Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Tài liệu báo cáo chuyên đề về ảnh hưởng mật độ đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá diêu hồng giai đoạn cs hương lên cá giống trong giai tại hưng nguyên - nghệ an.hoài.doc.3 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.81 MB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG - LÂM - NGƯ
===  ===
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP NGỌT
Đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ LÊN TỶ LỆ SỐNG VÀ TỐC ĐỘ
TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ DIÊU HỒNG (Oreochromis spp)
GIAI ĐOẠN SAU 21 NGÀY TUỔI ƯƠNG TRONG GIAI
TẠI TRẠI THỰC NGHIỆM THỦY SẢN NƯỚC NGỌT
HƯNG NGUYÊN - NGHỆ AN
GV hướng dẫn: ThS. Phạm Anh Đức
ThS. Nguyễn Đình Vinh
Nhóm sinh viên: Trương Thị Hoài
Chu Thị Hương
Võ Thị Thúy

HƯNG NGUYÊN, 9/2012
=  =
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP NGỌT
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo Ths. Phạm Anh Đức -
Trưởng trại thực nghiệm thủy sản nước ngọt khoa Nông - Lâm - Ngư đã nhiệt
tình giúp đỡ nhóm thực hiện và hoàn thành chuyên đề cũng như toàn bộ nội
dung thực tập tại trại.
Chúng tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo ThS. Nguyễn Đình
Vinh đã tận tình và hết lòng giúp đỡ chúng tôi thực hiện và hoàn thành
chuyên đề này.
Xin chân thành cảm ơn đến cán bộ, nhân viên của Trại thực nghiệm
nuôi trồng thủy sản nước ngọt khoa Nông - Lâm - Ngư đã tạo điều kiện giúp
đỡ chúng tôi trong suốt thời gian thực tập và thực hiện chuyên đề.


Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn Nuôi
trồng thủy sản nước ngọt cùng với các thầy cô trong khoa Nông - Lâm - Ngư
đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ nhóm trong quá trình thực tập.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Hưng Nguyên, tháng 9 năm 2012
Nhóm sinh viên
Trương Thị Hoài
Chu Thị Hương
Võ Thị Thúy
SVTH: Trương Thị Hoài - Chu Thị Hương - Võ Thị Thúy
i
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP NGỌT
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC HÌNH v
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Vài nét về đối tượng nghiên cứu 3
1.1.1. Hệ thống phân loại 3
1.1.2. Đặc điểm hình thái 3
1.1.3. Nguồn gốc và đặc điểm phân bố 4
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng 4
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng 5
1.1.6. Đặc điểm môi trường sống và tập tính ăn 5
1.1.7. Đặc điểm sinh sản 7
1.1.8. Một số bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị 8
1.2. Tình hình nuôi và sản xuất giống cá Diêu hồng hiện nay 11
1.2.1. Trên thế giới 11

1.2.2. Tại Việt Nam 13
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu 17
2.2. Nội dung nghiên cứu 17
2.3. Vật liệu nghiên cứu 17
2.4. Phương pháp nghiên cứu 18
2.4.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 18
2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 18
2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu 19
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 22
2.5. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 22
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23
3.1. Các yếu tố môi trường 23
3.1.1. Nhiệt độ 23
3.1.2. pH 24
pH có ảnh hưởng lớn đến đời sống của cá Diêu hồng nói riêng và thủy sinh
vật nói chung. Mỗi loài sinh vật chỉ tồn tại trong khoảng pH xác định. Khi pH
tăng hoặc giảm quá giới hạn cho phép sẽ gây rối loạn trao đổi chất ở sinh vật,
sinh vật có thể chết (Swingle 1969) 24
Cá Diêu hồng thích hợp với điều kiện pH 6,5 - 8,5 24
3.1.3. Các yếu tố khác 26
3.2. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tốc độ tăng trưởng của cá Diêu hồng giai
đoạn sau 21 ngày tuổi trong giai tại các công thức thí nghiệm 26
SVTH: Trương Thị Hoài - Chu Thị Hương - Võ Thị Thúy
ii
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP NGỌT
3.2.1. Sự tăng trưởng trung bình theo chiều dài thân 26
3.2.2. Tốc độ tăng trưởng khối lượng 29
3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống của cá Diêu hồng giai đoạn từ sau
21 ngày tuổi trong giai ở các công thức thí nghiệm 33

3.4. So sánh tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá Diêu hồng khi ương trong
giai với ương trong ao 34
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
PHỤ LỤC 38
SVTH: Trương Thị Hoài - Chu Thị Hương - Võ Thị Thúy
iii
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP NGỌT
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CT : Công thức
CTTN : Công thức thí nghiệm
LL : Lần lặp
DO : Hàm lượng Oxy hòa tan
CO
2
: Cacbonic
SVTH: Trương Thị Hoài - Chu Thị Hương - Võ Thị Thúy
iv
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP NGỌT
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Hình thái ngoài cá Diêu Hồng 3
Bảng 1.1: Các nước Đông Nam Á đang nuôi cá Diêu hồng 11
Hình 2.1. Máy đo pH và nhiệt kế thủy ngân 17
Hình 2.2. Bố trí giai thí nghiệm 19
Bảng 2.1. Các dụng cụ đo yếu tố môi trường 19
Hình 2.3. Đo pH và nhiệt độ môi trường ao nuôi 20
Hình 2.4. Cân kiểm tra tăng trưởng cá Diêu hồng 21
Bảng 3.1. Bảng biến động nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm 23
Hình 3.1. Biến động nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm 23
Bảng 3.2. Bảng biến động pH trong quá trình thí nghiệm 25

