Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Giáo trình phương pháp giảng dạy chuyên ngành điện - Nguyễn Trọng Thắng (c.b), Võ Thị Xuân, Lưu Đức Tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.66 MB, 125 trang )


ThS. Nguyễn Trọng Thắng (chủ biên)
TS. Võ Thị Xuân - ThS. Lưu Đức Tuyến

GIÁO TRÌNH

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CHUN NGÀNH ĐIỆN nhằm giúp
sinh viên khoa Điện của Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật TP.HCM làm tài liệu học tập,
hoặc có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Điện – Điện tử, Điện tử –
Viễn thông và các ngành khác liên quan đến lĩnh vực Điện – Điện tử.
Giáo trình trình bày những lí thuyết cơ bản: Tổng quan về dạy học chuyên ngành
Điện; Phƣơng pháp dạy học các mơn lí thuyết và phƣơng pháp dạy học các môn thực
hành ngành Điện.
Để giúp sinh viên dễ dàng trong việc học tập và nghiên cứu, ngoài những nội
dung cơ bản, giáo trình trình cịn trình bày sâu về những vấn đề chung của lí luận dạy
học, tính đặc thù của tri thức và giáo viên chuyên ngành Điện.
Các tác giả

3


MÔ-ĐUN 1: TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN


MÔ-ĐUN 1
TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN

THỜI LƢỢNG:

Lí thuyết: ...g

Thực hành: ...g

Tổng cộng: ...g

THỨ TỰ BẮT BUỘC CỦA MÔ ĐUN
3
1

2

4
5

1 : ĐN1 - Những vấn đề chung của lí luận dạy học chuyên ngành điện
2 : ĐN2 - Tính đặc thù của tri thức ngành điện
3 : ĐN3 - Nguyên tắc dạy học chuyên ngành điên
4 : ĐN4 - Phương pháp dạy học chuyên ngành điện
5 : ĐN5 - Tính đặc thù của giáo viên dạy ngành điện

MỤC TIÊU CỦA MƠ ĐUN
Sau khi học xong mơ đun này học viên có khả năng:
- Hiểu biết những vấn đề cơ bản của lí luận dạy học chuyên ngành điện, về tính
đặc thù của tri thức ngành điện, về các cơng việc của người giáo viên dạy học

các môn học ngành điện, về các phương pháp và các nguyên tắc dạy học chuyên
ngành điện.
- Biết cách vận dụng những phương pháp, các thủ thuật dạy học thích hợp với
nguyên tắc và tính đặc thù của ngành điện
- Hình thành những phẩm chất tốt đẹp như lòng yêu tri thức, yêu nghề, ý thức sẵn
sàng học hỏi, phát triển năng lực tư duy.

5


MÔ-ĐUN 1: TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN

ĐƠN NGUYÊN 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA LÍ LUẬN DẠY HỌC
CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN

A. MỤC TIÊU
Sau khi học xong đơn nguyên này người học có khả năng:
- Biết được những vấn đề chung của lí luận dạy học chuyên ngành điện, cụ thể là
biết được khái niệm về lí luận dạy học chuyên ngành điện và đối tượng nghiên
cứu, các phương pháp nghiên cứu của lí luận dạy học chuyên ngành điện.
- Biết được các nhiệm vụ của lí luận dạy học chuyên ngành điện, cũng như các mối
quan hệ giữa lí luận dạy học chuyên ngành điện với các khoa học khác.

B. PHƢƠNG TIỆN
- Tài liệu.
- Bảng phấn, máy chiếu, máy vi tính.

C. NỘI DUNG
1. TỔNG QUAN

1.1. Lí luận dạy học chun ngành điện và đối tƣợng nghiên cứu của nó
Lí luận dạy học chuyên ngành điện là một bộ phận của giáo dục học kỹ thuật
chuyên nghiệp, là bộ môn nghiệp vụ của ngành sư phạm kỹ thuật; lí luận dạy học
chuyên ngành điện hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của
lĩnh vực dạy kỹ thuật nghề nghiệp chuyên ngành điện. Đó là sự vận dụng những lí luận
dạy học đại cương vào việc nghiên cứu những đặc điểm dạy và học các môn học thuộc
chuyên ngành điện; nghiên cứu lí thuyết và thực hành dạy học phù hợp với đặc thù của
tri thức ngành điện.
Các phạm trù cơ bản nhất đặc trưng cho lí luận dạy học chun ngành điện là
q trình dạy học, nội dung dạy học, nguyên tắc dạy học, phương pháp dạy học và các
hình thức tổ chức dạy học chuyên ngành điện.
Đối tượng nghiên cứu của lí luận dạy học chun ngành điện là q trình dạy
học các mơn học chuyên ngành điện ở các trường đại học, cao đẳng, THCN và dạy
nghề cùng với các quy luật của nó. Nói một cách cụ thể hơn thì đối tượng của lí luận
dạy học chuyên ngành điện bao gồm:
6


MÔ-ĐUN 1: TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN

Nhiệm vụ của dạy học kỹ thuật nghề nghiệp chuyên ngành điện.
Bản chất của quá trình dạy học kỹ thuật nghề nghiệp chuyên ngành điện.
Các nguyên tắc dạy học kỹ thuật nghề nghiệp chuyên ngành điện.
Mục đích, nội dung và phương pháp dạy học kỹ thuật nghề nghiệp chuyên ngành
điện.
- Các hình thức tổ chức dạy học kỹ thuật nghề nghiệp chuyên ngành điện.
- Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh kỹ thuật nghề nghiệp
chuyên ngành điện.
- Tổ chức quản lí q trình dạy học kỹ thuật nghề nghiệp chuyên ngành điện.
-


1.2. Nhiệm vụ của lí luận dạy học chuyên ngành điện
Nhiệm vụ của lí luận dạy học chuyên ngành điện là nghiên cứu quá trình dạy học
các mơn học thuộc chun ngành điện ở các trường đại học, cao đẳng, THCN và dạy
nghề, nghiên cứu những mối liên hệ biện chứng giữa mục đích, nội dung, phương
pháp, phương tiện, để tìm ra những quy luật của nó. Trên cơ sở đó xây dựng hệ thống
lí luận phản ánh những mối liên hệ biện chứng của quá trình dạy học chuyên ngành
điện, xác định các luận điểm cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng nội dung, nguyên
tắc, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học chun ngành điện, từ đó hình thành
những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của quá trình dạy học này, góp phần đào
tạo nguồn nhần lực chất lượng cao phục vụ cho cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Các trường đại học và cao đẳng sư phạm kỹ thuật với chức năng đào tạo đội ngũ
giáo viên dạy kỹ thuật nghề nghiệp cho các trường đại học, cao đẳng, THCN và dạy
nghề; do đó lí luận dạy học chuyên ngành điện cũng có nhiệm vụ trang bị cho sinh viên
hệ thống kiến thức và kỹ năng sư phạm nghề dạy học chuyên ngành điện. Cụ thể là:
- Hệ thống kiến thức về lí luận dạy học chuyên ngành điện cũng như những tri
thức về mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, các hình thức tổ chức
dạy học các môn học thuộc chuyên ngành điện.
- Hệ thống kỹ năng sư phạm nghề như kỹ năng phân tích chương trình, lập kế
hoạch dạy học, kỹ năng sử dụng sáng tạo các phương pháp dạy học, sử dụng
thành thạo các đồ dùng, phương tiện dạy học, kỹ năng tổ chức và điều khiển hoạt
động học tập cho học sinh.
- Từ đó bồi dưỡng cho sinh viên năng lực dạy học, năng lực giáo dục thông qua
dạy học và năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục. Đồng thời góp phần bồi
dưỡng phẩm chất đạo đức và tình cảm nghề nghiệp của người giáo viên dạy kỹ
thuật chuyên ngành điện.
1.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu lí luận dạy học chuyên ngành điện
Để xây dựng và phát triển lí luận dạy học chuyên ngành điện thường phải vận
dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Cụ thể thường sử dụng những phương

