Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG VIB – PGD THỦ ĐỨC 2245_010912

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------

PHẠM NGUYỄN PHƯƠNG ANH

THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI
NGÂN HÀNG VIB – PGD THỦ ĐỨC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
MÃ SỐ: 7340301

TP.HCM, NĂM 2021


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------

PHẠM NGUYỄN PHƯƠNG ANH
THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI
NGÂN HÀNG VIB – PGD THỦ ĐỨC



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
MÃ SỐ: 7340301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LƯƠNG XUÂN MINH

TP HCM, NĂM 2021


3

TĨM TẮT KHỐ LUẬN
Khóa luận nghiên cứu về vấn đề: “THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG TIỀN
GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG VIB – PGD THỦ ĐỨC”.
Qua công tác thu thập số liệu từ các văn bản kế toán, hệ thống các tài khoản kế toán. Đề
tài đã chỉ ra được thực trạng cơng tác kế tốn huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng
VIB – PGD Thủ Đức. Kết quả nghiên cứu cho thấy được những ưu điểm và nhược điểm
trong nghịêp vụ kế toán tại Ngân hàng VIB – PGD Thủ Đức. Từ kết quả nghiên cứu có
được, nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị và giải pháp góp phần hồn thiện cơng tác
thủ tục quy trình kế tốn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng qua đó góp phần tăng cường
cơng tác huy động vốn tiền gửi tiết kiệm.


4

LỜI CAM ĐOAN/ LỜI CẢM ƠN
Em tên Phạm Nguyễn Phương Anh là sinh viên lớp HQ5-GE12, hệ Chất Lượng Cao khóa 05 trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
Em xin cam đoan tồn bộ bài khóa luận: “THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG

TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG VIB – PGD THỦ ĐỨC” là một cơng
trình nghiên cứu do chính tác giả thực hiện với sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn
khoa học, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được
công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn
được dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trường Đại Học Ngân hàng TP.HCM đã tận
tâm giảng dạy và truyền đạt những kiến thức kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình
rèn luyện và học tập tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Lương
Xuân Minh, người đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc để em có thể
hồn thành khóa luận một cách thuận lợi nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!


5

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN/ LỜI CẢM ƠN ................................................................................... 4
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY
ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NHTM ................................................................ 18
1.1 Kế toán huy động vốn trong NHTM ........................................................................ 18
1.1.1 Kế toán tiền gửi ..................................................................................................... 18
1.1.2 Tiền gửi khơng kỳ hạn .......................................................................................... 18
1.2 Kế tốn tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ ...................................................................... 20
1.2.1 Tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn ........................................................................... 20
1.2.2 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ................................................................................. 20
1.2.3 Thủ tục và quy trình kế toán tiền gửi tiết kiệm ..................................................... 20
1.2.4 Phương pháp hạch toán ......................................................................................... 24
1.3 Kế toán tiền gửi tiết kiệm ......................................................................................... 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI

TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMP VIB – PGD THỦ ĐỨC ................................... 33
2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – PGD Thủ Đức......... 33
2.1.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam –
Phòng Giao Dịch Thủ Đức giai đoạn 2018 – 2020 ........................................................ 36
2.1.2 Kết quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm ............................................................... 39
2.2 Thực trạng cơng tác kế tốn ..................................................................................... 40
2.2.1 Các quy định của Ngân hàng ................................................................................ 40
2.2.2 Chứng từ sử dụng .................................................................................................. 41
2.2.2 Hệ thống tài khoản kế tốn.................................................................................... 43
2.2.3 Quy trình nhận tiền gửi tiết kiệm ......................................................................... 46


6

2.2.4 Phương pháp kế toán ............................................................................................. 52
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN CƠNG TÁC KẾ TỐN VÀ
HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIB –
PGD THỦ ĐỨC ............................................................................................................. 63
3.1 Đánh giá chung cơng tác kế tốn huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP
Quốc Tế Việt Nam – PGD Thủ Đức .............................................................................. 63
3.1.1 Những ưu điểm và kết quả đạt được ..................................................................... 63
3.1.2 Một số hạn chế và nguyên nhân ............................................................................ 63
3.2 Giải pháp hồn thiện cơng tác kế tốn tiền gửi tiết kiệm ......................................... 64
3.2.1. Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ Ngân hàng........................................ 64
3.2.2 Cải thiện thủ tục giấy tờ và phương thức giao dịch .............................................. 65
3.2.3 Cải thiện kỹ thuật nghiệp vụ Ngân hàng ............................................................... 65
3.2.4 Đổi mới cơng tác kế tốn phù hợp với tiến trình hội nhập ................................... 66
3.2.5 Đảm bảo bí mật thông tin cho khách hàng nhất là khách hàng đến gửi tiền ........ 66
3.3 Kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác kế toán huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân
hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Phòng giao dịch Thủ Đức ........................................ 67

Tổ chức bộ máy kế toán ................................................................................................. 67
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 72
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 73


