Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Khảo sát quy trình trồng hoa mai địa thảo kết hợp sử dụng hormone trong điều kiện nhà kính tại công ty danziger, israel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 45 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI THỊ YẾN
KHẢO SÁT QUY TRÌNH TRỒNG HOA MAI ĐỊA THẢO
KẾT HỢP SỬ DỤNG HORMONE TRONG ĐIỀU KIỆN
NHÀ KÍNH TẠI CƠNG TY DANZIGER, ISRAEL

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính Quy

Chun ngành

: Cơng nghệ sinh học

Khoa

: CNSH và CNTP

Khóa học

: 2016 – 2021

Thái Nguyên, Năm 2021


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



BÙI THỊ YẾN

KHẢO SÁT QUY TRÌNH TRỒNG HOA MAI ĐỊA THẢO
KẾT HỢP SỬ DỤNG HORMONE TRONG ĐIỀU KIỆN
NHÀ KÍNH TẠI CƠNG TY DANZIGER, ISRAEL

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Cơng nghệ sinh học

Lớp

: K48 CNSH

Khoa

: CNSH VÀ CNTP

Khóa học

: 2016 – 2021

Giảng viên HD


: TS. Nguyễn Văn Duy

Thái Nguyên, năm 2021


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình khảo sát của bản thân tơi, cơng trình được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Duy. Những phần sử dụng tài liệu
tham khảo trong khóa luận đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu
và kết quả khảo sát là quá trình khảo sát trên thực địa hồn tồn trung thực, chưa
cơng bố trên các tài liệu, nếu có gì sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày 7 tháng 5 năm 2021

XÁC NHẬN CỦA GVHD

NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN
Bùi Thị Yến

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
để sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu
(Ký, họ và tên)


ii


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô giáo
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là các thầy cô trong khoa CNSH CNTP của trường đã tạo điều kiện, quan tâm giúp đỡ cho em trong q trình thực
hiện đề tài khóa luận.
Em xin bày tỏ biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Duy là người đã trực tiếp
hướng dẫn thực hiện và giúp đỡ em hồn thành đề tài khóa luận này.
Em cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã ln ở bên cạnh
động viên, khích lệ em trong suốt quá trình học tập và thời gian em thực hiện khóa
luận tốt nghiệp này.
Trong q trình thực tập, cũng như trong quá trình làm bài báo cáo thực tập,
khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cơ bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận
cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài khóa luận tốt nghiệp khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cơ để
chun đề được hồn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 7 tháng 5 năm 2021
Sinh viên

Bùi Thị Yến


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Kết quả theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của Mai Địa Thảo
nhân giống bằng hạt và nhân giống bằng cành giâm ................................................19
Bảng 4.2. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của chế phẩm Hormoril T3 và T8
đến khả năng sinh trưởng của cành giâm sau 2 tuần.................................................20
Bảng 4.3. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của chế phẩm Hormoril T3 và T8 đến khả
năng sinh trưởng phát triển của cây Mai Địa Thảo sau 4,6 và 11 tuần tuổi .............22



iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Mai Địa Thảo đơn (A) và Mai Địa Thảo kép (B) .......................................3
Hình 2.2. Chế phẩm Hormoril T3 (A) và Hormoril T8 (B) ........................................6
Hình 2.3. Tấm làm ẩm (A), Quạt gió (B) và Mơ hình nhà kính (C) tại Israel ............8
Hình 4.1. Cây Mai Địa Thảo sau 2 tuần giâm cành A. Sự sinh trưởng bộ rễ của cành
giâm; B. Hình thái lá của cành giâm Hormon T3: Cành giâm được xử lý bằng chế
phẩm Hormoril T3; Hormone T8: Cành giâm được xử lý bằng chế phảm Hormoril
T8; Control: Đối chứng không xử lý chế phẩm Hormoril ........................................21
Hình 4.2.Cây Mai Địa Thảo sinh trưởng, phát triển sau 4, 6 và 11 tuần tuổi ...........22
Hình 4.3. Sự thay đổi số lượng lá/cây Mai Địa thảo sau 4, 6 và 11 tuần tuổi ..........23
Hình 4.4. Sự thay đổi số lượng chồi trung bình Mai Địa Thảo sau 4, 6
và 11 tuần tuổi ...........................................................................................................24
Hình 4.5. Sự thay đổi số lượng nụ và hoa trung bình của Mai Địa Thảo
sau 4, 6 và 11 tuần tuổi..............................................................................................24
Hình 4.6. Sự thay đổi số lượng tầngtrung bình của Mai Địa Thảo
sau 4, 6 và 11 tuần tuổi..............................................................................................25
Hình 4.7. Sự thay đổi chiều cao trung bình của Mai Địa Thảo
sau 4, 6 và 11 tuần tuổi..............................................................................................26


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT


Viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1.

T3

Hormoril T-3:5% thiabendazole + 0,3% axit indolebutyric

2.

T8

Hormoril T-8: 8% thiabendazole + 0,3% axit indolebutyric

3.

