Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Phan tich chi khi anh hung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.58 KB, 47 trang )

Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài Chí khí anh hùng
Dàn ý phân tích trích Chí khí anh hùng
1. Mở bài:
● Tác giả: Đại thi hào Nguyễn Du, là danh nhân văn hóa Việt Nam.
● Tác phẩm: Trích truyện Kiều nói lên tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải.
2. Thân bài:
* Tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải:
- Sống với Kiều được nửa năm thì Từ Hải đã nghĩ đến nghiệp lớn
- “Động lịng bốn phương” cơng việc và chí lớn của người nam nhi
-“ trượng phu” là để chỉ người đàn ơng có chí khí, bậc anh hùng với hàm hàm nghĩa
khâm phục, ca ngợi.
- “thoắt”sự mau chóng trong việc thay đổi tâm trạng, dáng vẻ của Từ Hải.
-> Từ Hải đã thoát khỏi tình cảm cá nhân nhanh chóng đi làm việc lớn của cuộc đời.
- “Mênh mang” càng lộ ra độ rộng và cao của trời đất càng bật lên tư thế của chàng
giữa vũ trụ rộng lớn.
-“trơng vời” cái nhìn rộng lớn, sáng suốt.
-Từ Hải một mình cưỡi ngựa lên đường thẳng rong, cho thấy ý chí quyết tâm và bản
lĩnh của người anh hùng.
- Từ Hải ra đi không lưu luyến, bịn rịn tình cảm. Chàng coi Kiều như tâm phúc của
mình nhưng khơng thể để tình cảm cá nhân ảnh hưởng đến nghiệp lớn.
* Lời hứa của Từ Hải với Kiều:

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài Chí khí anh hùng
● Chàng hứa Kiều khi nào “bao giờ mười vạn tinh binh”, “ tiếng chng ngập đất
bóng tinh rợp đường”, “ Làm cho rõ mặt phi thường” sự nghiệp ổn định sẽ cưới
nàng cho nàng cuộc sống hạnh phúc ấm no.
● Sự tự tin và khẳng định của Từ Hải: một năm sau sẽ mang vinh quang về,
chàng rất tự tin và chắc chắn về chiến thắng của mình.


* Sự dứt khốt của Từ Hải:
● Chim bằng là lồi chim của sự dũng mãnh, ý chí tác giả ví với Từ Hải, đã đến
lúc chàng tung bay đôi cánh để tìm khát vọng của bản thân.
● “ Dứt”, “quyết” khẳng định ý chí quyết tâm của Từ Hải.
* Nghệ thuật:
- Tính chất ước lệ tượng trưng theo lối văn học cổ trung đại, lời thơ sâu sắc.
3. Kết bài:
Đoạn trích Chí khí anh hùng là đoạn trích hay và ý nghĩa. Ca ngợi chí làm trai, chí khí
của bậc đại trượng phu, lí tưởng về người anh hùng mang lại ánh sáng tươi đẹp cho
đời và tình cảm sâu sắc của Từ Hải và Kiều, những ước vọng đẹp cho tương lai.
Phân tích Chí khí anh hùng - Mẫu 1
Truyện Kiều được xem là một đỉnh cao chói lọi của truyện thơ Nôm, là quốc hồn,
quốc túy của dân tộc, một kiệt tác của văn học Việt Nam. Đọc tác phẩm ta khơng thể
khơng xót xa, thương cảm trước một nàng Kiều tài hoa bạc mệnh, căm phẫn trước
những Hoạn Thư ích kỉ, hẹp hịi với lịng ghen tng ngút trời, Tú Bà độc ác, Mã
Giám Sinh giả nhân giả nghĩa; đồng cảm trước một Thúc Sinh dù có chút nhu nhược
nhưng là kẻ si tình, trọng tình trọng nghĩa. Và đặc biệt, ta khơng thể qn được hình
ảnh một Từ Hải đầu đội trời, chân đạp đất, một người hùng lí tưởng với những phẩm
chất và chiến cơng phi thường. Đoạn trích Chí Khí anh hùng đã thể hiện rõ nhất cốt
cách của người anh hùng này.
"Nửa năm hương lửa đương nồng,
Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài Chí khí anh hùng
Trượng phu thoắt đã động lịng bốn phương.
Trơng vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong ”
Trai anh hùng - gái thuyền quyên, tình yêu của Từ Hải và Thúy Kiều vượt bao sóng
gió để đến được với nhau. “Chàng”và “thiếp” tuy hai mà một, hiểu rõ nhau, thơng

cảm, sẻ chia cùng nhau. Tình cảm đang mặn nồng, thì kẻ "trượng phu" lại ni chí lớn,
ý nguyện lập công danh nơi biên ải xa xôi. Chàng đã tạm gác lại nỗi niềm riêng bên
gia đình nhỏ để ra đi xây dựng sự nghiệp. Điều đó cho thấy Từ Hải không phải là con
người của những đam mê thơng thường mà cịn người của chiến cơng và sự nghiệp
hiển hách. Hình ảnh Từ Hải lên đường một mình một ngựa thể hiện khí phách của một
người anh hùng dũng cảm, ra đi dứt khốt , khơng để niềm riêng vướng bận. Một
người có chí khí mạnh mẽ, chí tang bồng phải làm nên nghiệp lớn, khát khao được
vùng vẫy bốn bể năm châu. Đó là lí tưởng, là mục đích cao đẹp của một vị anh hùng
ni chí lớn.
“Chí làm trai Nam, Bắc, Đơng, Tây,
Cho phỉ sức vẩy vùng trong bốn bể.”
Sự nghiệp vinh quang đang đợi chàng phía trước. Từ ra đi khơng chút do dự, một lịng
hướng về chí lớn tạo lập cơng danh. Động từ "thoắt" thể hiện sự nhanh chóng, quyết
định một cách dứt khốt , chí tung hồnh khắp bốn phương, người anh hùng chẳng thể
để bản thân nghỉ ngơi khi chưa có cơng danh trong tay, cũng khơng thể giam mình
trong khơng gian chật hẹp khi chí lớn chưa thành. Quyết định ra đi chắc hẳn sẽ không
dễ dàng với Từ Hải bởi bên cạnh chàng cịn có người mình thương, nhưng đó là quyết
định sáng suốt và vững vàng. Bởi trong con người Từ Hải ln nung nấu chí nguyện
anh hùng.
"Kiều rằng: phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi"

