Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Anh (Chị) hãy làm sáng tỏ nhận định:“Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, duy trì và bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu là cần thiết và phù hợp. Tuy nhiên, pháp luậ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.22 KB, 18 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHĨM
MƠN: LUẬT ĐẤT ĐAI
ĐỀ BÀI SỐ 3:
“Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay, duy trì và bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai mà
Nhà nước là đại diện chủ sở hữu là cần thiết và phù hợp. Tuy nhiên,
pháp luật cần phải tiếp tục có những chế định mới được ban hành nhằm
nâng cao hiệu quả thực thi trên thực tế chế độ sở hữu này trong thời
gian tới.
Bằng kiến thức đã học và tích luỹ, Anh (Chị) hãy làm sáng tỏ nhận định
nêu trên.”

Nhóm
Lớp

:
:

3
N06-TL1

Hà Nội, 2022


MỤC LỤC
A. Mở đầu.................................................................................................................. 2
B. Nội dung................................................................................................................ 2
I. Khái quát chung về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN về chế độ sở


hữu toàn dân đối với đất đai ở Việt Nam .............................................................. 2
1. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ....................................................... 2
1.1 Khái niệm ............................................................................................................. 2
1.2 Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam ................................................................................................................. 3
2. Chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ............................................................ 4
2.1 Khái niệm và chức năng của chế độ sở hữu toàn dân .......................................... 4
2.2 Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 5
II. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta hiện nay, duy trì và bảo vệ chế độ sở hữu tồn dân về đất đai mà Nhà nước
là đại diện chủ sở hữu là cần thiết và phù hợp ..................................................... 7
1. Thực tiễn việc thực hiện chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ở nước ta
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. ............................... 7
1.1 Chính trị................................................................................................................ 7
1.2 Kinh tế .................................................................................................................. 9
1.3 Xã hội ................................................................................................................. 12
2. Sự cần thiết phải tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện sở hữu toàn dân
đối với đất đai trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. ...................................................................................................................... 13
III. Kiến nghị đổi mới quy định của pháp luật nâng cao hiệu quả thực thi chế
độ sở hữu toàn dân về đất đai trong thời gian tới. ............................................. 15
C. Kết luận .............................................................................................................. 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 17


A. Mở đầu
Đất đai từ lâu vốn đã là một tài sản vơ giá bởi nó khơng chỉ liên quan đến quyền
lợi cá nhân mà còn ảnh hưởng đến việc gìn giữ lãnh thổ quốc gia. Đối mặt với tình
trạng gia tăng dân số nhanh và mạnh như hiện nay đồng thời quỹ đất đang dần thu
hẹp lại bởi những tác động xấu của thiên nhiên và của con người, mỗi quốc gia lại

có một thể chế riêng trong việc quản lí quỹ đất quốc gia. Nếu Hoa Kỳ tơn trọng sở
hữu tư là hình thức sở hữu thiêng liêng nhất và không thể bị xâm phạm, Trung Quốc
với chế độ sở hữu tập thể mà người sở hữu chính là Nhà nước thì Việt Nam lại theo
chế độ sở hữu toàn dân với Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và quản lí đất đai. Tuy
mỗi thể chế đều có những đặc điểm riêng nhưng khơng thể phủ nhận rằng luật pháp
có tác động vơ cùng quan trọng đến việc quản lí đất đai. Chính vì vậy mà nhóm chúng
em chọn Đề 3 làm đề bài tập nhóm: “Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, duy trì và bảo vệ chế độ sở hữu toàn
dân về đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu là cần thiết và phù hợp. Tuy
nhiên, pháp luật cần phải tiếp tục có những chế định mới được ban hành nhằm
nâng cao hiệu quả thực thi trên thực tế chế độ sở hữu này trong thời gian tới.” để
đi sâu làm rõ vấn đề.
B. Nội dung

I. Khái quát chung về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN về chế độ
sở hữu toàn dân đối với đất đai ở Việt Nam
1. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
1.1 Khái niệm
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theo các
quy luật của thị trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội
mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh; có sự điều tiết của Nhà
nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa là tên gọi mà Đảng Cộng Sản Việt Nam đặt ra cho mơ hình kinh tế hiện
tại của nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, được mơ tả là một nền kinh tế
thị trường nhiều thành phần với khu vực kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, với
2


mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Là một sản phẩm của thời kỳ đổi mới,
thay thế cho nền kinh tế kế hoạch bằng nền kinh tế hỗn hợp hoạt động theo cơ chế