Hình 3.2. Biến động pH trong quá trình nghiên cứu 25
Bảng 3.3. Chiều dài trung bình cá (TB ± SD ; mm) 26
26
Hình 3.3. Sự tăng trưởng về chiều dài trung bình ở các CTTN 26
Bảng 3.4. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo chiều dài thân cá 27
27
Hình 3.4. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài thân của cá ở các công
thức thí nghiệm 27
Bảng 3.5. Tốc độ tăng trưởng tương đối theo chiều dài thân của cá 28
28
Hình 3.5. Tốc độ tăng trưởng tương đối theo chiều dài thân của cá tại các
công thức thí nghiệm 28
Bảng 3.6. Tăng trưởng khối lượng trung bình của cá Diêu hồng 29
30
Hình 3.6. Tăng trưởng khối lượng trung bình của cá Diêu hồng ở các công
thức thí nghiệm 30
Bảng 3.7. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của cá 31
31
Hình 3.7. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của cá 31
Bảng 3.8. Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng 32
32
Hình 3.8. Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng của cá 32
Bảng 3.9. Tỷ lệ sống của cá khi kết thúc thí nghiệm (TB ± SD) 33
Hình 3.9. Tỷ lệ sống của cá Diêu hồng qua quá trình thí nghiệm 33
SVTH: Trương Thị Hoài - Chu Thị Hương - Võ Thị Thúy
v
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP NGỌT
SVTH: Trương Thị Hoài - Chu Thị Hương - Võ Thị Thúy
vi
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP NGỌT

MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây thủy sản đã và đang là một ngành phát triển
rất mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, đóng vai trò quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân. Đó cũng là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia có
ưu thế về mặt nước, Việt Nam là một trong số các nước đó.
Nước ta có nghề nuôi cá nước ngọt truyền thống từ lâu đời và có nhiều
tiềm năng phát triển. Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản
nước ngọt đã có những bước tiến đáng kể trong việc sử dụng diện tích mặt
nước, nâng cao năng suất, sản lượng cá nuôi và ngày càng có nhiều đối tượng
có giá trị kinh tế như: cá Chép, cá Trắm cỏ, cá Mè Trắng, cá Rô phi, cá Diêu
hồng góp phần quan trọng trong việc cung cấp nhu cầu thực phẩm trong
nước và bước đầu tạo ra nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.
Cá Diêu Hồng (Oreochromis spp) là một trong những đối tượng nuôi
nước ngọt truyền thống, có tính thích ứng rộng với các điều kiện môi trường
và có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Cá có thịt thơm ngon, là thực phẩm
có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp năng lượng cho con người nên rất được
ưu chuộng. Xuất phát từ nhu cầu thị trường ngày càng gia tăng, nhiều người
đã chọn nuôi cá Diêu hồng với nhiều hình thức nuôi khác nhau như nuôi trong
ao đất, lồng, bè và có thể nuôi đơn hoặc nuôi ghép với các đối tượng khác.
Trong quá trình nuôi để tạo ra đàn cá có chất lượng tốt, đạt tỷ lệ sống
cao, tăng trưởng tốt hạn chế xảy ra dịch bệnh thì ngoài việc lựa chọn địa điểm
nuôi, hình thức nuôi, kỹ thật chăm sóc quản lý thì việc nghiên cứu tìm ra mật
độ nuôi thích hợp là một trong những khâu quan trọng quyết định sự thành bại
của đợt nuôi và góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.
Mật độ nuôi có quan hệ chặt chẽ với tốc độ sinh trưởng, phát triển và
chất lượng của cá. Mật độ nuôi quá thấp, lãng phí thức ăn, tốn thể tích giai và
tốn công chăm sóc. Nuôi với mật độ quá cao, khó quản lý môi trường do các
SVTH: Trương Thị Hoài - Chu Thị Hương - Võ Thị Thúy
1
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP NGỌT

sản phẩm trao đổi chất và các chất thải ra nhiều sẽ làm ô nhiễm môi trường
nuôi, dẫn đến cá chậm phát triển, thời gian nuôi kéo dài. Do đó việc đưa ra
mật độ nuôi phù hợp rất cần thiết, góp phần nâng cao năng suất nuôi cá.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, từ sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa
Nông Lâm Ngư, Tổ bộ môn nuôi trồng thủy sản, chúng tôi tiến hành thực
hiện chuyên đề: “Ảnh hưởng của mật độ lên tỷ lệ sống và tốc độ tăng
trưởng của cá Diêu Hồng (Oreochromis spp) giai đoạn sau 21 ngày tuổi
trong giai tại trại thực nghiệm thủy sản nước ngọt Hưng Nguyên - Nghệ
An”.
Mục tiêu chuyên đề:
● Xác định được mật độ ương hợp lý cho cá Diêu hồng đạt tỷ lệ sống
và tốc độ tăng trưởng cao từ giai đoạn sau 21 ngày tuổi.
● Đáp ứng nhu cầu về con giống và góp phần nâng cao năng suất, sản
lượng cá nuôi.
SVTH: Trương Thị Hoài - Chu Thị Hương - Võ Thị Thúy
2
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP NGỌT
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vài nét về đối tượng nghiên cứu
1.1.1. Hệ thống phân loại
Ngành ĐV có dây sống: Chordata
Lớp cá vây tia: Actinopterygii
Bộ cá Vược: Perciformes
Phân bộ cá Bàng chài: Labroidei
Họ cá Rô phi: Cichlidae
Giống: Oreochromis
Loài cá Diêu Hồng: Oreochromis spp
Tên tiếng Anh: Red Tilapia
Hình 1.1. Hình thái ngoài cá Diêu Hồng

