Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Một số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi có những kỹ năng sống cần thiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.93 KB, 29 trang )

1
LỜI NÓI ĐẦU
Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai đất nước. Việc bảo
vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và của
tồn xã hội. Giáo dục trẻ ngay từ khi cịn nhỏ là vơ cùng quan trọng trong sự
nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ sau
này. Sản phẩm của giáo dục là con người mà con người là mục tiêu, động lực
của sự phát triển đất nước trong tương lai đó chính là thế hệ trẻ.
Hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố
tích cực và tiêu cực, ln được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị,
phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu
thiếu kỹ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực và lối
sống ích kỉ, thực dụng dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.
Nghiên cứu về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp
với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết
cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề một cách cơ
bản, một cách tự lập có những ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách
và kết quả học tập của trẻ. Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích
cực, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen
tiêu cực giúp trẻ có được những nhận thức, kiến thức, hành vi, thái độ và kỹ
năng thích hợp.
“ Tiên học lễ, hậu học văn” đây là câu thành ngữ của ông cha ta từ xưa đã
để lại đến bây giờ vẫn không thể thiếu trong các trường học. Lễ phép là nét đẹp
văn hoá được đặt lên hàng đầu khi đánh giá về một con người.
Việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng
đang trở thành nhiệm vụ quan trọng. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm giúp
trẻ phát triển hài hoà, toàn diện về nhân cách. Giúp các em hiểu và biến những
kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình
hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phó trước
nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu



2
thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực. Có thể nói việc
trang bị kỹ năng sống cho trẻ em là một phương pháp giáo dục cần thiết để trẻ
bớt thụ động trong việc học và giao tiếp xã hội.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp: Theo ghi nhận
được thông báo trên hệ thống Quốc gia “Cổng thông tin của bộ y tế về đại dịch
covid-19”, tính từ 16h ngày 15/4 đến 16h ngày 16/4, đã ghi nhân 18.474 ca
nhiễm mới tại 62 tỉnh, thành phố, số ca mắc covid-19 ở trẻ cũng đang diễn biến
phức tạp. Cho nên trong tình hình trên, kỹ năng sống của trẻ rất quan trọng, giúp
cho cháu rèn luyện các kỹ năng cơ bản, cần thiết nhất để bảo vệ bản thân và
cùng mọi người, mọi nhà, mọi công dân Việt Nam chung tay đẩy lùi dịch covid19.
Kỹ năng sống còn giúp trẻ phát triển tồn diện về mọi mặt, hình thành cho
trẻ những phẩm chất cơ bản, bước đầu đặt nền móng cho sự phát triển giúp trẻ tự
tin khi bước chân vào trường tiểu học.
Là giáo viên mầm non phụ trách lớp Lá, nhận thức được tầm quan trọng
của kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ làm
thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi. Giáo dục kỹ năng sống
khơng phải là nói cho trẻ biết thế nào là đúng, thế nào là sai như ta thường làm,
mà giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn những
giải pháp khác nhau, cách giải quyết phải xuất phát từ trẻ.
Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu một vài biện pháp giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ 5- 6 tuổi kể từ năm học 2021- 2022. Qua thời gian thực hiện tôi đã tích
luỹ được một vài kinh nghiệm, đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Một số biện
pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi có những kỹ năng sống cần thiết”.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nêu lên những kinh nghiệm mà tơi thực
hiện có kết quả khả thi và áp dụng cho tất cả các lớp lá tại trường Mầm non Tân
Ninh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An.
PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI



3
Thực tế cho thấy trong các nội dung giáo dục thì giáo dục kỹ năng sống là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non và có ảnh hưởng rất
lớn đến sự phát triển nhân cách và con người của trẻ nên được các trường Mầm
Non quan tâm, trong đó có trường Mầm non Tân Ninh. Năm học 2021- 2022 tôi
được nhà trường phân công phụ trách lớp Lá 2. Vậy làm thế nào, để trẻ có các
kỹ năng sống cơ bản và cần thiết nhất cho trẻ trong giai đoạn dịch covid-19 hiện
nay?. Đây là điều tơi khơng ngừng suy nghĩ trong q trình giảng dạy, nhằm
tìm ra những biện pháp tốt nhất nâng cao chất lợng dạy và
học, làm tốt công việc chuyên môn của nhà trờng giao, quan
trọng nhất là giúp các cháu mt môi trường giáo dục tốt nhất, giúp trẻ
mạnh dạn tự tin trong mọi hoạt động, biết quan tâm chia sẻ, có một sức khỏe tốt
và thể hiện hết khả năng của mình.
Để thực hiện mục tiêu đó đầu năm tơi đã tiến hành khảo sát thực trạng của
lớp mình và nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi :
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về cơ sở vật chất.
- Ban giám hiệu luôn quan tâm tới chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp,
đổi mới hình thưc tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp
tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non sau chỉnh sửa bổ sung.
- Giáo viên trong lớp đoàn kết cùng đưa ra các biện pháp giáo dục kỹ năng
sống sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của từng trẻ.
- Bản thân nắm vững phương pháp, có trình độ trên chuẩn, có sự nhiệt
tình, chia sẻ, ln phối hợp tốt với nhau và luôn quan tâm tới trẻ, thường xuyên
dành thời gian trao đổi với phụ huynh để cùng chăm sóc giáo dục trẻ.
- Là một giáo viên yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với nghề. Tơi thường xun
tìm tịi, nghiên cứu tài liệu, tạp chí… có liên quan đến chương trình Giáo dục
Mầm non dục để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày đặc biệt là

giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
2. Khó khăn:


4
- Khó khăn đặc biệt hiện nay là dịch bệnh covid-19 đang diễn biến phúc tạp,
làm ảnh hưởng đến việc học cũng như vui chơi của cháu không được cha mẹ và
cô rèn luyện trực tiếp.
- Giáo viên chưa được tham gia các lớp tập huấn về phương pháp tổ chức
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
- Diện tích lớp hẹp nên cịn gặp khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động.
- Trẻ được bố mẹ nuông chiều, phụ huynh chưa trang bị cho trẻ những kỹ
năng sống cơ bản quan trọng khi cháu còn ở nhà và cần nhất trong giai đoạn
hiện nay.
- Lớp còn một số cháu chưa qua lớp mầm, chồi cho nên còn nhút nhát,
chưa tự tin, khơng tích cực hoạt động và một số trẻ khác lại quá hiếu động.
- Kỹ năng sống của trẻ cịn hạn chế, trẻ chưa có những kỹ năng ứng xử cụ
thể.
Với những khó khăn và thuận lợi trên tôi đã đầu tư suy nghĩ và thực hiện đề
tài này để trẻ có những kỹ năng sống cần thiết trong đời sống hằng ngày, và trong
tình hình hiện nay.
Để làm tốt cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ 5- 6 tuổi, đặc biệt là những kỹ
năng sống cần thiết cho trẻ đầu năm học 2021- 2022 tôi đã khảo sát với số lượng
cháu là 35 cháu, qua 2 năm kết quả như sau:

