Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Hiệp định hạt nhân Mỹ - Ấn 2006: Bước đột phá trong quan hệ an ninh, quốc phòng Mỹ - Ấn Độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.58 KB, 7 trang )

HIỆP ĐỊNH HẠT NHÂN MỸ - ẤN 2006: BƯỚC ĐỘT PHÁ
TRONG QUAN HỆ AN NINH, QUỐC PHÒNG MỸ - ẤN ĐỘ
LÊ THỊ BẢO YẾN – TRẦN THỊ PHƯƠNG LAN
Khoa Lịch sử
Tóm tắt: Sau Chiến tranh lạnh với những thay đổi to lớn của tình hình quốc
tế, quan hệ Mỹ - Ấn Độ đã trải qua nhiều khó khăn, thử thách khiến sự hợp
tác phần nào bị hạn chế. Tuy nhiên, bước vào thế kỷ XXI, quan hệ Mỹ - Ấn
Độ có nhiều bước tiến trong đó nổi bật là hợp tác an ninh, quốc phòng, đây
là lĩnh vực được hai nước đặc biệt chú trọng. Trong giai đoạn 2001 – 2009,
quan hệ an ninh, quốc phòng Mỹ - Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu mà trong
đó, Hiệp định hạt nhân Mỹ - Ấn được ký kết vào ngày 2 – 3 – 2006 giữa
Tổng thống Mỹ G. W. Bush và Thủ tướng Ấn Độ M. Singh được coi là bước
phát triển lên một tầm cao mới trong quan hệ hai nước và nằm trong tính
tốn chiến lược của hai bên. Thành quả này là sự nỗ lực của mỗi nước dựa
trên cơ sở lợi ích chung, khiến cho quan hệ giữa hai nước nói chung và quan
hệ an ninh, quốc phịng nói riêng ngày càng tốt đẹp và đầy triển vọng trong
tương lai.
Từ khóa: Mỹ, Ấn Độ, Hiệp định hạt nhân

1. MỞ ĐẦU
Trải qua những sóng gió trong thập niên 90 của thế kỷ XX, bước sang đầu thập niên thế
kỷ XXI, quan hệ an ninh quốc phòng Mỹ - Ấn ngày càng thắt chặt và đạt được nhiều
thành tựu, đỉnh cao là việc ký kết Hiệp định hạt nhân Mỹ - Ấn 2006.
Hiệp định này đã mở đường cho những mối quan hệ hợp tác quân sự Mỹ - Ấn khác, thể
hiện một bước tiến xa hơn trong quan hệ nói chung và quan hệ an ninh, quốc phịng nói
riêng giữa hai nước. Thỏa thuận này cũng đánh dấu một thời kỳ phức tạp hơn trong
quan hệ hạt nhân giữa các nước.
2. TÍNH TỐN CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ VÀ ẤN ĐỘ
Việc ký Hiệp định hạt nhân Mỹ - Ấn được coi là một bước phát triển lên một tầm cao
mới trong quan hệ hai nước và nằm trong tính tốn chiến lược của cả hai bên trong tình
hình thế giới có nhiều biến động sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, nhất là Liên Xô tan


rã và Trung Quốc đang nổi lên như một thực thể mới trong bàn cờ địa chính trị khu vực
châu Á và thế giới. Trong khi Mỹ muốn lôi kéo Ấn Độ để phục vụ các chiến lược khu
vực và toàn cầu của mình thì Ấn Độ muốn tranh thủ thời cơ củng cố quan hệ với Mỹ để
nâng cao vị thế cường quốc khu vực và tận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật của Mỹ
phục vụ công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế đất nước trong giai đoạn mới. Cụ thể là:
Đối với Ấn Độ: là một nước đang phát triển và khao khát giữ vững chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ để vươn lên thành một cường quốc, chính sách nhất quán của Ấn Độ kể từ
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 108-114