7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CMND

Chứng minh nhân dân

DVKH

Dịch vụ khách hàng

ĐVT

Đơn vị tính

GDV

Giao dịch viên

KH

Khách hàng

KSV


Kiểm sốt viên

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHBL

Ngân hàng bán lẻ

NVTGTK

Nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm

KHCN

Khách hàng cá nhân

QHKH

Quan hệ khách hàng


TCTD

Tổ chức tín dụng

TGTK

Tiền gửi tiết kiệm

TGTKCKH

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

TGTKKKH

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

TK

Tài khoản

TKTT

Tài khoản thanh tốn

TMCP

Thương mại cổ phần

TP HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

VIB

Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam

VN

Việt Nam

VND

Việt Nam Đồng


8

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức của ngân hàng VIB – PGD Thủ Đức ...................................... 34
Bảng 2.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của VIB – PGD Thủ Đức qua ba năm
2018-2020....................................................................................................................... 36
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của VIB – PGD Thủ Đức qua ba
năm 2018 – 2020 ............................................................................................................ 37
Biểu đồ 2.2 Kết quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại VIB – PGD Thủ Đức qua ba
năm 2018-2020............................................................................................................... 39
Sơ đồ 2.2 Hình thức ghi chép sổ kế toán tại Ngân hàng VIB – PGD Thủ Đức theo quy
định Nhà nước ................................................................................................................ 42
Sơ đồ 2.3 Quy trình nghiệp vụ nhận tiền gửi tiết kiệm .................................................. 48
Bảng 2.2.4 Lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại quầy tháng 3/2021 .............................. 55



9

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Huy động vốn, một trong những hoạt động trọng tâm được các Ngân hàng quan tâm
hàng đầu trong những năm gần đây vì nền kinh tế có những biến động làm ảnh hưởng
đến khả năng thanh khoản và trạng thái khan hiếm vốn của các Ngân hàng. Với hoạt
động tài chính “đi vay để cho vay” Ngân hàng như một trung gian liên kết các hoạt động
kinh tế với nhau và góp phần không nhỏ cho sự phát triển của nền kinh tế nước ta thơng
qua việc cung cấp tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng khác nhằm đáp ứng nhu cầu cần
thiết về nguồn vốn. Gắn liền với hoạt động huy động vốn là cơng tác kế tốn nghiệp vụ
huy động vốn. Nhờ nghiệp vụ kế toán huy động Ngân hàng sẽ có nguồn vốn ổn định
trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Đồng thời cũng quản lí tốt nguồn vốn của Ngân hàng,
tiền gửi của khách hàng thông qua những số liệu ghi chép phản ánh kịp thời, chính xác.
VIB là một trong những ngân hàng tạo được sự tín nhiệm của khách hàng trong nhiều
năm qua. Khách hàng tiền gửi và tiền vay khá ổn định và tăng hàng năm. Đã có nhiều
sự đóng góp cho nền kinh tế nước nhà trong nhiều năm qua. Do đặc điểm của hoạt động
ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính nên kế tốn ngân hàng cũng phản ánh rõ nét
tình hình huy động vốn trong các thành phần kinh tế và dân cư, thể hiện trên các tài
khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm... đồng thời sử dụng số tiền đó để cho vay,
thể hiện trên các tài khoản cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn... Cơng tác kế tốn huy
động liên quan đến nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị thuộc mọi thành
phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt là kế toán huy động tiền gửi tiết kiệm
của các tổ chức cá nhân trong nước với thao tác nghiệp vụ chính xác, đầy đủ, nhanh gọn
góp phần thực hiện nhanh chóng cho cơng tác huy động vốn.
Sau một thời gian tìm hiểu hoạt động của Ngân hàng VIB – PGD Thủ Đức về quy trình
kế tốn tiền gửi tiết kiệm, tác giả nhận thấy tầm quan trọng trong việc làm thủ tục, quy
trình kế tốn nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì



10

vậy tác giả đã chọn đề tài “Thực trạng về kế toán huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân
hàng VIB – PGD Thủ Đức” làm đề tài khoá luận.
2. Tổng quan nghiên cứu
Vũ Thanh Nhàn (2008): “Kế toán các nghiệp vụ huy động vốn và phân tích vốn huy
động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũng Liêm” – Khoá luận tốt
nghiệp đại học, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả sử dụng phương pháp
thu thập số liệu thứ cấp về các nghiệp vụ, tình hình huy động vốn và kết quả kinh doanh
trong giai đoạn 2004 -2007. Bằng việc sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu đánh
giá tình hình huy động vốn. Kết hợp với phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động quảng bá còn chưa đa dạng, chưa quan
tâm đúng mức tỉ trọng từng loại tiền gửi. Bên cạnh đó, thiết bị cơng nghệ chưa đáp ứng
được nhu cầu giao dịch. Nhận thấy những mặt hạn chế đó, tác giả đã đưa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn đó là: quan tâm nhiều hơn đến việc quảng
bá các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng, đầu tư thêm máy móc mới nhằm nâng cao trình
độ cơng nghệ và đa dạng hóa hình thức huy động.
Nguyễn Thuý Hoa (2010): “Thực trạng về kế toán huy động vốn tại NHTM Sacombank”
– Khoá luận tốt nghiệp. Bài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu, phân
tích và tổng hợp nằm đưa ra được những lý luận và những nghiệp vụ về kế tốn huy động
vốn của NHTM nói chung đồng thời thơng qua q trình phân tích, tác giả tiến hành đưa
ra những kiến nghị để hoàn thiện nghiệp vụ kế toán huy động vốn.
Qua bảng số liệu thu thập được từ năm 2005 – 2007 tại Ngân hàng Sacombank, tác giả
nhận thấy khoản mục tiền gửi của khách hàng đạt 44.231.944 triệu đồng chiếm 79,4%
tổng vốn huy động, tăng 26.720.364 triệu đồng, tốc độ tăng 152,6% so với năm 2006
(Năm 2006 tăng 67,3% so với năm 2005). Vốn huy động bằng vàng, ngoại tệ trong năm
2007 đạt 5.213.664 triệu đồng, chiếm 11,8% tổng tiền gửi khách hàng, tăng 70.8% so