Nhìn vào bảng khảo sát tơi nhận trên cho ta thấy kết quả đạt chưa cao cụ thể.
Kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng giúp trẻ tự tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
bảo vệ an toàn bản thân rất thấp tốt tỉ lệ rất thấp, được thể hiện như sau:



5
Năm học 2020- 2021:
+ Kỹ năng tự phục vụ bản thân chỉ đạt: 55%
+ Kỹ năng tự tin chỉ đạt: 50 %
+ Kỹ năng giao tiếp chỉ đạt: 52,5 %
+ Kỹ năng bảo vệ an toàn bản thân chỉ đạt: 47,5 %
Đầu năm học 2021-2022:
+ Kỹ năng tự phục vụ bản thân chỉ đạt: 45,7%
+ Kỹ năng tự tin chỉ đạt: 48,6 %
+ Kỹ năng giao tiếp chỉ đạt: 42,9 %
+ Kỹ năng bảo vệ an toàn bản thân chỉ đạt: 51,4%
Qua số liệu trên cho thấy kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng trẻ tự tin,
kỹ năng giao tiếp và kỹ năng bảo vệ an toàn bản thân của trẻ còn yếu. Dẫn đến tỉ
lệ thấp do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Bản thân được tham gia các lớp dạy kỹ năng sống cho trẻ.
- Bên cạnh có một số kỹ năng dạy trẻ nhưng tổ chức chưa khoa học cho
trẻ thông qua các hoạt động cụ thể hàng ngày.
- Chưa tạo được môi trường cho trẻ tự phát huy.
- Tổ chức chưa cụ thể các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong
mùa dịch bệnh covid- 19 hiện nay.
- Chưa tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh.
Từ những nguyên nhân trên dẫn đến cho trẻ hạn chế các kỹ năng cơ bản
và cần thiết cho trẻ. Do đó tơi quyết tâm thực hiện một số biện pháp để tăng kỹ
năng sống phù hợp trong tình hình hiện nay cho trẻ như sau:
1. Tự học hỏi trau dồi, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về giáo dục
kỹ năng sống cho bản thân.
2. Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các
hoạt động cụ thể hàng ngày.
3. Tạo môi trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường, lớp.



6
4. Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm có tính giáo dục và tính tương tác
cao.
5. Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong mùa dịch
bệnh covid- 19 hiện nay.
6. Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh.

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tự học hỏi trau dồi, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về giáo dục kỹ
năng sống cho bản thân.
Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non tuy khơng cịn mới
mẻ và rất nhiều giáo viên thực hiện, nhưng đa số chưa hiểu rõ được tầm quan
trọng của vấn đề hoặc thiếu kỹ năng giảng dạy để có thể truyền đạt cho trẻ hiểu
và hình thành cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ.
Đồng thời giáo viên tự trang bị cho bản thân về những kỹ năng cần thiết
trong việc dạy trẻ các kỹ năng sống.
Đặc biệt trong giai đoạn dịch bùng phát trở lại, việc học trực tiếp để trau
dồi và bồi dưỡng cho chun mơn nghiệp vụ thì khơng thể có. Trước khó khăn
đó, tơi khơng ngừng học tập qua các trang mạng internet, zalo, facebook.... chia
sẽ các bài nói về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại nhà trong mùa dịch hiện nay.
Để dạy trẻ một số kỹ năng sống cần thiết, tôi đã áp dụng những kỹ năng
sau:
1.1. Nắm chắc những kỹ năng sư phạm bắt buộc.
Đối với một cô giáo Mầm non như tôi nói riêng và trong ngành giáo dục
Mầm non nói chung, cái kỹ năng sư phạm bắt buộc không phải mới ra dạy mới
có, mà đã có trong con người chúng tôi, chúng tôi được rèn luyện và đào tạo


7

bởi các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp.....để có thể phát huy đúng với
nghề, cịn những gì chưa có thì học hỏi hơn nữa để gọi gì đó là cơ bản nhất. Đối
với tơi khơng ai có thể hồn hảo được từ khi mới sinh ra, mà 1 phần cũng nhờ
tự tư dưỡng, học hỏi và rèn luyện. Cho nên cái kỹ năng sống của con người rất
quan trọng đối vời con người nói chung và trẻ Mầm non nói riêng trong tình
hình hiện nay.
Việc hát, múa, đọc truyện, sử dụng nhạc cụ phổ thông, làm đồ chơi là
những điều đầu tiên mà một giáo viên mầm non được dạy khi còn ngồi trên ghế
nhà trường, đây là những kỹ năng yêu cầu bắt buộc phải thành thạo nếu muốn
bước tiếp trên con đường làm nghề giáo viên mầm non. Nếu biết sơ sơ tất cả
hay nổi trội một hoặc một số kỹ năng nào đó thì đó cũng làm lợi thế rất rất lớn
cho một giáo viên năm non.
1.2. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử với trẻ nhỏ.
Một người giáo viên Mầm non tốt, có chun mơn và yêu nghề là người
trẻ nhỏ luôn yêu mến, tôi ln trau dồi và hồn thiện hơn nữa khả năng ứng xử,
giao tiếp với trẻ nhỏ. Có thể mất nhiều thời gian để rèn luyện kỹ năng này, tuy
nhiên nếu khơng có kỹ năng như thế tơi sẽ trở thành cô giáo vô cảm với trẻ, với
nghề nghiệp. Đây là kỹ năng rất quan trọng mà tôi sử dụng thường xuyên giao
tiếp với trẻ hàng ngày.
1.3. Kỹ năng soạn kế hoạch giảng dạy và tổ chức các trò chơi, sự kiện.
Làm cái nghề cơ ni dạy trẻ khơng có nghĩa là sáng đến lớp rồi tối về nhà
vậy là xong, mà cịn địi hỏi bản thân tơi ln phải lên trước các kế hoạch,
những hoạt động cụ thể cho từng ngày để giúp trẻ luôn được phát triển tốt,
ngày nào đến trường là một niền vui và không cảm thấy nhàm chán, mệt mỏi,
người giáo viên dạy giỏi là người luôn biết làm mới bản thân cũng như cách
giảng dạy, phương pháp sáng tạo mỗi ngày. Rất khó, nói ra thì dễ vơ cùng
nhưng có làm được như vậy khơng mới là quan trọng, nhưng cũng cần phải ôn
lại kiến thức, đổi mới phương pháp để có sự sáng tạo hơn trong việc thực hiện