HIỆP ĐỊNH HẠT NHÂN MỸ - ẤN 2006…

109

khi giành được độc lập là tìm kiếm khả năng răn đe hạt nhân để đối phó với mối đe dọa
từ bên ngồi và nâng cao vị thế của mình trong khu vực và thế giới. Các nhà lãnh đạo ở
New Delhi ngày càng nhận rõ rằng suốt 30 năm qua các nước phương Tây, trong đó có
Mỹ, đã ngăn cản Ấn Độ tiếp xúc với công nghệ cao làm cho nền kinh tế của họ bị tụt
hậu xa so với kinh tế Trung Quốc. Quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ xấu đi trong Chiến tranh
Lạnh do Ấn Độ thường ngả về phía Liên Xơ trong hầu hết các vấn đề quốc tế. Ấn Độ
cũng là lãnh tụ của Phong trào Không liên kết- một phong trào chống chủ nghĩa đế
quốc, ủng hộ phong trào giải phóng và quyền tự quyết dân tộc. Quan hệ với Mỹ trở nên
cảng thẳng hơn khi Ấn Độ tiến hành thử hạt nhân trong các ngày 11 và 30/5/1998, Ấn
Độ đã tiến hành năm vụ thử hạt nhân mà các cơ quan tình báo Mỹ khơng hề biết trước
để theo dõi chụp ảnh từ vệ tinh. Điều này chứng tỏ Ấn Độ có khả năng sản xuất bom hạt
nhân và trên thưc tế đã trở thành cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân. Sau sự kiện này,
Mỹ đã tập hợp các nước phương Tây đưa ra các biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn với
Ấn Độ.
Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn kiên trì đường lối chiến lược xây dựng thế răn đe hạt nhân của

mình, trước hết là chạy đua với Pakistan. Theo nhiều nguồn tin, đến nay Ấn Độ đã có
khoảng từ 35 đến 50 đầu đạn hạt nhân, tương đương với Pakistan. Ngoài nguồn cát sỏi
có hàm lượng uranium và thorium, Ấn Độ cịn có hơn 10 lị phản ứng hạt nhân đang vận
hành, có thể sản xuất phutonium với số lượng lớn. Dự kiến sau 10 năm nữa số đầu đạn
hạt nhân của Ấn có thể sẽ tăng lên đến 300 đầu đạn. Như vậy, tiềm lực hạt nhân của Ấn
Độ là không thể xem thường.
Và giờ đây, khi Chiến tranh lạnh kết thúc cũng là lúc Ấn Độ nhận thấy cần phải tận
dụng thời cơ để phát triển đất nước, trong đó cải thiện quan hệ với Mỹ là một trong
những hướng chủ đạo của chính sách ngoại giao của Ấn Độ hiện đại. Cải thiện và tăng
cường quan hệ với Mỹ về mọi mặt được coi là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối
ngoại của các chính phủ ở New Delhi từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Tuy nhiên, Ấn
Độ chủ trương cải thiện quan hệ với Mỹ không phải là bằng mọi giá, nhất là không thể
hy sinh thế răn đe hạt nhân của mình. Thủ tướng Manmohan Singh bảo đảm với Quốc
hội Ấn Độ rằng “Ấn Độ hoàn toàn quyết định thế nào là “dân sự”, và thế nào là “quân
sự” trong việc phân loại cơ sở hạt nhân để tự nguyện đưa vào chương trình kiểm soát
của IAEA” [4, 631].
Đối với Ấn Độ hiệp định này mang tầm quan trọng lớn lao hơn vì được Mỹ và thế giới
công nhận trên thực tế địa vị là cường quốc có vũ khí hạt nhân, chứ khơng bị cơ lập như
trước vì vấn đề này. Đây là một bước để Ấn Độ tham gia vào câu lạc bộ hạt nhân. Ngồi
ra, các cơng ty kinh doanh năng lượng hạt nhân Ấn Độ sẽ được phép mua các thiết bị và
linh kiện sản xuất hạt nhân tại Mỹ. Mỹ cho biết hợp tác hạt nhân Mỹ-Ấn Độ chủ yếu là
đáp ứng nhu cầu năng lượng của Ấn Độ, giảm bớt sự lệ thuộc vào dầu mỏ của nước
này, vì có tới 50% khí đốt thiên nhiên và 70% dầu thơ của Ấn Độ phải nhập khẩu từ bên
ngồi, chủ yếu là từ Iran. Tham vọng của Ấn Độ là sản xuất ra được 250 MW điện hạt
nhân (hay 25% sản lượng điện) vào năm 2050 nhưng công suất của 14 nhà máy điện hạt
nhân của Ấn Độ hiện chỉ có quy mơ nhỏ (khơng qua 22 MW) nên rõ ràng nhập khẩu