Control

Cây đối chứng không sử dụng chế phẩm Hormoril


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................v

MỤC LỤC ................................................................................................................. vi
Phần 1.MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .............................................................................2
1.2.1. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài .............................................................................................2
1.3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...............................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................2
Phần 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................3
2.1 Giới thiệu về cây Mai Địa Thảo (Sun Harmony) ..................................................3
2.1.1. Vị trí, phân loại ................................................................................................3
2.1.2 Đặc điểm hình thái .............................................................................................3
2.1.3. Nguồn gốc, phân bố ..........................................................................................4
2.1.4. Một số hạn chế của hoa Mai Địa Thảo .............................................................4
2.1.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc Mai Địa Thảo .......................................................4
2.2. Giới thiệu về chế phẩm Hormoril T3 và T8 .........................................................5
2.3. Mơ hình nhà kính .................................................................................................7
2.3.1. Cấu tạo, đặc điểm ..............................................................................................7
2.3.2. Yêu cầu khi trồng hoa trong nhà kính ...............................................................7
2.3.3. Ưu điểm và hạn chế của mơ hình trồng hoa trong nhà kính. ............................9
2.4. Yếu tố ảnh hưởng đến Mai Địa Thảo trồng trong nhà kính tại Israel ................10
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............13
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................13


vii

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................13
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................13

3.2. Vật liệu, hóa chất và thiết bị sử dụng .................................................................13
3.2.1.Vật liệu .............................................................................................................13
3.2.2. Hóa chất ..........................................................................................................13
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................13
3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................14
3.4.1. Phương pháp nhân giống Mai Địa Thảo bằng gieo hạt ..................................14
3.4.2. Phương pháp nhân giống Mai Địa Thảo bằng giâm cành ...............................14
3.4.3 Phương pháp khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm Hormoril
đến quy trình nhân giống cây Mai Địa Thảo ............................................................15
3.4.4. Quy trình chăm sóc cây ...................................................................................16
3.4.5.Khảo sát quy trình thu hái và bảo quản ............................................................17
3.5. Các phương pháp xử lý số liệu...........................................................................18
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................19
4.1. Kết quả khảo sát quy trình nhân giống Mai Địa Thảo bằng hạt
và bằng giâm cành .....................................................................................................19
4.2. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm Hormoril đến quy trình
nhân giống bằng cành giâm Mai Địa Thảo ...............................................................20
4.3. Kết quả khảo sát quy trình chăm sóc cây Mai Địa Thảo ...................................27
4.3.1. Dinh dưỡng: ....................................................................................................27
4.3.2. Sâu bệnh: .........................................................................................................28
4.3.3. Cắt tỉa và tạo hình: ..........................................................................................28
4.4. Kết quả khảo sát quy trình bảo quản Mai Địa Thảo ..........................................29
4.4.1. Kết quả khảo sát quy trình thu hoạch và bảo quản hạt ...................................29
4.4.2. Kết quả khảo sát quy trình bảo quản cành giâm .............................................30
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................31
5.1. Kết luận .................................................................................................................. 31
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................32
PHỤ LỤC



1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Israel là một trong những quốc gia được đánh giá là tiến bộ nhất thế giới về
lĩnh vực sản xuất hoa sạch với khối lượng lớn ở điều kiện sa mạc. Hoa kiểng chiếm
20% trong tổng thu nhập nông nghiệp của Israel. Ngành công nghiệp hoa của Israel
tương đối nhỏ so với tiêu chuẩn quốc tế nhưng mang lợi nhuận rất cao. Israel xếp
hạng thứ 12 trên thế giới về xuất khẩu hoa và hoa kiểng chiếm (29%) trên thị trường
xuất khẩu các mặt hàng nơng nghiệp.[1]
Việt Nam là nước có nền nơng nghiệp đang phát triển và việc áp dụng công
nghệ hiện đại kết hợp với lĩnh vực công nghệ sinh học trong quy trình trồng hoa và
cây cảnh là điều chúng ta đang thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay quy mô ở nước ta còn
nhỏ lẻ và hoa của Việt Nam chưa thực sự có chỗ đứng trong thị trường xuất khẩu vì
màu sắc chưa đa dạng, chất lượng giống chưa thực sự vượt trội nên khả năng cạnh
tranh không cao so với các nước khác [2]. Vì vậy trong đề tài này em sẽ tổng hợp
lại quy trình trồng và sản xuất hoa Mai Địa Thảo tại công ty Danziger của Israel,
sau đó đánh giá chất lượng của giống hoa này sau khi được chăm sóc trong nhà kính
để cho chúng ta thấy rõ hơn về tính hiệu quả trong quy trình sản xuất hoa theo
hướng áp dụng khoa học kỹ thuật.
Quy trình trồng hoa Mai Địa Thảo là một trong những quy trình chung của tất
cả các giống hoa họ thân thảo mà em đã trực tiếp làm việc từ quy trình nhân giống,
lai màu, thu hoạch và bảo quản tại công ty hoa Danziger của Israel. Lý do chọn
giống hoa này vì hoa Mai Địa Thảo là một trong những giống hoa bán chạy nhất
của công ty và là loại hoa lai tạo màu chiếm tỉ lệ phần trăm thành công nhiều nhất
với nhiều giống mới hàng năm và màu sắc vô cùng đa dạng. Hoa Mai Địa Thảo
cũng rất phổ biến tại Việt Nam là một giống hoa được ưa chuộng trong trang trí ban
cơng, sân vườn và cảnh quan đô thị tuy nhiên chất lượng chưa được tốt mật độ hoa

trên cây cịn thưa, cây có tuổi thọ ngắn và màu hoa cũng chưa thực sự đa dạng.
Thông qua đề tài này em có thể nêu được những kiến thức mà mình đã học hỏi được


2

trong quá trình thực tập 12 tháng tại Israel, trình bày được tính hiệu quả trong quy
trình sản xuất hiện đại của họ qua đó tạo ra ý tưởng cho nghiên cứu khoa học để tạo
ra những giống hoa chất lượng và đa dạng hơn ở Việt Nam.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
- Khảo sát quy trình trồng hoa Mai Địa Thảo khi nhân giống bằng hormone và
được trồng trong nhà kính tại công ty Danziger.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Khảo sát được quy trình nhân giống, trồng và chăm sóc, thu hái và bảo quản
hoa Mai Địa Thảo tại công ty Danziger, Israel.
- Đánh giá được ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm Hormoril T3, T8 đến
chỉ tiêu số hoa, số lá, tầng, chồi của hoa Mai Địa Thảo trong điều kiện nhà kính tại
cơng ty Danziger, Israel.
1.3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả khảo sát, nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu, ứng
dụng cùng lĩnh vực chuyên môn.
- Hình thành và phát triển kỹ năng ứng dụng cơng nghệ sinh học trong lĩnh
vực nông nghiệp.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả khảo sát và nghiên cứu là tiền đề ứng dụng trong trồng và sản xuất
hoa ở Việt Nam.