thị trường với những thay đổi giúp Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.
1.2 Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam
Về mục tiêu
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phương thức để phát triển lực
lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời
sống nhân dân, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh”. Việt Nam đang
ở chặng đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vì vậy việc sử dụng cơ chế này
để kích thích sản xuất, khuyến khích sự năng động, sáng tạo của người lao động, giải
phóng sức sản xuất, thúc đẩy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm từng bước xây
dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội.
Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế
Thứ nhất, sở hữu là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và
tái sản xuất xã hội trên cơ sở chiếm hữu nguồn lực của quá trình sản xuất và kết quả
lao động tương ứng của quá trình sản xuất hay tái sản xuất ấy trong một điều kiện
lịch sử nhất định. Sở hữu hàm ý trong đó bao gồm có chủ thể sở hữu, đối tượng sở
hữu, lợi ích từ đối tượng sở hữu. Về nội dung kinh tế, sở hữu là điều kiện của sản
xuất, là lợi ích kinh tế mà chủ thể sở hữu được thụ hưởng khi sở hữu đối tượng sở
hữu. Về nội dung pháp lý, sở hữu thể hiện những quy định mang tính chất pháp luật
về quyền hạn hay nghĩa vụ của chủ thể sở hữu.
Thứ hai, kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế có
nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai
trị chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể
cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phât triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh cùng phát
triển theo pháp luật.
Về quan hệ quản lý

3



Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam có đặc trưng là do Nhà nước
pháp quyền XHCN quản lý dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam sự làm
chủ và giám sát của nhân dân với mục tiêu dùng kinh tế thị trường để xây dựng cơ
sở vật chất kỹ thuật cho CNXH vì " dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn
minh". Nhà nước quản lý nền kinh tế thông qua pháp luật, các chiến lược, kế hoạch,
cơ chế chính sách và các cơng cụ kinh tế trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc của thị
trường, khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị trường và phù hợp với yêu cầu
xây dựng CNXH ở Việt Nam.
Về quan hệ phân phối
Quan hệ phân phối bị chi phối và quyết định bởi quan hệ sở hữu về TLSX. Nền
kinh tế thị trường với sự đa dạng các hình thức sở hữu do vậy thích ứng với nó sẽ có
các loại hình phân phối khác nhau: phân phối theo kết quả làm ra chủ yếu theo kết
quả lao động, hiệu quả kinh tế, theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và
thơng qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.
Về quan hệ gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa – xã hội vừa là điều kiện đảm bảo cho sự
phát triển bền vững của nền kinh tế, vừa là mục tiêu thể hiện bản chất tốt đẹp của chế
độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta phải hiện thực hóa từng bước trong suốt thời kỳ quá
độ lên CNXH.
2. Chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai
2.1 Khái niệm và chức năng của chế độ sở hữu toàn dân
Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai đã được đề cập đến trong các văn bản pháp
luật như Điều 53 Hiến pháp 2013: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng
sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do
Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản cơng thuộc sở hữu tồn dân do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.” hay như Điều 4 Luật Đất đai 2013: “ Đất
đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật

này.”
4


Từ đó ta có thể đưa ra khái niệm về chế độ sở hữu toàn dân như sau:
Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là một khái niệm pháp lý gồm tổng hợp các
quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu đất đai trong đó xác nhận quy
định và bảo vệ quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước trong việc chiếm hữu, sử
dụng và định đoạt đất đai.
Theo Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép người
sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng đất đều là các hoạt động trao quyền sử dụng
đất từ Nhà nước cho người sử dụng hoặc cho phép người sử dụng đất chuyển sang
sử dụng vào mục đích khác. Nhà nước ta với tư cách là cơ quan quyền lực, đại biểu
cho lợi ích của Nhân dân, đóng vai trị người đại diện cho chủ sở hữu tồn dân. Nhà
nước có quyền và trách nhiệm tổ chức quản lý, giao cho các chủ thể khác sử dụng
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo tồn và phát triển các nguồn lực thuộc đối tượng
của sở hữu tồn dân. Trong tiến trình phát triển của nền kinh tế cần nhận thức rõ, đất
đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thu ngân sách thông qua việc thu tiền sử
dụng đất, cho thuê đất, các loại thuế liên quan đến đất đai và các loại phí, lệ phí quản
lý và sử dụng đất,… tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành, các thành phần kinh tế
và các vùng kinh tế phát triển, tạo cơ sở điều tiết phân phối thu nhập, đảm bảo sự vận
hành của nền kinh tế.
2.2 Cơ sở lý luận
Học thuyết Mác Lênin cho rằng nhân loại cần phải thay thế hình thức sở hữu tư
nhân về đất đai bằng cách “xã hội hóa” đất đai thơng qua việc thực hiện quốc hữu
hóa đất đai. Quốc hữu hóa đất đai là một việc làm mang tính tất yếu khách quan và
phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội lồi người.
Thứ nhất, tập trung đất đai thông qua việc quốc hữu hóa đất đai sẽ tạo điều kiện
cho việc áp dụng máy móc và thành tựu khoa học cơng nghệ. Trên phương diện kinh