pháp sau đây:
7


MÔ-ĐUN 1: TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN

- Phương pháp quan sát: tức nghiên cứu bằng cách tri giác trực tiếp các đối tượng
nghiên cứu trong nhiều hoàn cảnh khác nhau nhằm thu được những số liệu, tài
liệu cụ thể và cảm tính trực quan đặc trưng của về đối tượng. Khi thực hiện
phương pháp quan sát có thể sử dụng thêm nhiều phương tiện kỹ thuật để hổ trợ
như máy ảnh, máy ghi âm, máy quay phim...
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp thu thập thơng tin qua các loại
tài liệu có liên quan đến các nội dung nghiên cứu nhằm thu thập những khái
niệm, tư tưởng cơ bản về vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: là phương pháp kết hợp lí luận với thực tiễn,
đem lí luận phân tích thực tiễn. Tổng kết kinh nghiệm ở các trường, các giáo
viên, học viên và cả bản thân, để từ đó rút ra những kết luận được khái quát và
sắp xếp theo một hệ thống nhất định.
- Phương pháp trò chuyện: đây là quá trình giao tiếp trực tiếp với các đối tượng
theo một chương trình đã vạch ra nhằm thu thập các dữ kiện. Các cuộc nói
chuyện trao đổi có thể được tổ chức ở hình thức các cuộc hội đàm với giáo viên,
với sinh viên, học sinh, với các chun gia, với cán bộ quản lí... Phương pháp trị
chuyện thành công khi biết vận dụng linh hoạt các thủ thuật trong giao tiếp và
truyền thơng như tạo khơng khí chan hòa, cởi mở, tự nhiên, khéo léo gợi mở để
được nghe các đối tượng trình bày về những vấn đề đang quan tâm nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu: Đây là phương pháp thu lượm thông tin, tư
liệu cần thiết một cách đại trà thông qua những phiều hỏi ý kiến được người
nghiên cứu xây dựng sẵn. Nội dung các câu hỏi chính xác, với sự diễn đạt rõ
ràng sao cho mọi người khi xem đều hiểu như nhau có ý nghĩa quan trọng trong
việc thu thập những thơng tin có độ tin cậy cao.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm sư phạm được sử dụng khi
muốn kiểm định một số giả thuyết hay muốn thấy rõ ảnh hưởng của những tác
động nhất định đến cá nhân hay một nhóm học sinh, nhờ đó mà có thể xác định
những cải tiến cần thiết góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
- Phương pháp trắc nghiệm tâm lí: Đây là phương pháp được áp dụng khi cần giải
quyết các vấn đề liên quan đến động cơ học tập, đặc điểm nhân thức, kết quả học
tập của người học hay đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên. Phương pháp
này sử dụng các trắc nghiệm tâm lí học và giáo dục học được chuẩn bị rất cơng
phu, đảm bảo tính khách quan và được tiêu chuẩn hóa, dùng để đo lường khách
quan một hay nhiều khía cạnh của một nhân cách hoàn chỉnh qua những câu trả
lời bằng ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ (ký hiệu) hoặc bằng những hành vi khác
(như biểu hiện tâm lí...) nhằm đánh giá việc ứng xử và kết quả hoạt động của
một người hay nhóm người.

- Phương pháp thống kê: Là phương pháp sử dụng các phép tính thống kê để xử lí
số liệu thu lượm từ các cuộc khảo sát, điều tra, trao đổi, thực nghiệm … và từ kết
quả của nó giúp cho việc đánh giá các vấn đề được khách quan và chính xác,
cũng như giúp đưa ra các biện pháp cải tiến thích hợp nhằm hồn thiện sản phẩm
nghiên cứu.
8


MƠ-ĐUN 1: TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC CHUN NGÀNH ĐIỆN

Tóm lại, việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu trên đây nên thực hiện
một cách linh hoạt và sáng tạo mới đem lại hiệu quả cao trong việc nghiên cứu lí luận
dạy học chuyên ngành điện.
1.4. Mối quan hệ giữa lí luận dạy học chuyên ngành điện với các khoa
học khác
Lí luận dạy học có quan hệ gần gũi với các môn học khác, cụ thể là các môn học

sau đây:
- Triết học có quan hệ mật thiết đến lí luận dạy học chuyên ngành điện là lí luận
về nhận thức. Lí luận nhận thức là một bộ phận của triết học duy vật biện chứng,
nó nghiên cứu nguồn gốc, các quy luật cơ bản, các hình thức và phương pháp
nhận thức thế giới khách quan. Do đó lí luận nhận thức là cơ sở phương pháp
luận của lí luân dạy học chun ngành điện, nó trang bị cho lí luận dạy học
chuyên ngành điện những quan điểm khoa học về các hiện tượng xảy ra trong
quá trình dạy học chuyên ngành điện.
- Logic học giúp cho việc nghiên cứu một cách logic quá trình dạy học chuyên
ngành điện. Logic học giúp cho người giáo viên vận dụng hợp lí các nguyên tắc,
phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học; đảm bảo được tính logic trong
nội dung dạy học, trong suy nghĩ, trong hoạt động dạy và học.
- Sinh lí học thần kinh cấp cao đã giúp cho việc xây dựng cơ sở sinh lí học cho
các nguyên tắc, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chuyên ngành điện.
- Tâm lí học mà đặc biệt là tâm lí học sư phạm, nghiên cứu những đặc điểm tâm lí
của con người trong q trình dạy học và giáo dục; do đó nó giúp cho lí luận dạy
học chuyên ngành điện xây dựng được cơ sở tâm lí học của quá trình dạy học
chuyên ngành điện, giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học chuyên ngành
điện.
- Toán học, đặc biệt là toán thống kê, đã được áp dụng rộng rãi trong việc xử lí
các số liệu trong q trình khảo sát, nghiên cứu lí luận dạy học chuyên ngành
điện, cũng như được vận dụng vào việc nghiên cứu và thực hiện dạy học chương
trình hóa, dạy học bằng máy tính.

2. Q TRÌNH DẠY HỌC CHUN NGÀNH ĐIỆN
2.1. Khái niệm
Quá trình dạy học chuyên ngành điện là quá trình tương tác và thống nhất của
hai hoạt động dạy và học các môn học thuộc chuyên ngành điện của giáo viên và học
sinh, phản ánh tính chất hai mặt của q trình dạy học tồn vẹn, qua đó các nhiệm vụ
dạy học nói chung, các nhiệm vụ dạy học chuyên ngành điện nói riêng được thực hiện.