3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về cây Mai Địa Thảo (Sun Harmony)
2.1.1. Vị trí, phân loại [3]
- Tên gọi: Mai địa thảo, Ngọc Thảo
- Tên Tiếng Anh: Sun Harmony
- Tên khoa học: Impatiens walleriana
- Giới (regnum): Plantae
- Bộ (ordo): Ericales
- Họ (familia): Balsaminaceae
- Chi (genus): Impatiens
- Loài (species): I. walleriana
- Thuộc giống Bóng nước.
- Xuất xứ từ Châu Phi.

(A)

(B)

Hình 2.1. Mai Địa Thảo đơn (A) và Mai Địa Thảo kép (B)
2.1.2 Đặc điểm hình thái [4]
- Địa Thảo đơn: Cây bụi, có rất nhiều hoa nhưng hoa chỉ có 1 lớp cánh,
đường kính hoa cao đến 4-5 cm, lá hoa thon dài, có nhiều hoa.
- Mai Địa Thảo kép: Hoa nhỏ hơn với nhiều lớp cánh, đường kính của hoa
từ 3,5-4cm, lá hoa tròn và mỏng.


4


- Cây Mai Địa Thảo thuộc loại cây hoa bụi, thân thảo mềm, sống lâu năm. Cây
có nhiều nhánh thường cao khoảng 20-70 cm.
- Lá Mai Địa thảo hình trịn hoặc thon dài, nhọn có gân nổi, răng cưa và rất đa
dạng. Lá có màu từ màu xanh đậm đến màu xanh nhạt, đơi khi cịn có cả màu tím.
- Hoa Mai Địa Thảo mọc ra từ nách lá. Phần cánh hoa có cấu trúc quay vịng,
hoa đơn dạng tim, nở vào cuối thu cho đến hết mùa xuân.
2.1.3. Nguồn gốc, phân bố
- Cây hoa Mai Địa Thảo có nguồn gốc từ các nước Châu Phi, hiện nay được
trồng phổ biến trên thế giới và cả Việt Nam.[5]
2.1.4. Một số hạn chế của hoa Mai Địa Thảo
- Là cây thân thảo nhạy cảm đặc biệt trước các sự thay đổi của thời tiết và
nhiệt độ cao mùa hè.
- Không chịu được mưa nhiều, không chịu được úng.
- Bộ rễ rất nhạy cảm với nhiệt độ ngoại cảnh, dễ bị nẫu bộ rễ khi nhiệt độ lên
cao trên 36°C (nên để cây ở nơi râm mát trong nhiệt độ này).
- Bị nhiễm nấm làm nhũn thối cổ rễ, hoặc khô teo ở gốc giữa các cành liên kết
với thân chính, dễ tổn thương trong q trình đóng gói vận chuyển.
- Cây sẽ bị chết ngay do mất nước. Khi cây thiếu nước có biểu hiện lá ủ rũ bổ
sung nước cũng sẽ rất khó phục hồi do Mai Địa Thảo có số lượng hoa, lá nhiều và
thân rỗng. Vì vậy cần quan tâm bổ sung đều nước.[6]
2.1.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc Mai Địa Thảo
- Mai Địa Thảo có thể được trồng bằng giâm cành hoặc bằng hạt. Đối với cách
trồng bằng hạt, cần phải làm đất kỹ trước khi gieo. Sau 4-6 ngày gieo, hạt nảy mầm.
Đến khi phát triển thành cây con, cây con có thể được chuyển sang trồng trong khay
ươm để thuận tiện cho việc chăm sóc. Sau khi trồng sang khay ươm được 20-25
ngày, cây được chuyển ra trồng trực tiếp tại vườn hoặc chuyển sang chậu nhựa. Tiến
hành chăm sóc cho đến khi thu hoạch.
- Đối với phương pháp trồng bằng giâm cành, cành giâm sau 14 ngày sẽ hình
thành rễ và sau 1 tháng có thể trồng ở chậu cố định. Đối với phương pháp trồng

bằng giâm cành, cây sớm cho hoa, nhưng nở rộ và chóng tàn.


5

- Các quả là viên nang hạt kích thước từ 1,5 đến 2 cm. Trung bình 1 gram quả
cho khoảng 1000-1200 hạt.[7]
- Rễ của hoa Mai Địa Thảo chỉ ăn nông, và rễ tỏa rộng xung quanh nên đất
trồng cần xốp, thống khí. Đất cần có độ pH từ 6.0-7.0.
Những nguyên tắc cơ bản trong kĩ thuật chăm sóc hoa:
- Thường ngắt ngọn khi cây còn nhỏ và để cây gia tăng số lượng chồi.
- Không trồng trong chậu quá nhỏ. Đất thịt, đất mịn q là khơng thích hợp,
khơng bền cây.
- Khi cây quá già thực hiện cắt tỉa bớt ngọn, bổ sung dinh dưỡng cây sẽ ra chồi
mới và trong thời gian ngắn tiếp tục cho hoa nhiều vì cây được trẻ hóa, đây là cây
ưa mát và để cây hấp thu tốt chúng ta cần phải trồng bằng những giá thế xốp giàu
chất hữu cơ.
- Tránh đặt chậu cây nơi có gió lớn, cây hoa dễ bị tổn thương.
- Khi cây già cỗi có biểu hiện lá nhỏ, cành gầy, sắc hoa không thắm, cần bổ
sung thêm phân giàu đạm và tổng hợp dinh dưỡng vi lượng.
- Tưới nước thường xuyên, vừa đủ.
- Kiểm tra độ ẩm bằng cách: Dùng que gỗ sáng màu nhỏ cắm sâu vào giữa bầu đất:
 Que ướt: Thừa nước
 Que se ẩm: Đủ nước
 Que sáng màu: Thiếu nước
2.2. Giới thiệu về chế phẩm Hormoril T3 và T8
Hormoril T3 và T8 là hai loại hormone tổng hợp chứa các thành phần kích
thích sinh trưởng và diệt nấm do Cơng Ty MERHAV AGRO của Israel sản xuất.
Thành phần của Hormoril T3 có chứa 5% thiabendazole và 0,3% axit indolebutyric.
Trong Hormoril T8, thành phần này lần lượt là 5% và 0,8%.