8
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Từ đó, thơng qua trò chơi hay sự kiện để trẻ học
được các kỹ năng sống cơ bản hơn.
1.4. Nắm bắt, sử dụng thành thạo máy tính.
Nhắc đến việc sử dụng thành thạo máy tính thì chiếc máy tính laptop gần
như đã là vật dụng bất ly thân không thể thiếu cho dân văn phịng, cơng nghệ,
giáo viên, học sinh, sinh viên,… trong thời đại mới 4.0. Nhờ thiết bị hiện đại
này, cuộc sống của con người càng trở nên tiện lợi và tiên tiến. Suốt một hành
trình sáng tạo dài, máy tính laptop đang dần thay đổi và ngày càng cải tiến, cách
tân để phù hợp hơn với xu hướng bắt kịp xu thế của tồn cầu. Riêng về tơi, hiện
nay việc lên kế hoạch năm, tháng, tuần, ngày… , thu thập thông tin trẻ hầu hết
đều đã được thực hiện trên máy tính. Chủ yếu bằng phần mềm word,
powerpoint, và hiện nay còn rất nhiều các phần mềm hỗ trợ soạn thảo bài giảng
sinh động cho cô giáo sư phạm mầm non. Khơng những vậy, máy tính cịn giúp
tơi lưu trữ tất cả các nội dung, từ đó tơi khơng cần tốn thời gian và cơng sức để
làm lại. Do đó tôi phải nắm được những kỹ năng cơ bản sẽ giúp ích hơn rất
nhiều về thời gian cũng như cơng sức trong công việc và đều quan trọng trẻ của
tôi học tốt hơn, hứng thú hơn khi được học tập, chơi trên giáo án điện tử.
1.5. Kỹ năng xử lý tình huống sư phạm.
Đây là kỹ năng quan trọng, trong một lúc nóng giận khơng biết kiềm chế
được lời nói bản thân cũng gây ảnh hướng đến trẻ. Ứng xử trong các tình huống
sư phạm phải mang tính giáo dục, định hướng phát triển nhân cách chứ không
phải nằm ở mục đích kỷ luật trẻ. Khơng bỏ qua các tình huống sư phạm bằng
cách quan sát, tìm hiểu kỹ trẻ trong lớp tơi đang quản lý. Trong q trình xử lý
tình huống sư phạm phải bình tĩnh, tự chủ trong mọi hồn cảnh.
Bản thân tơi cũng phải biết xử lý hợp lý một số tình huống sư phạm
thường gặp trong các vấn đề liên quan đến giáo dục đạo đức cho trẻ, ứng xử với
đồng nghiệp, với cha mẹ học sinh, về văn hố trong nhà trường như các tình
huống sau:



9
+ Các vấn đề liên quan đến trẻ (khóc, tai nạn, lười ăn, đánh nhau…).
+ Các vấn đề liên quan đến cha mẹ học sinh (chuyển trường, nghỉ học,
trao đổi giữa phụ huynh với giáo viên, công tác phối hợp với gia đình…)
+ Các vấn đề liên quan đến đồng nghiệp (Ứng xử với đồng nghiệp khi có
những phản ánh về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn: Giảng dạy, quản lý trẻ,
đánh giá xếp loại trẻ….)
1.6. Kỹ năng hài hước và lấy lòng con trẻ.
Để làm được việc này bản thân tơi cần phải là tấm gương là hình mẫu
trước trẻ. Tôi áp dụng một số phương thức rèn luyện kĩ năng bằng việc nhanh
chóng giảm áp lực, giải tỏa căng thẳng, tăng cường các hình thức giao tiếp
khơng lời, sử dụng sự hài hước hay nghệ thuật hình thể hoặc qua trị chơi,… để
tạo ra khơng khí sơi nổi và lôi cuốn trẻ. Đây là kỹ năng giải quyết nhiều vấn đề
khó khăn trong q trình tiếp xúc với trẻ.
Ngoài những kỹ năng trên, để trở thành một giáo viên mầm non giỏi và có
chun mơn tốt, tơi ln có ý thức ln tự nỗ lực trau dồi, học tập bồi dưỡng để
nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tham gia các khóa học bồi dưỡng, quan trọng
nhất chính bản thân tôi phải chịu học hỏi bạn bè đồng nghiệp, tham quan
trường bạn và sáng tạo để ngày càng nâng cao trình độ của mình.
Những căng thẳng, áp lực lớn giáo viên mầm non gặp phải nếu biết sử
dụng trí tuệ cảm xúc biến những cảm xúc thành trí thơng minh phục vụ cho
công việc sẽ tạo động lực và tình yêu nghề của người giáo viên.
1.7. Kỹ năng tự làm đồ dùng, đồ chơi.
Đối với tôi, môi trường chơi của trẻ là phần tái hiện đời sống bên ngoài
được trẻ thu nhỏ. Đồ dùng không nhất thiết giống như đời sống hiện thực bên
ngoài, mà chỉ cẩn phát họa để trẻ dễ hình dung được mình đang chơi gì, được
học từ cái gì, nên kỹ năng tự làm dồ dùng đồ chơi cũng rất quan trọng.
Ngoài những nguyên vật liệu ở ngồi thị trường, tơi cịn sử dụng, khai thác
các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương, đồ phế thải: Tre, nứa, chai nhựa,



10
ống hút,… để làm đồ chơi cho trẻ ( cầu trượt, bập bênh, … các lọ hoa) để sử
dụng cho tiết hoạt động học, hoạt động chơi.
Không những vậy, tôi còn phối hợp với phụ huynh thu gom những loại
nguyên vật liệu cần cho trẻ làm đồ chơi (nhất là nguyên vật liệu tái sử dụng rất
dễ kiếm trong gia đình: Lõi cuộn giấy vệ sinh, vỏ hộp bánh kẹo, các túi, lon,
hộp đựng thức ăn, báo/tạp chí cũ, bìa lịch, thìa nhựa, ống hút…) và sưu tầm
thêm các loại nguyên vật liệu khác như: Các loại ngũ cốc, rau, củ, quả tươi và
khô, cành cây khô, các loại hạt, các loại vỏ trứng, len, cúc áo, tất cũ… các
nguyên vật liệu cần đảm bảo vệ sinh, an toàn đối với trẻ.
Với những ngun vật liệu khó làm sạch tơi giúp trẻ làm, trong q trình
thực hiện tơi và trẻ trò chuyện để khơi gợi những ý tưởng ban đầu để trẻ có
mong muốn được làm đồ chơi từ các ngun vật liệu đó.
Thơng qua việc tự trau dồi, bồi dưỡng nghiệp vụ về giáo dục kỹ năng sống
cho bản thân, biện pháp này giúp tôi hiểu hơn và nắm vững hơn phương pháp
cũng như cách truyền đạt kỹ năng sống tới trẻ.
2. Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt
động cụ thể hàng ngày.
Từ việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, xác định và xây dựng nội
dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tôi tiến hành thực hiện đưa các nội
dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động cụ thể như sau:
- Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động học có chủ đích.
- Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ qua các hoạt động góc.
- Giáo dục kỹ năng sống thơng qua các trị chơi vận động.
- Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua việc tạo tình huống cụ thể.
- Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi.