tế, tập trung đất đai đem lại năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao hơn so với
việc sản xuất nông nghiệp trong điều kiện duy trì hình thức sở hữu tư nhân về đất
đai. Bởi vì hình thức sở hữu tư nhân về đất đai dẫn đến việc chia nhỏ, manh mún đất
đai từ đó, khơng phù hợp với sự phát triển của các lực lượng sản xuất “đại cơ khí”
trong nơng nghiệp; cản trở việc áp dụng máy móc và các thành tựu khoa học - kỹ
5


thuật, công nghệ hiện đại và sản xuất nông nghiệp, kìm hãm sự phát triển của sản
xuất nơng nghiệp.
Thứ hai, mọi người sinh ra đều có bình đẳng trong việc tiếp cận và sử dụng đất
đai. Đất đai là một sản phẩm, một món quà do thiên nhiên ban tặng vì vậy đất đai
khơng phải là do bất cứ ai tạo ra, mọi người đều có quyền bình đẳng sử dụng đất đai.
Thứ ba, xét dưới góc độ kinh tế, hiệu quả kinh tế mà phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa trong nông nghiệp mang lại dựa trên sự khai thác tối đa có xu hướng
dẫn đến kiệt quệ hóa đất đai. Mặt khác, xét về phương diện xã hội, sở hữu tư nhân
về đất. đai vơ hình chung trở thành phương tiện để giai cấp tư sản (Giai cấp chiếm
hữu đất đai) thực hiện việc khai thác, bóc lột sức lao động của người lao động để làm
giàu cho chính bản thân mình. Muốn giải phóng người lao động thốt khỏi ách áp
bức bóc lột, xây dựng xã hội bình đẳng, tiến bộ và cơng bằng thì cần phải thủ tiêu
hình thức sở hữu tư nhân về đất đai của giai cấp tư bản chiếm thiểu số trong xã hội.
Thứ tư, quốc hữu hóa đất đai do giai cấp vô sản thực hiện phải gắn với vấn đề
giành chính quyền và thiết lập chính quyền vơ sån. Tức là nhiệm vụ chính của chính
quyền cơng - nơng là phải thực hiện và xác lập chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
trong phạm vi toàn quốc nhằm đem lại ruộng đất cho người dân. Để thực hiện thành
cơng việc quốc hữu hóa đất đai thì giai cấp vơ sản phải thiết lập được chun chính
vơ sản bởi vì giai cấp tư sản khơng dễ dàng từ bỏ các quyền lợi của mình gắn với đất
đai. Việc thiết lập chính quyền vơ sản giúp cho giai cấp vơ sản có đủ sức mạnh cần
thiết để đập tan mọi sự chống trả và phản kháng của giai cấp tư sản.
Thứ năm, việc xóa bỏ chế độ tư hữu về ruộng đất của giai cấp tư sản phải là

một quá trình tiến hành lâu dài, gian khổ.

6


II. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay, duy trì và bảo vệ chế độ sở hữu tồn dân về đất đai mà Nhà
nước là đại diện chủ sở hữu là cần thiết và phù hợp
1. Thực tiễn việc thực hiện chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ở nước
ta trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.1 Chính trị
Thứ nhất, xuất phát từ định hướng xã hội chủ nghĩa, tất cả quyền lực Nhà nước
thuộc về nhân dân; xuất phát từ quy định của Hiến pháp và Luật đất đai không quy
định các hình thức sở hữu khác về đất đai. Ở nước ta, khái niệm quyền sở hữu toàn
dân đối với đất đai lần đầu tiên được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1980 đã tạo cơ
sở pháp lí cho việc xây dựng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai với quy định đất đai
là của Nhà nước thuộc sở hữu tồn dân (Điều 19). Kể từ đó đến nay, chế độ sở hữu
toàn dân về đất đai tiếp tục được khẳng định trong các văn bản pháp luật của nhà
nước ta, như: Hiến pháp năm 1992; Hiến pháp năm 2013; Cương lĩnh của Đảng về
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội năm 2011, Luật đất
đai năm 1987; Luật đất đai năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
đất đai năm 1998 và năm 2001; Luật đất đai năm 2003; Luật đất đai năm 2013 nhằm
đáp ứng yêu cầu xã hội hóa đất đai.
Thứ hai, đất đai là tài nguyên quốc gia, là tài sản của tồn dân và khơng ai có
quyền sở hữu tư nhân về đất đai. Ở nước ta, vốn đất đai quý báu do công sức, mồ
hôi, xương máu của các thế hệ người Việt Nam tạo lập nên, vì vậy nó phải thuộc về
toàn thể nhân dân. Trong Báo cáo thẩm tra dự án Luật đất đai năm 1993 của Ủy ban
pháp luật của Quốc hội khóa IX được trình bày tại kì họp thứ ba ngày 13/6/1993 đã
khẳng định: “Vì đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là thành quả của
quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta…nước ta…mật độ dân số

cao…người làm nghề nơng chiếm hơn 85% dân số, vì lẽ đó việc xác định đất đai
thuộc sở hữu tồn dân do Nhà nước thống nhất quản lý là hết sức quan trọng” 2.
Khơng ai có quyền sở hữu tư nhân về đất đai, toàn bộ vốn đất đai trong phạm vi cả