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài Chí khí anh hùng
Trải qua bao bể dâu, đau đớn, vừa hạnh phúc chưa được dài lâu, Từ Hải lựa chọn ra đi
chắc hẳn Kiều cũng rất buồn. Nhưng với tấm lòng nhân từ, lại là người tri âm tri kỉ
với Từ, Kiều hiểu hơn ai hết chí hướng của Từ Hải. Và nàng sẽ không cản bước Từ,
trái lại, nàng là người ủng hộ, mong muốn được đi cùng chồng sẻ chia khó khăn gian

nan nơi chiến trận. Đó là vẻ đẹp trong nhân cách Kiều.
Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thốt khỏi nữ nhi thường tình?
Một lần nữa, Từ khẳng định tình cảm khăng khít, gắn bó giữa Kiều và chàng nhưng
đồng thời cũng có lời trách cứ nhẹ nhàng: Lịng dạ nhau đã hiểu, sao nàng chưa thốt
khỏi những mong muốn tầm thường của bậc nữ nhi. Là người phụ nữ của bậc trượng
phu phải thật cứng cỏi và mạnh mẽ. Thơng qua lời của Từ, tình u thương và sự trân
trọng Kiều được bộc lộ rõ nét.
Trong bất kì cuộc chia li nào, người phụ nữ cũng là người chờ đợi và u sầu hơn cả. Từ
Hải hiểu hơn ai hết điều đó. Song phút chia tay lúc này không quá bị lụy mà hướng tới
những chiến công hiển hách, tạo niềm tin nơi Thúy Kiều:
“Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?”
Trong suy nghĩ của bậc đại trượng phu lúc này là hồi bão và những chiến cơng hiển
hách. Dù đi trong tư thế một mình, một ngựa nhưng khi lập công trở về với mười vạn
tinh binh, với tiếng chiêng và bóng cờ rợp đất trời trong hào khí chiến thắng. Chàng
tin những gì mình nói, tin những gì mình làm và hơn hết đem lại vinh quang cho đất
Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài Chí khí anh hùng
nước, cho nhân dân và cho người phụ nữ của mình. Lúc ấy sẽ cùng Kiều vui vầy
hưởng hạnh phúc lứa đơi. Chàng khơng thể để cho người mình u phải chịu khốn
khổ nơi xa trường và khẳng định “một năm" sau sẽ trở về. Một mốc thời gian cụ thể,
cho thấy được quyết tâm và sự tự tin, bản lĩnh của Từ Hải.
Đành lịng chờ đó ít lâu,

Chầy chăng là một năm sau vội gì!”
Đây khơng phải là một lời hứa đơn thuần mà là một thề hẹn, một lời đinh ninh. Dù
trong lịng có bão bùng, tâm can có gào thét thì nàng hãy dặn lịng mình xuống để ta đi,
rồi ngày sau trở về trong vinh quang hiển hách. Nàng hãy n lịng chờ đợi. Chí anh
hùng trong con người Từ Hải khơng chỉ là hồi bão, khát khao mà cịn là con người có
đạo đức, trách nhiệm, là con người có một tấm lịng trượng nghĩa, khao khát lập cơng
danh.
Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.
Hành động nhanh chóng, kiên quyết “quyết lời”, “dứt áo ra đi”.
Từ Hải đã không để tình cảm quyến luyến, bịn rịn làm lung lay và ngăn bước ý chí, sự
nhất quán trong suy nghĩ và hành động. Nguyễn Du thật tinh tế khi sử dụng hình ảnh
cánh chim bằng và hình ảnh “gió, mây” thường gặp trong văn chương cổ điển tượng
trưng cho người anh hùng có lí tưởng, có mục đích cao đẹp, có bản lĩnh phi thường
sánh ngang với tầm vóc vũ trụ, thỏa sức vùng vẫy giữa biển trời để thực hiện lí tưởng
của bậc đại trượng phu.
Qua đoạn trích Chí Khí anh hùng ta thấy được Nguyễn Du đã thể hiện ước mong về
người anh hùng lí tưởng trong thời đại với khát vọng lớn lao và tấm lòng cao cả. Đồng
thời, cho thế hệ trẻ những người như chúng em bài học về mục đích và lí tưởng sống.
Hãy can đảm tiến về phía trước, đặt ra những mục tiêu cho bản thân, kiên trì với mục
tiêu. Hãy là những thanh niên của thế hệ mới đầy nhiệt huyết, sống với ước mơ và lí

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài Chí khí anh hùng
tưởng dù phía trước có gian nan, thách thức hãy giữ vững niềm tin vào chính bản thân
mình. Thành cơng sẽ đến với những người tận lực và tận tâm.
Phân tích Chí khí anh hùng - Mẫu 2
Nguyễn Du là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, ông được mệnh danh

là đại thi hào, suốt cuộc đời sáng tác của mình, Nguyễn Du đã để lại rất nhiều tác
phẩm hay và có giá trị, nổi bật trong số đó có thể kể đến kiệt tác Truyện Kiều. Đoạn
trích Chí khí anh hùng là một trong những đoạn trích khá tiêu biểu, Nguyễn Du đã
miêu tả chân dung cũng như khát vọng làm nên sự nghiệp lớn của người anh hùng Từ
Hải.
Nguyễn Du là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, ông được mệnh danh
là đại thi hào, suốt cuộc đời sáng tác của mình, Nguyễn Du đã để lại rất nhiều tác
phẩm hay và có giá trị, nổi bật trong số đó có thể kể đến kiệt tác Truyện Kiều. Đoạn
trích Chí khí anh hùng là một trong những đoạn trích khá tiêu biểu, Nguyễn Du đã
miêu tả chân dung cũng như khát vọng làm nên sự nghiệp lớn của người anh hùng Từ
Hải.
Nguyễn Du tên tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn thời Lê
mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ơng được người Việt kính trọng tôn xưng là "Đại thi hào
dân tộc". Tổ tiên của Nguyễn Du có nguồn gốc từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai,
trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội), sau di cư vào Hà Tĩnh, có truyền thống khoa hoạn
nổi danh ở làng Tiên Điền về thời Lê mạt. Trước ông, sáu bảy thế hệ viễn tổ đã từng
đỗ đạt làm quan. Bốn nghề chơi: cầm, thư, thi, hoạ bốn nghề đều thông thạo. Nguyễn
Du mồ côi cả cha lẫn mẹ nên ông phải ở với người anh khác mẹ là Nguyễn Khản.
Năm 1780, Nguyễn Khản là anh cả của Nguyễn Du đang làm Trấn thủ Sơn Tây bị
khép tội mưu loạn trong Vụ án năm Canh Tý bị bãi chức và bị giam ở nhà Châu Quận
công. Nét nổi bật trong tác phẩm của Nguyễn Du chính là sự đề cao xúc cảm. Nguyễn
Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc, như: ngũ
ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành... nên ở thể thơ nào, ông cũng có
bài xuất sắc. Đặc biệt hơn cả, là tài làm thơ bằng chữ Nôm của ông, mà đỉnh cao là