2.2. Các nhiệm vụ của quá trình dạy học chuyên ngành điện
Quá trình dạy học chun ngành điện mang tính mục đích rất cao, thể hiện rõ
qua các mục đích cụ thể sau đây:
9


MÔ-ĐUN 1: TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN

- Nhiệm vụ giáo dưỡng: Giáo dưỡng là nhiệm vụ quan trọng cơ bản nhất nhằm
giúp hình thành cho người học hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp
thuộc chuyên ngành điện để người học có khả năng hoạt động sáng tạo trong lĩnh
vực ngành điện. Kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp thể hiện qua tính chính xác, nhanh
gọn của thao tác, động tác. Mặt khác thông qua cách thức tổ chức hoạt động thực
hành, thực tập cũng đã hình thành kỹ năng kỹ xảo và phát triển các năng lực
nhận thức và năng lực hành động; đặc biệt là phát triển khả năng làm việc nhóm
và năng lực tư duy kỹ thuật nghề nghiệp. Nói cách khác quá trình dạy học
chun ngành điện khơng chỉ làm cho người học nắm vững hệ thống kiến thức
về lĩnh vực chuyên mơn của mình mà cịn biết vận dụng chúng vào thực tiễn
nghề nghiệp một cách sáng tạo góp phần làm tăng chất lượng cuộc sống của cá
nhân và cộng đồng.
- Nhiệm vụ giáo dục các phẩm chất nhân cách: Giáo dục nhân cách là nhiệm vụ
quan trọng, là mục đích phải đạt tới của bất kỳ quá trình dạy học nào. Giáo dục
trong dạy học là con đường giáo dục hiệu quả nhất, các phẩm chất đạt được toàn
diện và vững chắc nhất. Chính vì lẽ đó mà thơng qua quá trình dạy học chuyên
ngành điện dã giúp hình thành cho người học những phẩm chất nhân cách như
lòng yêu nghề và sự hứng thú đối với công việc, đức tính kiên trì, bền bỉ, cẩn
thận, khéo léo, linh động; thói quen làm việc có kỹ thuật, có kỹ luật, bảo đảm an
tồn lao động, có tác phong cơng nghiệp và đạt năng suất cao; tinh thần trách
nhiệm đối với công việc, ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu, bảo vệ của cơng, tính
khách quan, trung thực trong kiểm tra đánh giá công việc, sản phẩm...

- Nhiệm vụ phát triển trí tuệ cho người học: Trên cơ sở cung cấp những kiến
thức chuyên ngành, rèn luyện kỹ năng thực hành ln có những mức độ khó
khăn nhất định địi hỏi người học phải có những cố gắng tích cực để vươn tới
chiếm lĩnh tri thức, nhờ đó mà trí tuệ phát triển. Thêm vào đó q trình dạy học
chun ngành điện theo hướng hiện đại thông qua các phương pháp dạy học tích
cực lấy người học làm trung tâm nên bên cạnh việc bổi dưỡng kiến thức, còn rất
chú trọng đến việc bồi dưỡng phương pháp tư duy sáng tạo cho người học; nhờ
đó mà năng lực trí tuệ của người học có điều kiện phát triển nhanh chóng.
Tóm lại, quá trình dạy học chuyên ngành điện phải thực hiện cả ba nhiệm vụ
trên, ba nhiệm vụ này gắn bó chặt chẽ, tác động biện chứng với nhau và cùng phát
triển. Mỗi nhiệm vụ là tiền đề cho các nhiệm vụ khác, nhiệm vụ này là kết quả của
nhiệm vụ kia và kết quả cuối cùng đạt được phải là nhân cách của người học.
2.3. Nội dung dạy học chuyên ngành điện
Nội dung dạy học chuyên ngành điện là hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo
nghề nghiệp trong lĩnh vực điện. Nội dung dạy học chuyên ngành điện cũng là sự phản
ánh tổng hợp các nguyên lí khoa học, quy trình kỹ thuật của nghề nghiệp thuộc lĩnh
vực điện, nó phản ảnh một cách khái quát những kinh nghiệm thực tiễn trong việc thực
hiện các quy trình cơng nghệ của các quá trình sản xuất trong lĩnh vực điện, là sự tích
lũy có chọn lọc từ những nguồn kinh nghiệm chung và những kinh nghiệm riêng về
các ngành nghề trong lĩnh vực điện qua nhiều thế hệ.
10


MÔ-ĐUN 1: TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN

2.4. Hình thức tổ chức dạy học chuyên ngành điện
Hình thức tổ chức dạy học là cách thức tổ chức quá trình học tập cho người học
theo một trật tự và chế độ nhất định, phù hợp với mục đích, nội dung dạy học nhằm
thực hiện các nhiệm vụ dạy học đã quy định. Hình thức tổ chức dạy học chuyên ngành
điện là sự vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học để thực hiện quá trình học tập các

nội dung thuộc chuyên ngành điện. Dưới đây là các hình thức tổ chức dạy học chuyên
ngành điện phổ biến:
- Hình thức dạy học tồn lớp: Đây là hình thức tổ chức cơ bản và phổ biến nhất
của quá trình dạy học; diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định (một số tiết
học hay giờ học), tại một địa điểm xác định (phòng học), với một số lượng học
sinh nhất định, có trình độ phát triển đồng đều, nội dung dạy học được thực hiện
kế tiếp nhau theo một chương trình, một kế hoạch cụ thể được định trước. Ở hình
thức này người giáo viên chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy học truyền
thống – đó là cách thức dạy học với hoạt động của giáo viên làm trung tâm.
Người giáo viên giữ vai trị độc tơn, ban phát kiến thức, truyền tải thông tin từ
đầu thầy sang đầu trị thơng qua những phương pháp như thuyết trình, diễn
giảng. Học sinh đóng vai trị khách thể, chỉ thụ động lắng nghe, ghi chép và suy
nghĩ theo cách suy nghĩ của thầy. Đối với dạy học thực hành thì hình thức dạy
học theo lớp thích hợp cho các hướng dẫn ban đầu.
- Hình thức dạy học hợp tác: Hình thức này có mục tiêu phát triển hoạt động độc
lập của người học. Quá trình dạy học là quá trình tương tác giữa giáo viên và học
sinh trong mối quan hệ hợp tác, đồng thời cũng có sự trợ giúp lẫn nhau giữa
những người học.
- Hình thức dạy học theo nhóm: Ở hình thức này, lớp học được chia thành nhiểu
nhóm. Đối với dạy học thực hành thì hình thức dạy học theo nhớm thích hợp cho
hoạt động hướng dẫn thường xun.
- Hình thức tham quan, ngoại khóa: Đây là hình thức tổ chức cho người học thâm
nhập thực tế nghề nghiệp, bằng cách trực tiếp quan sát những hoạt động nghề
nghiệp chuyên ngành điện diễn ra trên thực tế, thường là tại các cơ quan, nhà
máy, xí nghiệp... nhờ đó người học có điều kiện tiếp cận được các trang thiết bị
kỹ thuật hiện đại trong ngành điện, được mở mang, cập nhật thêm kiến thức
chun mơn. Ngồi ra, người học có thể tìm ra mối liên hệ giữa kiến thức học
được ở trường với thực tiễn, rút ra những bài học bổ ích nhằm tự mình hồn
thiện thêm khối tri thức chuyên ngành của mình. Để quá trình tham quan đạt
được kết quả tốt đòi hỏi người tổ chức phải quan tâm đến việc lựa chọn địa điểm,

lập kế hoạch hoạt động cụ thể.
- Hình thức dạy học cá nhân: thích hợp cho các trường hợp cá biệt, cụ thể hóa
việc đánh giá kiến thức người học.
- Hình thức bài tập ở nhà, tự học: Đây là hình thức học sinh học ngồi giờ lên lớp
khơng có mặt trực tiếp của giáo viên. Tự học thường được tiến hành ở nhà, ở thư
viện... là cách học hoàn toàn độc lập theo phương pháp tự nghiên cứu. Nội dung
công việc tự học chủ yếu là các bài tập về nhà, các bài học cũ, chuẩn bị bài mới
11


MÔ-ĐUN 1: TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN

hay nghiên cứu thêm tư liệu để đào sâu những vấn đề đã học trên lớp. Với hình
thức tự học thì người học cịn có thể rèn luyện các kỹ năng thực hành nghề
nghiệp thơng qua q trình thực hiện các công việc đã được thực hành trên
xưởng trường.