110


LÊ THỊ BẢO YẾN – TRẦN THỊ PHƯƠNG LAN

công nghệ hạt nhân mới là giải pháp tối ưu đáp ứng nhu cầu kinh tế của nước này, nước
đông dân thứ hai thế giới và là một nền kinh tế đang trỗi dậy.
Tuy nhiên, chính phủ Ấn Độ cũng đang phải đối phó với cuộc đấu tranh nội bộ khá gay
gắt sau khi ký hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự với Mỹ. Các đảng phái đối lập tại Quốc
hội và một số nhà khoa học hạt nhân đang cáo buộc chính phủ “bán rẻ” quyền lợi cho
Mỹ, nhất là để Mỹ “áp đặt” lên chương trình hạt nhân tối thiểu của Ấn Độ và đặt New
Delhi vào nguy cơ mất ưu thế hạt nhân với Pakistan và không được phép thử hạt nhân
trong tương lai.
Đối với Mỹ: Hiệp định hợp tác hạt nhân là một bước phát triển tất yếu trong q trình
tìm cách lơi kéo Ấn Độ của Mỹ từ những năm trước. Tuyên bố của Tổng thống Bush về
“Các bước tiếp theo trong Đối tác chiến lược” (NSSP) tháng 1/2004 với sự tán thành
của cựu Thủ tướng Vajpayee trong lễ ký kết Giai đoạn một của NSSP ngày 1/7/2004 đã
thúc đẩy hợp tác công nghệ giữa hai nước. NSSP đã vạch ra một số bước mà hai nước
có thể thực hiện trong hợp tác hàng khơng dân dụng và hạt nhân. Tuyên bố chung ngày
18/7/2005 nhấn mạnh Ấn Độ và Mỹ sẽ “dỡ bỏ lệnh cấm buôn bán hạt nhân cho Ấn Độ
và Mỹ sẽ giúp đỡ chương trình năng lượng hạt nhân vì mục đích hịa bình của Ấn Độ và
mở rộng hợp tác Mỹ - Ấn trên lĩnh vực năng lượng và kỹ nghệ vệ tinh” [4, 632].
Chính quyền Mỹ đã giải thích cho dư luận trong nước và quốc tế về lập trường của Mỹ
trong việc ký kết hiệp định hạt nhân dân sự này bằng các lập luận sau: Vì Ấn Độ là
trường hợp ngoại lệ duy nhất (Ấn Độ chưa ký Hiệp ước NPT cũng như CTBT), do có
thành tích đầy ấn tượng trong việc không phổ biến hạt nhân, và Mỹ cũng khuyến khích
các nước thành viên trong nhóm các nước cung cấp nguyên liệu hạt nhân (NSG) ký các
hiệp định tương tự; rằng Hiệp định có tác động tích cực cho việc chống lại hiện tượng
trái đất nóng lên vì Ấn Độ có đến 1,1 tỉ người và là một trong những nền kinh tế phát
triển nhất thế giới, Ấn Độ đang tiêu thụ một phần lớn lượng cung cấp nhiên liệu của thế
giới và là một trong những nguyên nhân làm cho giá dầu thế giới tăng cao trong thời
gian này. Chính quyền Bush cũng lập luận rằng theo hiệp định này, Ấn Độ sẽ phải tách
riêng các cơ sở hạt nhân và quân sự, những cơ sở dân sự phải để cho quốc tế giám sát