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài Chí khí anh hùng
Truyện Kiều, đã cho thấy, thể thơ lục bát có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ

tình to lớn trong thể loại truyện thơ.
Đoạn trích Chí khí anh hùng từ câu 2213 đến câu 2230 trong Truyện Kiều của đại thi
hào Nguyễn Du, nói về Từ Hải, một hình tượng nhân vật lí tưởng thể hiện ước mơ
lãng mạn về một người anh hùng có những phẩm chất, phi thường. Bốn câu mở đầu
đoạn trích là khát vọng lên đường của Từ Hải:
"Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lịng bốn phương
Trơng vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong".
Khoảng thời gian nửa năm ấy có biết bao nhiêu kỷ niệm đẹp bên Thúy Kiều, tình yêu
đang lúc mặn nồng thì Từ Hải quyết định ra đi, rời xa người vợ tài sắc để thực hiện lí
tưởng nam nhi của mình. Từ Hải là một tráng sĩ, một người có chí khí mạnh mẽ, là
người đàn ơng có tài năng xuất chúng. Từ Hải đã "động lòng bốn phương", ý chí
muốn làm nên nghiệp lớn. Hình ảnh "trời bể mênh mang" như thể hiện được ý chí lớn
lao của Từ Hải. Khát khao được vẫy vùng, tung hoành bốn phương là một sức mạnh
tự nhiên khơng có gì ngăn cản nổi. Trước lúc gặp gỡ và kết duyên với Thúy Kiều, Từ
Hải vốn đã là một anh hùng hảo hán "Dọc ngang nào biết trên đầu có ai", đã từng
"Nghênh ngang một cõi biên thùy". Cái chí nguyện lập nên cơng danh, sự nghiệp ở
chàng là rất lớn, khơng có gì cản được bước chân chàng.
Bất kể cuộc chia li nào cũng đẫm nước mắt và nỗi buồn, Thúy Kiều và Từ Hải cũng
không ngoại lệ:
"Nàng rằng: Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi"

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài Chí khí anh hùng
Trong lúc "hương lửa đương nồng" nàng không muốn cách xa Từ Hải- người chồng
đồng thời là ân nhân cứu mạng thốt khỏi chốn lầu xanh. Thúy Kiều một lịng một dạ

muốn theo chồng mình "Nàng rằng: Phận gái chữ tịng", nhắc đến chữ tịng trong lễ
giáo phong kiến, có chồng thì phải theo chồng để được đi theo. Nàng muốn đi theo
chồng để nâng khăn sửa túi, có người bầu bạn, cùng chia sẻ những khó khăn cuộc đời
mà chồng phải chịu. Dù biết là rất gian nan và khó khăn nhưng vẫn một lịng xin theo.
Đó là mong muốn chính đáng, hợp lí, thuận tình.
Từ Hải đã từ chối mong muốn của Kiều, đó là phản ứng tất yếu của một người anh
hùng chân chính:
"Từ rằng: Tâm phúc tương tri
Sao chưa thốt khỏi nữ nhi thường tình?"
"Tâm phúc tương tri" nghĩa là hai người đã hiểu nhau sâu sắc, Từ Hải coi Kiều là tri kỉ,
hiểu mình hơn ai hết tại sao vẫn chưa thoát khỏi "nữ nhi thường tình". Đó là một lời
trách nhẹ Th Kiều tại sao khơng thấu hiểu cho hành động của mình đồng thời đó
cịn là lời động viên, khun nhủ Thúy Kiều vượt lên thứ tình cảm thơng thường để
làm vợ một người anh hùng, vượt qua những bất trắc trước mắt để hướng về một
tương lai tốt đẹp hơn. Từ Hải hứa với Thúy Kiều bằng tình cảm sâu nặng:
"Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia"
"Mười vạn tinh binh”, “Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường” nghĩa là tương lai
thành cơng. Chàng phải đi đến khi nào lập nên sự nghiệp, có tinh binh đi sau, có lá cờ
rợp đất thì mới trở về tìm nàng để cho nàng có một cuộc sống sung sướng. “Rõ mặt
phi thường” chứng tỏ được tài năng xuất chúng. Từ Hải nói lên niềm tin tưởng sắt đá
vào tương lai, sự nghiệp. “Rước nàng nghi gia” nghĩa là cho Kiều danh phận, cuộc
Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài Chí khí anh hùng
sống viên mãn. Từ Hải là người anh hùng có chí khí, thống nhất giữa khát vọng phi
thường và tình cảm sâu nặng với người tri kỉ.

Để từ chối khéo ước nguyện muốn đi theo của Kiều, Từ Hải đã sử dụng những lời lẽ
hết sức thuyết phục:
"Bằng nay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lịng chờ đó ít lâu
Chầy chăng là một năm sau vội gì!"
Chàng khơng cho Kiều đi theo vì khơng muốn vợ mình phải chịu khổ cực, vất vả. Bốn
bể khơng có nhà thì làm sao một người con gái như nàng Kiều có thể chịu đựng được.
Việc gây dựng sự nghiệp không phải ngày một ngày hai nên Từ Hải không muốn
vướng bận ảnh hưởng đến việc lớn, nếu Kiều đi theo sẽ khơng chăm sóc được cho
nàng một cách trọn vẹn. Vì thế đành hứa hẹn và an ủi nàng "Đành lịng chờ đó ít lâu".
Từ Hải là một người chồng tâm lí, người anh hùng nhưng vẫn rất chân thực, đời
thường. Là con người có khát vọng lớn lao, tin tưởng vào tương lai, có thể đem lại
hạnh phúc cho Kiều.
Cuộc chia tay của Thúy Kiều và Từ Hải trong đoạn trích được miêu tả với sự dứt
khốt:
"Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi".
Hành động "dứt áo ra đi" của chàng thể hiện thái độ dứt khốt, khơng chút tơ vương,
vướng bận chuyện cá nhân. Qua đó, ta có thể khẳng định được Từ Hải chính là bậc
anh hùng cái thế, có tầm vóc phi thường, sánh ngang với trời đất, vũ trụ. Tư thế ra đi
của Từ Hải được thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ chim bằng thật oai phong và có sức
mạnh phi thường. Đó là cái nhìn thể hiện tâm hồn lãng mạn của một nhà thơ trung đại.

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài Chí khí anh hùng
Với nghệ thuật sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ, tượng trưng; lời thoại bộc lộ tính cách,
hình ảnh ẩn dụ Nguyễn Du đã xây dựng nên hình tượng một người anh hùng có khí