3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Giáo dục: Giáo dục là một hình thái ý thức xã hội, là hiện tượng văn minh của
xã hội loài người. Giáo dục xuất hiện và phát triển gắn bó cùng với lồi người. ở đâu
có con người, ở đó có giáo dục (tính phổ biến). Khi nào cịn lồi người, lúc đó cịn giáo
dục (tính vững hằng).Về bản chất, giáo dục là sự truyền đạt và tiếp thu kinh nghiệm
lịch sử xã hội của các thế hệ lồi người. Về mục đích giáo dục là sự định hướng của thế
hệ trước cho sự phát triển của thế hệ sau. Về phương thức giáo dục là cơ hội giúp cho
mỗi cá nhân đạt tới hạnh phúc, và là cơ sở đảm bảo cho sự kế thừa, tiếp nối và phát
triển những thành quả văn hóa của xã hội lồi người. Nói cách khác giáo dục là khoa
học về q trình giáo dục con người, là tồn bộ sự tác động của môi trường tự nhiên và
xã hội nhằm hình thành mẫu nhân cách theo yêu cầu của xã hội.
Đào tạo: Là giáo dục theo nghĩa hẹp, đó là hoạt động giáo dục thông qua trường
lớp.

Giáo dƣỡng: Là quá trình cung cấp kiến thức khoa học, hình thành phương pháp
nhận thức và kỹ năng thực hành sáng tạo cho người học thơng qua con đường dạy học.
Nói cách khác giáo dưỡng là sự hình thành hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cho
người học trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật..., tức bồi dưỡng học vấn
cho người học.
Học : Học là hoạt động có đối tượng, trong đó người học là chủ thể, khái niệm
khoa học là đối tượng để chiếm lĩnh.
- Về bản chất học là sự tiếp thu, xử lí thơng tin chủ yếu bằng các thao tác trí tuệ
dựa vào vốn sinh học và vốn đạt được của cá nhân; từ đó có được tri thức, kỹ
năng, thái độ mới.
- Học là q trình tự giác tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa học, dưới sự
điều khiển sư phạm của giáo viên.
- Chiếm lĩnh khái niệm khoa học là mục đích của học. Chiếm lĩnh là hiểu biết sâu
sắc khái niệm, biến nó trở thành vốn tri thức riêng của bản thân và có thể vận
dụng thành thục tri thức đó để chiếm lĩnh các tri thức khác. Khi chiếm lĩnh khái
niệm thành cơng, nó sẽ dẫn tới đồng thời ba mục đích bộ phận là: trí dục (nắm
vững khái niệm); phát triển (tư duy khái niệm); giáo dục (thái độ đạo đức)
- Học có hai chức năng thống nhất với nhau: lĩnh hội (tiếp thu thông tin dạy của
thầy) và tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh khái niệm khoa học của mình (tự
giác, tích cực, tự lực).
- Nội dung của học là toàn bộ hệ thống khái niệm của môn học, cấu trúc lôgic của
môn học, các phương pháp đặc trưng của khoa học, ngôn ngữ của khoa học và
biết vận dụng những hiểu biết đó vào việc tiếp tục học tập và lao động.
12


MÔ-ĐUN 1: TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN

- Phương pháp học là phương pháp nhận thức, phương pháp chiếm lĩnh khái niệm
khoa học phản ánh đối tượng của nhận thức, biến các hiểu biết của nhân loại

thành vốn tri thức của bản thân. Đó là phương pháp mơ tả, giải thích và vận dụng
khái niệm khoa học.
Dạy: Dạy là sự tổ chức và điều khiển tối ưu quá trình học sinh chiếm lĩnh tri
thức (khái niệm khoa học), trong và bằng cách đó hình thành và phát triển nhân cách.
- Về bản chất dạy là sự tổ chức nên những tình huống học tập, trong đó học sinh
sẽ hoạt động tích cực dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm đạt mục đích dạy
học.
- Mục đích của dạy là điều khiển sự học tập của học sinh.
- Chức năng của dạy: dạy có chức năng kép là vừa truyền đạt thông tin dạy vừa
điều khiển hoạt động học.
- Nội dung của dạy: theo chương trình quy định.
Dạy học: Là q trình hoạt động trí lực và thể lực của thầy và trò trong mối quan
hệ tương tác với nhau nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học.
Lĩnh hội: Là quá trình tiếp thu, hiểu, ghi nhớ và vận dụng tốt những tri thức đã
học được.
Tóm lại, lí luận dạy học chuyên ngành điện nghiên cứu mục đích, nhiệm vụ, nội
dung, phương pháp, hình thức tổ chức và những điểu kiện dạy học các môn học thuộc
chuyên ngành điện nhằm tìm ra những quy luật, biện pháp nâng cao chất lượng dạy
học các môn học thuộc chuyên ngành điện.

13


MÔ-ĐUN 1: TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN

ĐƠN NGUYÊN 2
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN

A. MỤC TIÊU
Sau khi học xong đơn nguyên này người học có khả năng:

- Biết được khái niệm, bản chất và đặc điểm của phương pháp dạy học nói chung
và phương pháp dạy học chuyên ngành điện nói riêng, đồng thời cũng như biết
được những vấn đề cơ bản có liên quan đến phương pháp dạy học chuyên ngành
điện như phân loại PPDH, các đặc điểm của PPDH.
- Phân biệt được đặc điểm của PPDH hiện đại với PPDH truyền thống
- Biết được những định hướng đổi mới phương pháp dạy học.

B. PHƢƠNG TIỆN
- Tài liệu.
- Bảng phấn, máy chiếu, máy vi tính.

C. NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
Ngày nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau về phương pháp dạy học (PPDH),
mỗi định nghĩa nhấn mạnh đến một vài khía cạnh nào đó về bản chất của PPDH ở một
lĩnh vực nghiên cứu nhất định.
Theo quan điểm của nhà giáo dục học B. P. Exipop thì PPDH là phương tiện,
cách thức, con đường đạt tới những mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ
nhất định.
Theo quan điểm của các nhà tâm lí học thì PPDH được xem là phương thức tổ
chức dạy học với sự vận động của nội dung dạy học như: phương thức lĩnh hội chung
(theo V. V. Davưdov và D. B. Elconin), phương thức lĩnh hội bằng chương trình hóa
(theo B. F. Skiner); phương thức lĩnh hội tài liệu theo các giai đoạn (theo P. Ia.
Galperin)
Theo quan điểm của lí luận dạy học thì PPDH được xem như là “phương án kết
hợp các thủ thuật giảng dạy và học tập nhằm đạt mục đích dạy học” (B. P. Exxipop,
14


MÔ-ĐUN 1: TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN


M. A. Danilova, T. A. Ilina); “… cấu trúc vận hành có hệ thống hoạt động của giáo
viên và học sinh, trong đó phương pháp học là hàng đầu, cịn phương pháp dạy là sự
tổ chức học tập” (V. Okon); “… nhân tố tích hợp hoạt động dạy và học” (M. N.
Xkatkin, I. Ia. Lerner); và “… hình thức vận động của nội dung dạy học, phù hợp với
mục đích của lí luận dạy học mà giáo viên đặt ra trước mình và trước học sinh trong
một thời điểm học tập nào đó” (E. I. Petropxki)(1).
Dù có nhiều quan điểm khác nhau về PPDH nhưng chúng ta có thể khái quát hóa
về PPDH như sau:
- Về hiện tượng: PPDH là sự vận động có định hướng do giáo viên xác định, được
hình thành bởi đặc điểm đa dạng của nội dung, mục tiêu, trình độ học vấn, hình
thức tổ chức, phương tiện dạy học … và đương nhiên nó phụ thuộc nhiều vào
yếu tố chủ quan của người giáo viên như phong cách, sở trường, năng lực
chuyên môn, nghệ thuật sư phạm, …
- Về bản chất: PPDH là cấu trúc có tính tự giác tham gia vào tiến trình dạy học,
làm cho nội dung dạy học tồn tại và vận động trong mối quan hệ biện chứng với
nhau.
- Dấu hiệu bản chất của PPDH là tính hướng đích. Mỗi PPDH chỉ có duy nhất một
con đường biểu hiện trong hiện thực, đó là thơng qua nội dung dạy học.
 Ba đặc điểm cơ bản của PPDH là:
- Liên quan đến phạm trù hoạt động. Hoạt động bao gồm nhiều mặt như tổ chức,
nhận thức, kích thích động cơ, kiểm tra, đánh giá, giao tiếp (cách ứng xử, thái độ,
cử chỉ) và giải quyết tình huống, …
- Liên quan đến phạm trù lí luận: PPDH tồn tại khách quan, dựa trên những
nguyên lí khoa học xác định chứ khơng phải là kinh nghiệm.
- Liên quan đến phạm trù nghệ thuật: cùng áp dụng một mơ hình PPDH giống
nhau nhưng mức độ thành công tùy thuộc tài năng và sự sáng tạo của mỗi giáo
viên. Như vậy việc sử dụng PPDH có tính nghệ thuật và phụ thuộc vào năng lực
và sở trường của từng giáo viên.
 Việc nghiên cứu và triển khai về PPDH thường được tiến hành theo 4 cấp độ:

- Lí luận dạy học chung.
- Lí luận dạy học các bộ môn.
- Các PPDH bộ môn.
- Các thủ thuật và kĩ thuật dạy học.