chứ không thể chuyển hóa vào mục đích qn sự; và hiệp định này là có lợi cho quan hệ
hữu nghị với một nước dân chủ lớn nhất thế giới và nó mang công việc làm cho nước
Mỹ,… Các quan chức Mỹ cố gắng giải thích rằng Hiệp định cũng cho phép Mỹ cung
cấp cho Ấn Độ công nghệ hạt nhân dân dụng và thiết bị qn sự hiện đại nhưng khơng
có ý phản bội các chính sách kiểm sốt hạt nhân mà Mỹ theo đuổi trong hàng thập kỷ
qua hay sẽ làm thay đổi so sánh lực lượng ở khu vực.
Về mặt chiến lược: Nhà Trắng coi đây là “một hiệp định lịch sử về hợp tác hạt nhân dân
sự” [4, 633]. Sau các vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, Mỹ coi việc chống phổ
biến vũ khí giết người hàng loạt, đặc biệt là vấn đề phổ biến hạt nhân, là ưu tiên đứng
hàng thứ hai trong chiến lược an ninh quốc gia trong giai đoạn tới. Vì vậy, Washinhton
muốn sử dụng hiệp định này để đạt được một sự khai thơng với New Delhi, đưa một
phần chương trình hạt nhân của Ấn Độ vào quỹ đạo kiểm soát quốc tế. Trước đây, khi
Ấn Độ và Pakistan thử vũ khí hạt nhân năm 1998, Mỹ đã lập tức trừng phạt về kỹ thuật


HIỆP ĐỊNH HẠT NHÂN MỸ - ẤN 2006…

111

hạt nhân và kỹ thuật quân sự đối với cả hai nước. Do đó, ngồi việc phát triển tiềm năng
và nguồn lực trong nước, Ấn Độ phải dựa vào việc nhập khẩu kỹ thuật và vũ khí từ
Nga. Hiện nay, xuất phát từ yêu cầu chống khủng bố sau sự kiện 11/9/2001, Mỹ đã khơi
phục các hợp đồng bán vũ khí cho Pakistan. Và xuất phát từ yêu cầu kiềm chế Trung
Quốc, Mỹ nối lại cung cấp kỹ thuật hạt nhân cho Ấn Độ, một phần cũng nhằm ngăn
chặn ảnh hưởng của Nga và tìm kiếm các hợp dồng triệu đơ la trong buôn bán với Ấn
Độ, điều trước đây vài năm tưởng như không thể xảy ra. Hiệp định này cũng nhằm xây
dựng một mối quan hệ vững chắc hơn với Ấn Độ nhằm ngăn chặn khả năng tập hợp lực
lượng mới giữa Ấn Độ, Trung Quốc và Nga chống lại ảnh hưởng bá quyền của Mỹ, và
việc thiết lập được mối quan hệ tin cậy với Ấn Độ sẽ lại giúp Mỹ cải thiện vị thế của
mình ở châu Á và thế giới. Các nhà phân tích chiến lược cho rằng cách chơi này của Mỹ