11

với năm 2006. Còn vốn huy động bằng VNĐ từ dân cư tăng khá mạnh, tăng 24.559.614
triệu đồng với tốc độ tăng 169,9% so với năm 2006.
Qua nghiên cứu tác giả cũng chỉ ra được nguồn tiền gửi tiết kiệm mà chủ yếu là tiền gửi
có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn tiền gửi huy động. Nguồn tiền này
với lãi suất phải trả rất cao, kỳ hạn lại dài thì với một lượng huy động vốn tiền gửi lớn
như thế lại không được cho vay lại triệt để nằm kiếm lợi nhuận cao, hệ số sử dụng còn
thấp. Tác giả cho thấy được nguyên nhân bắt nguồn từ bản thân khách hàng: dân cư chủ
yếu là cán bộ Nhà nước, công nhân,… Học đến với ngân hàng chủ yếu với mục đích là
gửi tiết kiêjm để hưởng lãi. Điều này làm góp phần tăng sự mất cân đối trong cơ cấu vốn
của Ngân hàng. Trong công tác kế toán huy động vốn, việc áp dụng qui trình giao dịch
một cửa với phần mềm kế tốn máy T24 bộc lộ một số hạn chế:
- Khi có sự cố về hệ thống máy móc sẽ gây chậm trễ trong giao dịch, thậm chí có sự
hỏng hóc do phá hoại sẽ gây thiệt hại rất lớn và để lại hậu quả lâu dài.
Ngồi ra cịn có những hạn chế xuất phát từ chính bản thân con người. Theo tiền lệ
chung, ở nước ta thường áp dụng máy móc, kỹ thuật hiệnn đại trước, sau đó mới tiến
hành đào tạo con người. Chính vì vậy việc triển khai chương trình phải đối mặt với những
bất cập. Một số hạn chế cũng khá nguy hiểm cho chính ngân hàng và cả khách hàng là
có sự thơng đồng của cán bộ ngân hàng. Trong quá trình giao dịch, giao dịch viên và
kiểm sốt viên đều có mã số quản lý riêng, nhưng nếu có sự móc ngoặc hay cố ý từ 2
phía thì hậu qua sẽ khơn lường. Từ đó, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao,
mở rộng mạng lưới hoạt động và xây dựng đội ngũ cán bộ ngân hàng có trình độ chun
mơn, nghiệp vụ cao, tạo ra những tiện ích cho người gửi tiền và nâng cao chất lượng
dịch vụ và đa dạng hố các hình thức huy động vốn.
Trương Ánh Tuyết (2014): “Kế toán huy động vốn và phân tích tình hình huy động vốn
tại Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ” – Khoá
luận tốt nghiệp. Bằng phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lý dữ liệu. Cơng trình đưa
ra được những phân tích chung về về kế tốn huy động vốn và phân tích tình hình huy



12

động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Cần
Thơ. Tác giả cho thấy cơng tác tổ chức kế tốn cũng có những ưu điểm và hược điểm
nhất định.
Ưu điểm:
- Mẫu chứng từ được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Tài Chính.
- Tất cả chứng từ đều được kiểm tra và lưu trữ, đảm bảo an toàn và dễ dàng trong việc
kiểm tra đối chiếu.
- Quy trình luân chuyển chứng từ khá nhanh và chặt chẽ nên tạo được sự hài lịng của
khách hàng.
- Việc bố trí kế tốn và phân cơng cơng việc trong bộ máy kế tốn của ngân hàng tương
đối tốt, phù hợp với khối lượng công việc và đáp ứng yêu cầu của quản lý đặt ra.
Nhược điểm:
- Tuy trong quy trình luân chuyển chứng từ được thực hiện một cách chặt chẽ và cẩn
thận nhưng không tránh được những rủi ro trong quá trình lưu trữ chứng từ.
Về thực hiện cơng tác kế tốn
Hệ thống máy tính được lắp đặt theo mơ hình liên kết vì thế tạo điều kiện thuận lợi để
các nhân viên các bộ phận có thể kiểm tra, đối chiếu thơng tin với nhau.
- Hạch tốn chính xác, nhanh chóng, kịp thời khi giao dịch với khách hàng nên ngày
càng thu hút khách hàng.
- Ngân hàng áp dụng mơ hình giao dịch một cửa. Khách hàng chỉ cần giao dịch với một
nhân viên vẫn có thể giải quyết tồn bộ các nhu cầu của mình về tiền gửi, thanh tốn,
mua bán ngoại tệ... Tiết kiệm thời gian làm hài lòng khách hàng.
- Đội ngũ cán bộ kế tốn có trình độ chun nghiệp, thái độ và cách làm việc ân cần, chu
đáo do vậy ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến với Ngân hàng. Có chuyên
viên chuyển khoản ưu tiên chuyên phục vụ cho khách hàng lớn. Giúp các giao dịch diễn
ra nhanh chóng, thu hút nhiều khách hàng lớn.