2. PHÂN LOẠI PPDH
Hiện nay có nhiều cách phân loại PPDH nhưng chưa có một hệ thống phân loại
nào được xem là hồn hảo. Do đó vấn đề quan trọng đối với người giáo viên là biết
15


MÔ-ĐUN 1: TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN

vận dụng sáng tạo các PPDH thích hợp với từng nội dung cần truyền đạt, đúng thời
điểm, đối tượng, đúng mục đích và đặc biệt là biết vận dụng tổng hợp các PPDH một
cách hợp lí để có thể đạt hiệu quả dạy học cao nhất. Dưới đây là một số cách phân loại
PPDH phổ biến.
Dựa vào mục đích của lí luận dạy học; Đa-nhi-lốp và Ê-xi-pốp đã phân ra các
nhóm PPDH sau đây:
- Các PPDH dùng khi nghiên cứu tài liệu mới, hình thành kỹ năng, kỹ xảo.
- Các PPDH dùng khi ôn tập, củng cố kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.
- Các PPDH dùng khi ứng dụng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.
- Các PPDH dùng khi kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.
Dựa vào phương tiện giao tiếp giữa thầy và trò, dựa vào nguồn cung cấp tri thức
cho học sinh, Pe-rốp-xki và Golant đã phân ra các nhóm PPDH như sau:
- Các PPDH dùng ngơn ngữ: gồm có phương pháp thuyết trình (có hai hình thức là
giảng thuật và diễn giảng hay thuyết giảng), phương pháp đàm thoại, phương
pháp thảo luận.
- Các PPDH dùng trực quan.
- Các PPDH thực hành.

Dựa theo tính chất hoạt động nhận thức của học sinh, Scatkin, Lecner phân
PPDH làm các nhóm sau:
- Giải thích – minh họa.
- Trình bày nêu vấn đề.
- Tìm tịi từng phần.
- Nghiên cứu.
Dựa vào hoạt động của giáo viên và học sinh, Sharma phân PPDH làm hai loại
- PPDH lấy giáo viên làm trung tâm.
- PPDH lấy học sinh làm trung tâm.
Dưới đây là tổng hợp ma trận các “phương pháp và kỹ thuật dạy học” của Viện
TITI (thuộc một dự án của Thụy Sĩ về giáo dục nghề nghiệp ở Nepal.

16


MÔ-ĐUN 1: TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN

MA TRẬN CÁC PHƢƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC

2. Sự học việc (apprenticeship)











3. Cơng não (brainstorming)
4. Nghiên cứu tình huống (case study/ incident)



5. Huấn luyện/kèm cặp (coaching)






Học viên hoạt động



Tạo ra ý tƣởng



Giải quyết vấn đề

Kĩ năng tƣơng tác

1. Hành vi mẫu (Behavior modeling)

Thái độ

Các phƣơng pháp
và kỹ thuật dạy học


Kĩ năng

Phạm vi ứng dụng ƣu tiên

Kiến thức

(Viện TITI; Nepal)





6. Đào tạo dựa trên máy vi tính (computer based
training)





7. Hội chẩn (lâm sàng) [conference (clinic)]





8. Tranh luận (debate)






9. Trình diễn (demonstration)



10. Đúc rút kinh nghiệm (debriefing)



11. Các bài đọc trực tiếp (directed reading)



12. Học tập khám phá (discovery learning)



13. Thảo luận (discussion)












14. Đóng kịch (drama)





15. Hoạt động mạnh mẽ (energizers)




16. Các hoạt động kinh nghiệm (experiential
activities)



17. Các thử nghiệm (experiments)





18. Giáo viên mời ngồi (expert guest)





19. Thơng tin phản hồi (feedback)




20. Thông tin từ học sinh (feedforward)



21. Các chuyến đi (field trips)




















17



MÔ-ĐUN 1: TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN

22. Thảo luận nhóm bể cá (fishbowl discussion)



23. Nhóm tiêu điểm (task group)



24. Các trò chơi/ đố chữ (games/ puzzies)



25. Thực hành có hướng dẫn (guided practice)
26. Bài tập về nhà (homework)
















27. Làm tan băng giá (icebreaker)



28. Nói có minh họa (inlustrated talk)



29. Bài tập trong rỗ (in-braket exercise)



30. Nghiên cứu độc lập (independent study)










31. Thực hành độc lập (independent practice)






32. Cương vị giáo sinh (intership)





33. Phỏng vấn (interview)





34. Nhật ký (journals)







35. Các bài tập phịng thí nghiệm / ở xưởng
(laboratory/ workshop exercises)





36. Các hợp đồng học tập (learning contracts)






37. Diễn giảng (lecture)
















38. Bài tập thư viện [library assignment (reading)] 



39. Sự ghi nhớ (memorization)






40. Bản đồ trong não (mind-mapping)





41. Làm mẫu (modeling)







42. Biểu quyết nhiều lần (multi-voting)





43. Kĩ thuật nhóm định danh (nominal group
technique)





44. Sử dụng ghi chú (note-making)






45. Sử dụng ghi chép (note-taking)





46. Đào tạo tại nơi làm việc (OJT = on the job
training)



47. Thảo luận nhóm (panel discution, colloquy)



48. Hướng dẫn nhau (peer instruction)



49. Đưa ra sự thực hiện ( performance try-out)
50. Giải quyết vấn đề (problem solving)
18





















MÔ-ĐUN 1: TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN

51. Dạy học chương trình hóa (programmed
instruction)



52. Dự án (project)
53. Đặt câu hỏi (questioning)











54. Hộp câu hỏi (question box)













55. Các bài đọc (readings)





56. Đọc lại bài (recitation)