phách hiên ngang, phi thường. Một con người khí chất hơn người, hồi bão lớn lao và
niềm tin sắt đá vào tài năng của mình. Nhân vật Từ Hải được Nguyễn Du xây dựng
bằng bút pháp ước lệ tượng trưng cùng với ngôn ngữ hàm súc, mang tính biểu đạt cao.
Đây cũng là yếu tố góp phần tạo nên sự thành công trong nghệ thuật khắc họa nhân
vật của tác giả. Từ Hải xứng đáng là bậc nam nhi "vẫy vùng trong bốn bể", khơng vì
"hương lửa đương nồng" mà chùn chân, nhụt chí.
Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng - Mẫu 3
Có một nhà thơ mà người Việt Nam không ai là không biết đến. Có một truyện thơ mà
hơn 200 năm qua khơng mấy người Việt Nam không thuộc vài câu hay vài đoạn.
Người ấy, thơ ấy đã từng được Tố Hữu ngợi ca:
“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu”
Khơng ai khác đó chính là Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều. Mỗi một đoạn, mỗi
câu thơ đều là “lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu” mà thi gia dầy công chắp bút.
Đằng sau số phận cuộc đời nhân vật đều được gửi gắm biết bao giá trị nhân đạo sâu
sắc. Đó là niềm trân trọng nâng niu ước mơ khát vọng con người. Đó là tiếng nói lên
án tố cáo những thế lực xấu xa đứng đằng đằng sau. Và hơn thế nữa nó phản ánh chân
thực giấc mơ tự do cơng lí mà đoạn trích – bài thơ “Chí khí anh hùng” chính là tiêu
biểu nhất cho điều này.
Sau tháng ngày ân ái bên Thúc Sinh, Kiều lại một lần nữa sa thân vào chốn lầu xanh
nhơ nhớp, một lần nữa quay trở lại với Tú Bà để sống thân phận của người kĩ nữ hèn
mọn. Cứ tưởng rằng, cuộc đời nàng đã đặt một dấu chấm hết trong tối tăm và đầy rẫy
những bất hạnh. Thế nhưng, giữa cơn phong ba, Từ Hải bỗng dưng “vụt đến như một
ngôi sao lạ chiếu sáng một đoạn đời nàng” (Hoài Thanh). Chàng chuộc Kiều ra, trả lại
cho Kiều sự tự do xứng đáng. Hai người họ đến bên nhau với tấm lòng của những bậc

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài Chí khí anh hùng

tri kỉ giữa “trai anh hùng’’ và “gái thuyền quyên”. Nhưng hạnh phúc chưa được bao
lâu, thì cái “thói vẫy vùng” của bậc giang hồ lại được dịp sục sôi,cái khát khao dựng
nên nghiệp lớn bỗng thúc dục mạnh mẽ bước chân người anh hùng. Đoạn trích chính
là miêu tả cảnh Từ Hải từ biệt Thúy Kiều để ra đi. Khác với Thanh Tâm Tài Nhân
trong “Kim Vân Kiều truyện” chỉ thuật lại trong đơi ba dịng ngắn ngủi “Từ Hải sắm
một căn nhà ở với Kiều được năm tháng rồi từ biệt ra đi” thì Nguyễn Du với bút xuất
chúng của mình đã dựng nên một cảnh li biệt giữa đơi trai gái để hồn thiện giấc
mộng anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất” lớn nhất của cuộc đời mình.
Bốn câu thơ đầu khắc họa thật đậm, thật rõ nét hình ảnh của Từ Hải trước lúc lên
đường:
“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”.
Nguyễn Du đã làm khó bậc anh hùng khi đặt chàng trong hai khoảng không gian đối
lập nhau. Một bên là khơng gian kh phịng với “hương lửa đương nồng” với tình
cảm lứa đơi đầy những cám dỗ, có thể níu kéo bất kì một người đàn ông nào. Trái lại,
một bên là không gian vũ trụ bao la có sức vẫy gọi mãnh liệt. Đường đường là đấng
“trượng phu” Từ khơng một phút níu kéo giằng xé hay do dự mà khẳng khái đưa ra
quyết định của chính mình. Chàng vốn sinh ra khơng phải là con người của những
đam mê thông thường mà là người của những sự nghiệp vĩ đại- sự nghiệp của bậc anh
hùng. Hiểu thấu được khát khao ấy, Nguyễn Du đã trân trọng gọi nhân vật của mình
bằng hai tiếng “trượng phu” – người đàn ơng có trí lớn .Rõ ràng, hai chữ này chỉ xuất
hiện duy nhất một lần trong truyện Kiều và dành riêng cho Từ. Thứ tình cảm vợ chồng
giản đơn đâu thể nào níu giữ bước chân người anh hùng thêm nữa. Tiếng gọi của lí trí
thúc dục chàng đi theo đuổi và thực hiện hoài bão của cuộc đời. Cái ánh mắt trông vào
“trời bể mênh mang” là ánh nhìn hướng đến một khoảng khơng gian xa hơn rộng hơn
nơi mà bậc hào kiệt thỏa sức vẫy vùng với những đam mê, lí tưởng. Hình ảnh cuối
Tổng hợp: Download.vn



Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài Chí khí anh hùng
cùng “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” không chỉ tái hiện hình ảnh con
người mạnh mẽ, hào hùng đặt trên nền kì vĩ của khơng gian mà cịn mở ra tâm thế
nhân vật khơng hề có một chút nào là do dự ln hành động thật dứt khốt, quả quyết.
Đến đây, ta chợt bắt gặp những điểm tương đồng trong thơ Nguyễn Du với các nhà
thơ cùng thời. Là hình ảnh chinh phu oai hùng trước buổi ra trận:
“Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao”
Hay như:
“Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt
Xếp bút nghiên theo việc binh đao
Dã nhà đeo bức chiến hào
Thét roi cầu vị ào ào gió thu”
( Chinh phụ ngâm Đoàn Thị Điểm)
Cả Nguyễn Du và Đoàn Thị Điểm đều mượn hình ảnh vốn của thiên nhiên vũ trụ để
nâng cao tầm vóc, kích thước nhân vật anh hùng của mình. Thế nhưng, nếu “chí làm
trai” trong những câu thơ của “chinh phụ ngâm” là lập nên sự nghiệp là lưu danh, lập
cơng với núi sơng thì với “chí anh hùng” lập nên sự nghiệp lại là để yên bề gia thất.
Có thể nói đúng như những lời nhận định của Hoài Thanh “Từ Hải hiện ra trong bốn
câu đầu không phải người của một nhà, một họ, một làng mà là người của trời đất, của
bốn phương…” chỉ bằng ngòi bút xuất thần của thi nhân cùng với cái nhìn đầy trân
trọng ngưỡng mộ dành cho nhân vật. Lời thơ tuy ít mà ý thơ thì trải ra đến vô cùng.
Lẽ thường, cuộc chia tay nào cũng đầy nước mắt, cũng đọng những dùng dằng chẳng
nỡ của kẻ ở với người đi. Với Từ và Kiều cũng không phải là ngoại lệ. Nàng khơng
muốn một thân một mình, giường đơn gối chiếc trong căn nhà lạnh lẽo, nàng một mực