1.1.2. Đặc điểm hình thái
Cá Diêu hồng có đặc điểm thân cao, hình hơi bầu dục, dẹp bên. Đầu
ngắn, miệng rộng hướng ngang, rạch kéo dài đến đường thẳng đứng sau lỗ
mũi một ít. Hai hàm dài bằng nhau, môi trên dày. Lỗ mũi gần mắt hơn mõm.
SVTH: Trương Thị Hoài - Chu Thị Hương - Võ Thị Thúy
3
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP NGỌT
Mắt tròn ở nữa trước và phía trên của đầu. khoảng cách giữa hai mắt rộng,
gáy lõm ở ngang lỗ mũi.
Khởi điểm vây lưng ngang với khởi điểm vây ngực, trước khởi điểm
vây bụng. vây ngực nhọn, dài, mềm. Vây bụng to cứng chưa tới lỗ hậu môn.
Toàn thân phủ vảy, có màu đỏ đến hồng.
1.1.3. Nguồn gốc và đặc điểm phân bố
a, Nguồn gốc
Xuất xứ cá Diêu hồng từ Đài Loan. Năm 1968, người ta phát hiện một
số cá bột Rô phi cỏ (Oreochromis mosambicus) có màu đỏ do bị đột biến
“bạch tạng” không hoàn toàn. Người ta tiếp tục cho lai O.mosambicus đột
biến bạch tạng với loài O.niloticus (Rô phi vằn) được thế hệ F1 có 30% là rô
phi có màu đỏ, những cá thể này có những chấm đen ở hai bên cơ thể gần như
đối xứng nhau.
Ở Việt Nam, cá Diêu hồng lần đầu tiên được nhập vào năm 1985 từ Malaysia.
b, Đặc điểm phân bố
Phân bố trên thế giới: cá Diêu hồng chủ yếu được nuôi ở Đài Loan (là
khu vực có sản lượng cao nhất thế giới) ngoài ra còn được nuôi nhiều ở
Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam
Phân bố trong nước: cá được nuôi chủ yếu ở Nam Bộ mà phổ biến là ở
vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có nhiều điều kiện về thổ nhưỡng, thủy
lưu thích hợp nhất cho loài cá này. Tỉnh Tiền Giang là tỉnh hiện có trên 450
bè cá, loài cá này được người dân thả nuôi ở khu vực ven sông Tiền, trên ao
và cả trên ruộng lúa. Đây là đối tượng nuôi quan trọng có thể nuôi ở nhiều

hình thức khác nhau, nuôi ở ao hồ, lồng, bè
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Diêu hồng là loài cá ăn tạp, thức ăn thiên về nguồn gốc thục vật
như: cám, bắp xay nhỏ, bã đậu, bèo tấm, rau muống và các chất như mùn bã
hữu cơ, tảo, ấu trùng Do đó nguồn thức ăn cho cá rất đa dạng, bao gồm các
loại cám thực phẩm, khoai củ, ngũ cốc.
SVTH: Trương Thị Hoài - Chu Thị Hương - Võ Thị Thúy
4
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP NGỌT
Cá Diêu hồng có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, đây là đặc điểm
thuận lợi cho nuôi thâm canh. Ngoài ra có thể tận dụng các nguyên liệu phụ
phẩm từ các nhà máy chế biến thủy sản (như: vỏ tôm, râu mực, đầu cá ).
Đặc điểm dinh dưỡng của cá Diêu hồng thay đổi tùy theo từng giai
đoạn phát triển mà sử dụng các loại thức ăn và lượng thức ăn khác nhau.
Trong ao nuôi hoặc lồng bè, cá ăn thức ăn tự chế từ các phụ phẩm
nông nghiệp, thức ăn viên (đạm từ 20 - 25%). Nhưng khi thả cá nuôi trong
lồng bè với mật độ cao, nên sử dụng thức ăn dạng viên để dễ dàng kiểm soát
lượng thức ăn cũng như kiểm soát được chất lượng nước ao nuôi. Thức ăn
thường phải có đầy đủ thành phần các chất dinh dưỡng cần thiết như: đạm,
lipit, vitamin
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng
Cá Diêu hồng có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh và tốc độ tăng
trưởng này khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn phát triển.
Kích cỡ lớn nhất của cá có thể đạt tới 2 - 3kg. trong điều kiện nuôi tốt,
cá có thể đạt 0,3 - 0,4kg /con sau 3 - 4 tháng nuôi. Tăng lên 0,4 - 0,6kg /con
sau 5 tháng nuôi. Và có thể thu hoạch sau 7 - 8 tháng nuôi khi cá đạt 0,6 -
0,8kg /con.
1.1.6. Đặc điểm môi trường sống và tập tính ăn
a, Môi trường sống
Cá Diêu hồng là một loài cá nước ngọt, được hình thành qua quá trình

chọn lọc nhân tạo nên môi trường sống chủ yếu là nuôi nhốt.
Cá thích hợp với nguồn nước có độ pH 6,5 - 8,5,nhiệt độ từ 22 - 30
0
C,
oxy hòa tan > 1,5mg/l, khả năng chịu phèn kém nhưng có thể phát triển tốt ở
vùng nước nhiễm mặn nhẹ 5 - 12‰, cá sống trong mọi tầng nước.
Cá thịt có thể nuôi trong ao hoặc lồng bè. Trong ao, cá đạt 0,6 -
0,8kg /con sau 7 - 8 tháng nuôi và tỷ lệ hao hụt thấp.
b, Tập tính ăn
SVTH: Trương Thị Hoài - Chu Thị Hương - Võ Thị Thúy
5
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP NGỌT
Cá Diêu hồng 21 ngày tuổi có thể đạt chiều dài 13 - 18mm. Cá thường
được xử lý đơn tính trong giai đoạn này có thể bằng nhiều phương pháp khác
nhau (nhằm mục đích tăng năng suất, sản lượng). Với phương pháp xử lý đơn
tính bằng hormone thì trong 21 ngày tuổi đầu tiên cá bột ăn thức ăn có trộn
hormone 17α-methyltestosteron, với lượng thức ăn thay đổi theo 4 giai đoạn:
5 ngày đầu cho ăn với khẩu phần ăn bằng 25% trọng lượng cá, từ ngày 6 - 10
cho ăn khẩu phần ăn bằng 20% trọng lượng cá, từ ngày 11 - 15 cho ăn bằng
15% trọng lượng cá và từ ngày 16 - 21 cho ăn bằng 10% trọng lượng cá.
Ngày cho ăn 4 lần.
Cá từ 3 tuần tuổi trở đi, khẩu phần ăn lúc này là 5 - 7% trọng lượng cá,
với thành phần thức ăn là cám mịn (hay bột mì, bột bắp) và bột cá với tỷ lệ
40% bột cá và 60% bột cám (hay bột mì, bột bắp).
Tháng thứ 2, khẩu phần ăn bằng 4 - 5% trọng lượng cá, với thành phần
thúc ăn vẫn là cám và bột cá, nhưng tỷ lệ cám 70% và bột cá 30%. Từ giai
đoạn này có thể cho ăn thức ăn tự chế biến.
Từ tháng thứ 3 trở lên, cho ăn:
● Thức ăn tự chế: 50% cám gạo + 50% cá, xay nhuyễn, nấu chín, vắt
cục rải thức ăn quanh ao, lượng thức ăn bằng 2 - 3% trọng lượng cá.