57. Bài giảng phản ánh (reflective lecture)



58. Sắm vai (role play)



59. Hội thảo (seminar)



60. Mô phỏng (simulation)



61. Thảo luận nhóm nhỏ (nhóm lan truyền) [small
group discution (buzz group)]



62. Phụ đạo (tutoring)

















3. PPDH TRUYỀN THỐNG VÀ PPDH HIỆN ĐẠI
PPDH truyền thống thường được hiểu là những cách thức dạy học quen thuộc có
từ lâu đời đã được bảo tồn và duy trì qua nhiều thế hệ. Về cơ bản, PPDH truyền thống
lấy hoạt động dạy của giáo viên làm trung tâm. Đây là hệ thống “ban phát” kiến thức,
là q trình chuyển tải thơng tin từ đầu thầy sang đầu trị. Giáo viên là người thuyết
trình, diễn giảng, học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo cách suy nghĩ
của thầy. Với PPDH truyền thống thì giáo viên là chủ thể, học sinh là khách thể.
PPDH truyền thống có ưu điểm là nội dung bài dạy có tính hệ thống, tính logic
cao, trong khi nhược điểm của nó là học sinh bị áp đặt và tiếp thu kiến thức quá thụ
động, giờ học dễ đơn điệu, buồn chán, hạn chế rất nhiều tính tự lập suy nghĩ của học
sinh. Thêm vào đó PPDH truyền thống thiên về lí luận mà ít chú trọng đến kỹ năng
thực hành của người học.
PPDH hiện đại xuất hiện ở các nước phương tây từ đầu thế kỷ XX và phát triển
mạnh từ nữa sau của thế kỷ. PPDH hiện đại có ảnh hưởng sâu rộng ở nhiều nước trền
thế giới, trong đó có Việt Nam, tuy nhiên việc vận dụng PPDH hiện đại và thực tiễn ở
nước ta hiện nay vẫn còn quá nhiều hạn chế. PPDH hiện đại là cách thức dạy học theo
lối phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Trong đó, giáo viên là người giữ vai
trò hướng dẫn, tổ chức, gợi ý, nêu tình huống, kích thích hứng thú, suy nghĩ, phân xử
các ý kiến đối lập của học sinh, … giúp cho học sinh tự tìm kiếm, khám phá những tri
thức mới. Như vậy phương pháp này đã nâng cao vai trị của người học.
PPDH hiện đại có ưu điểm là rất chú trọng kỹ năng thực hành, vận dụng giải
quyết các vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học. Tuy nhiên PPDH hiện đại

19


MÔ-ĐUN 1: TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN

vẫn có hạn chế là nếu học sinh khơng tập trung cao sẽ không hệ thống được kiến thức
theo logic khoa học.

4. ĐỔI MỚI PPDH
Nhiều người cho rằng đổi mới PPDH là áp dụng các PPDH mới thay cho các PPDH
cũ (các PPDH truyền thống). Cách hiểu này là không thật sự chính xác về đổi mới PPDH.
Quan điểm khoa học về đổi mới PPDH phải xuất phát từ những cơ sở sau đây:
- Đổi mới PPDH phải bắt đầu từ quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm.
Điều cần chú ý là dạy học lấy người học làm trung tâm phải được thể hiện trong
tất cả các thành phần của quá trình dạy học, từ mục tiêu, nội dung, phương pháp,
hình thức tổ chức và đánh giá.
- Đổi mới PPDH phải tuân thủ các nguyên tắc tích cực hóa c ác hoạt động học tập
của học sinh. Đây thực chất là quá trình tổ chức, hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu,
phát hiện và giải quyết vấn đề trên cơ sở tự giác và được tự do, được tạo khả
năng và điều kiện để họ có thể chủ động trong hoạt động học tập của họ.
- Đổi mới PPDH là sự kết hợp hài hòa các PPDH khác nhau, phù hợp với từng
tình huống dạy học để đạt được mục tiêu và hiệu quả của bài dạy. Mỗi PPDH dù
truyền thống hay hiện đại đều có những ưu điểm, hạn chế riêng và có những
phạm vi ứng dụng ưu tiên; khơng một PPDH nào là hồn hảo, là vạn năng cho
mọi đối tượng, mọi loại nội dung và mọi tình huống dạy học. Do vậy việc sử
dụng thành thạo, vận dụng hài hòa các PPDH kể cả truyền thống lẫn hiện đại một
cách đúng lúc đúng chổ trong các tình huống dạy học khác nhau, phù hợp với
năng lực và sở trường của mình mới là điều quan trọng bậc nhất trong việc nâng
cao chất lượng và hiệu quả bài dạy.
- Đổi mới PPDH liên quan mật thiết với việc sử dụng có hiệu quả các phương tiện

và thiết bị dạy học. Nhiều người cho rằng việc đổi mới PPDH nhất thiết phải có
trang thiết bị hiện đại. Điều này khơng hồn tồn chính xác. Việc sử dụng đúng
phương pháp, biết khai thác triệt để ưu điểm của các phương tiện dạy học đơn
giảng rẻ tiền như bảng phấn, phim trong, bảng treo tường, … sẽ hổ trợ rất nhiều
cho việc áp dụng các PPDH mới. Tuy nhiên việc sử dụng thích hợp các thiết bị
nghe nhìn hiện đại như truyền hình, máy chiếu đa năng, máy vi tính với các
phần mềm dạy học mơ phỏng … sẽ tăng tính hiệu quả dạy học khi áp dụng các
PPDH mới.
- Một số định hướng đổi mới PPDH. Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục và Dự án
“Tăng cường các trung tâm dạy nghề” do chính phủ Thụy Sĩ tài trợ, đã định hướng
những hoạt dộng sau đây sẽ làm tăng cường hiệu quả học tập của học sinh:
 Tạo cơ hội tham gia tích cực hơn của người học trong quá trình dạy học.
 Sử dụng đa dạng hơn các phương pháp và kỹ thuật dạy học.
 Dành nhiều thời gian hơn cho các bài tập, các nhiệm vụ thực tế.
 Có nhiều tài liệu trực quan hơn trong quá trình dạy học.
20


MÔ-ĐUN 1: TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN

 Có nhiều nguồn thơng tin phản hổi tới giáo viên hơn.
 Có nhiều đánh giá dựa trên năng lực thực hiện hơn.
 Dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động thực hành, thực tập.
 Dành nhiều thời gian hơn cho việc truyền thông những vấn đề học tập.
 Dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động nhóm nhỏ.
 Dành nhiều thời gian hơn cho các bài tập giải quyết vấn đề.
- Ngày nay, ở các nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới đã định hướng cho
việc vận dụng và đổi mới phương pháp giáo dục nói chung và phương pháp dạy
học nói riêng là:
 Làm thế nào thơng qua PPDH giúp nâng cao tính sáng tạo, tư duy phê phán và

giải quyết vấn đề nơi người học.
 PPDH nên mang tính cá nhân hóa cao
 PPDH phải giúp người học xây dựng quá trình tự đào tạo
 PPDH phải đa dạng để đáp ứng các nhu cầu học tập khác nhau
 PPDH phải giúp người học xác định những loại thông tin, dữ liệu, kỹ năng
nào là cần thiết cho ngành học và ngành nghề tương lai của họ.
 PPDH phải giúp xây dựng quan điểm học tập suốt đời, không những chỉ là
kiến thức, kỹ năng mà cịn là thói quen để có thể học tập suốt đời.

5. PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN
5.1. Khái niệm
Q trình dạy học các mơn học kỹ thuật chun ngành điện khơng chỉ là q
trình truyền thụ kiến thức về chuyên ngành điện mà còn tổ chức phát triển ở người học
những năng lực hoạt động nghề nghiệp và những yếu tố giáo dục phù hợp với định
hướng phát triển con người của đất nước.
PPDH chuyên ngành điện là một khoa học giáo dục nghiên cứu quá trình dạy và
học, các ngun tắc và quy luật có tính chủ đạo trong việc dạy và học các mơn học
thuộc chuyên ngành điện, mà đối tượng nghiên cứu của nó là mục đích, nội dung,
phương pháp và phương tiện dạy học các mơn học đó. Các PPDH chun ngành điện
không phải là những PPDH đặc biệt chỉ dành riêng để giảng dạy những môn học thuộc
chuyên ngành điện, mà chúng cũng chỉ là những PPDH đã biết (gồm những PPDH
truyền thống và những PPDH hiện đại). PPDH chuyên ngành điện chính là sự vận
dụng một cách khoa học và hợp lí những PPDH cả truyền thống lẫn hiện đại phù hợp
với đặc điểm tri thức ngành điện.
Chúng ta biết rằng dạy học là một khoa học, thậm chí ngày nay tại những nước tiên
tiến trên thế giới dạy học đã phát triển thành công nghệ dạy học. Chuyên ngành điện cũng
là một khoa học; do đó việc dạy học những tri thức khoa học như chuyên ngành điện đòi
hỏi sự chính xác, tính logic, lí luận chặc chẽ… muốn như thế việc chuẩn bị cho quá trình
21



