một số lý thuyết liên quan......................................................... 12

2.1.6

Một số nhân tố tác động đến chính sách cổ tức.........................16

2.2


TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN

SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THUỘC
NHĨM VN30...................................................................................................... 20
2.2.1

Khái niệm thị trƣờng chứng khốn........................................... 20

2.2.2

Các cơng ty thuộc nhóm VN30................................................. 22

2.3

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CÁC NHÂN TỐ

ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC................................................... 22
CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................ 33
3.1

DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU............................................................ 33

3.2

GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU..................................................... 33

3.2.1

Tỷ lệ chi trả cổ tức năm trƣớc – DPP........................................ 33


3.2.2

Lợi nhuận – PRO...................................................................... 34

3.2.3

Tỷ lệ tăng trƣởng – GRO.......................................................... 34

3.2.4

Thanh khoản – LIQ................................................................... 34

3.2.5

Địn bẩy tài chính – LEV........................................................... 35

3.2.6

Quy mơ doanh nghiệp – SIZ..................................................... 35

3.3

MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU........................................................... 35

3.4

MƠ TẢ BIẾN............................................................................... 37

3.5


PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU........38

3.5.1

Thống kê mơ tả các biến........................................................... 38

3.5.2

Lựa chọn mơ hình..................................................................... 38

3.5.3

Kiểm định mơ hình.................................................................... 41

3.5.4

Khắc phục lỗi mơ hình.............................................................. 41


3.5.5

Phân tích mơ hình...................................................................... 41

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................... 43
4.1

THỰC TRẠNG CHI TRẢ CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY

THUỘC NHĨM VN30 NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHỐN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2015 – 2019.................................. 43
4.1.1

Tỷ lệ chi trả cổ tức của các doanh nghiệp giai đoạn 2015 – 2019 .
....................................................................................................43

4.1.2
4.2

So sánh tỷ lệ chi trả cổ tức qua các nhóm ngành.......................45
THỐNG KÊ MƠ TẢ VÀ MA TRẬN TƢƠNG QUAN...............46

4.2.1

Thống kê mô tả......................................................................... 46

4.2.2

Ma trận tƣơng quan.................................................................. 47

4.2.3

Kiểm định đa cộng tuyến.......................................................... 48

4.3

LỰA CHỌN MƠ HÌNH............................................................... 49

4.4


KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH............................................................... 50

4.4.1

Kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi....................................... 50

4.4.2

Kiểm định tự tƣơng quan bậc nhất............................................ 51

4.5

KHẮC PHỤC LỖI MƠ HÌNH...................................................... 51

4.6

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY............................................. 52

4.6.1

Tỷ lệ chi trả cổ tức năm trƣớc (DPP)........................................ 52

4.6.2

Lợi nhuận (PRO)....................................................................... 53

4.6.3

Tốc độ tăng trƣởng (GRO)....................................................... 53


4.6.4

Thanh khoản (LIQ)................................................................... 54

4.6.5

Địn bẩy tài chính (LEV)........................................................... 54

4.6.6

Quy mơ doanh nghiệp (SIZ)...................................................... 55

CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................... 57


5.1

KẾT LUẬN.................................................................................. 57

5.2

KHUYẾN NGHỊ.......................................................................... 58

5.3

HẠN CHẾ VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO................59

5.3.1

Hạn chế..................................................................................... 59


5.3.2

Hƣớng nghiên cứu tƣơng lai.................................................... 60