11
2.1. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động học có chủ đích.
Trẻ ở lứa tuổi này, học mà chơi, chơi mà học. Trẻ dễ nhớ nhưng cũng rất
nhanh quên nên việc lồng nội dung giáo dục kỹ năng sống vào hoạt
động học chiếm nhiều ưu thế nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi
có văn hố.
Vì thế bản thân tơi ln tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm
khuyến khích sự chuyên cần, tích cực của trẻ, giáo viên cần phải biết khai thác
phát huy năng khiếu, tiềm năng sáng tạo ở mỗi trẻ. Vì mỗi đứa trẻ là một nhân vật
đặc biệt, phải giáo dục trẻ như thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái trong mọi tình
huống của cuộc sống.
Ngồi ra tôi thường xuyên tổ chức các họat động giáo dục chăm sóc giáo
dục trẻ một cách thích hợp tn theo một số quan điểm là giúp trẻ phát triển
đồng đều các lĩnh vực: Thể chất, ngơn ngữ, nhận thức, tình cảm - xã hội và
thẩm mỹ. Phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú, chủ động khám phá
tìm tịi, biết vận dụng vốn kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tình huống
khác nhau.
Thơng qua hoạt động học, trẻ có cơ hội chia sẻ với các bạn thơng qua hoạt
động nhóm. Mặt khác, trẻ cũng tự tin, mạnh dạn khi thể hiện khả năng của mình
cũng như giới thiệu về bản thân, gia đình mình .... trước cơ giáo và các bạn trong lớp.
Ví dụ 1: Khi tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc thông qua trị chơi âm nhạc
“Hát theo tranh” tơi u cầu trẻ chơi theo 3 đội, khi cô đưa ra bức tranh trẻ sẽ phải
cùng nhau thảo luận để tìm ra bài hát phù hợp với nội dung trong bức tranh của cơ
và cả đội sẽ cùng hát bài hát đó. Như vậy, ta thấy trẻ đã biết cách hoạt động theo
nhóm, có tinh thần hợp tác với nhau và cùng nhau tìm ra đáp án về bài hát, cùng
nhau hát lại bài hát. Thông qua hoạt động này, ta thấy chỉ qua một trò chơi trong


12
hoạt động giáo dục âm nhạc nhưng trẻ vừa được hoạt động nhóm, vừa có được sự

mạnh dạn tự tin biểu diễn hát cùng nhau.
Ví dụ 2: Hoạt động khám phá: Tôi là ai? ( chủ đề Bản thân) Khi tổ chức
tiết học này, tôi yêu cầu từng trẻ tự lên giới thiệu về tên, tuổi, giới tính, học lớp
nào, trường nào, cơ giáo nào, sở thích của mình.Tơi nhận thấy, trẻ rất hào hứng
lên giới thiệu. Những trẻ mạnh dạn đã nói được đầy đủ những thơng tin tơi đưa
ra. Nhưng đáng mừng hơn là có những trẻ rất nhút nhát, thiếu tự tin nhưng cũng
vẫn có thể đứng dậy và giới thiệu được một vài thông tin của mình. Điều đó
chứng tỏ rằng, nếu như chúng ta khơng gọi đến những trẻ nhút nhát thì có lẽ những
trẻ đó sẽ chẳng bao giờ dám làm một việc gì trước đám đông cả, và sẽ chẳng bao giờ
trẻ tự tin lên được.
Ví dụ 3: Hoạt động khám phá ( Gia đình của bé). Trước khi thực hiện tiết
học này, tôi đã nhờ phụ huynh ủng hộ những bức ảnh chụp cả gia đình mình. Khi
vào tiết học, tơi cho cả lớp xem tất cả những bức ảnh đó, từ đó trẻ rất hào hứng,
phấn khởi khi những bức ảnh của nhà mình được cơ giáo đưa ra trưng bày. Sau đó
tơi cho trẻ kể về gia đình mình bằng những bức hình đó. Tơi nhận thấy những trẻ
lên kể rất vui vẻ, rất tự hào khi kể cho cô giáo và các bạn nghe về những thành
viên trong gia đình mình, và kỷ niệm gắn với bức ảnh đó.
2.2. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ qua các hoạt động góc.
Đối với trẻ mầm non, hoạt động vui chơi chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt
động của trẻ ở trường. Thơng qua giờ chơi, trẻ được đóng các vai khác nhau
trong xã hội, trẻ đóng vai và tái hiện lại những gì trẻ nhìn thấy trong cuộc sống.
Tất cả những kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống mà trẻ có sẽ được trẻ thể hiện
qua họat động vui chơi. Chính vì vậy, tơi rất chú trọng đến việc tạo các tình
huống khi trẻ đóng vai để trẻ tìm cách giải quyết, cũng như quan sát những điều
trẻ thể hiện được những kiến thức mà trẻ đã có. Thơng qua hoạt động vui chơi


13
trẻ được trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống từ đó biết cách
ứng xử với mọi người xung quanh.

Qua các góc chơi như: Góc chơi xây dựng, góc phân vai, góc chơi vận
động, góc nghệ thuật …. Cô giáo luôn là người bạn chơi cùng trẻ để hướng dẫn
trẻ giao lưu với nhau trong từng góc, từng nhóm. Cơ giáo gợi ý, hướng dẫn trẻ
cách chơi, cách xưng hô khi chơi. Cô chơi với trẻ như người bạn thật sự của trẻ
để cho trẻ học cách ứng xử với nhau khi chơi, biết đối đáp với nhau trong q
trình chơi.
Ví dụ: Qua góc chơi phân vai: Trị chơi nấu ăn- gia đình. Trẻ được làm
quen với những đồ dùng, vật dụng khác nhau, (bộ đồ bếp, bộ đồ ăn, bộ đồ
uống). Sự sạch sẽ, gọn gàng, một thói quen nề nếp, sự sắp xếp ngăn nắp, ngay
ngắn những bộ đồ dùng, vật dụng, thái độ, ăn uống từ tốn, khơng vội vã, khơng
khí cởi mở, thoải mái và đầm ấm, những cuộc trao đổi nhẹ nhàng, dễ chịu… tất
cả những yếu tố trên sẽ giúp trẻ có thói quen tốt để hình thành kỹ năng tự phục vụ
và ý nghĩa hơn là kỹ năng sống tự lập sau này.
2.3. Giáo dục kỹ năng sống thông qua các trị chơi vận động.
Biện pháp này giúp tơi tập hợp các trò chơi vận động, tạo nguồn tư liệu
phong phú cho giáo viên để sử dụng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Tơi đã sưu tầm các trị chơi vận động, phân loại các trò chơi theo tác dụng
của chúng đối với việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Sau đó tơi lưu lại để sau
này sử dụng.
* Nội dung “Kỹ năng hợp tác”
Đây là một đức tính cần thiết đối với trẻ ở lứa tuổi này. Có những việc
chúng ta không thể tự làm được, nếu được người khác giúp đỡ thì ta sẽ hồn
thành được việc ta muốn làm. Khi chúng ta kết hợp năng lực làm việc của mình
với người khác theo cùng một mục đích chung, đó chính là sự hợp tác. Sự hợp
tác giúp ta hồn thành nhiệm vụ của mình nhanh chóng và dễ dàng hơn là tự


14
mình làm lấy. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cùng làm, cùng chơi với bạn bè,
biết cảm thông và chia sẻ với bạn.