13

Trên cơ sở đó, cơng trình đã đưa ra được đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng
tác kế toán và nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng như: Tối đa hóa tiện lợi
cho khách hàng: ngồi việc đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi và tiết kiệm. Khách hàng
còn đòi hỏi sự tiện lợi trong giao dịch, thậm chí một số đối tượng khách hàng như người
già và người nghỉ hưu còn cho rằng sự tiện lợi là yếu tố quan trọng nhất đối với họ khi
lựa chọn ngân hàng để gửi tiền. Phát triển đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi, tối đa hóa
tiện lợi cho khách hàng, mở rộng mạng lưới phòng giao dịch trên địa bàn để đưa dịch vụ
tiền gửi đến sát địa bàn dân cư và đẩy mạnh xây dựng hình ảnh thương hiệu của Ngân
hàng.
Nguyễn Thảo My (2015): “Kế tốn và phân tích nghiệp vụ huy động tiền gửi dân cư tại
NHTM Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau” – Khố luận tốt nghiệp. Cơng
trình nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu. Từ đó đưa ra được
những đánh giá về thực trạng cơng tác kế tốn huy động tiền gửi dân cư tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau giai đoạn năm 2013 – 2015.
Ngồi việc phải thực hiện các nhiệm vụ kế tốn Ngân hàng nói chung, kế tốn huy động
vốn phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Kế toán huy động vốn phải thực hiện việc ghi chép
phản ánh đầy đủ kịp thời, chính xác các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình huy động
vốn (nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá,…), tính và trã lãi cho khoản vốn huy động.
Tính và trả lãi cho khách hàng phải đúng nguyên tắc, chính xác để đảm bảo thu nhập cho
Ngân hàng.
Kế tốn huy động vốn phải có trách nhiệm quản lý tồn bộ hồ sơ huy động vốn của khách
hàng.
Kế tốn huy động vốn cần phải phối hợp với các nhân viên tín dụng quản lý nguồn vốn
huy động đem lại hiệu quả cao cho nguồn vốn huy động, cụ thể: Kế tốn huy động vốn
cung cấp thơng tin chính xác, kịp thời số liệu về những nguồn vốn huy động ngắn, trung
và dài hạn để cán bộ tín dụng có kế hoạch cho vay hợp lý, đồng thời cung cấp cho Ban

Giám đốc quản lý điều hành có hiệu quả.


14

Mơ hình tổ chức bộ máy kế tốn tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cà mau là Mơ
hình giao dịch một cửa:
Mơ hình giao dịch một cửa là mơ hình cho phép khách hàng khi đến giao dịch với ngân
hàng chỉ giao dịch với một cán bộ ngân hàng vẫn có thể giải quyết tồn bộ các nhu cầu
của mình về tiền gửi, thanh toán, mua bán ngoại tệ, tiền vay…
Cán bộ ngân hàng tiếp khách trong mơ hình giao dịch một cửa gọi là giao dịch viên vừa
làm nhiệm vụ kế toán viên, vừa là thủ quỹ thực hiện thu, chi tiền và có hạn mức thu, chi
tiền, hạn mức xử lý nghiệp vụ (đối với nghiệp vụ cho vay, mua bán ngoại tệ…) phù hợp
với trình độ, kinh nghiệm làm việc của mình. Đối với giao dịch trong hạn mức, giao dịch
viên kiểm tra chứng từ, thực hiện giao dịch và thu/chi tiền của khách hàng ngày. Đối với
giao dịch trên hạn mức, giao dịch viên cần phải có kiểm sốt viên phịng nghiệp vụ kiểm
tra, đối chiếu và phê duyệt trên hệ thống T24 cũng như trên chứng từ trước khi thực hiện
thu/ chi tiền của khách hàng.
Tuy nhiên q trình hạch tốn cịn tồn tại những ưu điểm và nhược điểm nhất định.
Ưu điểm:
Bộ máy tổ chức kế tốn gọn, nhẹ với việc phân cơng lao động cụ thể, trách nhiệm cho
từng kế toán viên. Mọi phần hành của bộ phận kế tốn đều có người theo dõi, thực hiện
đầy đủ đúng nội dung. Bộ phận kế tốn ln cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu
cho đối tượng cần quan tâm nhất là bộ phận quản lý như ban lãnh đạo Ngân hàng, để đề
ra những phương hướng và biện pháp kịp thời. Tất cả chứng từ thu, chi đều qua sự kiểm
soát chặt chẽ của Trưởng đơn vị trước khi thực hiện giao dịch. Thực hiện đánh số chứng
từ cẩn thận nên rất thuận tiện cho việc kiểm tra. Có kiểm tốn viên nội bộ.
Ngân hàng đã căn cứ và áp dụng thơng tư, thực hiện đúng, đầy đủ quy trình ghi sổ và
chứng từ trên máy cũng như trên sổ thực tế, thường xuyên cập nhật những quyết định
của Ngân hàng Nhà nước về việc bổ sung, sửa đổi trong công tác hạch toán kế toán, chế

độ chứng từ,… Bộ phận ngân quỹ: độc lập với kế toán, tài sản của Ngân hàng được bảo
mật tuyệt đối, khơng có tình trạng mất mát và biển thủ tài sản của Ngân hàng


