Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Cách bảo quản khoai tây không bị mọc mầm doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (817.91 KB, 4 trang )

Cách bảo quản khoai tây không bị mọc mầm

Để khoai tây không bị mọc mầm là điều rất quan trọng mà bạn cần phải biết.
Trước khi bảo quản khoai tây, khâu chọn lựa khoai để mua về cũng rất quan trọng:
Cách chọn khoai tây ngon
Nên
- Chọn những củ khoai cầm lên thấy nặng, chắc tay và lành lặn. Vỏ trơn nhẵn là
những củ khoai tây còn tốt, ăn sẽ ngon.
- Những củ khoai tây vàng sẽ ngọt và thơm hơn khoai tây hơi ngả màu trắng.

Chọn những củ khoai cầm lên thấy nặng, chắc tay và lành lặn (Ảnh minh họa)
- Nên chọn những củ đều nhau như vậy sẽ dễ chế biến theo mục đích nấu ăn của
bạn.
Không nên
- Tránh chọn những củ da nhăn nheo, bóp thấy hơi mềm. Đây là những củ đã để
lâu và bị héo. Những củ như thế ăn sẽ không còn nhiều dinh dưỡng, không ngọt.
- Không chọn những củ có chấm hay có nốt, bị sâu, mắt màu đen hoặc bị thối,
chảy nước.
- Những củ khoai còn tươi nhưng vỏ bị trầy xước cũng không nên lấy vì mua
những củ này về, nếu không ăn ngay, khi bảo quản nó sẽ nhanh bị thối và lây sang
các củ lành khác.
- Không chọn những củ khoai tây có nhiều vết lõm, tuy không bị sâu bệnh hay bị
hỏng nhưng về rất khó cạo hay gọt vỏ.

Không chọn những củ khoai tây đã mọc mầm (Ảnh minh họa)
Lưu ý: Đặc biệt không chọn những củ có da đang chuyển sang màu xanh hoặc đã
mọc mầm vì khoai tây mọc mầm rất độc và có hại cho sức khỏe.
Bảo quản
- Bảo quản khoai tây ở nơi mát (khoảng 10
o
C), tối (sẽ bảo quản được 2 tháng),


nhưng không nên bảo quản chung với củ hành khô.
- Không cất trữ khoai trong túi nilon hay các hộp kín.
- Giữ khoai tây hoàn toàn tránh xa ánh sáng mặt trời tự nhiên để khoai không bị
chuyển sang màu xanh và mọc mầm.
- Nếu bạn dự trữ khoai ở nhiệt độ thường thì không để quá được 2 tuần.
- Các loại khoai tây ngọt nên ăn trong vòng 1 tuần là tốt nhất.
- Bạn không nên để khoai tây chung với táo tàu, nếu không khoai tây sẽ mọc mầm
và rất độc hại.
- Thỉnh thoảng kiểm tra khoai đang được bảo quản để loại bỏ những củ thối và
những củ đang xuất hiện màu xanh trên bề mặt da.
- Chỉ nên rửa khoai trước khi sử dụng vì hơi ẩm có thể làm khoai nhanh hỏng.
Tại sao không được ăn khoai tây mọc mầm?
Trong mầm khoai tây có chứa solanine, một loại glyco-alkaloid đắng
và độc - C45H73NO15.

Khi khoai tây có màu xanh tức là hàm lượng solanine đạt mức có
nguy cơ gây nguy hiểm. Vì vậy, không nên chế biến những phần củ
có màu xanh.

Khi mức solanine tăng, nó cũng đồng thời tạo vị đắng cho khoai tây
sau khi nấu chín. Sự sinh tổng hợp solanine xuất hiện đồng thời
nhưng độc lập với sự sinh tổng hợp chlorophyll; quá trình này có thể
diễn ra không cần quá trình kia. Khác với chlorophyll, sự hình thành
solanine không cần ánh sáng nhưng ánh sáng có thể thúc đẩy nó diễn
ra nhanh hơn. Sự hình thành solanine ở khoai tây diễn ra trên bề mặt
vỏ, thường không sâu hơn 3mm. Gọt vỏ trước khi chế biến là cách
phòng nguy cơ gây ngộ độc.

Triệu chứng ngộ độc solanine


Ngộ độc solanine chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh. Triệu
chứng bao gồm: buồn nôn, tiêu chảy, đau rút ở dạ dày, khô rát cổ
họng, đau đầu và chóng mặt. Ảo giác, mất cảm giảc, tình trạng tê
liệt, sốt, bệnh vàng da, giãn đồng tử và giảm thân nhiệt cũng được đề
cập trong các ca nguy cấp.

Ở hàm lượng lớn, ngộ độc solanine có thể gây tử vong. Triệu chứng
thường xuất hiện trong vòng 8-12 giờ sau khi ăn, nhưng cũng có thể
diễn ra trong vòng 30 phút khi ăn thức ăn có hàm lượng solanine cao.

×