● Thức ăn công nghiệp: dùng loại thức ăn có độ đạm 25 - 30%, lượng
thức ăn bằng 2 - 3% trọng lượng cá. Ngày cho ăn 2 lần (sáng và chiều).
● Ngoài ra bổ sung thêm rau, cỏ, bèo các loại cá sẽ lớn nhanh và
giảm hệ số thức ăn tinh.
Cá Diêu hồng có tập tính khi đói thì lên tầng trên bắt mồi, lúc ăn no
mồi thì bơi xuống tầng dưới. Vì vậy cần cho cá ăn với lượng thức ăn thay đổi
theo cỡ cá tăng trọng, thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn để có thể điều
chỉnh kịp thời.
c, Quy trình pha chế thức ăn bổ sung hormone 17α-
methyltestosteron
● Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ:
SVTH: Trương Thị Hoài - Chu Thị Hương - Võ Thị Thúy
6
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP NGỌT
- Nguyên liệu: Chế biến 1kg thức ăn
Bột cá (đã sàng lấy loại mịn nhỏ): 1kg
Hormone 17α-methyltestosteron: 0,06g
Vitamin C: 10g
Cồn 96
0
C: 300 - 500ml
- Dụng cụ:
Chậu, sàng, cốc thủy tinh, cân điện tử
● Bước 2: Tiến hành pha chế:
- Bột cá: sàng lấy loại nhỏ mịn, cân lấy 1kg cho vào chậu sạch.
- Vitamin C (dạng viên) được cân 10g, giã nhỏ mịn và hòa tan với
500ml cồn 96
0
trong cốc thủy tinh.
- Tiếp tục cân 0,06g hormone 17α-methyltestosteron và cho vào cốc

trên khuấy đều cho tan hết. Sau đó đổ từ từ hỗn hợp này vào chậu chứa bột cá
và dùng tay trộn đều.
- Hỗn hợp thu được để hơi ráo nước sau vài giờ là có thể sử dụng cho
cá ăn. Lượng thức ăn đã tính toán ở trên.
1.1.7. Đặc điểm sinh sản
Cá Diêu hồng nuôi trong ao thành thục lần đầu ở 4 -5 tháng tuổi, khi cá
đạt cỡ 0,3 - 0,4kg /con. Đây là loài mắn đẻ, cá có thể đẻ nhiều lần trong năm,
từ 10 - 12 lần và hầu như đẻ quanh năm. Nếu nuôi trong điều kiện chăm sóc
tốt, cá có thể đẻ trên 20 lần trong 1 năm. Cá trên hoặc dưới 1 năm tuổi thì đẻ
nhiều lứa hơn, dày hơn cá 2 năm tuổi trở lên.
Khi sinh sản cá đực làm tổ bằng cách dùng đuôi quậy bùn và đào hố
dưới đáy ao, đường kính tổ từ 20 - 30cm, độ sâu thích hợp 0,3 -0,5m. Sau khi
đẻ cá cái ấp trứng và ngậm con mới nở trong miệng. Ở nhiệt độ 30
0
C, thời gian
ấp trứng từ 4 - 6 ngày và khi cá nở ra vẫn được cá mẹ ngậm trong miệng thêm
3 - 4 ngày nữa. Khi cá bột đã hết noãn hoàng thì cá con rời khỏi miệng mẹ và
bắt đầu tự kiếm ăn. Cá mẹ lại tiếp tục bắt mồi và chuẩn bị cho chu kỳ sinh sản
mới. Thời gian giữa 2 lứa đẻ tùy thuộc vào thức ăn, tuổi cá, nhiệt độ Trung
SVTH: Trương Thị Hoài - Chu Thị Hương - Võ Thị Thúy
7
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP NGỌT
bình mỗi lần cá đẻ từ 1000 - 2000 trứng, cá cỡ lớn có thể đẻ với số lượng trứng
nhiều hơn. Vì vậy chúng ta nên chuẩn bị cá bố mẹ có thể trọng lớn.
1.1.8. Một số bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị
Trong quá trình ương nuôi cá Diêu hồng thường bị một số bệnh
như: các bệnh do vi khuẩn, bệnh do ký sinh trùng, bệnh nấm thủy mi, bệnh
đốm đỏ, cá trương bụng do thức ăn, cá chết do mật độ dày Sau đây là dấu
hiệu bệnh lý và biện pháp phòng trị:
● Bệnh do vi khuẩn: các bệnh thường gặp là bệnh lở loét, bệnh trắng