là ngoài việc lợi dụng sức mạnh hạt nhân của Ấn Độ để kiềm chế Trung Quốc, Mỹ cịn
muốn thơng qua việc chuyển nhượng cơng nghệ hạt nhân cho Ấn Độ để mở rộng ảnh
hưởng của mình ở khu vực Nam Á.
Hiện nay, Mỹ đang theo đuổi chính sách vừa ngăn chặn vừa hợp tác với Trung Quốc
nên việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược của mình ở khu vực. Hơn nữa, xây dựng
được mối quan hệ chiến lược với Ấn Độ cũng được Mỹ coi là cố gắng nhằm hịa hợp
giữa tầm vóc chính trị và sức mạnh của Ấn Độ, làm cho nước này có trách nhiệm hơn
và nỗ lực chung nhằm ngăn ngừa phổ biến hạt nhân trên thế giới. Văn bản hiệp định này
chỉ quy định rằng Ấn Độ sẽ bắt đầu “xác định và tách các cơ sở hạt nhân dân sự và
quân sự và các chương trình hạt nhân theo từng giai đoạn” [4, 634]. Mỹ đã đưa ra một
số điều kiện cụ thể, như một chương trình tách như vậy, phải “đáng tin cậy”, “rõ
ràng”, và “có thể bảo vệ được”. Cách tiếp cận hạt nhân bất nhất của Mỹ cho thấy Mỹ
cũng chỉ chấp nhận Ấn Độ như là cường quốc hạt nhân thứ hai, chưa có gì đảm bảo Mỹ
sớm cơng nhận Ấn Độ là thành viên của “Câu lạc bộ hạt nhân”.
Mặt khác, thông qua việc tăng cường quan hệ với một nền dân chủ có số dân đơng nhất
thế giới, Mỹ hy vọng sẽ củng cố chính sách thúc đẩy dân chủ và nhân quyền – một
trong ba trụ cột quan trọng của chính sách đối ngoại của Mỹ - trên tồn thế giới.
Về mặt kinh tế: Theo tinh thần của bản hiệp định, khi Mỹ ký với Ấn Độ hiệp định hợp
tác kỹ thuật hạt nhân dân dụng thì ngồi việc cung cấp thiết bị, nguyên liệu và kỹ thuật
mới cho các nhà máy điện hạt nhân của Ấn Độ, Mỹ sẽ có lợi về mặt kinh tế. Mỹ hy
vọng sau khi hiệp định có hiệu lực Ấn Độ sẽ có đơn đặt hàng trị giá 5 tỷ đô la đối với
các thiết bị quân sự hiện đại sản xuất tại Mỹ. Thủ tướng Manmohan Singh, trong phát
biểu trước Quốc hội Mỹ, đã kêu gọi Mỹ đầu tư để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế Ấn
Độ và đầu tư khoảng 150 tỷ đô la vào các nhà máy hạt nhân và hệ thống giao thơng của
Ấn Độ trong vịng một thập kỷ tới. Các quan chức Lầu Năm góc nói rằng Mỹ đã cân
nhắc nhiều hợp đồng có thể bán hàng cho Ấn Độ trong đó, có máy bay tuần tiễu chống
tàu ngầm và hệ thống ra- đa Aegis trang bị trên tàu khu trục của Ấn Độ hoạt động trên
eo biển Malacca. Mặt khác, Mỹ cũng tính tồn rằng Hiệp định hợp tác hạt nhân này sẽ
khuyến khích Ấn Độ từ bỏ những dự án kinh tế và quân sự của Ấn Độ với Iran vì nếu



112

LÊ THỊ BẢO YẾN – TRẦN THỊ PHƯƠNG LAN

Mỹ trừng phạt Iran do nước này phát triển chương trình vũ khí hạt nhân thì Mỹ sẽ phải
cần đến sự ủng hộ của Diễn đàn Liên Hiệp Quốc và các diễn đàn quốc tế khác.
Về đối nội: Mỹ cũng sẽ phải thay đổi một số luật trong nước được Quốc Hội thông qua
từ năm 1978 ngăn cấm việc buôn bán hạt nhân với những nước tiến hành các vụ thử hạt
nhân hay khơng chấp nhận những ngun tắc kiểm sốt tồn diện của IAEA. Điều 1 của
Hiệp ước NPT yêu cầu Mỹ không được hõ trợ, bằng bất kỳ biệp pháp nào, các cố gắng
tìm kiếm vũ khí hạt nhân của một nước nếu nước đó khơng sở hữu một vũ khí hạt nhân
năm 1968. Vì những lợi ích chiến lược và kinh tế cho nên chắc chắn Quốc hội Mỹ sẽ
sửa đổi các luật trong nước của mình để phù hợp với việc bán các thiết bị và nhiên liệu
hạt nhân cho Ấn Độ.
Chính quyền Bush đã đề nghị đưa Ấn Độ vào danh sách các nước được hưởng chế độ
cung cấp nguyên liệu hạt nhân trong kế hoạch đối tác năng lượng tồn cầu của Mỹ, theo
đó, các nước được cung cấp nguyên liệu cho các lò phản ứng hạt nhân và gửi trả lại
nguyên liệu đã sử dụng để tránh tái sử dụng vào việc chế tạo vũ khí hạt nhân. Các nước
thành viên khác trong nhóm nước cung cấp nguyên liệu hạt nhân (SNG) cũng sẽ sửa lại
những quy định trong hạn chế xuất khẩu hạt nhân cho thích hợp với bản Hiệp định này
và tranh thủ xuất khẩu nguyên liệu và kỹ thuật hạt nhân cho Ấn Độ; Ban giám đốc Cơ
quan năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) cũng sẽ phải đồng ý với những điều khoản
“đảm bảo riêng cho Ấn Độ” khi có những vụ buôn bán nguyên liệu và kỹ thuật hạt nhân
cho Ấn Độ. Một khi Quốc hội Mỹ (cả Hạ viện lẫn Thượng viện), thơng qua được bản
Hiệp định này thì IAEA sẽ thông qua một chuẩn mực mới là chỉ cho phép xuất khẩu hạt
nhân đến các nước chấp nhận luật kiểm sốt của IAEA, đó là đặt tồn bộ cơ sở hạt nhân
dân sự của họ dưới sự thanh sát của IAEA.
3. NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH HẠT NHÂN MỸ - ẤN
Theo Hiệp định này, Mỹ sẽ dỡ bỏ lệnh cấm bán nhiên liệu và công nghệ hạt nhân dân sự