Tác dụng của Hormoril T3 và T8:
- Là chất điều tiết sinh trưởng thực vật có tác dụng ở phổ rộng, thúc đẩy sự phân
chia tế bào và hình thành rễ nhánh, hoa, chồi, lá, dùng để tăng nhanh tốc độ giâm
trồng và được sử dụng rộng rãi trong việc nhân giống cây nông nghiệp, lâm nghiệp,
giúp cây phát triển mạnh hơn, giảm mức độ nhiễm nấm, bệnh cho cành giâm khi cụt


6

rễ. Chế phẩm được dùng kích thích ra rễ, giúp rễ cây phát triển nhanh và an toàn
90%, đặc biệt là sử dụng trong kích thích ra rễ cho cây con, cây mầm, cành chiết,
cành giâm.

A

B

Hình 2.2. Chế phẩm Hormoril T3 (A) và Hormoril T8 (B)
Hormoril T3 có thể sử dụng cho các đối tượng như Thu hải đường (Begonia),
hoa cẩm chướng (Carnation), hoa cúc (Chrysanthemum), hoa Phlox (Flox), Bạc hà
(Mentha), cây họ cúc (Solidago)… và hầu hết các giống hoa họ thân thảo khác.
- Hormoril T3 và T8 (bột rễ có chứa thành phần diệt nấm) cực kỳ quan trọng
đối với một số giống cây giâm cành nhạy cảm với vi khuẩn bên ngoài.
- Trong khoảng thời gian từ 7 đến 15 ngày cây con sử dụng bột ra rễ, chúng ta
sẽ thấy những điểm khác biệt xung quanh cành giâm.
- Sự khác biệt trong cách sử dụng giữa chế phẩm Hormoril T8 và T3:
+ Hormoril T3 có lượng auxin ít hơn Hormoril T8, do đó Hormoril T3 thường
được sử dụng vào mùa hè và ngược lại, T8 được sử dụng vào mùa đông.
+ Hormoril T8 phù hợp đối với những cây thân gỗ và cây có gai như hoa cẩm
chướng, hoa hồng, hoa biby (Gypsophila), hoa sáp, hoa giấy… và các cây thân gỗ khác.

- Sử dụng chế phẩm Hormoril T3 và T8 có một số ưu điểm sau: Tỷ lệ thành
công cao, nhân giống nhanh, hệ số nhân giống cao, cây nhanh cho hoa, các cây vẫn
giữ được các đặc tính của cây bố mẹ, có thể nhân giống được số lượng lớn từ nguồn
nguyên liệu ban đầu hạn chế, cây ra rễ mạnh. Chế phẩm Hormoril có bổ sung thuốc


7

trừ nấm giúp ngăn ngừa mầm bệnh cho cây con thích nghi tốt hơn với điều kiện
ngoại cảnh. Tuy nhiên, việc sử dụng chế phẩm Hormoril T3 và T8 cũng làm cho cây
nhanh già, tuổi thọ ngắn.
2.3. Mơ hình nhà kính
2.3.1. Cấu tạo, đặc điểm
Nhà kính được cấu tạo bằng một kết cấu khung và bao xung quanh bằng mái
kính, composite hoặc màng. Đây là mơ hình trồng trọt tối ưu nhất vì có thể điều
khiển vi khí hậu và áp dụng công nghệ cao bao gồm hệ thống làm mát, hệ thống
tưới, hệ thống lưu thơng khơng khí, các loại cảm biến nhiệt độ, độ ẩm. Màng nilon
thường được sản xuất từ nhựa PE (polyethelene), được xem là loại vật liệu được sử
dụng phổ biến nhất trên thế giới vì giá thành đầu tư khá rẻ. Một ưu điểm khác của
vật liệu này là khả năng khuếch tán ánh sáng cao, cho phép nhiều ánh sáng mặt trời
đi qua, giúp thúc đẩy quá trình quang hợp, tăng năng suất cây trồng. Phần mái nhà
kính có thể sử dụng nhiều loại vật tư khác nhau để che phủ như tấm lợp lấy sáng
polycarbonate, tấm lợp composite và phổ biến nhất là màng nhà kính. Đây đều là
những vật liệu có khả năng xuyên sáng tốt và có độ bền cao. Bên hơng xung quanh
nhà kính được che phủ bằng các vật liệu đã nêu hoặc có thể sử dụng kết hợp với
lưới chắn cơn trùng để giúp nhà kính thơng thống hơn. Các vật liệu cấu tạo nên căn
nhà có tác động đến nhiệt độ khơng khí, bức xạ mặt trời, độ ẩm tương đối và thành
phần khơng khí. Một cách gián tiếp, cấu trúc nhà kính ảnh hưởng đến nhiệt độ và độ
ẩm của đất. Do đó phải nắm vững các tác động của cấu trúc nhà kính lên môi trường
và phương thức sử dụng các thiết bị điều khiển mơi trường nhà kính để điều hịa