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giả tiếng anh

Diễn giải tiếng Việt

CFO

Chief Finance Officer

Giám đốc tài chính

CK

Chứng khốn

CTG

Các tác giả


DPR

Dividend payout ratio

DT

Tỷ lệ chi trả cổ tức
Doanh thu

EAT

Earning after tax

Thu nhập sau thuế

EPS

Earning per Share

Thu nhập trên mỗi cổ phần

FEM

Fixed Effects Model

Mơ hình tác động cố định

HOSE

Hochiminh Stock


Sở giao dịch Chứng khốn Thành phố

Exchange

Hồ Chí Minh

KLCPĐLH

Khối lƣợng cổ phiếu đang lƣu hành

KLCPNY

Khối lƣợng cổ phiếu niêm yết

M&M

Miller and Modigliani

Miller và Modigliani

NYSE

New York Stock Exchange

Sở giao dịch Chứng khoán New York

Pooled

Pooled Ordinary Least


Mơ hình hồi quy tuyến tính thơng

OLS

Square

thƣờng

REM

Random Effects Model

Mơ hình tác động ngẫu nhiễn

ROA

Return on asset

Lợi nhuận trên tổng tài sản

STT

Số thứ tự

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTCK


Thị trƣờng chứng khoán

VCSH

Vốn chủ sở hữu


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. T m tắt kết quả của các nghiên cứu...................................................... 29
Bảng 3. Mô tả các biến......................................................................................... 37
Bảng 4.1. Tỷ lệ chi trả cổ tức của các doanh nghiệp giai đoạn 2015 - 2019.......43
Bảng 4.2 Danh sách các công ty theo ngành........................................................ 45
Bảng 4.3 Tỷ lệ chi trả cổ tức theo nh m ngành.................................................... 46
Bảng 4.4 Thống kê mơ tả tồn bộ mẫu................................................................ 47
Bảng 4.5 Ma trận tƣơng quan của toàn bộ mẫu................................................. 48
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định VIF.......................................................................... 49
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định F.............................................................................. 49
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định Hausman................................................................ 50
Bảng 4.9 Kết quả mơ hình FGLS......................................................................... 51

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ chi trả cổ tức của các doanh nghiệp........................................44


1

CHƢƠNG

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI


1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thị trƣờng ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa của các chủ thể
khác nhau trong nền kinh tế. Sự phát triển của nền kinh tế kéo theo sự phát triển
nhanh chóng của thị trƣờng về số lƣợng thành viên tham gia và nhiều loại hình
hàng hóa khác nhau. Vì vậy, theo quy luật tự nhiên, thị trƣờng tiếp tục phân chia
thành nhiều thị trƣờng khác nhau nhƣ: thị trƣờng hàng hóa và dịch vụ, thị trƣờng
bất động sản, thị trƣờng hối đoái, thị trƣờng chứng khoán (TTCK),... Mỗi loại thị
trƣờng sinh ra đều mang đặc tính và chức năng riêng biệt giúp các chủ thể tham gia
thuận tiện trong các hoạt động giao thƣơng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế
thế giới , ngày 28/11/1996 TTCK Việt Nam ra đời. TTCK Việt Nam chính thức đi
vào hoạt động ngày 28/07/2000, thực hiện phiên giao dịch đầu tiên với 02 công ty
niêm yết là Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (Mã giao dịch: REE) và Công ty cổ phần
SAM Holdings (Mã giao dịch: SAM). VN-Index là chỉ số đầu tiên của TTCK Việt
Nam nhằm thể hiện xu hƣớng biến động giá của tất cả các cổ phiếu đƣợc niêm yết
và giao dịch tại Sở giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
Luật Chứng khốn đƣợc Quốc hội thơng qua vào năm 2006 và chính thức có
hiệu lực từ đầu năm 2007. Điều này đã góp phần cải thiện nhiều bất cập của thị
trƣờng buổi sơ khai, tạo nên một khởi đầu mới và những bƣớc tăng trƣởng mạnh
mẽ hơn. Với sự phát triển vƣợt trội về số lƣợng giao dịch cũng nhƣ số lƣợng công
ty niêm yết, VN-Index dần bộc lộ nhiều bất cập ảnh hƣởng đến độ chính xác của
chỉ số bởi vì cơng thức tính chỉ gồm 02 biến cơ bản là thị giá và số lƣợng cổ phiếu
lƣu hành. Năm 2012, chỉ số VN30 ra đời nhằm khắc phục một số nhƣợc điểm của
VN- Index và tạo thêm công cụ để nhà đầu tƣ có thể đánh giá và lựa chọn cổ phiếu.
Chỉ số VN30 đƣợc tính tốn dựa theo giá trị vốn hoá thị trƣờng của 30 cổ phiếu
đáp ứng


các điều kiện sàng lọc của HOSE. Top 30 công ty này chiếm khoảng 80% tổng giá
trị vốn hóa và 60% tổng giá trị giao dịch toàn thị trƣờng.1

Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, TTCK Việt Nam đã trở thành kênh
huy động vốn quan trọng không thể thiếu cho sự phát triển nền kinh tế nƣớc nhà.
Để tồn tại và phát triển trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt, tối đa hoá giá trị
doanh nghiệp là mục tiêu hàng đầu các nhà quản lý hƣớng đến. Trên thế giới, có
nhiều nhà kinh tế đã quan tâm đến mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và giá trị
doanh nghiệp. Năm 1961, Miller và Modigliani cho rằng, chính sách cổ tức không
ảnh hƣởng đến giá trị doanh nghiệp trong điều kiện thị trƣờng hoàn hảo. Tuy nhiên,
trong thực tế thị trƣờng tài chính thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng khơng
thể thỏa mãn các điều kiện của thị trƣờng hồn hảo. Vì thế, rất nhiều nhà kinh tế đã
phản đối kết luận trên và cho ra nhiều bài nghiên cứu khác. Chính sách cổ tức
là một trong những công cụ thể hiện hiệu quả đầu tƣ của doanh nghiệp. Nghiên
cứu của Salehi và Biglar (2009) cho rằng các cổ đông mong muốn đƣợc chia cổ tức
bằng tiền và các nhà quản lý nên cân bằng giữa các cơ hội đầu tƣ sinh lời và chi trả
cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông (Salehi và Rostami, 2009). Từ đó, ta nhận thấy
rằng quyết định chi trả cổ tức là một vấn đề nhạy cảm và quan trọng đối với doanh
nghiệp. Cổ tức là một trong những công cụ thu hút sự chú ý của nhà đầu tƣ đối với
doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đƣa ra chính sách cổ tức, doanh nghiệp luôn phải đối
mặt với nhiều vấn đề nhƣ: tính thanh khoản, thuế, pháp lý, lạm phát ... Do đó, để
thực hiện tốt mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp thì việc nắm rõ các yếu tố ảnh
hƣởng đến chính sách cổ tức là một điều vô cùng quan trọng.
Hiện nay, một số bài nghiên cứu về chính sách cổ tức của các cơng ty niêm
yết trên TTCK Việt Nam đã đƣợc công bố. Tuy nhiên, mục tiêu của bài nghiên cứu
này là đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của một số nhân tố nội sinh đến quyết định chi
trả cổ tức của các công ty thuộc danh mục VN30 tại HOSE nhằm thể hiện rõ xu
hƣớng của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
1

Sở giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh 2013, Hỏi đáp VN30,
< [Truy cập ngày 22/04/2020]



1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là tìm kiếm mối quan hệ của một số nhân tố nội
sinh tác động đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thuộc danh mục VN30.
Từ kết quả thu đƣợc, tác giả tiến hành phân tích mức độ ảnh hƣởng và đƣa ra một
số khuyến nghị nhằm giúp các nhà quản lý đƣa ra những quyết định chi trả phù hợp
và nhà đầu tƣ có những quyết định đầu tƣ đúng đắn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá tỷ lệ chi trả cổ tức bình quân của các doanh nghiệp niêm yết trên
HOSE thuộc nhóm VN30 trong giai đoạn năm 2015 – 2019.
Phân tích các tác nhân ảnh hƣởng đến chính sách cổ tức và mức độ ảnh
hƣởng của một số nhân tố đến quyết định chi trả của các doanh nghiệp niêm yết
trên HOSE thuộc nhóm VN30 trong giai đoạn năm 2015 – 2019.
Từ kết quả phân tích, tác giả đƣa ra kết luận tổng quát và triển khai một số
khuyến nghị hỗ trợ quyết định chi trả của doanh nghiệp cũng nhƣ quyết định đầu tƣ
của nhà đầu tƣ.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Câu hỏi 1: Tỷ lệ chi trả cổ tức bình quân của các doanh nghiệp niêm yết trên
HOSE thuộc nhóm VN30 trong giai đoạn 2015 – 2019 là bao nhiêu?
Để trả lời cho câu hỏi này, tác giả tiến hành thống kê mô tả dữ liệu nghiên
cứu đƣợc thu thập, từ đó đƣa ra những phân tích tổng quan về tỷ lệ chi trả cổ tức
của các doanh nghiệp thuộc nhóm VN30 trong giai đoạn 2015 – 2019. Mức chi trả
bình quân cho thấy thực trạng chính sách cổ tức của các công ty trong suốt giai
đoạn nghiên cứu.
Câu hỏi 2: Các yếu tố nội sinh tác động đến chính sách cổ tức của các
doanh thuộc nhóm VN30 là gì?
Các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách cổ tức đồng thời là các biến trong mơ
hình nghiên cứu đƣợc tác giả chọn lọc dựa trên các cơ sở lý thuyết kết hợp các
nghiên cứu đã đƣợc thực hiện trong và ngoài nƣớc liên quan đến chính sách cổ tức.