cho Ấn Độ theo Hiệp ước Cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, đổi lại Ấn Độ đồng ý mở cửa
các lò phản ứng hạt nhân dân sự cho các thanh sát viên quốc tế kiểm tra.
Cụ thể, Ấn Độ sẽ tách riêng 14 nhà máy phản ứng hạt nhân của mình (trong tổng số 22)
để đưa vào chương trình năng lượng hạt nhân dân sự và tự nguyện đặt chúng dưới sự
giám sát của Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA), trong đó có cả hai lị
phản ứng tái sinh tốc độ cao có thể chế tạo nhiên liệu dành cho việc chế tạo vũ khí hạt
nhân. Tức là, Ấn Độ buộc phải tách các cơ sở hạt nhân dân sự ra khỏi cơ sở hạt nhân
quân sự. Hiệp định cũng cho phép Ấn Độ xây dựng các lị phản ứng tái sinh trong tương
lai mà khơng chịu sự giám sát quốc tế. Hiệp định cũng cho phép Mỹ cung cấp cho Ấn
Độ công nghệ hạt nhân dân dụng và thiết bị quân sự hiện đại. [4, 629]
4. KẾT LUẬN
Cơng nghệ vũ khí hạt nhân ngày nay khơng cịn là một điều bí mật được giữ kín ở nhiều
nước trong khi việc sở hữu vũ khí hạt nhân vẫn còn được coi là niềm tự hào của nhiều
dân tộc, là vũ khí răn đe chiến lược có hiệu quả. Chính sách hai mặt của Mỹ đối với vấn
đề phổ biến hạt nhân cũng như cách thức chính quyền Mỹ quyết định về đặc điểm các


HIỆP ĐỊNH HẠT NHÂN MỸ - ẤN 2006…

113

chế độ nhằm đánh giá nước đó có xứng đáng được sử dụng năng lượng hạt nhân hay
không chứa đựng đầy mâu thuẫn. Chỉ bằng cách thiết lập một cơ chế quốc tế mới và áp
dụng nó mà khơng loại trừ bất kỳ trường hơp ngoại lệ nào, chúng ta mới có thể hy vọng
bào đảm rằng tất cả các nước có thể được hưởng lợi từ năng lượng hạt nhân mà không
phải lo ngại về nguy cơ phổ biến các loại vũ khí giết người hàng loạt trên thế giới.
Hiệp định hợp tác hạt nhân Mỹ - Ấn đã công nhận trên thực tế Ấn Độ là một cường
quốc quân sự hạt nhân thực thụ và như Henry A. Kissinger nhận xét “đã đưa quan hệ
hợp tác và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa Mỹ và Ấn Độ lên một tầm cao mới chưa từng có”
[4, 639]. Tuy nhiên, thỏa thuận này chỉ có hiệu lực và đi vào thực hiện nếu Quốc hội