da, bệnh tuốt nhợt
+ Dấu hiệu bệnh lý
Cá có biểu hiện bơi phân tán, không định hướng trên mặt nước, khi
chết thường chìm xuống đáy. Xung quanh mắt và da xuất huyết, toàn thân có
màu xám đen, những chỗ viêm có nhiều chất nhầy. Mắt lồi, mang nhợt nhạt,
các tia mang kết lại vơi nhau.
+ Cách phòng bệnh:
Vào mùa dịch nên định kỳ bổ sung Vitamin C trong thức ăn với liều
lượng 5 - 10g /100kg cá. Treo lá xoan 5 - 10kg /m
3
vào bao tải để ở đầu ao có
nước ra vào.
+ Cách trị bệnh:
Xử lý nước ao cá bệnh: dùng vôi bột 2 - 6kg /100m
3
nước. Xử lý cá
bệnh, dùng Oxytetracylin 2g /100kg cá bệnh, bên cạnh đó bổ sung thêm các
loại Vitamin vào thức ăn và dùng liên tục 5 - 7 ngày.
● Bệnh do ký sinh trùng
Các bệnh do ngoại ký sinh trùng có tác động mạnh lên cá con trong quá
trình ương. Thực tế cho thấy, nhiều cơ sở ương giống có tỷ lệ hao hụt từ 50 -
70% (chủ yếu do cá con bị bệnh đốm trắng, trùng quả dưa tấn công, bệnh do
trùng mặt trời, bệnh do sán lá đơn chủ, bệnh do giáp xác ký sinh )
+ Cách phòng bệnh:
SVTH: Trương Thị Hoài - Chu Thị Hương - Võ Thị Thúy
8
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP NGỌT
Ao ương hay nuôi cá phải sục khí, thường xuyên rải muối hột để sát
trùng nước, nồng độ 0,5% trong thời gian dài và 1 - 2 % trong 10 - 15 phút.
+ Cách trị bệnh:

Khi phát hiện cá bị bệnh cần bón: Formol nồng độ 25 - 30ml /m
3
trong
thời gian dài và nồng độ từ 100 - 150ml /m
3
nếu trị trong 15 - 30 phút; CuSO
4
(phèn xanh) nồng độ 2 - 5g /m
3
trị thời gian dài và từ 20 - 50g /m
3
trong thời
gian 15 - 30 phút.
● Bệnh nấm thủy mi
+ Dấu hiệu bệnh lý:
Cá Rô phi nói chung và Diêu hồng nói riêng là loài chịu lạnh kém, khi
nhiệt độ nước ao xuống dưới 12
0
C kéo dài trong nhiều ngày. Khi đó cá chúi
xuống bùn, ngừng ăn và lập tức bị nấm thủy mi tấn công. Cá chết, bị nấm hút
hết chất dinh dưỡng nên nổi lên mặt nước. Bằng mắt thường có thể thấy nấm
đã bao bọc thành búi trắng như bông quanh thân cá.
+ Cách phòng bệnh:
Ao nuôi phải được tẩy dọn kỹ sau mỗi vụ nuôi. Làm tốt công tác về kỹ
thật nuôi như đảm bảo cá khỏe mạnh, không bị xây xát và giữ môi trường
nước luôn sạch. Khi có hiện tượng xảy ra bệnh cần cách ly để tránh lây lan.
+ Cách trị bệnh:
Tắm cá bệnh trong nước muối 2 - 3kg /100L nước trong 10 - 15 phút.
Hoặc tắm cá trong dung dịch Malachite green lều lượng 1 - 2g /m
3

trong thời
gian 30 - 60 phút. Bên cạnh đó cần cho cá ăn đầy đủ các chất, tăng thể lực cá
ngay từ trước mùa đông.
Ngoài ra còn gặp các thể bệnh không lây như bệnh viêm bong bóng,
hiện tượng cá chết ngạt hàng loạt do ao quá dư thức ăn, quá nhiều phân hữu
cơ, thực vật phù du phát triển mạnh, nước có màu xanh lục xẫm và có mùi
hôi, các bệnh do thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin (thiếu kẽm gây bệnh đục
nhân mắt, thiếu canxi làm cho xương yếu, gây liệt…)
SVTH: Trương Thị Hoài - Chu Thị Hương - Võ Thị Thúy
9
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP NGỌT
Để phòng trị các bệnh trên, cần chú ý cho cá ăn đầy đủ, làm cá khỏe
mạnh, đủ sức chống lại các nguồn bệnh xâm nhập vào cơ thể. Phải giữ cho
môi trường ao nuôi sạch, không có các nguồn bệnh xâm nhập vào ao bằng
cách thay nước mới thường xuyên hoặc định kỳ.
SVTH: Trương Thị Hoài - Chu Thị Hương - Võ Thị Thúy
10
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP NGỌT
1.2. Tình hình nuôi và sản xuất giống cá Diêu hồng hiện nay
1.2.1. Trên thế giới
Nuôi Diêu hồng đơn tính đực đã xuất phát từ Đài Loan và đã nuôi ổn
định từ những thập niên 80 của thế kỷ trước.
Rô phi đỏ từ Đài Loan đã được du nhập sang nhiều nước trong khu vực
Đông Á và Đông Nam Á và cũng được phát triển với các hình thức nuôi thâm
canh hoặc quảng canh (Bảng 1).
Bảng 1.1: Các nước Đông Nam Á đang nuôi cá Diêu hồng
TT Nước Hệ thống nuôi Mức độ quản lý
1
2
3