Câu hỏi 3: Mức độ tác động của các nhân tố trên đến chính sách cổ tức của
các doanh nghiệp thuộc nhóm VN30 như thế nào?
Dựa trên dữ liệu nghiên cứu thu thập đƣợc, tác giả tiến hành phân tích các
biến bằng các mơ hình hồi quy dữ liệu bảng. Sau đó tiến hành kiểm định để chọn ra
mơ hình hiệu quả nhất. Từ kết quả mơ hình hồi quy, tác giả phân tích mức độ ảnh
hƣởng của các nhân tố đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp. Từ đó, tác giả
đƣa ra kết luận chung và một số kiến nghị liên quan đến chính sách cổ tức.
1.4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
− Đối tƣợng nghiên cứu: Chính sách cổ tức tiền mặt và các nhân tố ảnh
hƣởng đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE thuộc
nhóm VN30.
− Phạm vi nghiên cứu: 29 doanh nghiệp niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng
khốn Thành phố Hồ Chí Minh thuộc nhóm VN30 (ngoại trừ doanh nghiệp thuộc
lĩnh vực chứng khoán) đợt 01 năm 2020.
− Phạm vi thời gian: từ năm 2015 đến năm 2019.
1.5 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Với mục tiêu tìm kiếm và phân tích mức độ tác động của các nhân tố tác
động đến tỷ lệ chi trả của các doanh nghiệp, bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp
là các báo cáo thƣờng niên, báo cáo tài chính các doanh nghiệp thuộc nhóm VN30
của sàn HOSE đợt 01 năm 2020 với nguồn dữ liệu từ Cafef và Cophieu68, trong
giai đoạn 2015 – 2019.
Áp dụng phƣơng pháp định lƣợng để tiếp tục phân tích những nhân tố đã
đƣợc thống kê bằng mơ hình hồi quy tuyến tính thơng thƣờng (Pooled Ordinary
Least Square – Pooled OLS), mơ hình tác động cố định (Fixed Effects Model –
FEM) và mơ hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM). Sau đó
tiếp tục kiểm định F-test và Hausman (Hausman test) để chọn ra mô hình phù hợp
nhất. Các mơ hình có dạng tổng qt nhƣ sau:
yit=�+β1xit1+β2xit2+⋯+βnxitn+εit+uit

Trong đó:


yit: Tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty i tại năm t (%).
xitn: Các biến độc lập là những yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ chi trả cổ
tức của công i tại năm t.
εit: Thành phần sai số theo không gian.
uit: Thành phần sai số theo không gian và chuỗi thời gian kết hợp.
Sau khi hoàn tất các mơ hình tiếp tục thực hiện kiểm định F và kiểm định
Hausman chọn ra mơ hình phù hợp nhất.
Tác giả tiến hành phân tích kết quả mơ hình hồi quy hiệu quả nhất và đƣa ra
kết luận về mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.
1.6 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu đƣa ra những bằng chứng khoa học phản ánh về các nhân
tố tác độnh đến quyết định chi trả cổ tức của các cơng ty niêm yết trên HOSE thuộc
nhóm VN30, giúp độc giả có đƣợc cái nhìn tổng quan hơn về chính sách cổ tức
hiện tại của những cơng ty đƣợc đánh giá dẫn đầu thị trƣờng chứng. Từ đó, nghiên
cứu có thể góp phần hỗ trợ quyết định chi trả cổ tức của các nhà quản lý tài chính
của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu cịn là cơ sở khoa học giúp các nhà đầu
tƣ hiểu rõ hơn về chính sách cổ tức của doanh nghiệp và đƣa ra những quyết định
đầu tƣ đúng đắn.
1.7 KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Kết cấu của đề tài gồm 05 chƣơng:
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Ở chƣơng 1, tác giả trình bày tổng quan những vấn đề trong xã hội thực tiễn
cũng nhƣ lý do đề tài đƣợc ra đời. Để giúp độc giả có thể hình dung tốt hơn về nội
dung nghiên cứu của đề tài, chƣơng này nêu rõ lý do thực hiện, mục tiêu nghiên
cứu, các vấn đề cần nghiên cứu. Tại đây, tác giả cũng nêu khái quát về phƣơng
pháp nghiên cứu, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và đóng góp của đề tài. Chƣơng 1
giúp độc giả có cái nhìn tổng quan về đề tài nghiên cứu và hiểu rõ hơn các vấn đề ở

các chƣơng sau.