MÔ-ĐUN 1: TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN

dạy học hay việc thiết kế dạy học phải thật sự nghiêm túc, trong đó có việc lựa chọn
phương pháp dạy học sao cho thích hợp để hiệu quả dạy học là cao nhất.
Dạy học không chỉ là một khoa học mà còn là một nghệ thuật và hiệu quả dạy
học phụ thuộc rất nhiểu yếu tố; cùng một nội dung, cùng một phương pháp dạy học
nhưng mỗi giáo viên khi vận dụng hiệu quả dạy học sẽ khác nhau. Như vậy, việc vận
dụng những phương pháp dạy học vào dạy học chuyên ngành điện không nên cứng
nhắc mà phải linh động, uyển chuyển. Hơn nữa bên cạnh các phương pháp dạy học
người giáo viên còn phải biết vận dụng sáng tạo các thủ thuật dạy học để đạt được hiệu
quả dạy học theo mong muốn.
Việc vận dụng những PPDH vào dạy học chuyên ngành điện sẽ được trình bày
cụ thể trong các mơ-đun 2 và 3. Trong phần lí luận chung này sẽ đề cập sau đây những
nội dung cơ bản về PPDH theo phương thức mô-đun kỹ năng hành nghề (MKH).
Trước đây các cơ sở đào tạo các ngành, nghề thuộc ngành điện hầu như khơng có áp
dụng phương thức đào tạo MKH, do vậy mà PPDH theo phương thức MKH chưa được
quan tâm mấy trong nội dung môn học PPDH chung. Ngày nay đã đến lúc phải quan
tâm nhiều hơn về PPDH theo MKH vì tính ưu việt của phương thức đào tạo này cũng
như nó được áp dụng ngày càng nhiều ở các cơ sở đào tạo nghề trong cả nước.
5.2. Phƣơng pháp dạy học theo phƣơng thức mô-đun kỹ năng hành nghề
Ngày nay giáo dục và đào tạo theo hướng cơng nghệ đã hình thành và đang phát
triển rất mạnh ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam cũng đã bắt đầu tiếp cận với xu
hướng mới này, đi đầu là giáo dục và đào tạo nghề. Một trong những phương thức đào
tạo nghề rất phù hợp theo hướng công nghệ đang ngày càng phát triển là phương thức
MKH. Trong đó có một số chương trình đào tạo nghề thuộc chun ngành điện đã
được chính thức xây dựng theo chương trình mơ-đun và được nhà nước ta, cụ thể là
Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thông qua như các chương
trình dạy nghề điện dân dụng; điện lạnh gia dụng; sữa chữa thiết bị điện công nghiệp
cấp dộ II và cấp độ III.

Những công việc của người giáo viên khi dạy học theo phương thức MKH gồm:
- Chuẩn bị nội dung giảng dạy.
- Kiểm tra, đánh giá trình độ người học.
- Xác định đặc điểm người học.
- Xác định nội dung đào tạo cho từng lớp, từng người học cá biệt.
- Lựa chọn, xây dựng bộ tài liệu học tập.
- Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ và vật tư cần thiết cho giảng dạy.
- Tiến hành giảng dạy.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học.
Phương pháp dạy học theo MKH phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc mềm dẻo, linh động: Trong phương thức MKH người ta chỉ quan
tâm đến thành tích cụ thể của người học, tức là năng lực thực hiện công việc
22


MÔ-ĐUN 1: TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN

nghề nghiệp của người học sau khi học xong một đơn nguyên học tập (ĐNHT),
một mô-đun của môn học; mà không chú ý đến thời gian cần thiết mà người học
đạt được những thành tích cụ thể ấy. Thời gian càng ngắn càng tốt, nhưng nếu
cần thiết cũng có thể kéo dài. Việc học vượt không làm cơ sở để phân hóa lớp
học mà làm động lực lơi kéo các học sinh khác trong nhóm.
- Nguyên tắc cá nhân hóa quá trình dạy và học: nhằm phát huy cao độ năng lực
chủ động, sáng tạo của người học, nên trong quá trình dạy học người học được
trang bị đầy đủ các thiết bị, đồ dùng dạy học... theo yêu cầu. Người giáo viên có
vai trị hướng dẫn và theo dõi, cịn người học chủ động nghiên cứu, tìm hiểu từng
vấn đề trong ĐNHT để nắm bắt kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo.
Việc tổ chức lớp học thường theo hình thức học nhóm nhỏ, trung bình mỗi nhóm
gồm 4 hay 5 học sinh. Mỗi nhóm được bố trí một vị trí học tập với đầy đủ trang thiết bị
học tập thích hợp với từng ĐNHT. Trong trường hợp số lượng trang thiết bị khơng đủ

cho tất cả các vị trí để giải quyết tồn bộ nội dung của ĐNHT, thì mỗi vị trí sẽ chỉ bố
trí trang thiết bị đủ để giải quyết một phần nội dung của ĐNHT mà thơi, và trong q
trình học tập các nhóm học sinh sẽ luân phiên thay đổi vị trí cho nhau để hồn thành
trọn vẹn nội dung của ĐNHT.
Do trong q trình đào tạo nghề theo MKH, người giáo viên chỉ đóng vai trò
hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra, đánh giá quá trình học tập chủ động sáng tạo của
người học, nên những phương pháp và các thủ thuật dạy học được vận dụng ở đây
chủ yếu là những phương pháp mang tính tích cực hóa người học cao như đàm thoại,
nêu vấn đề, diễn trình, thảo luận nhóm, kèm cặp...

23


MÔ-ĐUN 1: TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN

ĐƠN NGUYÊN 3
NGUYÊN TẮC DẠY HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN
A. MỤC TIÊU
Sau khi học xong đơn nguyên này người học có khả năng:
- Biết được những vấn đề chung của các nguyên tắc dạy học chuyên ngành điện,
cụ thể là biết được khái niệm về nguyên tắc dạy học. Các nguyên tắc dạy học cơ
bản và các nguyên tắc dạy học chuyên ngành điện.
- Biết được các yêu cầu và biện pháp thực hiện những nguyên nguyên tắc dạy học
chuyên ngành điện vào quá trình giảng dạy.

B. PHƢƠNG TIỆN
- Tài liệu.
- Bảng phấn, máy chiếu, máy vi tính.

C. NỘI DUNG

1. KHÁI NIỆM
Các nguyên tắc dạy học hình thành trên cơ sở những thành tựu của các ngành
khoa học khác như tâm lí học, giáo dục học, điều khiển học… để phục vụ cho mục
đích, nhiệm vụ dạy học. Nguyên tắc dạy học là những mối quan hệ luôn luôn đúng
trong những điều kiện xác định của từng hoạt động dạy học cụ thể; là những qui định
cơ bản có tác dụng định hướng và chỉ đạo tồn bộ q trình dạy và học nhằm thực hiện
tốt các nhiệm vụ dạy học đề ra. Khi thiết kế dạy học nói chung, lựa chon phương
phương pháp dạy học nói riêng người giáo viên phải chú ý đến những nguyên tắc dạy
học vì một phương pháp dạy học có thể chỉ nhấn mạnh việc thực hiện một hay vài
nguyên tắc dạy học nào đó. Trên thực tế, trong các tài liệu giáo dục học người ta trình
bày khác nhau về số lượng và cách xếp đặt thứ tự các nguyên tắc cũng có khác nhau;
tuy nhiên nếu xét về nội dung của từng nguyên tắc thì tất cả đều có sự thống nhất với
nhau. Sau đây là hệ thống các nguyên tắc dạy học phổ biến được vận dụng vào dạy học
chuyên ngành điện.