15

Nhược điểm:
Khi nghiệp vụ kế toán phát sinh, kế toán tiến hành định khoản và xuất đủ các chứng từ
kế tốn cần thiết. Tuy nhiên, các chứng từ vẫn cịn thiếu sót thơng tin khách hàng và của
thơng tin khác. Việc hạch tốn cịn gặp một vài sai sót khơng đáng kể vì việc thay đổi
của thơng tư mới. Chương trình hiện đại hố Ngân hàng chưa thật sự hồn thiện và ổn
định. Các sự cố kỹ thuật chưa được khắc phục kịp thời, nhiều lúc giao dịch bị gián đoạn
kéo dài, khách hàng than phiền. Trình độ, năng lực của đa số giao dịch viên tuy đã được
nâng cao song nguồn nhân lực còn thiếu, vẫn chưa đáp ứng được u cầu của phát triển,
số nhân viên có trình độ chuyên môn giỏi nhưng khả năng xử lý các nghiệp vụ phát sinh
chưa thật sự nhạy bén và logic.
Từ những ưu nhược điểm đó, tác giả đề xuất một số giải pháp để mở rộng, nâng cao hiệu
quả công tác huy động tiền gửi dân và hồn thiện cơng tác kế toán huy động tiền gửi tại
Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau như: Ngân hàng cần có chính
sách đào tạo về chun mơn nghiệp vụ cho những nhân viên mới được nhận vào công
tác tại đơn vị. Thống nhất mọi hoạt động trong công tác kế toán, hệ thống kiểm soát nội
bộ phải thống nhất. Đây là điều kiện để cơng tác kế tốn, hệ thống kiểm sốt nội bộ hoạt
động có hiệu quả và là yêu cầu bắt buộc cao nhất.
Chính xác và kịp thời nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác
để từng bước nâng cao hiệu quả cơng tác kế tốn. Thường xun tổ chức các lớp tập
huấn cán bộ nâng cao tay nghề và đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên kế toán.
Tạo điều kiện cho nhân viên phịng kế tốn có những hiểu biết nhất định về phần mềm
kế toán hiện đang áp dụng. Quan tâm và tạo điều kiện trong việc đào tạo cán bộ, nâng
cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên cấp dưới để hoạt động của các Ngân hàng cấp dưới
ngày càng hiệu quả hơn. Cần phân loại khách hàng trên cơ sở uy tín, số dư tiền gửi hay

giao dịch lâu năm để áp dụng mức lãi suất thích hợp và cần có hành động thiết thực như
tặng quà, sổ xố trúng thưởng…nhằm duy trì khách hàng cũ, khuyến khích khách hàng
mới tham gia gửi tiền.


16

3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng kế tốn và phân tích tình hình huy động tiền gửi của Ngân hàng
Thương mại Cổ phần VIB – PGD Thủ Đức để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hồn
thiện cơng tác kế tốn và nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng.
3.2 Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu các phương pháp hạch toán nghiệp vụ huy động tiền gửi phát sinh tại Ngân
hàng TMCP VIB – PGD Thủ Đức năm 2020. Phân tích, đánh giá thực trạng huy động
tiền gửi dân cư tại Ngân hàng TMCP VIB – PGD Thủ Đức năm 2018 - 2020 để thấy
được tiềm năng và xu hướng hoạt động của Ngân hàng trong công tác huy động tiền gửi
tiết kiệm dân cư. Đề xuất một số giải pháp để mở rộng, nâng cao hiệu quả công tác huy
động tiền gửi dân cư và hồn thiện cơng tác kế tốn huy động tiền gửi tại Ngân hàng
TMCP VIB – PGD Thủ Đức.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập và xử lý số liệu thơng qua hồ sơ của phịng kế tốn bao gồm chứng từ, sổ
sách,…liên quan đến kế toán và phân tích nghiệp vụ huy động tiền gửi dân cư tại Ngân
hàng TMCP VIB – PGD Thủ Đức.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Kế toán nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Loại tiền: Việt Nam Đồng
5.2.1 Phạm vi về không gian

Tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế VIB – PGD Thủ Đức
5.2.2 Phạm vi về thời gian
Giai đoạn năm 2018 đến năm 2020.


17

6. Cấu trúc của khố luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận, bài tiểu luận trên có kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thực trạng kế toán nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm tại
NHTM
Chương 2: Thực trạng về kế toán nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng
TMCP VIB – PGD Thủ Đức
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện cơng tác kế tốn và hiệu quả huy động tiền
gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP VIB – PGD Thủ Đức.