2

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban pháp luật của Quốc hội về Dự án Luật đất đai (sửa đổi) tại kì họp thứ 3, Quốc

hội khóa IX, ngày 133/6/1993, tr.1-2

7


nước dù đã được giao hay chưa được giao cho bất kì tổ chức, cá nhân nào sử dụng
đều thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý;
việc sử dụng đất đai phải tuân thủ các quy định của Nhà nước.
Thứ ba, hiện nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, với
nền kinh tế thị trường phát triển theo cơ cấu kinh tế “mở”, việc xác lập hình thức sở
hữu tồn dân về đất đai là một trong những phương thức nhằm góp phần củng cố và
bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. 3 Một trong những việc được thực hiện nhằm
xác lập hình thức sở hữu toàn dân về đất đai là việc thể chế hóa các quy định của
pháp luật về chế độ sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu tại Luật đất
đai 2013. Trước hết, xét đến các quy định của pháp luật thể hiện vai trò của Nhà nước
với tư cách là người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai gồm: quy định vai trò
nhà nước là người đại diện chủ sở hữu (Điều 4) “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà nước đại diện chủ sở hữu”. Điều 13 quy định các quyền của đại diện chủ sở hữu
về đất đai thể hiện quyền định đoạt đất đai của nhà nước thông qua các quyết định
như: “quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; quyết định mục đích
sử dụng đất …”. Điều 19 Nhà nước quyết định chính sách tài chính về đất đai như
sau: Quyết định chính sách thu, chi tài chính; Nhà nước điều tiết phần giá trị tăng

thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại thơng qua chính
sách thuế, tiền sử dụng đất, tiền th đất, đầu tư cơ sở hạ tầng và chính sách hỗ trợ
cho người có đất thu hồi. Điều 22,23,26,27,28 Trách nhiệm của Nhà nước đối với
đất đai: i) Xác định nội dung quản lí nhà nước về đất đai; ii) Xác định trách nhiệm
quản lí nhà nước về đất đai; iii) Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất;
iv) Xác định trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với
đồng bào dân tộc thiểu số; v) Xác định trách nhiệm của Nhà nước trong việc xây
dựng, cung cấp thông tin đất đai. Tiếp theo là các quy định thể hiện việc thực hiện
quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai của nhà nước gồm: Thể chế hóa quy
định tại Điều 6 Luật Hiến pháp 2013 “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước…bằng
dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan
khác của nhà nước”, Điều 21 Luật đất đai quy định việc Thực hiện quyền đại diện

3

Giáo trình Luật đất đai, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, 2016, Tr.40-41

8


chủ sở hữu về đất đai của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Chính phủ, Ủy ban
nhân dân các cấp. Thể chế hóa quy định tại khoản 2 Điều 54 Hiến pháp 2013 về
quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ, Điều 26 Luật đất đai 2013 quy định về
“Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất”. Điều 198, 199 Luật đất đai 2013
quy định quyền giám sát gián tiếp thông qua các cơ quan đại diện (Quốc hội, Hội
đồng nhân dân các cấp), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt
trận; quyền giám sát trực tiếp của công dân về việc quản lý, sử dụng đất đai. Đứng
trước sự hội nhập, những quy định chặt chẽ của pháp luật chính là một nền tảng bảo
vệ nguồn đất đai của nhà nước, củng cố nền độc lập.
Thứ tư, nếu thay đổi hình thức sở hữu về đất đai hiện nay sẽ dẫn đến những hệ

lụy phức tạp, khó giải quyết. Cho đến nay, các quan hệ về quản lý và sử dụng đất đai
ở nước ta được xác lập dựa trên cơ sở đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
thống nhất quản lý đã mang tính ổn định trong thời gian dài (từ năm 1980 đến nay);
nên nếu thay đổi hình thức sở hữu đất đai này sẽ dẫn đến những sự xáo trộn trong
lĩnh vực đất đai, làm tăng tính phức tạp của các quan hệ đất đai, thậm chí dẫn đến sự
mất ổn định về chính trị xã hội của đất nước. Sẽ thực sự là khó khăn cho cả Nhà nước
và người dân khi thay đổi một hình thức sở hữu khác về đất đai; nó kéo theo một hệ
lụy bắt đầu từ những văn bản pháp luật cần thay đổi, đến việc thực thi và áp dụng
của cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức xã hội và chính người dân. Vậy nên, việc
duy trì và bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai mà nhà nước là chủ đại diện là
cần thiết và phù hợp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta hiện nay.
1.2 Kinh tế
Thứ nhất, đất đai là “tư liệu sản xuất” đặc biệt trong nền kinh tế. Đất đai là điều
kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động của con người,
vừa là đối tượng lao động (cho môi trường để tác động, như: xây dựng nhà xưởng,
bố trí máy móc, làm đất...) vừa là phương tiện lao động (mặt bằng cho sản xuất, dùng
để gieo trồng, ni gia súc...). Vì vậy nên đất đai là “tư liệu sản xuất”. Nói nó là đặc
biệt bởi: Đất đai là tài sản của tự nhiên, có trước lao động và cùng với q trình lịch
sử phát triển kinh tế-xã hội, đất đai là điều kiện lao động. Đất đai đóng vai trị quyết
định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Trong lịch sử nhân loại, cho
9