mơi trường sao cho cây trồng có thể thích nghi và phát triển tốt nhất. [8]
2.3.2. Yêu cầu khi trồng hoa trong nhà kính
Nhà kính là cơng trình có cạnh và phần mái được làm bằng kính hoặc một số
loại vật liệu khác để cung cấp cho cây một môi trường sinh trưởng và phát triển tối
ưu. Ngay cả khi có những thay đổi bất thường của thời tiết bên ngồi thì cây trong
nhà kính vẫn được bảo vệ và phát triển bình thường. Đó là việc điều chỉnh được
nhiệt độ, lượng nước, độ ẩm và hạn chế các tác động xấu của mơi trường. Bên cạnh
việc trồng rau thì nhiều người cũng đã áp dụng mơ hình nhà kính trồng hoa và mang


8

lại hiệu quả cao. Nhà kính trồng hoa là một mơ hình hiệu quả. Tuy nhiên khi nghiên
cứu áp dụng mơ hình này vẫn cần phải cân nhắc cẩn thận. Bởi không phải loại hoa
nào cũng phù hợp để gieo trồng trong nhà kính. Cũng như việc với mỗi loại hoa lại
có một cách chăm sóc khác nhau và các yếu tố về thời tiết, nhiệt độ, ánh sáng, độ
ẩm khác nhau.[9]
Lồi hoa Mai Địa Thảo có kỹ thuật trồng khá đơn giản khoảng 75 đến 90 ngày
là có thể thu hoạch. Hoa này cũng nở tươi trong một thời gian dài. Ngồi ra, khi
trồng hoa trong nhà kính với loại hoa này cần phải chọn lựa các khu vực thơng
thống và thường xun chăm sóc. Bên cạnh đó cần phải bón phân hàng tuần. Cịn
khi tưới nước cần phải kiểm tra độ ẩm của đất trước, bởi loài hoa này không ưa
nhiều nước. Nếu không sẽ dễ tạo điều kiện để sâu bệnh phát triển.
Khí hậu cận nhiệt đới tại Israel
Israel thuộc vùng có khí hậu cận nhiệt đới chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng
Địa Trung Hải là vùng sa mạc thuộc phạm vi vĩ độ 30 đến 35° nên nhiệt độ khơng
khí thấp hơn nhiều trong mùa đơng, mặc dù nhiệt độ mùa hè vẫn cịn khá cao, với
lượng mưa rất thấp. Sản xuất quanh năm thường được trồng theo mơ hình cây thủy
canh hoặc với cấu trúc nhà kính có thể duy trì một mơi trường mát mẻ trong mùa hè
là rất cần thiết [10]


(A )

( B)

(C)

Hình 2.3. Tấm làm ẩm (A), Quạt gió (B) và Mơ hình nhà kính (C) tại Israel
Trong loại khí hậu này, một cấu trúc phù hợp là tấm ẩm và quạt gió làm mát
vào mùa hè, có lỗ thơng hơi bên trên. Tấm ẩm và hệ thống quạt làm mát cả khơng
khí và làm độ ẩm tăng như nước bay hơi khi khơng khí đi vào cấu trúc nhà kính tạo
ra một môi trường lý tưởng trong điều kiện mùa hè nóng khơ tại Israel. Khi nhiệt độ
thấp vào ban đêm, ngay cả trong mùa hè, khơng khí ẩm ướt có thể cho thốt qua các


9

lỗ thơng hơi bên trên. Q trình này làm giảm độ ẩm trong nhà kính bằng với độ ẩm
bên ngồi và do đó ngăn ngừa sự ngưng tụ nước.
Ngưng tụ là một trong những mối đe dọa lớn đối với nhà kính và cây trồng vì
các giọt nước rơi vào cây làm lá ướt sẽ cho phép nấm và vi khuẩn tấn cơng mạnh,
tạo ra sự bùng phát bệnh khó kiểm sốt.[11]
2.3.3. Ưu điểm và hạn chế của mơ hình trồng hoa trong nhà kính.
2.3.3.1. Ưu điểm
- Dễ dàng kiểm sốt mật độ nước tưới và phân bón cho cây trồng hàng ngày.
- Hữu ích trong việc theo dõi và kiểm soát sự bất ổn của hệ sinh thái khác nhau.
- Kiểm sốt chính xác nhiệt độ và điều kiện phát triển là một ưu điểm rất lớn
của nhà kính cho phép phát triển thảm thực vật đa dạng hơn vì nếu điều kiện thời
tiết bên ngồi khơng cho phép cây trồng phát triển thuận lợi thì trong điều kiện nhà
kính cây trồng đó có thể phát triển tốt hơn vì chúng ta có thể chủ động điều chỉnh

nhiệt độ và mơi trường thích hợp.[12]
- Kéo dài năm sản xuất và vịng đời cây trồng và nhờ việc kiểm sốt được mơi
trường trong nhà kính như nhiệt độ, lượng nước, độ ẩm nên hoa có chất lượng tốt,
có thể nở đồng đều và phát triển quanh năm.
- Sử dụng nhà kính là một lợi thế cho việc kiểm sốt sâu bệnh. Kiểm sốt nấm
hoặc vi khuẩn trong khơng khí từ các nguồn bên ngồi (tuy nhiên chúng vẫn có thể
thâm nhập vào nhà kính nếu gió vào trong nhà kính và đó là điều chúng ta cần lưu ý).
- Trồng cây hoa trong nhà kính cũng giúp cho việc tránh hạt hoa bị thổi bay đi
hoặc bị chim và động vật ăn.
2.3.3.2. Hạn chế
- Địi hỏi trình độ chun mơn, kỹ thuật cao.
- Yêu cầu quy hoạch, xây dựng một nhà kính có thể hạn chế hơn theo nhu cầu
cụ thể. Vì nhà kính khi xây dựng cố định cần phải cân nhắc về vị trí địa lí thuận lợi
ví dụ như đòi hỏi ở các khu vực nơi ánh sáng mặt trời đầy đủ, không quá gần với
khu vực dân sinh v.v.
- Đối với bảo trì nhà kính có thể yêu cầu bảo dưỡng lớn hơn so với đất vườn
trong q trình chống chịu nhiệt độ và gió mạnh. Trong khi đất vườn bị nhiều cỏ dại