18

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY
ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NHTM
1.1 Kế toán huy động vốn trong NHTM
1.1.1 Kế toán tiền gửi
a) Phân loại
- Tiền gửi có kỳ hạn: tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
- Tiền gửi khơng kỳ hạn: tiền gửi thanh tốn, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
b) Những vấn đề chung về lãi
- Đối với tiền gửi có kỳ hạn
+ Hình thức tính lãi: hình thức tính lãi đơn hoặc kép.
+ Phương pháp tính lãi: tính lãi theo món. Phương pháp này áp dụng đối với hình thức

tiền gửi có kỳ hạn hoặc khoản vay ngắn, trung và dài hạn theo món đã thỏa thuận khi đi
vay.
+ Thời điểm trả lãi: có 3 hình thức trả lãi là:
Trả lãi trước (trả lãi đầu kỳ)
Trả lãi sau (trả lãi khi đáo hạn)
Trả lãi định kỳ (hàng tháng)
+ Phương pháp hạch toán
Hạch toán dự chi: là việc thực hiện tính và hạch tốn vào tài khoản chi phí theo định kỳ
những khoản lãi sẽ phải trả tại một thời điểm nhất định trong tương lai, khơng phụ thuộc
vào việc tại thời điểm tính và hạch toán lãi vẫn chưa được chi trả.
Hạch toán phân bổ: là việc thực hiện tính và chuyển dần (phân bổ) vào tài khoản chi phí
theo từng định kỳ đối với những khoản lãi đã chi trả trước.
1.1.2 Tiền gửi khơng kỳ hạn
Phương pháp tính lãi: sử dụng phương pháp tích số. Đối với phương pháp này, việc tính
lãi được thực hiện vào ngày cuối tháng (ngày cụ thể do từng ngân hàng quy định).
Thời điểm trả lãi: trả lãi định kỳ hàng tháng nhập vào vốn gốc.


19

Phương pháp hạch toán: sử dụng phương pháp thực chi. Là việc hạch tốn vào tài khoản
chi phí theo số tiền thực tế đã chi ra.
Tài khoản sử dụng


Tài khoản tiền gửi

Tài khoản 421: Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng đồng Việt Nam.
Nội dung tài khoản: để phản ảnh số tiền bằng đồng Việt Nam của khách hàng trong nước
gửi khơng kỳ hạn, có kỳ hạn vốn chun dùng tại ngân hàng.

Tài khoản 423: Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam
Nội dung TK: để phản ánh số tiền đồng Việt Nam của khách hàng gửi vào ngân hàng
theo các thể thức tiền gửi tiết kiệm.


Tài khoản lãi

Tài khoản 801: Trả lãi tiền gửi
Nội dung TK: gồm các khoản phải trả lãi tiền gửi bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ cho các
tổ chức kinh tế, cá nhân, Tổ chức tín dụng khác trong nước và nước ngồi.
Tài khoản 491: Lãi phải trả cho tiền gửi
Nội dung TK: phản ánh số lãi phải trả dồn tích tính trên số tiền gửi của khách hàng đang
gửi tại Tổ chức tín dụng.
Tài khoản 388: Chi phí chờ phân bổ
Nội dung TK: Phản ánh chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả kinh
doanh của nhiều kỳ kế toán và việc kết chuyển phân bổ các khoản chi này vào chi phí
của các kỳ kế tốn phù hợp với quy định của ch̉n mực kế tốn.


Tài khoản khác

Tài khoản 1011: Tiền mặt tại đơn vị bằng đồng Việt Nam
Nội dung TK: dùng để hạch toán số tiền tại quỹ nghiệp vụ của Tổ chức tín dụng.
Chứng từ sử dụng


20

Nhóm chứng từ sử dụng cho nghiệp vụ huy động vốn khá phong phú, đặc biệt chứng từ
dùng cho tài khoản tiền gửi thanh tốn. Ngồi chứng từ giấy cịn sử dụng chứng từ điện

tử. Một số loại chứng từ sử dụng phổ biến là:
- Nhóm chứng từ tiền mặt: giấy nộp tiền, giấy lĩnh tiền, séc tiền mặt.
- Nhóm chứng từ thanh tốn khơng dùng tiền mặt: séc chuyển khoản, séc bảo chi, ủy
nhiệm chi (lệnh chi), ủy nhiệm thu (nhờ thu)...
- Nhóm chứng từ điện tử: ủy nhiệm chi điện tử, ủy nhiệm thu điện tử, thẻ thanh toán...
- Các loại kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi.
- Các loại sổ tiết kiệm
- Các loại hợp đồng tín dụng đi vay và nhận vốn.
1.2 Kế tốn tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ
1.2.1 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Tiền gửi này chù yếu là nhàn rỗi của dân cư. Nhưng do nhu cầu chi tiêu không xác định
được trước nên khách hàng chỉ gửi không kỳ hạn, nghĩa là có thể rút ra bất cứ lúc nào
Loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn lãi suất thấp nguyên nhân giống như tiền gửi không
kỳ hạn.Khi khách hàng đển gửi khơng kỳ hạn thì NHTM phải mở sổ theo dõi. Khi khách
hàng có nhu cầu chi tiêu có thể rút một phần trên số tiền tiết kiệm, sau khi xuất trình các
giấy tờ hợp lệ. NH rút số dư trên sổ tiết kiệm không kỳ hạn và trả lại cho khách hàng.
1.2.2 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có thể được phân thành nhiều loại : kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng,
3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng,…
Khách hàng gửi tiết kiệm định kỳ thì được NH cấp sổ tiết kiệm.
Về nguyên tắc khách hàng chì được rút vốn khi đến hạn. Nêú rút trước hạn được hạn
phải được sự đồng ý của NH và chỉ được hưởng lãi bằng mức lãi suất của tiền gửi tiết
kiệm không kỳ hạn hoặc khơng được hưởng lãi nếu gửi có kỳ hạn mà rút ra chưa được
một tháng.
1.2.3 Thủ tục và quy trình kế tốn tiền gửi tiết kiệm