thấy các cuộc chiến tranh diễn ra đa phần là vì mở rộng lãnh thổ để chiếm được
những vùng đất màu mỡ, thuận lợi cho sinh sống và phát triển. Nếu khơng có đất đai
thì rõ ràng khơng có bất kỳ một ngành sản xuất nào, cũng như không thể có sự tồn
tại của lồi người. Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của con
người, điều kiện sống cho động vật, thực vật và con người trên trái đất. Với tầm quan
trọng và đặc biệt của đất đai như vậy, ở nước ta hiện nay, trong nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là cần thiết, Nhà
nước là đại diện chủ sở hữu nắm giữ các quyền năng đối với đất đai sẽ tạo cơ sở vững
chắc cho quá trình xây dựng XHCN.
Thứ hai, Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội
và đem lại nhiều nguồn lợi khác nhau. Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành
phố, làng mạc các công trình cơng nghiệp, giao thơng, thuỷ lợi vá các cơng trình thuỷ
lợi khác. Đất đai cung cấp nguyên liệu cho ngành cơng nghiệp, xây dựng như gạch
ngói, xi, măng, gốm sứ… Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đất đai
vận động theo quy luật khách quan cần có chủ thể sản xuất và trao đổi cụ thể. Nếu
không thì quan hệ sở hữu cũng bị biến dạng, lực lượng sản xuất không thể phát triển
được. Cho nên, ở Việt Nam, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất,
công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn. Thị trường
bất động sản là một trong những nơi biểu hiện sự tự điều tiết của nền kinh tế thị
trường. Ở nước ta, đất đai là thuộc sở hữu toàn dân nên nó khơng là đối tượng của
hoạt động mua bán nhưng quyền sử dụng đất lại được coi là một loại hàng hóa đặc
biệt và là đối tượng chính trong thị trường bất động sản. Ước tính tỷ trọng bất động
sản đóng góp vào tổng giá trị tăng thêm của khu vực doanh nghiệp giai đoạn 2016 –
2020 khoảng 14,88%. Có thể thấy, chưa kể đến bất động sản gián tiếp trong ngành
xây dựng thì phần trăm đóng góp của bất động sản cũng khoảng 10,49% GDP (năm
2019)4. Ảnh hưởng lan tỏa của nhóm ngành bất động sản trong nền kinh tế Việt Nam
là vô cùng lớn. Bất động sản là cầu nối các ngành, thị trường trong chuỗi giá trị bất
động sản và thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ

4

Lê Anh, Cần phát huy hết tiềm năng của thị trường bất động sản, nguồn: />
phat-huy-het-tiem-nang-thi-truong-bat-dong-san-602917.html truy cập ngày 04/04/2022.

10



ra rằng, khi ngành bất động sản mở rộng tăng thêm 1.000 tỷ đồng sẽ kích thích giá
trị sản xuất của các nhóm ngành cịn lại 772 tỷ đồng; lan tỏa tới giá trị tăng thêm 191
tỷ đồng. Và khi ngành bất động sản theo ISIC tăng 1.000 tỷ đồng, sẽ kích thích giá
trị sản xuất của các nhóm ngành còn lại 420 tỷ đồng, lan tỏa tới giá trị tăng thêm 120
tỷ đồng. Như vậy, khi tổng ngành bất động sản tăng thêm 1.000 tỷ đồng, sẽ kích thích
giá trị sản xuất của các nhóm ngành cịn lại 1.192 tỷ đồng, lan tỏa tới giá trị tăng
thêm 311 tỷ đồng.
Thứ ba, thông qua hoạt động quy hoạch sử dụng đất, Nhà nước có thể điều
chỉnh nền kinh tế thị trường. Quy hoạch sử dụng đất có vai trị phân bổ quỹ đất cho
các ngành, lĩnh vực nhằm thực hiện mục tiêu, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của cả nước và các địa phương. Quy
hoạch sử dụng đất định hướng cho các nhà đầu tư trong nước và ngồi nước đầu tư
có hiệu quả vào đất đai. Quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch nền tảng, là việc khoanh
định và phân bổ các loại đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và điều chỉnh sự khoanh định, phân bổ đất đai5. Như vậy, việc duy trì và
bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai sẽ tạo điều kiện cho nhà nước thực hiện
điều tiết, điều chỉnh nền kinh tế theo con đường XHCN đã đề ra.
Từ những phân tích trên, có thể nói: chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là một
cơ sở nền tảng để xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, điều
đó cịn được khẳng định trong Luật Đất đai năm 2013 của nước Cộng hồ xã hội chủ
nghĩa Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu
sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa
bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hố xã hội, an ninh
quốc phịng. Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới

5

PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Quy hoạch sử dụng đất đã và đang đảm bảo quản lý, phân bổ nguồn tài nguyên

hữu hạn cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, cho các ngành, lĩnh vực nói riêng và gìn giữ cho các thế hệ mai sau,

nguồn: />BA%A5t%20c%C3%B3%20vai%20tr%C3%B2%20ph%C3%A2n%20b%E1%BB%95,n%C6%B0%E1%BB%9Bc
%20v%C3%A0%20c%C3%A1c%20%C4%91%E1%BB%8Ba%20ph%C6%B0%C6%A1ng.

11


tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay!” Vì vậy việc duy trì và bảo vệ chế
độ sở hữu toàn dân về đất đai là cần thiết và phù hợp.
1.3 Xã hội
Đảng và Nhà nước Việt Nam đang thực hiện việc xây dựng và đẩy mạnh quá
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì vậy mà nhu cầu sử dụng đất đai rất
lớn. Hiện nay, nước ta còn hơn 4,5 triệu ha đất tự nhiên chưa sử dụng, chủ yếu là đất
trống, đồi trọc. Trên thực tế, Nhà nước không trực tiếp chiếm hữu, sử dụng đất mà
giao đất, cho thuê đất cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài; công
nhận quyền sử dụng đất ổn định của người sử dụng đất và cho phép người sử dụng
đất được chuyển quyền sử dụng đất trong thời hạn sử dụng đất. Nhà nước đã trao
quyền sử dụng đất cho người sử dụng nhằm thực hiện việc phân chia đất đai một
cách hợp lý vốn đất đai đáp ứng các nhu cầu sử dụng đất của xã hội. Điều này cũng
đảm bảo tính ổn định lâu dài và cho phép người sử dụng đất được chuyển quyền sử
dụng đất trong thời hạn sử dụng đất, đáp ứng những đòi hỏi bức xúc của việc giải
phóng mọi năng lực sản xuất của người lao động. Từ đó, tạo điều kiện cho người sử
dụng đất nâng cao giá trị sử dụng đất, phát huy nguồn lực đất đai phục vụ phát triển
kinh tế, thỏa mãn nhu cầu và lợi ích chính đáng của mình.
Bên cạnh đó, sở hữu tồn dân về đất đai, do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và
thống nhất quản lý là điều kiện cần thiết và quan trọng để Nhà nước có thể thực hiện
vai trị kiểm soát và quản lý nguồn đất đai cũng như điều tiết các quan hệ lợi ích đất
đai có lợi cho quốc gia, cho người sử dụng đất trực tiếp. Sự kiểm tra, quản lý và điều
tiết này của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ bảo đảm được cơng
bằng, sự bình đẳng trong xã hội. Chỉ khi có tư cách là chủ thể quản lý nhà nước cũng
như đại diện chủ sở hữu đất đai thì Nhà nước mới có thể “quy hoạch và có chính

sách khai thác hợp lý, đầu tư thích đáng bảo vệ và bồi bổ đất đai trong cả nước cũng
như ở từng vùng kinh tế”6.
Hơn nữa, hiện nay trong điều kiện nước ta “mở cửa”, chủ động hội nhập từng
bước vững chắc vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới và tham gia vào chuỗi giá

6

Nguyễn Đình Lộc, Một số ý kiến về chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai và quyền của người sử dụng đất,

Tạp chí quản lí ruộng đất, tháng 2/1991, tr. 4.

12


trị tồn cầu thì việc xác lập hình thức sở hữu toàn dân về đất đai là một trong những
phương thức nhằm góp phần củng cố và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.7 Nền
quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân không thể được bảo đảm khi đất đai của quốc
gia, đất nước thuộc nhiều hình thức sở hữu. Nhà nước không thể điều hành, quản lý và
huy động được đất đai vào việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh của đất
nước.“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân đã giúp cho đất nước phát huy được nguồn lực từ
đất đai cho phát triển kinh tế- xã hội, góp phần bảo đảm cơng bằng và ổn định xã hội,
bảo đảm quốc phịng, an ninh…”8
Ngồi ra, việc xác lập sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ
sở hữu sẽ tạo ưu thế và thuận lợi cho Nhà nước trong việc sử dụng đất cho các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích chung của tồn xã hội trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sở hữu toàn dân cũng tạo thuận lợi cho Nhà
nước quản lý bằng thẩm quyền như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tạo ra những
điều kiện trong việc hoạch định chính sách vĩ mơ, xây dựng nền tảng các cơ sở vật
chất kỹ thuật, hạ tầng đáp ứng những địi hỏi của cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội trên đất nước ta.