10

nhưng có thể được khắc phục dễ dàng bằng cách sử dụng phương pháp cơ học trong
khi nhà kính việc làm sạch cỏ dại vẫn phải làm bằng phương pháp thủ cơng.
- Đối với chi phí xây dựng một nhà kính sẽ đắt hơn so với việc cải tạo một khu
đất vườn ngồi trời truyền thống. Chi phí phát sinh sẽ cao khi cần mua thêm các
thiết bị trong nhà kính.Và chi phí của thất bại có thể cao hơn so với trên đất vườn
nếu điều kiện môi trường không kiểm soát được.
2.4. Yếu tố ảnh hưởng đến Mai Địa Thảo trồng trong nhà kính tại Isarel
- Khí hậu, nhiệt độ: Mai Địa Thảo là cây nhạy cảm với nhiệt độ, cây ưa lạnh và
không cần quá nhiều ánh sáng. Khi nhiệt độ lên tới 35℃ thì có thể ảnh hưởng tới rễ

cây. Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển là khoảng 20-24℃. Thời tiết quá nóng hoặc
quá lạnh sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây, cây dễ bị chết yểu.[13]
- Nước, độ ẩm: Đây là loại hoa cần tưới nước thường xuyên. Tuy nhiên cũng
là một trong những loài hoa nhạy cảm nhất khi độ ẩm trong khơng khí thay đổi nếu
độ ẩm cao cây dễ phát sinh nhiều loại nấm bệnh.
- Ánh sáng: Mai Địa Thảo cũng rất nhạy cảm với nơi có ánh nắng gay gắt hay
như nơi có gió lớn. Đặc biệt khi cây Mai Địa Thảo mới chuyển chậu trong giai đoạn
đầu cần phải đặt ở nơi có bóng giâm.
- Phân bón: Cây Mai Địa Thảo cần có chế độ dinh dưỡng và phân bón hợp lý
để cây phát triển tốt cũng như hoa nhiều hơn và lâu tàn hơn đồng thời phân bón và
chất dinh dưỡng cũng quyết định đến chất lượng và màu sắc của hoa vì vậy muốn
nâng cao chất lượng của hoa thì cần phải bón phân với một liều lượng hợp lý và
đúng thời điểm. Căn lượng phân phù hợp cho từng thời điểm sau đó sử dụng hệ
thống phối trộn dinh dưỡng và phân bón được liên kết với hệ thống tưới nhỏ giọt để
kiểm sốt lượng phân bón được tưới sao cho đủ và hợp lý nhất. Tại vườn thường
bón trùn quế trước khi trồng để cây có thể phát triển tốt trong thời kỳ đầu. Phân tích
tần suất 15-30 ngày/lần, mỗi lần khoảng 5gram hịa với 1 lít nước.
- Tưới nước (hệ thống tưới): Tưới nước có tác dụng duy trì sinh trưởng của cây,
đồng thời là điều kiện tiên quyết để cây ra hoa và phát triển khỏe mạnh, do vậy lắp
đặt hệ thống tưới cho cây phù hợp cho từng giai đoạn phát triển là vơ cùng quan
trọng (Ví dụ: Đối với cây cịn non thì nên sử dụng hệ thống tưới phun xương còn


11

đối với cây trưởng thành thì sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt xuống dưới gốc để
tránh nước vào phần thân cây gây nấm bệnh). Béc tưới cây nhỏ giọt mũi tên: Hình
mũi tên cắm xuống vị trí tưới, dẫn nước thấm sâu vào đất. Béc tưới cây nhỏ giọt
gồm có thân cắm và dây dài, cho phép bố trí béc nhỏ giọt chính xác tại vị trí cần
thiết, phù hợp với mọi yêu cầu về tưới nhỏ giọt độc lập cho riêng từng chậu cây.