4
5
6
7
Inđonexia
Malayxia
Myanmar
Singapore
Taiwan
Thailan
Việt Nam
Nuôi ghép - Nước ngọt
Bể xi măng và bè
Nuôi đơn - Ao và bể ximent
Nuôi đơn - Bè nước lợ
Nuôi đơn - Bể ximent nước ngọt
Nuôi đơn/ ghép - Nước ngọt
Nuôi đơn - Ao, bè nước ngọt
Quảng canh
Thâm canh
Quảng canh
Thâm canh
Thâm canh
Thâm canh
Bán thâm canh
● Ở Đài Loan
Được coi là đi đầu về nuôi cá Diêu hồng ở khu vực (từ 1946) và đạt sản
lượng cao nhất thế giới 80.000 tấn năm 1982. Năm 1999 chỉ còn 57.269 tấn
(54 triệu USD), năm 2000 khoảng 50.000 tấn (60 triệu USD) và chiếm 24%
sản lượng cá nuôi ở Đài Loan. Diện tích nuôi trên 8.300 ha (2000), có 1921

ha nuôi đơn trong ao, 5830 ha nuôi ghép trong ao.
Về xuất khẩu: 1996 là 15.328 tấn, năm 1999 đạt 36.597 tấn và có 71%
xuất sang Mỹ.
Phương thức nuôi cá Diêu hồng ở Đài Loan: nuôi đơn Diêu hồng trong
bể ximent hình bát giác (tám cạnh) 100 m
2
, với nước tuần hoàn và sục khí. Cỡ
cá thả 100 - 200 gam, mật độ 50 - 100 con/ m
2
. Dùng thức ăn công nghiệp 3 -
4 lần/ ngày. Sau 3 - 4 tháng nuôi thu hoạch được 3 - 4 tấn/ bể, cỡ cá trung
SVTH: Trương Thị Hoài - Chu Thị Hương - Võ Thị Thúy
11
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP NGỌT
bình 600 gam, tỉ lệ sống 90% và hệ số thức ăn 1,2 - 1,4. Ngoài ra còn nuôi
trong bè 7 x 7 x 2,5 m, cỡ mắt lưới bao quanh bè 1 cm. Cá thả 20 - 30 gam/
con, mật độ 4.000 - 5.000 con/ bè. Dùng thức ăn viên cho ăn 3 lần một ngày.
Cá đạt cỡ thương phẩm 600 gam sau 4 - 5 tháng nuôi. Sản lượng 1 bè 4,3 -
5,4 tấn/ 2 vòng nuôi một năm.
Tuy sản lượng giảm nhưng sản phẩm cá Diêu hồng Đài Loan có chất
lượng rất cao.
● Nuôi cá Diêu hồng ở Indonesia
Cá Diêu hồng nuôi ghép với các loài như cá chép, cá mè vinh, tai tượng
trong mô hình nuôi kết hợp, cho cá ăn thức ăn hoặc dùng phân bón.
Nuôi cá bè phát triển trên sông, kênh thủy lợi, hồ chứa. Bè có kích
thước 7 x 7 x 2 m, thả 100 - 150 kg cá giống, cho cá ăn thức ăn công nghiệp,
sau 60 - 120 ngày thu được 626 - 1.200 kg cá cỡ 250 - 300 gam cho một bè
nuôi. Với cá đơn tính đực thả 2.500 con/ bè (cỡ cá 50gam, cho ăn thức ăn
công nghiệp). Sau 120 ngày thu được 1.000 kg cá/ bè với hệ số thức ăn 1,2.
Nuôi trong ao nước lợ (15‰) diện tích 4.000m

2
cỡ cá 3 - 5 cm thả
10.000 con/ ao, cho cá ăn thức ăn công nghiệp. Thu hoạch cá sau 110 ngày
đạt cỡ 200 gam năng suất 1,7 - 2 tấn/ ao, tỉ lệ sống 80 - 85%.
● Nuôi cá rô phi đỏ ở Thái Lan
Thái Lan đã hoàn thiện công nghiệp tạo cá Diêu hồng đơn tính đực và
ứng dụng phổ biến trong thập niên 90 thế kỷ trước. Có trại sản xuất giống
được xây dựng năm 1994, đến nay mỗi năm sản xuất 10 - 20 triệu cá giống
đơn tính (99% đực).
Về nuôi: ước tính 80% nuôi trong ao nước ngọt và 20 % trong ruộng
lúa (cả cá Diêu hồng và rô phi vằn). Nuôi ghép với cá khác như chép, mè
vinh, mè trắng, mè hoa và một số loài cá bản địa khác.
Nuôi kết hợp trên là chuồng nuôi gà, dưới là ao cá (nuôi thâm canh)
khá phát triển và năng xuất tương đối cao (20-30 tấn/ha). Hiện nay tổng sản
lượng cá rô phi của Thái Lan khoảng 150 ngàn tấn/ năm (1998: 147.522 tấn).
● Nuôi cá rô phi đỏ ở Malaysia
SVTH: Trương Thị Hoài - Chu Thị Hương - Võ Thị Thúy
12
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP NGỌT
Được nhập công nghệ nuôi thâm canh cá Diêu hồng trong bè
từ Singapore trong thập niên 1980.
Cá giống 25 - 125 gam/ con được thả nuôi trong bể ximent tam giác
(33 x 14 x 15 m) với 250 - 1.000 kg cá giống / bể. Cho ăn thức ăn công
nghiệp và thay nước. Sau 4 tháng nuôi thu hoạch 4 - 6 tấn/ bể, cỡ cá 550 - 750
gam, hệ số thức ăn 1,9 và tỷ lệ sống 84%.
Nuôi thâm canh trong bè đặt trong sông, hồ chứa. Bè kích thước
4 x 3 x 2 m thả 2.000 cá (cỡ 0,7 kg), nuôi sau 2 tháng thì giảm số lượng cá
trong bè còn 600 con/ bè, nuôi tiếp 2 tháng để đạt cỡ1 kg/ con và đưa xuất
khẩu. Tỷ lệ sống thường đạt 90%, hệ số thức ăn 1,7.
Ngoài các nước trên, nuôi Diêu hồng còn phát triển ở các nước