Ví dụ: Qua trị chơi: “Bắt cá trong chum” (làm việc theo nhóm) “ Khiêu vũ
cùng bóng” ( làm việc theo cặp đơi).
* Nội dung “Sự tự tin”.
Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển
sự tự tin trong trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về trong cá
nhân và trong mối quan hệ với người khác. Khơng ai sinh ra đã có ngay sự tự
tin. Đó là một đức tính chỉ có thể có được nhờ vào việc rèn luyện và học hỏi. Sự
tự tin lớn dần lên nhờ vào cảm giác được u thương, tơn trọng và thấy mình có
giá trị. Một trẻ tự tin sẽ “duy trì được khả năng học hỏi, khám phá trong học tập
và ln sẵn sàng đón nhận những thách thức mới, mong muốn được yêu quý và
đón nhận chính là khởi đầu tuyệt vời để trẻ gần gũi hơn với mọi người.
Ví dụ: Trị chơi“ Bạn hãy làm giống tơi” ( Trị chơi này sử dụng đầu năm
học và các buổi giao lưu với các bạn lớp khác).
Qua các trị chơi vận động tơi thấy trẻ học được rất nhiều kỹ năng như sự tự
tin, cách hợp tác với bạn để hồn thành cơng việc, cách xử lí tình huống và tơi
thấy trẻ lớp tơi tự tin, khéo léo hơn rất nhiều.
Trong hoạt động vui chơi khơng thể thiếu được các trị chơi dân gian, trị
chơi dân gian thường được lồng ghép trong quá trình hoạt động của trẻ.Trẻ
được tiếp cận và trực tiếp tham gia chơi các trò chơi dân gian sẽ giúp cho trẻ
sớm hình thành các thói quen hoạt động có hệ thống, tính tập thể giúp trẻ tự tin,
linh hoạt hơn trong mọi hoạt động cũng như sự phát triển sau này của trẻ.
Thơng qua trị chơi dân gian, trẻ sẽ phát triển được các giác quan, phát triển trí
nhớ, phát triển tư duy, trí tưởng tượng, ngơn ngữ.


15
Trị chơi trí tuệ cịn được gọi là trị chơi học tập, nhằm thúc đẩy hoạt động trí
tuệ, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh thông qua các thao tác trí óc kết hợp với
hành động chơi như: Ơ ăn quan, Cờ vua, Cờ tướng....
Trò chơi vui - khỏe - khéo léo là những trò chơi dân gian tổng hợp vì mỗi

trị chơi kết hợp nhiều kỹ năng vận động thể lực. Mục đích của các trị chơi
loại này nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ, giúp trẻ mở rộng các
mối quan hệ như: Hái quả - chui vào hang bắt chuột đồng hoặc chuột túi nhảy
qua rãnh nước - tới đích lấy cờ. Tất cả các trò chơi là phương tiện giáo dục thể
lực một cách tích cực và thoải mái, giúp trẻ hồn thiện sức khỏe, hoàn thiện
các vận động như chạy, nhảy, đứng lên, ngồi xuống, hình thành và phát triển
các tố chất của thể lực (nhanh nhẹn, khéo léo) và những phẩm chất nhân cách
như tính kỉ luật, tính tập thể; như trò chơi: Kéo co, rồng rắn lên mây…
Qua hoạt động vui chơi trẻ mạnh dạn dần, thành thạo dần trong giao tiếp,
trong ứng xử đối với mọi người xung quanh. Từ đây trẻ cũng biết nói và trả lời
đầy đủ câu từ, biết xưng hơ chuẩn mực.
Trị chơi dân gian mang tính tập thể cao. Vì vậy, giáo viên cần chú ý giáo
dục và rèn luyện cho trẻ biết phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau khi tham gia
chơi thì mới đạt được kết quả mong đợi.
2.4. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thơng qua việc tạo tình huống thực tế cụ thể.
* Môi trường trong trường, lớp và gia đình.
Trước đây, với những nội dung dạy trẻ nhận biết một số nguy cơ khơng an
tồn và cách phịng tránh thì giáo viên thường giáo dục trẻ với những lời dặn
dị nhắc nhở đơn giản thơng qua nội dung các bài thơ, câu chuyện, bài hát có
nội dung giáo dục dạy trẻ. Song trên thực tế, trong chương trình có rất ít bài hát,
bài thơ, câu chuyện có nội dung đó. Vì vậy, trong năm học này, tơi nghiên


16
cứu lựa chọn những tình huống thường xảy ra trong hoạt động hằng ngày để
đưa ra những tình huống cụ thể để dạy trẻ có kỹ năng ứng biến khi gặp tình
huống khó khăn, biết cách suy nghĩ và giải quyết .
Trước đây, thông qua chủ đề “Bản thân” tôi lựa chọn hình thành kỹ năng
tự chăm sóc bản thân như: Tự lựa chọn quần áo, rồi tự xếp quần áo để tự đi học,
tự dạy, tư đánh răng....Thì hiện tại tôi cho cháu tự dựng lên một tiểu phẩm ngắn

để tái hiện cảnh sinh hoat hằng ngày cho cháu tự đóng vai, và tự trẻ giải quyết
tình huống tại đó. Những hành động tốt thì cho trẻ nơi theo, cịn hành động sai
thì nhờ trẻ trong lớp tái hiện lại hành động đúng. Như vậy, từ những hành động
đó thì tự trẻ đều chỉnh hành vì tốt cho bản thân.
Ví dụ: Cảnh cha mẹ đúc cho con ăn, kêu con dạy đi học,.....thì tơi tạo tình
huống cho trẻ xử lý. Tôi hỏi trẻ: Hành động vậy theo con đúng hay sai?. Nếu là
con thì con sẽ làm sao?. Sau đó cho trẻ đó đóng vai đó tái hiện lại hành động
đúng cho cơ và bạn cùng thấy.
Cịn những tình huống khó hơn thì tơi chỉ dùng lời giáo dục trẻ: Có một
chứ cầm bánh kẹo cho con, kêu con đi theo chú, chú có đồ chơi rất vui. Thì tình
huống này chưa dạy trẻ nếu chẳng may xảy ra sẽ phải xử lý như thế nào. Tôi
đưa cháu vào tình huống đó và hỏi trẻ “ Nếu là con thì con sẽ xử lý như thế
nào?”.
Khi chúng ta dạy trẻ nói lời cám ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người
khác hoặc khi người khác làm một điều gì đó cho mình. Nhưng trong mối quan
hệ giữa những người thân trong gia đình hoặc giữa các cơ giáo và giữa cơ giáo
với trẻ, người lớn khơng nói lời cám ơn thì trẻ cũng sẽ khơng hình thành được ý
thức của việc nên cám ơn người khác. Vì vậy, sự tái hiện lại hồn cảnh như vậy
thì nhận thức của trẻ sẽ đúng đắn hơn, nhận thức sâu sắc hơn.