- Sâu bệnh: Sâu bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cây trồng, đối với hoa
Mai Địa Thảo thường để nhiễm bệnh do nấm và virus khiến lá vàng, hoa có đốm và
hoa nhỏ do cơn trùng truyền bệnh. Vì vậy nên việc kiểm sốt và phịng trừ chống
sâu bệnh là rất quan trọng. Để phịng trừ sâu bệnh cần phải chăm sóc hoa kĩ lưỡng,
đảm bảo đúng kỹ thuật về độ ẩm, nhiệt độ và chất dinh dưỡng cho cây.
- Cắt tỉa cành: Thường xuyên nhặt bỏ lá già, lá khô, lá bị sâu bệnh. Ngắt bỏ
những cuống hoa tàn giúp cho cây phát triển đẹp hơn. Cắt tỉa cành khi cây còn nhỏ
để gia tăng số lượng mầm và khi cây trưởng thành việc cắt tỉa giúp trẻ hóa cây, giúp
cây phát triển khỏe mạnh hơn, mật độ hoa dày hơn và duy trì được sức sống lâu bền
cho cây.
- Chất lượng giống: Giống là yếu tố quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến sản
lượng, năng xuất của hoa. Có thể nói, giống hoa tốt là tiền đề cho năng xuất chất lượng
trong thời kỳ thu hoạch vì vậy giống hoa được chọn là những giống hoa có năng xuất
cao, chất lượng tốt có khả năng chống chịu sâu bệnh và thời tiết khắc nghiệt.
- Hệ thống làm mát và các hệ thống kiểm soát nhiệt độ: Hệ thống làm mát và điều
hịa nhiệt độ nhà kính điều hịa được khí hậu cho cây thuận lợi phát triển. Đối với mùa
hè giảm sự nóng và luồng khí lưu thơng bên trong. Bởi vì cấu trúc của nhà kính rất dễ
hấp thụ nhiệt độ của mặt trời, lượng nhiệt này nếu không được làm giảm sẽ khiến cây
mau héo. Hệ thống làm mát giúp tăng tuần hồn lưu thơng khơng khí trong nhà kính,
khơng khí di chuyển trong tán cây vừa có tác dụng làm mát vừa kích thích sự bay hơi
nước cao từ bề mặt lá giữ tán cây lá khơ thống, giúp ngăn ngừa được nấm bệnh. Nồng
độ CO2 trong không khí cũng được phát tán ở mức độ cho phép.[14]
- Kinh nghiệm: Trong việc sản xuất cây cảnh trải qua thời gian dài người trồng
sẽ tích lũy được nhiều kiến thức trong việc chọn giống, phương pháp sản xuất cho
phù hợp với tình hình thực tế. Chính những kinh nghiệm đó giúp họ tránh được


12

những rủi ro trong việc sản xuất, thêm vào đó là sự khéo léo trong q trình trồng

và chăm sóc hoa nhằm đem lại hiệu quả sản xuất cao.
- Trình độ lao động: Việc áp dụng công nghệ kỹ thuật, khoa học cao trong
trồng trọt đòi hỏi người trồng cần phải có kiến thức cao về chun mơn, có đủ khả
năng quản lý, dám sát vật tư nông nghiệp và nguồn nhân lực của cơng ty để quy
trình sản xuất thành cơng và hiệu quả. Vì vậy trình độ lao động cũng được coi là
một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả và năng xuất của cây trồng trong
lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao hiện nay.


13

Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Giống hoa Mai Địa Thảo trồng trong nhà kính tại cơng ty Danziger, Israel.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
3.1.2.1 Địa điểm
- Quy trình được nghiên cứu tại vườn ươm chi nhánh Trung tâm phát triển
giống Nir Zevi của công ty Danziger tại Israel
3.1.2.2 Thời gian
- Thời gian thực hiện quy trình và khảo sát từ tháng 2 năm 2020 đến tháng 5
năm 2020
3.2. Vật liệu, hóa chất và thiết bị sử dụng
3.2.1. Vật liệu
- Giá thể: Sử dụng đất làm bầu chuyên nghiệp cho quy trình chứa xơ dừa,
phân trộn và các sản phẩm gỗ, đá trân châu (perlite).
- Dụng cụ cắt tỉa và tạo hình (dao, kéo, lọ đựng nước khử trùng)
- Khay khởi động giống 88 ô.
- Hệ thống tưới tưới phun và tưới nhỏ giọt.
3.2.2. Hóa chất

- Hormone tổng hợp kích thích sinh trưởng từ hai chế phẩm Hormoril T3 và
Hormoril T8.
- Viên nén khử trùng thiết bị cắt tỉa có thành phần chính là axit trichloroisocyanuric.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nội dung 1: Khảo sát phương pháp nhân giống Mai Địa Thảo bằng hạt và
bằng giâm cành.
- Nội dung 2: Khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm Hormoril T3 và T8 đến quy
trình nhân giống bằng cành giâm Mai Địa Thảo.
- Nội dung 3: Khảo sát quy trình chăm sóc Mai Địa Thảo.
- Nội dung 4: Khảo sát phương pháp bảo quản hoa Mai Địa Thảo.


14

3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp nhân giống Mai Địa Thảo bằng gieo hạt
Quy trình nhân giống bằng hạt Mai Địa Thảo được thực hiện theo hướng dẫn
của Công ty Danziger. Cụ thể như sau:
- Bước 1: Đối với đất trồng Mai Địa Thảo là loại cây thân thảo nên yêu cầu giá
thể phải tơi xốp, phì nhiêu và thoát nước tốt. Chọn loại đất hữu cơ xốp làm từ vụn
sơ dừa có chứa phân bón, khống chất và độ pH= 6,5.
- Bước 2: Khi đã chuẩn bị được khay ươm, rải khoảng 3-5cm đất lên khay sau
đó phun sương nhẹ làm ẩm. Hạt giống kích thước nhỏ nên gieo trực tiếp không cần
ngâm, rắc trên bề mặt và ủ đất lên khoảng 0,5cm.
- Bước 3: Sau khi gieo hạt phủ bằng một tấm plastic để tránh thoát hơi nước
và giữ độ ẩm trong đất. Tưới 4-6 lần/ngày bằng vịi phun sương. Đặt khay ươm tại
chỗ thống khí, mát mẻ và tránh ánh nắng trực tiếp trong phòng giâm hạt.
- Sử dụng hệ thống máy làm mát và dẫn gió để duy trì nhiệt độ mơi trường
25-28oC.
- Sau 6-8 ngày, chuyển cây ra khay ươm 88 ô để thuận tiện cho việc chăm sóc