Chương 2: Cơ sở lý luận và các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh
hưởng đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp
Chƣơng 2 trình bày các cơ sở lý thuyết nổi tiếng của các nhà kinh tế thế giới
về chính sách cổ tức nhằm thể hiện các quan niệm về chính sách cổ tức phổ biến đã
đƣợc áp dụng đối với nền kinh tế toàn cầu trong từng thời kỳ. Bên cạnh đó, để giúp
độc giả hiểu rõ hơn về nội dung nghiên cứu của đề tài, ở chƣơng này, tác giả giới
thiệu tổng quan về các doanh nghiệp niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán
TP.HCM (HOSE) thuộc nhóm VN30 và quy trình, phƣơng thức chi trả cổ tức. Cuối
cùng, tác giả tổng hợp một số nghiên cứu thực nghiệm tiêu biểu có liên quan về các
nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách cổ tức đã đƣợc nghiên cứu trên thế giới và cả
trong nƣớc.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Đây là chƣơng quan trọng của đề tài khóa luận. Ở chƣơng này, tác giả trình
bày chi tiết về các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng, các mẫu cơ sở dữ liệu
đƣợc chọn để thực hiện cũng nhƣ các thức thu thập, sàng lọc và phân chia mẫu dữ
liệu. Sau đó, tác giả bắt đầu thực hiện bằng cách đƣa ra các mơ hình nghiên cứu và
cách thức xác định các nhân tố trong mơ hình, đồng thời nêu cụ thể về kiểm định
thống kê sẽ đƣợc sử dụng để kiểm tra các tham số trong mơ hình nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chƣơng này trình bày kết quả của các mơ hình nghiên cứu, phân tích sự biến
đổi của các tham số, so sánh kết quả của các mơ hình khác nhau. Từ kết quả nghiên
cứu đƣợc, tác giả thực hiên so sách với các đề tài nghiên cứu liên qua đã đƣợc thực
hiện trong quá khứ để đánh giá sự phù hợp. Bên cạnh đó, tác giả đồng thời kiểm
định các tham số để kiểm tra xem những tham số đó có ý nghĩa hay khơng, từ đó
làm rõ những vấn đề nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
Từ kết quả nghiên cứu đã đƣợc thực hiện, tác giả đƣa ra kết luận về đề tài

nghiên cứu, trả lời những câu hỏi nghiên cứu đã đƣợc đặt ra. Đồng thời, từ kết quả
đó, tác giả có thể trình bày một số khuyến nghị cá nhân có cơ sở khoa học hỗ trợ


quyết định chi trả cổ tức của các doanh nghiệp cũng nhƣ quyết định đầu tƣ của các
nhà đầu tƣ.
TÓM TẮT CHƢƠNG
Chƣơng 1 trình bày lý do thực hiện đề tài, đồng thời đƣa ra mục tiêu tổng
quát và cụ thể cho bài nghiên cứu. Để làm rõ đề tài, tác giả đặt ra những câu hỏi
nghiên cứu và tóm lƣợc hƣớng giải quyết vấn đề, đối tƣợng, phạm vi và phƣơng
pháp nghiên cứu. Bên cạnh đó, để tăng tính chất thực tiễn cho đề tài, tác giả đƣa ra
một số đóng góp hữu ích của bài nghiên cứu đối với các nhà đầu tƣ và nhà quản lý.
Cuối cùng, tác giả trình bày tổng quan kết cấu đề tài giúp độc giả dễ dàng nắm bắt
nội dung của từng chƣơng.


CHƢƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
THỰC TIỄN

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm liên quan
Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng đƣợc trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt
hoặc cổ phiếu từ lợi nhuận còn lại sau thuế của công ty cổ phần 2. Cổ tức gồm có:


Cổ tức dành cho cổ phần ƣu đãi: đƣợc chi trả theo một tỷ lệ cố định.
Mỗi loại cổ phần khác nhau có những điều kiện áp dụng khác nhau.