Tổng hợp: Download.vn



Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài Chí khí anh hùng
muốn được sẻ chia, được gánh vác sự nghiệp với Từ Hải. Lời lẽ nghe sao mà tha thiết
thế:
Nàng rằng: “ Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cùng một lòng xin đi”
Kiều một lòng xin đi theo âu cũng là hợp tình hợp lí với đạo Nho truyền thống. Nho
giáo viết đã phận nữ nhi “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phụ tử tòng tử”. Thế
nhưng, trái với những mong mỏi của nàng, Từ ngay lập tức đáp lại:
Từ rằng: “Tam phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”
Mới nghe qua thì cứ nghĩ là một lời trách cứ nhưng đằng sau đó lại là lời động viên
người tri kỉ của mình biết vượt lên những tình cảm thơng thường để sánh cùng trí lớn
của người anh hùng. Vì vậy, sau này khi nói về nỗi nhớ nhung da diết của Thúy Kiều
dành cho Từ Hải, Nguyễn Du viết:
“Cánh hồng bay bổng tuyệt vời
Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm”
Nàng hướng con mắt về phương trời xa khơng chỉ để tìm kiếm một dáng hình thân
thuộc khi xưa, đó cịn là sự ngóng đợi vào sự nghiệp lớn lao mà Từ Hải đã dốc lòng
dựng xây:
“Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng cây rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài Chí khí anh hùng
Ngày chàng hồn thành xong nghiệp lớn cũng sẽ chính là ngày chàng trở về đón nàng
trong tư cách là một người chủ tướng chỉ huy mười vạn tinh binh với chiêng chống

dậy đất, cờ quạt dậy đường. Những lời thốt lên từ người anh hùng khơng hề mang tính
chất khoa trương mà đầy quả quyết chắc chắn thể hiện sự tự tin tuyệt đối của nhân vật
vào cơ đồ mà mình tạo dựng. Niềm tin mãnh liệt của Từ truyền sang cho Kiều và lan
tỏa ra khắp tất thảy bạn đọc.
Đoạn trích kết lại với hai câu thơ gây ấn tượng sâu đậm bở hình ảnh ước lệ:
“Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”
Trong thơ ca trung đại cổ điển ,hành động “dứt áo ra đi” khơng phải là q xa lạ, nó
mang tính chất lưu luyến bịn rịn chẳng nỡ rời xa. Thế nhưng, đặt trong đoạn trích và
đặt trong hình tượng Từ Hải thì đó lại thể hiện sự mạnh mẽ, quyết đốn của bậc nam
nhi. Phải chăng vì thế mà Nguyễn Du đã không chút do dự nâng nhân vật của mình
lên, ví hình ảnh chàng lúc lên đường với hình ảnh chim bằng cất cánh bay vào mn
trùng dặm khơi? Hình ảnh đó phần nào thể hiện cái nhìn lãng mạn và khát vọng thốt
khỏi thời đại mình- một tư tưởng tiến bộ vượt bậc so với những người đương thời.
Đoạn trích “Chí khí anh hùng” xây dựng hình tượng Từ Hải bằng bút pháp ước lệ hóa
kết hợp với lối ngôn ngữ giàu sức gợi đã khẳng định rõ phẩm chất cốt lõi của người
anh hùng không để tình cảm riêng ràng buộc chí lớn ln ln hành động đề hướng
tới sự nghiệp cao cả, vĩ đại. Nhờ đó mà nhân vật có một sức sống đậm sâu trong lịng
bạn đọc mn đời.
Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng - Mẫu 4
Nếu Kim Trọng là một người thư sinh đèn sách hiếu học thì Từ Hải là một người anh
hùng với khí phách hiên ngang. Từ Hải là người đã cứu Thúy Kiều thoát khỏi cảnh
sống nhơ nhớp, ô nhục khi nàng rơi vào lầu xanh lần thứ hai. Hai người chung sống
với nhau rất hạnh phúc nhưng do Từ Hải muốn có được sự nghiệp lớn lao nên đã từ

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài Chí khí anh hùng
biệt Thúy Kiều ra đi. Ý chí, quyết tâm ấy của chàng được thể hiện qua đoạn trích "Chí

khí anh hùng" nằm trong tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du.
Đoạn trích này nằm ở vị trí câu 2213 đến câu 2230 thể hiện lí tưởng về người anh
hùng của tác giả. Bốn câu thơ đầu của đoạn trích đã thể hiện khát vọng lên đường vì
sự nghiệp của Từ Hải:
"Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong".
Trong lúc tình yêu và hạnh phúc vợ chồng đang nồng đượm, yên ấm, Từ Hải quyết chí
ra đi, rời xa người vợ tài sắc để thực hiện lí tưởng nam nhi của mình. Nam nhi trong
xã hội xưa muốn được cơng nhận thì phải có cơng danh, sự nghiệp, có được những
cơng trạng lớn lao. Chẳng vậy mà Nguyễn Cơng Trứ từng viết:

"Chí làm trai nam bắc tây đông,
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể".
Từ Hải là một đấng nam nhi muốn "vẫy vùng" nên đã "động lịng bốn phương".
Chàng là người có ý chí lập công danh, sự nghiệp lớn. Động từ "thoắt" vừa thể hiện
một trạng thái nhanh chóng vừa thể hiện sự dứt khoát, kiên quyết của Từ Hải. Tác giả
Nguyễn Du đã đặt người anh hùng vào tình thế khó xử khi một bên là hạnh phúc vợ
chồng chốn khuê phòng như một cám dỗ cịn một bên là khơng gian rộng lớn thỏa sức
thể hiện tráng trí bốn phương. Khơng làm bạn đọc thất vọng, bậc trượng phu ấy đã lựa
chọn con đường theo đuổi hồi bão, lí tưởng cuộc đời mình. Nguyễn Du đã thể hiện
sự trân trọng nhân vật Từ Hải khi gọi chàng là "trượng phu" - người nam nhi có chí
lớn, là bậc anh hùng trong thiên hạ. Dù cuộc sống vợ chồng còn nhiều lưu luyến, vẻ

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài Chí khí anh hùng
đẹp khiến "hoa ghen", "liễu hờn" của người vợ Thúy Kiều cịn níu bước chân người

anh hùng nhưng Từ Hải vẫn quyết lên đường chinh chiến để thực hiện khát vọng "vẫy
vùng trong bốn bể" mà không một chút do dự, phân vân. Một con người "Dọc ngang
nào biết trên đầu có ai" như Từ Hải muốn thỏa sức tung hồnh khắp thiên hạ cũng là
điều dễ hiểu. Hình ảnh Từ Hải ra đi một mạch cùng thanh gươm trên yên ngựa trong
cõi "trời bể mênh mang" thật oai phong, lẫm liệt. Những hạnh phúc cá nhân riêng tư
không thể làm chùn bước chân của người anh hùng. Từ Hải "khơng phải là người một
nhà, một họ, một xóm, một làng, mà là người của trời đất, của bốn phương" (Hoài
Thanh). Chàng đối diện với trời đất, vũ trụ bằng một tâm thế đầy chủ động.
Cuộc chia ly nào cũng gắn với nỗi buồn, những giọt nước mắt và cuộc chia ly của
Thúy Kiều - Kim Trọng cũng không ngoại lệ:
"Nàng rằng: Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi"
Nho giáo đã quy định người phụ nữ phải tuân theo luật "tam tòng": ở nhà theo cha,
xuất giá theo chồng, chồng chết theo con. Thúy Kiều đã khéo léo nhắc đến luật lệ của
đạo Nho để xin đi theo chồng. Trong lúc "hương lửa đương nồng", nàng khơng muốn
phải chịu cảnh xa cách, chia lìa với Từ Hải - một người chồng nhưng đồng thời cũng
là một người ân nhân cứu mạng Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh. Nàng muốn được theo
chồng, muốn nâng khăn sửa túi và cùng chồng sẻ chia những khó khăn trong cuộc đời.
Mong muốn ấy vơ cùng chính đáng bởi lẽ nữ nhi lấy chồng thì phải theo chồng. Dù
phải chịu những vất vả, gian nan thì Kiều cũng nguyện một lịng ở bên Từ Hải. Nhưng
với nghĩa khí của một bậc quân tử, Từ Hải đã đáp lại rằng:
"Từ rằng: Tâm phúc tương tri
Sao chưa thốt khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài Chí khí anh hùng

Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia"
Hai người đã hiểu rõ lòng dạ của nhau đến mức sâu sắc vậy tại sao Kiều vẫn "chưa
thốt khỏi nữ nhi thường tình". Đó là lời trách cứ Thúy Kiều tuy là tri âm tri kỉ mà tại
sao lại không thấu hiểu cho hành động của Từ Hải. Đồng thời đó cũng là lời động viên,
khuyên nhủ Thúy Kiều vượt qua những trắc trở trước mắt để hướng về tương lai tốt
đẹp sau này và mong muốn nàng đừng quá lo lắng cho mình. Từ Hải thuyết phục, hứa
hẹn với Thúy Kiều bằng tình cảm chân thành, sâu nặng. Từ Hải ra đi lập sự nghiệp,
công danh đến khi trở thành một con người xuất chúng, phi thường và nắm giữ trong
tay "mười vạn tinh binh"thì chàng sẽ quay trở về rước Kiều "nghi gia" bằng những
hình thức lễ nghi trang trọng. Vợ chồng đoàn tụ trong âm thanh rộn rã của "tiếng
chiêng dậy đất" và khung cảnh ngập tràn bóng cờ trên các con đường.
Để từ chối khéo léo mong muốn của Thúy Kiều, Từ Hải đã sử dụng những lời lẽ đầy
sức thuyết phục:
"Bằng nay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lịng chờ đó ít lâu
Chầy chăng là một năm sau vội gì!"
Chàng từ chối mong muốn của Thúy Kiều là vì nàng sẽ làm bận lịng mình hay thật
tâm chàng khơng muốn người vợ của mình phải chịu những khổ cực, vất vả? Đối với
đấng nam nhi, việc coi bốn bể là nhà là lẽ thường tình nhưng đối với phận nữ nhi như
Thúy Kiều thì việc đó khơng hề dễ dàng và rất khó thích nghi. Có lẽ vì những lí do
trên mà Từ Hải khun Kiều "đành lịng" chờ đợi ngày chàng thành cơng trở về. Một
năm chờ đợi khơng phải thời gian q dài nhưng nó lại thể hiện chí khí,lịng quyết tâm
cao độ của người anh hùng Từ Hải. Việc gây dựng sự nghiệp, công danh khơng phải
là chuyện ngày một ngày hai mà đó còn là chuyện của cả đời người nhưng Từ Hải lại

Tổng hợp: Download.vn



Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài Chí khí anh hùng
hứa với Thúy Kiều sẽ đạt được công danh sau một năm nữa. Phải là người có quyết
tâm cao độ, tin vào khả năng của bản thân thì mới có lời hứa như vậy.
Nếu cuộc chia tay của đôi vợ chồng trong "Chinh phụ ngâm" được Đặng Trần Côn
miêu tả:
"Nhủ rồi tay lại cầm tay
Bước đi một bước giây giây lại dừng"
thì cuộc chia tay của Từ Hải và Thúy Kiều trong đoạn trích "Chí khí anh hùng" được
Nguyễn Du miêu tả với sự dứt khoát:
"Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi".
Người xưa có câu anh hùng khó qua ải mĩ nhân nhưng với khát vọng lớn lao của con
người đầu đội trời chân đạp đất thì ải mĩ nhân khơng làm khó được Từ Hải. Hành
động "dứt áo ra đi" của chàng thể hiện thái độ dứt khốt, khơng chút tơ vương, vướng
bận chuyện cá nhân. Theo truyện ngụ ngôn trong sách Trang Tử, "chim bằng là giống
chim rất lớn, đập cánh làm động nước trong ba ngàn dặm, cưỡi gió mà bay lên chín
ngàn dặm. Chim bằng trong thơ văn thường tượng trưng cho khát vọng của người anh
hùng có bản lĩnh phi thường, khát khao làm nên sự nghiệp lớn". Tư thế ra đi của Từ
Hải được thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ chim bằng thật oai phong và có sức mạnh phi
thường. Đó là cái nhìn thể hiện tâm hồn lãng mạn của một nhà thơ trung đại.
"Chí khí anh hùng" đã miêu tả cuộc chia ly giữa "trai anh hùng" và "gái thuyền
quyên" đầy dứt khoát nhưng nổi bật lên trong đoạn trích là chí khí của người anh hùng
Từ Hải. Đó là tính cách hiên ngang, ngay thẳng của bậc "trượng phu" trong thiên hạ.
Nhân vật này được Nguyễn Du xây dựng bằng bút pháp ước lệ tượng trưng cùng với
ngơn ngữ hàm súc, mang tính biểu đạt cao. Đây cũng là yếu tố góp phần tạo nên sự
thành công trong nghệ thuật khắc họa nhân vật của tác giả. Từ Hải xứng đáng là bậc

Tổng hợp: Download.vn



Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài Chí khí anh hùng
nam nhi "vẫy vùng trong bốn bể", khơng vì "hương lửa đương nồng" mà chùn chân,
nhụt chí.
Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng - Mẫu 5
Đoạn trích Chí khí anh hùng trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, nói về Từ
Hải, một hình tượng nhân vật lí tưởng thể hiện ước mơ lãng mạn về một người anh
hùng có những phẩm chất, phi thường.
Đoạn trích Chí khí anh hùng từ câu 2213 đến câu 2230 trong Truyện Kiều của đại thi
hào Nguyễn Du, nói về Từ Hải, một hình tượng nhân vật lí tưởng thể hiện ước mơ
lãng mạn về một người anh hùng có những phẩm chất, phi thường.
Rơi vào lầu xanh lần thứ hai, Thúy Kiều luôn sống trong tâm trạng chán chường, tuyệt
vọng:
Biết thân chạy chẳng khỏi trời,
Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh.
Thế rồi Từ Hải đột nhiên xuất hiện. Từ Hải tìm đến với Thúy Kiều như tìm đến với tri
âm, tri kĩ. Trong vũng lầy nhơ nhớp của chốn lầu xanh, Từ Hải đã tinh tường nhận ra
phẩm chất cao quý của Thúy Kiều và với con mắt tinh đời, ngay từ cuộc gặp gỡ đầu
tiên Kiều đã thầm khẳng định Từ Hải là người duy nhất có thể tát cạn bể oan cho mình.
Nàng khiêm nhường bày tỏ:
Rộng thương cỏ nội hoa hèn,
Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau
Hai người, một là gái giang hồ, một đang làm “giặc”, đều thuộc hạng người bị xã hội
phong kiến khinh rẻ nhất, đã đến với nhau tâm đầu ý hợp trong một mối tình tri kỉ. Từ
Hải đánh giá Kiều rất cao, còn Kiều nhận ra Từ là đấng anh hùng. Nhưng tình u
khơng thể giữ chân Từ Hải được lâu. Đã đến lúc Từ Hải ra đi để tiếp tục tạo lập sự