và để dưới hệ thống tưới phun xương với tần xuất 15 phút/lần.
- Khi cây được 5-6 lá, chuyển sang chậu cố định đường kính khoảng 16cm.
Trong thời gian đầu khi mới chuyển cây nên đặt chậu tại nơi mát cho đến khi cây
đâm chồi và bén rễ thì chuyển cây ra nơi có ánh nắng. Sử dụng hệ thống tới nhỏ
giọt và béc nước hình mũi tên cắm xuống bầu đất gần với phần rễ cây và cài đặt chế
độ tưới 15 phút/ lần.
3.4.2. Phương pháp nhân giống Mai Địa Thảo bằng giâm cành
- Bước 1: Chọn cây hoa Mai Địa Thảo trưởng thành. Thu hoạch những cành
không quá non hay quá già (tránh chọn phần đã phát triển thành hoa hay nụ).
- Bước 2: Cắt ngọn Mai Địa Thảo thành những cành giâm, mỗi cành chứa ít
nhất 3 đốt lá.
- Bước 3: Chọn khay giâm cành 88 ô với giá thể hữu cơ trộn sẵn với đất
chuyên dụng.
- Bước 4: Nhúng cành 1 lần ngập gốc khoảng 0,5cm vào chất điều tiết sinh
trưởng khoảng 2-3 giây sau đó cắm vào khay giâm.


15

- Bước 5: Đặt khay giâm cành dưới hệ thống tưới phun sương. Cài đặt hệ
thống tưới phun 15 phút/lần (duy trì độ ẩm khơng khí trên mặt lá từ 80-90% và độ
ẩm của đất nền giâm cành khoảng 70%, duy trì nhiệt độ khơng khí khoảng 21-26oC,
và độ ẩm của đất khoảng 25-30oC, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp).
- Sau 2-3 tuần, khi các cành được giâm bắt đầu ra rễ, chuyển cây sang chậu cố
định và gắn hệ thống tưới nhỏ giọt cho mỗi chậu với chế độ cài đặt tưới 15
phút/tuần.
- Đối với phân bón: sử dụng loại phân bón và phân bố lịch trình tương tự như
đối với phương thức gieo hạt.
3.4.3 Phương pháp khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm Hormoril đến quy trình
nhân giống cây Mai Địa Thảo

Phương pháp bố trí thí nghiệm.
Chọn ngẫu nhiên một cây hoa Mai Địa Thảo, và tiến hành cắt 15 chồi ghép, có
cùng kích thước, số lá và chiều dài.
- Bước 1: Tiến hành cắt cành giâm
- Bước 2: Cắt 15 chồi có cùng kích thước
- Bước 3: Đo thời gian chính xác thời gian nhúng vào hormone.
3.4.3.1. Thí nghiệm 1: Giâm cành sử dụng chế phẩm Hormoril
- Thí nghiệm bao gồm ba cơng thức, được sắp xếp hoàn toàn ngẫu nhiên với 5
lần lặp lại trong vòng 2 tuần từ ngày 9 tháng 2 năm 2020 đến ngày 23 tháng 2 năm
2020. Các cơng thức thí nghiệm gồm:
+ Công thức I (Đối chứng): Không sử dụng Hormoril
+ Công thức II: Sử dụng chế phẩm Hormoril T3, thời gian ngâm là 2 giây
+ Công thức III: Sử dụng chế phẩm Hormoril T8, thời gian ngâm là 2 giây
Cành giâm sau đó được trồng trong khay giâm cành 88 ơ như ở trình bày ở phần
trên. Các điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, chế độ tưới, chăm sóc đảm bảo đồng đều giữa
3 cơng thức.
3.4.3.2. Thí nghiệm 2: Trồng cây trong chậu
- Trồng cây vào chậu và sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt trong suốt quá trình,
điều kiện môi trường giống nhau về ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm.


16

Sơ đồ thí nghiệm
Ia

IIa

IIIa


IIId

Id

IIb

IIIb

IIb

Ie

IIIe

IIIc

Ic

Ic

IId

IIe

Bao gồm: I, II, III là cơng thức và a, b, c, d, e là lặp lại:
+ Công thức I (Đối chứng): Không sử dụng Hormoril.
+ Công thức II: Sử dụng chế phẩm Hormoril T3.
+ Công thức III: Sử dụng chế phẩm Hormoril T8.
Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá gồm:
- Thời gian sinh trưởng của cây được tính từ khi trồng cho đến khi ra hoa được

theo dõi từ khi trồng đến khi ra rễ, ra hoa (tính theo ngày).
- Thời gian phát triển (ngày): Tính từ khi ra hoa đến khi kết hạt.
- Số lượng lá: Quan sát đếm số lượng lá (chỉ đếm lá có màu xanh, khơng đếm
lá có màu vàng). Tiếp tục theo dõi số lá xanh còn lại trên thân chính.
- Số tầng: Quan sát và đếm số tầng lá.
- Số lượng hoa và nụ: Quan sát và đếm số lượng hoa trên các thân chính khi
cây ra nụ hoa.
3.4.4. Quy trình chăm sóc cây
3.4.4.1 Dinh dưỡng:
- Theo dõi quy trình bón NPK cho cây Mai Địa Thảo tại Cơng ty Danziger,
bao gồm: thời điểm bón, lượng phân bón/lần, số lần bón, phương pháp bón.
- Theo dõi quy trình bón phân vi lượng, vitamin B1 tại Công ty Danziger,
gồm: thời điểm bón, lượng phân bón/lần, số lần bón, phương pháp bón.
- Tưới nước: Mở hệ thống nước và dinh dưỡng, tưới hằng ngày, mỗi ngày 15
phút/lần.
3.4.4.2. Sâu bệnh:
Theo dõi sự xuất hiện của các loại sâu, bệnh và những phương pháp phòng và
điều trị bệnh:
- Sau khi cây phát triển được 6 tuần tuổi sẽ theo dõi sâu bệnh định kì 2 lần/1
tuần và theo dõi trên 30 cây ngẫu nhiên mỗi cây sẽ lấy 5 lá bất kì để quan sát. Sử


×