Cổ tức dành cho cổ phần thƣờng: đƣợc chi trả phụ thuộc vào lợi
nhuận còn lại sau thuế đã trích cho việc tái đầu tƣ các hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.

Chính sách cổ tức là một chính sách quyết định tỷ lệ phân phối lợi nhuận
sau thuế của doanh nghiệp đối với hoạt động tái đầu tƣ và chi trả cổ tức cho cổ
đơng. Chính sách cổ tức phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhƣ: kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh, số lƣợng cổ phiếu ƣu đãi, giá trị thị trƣờng hiện tại của
cổ phiếu, ... Chính sách cổ tức là sự kết hợp giữa quyết định đầu tƣ và quyết định
tài trợ, vì thế, đây đƣợc xem là một trong ba chính sách tài chính quan trọng và có
sức ảnh hƣởng lớn đến lợi ích cổ đông và sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy,
ban lãnh đạo doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ các yếu tố ảnh hƣởng đến chính
sách cổ tức trƣớc khi ban hành quyết định. (Trần Thị Mỹ Liên, 2006)
2.1.2 Một số chính sách chi trả cổ tức (Trần Thị Mỹ Liên, 2006)
2.1.2.1 Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động
Theo chính sách này, doanh nghiệp nên giữ lại phần lợi nhuận sau thuế cho
các cơ hội đầu tƣ với tỷ suất sinh lời cao hơn tỷ suất sinh lời mong muốn của các cổ
đơng nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp và ngụ ý rằng việc chi
trả cổ tức có thể thay đổi thời gian phụ thuộc vào cơ hội đầu tƣ sẵn có.

2

Trƣờng Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh 2016, Giáo trình Thị trƣờng tài chính và các
định chế tài chính, NXB Kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh.


Tuy nhiên, để đảm bảo lợi ích cổ đơng, hầu hết doanh nghiệp cố gắng duy trì
tỷ lệ chi trả cổ tức cố định và ít biến động theo thời gian. Để thỏa mãn chính sách

lợi nhuận giữ lại thụ động mà vẫn có thể duy trì mức cổ tức ổn định, doanh nghiệp
có thƣờng thực hiện theo hai cách:


Cách 1: Tại những thời điểm doanh nghiệp có cơ hội đầu tƣ tốt, nhu
cầu sử dụng vốn cao thì sẽ giữ lại lợi nhuận với tỷ lệ cao. Trong
những năm tiếp theo, nếu doanh nghiệp có mức độ tăng trƣởng tốt
vẫn có thể tiếp tục sử dụng chiến lƣợc này mà không phải cắt giảm cổ
tức.



Cách 2: Sử dụng nợ vay phục vụ nhu cầu đầu tƣ – đây là phƣơng
pháp tạm thời để tránh phải cắt giảm cổ tức của cổ đông. Nếu hoạt
động đầu tƣ phát triển tốt và sinh lợi thì đây là một phƣơng án tốt có
thể đáp ứng đƣợc cả nhu cầu đầu tƣ và nhu cầu cổ tức của cổ đông.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần có chính sách cân bằng tỷ lệ nợ trên vốn
ở mức hợp lý nhằm giảm thiểu rủi ro về tài chính.

2.1.2.2 Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định
Chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt ổn định hằng năm nhận đƣợc nhiều
sự ủng hộ từ phía doanh nghiệp và nhà đầu tƣ. Tính ổn định đƣợc thể hiện qua mức
độ dao động tỷ lệ chi trả cổ tức hằng năm của doanh nghiệp thấp, doanh nghiệp hạn
chế cắt giảm cổ tức hoặc chỉ tăng mức chi trả khi các khoản lợi nhuận đủ lớn để
thoả mãn mức cổ tức mong muốn của cổ đông. Điều này cho thấy mức cổ tức có xu
hƣớng tăng theo lợi nhuận và thƣờng đƣợc duy trì ở một mức độ nào đó.
Chính sách này đƣợc ƣu ái bởi nhiều lý do khác nhau:


Tỷ lệ chi trả cổ tức biến động thƣờng xuyên là biểu hiện của kết quả

kinh doanh không ổn định.



Đầu tƣ sinh lời là mục đích chính của đa số các nhà đầu tƣ, vì thế,
một dịng cổ tức ổn định là luôn thu hút đƣợc sự chú ý của nhà đầu
tƣ.


×