21

Nhằm đảm bảo tính pháp lý trong quan hệ kinh tế giữa NH và khách hàng, khi mở tài

khoản cho khách hàng cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
Đơn vị tổ chức kinh tế tư nhân muốn mở tài khoản tại NH phải có tư cách pháp nhân,
thực hiện hạch toán kinh tế độc lập. Nếu là thể nhân thì phải có nơi trú ngụ chính thức
(có hộ khẩu), có đăng ký kinh doanh hợp lệ, hợp pháp.
Việc lựa chọn Ngân hàng để mở tài khoản, số lượng tài khoản là quyền của khách hàng.
Chủ nhân là pháp nhân kinh tế hay thể nhân đứng chủ tài khoản. Chủ tài khoản chịu trách
nhiệm pháp lý về số tài sản trên tài khoản của mình. Như vậy, khi nào chủ tài khoản ra
lệnh (thể hiện trên các chứng từ kế tốn) NH mới trích tài khoản của khách hàng để thực
hiện các dịch vụ thanh tốn (trừ trường hợp có lệnh của toà án, trọng tài kinh tế nhà nước
hay NH chủ động thu nợ khi đến hạn).
Kế toán trưởng NH nơi đơn vị mở tài khoản phải kiểm soát đủ thủ tục mở tài khoản và
trực tiếp quản lý hồ sơ mở tài khoản của khách hàng.
1.2.3.1 Thủ tục mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm
Để mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm, khách hàng phải gửi tới NH nơi mở tài khoản các
giấy tờ sau:
- Đối với khách hàng là cá nhân:
+ Giấy đăng ký mở tài khoản (lập theo mẫu NH quy định) do chủ tài khoản ký tên, trong
đó có ghi đầy đủ các yếu tố theo quy định kể cả ngày và nơi cấp giấy chứng minh thư
nhân dân.
+ Bản đăng ký mẫu chữ ký của chủ tài khoản để giao dịch với Ngân hàng nơi mở tài
khoản.
+ Chứng minh thư hoặc hộ chiếu (đối với người nước ngoài).
- Đối với khách hàng là doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị:
+ Giấy đăng ký mở tài khoản (lập theo mẫu NH quy định) do chủ tài khoản ký tên, đóng
dấu, trong đó ghi đầy đủ yếu tố theo quy định.


22

+ Bản đăng ký mẫu dấu chữ ký giao dịch với NH nơi mở tài khoản (lập theo mẫu NH

quy định) gồm: Chữ ký của chủ tài khoản, của kế toán trưởng và những người được uỷ
quyền ký thay trên các giấy tờ giao dịch với Ngân hàng, mẫu dấu của đơn vị.
+ Các văn bản chứng minh tư cách pháp nhân của đơn vị như:
• Quyết định thành lập đơn vị của cơ quan có thẩm quyền.
• Giấy phép đăng ký kinh doanh.
• Quyết định bổ nhiệm tổng giám đốc, Giám đốc, thủ trưởng đơn vị, kế tốn trưởng.
• Khi có sự thay đổi chữ ký của những người được uỷ quyền ký trên các giấy tờ thanh
toán giao dịch với Ngân hàng hoặc khi thay đổi mẫu dấu, chủ tài khoản phải gửi cho
Ngân hàng nơi mở tài khoản bản đăng ký mẫu dấu chữ ký hay mẫu dấu của đơn vị mới
thay đổi. Trong đó ghi rõ ngày bắt đầu có giá trị.
• Khi nhận được những giấy tờ nói trên, Ngân hàng có trách nhiệm giải quyết việc mở
tài khoản tiền gửi của khách hàng ngay trong ngày làm việc. Sau khi chấp nhận việc mở
tài khoản Ngân Hàng thông báo cho khách hàng biết số hiệu tài khoản, ngày ban đầu
hoạt động của tài khoản khách hàng.
1.2.3.2 Quy trình ln chuyến chứng từ kế tốn nhận và trả tiền gửi tiết kiệm
Quy trình luân chuyển chứng từ nhận và trả tiền gửi bao gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền
gửi tiết kiệm được thực hiện theo quy định của NHNN .
Đối với nhận tiền gửi:
Thực hiện theo quy trình ln chuyển chứng từ kế tốn Ngân hàng, đảm bảo nguyên tắc
thu tiền trước, ghi sổ sau;ghi nợ trước ghi có sau(nếu là chứng từ chuyển khoản). Quy
trình được thực hiện như sau:
Khách hàng nộp giấy nộp ( gửi) tiền kèm sổ tiết kiệm (nếu nộp tiền vào tài khoản tiền
gửi tiết kiệm).
Bộ phận kế toán giữ tài khoản của khách hàng kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các
yếu tố trên chứng từ sau đó chuyển sang bộ phận kiểm sốt viên.
Kiểm sốt viên là kiểm soát tiền mặt.