2. Sự cần thiết phải tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện sở hữu toàn
dân đối với đất đai trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Việc tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện sở hữu toàn dân đối với đất đai
là rất cần thiết bởi nó là giải pháp tối ưu nhất để có được một hành lang pháp lý vững
chắc đảm bảo thực hiện pháp luật có hiệu quả và đúng tinh thần mà Đảng và Nhà
nước ta luôn hướng đến trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Trên thực tế, một quốc gia dù có một thiết chế pháp lý chặt chẽ đến đâu thì
vẫn xuất hiện những lỗ hổng tạo cơ sở cho các hành vi vi phạm pháp luật. Bởi lẽ,
pháp luật, dù sao cũng là sản phẩm do con người sáng tạo ra nên nó khơng được hồn

7

/>
8

Phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính khai mạc Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, “về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy
mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại”.

13


hảo. Pháp luật về chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ở nước ta cũng như vậy.
Trong thực tiễn thực hiện pháp luật về sở hữu toàn dân đối với đất đai, ngồi các tác
động tích cực, những ưu điểm của chế độ này đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội,
vẫn cịn rất nhiều những điểm bất cập, hạn chế nội tại ngay trong các chế định pháp
luật về sở hữu toàn dân đối với đất đai và biểu hiện ra rõ rệt khi đưa các chế định

pháp luật đó vào thực tiễn đời sống xã hội. Vì vậy, muốn sửa đổi Luật đất đai đạt
được hiệu quả như mong muốn, thì chúng ta cần phải nhận thức lại một số vấn đề
liên quan đến chính sách đất đai trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Cụ thể:
Thứ nhất, Về cơ chế đảm bảo thực hiện quy định của pháp luật về đất đai, Quốc
hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện
quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai (Điều 21 Luật đất đai 2013). Bản thân đất đai
là tài nguyên hết sức quan trọng, mang lại lợi tức cao nên rất dễ xảy ra lạm quyền,
tiêu cực, tham nhũng, sai phạm. Theo thống kê, từ năm 2013 đến năm 2021, đơn thư
khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đất đai chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các đơn thư
khiếu nại, tố cáo (trên 60%). Các vụ án hành chính liên quan đến đất đai có xu hướng
tăng liên tục từ mức chiếm 64,2% năm 2015 lên trên 80% năm 20209.
Thứ hai, Luật Đất đai 2013 chưa thể hiện rõ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
theo Hiến pháp. Cụ thể, Điều 53 Hiến pháp 2013 quy định: “Đất đai, tài nguyên
nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên
khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản cơng thuộc sở hữu tồn
dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Tuy nhiên Luật Đất
đai mới chỉ có quy định về quyền và nghĩa vụ đại diện của Nhà nước mà khơng có
các quy định về chủ sở hữu thực sự của đất đai là toàn dân. Điều này cho thấy, Luật
Đất đai hiện hành chưa thể chế hóa được quy định của Hiến pháp.
Thứ ba, đã xuất hiện sự chồng chéo trong hoạt động quản lí bởi vì có nhiều quy
định của Luật Đất đai 2013 mâu thuẫn, khơng có sự thống nhất với các luật khác.
Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và Luật Đất đai có các quy định không thống nhất trong

9

Báo Công thương, Tiêu cực trong lĩnh vực đất đai còn rất lớn, truy cập ngày 28/3/2022

/>
14



việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh
chấp về đất đai liên quan đến thẩm quyền của nhiều cơ quan khác nhau: Bộ Tài
nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý đất đai, Bộ Tài chính quản lý
chính sách tài chính về đất đai, Bộ Xây dựng quản lý về nhà ở. Do đó, việc xác định
thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo cịn khó khăn, chưa được đồng bộ, ảnh hưởng
đến quyền lợi của người dân.
Thứ tư, vấn đề định khung giá đất trong Luật Đất đai chưa thể hiện được hết
đặc tính kinh tế của đất đai. Thay vào đó, giá đất lại mang tính áp đặt do quy định về
giá đất là quy định “cứng”, tuy có cho phép hoạt động của các tổ chức tư vấn giá đất
nhưng lại khơng có sự đảm bảo cho các tổ chức này có vị trí độc lập. Ngoài ra, giá
đất cũng nặng về số học.
III. Kiến nghị đổi mới quy định của pháp luật nâng cao hiệu quả thực thi
chế độ sở hữu toàn dân về đất đai trong thời gian tới.
Trên cơ sở phân tích những bất cập của việc xây dựng chế độ sở hữu toàn dân
về đất đai trong thời gian qua và căn cứ vào đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực đất đai và cũng như xuất phát từ những đòi hỏi của
thực tiễn quản lý và sử dụng đất đai ở nước ta hiện nay, việc đổi mới quan hệ sở hữu
toàn dân về đất đai trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta được dựa trên những định hướng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, tạo lập cơ chế quản lý đất đai dưới góc độ là tài nguyên, tài sản đặc
biệt, là nguồn vốn, nguồn lực to lớn để phát triển đất nước. Muốn vậy, pháp luật cần
có các quy định đồng bộ, cụ thể về xử lý phần chênh lệch về địa tô được tạo ra từ sự
thay đổi mục đích sử dụng đất; thể chế hóa quy định tại Điều 4 Luật đất đai năm
2013; Nhà nước thực hiện quyền điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do
đầu tư của người sử dụng đất mang lại vào ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo sự
công bằng xã hội trong sử dụng đất đai.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả quyền giám sát, quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân
về đất đai của người dân: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo phối hợp chặt chẽ của các