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài Chí khí anh hùng

nghiệp. Đoạn trích này cho thấy một Từ Hải đầy chí khí anh hùng, mà cũng đượm
chút cơ đơn, trống trải giữa đời.
Trước sau đối với Từ Hải, Nguyễn Du vẫn dành cho chàng thái độ trân trọng và kính
phục, ở chàng, nhất cử nhất động đều thể hiện rõ chí khí, cốt cách anh hùng. Trên con
đường tạo dựng nghiệp lớn, cuộc hôn nhân bất ngờ giữa chàng với Thúy Kiều chỉ là
phút chốc nghỉ ngơi, chứ không phải là điểm âm, tri kỉ và cuộc hôn nhân của họ đang
hạnh phúc hơn bao giờ hết. Ấy vậy mà, chỉ mới sáu tháng vui hưởng hạnh phúc bên
Thúy Kiều, Từ Hải đã lại động lịng bốn phương, dứt khốt lên đường, tiếp tục sự
nghiệp lớn lao đang còn dang dở:
Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lịng bốn phương.
Trơng vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm n ngựa, lên đường thẳng rong.
Từ Hải được tác giả miêu tả là con người đa tình, nhưng trước hết Từ Hải là một tráng
sĩ, một người có chí khí mạnh mẽ. Chí là mục đích cao cả hướng tới, khí là nghị lực
để đạt tới mục đích, ở con người này, khát khao được vẫy vùng giữa trời cao đất rộng
như đã trở thành một khát vọng bản năng tự nhiên, khơng có gì có thể kiềm chế nổi.
Trước lúc gặp gỡ và kết duyên với Thúy Kiều, Từ Hải đã là một anh hùng hảo hán:
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai, đã từng: Nghênh ngang một cõi biên thùy. Cái chí
nguyện lập nên cơng danh, sự nghiệp ở chàng là rất lớn. Vì thế khơng có gì cản được
bước chân chàng.
Dù Nguyễn Du khơng nói cụ thể là Từ Hải ra đi làm gì nhưng nếu theo dõi mạch
truyện và những câu chàng giải thích để Thúy Kiều an lịng thì người đọc sẽ hiểu cả
một sự nghiệp vinh quang đang chờ chàng ở phía trước. Từ Hải không phải là con
người của những đam mê thông thường mà là con người của sự nghiệp anh hùng.
Đang sống trong cảnh nồng nàn hương lửa. Từ chợt động lòng bốn phương, thế là

Tổng hợp: Download.vn



Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài Chí khí anh hùng
tồn bộ tâm trí hướng về trời biển mênh mang, và lập tức một minh với thanh gươm
yên ngựa, lên đường thẳng rong. Chữ trượng phu trong Truyện Kiều chỉ xuất hiện một
lần dành riêng đã nói về Từ Hải. Điều đó cho thấy Nguyễn Du đã dùng từ Trượng phu
với nghĩa Từ Hải là người đàn ơng có chí khí lớn. Chữ thoắt thể hiện quyết định
nhanh chóng, dứt khốt của chàng. Bốn chữ động lịng bốn phương nói lên được cái ý
Từ Hải “không phải là người của một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người
của trời đất, của bốn phương”. (Hồi Thanh).
Động lịng bốn phương là thấy trong lịng náo nức cái chí tung hoành khắp bốn
phương trời. Con người phi thường như chàng chẳng thể giam hãm mình trong một
khơng gian chật hẹp. Chàng nghĩ rất nhanh, quyết định lại càng nhanh. Một thanh
gươm, một con tuấn mã, chàng hối hả lên đường. Ấy là bởi khát vọng tự do luôn sôi
sục trong huyết quản của người anh hùng. Hồi Thanh bình luận: Qua câu thơ, hình
ảnh của con người “thanh gươm yên ngựa” tưởng như che đầy cả trời đất”.
Trong cảnh tiễn biệt, tác giả tả hình ảnh Từ Hải: thanh gươm yên ngựa lên đường
thẳng rong trước rồi mới đế cho Từ Hải và Kiều nói những lời tiễn biệt. Có người cho
rằng nếu như vậy thì Thúy Kiều cịn nói sao được nữa? Có lẽ tác giả muốn dựng cảnh
tiễn biệt này khác hẳn cảnh tiễn biệt giữa Thúy Kiều - Kim Trọng, Thúy Kiều - Thúc
Sinh. Từ Hải đã ở tư thế sẵn sàng lên đường. Chàng ngồi trên yên ngựa mà nói những
lời tiễn biệt với Thúy Kiều. Sự thật có phải vậy khơng? Khơng chắc, nhưng cần phải
miêu tả như thế mới biểu hiện được sự quyết đoán và cốt cách phi thường của Từ Hải.
Thúy Kiều biết rõ Từ Hải ra đi sẽ lâm vào tình cảnh bốn bể không nhà, nhưng vẫn
khẩn thiết xin được cùng đi, nàng rằng: Phận gái chữ tòng, chàng đi thiếp cũng một
lịng xin đi. Ngắn gọn thế thơi, nhưng quyết tâm thì rất cao. Chữ tịng ở đây khơng chỉ
có nghĩa như trong sách vở thánh hiền của đạo Nho: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng
phu..., mà còn ngụ ý tiếp sức, chia sẻ nhiệm vụ, muốn cùng được gánh vác với chồng.
Lời Từ Hải nói trong lúc tiễn biệt càng thể hiện rõ chí khí anh hùng của nhân vật này:
Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thốt khỏi nữ nhi thường tình?
Tổng hợp: Download.vn



Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài Chí khí anh hùng
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lịng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”
Đã là tâm phúc tương tri có nghĩa là hai ta đã hiểu biết lòng dạ nhau sâu sắc, vậy mà
sao, dường như nàng chưa thấu tâm can ta, nên chưa thoát khỏi thói nữ nhi thường
tình. Lẽ ra, nàng phải tỏ ra cứng cỏi để xứng là phu nhân của một bậc trượng phu.
Lí tưởng anh hùng của Từ Hải bộc lộ qua ngơn ngữ mang đậm khẩu khí anh hùng.
Khi nói lời chia tay với Thúy Kiều chàng khơng quyến luyến, bịn rịn vì tình chồng vợ
mặn nồng mà quên đi mục đích cao cả. Nếu thực sự quyến luyến, Từ Hải sẽ chấp nhận
cho Thúy Kiều đi theo.
Từ Hải là con người có chí khí, khát khao sự nghiệp phi thường nên khơng thể đắm
mình trong chốn buồng the. Đang ở trong cảnh hạnh phúc ngọt ngào, tiếng gọi của sự
nghiệp thôi thúc từ bên trong. Từ Hải quyết dứt áo ra đi. Giờ đây, sự nghiệp đối với
chàng là trên hết. Đối với Từ Hải, nó chẳng những là ý nghĩa của cuộc sống mà còn là
điều kiện để thực hiện những ước ao mà người tri kỉ đã gửi gắm, trông cậy ở chàng.
Do vậy mà không có những lời than vãn buồn bã lúc chia tay. Thêm nữa, trong lời
trách Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình cịn bao hàm ý khun Thúy Kiều hãy
vượt lên tình cảm thơng thường để xứng đáng là vợ của một anh hùng. Cho nên sau
này trong nỗi nhớ của Kiều: cánh hồng bay bổng tuyệt vời, Đã mòn con mắt phương