17
Khi thấy trên sân trường có lá cây, tơi đi qua và bảo trẻ: Con hãy nhặt bỏ
vào thùng rác đi. Khi ấy trẻ sẽ nhặt vì bị sai khiến.
Cũng tình huống trên: Cơ nhặt lá cây bỏ vào thùng rác và hỏi trẻ: Con biết
tại sao cô bỏ lá cây vào thùng rác khơng? giải thích cho trẻ hiểu: Việc làm này
nhằm giữ sân trường sạch đẹp cho các con học và chơi. Lần sau thấy rác trẻ sẽ
tự động nhặt rác vì trẻ hiểu rằng: Nhặt rác là làm sạch sân trường.
Để dạy trẻ kỹ năng sống, chính người lớn hãy tỏ ra rằng mình là người
sống có kỹ năng và hình thành kỹ năng sống cho trẻ thơng qua chính việc hình

thành ý thức cho trẻ trong việc thực hiện các hành động trong giao tiếp cũng như
trong việc bảo vệ chính bản thân trẻ.
* Mơi trường bên ngồi.
Với cách giáo dục như vậy tơi thấy kết quả đạt trên trẻ chưa đạt hiệu quả. Trẻ
ghi nhớ một cách thụ động, và thường chóng quên. Và điều cốt yếu trẻ không hiểu
cốt lõi của vấn đề là tại sao không nên làm như vậy và nếu xảy ra thì phải làm thế
nào. Do đó bây giờ ngồi việc giáo dục như vậy vào giờ hoạt động chiều, tơi đã đưa
ra tình huống “Khi bé bị lạc mẹ trong siêu thị - bé sẽ làm gì?” hay “Có người dẫn
mình đi - thì bản thân cháu sẽ xử lý như thế nào?”.
Tôi đã cho trẻ suy nghĩ, mỗi trẻ đưa ra một cách giải quyết của riêng mình.
Lắng nghe ý kiến của trẻ, cho trẻ suy nghĩ và trả lời theo ý kiến của mình, gợi
mở cho trẻ bằng các câu hỏi: Theo con làm như vậy có được khơng? Tại sao?
Sau đó, cơ giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất:
Khi bị lạc mẹ, bé hãy bình tĩnh, khơng khóc và chạy lung tung mà hãy
đứng yên tại chỗ chờ. Vì bố, mẹ sẽ quay lại chỗ đó để tìm bé. Hoặc bé có thể
đến chỗ chú bảo vệ, cô bán hàng trong siêu thị ở gần chỗ đó để nhờ gọi điện
thoại, hoặc thơng báo lên loa để tìm bố mẹ. Tuyệt đối khơng đi theo người lạ dù


18
người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ. Vì có thể đó sẽ là kẻ xấu lợi dụng cơ hội
đó bắt cóc hoặc làm hại bé.
Với tình hình phức tạp trong xã hội hiện nay, nhiều tình huống bất trắc có
thể xảy ra đối với trẻ như bị bắt cóc, xâm hại. Tơi đã đưa ra những tình huống
để dạy trẻ như: “ Nếu có người khơng quen biết cho bé quà bé nên làm như thế
nào”. Ở tình huống này, với lứa tuổi của trẻ trên thực tế trẻ rất thích khi được
cho q và sẽ khơng biết tại sao không được nhận. Khi trẻ thảo luận, tơi đưa ra
những giả thiết, những tình huống xấu “Nếu đó là kẻ xấu thì sẽ rất nguy hiểm
cho bé”. Tơi phân tích, giải thích cho trẻ và giúp trẻ có phương án giải quyết đó
là:

Tuyệt đối khơng nhận q, ăn bánh kẹo của người lạ vì có thể bị người xấu
tẩm thuốc mê và trúng mưu của kẻ xấu. Khi gặp trường hợp này bé nên nói:“
Cháu cám ơn, nhưng bố mẹ cháu không cho nhận quà của người lạ ạ”.
Từ những tình huống cụ thể mà rất dễ xảy ra đối với trẻ, bằng cách cho trẻ
thảo luận, yêu cầu trẻ suy nghĩ, vận dụng vốn hiểu biết của mình đã có để tìm
cách giải quyết vấn đề. Thơng qua đó cơ giúp trẻ tìm ra phương án tối ưu nhất,
đó cũng chính là kinh nghiệm mà ta cần dạy trẻ. Thơng qua hoạt động đó cũng
giúp trẻ có sự tư duy lo-gich, biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, và giúp trẻ
có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống.
2.5. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
Giờ đón trẻ hoặc trả trẻ: Do tình hình dịch bệnh nên tơi tiếp xúc với cha
mẹ trẻ cũng hạn chế. Đổi ngược lại tôi rất ân cần và chuẩn mực trong xưng hô
với cha mẹ trẻ qua điện thoại, nhóm zalo lớp. Tơi tập cho trẻ khi đến lớp chào
cơ như thế nào, sau đó chào cha mẹ, người thân để vào lớp học hay khi ra về.


19
Giờ hoạt động ngồi trời: Cơ ln nhắc nhở trẻ khi ra sân trường chơi phải
đi theo hàng, bạn nọ nối theo bạn kia, không đẩy bạn để bạn ngã…..Nếu trẻ làm
gì sai với bạn, với cơ thì phải biết xin lỗi cô, xin lỗi bạn. Khi đi chơi gặp các
chú, các cô làm việc trong trường phải biết chào hỏi lễ phép. Ai cho gì phải biết
nhận bằng hai tay và nói cảm ơn.
Ví dụ: Khi quan sát vườn rau, cơ hỏi trẻ.
+ Muốn có nhiều rau để ăn thì chúng ta phải làm gì?
+ Khi ăn rau, chúng mình phải nhớ ơn ai?
Qua đó tơi giáo dục trẻ kính trọng, yêu quý người lao động. Đồng thời giáo
dục trẻ thói quen vệ sinh trong ăn uống như: Ăn từ tốn, không vứt vỏ, bỏ hạt bừa
bãi….
Giờ ăn cơm: Hiện tại tình hình dịch bệnh cịn diễn ra phức tạp. Nên việc ăn
ở trường diễn ra được 2 tuần. Đới với thời gian ngắn thế tôi thường xuyên dạy

trẻ dạy trẻ thói quen văn hóa trong ăn uống qua đó dạy trẻ kỹ năng lao động tự
phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại
bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách
đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn,
ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, biết tự
dọn, cất đúng chỗ chén, muỗng … hoặc biết giúp cô giáo dọn dẹp, ngồi ngay
ngắn, ăn hết xuất không làm ảnh hưởng đến người xung quanh. Đồng nhờ nhắc
nhỡ cháu ăn tại gia cũng thực hiện đúng như trong trường, nhờ cha mẹ trẻ rèn
cháu tại gia, để trẻ phát triển toàn diện hơn.
Giờ hoạt động chiều: Hoạt động này cững như hoạt ăn, diễn ra được 2
tuần. Cho nên việc tăng cường kể cho trẻ nghe các câu chuyện cổ tích qua đó
rèn luyện đạo đức cho trẻ, giúp trẻ hồn thiện mình, biết đọc sách, dạy trẻ yêu