như Singapore (trong bè ngoài biển), Myanmar (ao nước ngọt).
1.2.2. Tại Việt Nam
a, Sản xuất giống cá Diêu hồng
Cá Diêu hồng có thể tự đẻ trong ao. Ta có thể áp dụng các phương pháp
cho cá đẻ và thu cá bột như sau:
- Phương pháp nuôi cá bố mẹ trong ao và cho đẻ tự nhiên: Cá bố mẹ
được nuôi trong ao và cho ăn thức ăn đầy đủ, với thức ăn hỗn hợp chế biến
hoặc thức ăn viên công nghiệp có hàm lượng đạm từ 25-28%, khẩu phần ăn 1-
1,5% trọng lượng cá/ngày. Sau khi cá đẻ thì chuyển cá bố mẹ sang ao nuôi vỗ
khác để cho đẻ lứa tiếp theo và dùng ao cá đã đẻ làm ao ương cá bột thành cá
giống. Cách này dễ áp dụng cho các gia đình để tạo nguồn cá giống thả bù
cho các lần đánh tỉa cá thịt. Với cách này thì khó có thể sản xuất được số
lượng lớn cá giống để bán.
- Phương pháp thứ hai: Thả cá bố mẹ vào ao để cá đẻ tự nhiên, nuôi vỗ
và chăm sóc cá như ở phương pháp trên. Sau khi cá đẻ thì ương nuôi cá bột và
thu hoạch cá hương, cá giống đã được ương lớn trong ao. Biện pháp này cũng
cho năng suất thấp vì khi ương nhiều thế hệ trong ao, cá bột sẽ hao hụt nhiều
do bị cạnh tranh thức ăn và có tình trạng cá ăn thịt lẫn nhau ở các cỡ cá
SVTH: Trương Thị Hoài - Chu Thị Hương - Võ Thị Thúy
13
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP NGỌT
- Phương pháp thứ ba: Thả cá bố mẹ vào ao đẻ, nuôi vỗ sau khoảng 2
tuần (ở nhiệt độ trung bình 30
0
C và phương pháp chăm sóc như trên), thì cá
bố mẹ sẽ bắt đầu đẻ trứng. Khi cá đẻ xong, dùng vợt vớt hết cá bột chuyển
sang ương ở một ao riêng biệt. Lúc này cá bột thường có tập tính bơi quanh
bờ ao nên dễ dàng dùng vợt để vớt chúng. Cách thứ ba này tuy năng suất có
thể cao hơn nhưng vẫn không thu được hết cá bột trong lứa đẻ
- Phương pháp thứ tư: thì chủ động thu trứng hoặc cá bột Diêu hồng để

ương ấp nhân tạo. Ta chọn cá bố mẹ có trọng lượng từ 400-500 g, với tỷ lệ cá
đực/ cá cái là 1/1. Cá bố mẹ có thể nuôi vỗ trong ao đất hoặc bể xi măng hay
trong giai với mật độ thả từ 4-5 con/m
2
. Cho ăn đầy đủ chất lượng và khẩu
phần để cá thành thục và đẻ tốt. Khi cá bố mẹ đã thành thục và sẵn sàng đẻ
trứng thì ta chuyển cá vào giai cho đẻ. Khi cá bố mẹ đã đưa vào giai cho đẻ
thì cứ 3-5 ngày thu trứng một lần, tùy theo nhiệt độ nước. Trứng sau khi thu
thì được phân chia theo giai đoạn phát triển, làm sạch và ấp riêng từng lứa.
Sau khi nở, các lứa tuổi cá bột khác nhau cũng được ương riêng.
b, Sản xuất giống cá Diêu hồng đơn tính đực
Việc nuôi cá Diêu hồng đơn tính đực sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so
với nuôi Diêu hồng bình thường, vì:
- Cá cái có một thời gian dài ấp trứng và nuôi con trong miệng nên phải
nhịn ăn. Vì vậy khi nuôi chung cá đực cái thì cá đực thường có trọng lượng
lớn hơn do ít tốn năng lượng cho quá trình sinh đẻ
- Khi chúng ta nuôi toàn cá đực thì không có sự sinh sản, chúng ta kiểm
soát được mật độ cá thả. Người nuôi có thể chủ động quy cỡ thương phẩm tùy
theo giá cả thị trường. Nhờ vậy giá trị và hiệu quả kinh tế sẽ được nâng cao
Hiện nay chúng ta đang có 3 phương pháp chính để có cá Diêu hồng
đơn tính đực:
- Phương pháp thủ công: dùng mắt thường phân biệt và tách riêng cá
đực và cá cái lúc cá đã phân rõ đực cái bằng phần phụ sinh dục: cá đực có 2
SVTH: Trương Thị Hoài - Chu Thị Hương - Võ Thị Thúy
14
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP NGỌT
lỗ huyệt, cá cái có 3 lỗ. Cách này dùng cho những ao nuôi nhỏ, có nhiều
người cùng làm một lúc. Nhưng hạn chế khi cần có số lượng giống lớn
- Phương pháp di truyền: Bằng phương pháp lai khác loài (khi nuôi
chung cá cái loài này với cá đực loài khác hoặc ngược lại) sẽ tạo được cá lai