Mỹ sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử của Mỹ, đạo luật cấm bán công nghệ hạt nhân
cho các nước không tham gia NPT; và nếu Ấn Độ và IAEA đạt được thỏa thuận về một
sự phân tách đáng tin cậy các chương trình hạt nhân của Ấn Độ hoặc hai bên thống nhất
được những điều khoản về kiểm soát của Nghị định thư bổ sung của IEAE đối với các
cơ sở hạt nhân dân sự của Ấn Độ.
Với tầm cỡ của hai nước lớn và những lợi ích mà hiệp định này hứa hẹn mang lại cho
tất cả các bên, người ta có thể đốn chắc rằng những khó khăn về pháp lý có thể sẽ được
vượt qua để hiệp định có hiệu lực, như Hạ viện Mỹ đã làm. Các nhà thương lượng và
hoạch định chính sách sẽ tìm ra được cách tốt nhất để duy trì được cố gằng ngăn chặn
việc phổ biến hạt nhân trên tồn thế giới, vừa bảo đảm được quyền chính đáng của các
nước tiếp cận và ứng dụng công nghệ hạt nhân vào mục đích hịa bình phục vụ sự phát
triển kinh tế của mỗi nước.
Xét cho cùng, Hiệp định hợp tác hạt nhân Mỹ - Ấn không phải là một bước lùi. Vấn đề
là áp dụng nguyên tắc miễn trừ này như thế nào trong tương lai trong quan hệ giữa các
nước trên thế giới để luật pháp quốc tế về ngăn ngừa phổ biến hạt nhân được tôn trọng
và khơng trở thành một sự khuyến khích cho các nước khác bằng mọi cách tìm kiếm sở
hữu vũ khí hạt nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]

[4]
[5]
[6]

Đỗ Thanh Bình, Văn Ngọc Thành (đồng chủ biên) (2012). Quan hệ quốc tế thời hiên
đại – Những vấn đề mới đặt ra, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
Nguyễn Thu Hương (2001). Vị trí của Ấn Độ trên trường quốc tế (thời kỳ 1947 –
nay), Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á, số 6 (51), tr. 50-53.

Nguyễn Thu Hương (2007). Chính sách an ninh đối ngoại của Mỹ đối với châu Á –
Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ XXI, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 10, tr.
58-69.
Thái Yên Hương, Tạ Minh Tuấn (Đồng chủ biên) (2011). Các vấn đề nghiên cứu về
Hoa Kỳ, NXB Giáo dục Việt Nam.
Viện Nghiên cứu châu Mỹ (2006). Phản ứng đổi với thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Ấn sau
chuyến thăm của Tổng thống Bush, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 3, tr. 67-68.
Đỗ trọng Quang (2007). Thăng trầm trong quan hệ Hoa Kỳ - Ấn Độ, Tạp chí Châu
Mỹ ngày nay, số 7 (112), tr. 31-40.


114

[7]
[8]
[9]
[10]

LÊ THỊ BẢO YẾN – TRẦN THỊ PHƯƠNG LAN

Đỗ trọng Quang (2007). Thăng trầm trong quan hệ Hoa Kỳ - Ấn Độ (tiếp theo), Tạp
chí Châu Mỹ ngày nay, số 8 (112), tr. 21-28.
Randall B.Ripley, James M.Linsay (chủ biên) (2002). Chính sách đối ngoại của Hoa
Kỳ sau chiến tranh lạnh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đồn Thị Thái (2008). Chính sách đối ngoại của Ấn Độ (1991 - 2005), Khóa luận tốt
nghiệp, Đại học Sư phạm Huế.
Phạm Ngọc Uyển (2006). Hiệp định hạt nhân Mỹ - Ấn và tác động đến nỗ lực chống
phổ biến hạt nhân toàn cầu, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 66, tr. 28-38.

LÊ THỊ BẢO YẾN

SV lớp Sử 4C, khoa: Lịch sử, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
ĐT: 0935 484 308, Email:
TRẦN THỊ PHƯƠNG LAN
SV lớp Sử 4A, khoa: Lịch sử, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
ĐT: 0122 821 4062, Email:



×