2. CÁC NGUYÊN TẮC DẠY HỌC CƠ BẢN
Theo các nhà khoa học giáo dục trên thế giới thì 5 nguyên tắc dạy học cơ bản
đầu tiên, chung nhất cho bất kỳ quá trình dạy học nào, đồng thời được dùng làm cơ sở
cho những lí thuyết và mơ hình thiết kế dạy học bao gồm:
24


MÔ-ĐUN 1: TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN

(1) Việc dạy học sẽ hiệu quả hơn khi người học được tham giải quyết những vấn
đề trong cuộc sống hiện thực.
(2) Việc dạy học sẽ hiệu quả hơn khi những kiến thức mới được hình thành trên cơ
sở những kiến thức sẵn có của người học.
(3) Việc dạy học sẽ hiệu quả hơn khi những kiến thức mới đáp ứng được nhu cầu
người học.

(4) Việc dạy học sẽ hiệu quả hơn khi kiến thức mới được áp dụng bởi chính người học.
(5) Việc dạy học sẽ hiệu quả hơn khi kiến thức mới được tích hợp vào thế giới của
người học.
Con người có rất nhiều cách học tập khác nhau, do đó cũng có nhiều cách thiết
kế dạy học khác nhau. Từ 5 nguyên tắc dạy học cơ bản chung nhất trên đây, thơng qua
việc đúc kết từ nhiều lí thuyết học tập và lí thuyết thiết kế dạy học khác nhau, các nhà
giáo dục học đã nêu ra các nguyên tắc là chủ đạo cho việc thiết kế dạy học, đồng thời
cũng là là kim chỉ nam cho việc biên soạn nội dung về phương pháp dạy học.
Nguyên tắc 1: Sử dụng nhiều chiến lược dạy học khác nhau: Sử dụng nhiều
chiến lược dạy học khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu khác nhau. Ví dụ như:
- Khi dạy các sự kiện: giáo viên phải yêu cầu người học tìm ra được mối liên hệ
giữa những kiến thức đang học với kiến thức sẵn có của họ. Chiến lược này giúp
củng cố kiến thức rất hiệu quả.
- Khi dạy các khái niệm: giáo viên nên sử dụng cả ví dụ lẫn phản ví dụ để minh
họa cho những khái niệm. Thêm vào đó giáo viên cịn khuyến khích người học tự
mình tìm ra những ví dụ khác nữa.
- Khi dạy các qui trình: giáo viên phải dạy cho người học nắm vững từng bước của
qui trình, trước khi để họ thực hiện tồn bộ qui trình.
- Khi dạy các kỹ năng vận động: Giáo viên phải tạo nhiều cơ hội cho người học
thực hiện những cơ hội vận động, đồng thời phải giúp họ thường xuyên củng cố
những kỹ năng vận động đó trong suốt q trình học.
- Khi dạy về thái độ, quan điểm: giáo viên phải dùng những tấm gương trong thực
tiễn cuộc sống để minh họa là gương cho người học.
Nguyên tắc 2: Đưa người học vào trạng thái sẵn sàng: Ai cũng biết rằng ấn
tượng đầu tiên rất là quan trọng, trong dạy học cũng thế, người giáo viên cần phải có
phần mở đầu một bài học thật thuyết phục bởi vì một vài phút cho phần mở đầu sẽ dẫn
dắt cả buổi học. Phần mở đầu một bài học hiệu quả sẽ thu hút sự chú ý, kích thích sự
háo hức học bài mới của học viên, đưa người học vào trạng thái sẵn sàng. Có rất nhiều
cách để giáo viên có thể đưa người học vào trạng thái sẵn sàng khi bắt đầu học một nội
dung mới. Ví dụ như giáo viên có thể bắt đầu bằng một sự kiện để khơi dậy và duy trì

sự quan tâm của người học. Có thể dùng bất kỳ một sự kiện nào để tạo ra một kích
thích tích cực và gây sự chú ý cho người học; chẳng hạn một lời giới thiệu hay thuyết
minh làm người học tự giác chú ý đến bài học. Giáo viên cũng có thể đặt câu hỏi, trình
25


MÔ-ĐUN 1: TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN

bày đề cương, nêu ra các mục tiêu của bài học hay các vấn đề thời sự có liên quan đến
nội dung bài học, nếu có phương tiện giáo viên có thể chiếu một đoạn phim về một
ứng dụng thực tiễn của nội dung sắp học, … để thu hút sự chú ý và duy trì tính sẵn
sàng học tập ở người học.
Nguyên tắc 3: Cho người học biết các mục tiêu học tập: Hãy truyền đạt rõ ràng
cho người học biết được những gì họ có thể đạt được sau khi học xong bài học này
(hay sau mỗi học phần, sau khóa học…) và làm thế nào để người học có thể đạt được
những kết quả đó. Giáo viên có thể dùng lời nói hay minh họa cho người học thấy
được những kết quả mong đợi sau mỗi bài học, mỗi học phần… và nhấn mạnh cho họ
thấy được tầm quan trọng của các tài liệu học tập.
Nguyên tắc 4: Gợi nhớ kiến thức cũ: Trong quá trình dạy học giáo viên hãy tìm
cơ hội để kích thích người học nhớ lại những kiến thức sẵn có của họ mà có liên quan
đến những kiến thức đang dạy. Ví dụ như:
- Khi dạy các sự kiện: những kiến thức liên quan cần gợi nhớ cho người học có thể
là những kiến thức chung về thế giới tự nhiên mà có liên quan hoặc tương tự như
kiến thức đang dạy.
- Khi dạy các khái niệm: hãy gợi nhớ cho người học những kiến thức có liên quan
đến khái niệm mà họ đang học.
- Khi dạy các qui trình: kiến thức liên quan chính là kiến thức về từng giai đoạn
của qui trình đó, hoặc kiến thức nền mà người học đã có trước đó.
- Khi dạy các kỹ năng vận động: kỹ năng vận động thường gồm nhiều kỹ năng
“thành phần” hợp thành mà người học có thế đã biết những kỹ năng thành phần

này rồi, giáo viên hãy gợi nhớ cho họ.
- Khi dạy về thái độ, quan điểm: kiến thức liên quan cần gợi nhớ cho người học có
rất nhiều và cực kỳ phong phú trong chính cuộc sống của người học hay của
những người thân của họ.
Nguyên tắc 5: Trình chiếu và diễn đạt rõ ràng: Hình ảnh và âm thành minh họa
cho bài giảng phải rõ ràng, mạch lạc. thơng tin khơng được mơ hồ, khó hiểu; ánh sáng
vừa phải, không quá sáng hay mờ tối; âm thanh trong trẻo không ù rè, không quá lớn
hay quá nhỏ, … Nếu có nhiều thơng tin trình chiếu thì để tránh làm cho người học bối
rối, khó hiểu thì nên tập trung làm nổi bật những thơng tin chính, cũng có thể cố tình
làm lệch lạc thơng tin đi rồi dẫn dắt người học phá bỏ dần những điểm vơ lí để trả lại
sự chính xác cho thơng tin cần truyền đạt.
Nguyên tắc 6: Quy luật và ví dụ phải đi đôi với nhau: Khi dạy về khái niệm và
quy luật (khơng phải sự kiện), thì người giáo viên sau khi giới thiệu được quy luật
chung, hoặc sau khi trình bày xong khái niệm phải đưa ra ví dụ để minh họa. tiếp sau
đó cần khuyến khích học viên tự tìm ra các ví dụ minh họa khác. Để có thể kích thích
óc khám phá của người học, giáo viên có thể nêu ra các ví dụ trước rồi yêu cầu người
học tự khám phá ra quy luật hay tự xác định khái niệm ẩn chứa trong các ví dụ đó.
Trong q trình giảng dạy giáo viên nên tạo cơ hội cho người học rèn luyện theo cả hai
phương pháp trên.
26


×