Tổng hợp: Download.vn



Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài Chí khí anh hùng
trời đăm đăm, khơng chỉ có sự mong chờ, mà cịn có cả hi vọng vào thành cơng và
vinh quang trong sự nghiệp của Từ Hải.
Từ Hải là con người rất mực tự tin. Trước đây, chàng đã ngang nhiên xem mình là anh
hùng giữa chốn trần ai. Giờ thì chàng tin rằng tất cả sự nghiệp như đã nắm chắc trong
tay. Dù xuất phát chỉ với thanh gươm yên ngựa, nhưng Từ Hải đã tin rằng mình sẽ có
trong tay mười vạn tinh binh, sẽ trở về trong hào quang chiến thắng Tiếng chiêng dậy
đất, bóng tinh rợp đường, để rõ mặt phi thường với Thúy Kiều, để đem lại vẻ vang cho
người phụ nữ mà chàng hết lòng yêu mến và trân trọng. Từ Hải đã khẳng định muộn
thì cũng khơng q một năm, nhất định sẽ trở về với cả một cơ đồ to lớn.
Không chút vấn vương, bi lụy, không dùng dằng, quyến luyến như trong các cuộc chia
tay bình thường khác, Từ Hải có cách chia tay mang đậm dấu ấn anh hùng của riêng
mình. Lời chia tay mà cũng là lời hứa chắc như đinh đóng cột; là niềm tin sắt đá vào
chiến thắng trong một tương lai rất gần. Hai câu thơ cuối đoạn đã khẳng định thêm
quyết tâm ấy:
Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.
Nguyễn Du mượn hình ảnh phim bằng (đại bàng) trong văn chương cổ điển, thường
tượng trưng cho khát vọng của những người anh hùng có bản lĩnh phi thường, muốn
làm nên sự nghiệp lớn lao để chỉ Từ Hải. Cuộc ra đi đột ngột, khơng báo trước, thái độ
dứt khốt lúc chia tay, niềm tin vào thắng lợi... tất cả đều bộc lộ chí khí anh hùng của
Từ Hải. Đã đến lúc chim bằng tung cánh bay lên cùng gió mây chín ngàn dặm trên cao.
Hình ảnh: gió mây bằng đã đến kì dặm khai là mượn ý của Trang Tử tả chim bằng khi
cất cánh lên thì như đám mây ngang trời và mỗi bay thì chín vạn dặm mới nghỉ, đối
lập với những con chim nhỏ chỉ nhảy nhót trên cành cây đã diễn tả những giây phút
ngây ngất say men chiến thắng của con người phi thường lúc rời khỏi nơi tiễn biệt.
Hình tượng người anh hùng Từ Hải là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du về
phương diện cảm hứng và nghệ thuật miêu tả. Qua đó thể hiện tài năng sử dụng ngôn
Tổng hợp: Download.vn



Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài Chí khí anh hùng
ngữ của nhà thơ trong việc diễn tả chí khí anh hùng cùng khát vọng tự do của nhân vật
Từ Hải.
Từ Hải là hình ảnh thể hiện mạnh mẽ cái ước mơ cơng lí vẫn âm ỉ trong cảnh đời tù
túng của xã hội cũ. Từ Hải ra đi để vẫy vùng cho phỉ sức, phỉ chí, nhưng nếu hiểu kỹ
càng cịn thêm một lí do nữa là vì bất bình trước những oan khổ của con người bị chà
đạp như Thúy Kiều thì khơng hẳn là khơng có căn cứ. Điều chắc chắn là cái khao khát
của Từ Hải muốn được tung hoành ! rong bốn bể để thực hiện ước mơ cơng lí chứ
khơng bao giờ nhằm mục đích thiết lập một ngai vàng quyền lực tầm thường.
Nguyễn Du đã thành công trong việc chọn lựa từ ngữ, hình ảnh và biện pháp miêu tả
có khuynh hướng lí tưởng hóa để biến Từ Hải thành một hình tượng phi thường với
những nét tính cách đẹp đẽ, sinh động. Đoạn trích tuy ngắn nhưng ý nghĩa lại rất lớn.
Nó góp phần tơ đậm tính cách của người anh hùng Từ Hải - nhân vật lí tưởng, mẫu
người đẹp nhất trong kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.
Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng - Mẫu 6
Từ Hải “khách biên đình” oai phong lẫm liệt:
“Râu hùm hàm én mày ngài.
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”.
Từ Hải đã chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, đã tái sinh cuộc đời nàng, nâng Kiều thành
một mệnh phụ phu nhân:
“Trai anh hùng, gái thuyền quyên,
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng”.
Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó. Từ Hải đã giã biệt phu nhân để lên đường chinh
chiến quyết “rạch đôi sơn hà”:
“Nửa năm hương lửa đương nồng,

Tổng hợp: Download.vn



Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài Chí khí anh hùng
Trượng phu thoắt đã động lịng bốn phương.
Trơng vời trời bể mênh mang.
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”.
Bức chân dung Từ Hải hiện lên trong cảnh giã biệt thật đẹp. Bốn phương trời xa vẫy
gọi, “thoắt đã động lòng” đấng trượng phu. Cuộc sống êm ấm gối chăn đầy hạnh phúc
“hương lửa đương nồng” cũng khơng thể níu giữ. Một cái nhìn vời vợi “trời bể mênh
mang”. Đó là cái nhìn mang tầm vũ trụ của một anh hùng chí lớn, như Nguyễn Cơng
Trứ từng thổ lộ:
“Chí làm trai nam bắc tây đông,
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”.
(Chí anh hùng)
“Thoắt” nghĩa vụt chốc, diễn ra rất nhanh và bất ngờ. Thoắt đã thể hiện sự chấn động
vô cùng mạnh mẽ trong tâm hồn đấng trượng phu. Từ Hải đã ra đi với khát vọng lập
nên sự nghiệp, bằng võ công của bậc tài trai:
“Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”.
Kiều đã coi chữ “tòng” làm trọng; tòng phu là một trong đạo tam tòng của người phụ
nữ ngày xưa. Đó cũng là một nét đẹp đạo đức Thuý Kiều:
“Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”
Từ Hải đã nói với Kiểu bao lời tình nghĩa. Không thể đế cho giọt nước mắt. tiếng thở
dài của người vợ đẹp níu giữ. Từ Hải khuyên Kiều hay khẽ nhắc mình: “Sao chưa
thốt khỏi nữ nhi thường tình ?”. Hứa với Kiều về một ngày mai huy hoàng, một ngày
mai sum vầy hạnh phúc:
“Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Tổng hợp: Download.vn



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×