20
thương bạn bè, yêu thương con người cũng như ôn luyện bài thơ bài hát cũng
nhờ phần lớn phụ huynh rèn luyện cháu. Nhiệm vụ của tôi, luôn luôn nhắc nhỡ
luôn tự học tư rèn luyện bản thân là chủ yếu.
Ví dụ: Trước khi tới lớp, hoặc khi lấy cặp về thì tơi rèn cho trẻ tự cắt cặp,
Khơng những thế, việc hoạt động ngủ ( tự thay đồ, tự lấy nệm trải, cắt
nệm) của cháu cũng ảnh hưởng đến rèn kỹ năng cho trẻ để hồn thiện chính bản
thân trẻ. Đồng thời cũng nhắc nhỡ cháu học một buổi về nhà tự ăn cơm và tự
động lên võng hay gường ngủ trưa giống như được học tại trường.
Ngoài ra tôi cũng giáo dục về kỹ năng sống cho trẻ trong các hoạt động
khác: Tổ chức các hoạt động chào mừng các ngày hội lễ như: Ngày nhà giáo
Việt Nam 20/11, Quốc tế Phụ nữ 8/3….
3. Tạo môi trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường, lớp.
Cùng với ngành thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện- học
sinh tích cực”, việc tạo cảnh quan sư phạm trong lớp học cũng là một tiêu chí trong
phong trào này. Tôi luôn chú ý tạo cảnh quan sư phạm trong lớp học, đồ dùng đồ

chơi được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, từng góc riêng biệt. Mỗi góc tôi đều làm mới
để hấp dẫn trẻ, tạo cảm giác thích thú, ln mong muốn được sắp xếp ngăn nắp. Đặc
biệt là góc thiên nhiên được trang trí và trồng nhiều cây cảnh để tạo cho trẻ một
không gian xanh, để mỗi ngày trẻ có thể tự mình chăm sóc cây xanh, giáo dục trẻ
biết yêu cái đẹp. Qua hoạt động này kích thích trẻ u lao động, hình thành thói
quen lao động ở trẻ và tạo tình cảm của trẻ với thế giới thiên nhiên, gần gũi với
thiên nhiên, cây cối xung quanh mình.
- Để tạo cảnh quan sân trường, tơi thường tổ chức hoạt động lao động,
chăm sóc vườn cây ở góc thiên nhiên, vườn rau sạch của bé: Cho trẻ nhặt lá cây,
nhổ cỏ, tưới nước…..để tạo môi trường xanh - sạch - đẹp.


21
- Xây dựng góc dân gian trong lớp để hàng ngày trẻ được tiếp cận với các
trò chơi dân gian.
- Đối với giá góc đồ chơi, cuối tuần tơi thường tổ chức cho trẻ thi đua lau
dọn, sắp xếp đồ chơi gọn gàng. Nhờ vậy, qua mỗi lần tổ chức hoạt động vui
chơi, trẻ chơi xong biết thu dọn đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp.
- Trang trí các mảng tường có nội dung Giáo dục kỹ năng sống như:
+ Treo hình ảnh các bước rửa tay đúng cách ngay ở dưới vòi nước rửa tay
của trẻ.
+ Trong phòng vệ sinh, trang trí các hình ảnh minh họa hành động giáo
dục trẻ như: Xếp hàng để rửa tay, để rác đúng nơi quy định.….
- Góc tun truyền ở lớp: Tơi sưu tầm các bài tuyên truyền giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ trên mạng hay trên báo để dán ở góc tuyên truyền dành cho
cha mẹ trẻ để phụ huynh khi đưa đón trẻ đến lớp có thể đọc.
4. Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm có tính giáo dục và tính tương tác cao.
Phương pháp giáo dục trẻ mầm non phải tạo điều kiện cho trẻ được trải
nghiệm tìm tịi, khám phá thế giới xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng,
đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ trong phương châm chơi mà học, học bằng

chơi. Chú trọng đổi mới mơi trường giáo dục nhằm kích thích tạo cơ hội cho trẻ
khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ.
Ngoài ra, tơi ln ln dạy trẻ văn hóa trong ăn uống qua đó dạy trẻ kỹ
năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi
ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn
uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không
gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau


22
khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa … hoặc biết giúp người lớn dọn
dẹp, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
Trong năm học này tôi đã tổ chức cho trẻ chơi một góc “ Chợ quê” ở
trường phù hợp với thời điểm và với chủ đề đang học.
Ví dụ: Chủ đề “ Thế giới thực vật” tôi cho trẻ đi dạo tham quan vườn rau,
cây cối xung quanh khuôn viên trường.
Qua các buổi được chơi tái hiện cuộc sống bên ngồi, vào trong tâm trí của
trẻ như vậy trẻ rất phấn khởi vì được giao lưu đóng vai với các bạn trong lớp và
ngoài lớp. Biết chào hỏi khách đến cửa hàng của mình. Chơi được nhiều lần trẻ
trở nên mạnh dạn, tự tin hơn. Trẻ được luyện kỹ năng giao tiếp xã hội, chào hỏi
lễ phép, được rèn khả năng quan sát nhận biết các sự vật hiện tượng ở trên
đường đi và ở nơi mà trẻ đến tham quan. Qua đó kiến thức mà trẻ thu được về
chủ đề sẽ được mở rộng và khắc sâu hơn.
Bên cạnh đó, tơi cịn tổ chức hoạt động cho trẻ giao lưu giữa các tổ trong
lớp, tình hình dịch bệnh nên tôi hạn chế cho cháu giao lưu giữa các lớp nhỡ
trong trong trường. Trong buổi giao lưu trong lớp, trẻ được sở thích, được thể
hiện bản thân mình, được trị chuyện, cùng nhau tìm hiểu, khám phá về một chủ
đề đang học giúp kiến thức của trẻ được mở rộng và củng cố thêm. Trẻ biết hợp
tác cùng nhau bàn bạc, thảo luận để cùng giới thiệu về mình, về tổ, về lớp mình,
cho các bạn biết.