đơn tính hoặc bất thụ, chẳng hạn:
Cá đực lai với Cá cái
Rô phi O. hornorum x Rô phi đỏ
Rô phi O. aureus x Rô phi đỏ
Người ta còn tạo ra Diêu hồng siêu đực (có nhiễm sắc thể YY), khi thả
ghép cá siêu đực với cá cái bình thường sẽ cho ra đàn cá có tỷ lệ đực rất cao
(lý thuyết là 100%)
-Phương pháp hóa sinh: cho cá bột ăn thức ăn có trộn hormone 17α-
methyltestosterone (viết tắt là MT) hoặc 17α- ethynyltestosterone (ET) trong
21 ngày tuổi đầu tiên. Rất nhiều nước trên thế giới đã áp dụng công nghệ này.
Ở Thái Lan đã phát triển công nghệ từ những thập niên 90, ở Đài loan từ
những năm 80 của thế kỷ 20. Ở nước ta, từ 1993 cũng đã áp dụng chuyển đổi
giới tính cá rô phi bằng MT ở nhiều cơ sở sản xuất cá giống.
Tóm tắt công nghệ chuyển giới tính cá rô phi toàn đực bằng
hormone như sau:
1. Cho cá đẻ và thu
trứng trong giai
=>
2. Ấp trứng
Mật độ 5-6 con/m
2
Tỷ lệ 1 đực/1 cái
Chu kỳ thu trứng: 7
ngày 1 lần
Trong bình
=>
Trong khay
Mật độ 90.000
trứng/lít
Ấp riêng pha

I,II,III lên tới pha
IV
Lưu tốc 4 lít/ phút
Mật độ 10.000
trứng/lít
Ấp từ pha IV đến khi
cá bột hết noãn
hoàng
Lưu tốc 2 lít/ phút

SVTH: Trương Thị Hoài - Chu Thị Hương - Võ Thị Thúy
15
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP NGỌT
5. Nuôi cá thịt




< =
4. Ương cá hương trong
giai hoặc trong ao





<=
3. Sử lý cá bột trong
giai
Thời gian: 30 ngày

Trọng lượng 1,0-1,5
g/con
Mật độ ương:
- Trong giai: 1000
con/m
2
- trong ao: 100 con/m
2
Thời gian: 21 ngày
Mật độ: 1500 con/m
2
Tỷ lệ thức ăn(theo
trọng lượng cá)
- 5 ngày đầu: 25%
- 5 ngày tiếp: 20%
- 5 ngày sau: 15%
- 6 ngày cuối: 10%

c, Tại Nghệ An
Nhận thấy cá Diêu hồng thích hợp với khí hậu địa phương, thời gian
nuôi ngắn, tăng trưởng nhanh, thịt ngon và giá trị kinh tế cao nên Trung tâm
Khuyến Nông - Khuyến Ngư tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ nhân rộng: “Mô hình
nuôi cá Diêu hồng thương phẩm trong ao đất” ở thị trấn Hưng Nguyên -
huyện Hưng Nguyên.
Tiêu biểu trong mô hình nuôi cá Diêu hồng trên là gia đình anh Cao
Quang Quỳnh ở thị trấn Hưng Nguyên. Nhà anh Quỳnh có 2000m
2
ao, thả
nuôi 8000 con cá Diêu hồng giống. Sau 4 tháng nuôi, tỷ lệ sống đạt 95%, cá
có trọng lượng trung bình 0,3kg /con, trừ chi phí gia đình anh thu lãi hơn 20

triệu đồng.
Kết quả thực nghiệm của mô hình trên đã cho thấy, nuôi cá Diêu hồng
trong ao đất có lãi cao hơn so với các loài cá truyền thống (mè, trôi, trắm,
chép ). Không những thế, cá Diêu hồng đỏi hỏi nhiều công chăm sóc, ít dịch
bệnh và rất phù hợp với mô hình VAC.
Ngoài ra, năm 2008 mô hình cũng được thí điểm thành công ở hai
huyện Đô Lương và Yên Thành. Đều cho thấy cá Diêu hồng thích hợp với khí
hậu của Nghệ An.
SVTH: Trương Thị Hoài - Chu Thị Hương - Võ Thị Thúy
16
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP NGỌT
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Loài cá Diêu Hồng (Oreochromis spp ) giai đoạn sau 21 ngày tuổi
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Theo dõi sự biến động của các yếu tố môi trường
- Theo dõi ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng của cá Diêu
Hồng sau 21 ngày tuổi nuôi trong giai.
- Theo dõi ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống của cá Diêu Hồng sau
21 ngày tuổi nuôi trong giai.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của quá trình ương nuôi thành cá giống.
2.3. Vật liệu nghiên cứu
- 6 giai: mỗi giai có thể tích 2m
3
, đặt trong ao số 1.
- Các loại thức ăn cho cá Diêu Hồng: Bột cá, bột cám.
- Các thiết bị như: nhiệt kế, máy đo pH, cân điện tử, thước panme và
bộ tes.
Hình 2.1. Máy đo pH và nhiệt kế thủy ngân

- Các dụng cụ khác như: giấy ôli, thước kẻ chia vạch đến mm, bút, sổ
ghi chép, vợt lưới, thau nhựa
SVTH: Trương Thị Hoài - Chu Thị Hương - Võ Thị Thúy
17
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP NGỌT
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng
và tỷ lệ sống của cá Diêu Hồng giai đoạn sau 21
ngày tuổi nuôi trong giai.

Các công thức thí nghiệm






- Theo dõi các yếu tố môi trường
- Theo dõi tốc độ tăng trưởng của cá
- Xác định tỷ lệ sống của cá

Kết quả nghiên cứu và thảo luận
2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Cá thí nghiệm được nuôi trong 6 giai có kích thước bằng nhau:
1x2x1 (m).
- Các giai thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn trong ao.
- Các giai được nuôi với chế độ thức ăn, các yếu tố môi trường và chế
độ chăm sóc quản lý giống nhau.
- Mật độ được bố trí khác nhau theo từng giai:

+ Công thức 1 (CT1), với 2 lần lặp: mật độ 40con/giai, (20con/m
2
)
+ Công thức 2 (CT2), với 2 lần lặp: mật độ 50con/giai, (25con/m
2
)
SVTH: Trương Thị Hoài - Chu Thị Hương - Võ Thị Thúy
Công thức 1
Lần lặp 1
Lần lặp 2
Công thức 2
Lần lặp 1
Lần lặp 2
Công thức 3
Lần lặp 1
Lần lặp 2
Kết luận và kiến nghị
18

×