cấp, các ngành giải quyết khiếu nại, tố cáo tránh tình trạng né tránh trách nhiệm.
Đồng thời thường xuyên thanh tra, kiểm tra phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém,
vi phạm trong thực hiện những quy định về quản lý sử dụng đất trong giải quyết các
15


thủ tục hành chính về đất đai. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân
trong thực hiện quyền giám sát đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai.
Thứ ba, hoàn thiện các quy định của pháp luật đất đai về bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất, điều kiện diện tích đất bị thu hồi để được nhận hỗ trợ ổn định đời
sống, về vấn đề giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, về vấn đề cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, về thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
định giá đất để khẳng định và thực thi hiệu quả hơn nữa chế độ sở hữu toàn dân về
đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Cần thiết ban hành những nghị định,
thông tư và thông tư liên tịch nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc
trong việc áp dụng thực thi pháp luật đất đai, đặc biệt đối với những vấn đề bất cập
đang xảy ra trên thực tế nêu trên.
Thứ tư, cần công khai, minh bạch các thông tin về đất đai đặc biệt là vấn đề
quy hoạch sử dụng đất, thu hồi và bồi thường đất để người dân biết và tham gia giám
sát.
Thứ năm, phải ban hành hành lang pháp lý đảm bảo thi tính cơng khai, minh
bạch của các cơng trình dự án và trách nhiệm giải trình của các cơ quan và quan
chức.
Thứ sáu, cần phải phân định rõ quy định cụ thể về vai trò của Nhà nước trong
tư cách đại diện chủ sở hữu và vai trò của các tổ chức, đơn vị nhà nước với tư cách
là người sử dụng đất để tạo sự tường minh và bình đẳng trong thực thi quan hệ đất
đai.
C. Kết luận
Vào từng thời kỳ, xã hội luôn luôn vận động và thay đổi. Pháp luật với vai trò
là một cơng cụ điều chỉnh xã hội cũng phải có sự thay đổi theo. Đất đai với vị trí là

một loại tư liệu sản xuất quý báu và không thể tái tạo đặt trong thực tế quỹ đất hạn
hẹp cũng cần có những quy định, chế tài mới để phù hợp hơn. Bên cạnh việc nhìn
nhận lại những hạn chế của chế độ này từ đó rút ra kinh nghiệm sửa đổi pháp luật
sao cho phù hợp. Phát huy những ưu điểm, hạn chế những nhược điểm để lan truyền
một pháp luật về đất đai tốt đẹp cho người dân

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật đất đai, Nxb. Cơng An Nhân
Dân, Hà Nội, 2016.
2. Hiến pháp 2013
3. Luật Đất đai 2013.
4. Nguyễn Đình Lộc, “Một số ý kiến về chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai
và quyền của người sử dụng đất”, Tạp chí quản lí ruộng đất, tháng 2/1991.
5. Báo cáo thẩm tra của Ủy ban pháp luật của Quốc hội về Dự án Luật đất đai
(sửa đổi) tại kì họp thứ 3, Quốc hội khóa IX, ngày 133/6/1993,
6. Báo Công thương, Tiêu cực trong lĩnh vực đất đai còn rất lớn, truy cập ngày
28/3/2022
/>7. Phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính khai mạc Hội nghị Tổng kết 10
năm thực hiện Nghị quyết số 19 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, “về tiếp
tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh tồn diện cơng
cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại”.
8. Lê Anh, Cần phát huy hết tiềm năng của thị trường bất động sản, nguồn:
truy cập ngày 04/04/2022.
9. PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Quy hoạch sử dụng đất đã và đang đảm bảo quản
lý, phân bổ nguồn tài nguyên hữu hạn cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, cho
các ngành, lĩnh vực nói riêng và gìn giữ cho các thế hệ mai sau, truy cập ngày

25/03/2022 4. />%BB%A5ng%20%C4%91%E1%BA%A5t%20c%C3%B3%20vai%20tr%C3%B2
%20ph%C3%A2n%20b%E1%BB%95,n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20v%C3%A0
%20c%C3%A1c%20%C4%91%E1%BB%8Ba%20ph%C6%B0%C6%A1ng
17



×