Hoặc khi tổ chức cho trẻ hoạt động lao động, tôi để trẻ chủ động nhận cơng
việc của mình, tự thỏa thuận, phân cơng cơng việc trong nhóm, tự bàn bạc tìm
cách giải quyết cơng việc của nhóm mình. Qua đó tơi có thể giúp trẻ hình thành
sự tự tin, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống khi xảy
ra vấn đề cần giải quyết.
Khi cho trẻ chơi tự do trong hoạt động ngồi trời, tơi vừa quan sát trẻ chơi,
vừa hướng dẫn trẻ cách chơi an toàn như: Cách leo lên xuống thang, cách nắm


23
thành cầu trượt để trượt cho an toàn, hướng dẫn trẻ cách kiên trì chờ đến lượt
mình chơi, tuyệt đối không xô đẩy, tranh giành đồ chơi, chỗ chơi với bạn..
Từ những hoạt động trên, dù tình hình dịch bệnh cịn hạn chế nhưng tơi
ln tạo cơ hội và mơi trường nhỏ cho cháu hoạt động. Từ đó, trẻ trở nên mạnh
dạn, tự tin.... không rụt rè, lo sợ nữa.
5. Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong mùa dịch bệnh
covid- 19 hiện nay.
Trong bối cảnh người dân trên toàn thế giới đang thực hiện các biện pháp
bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng trước dịch covid-19, việc đảm bảo tất cả
trẻ em được tiếp tục học tập trong một môi trường thân thiện, tơn trọng, hịa
nhập và hỗ trợ là rất quan trọng.
Trong đó, nhà trường và giáo viên đóng vai trị then chốt. Việc chia sẻ
thơng tin chính xác và khoa học về covid-19 sẽ giúp giảm bớt nỗi sợ hãi, lo lắng
về dịch bệnh và tăng cường khả năng ứng phó của trẻ em trước các tác động
gián tiếp của dịch bệnh đối với cuộc sống.
Trước tình hình trên, thời gian trẻ chưa được đến trường, đối với trẻ bây
giờ quan trọng nhất là kỹ năng sống của trẻ, để trẻ có thể tự phục vụ bản thân
hay tự bảo vệ sức khỏe bản thân trong khi cha mẹ đang bận rộn cơng việc bên
ngồi chưa tồn tâm chăm sóc bản thân.
Thời điểm đó, tơi khơng trục tiếp giáo dục kỹ năng sống trẻ nhưng tôi giáo

dục cháu gián tiếp qua nhóm zalo lớp, cũng được nhiều cha mẹ đồng tình và
giáo dục cháu.
5.1. Giáo dục cháu tại nhà.
Mặc dù trên các đài truyền hình, phóng sự, thời sự, đài phát thanh,..... đã
nhắc nhỡ tồn dân, tồn gia đình, tồn cá nhân thực hiện đúng 5k, nhưng đối với
trẻ có cháu thực hiện rất đúng, bên cạnh đó cịn phần lớn cháu chưa quan tâm
hay chứ ý tời.


24
Hằng tháng, hằng tuần tôi luôn luôn lồng ghếp tuyên truyền về cách phịng
tránh, tìm hiểu về thơng điệp 5k, rửa tay 6 bước, đeo khẩu trang đúng cách,....
ứng với các bài tuyên truyền tôi lựa chọn video phù hợp, dễ nhìn dễ bắt chước.
Tập trung truyền thơng về những hành vi có lợi cho sức khỏe như dùng
khuỷu tay che miệng, mũi khi ho, hắt hơi và rửa tay thường xuyên. Một trong
những cách hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ em trước vi-rút Corona và các bệnh khác
chính là khuyến khích trẻ em rửa tay thường xun, tơi luôn nhắc cha mẹ trẻ qua
zalo động viên cháu cho cháu thực hiện rửa tối thiểu 20 giây/lần. Để dạy trẻ thói
quen rửa tay, thay vì dọa dẫm cháu, có thể cho trẻ rửa tay kết hợp xem video vận
động bài “ Khúc hát bàn tay thơm”, “Vũ điệu rửa tay”, hay video “ Ghen cô
vy”......để vừa học vừa vui, hứng thú thực hiện một cách nhẹ và thường xuyên
tại nhà.
Không những thế, tôi luôn động viên phụ huynh cùng học cùng chơi với
trẻ, cũng là người bạn đồng hành trong lúc cùng cháu rửa tay, hay là đeo khẩu
trang đúng cách tại nhà hoặc khi ra khỏi nhà và những người xung quanh.
xuyên của cháu là những kỹ năng sống cơ bản và cần thiết nhất hiện nay,
không những vậy tơi cịn nhắc nhỡ phụ huynh chú ý đến sức khỏe, chế độ dinh
dưỡng, ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng, uống đủ nước và có tin thần thoải
mái vui vẻ. Bổ sung các loại rau củ, hoa quả chứa nhiều vitamin C, E giúp tăng
cường hệ miễn dịch, giúp nhuận tràng, tránh táo bón ở trẻ. Ba mẹ cũng cần tập

cho bé một lối sống lành mạnh: Đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc, đúng giờ, rèn
luyện cơ thể thường xuyên, tắm nắng để hấp thụ vitamin D,...
5.2. Cịn ở tại trường.
Bất kì trao đổi hay hoạt động nào đều cần cân nhắc nhu cầu cụ thể của trẻ
em, dựa trên hướng dẫn của nhà trường, chính quyền các cấp, cấp địa phương
cũng như nguồn tin đáng tin cậy như UNICEF và Tổ chức Y tế thế giới ( WHO).


25
Khi trẻ đến trường, bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp của tôi được Y
tế trường tập huấn các kiến thức cơ bản nhất và cần thiết nhất để đón trẻ học trở
lại.
Trẻ đến cổng trường, đều đầu tiên trẻ làm đeo khẩu trang từ nhà tới trường,
đều thứ hai trẻ làm là sát khuẩn tay và đo thân nhiệt khi vào lớp. Đây là kỹ năng
quan trọng để trẻ thực hiện hằng ngày. Còn hành động trẻ làm nhiều nhất trong
một buổi học là rửa tay 6 bước đúng cách.
Khơng những thế tơi cịn sử dụng con rối hoặc búp bê để minh họa cho trẻ
các triệu chứng bệnh (hắt hơi, ho, sốt), những điều cần làm khi bị ốm (đau đầu,
đau bụng hoặc sốt và mệt mỏi) và cách an ủi một bạn bị ốm (nuôi dưỡng lòng
thấu cảm và hành vi bày tỏ sự quan tâm một cách an tồn).
Khi ngồi theo hình chữ U, để tạo khoảng cách an toàn giữa các trẻ, cho trẻ
tập giãn cách nhau một sải tay hoặc ngồi chữ U lớn, u nhỏ để trẻ biết cách duy
trì khoảng cách an tồn với người khác và khơng chạm vào người bạn.
Trong lớp tơi, đều tơi có thể cảm thấy vui là cháu có kỹ năng rất tốt, đó là
biết giúp bạn và chia sẽ khẩu trang khi khẩu trang của bạn mình hư. Đây cũng là
một kỹ năng mà những cháu khác trong lớp chưa có, để cháu có thể noi gương
bạn để học theo.
Những hành động nhỏ cũng góp phần ngăn chặn và đẩy lùi dịch covid-19.

III. KẾT QUẢ

Qua một thời gian thực hiện và theo dõi, tôi nhận thấy những biện pháp
trên rất có hiệu quả, tháng 4/2022 đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận:
Từ số liệu trên cho thấy:
+ Kỹ năng tự phục vụ bản thân tăng: 48,6%
+ Kỹ năng tự tin tăng: 42,8 %


×