23


Thủ quỹ thu tiền vào sổ quỹ, ký tên (đối với chứng từ tiền mặt) thanh toán viên ghi nợ
vào tài khoản.
Kiểm soát viên kiểm soát lại chứng từ và chữ ký trên chứng từ sau đó chuyển chứng từ
cho thanh tốn viên ghi có vào tài khoản tiền gửi.
Sau khi ghi có vào tài khoản tiền gửi thanh tốn viên chuyển chứng từ cho bộ phận kế
toán tổng hợp lưu trữ chứng từ.
Nếu thực hiện tài khoản trên máy thì tồn bộ quy trình nghiệp vụ được thực hiện trên
máy.
Đối với chi trả tiền gửi:
Đảm bảo nguyên tắc luân chuyển chứng từ: ghi sổ trước, chi tiền sau; ghi nợ trước, ghi
có sau quy trình được thực hiện như sau:
Khách hàng nộp séc lĩnh tiền (nếu là tiền gửi thanh tốn); giấy rút tiền (nếu tiết kiệm
khơng kỳ hạn); sổ tiết kiệm vào Ngân hàng.
Thanh toán viên giữ tài khoản ghi nợ vào tài khoản khách hàng hoặc nhập số liệu vào
máy tính. Sau đó chuyển chứng từ cho kiểm soát viên (nếu chi tiền mặt) hoặc cho thanh
toán viên ghi có vào tài khoản.
Kiểm sốt viên vào sổ nhật ký quỹ (nếu chi tiền mặt). Thanh toán viên ghi có tài khoản
khách hàng (nếu thanh tốn cùng Ngân hàng); kế tốn thanh tốn Ngân hàng ghi có tài
khoản thích hợp (nếu thanh tốn khác Ngân hàng) sau đó chuyển chứng từ sang thủ quỹ,
kiểm soát viên chuyển khoản.
Thủ quỹ kiểm sốt lại sau đó chi tiền cho khách hàng,vào sổ quỹ, chuyển trả chứng từ
cho kiểm soát tiền mặt.
Kiểm soát tiền mặt, kiểm soát chuyển khoản kiểm soátlại chứngtừ lần nữa sau đó chuyển
sang kế tốn tổng hợp lưu trữ chứng từ.
Nếu thực hiện kế tốn máy thì tồn bộ quy trình trên được thực hiện trên máy.


24

1.2.4 Phương pháp hạch toán

1.2.4.1 Tài khoản sử dụng trong kế toán tiền gửi tiết kiệm
Tài khoản 10 : Tiền mặt, chứng từ có giá trị.
- TK 101 : Tiền mặt bằng đồng Việt Nam
- TK 1011 : Tiền mặt tại đơn vị
Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền mặt tại quỹ nghiệp vụ TCTD.
- Bên Nợ ghi : số tiền mặt ghi vào quỹ nghiệp vụ.
- Bên Có ghi : số tiền chi ra từ quỹ nghiệp vụ.
- Số dư Nợ : Phản ánh số tiền mặt hiện có tại quỹ nghiệp vụ của TCTD
Tài khoản 42: Tiền gửi của khách hàng
TK 421 - TG của KH trong nước bằng đồng Việt Nam
TK 423 - TGTK của KH trong nước bằng đồng Việt Nam
Các TK cấp II trên có các TK cấp III. Ví dụ
TK 4211: Tiền gửi khơng kỳ hạn
TK 4212: Tiền gửi có kỳ hạn
TK 4231: Tiền gửi tiết kiệm bằng VND không kỳ hạn
TK 4232: tiền gửi tiết kiệm bằng VND có kỳ hạn
Các tài khoản được mở tại tất cả các chi nhánh của NH, được sử dụng để phản ánh tiền
gửi tiết kiệm của khác hàng, được mở chi tiết theo từng khách hàng gửi tiền và loại tiền.
Chi tiết khách hàng theo số hiệu do NH tự xác định
Đối với khách hàng <100 => số hiệu: 001 -> 099
Đối với khách hàng <1000 => số hiệu: 0001 -> 999
Chi tiết theo loại tiền: Theo ký hiệu tiền tệ chung
Kết cấu: TK 42
Số phát sinh có: Số tiền tiết kiệm được khách hàng gửi vào hoặc số lãi được nhập gốc.
Số phát sinh nợ. Số tiền khách hàng rút ra.
Số dư có: Số tiền tiết kiệm khách hàng đang gửi.


25


Tài khoản 49 :Lãi và phí phải trả
Nội dung: Phản ánh số lãi dồn tích tính trên các tài khoản nguồn vốn mà TCTD phải trả
khi đáo hạn
Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi tính dồn tích trên số tiền của khách hàng đang
gửi tại TCTD.
Việc hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các duy định sau :
Lãi phải trả cho tiền gửi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế tùng kỳ,
Lãi phải trả cho tiền gửi thể hiện số lãi tính dồn tích mà TCTD đã hạch tốn vào chi phí
nhưng chưa chi trả cho khách hàng.
Tài khoản 491 cỏ các tài khoản cấp II sau :
TK 4911: Lãi phải trả cho tiền gửi bằng đồng VN,
TK 4913: Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng đồng VN.
Kết cấu: TK 49

Số phát sinh Có: Phản ánh số lãi tính dồn tích dự trả (cuối ngày làm căn cứ số dư của
TK tiền gửi, căn cứ lãi suất tương ứng, NH phải các định lãi dự trả để hạch toán)
Số phát sinh Nợ:Phản ánh số lãi thực tế đã trả cho khách hàng (nhập vào gốc với tiền gửi
không kỳ hạn vào ngày cuối tháng hoặc trả thực tế cho khách hàng cuối kì đối với tiền
gửi có kì hạn)
Phản ánh số lãi thoái chi (chỉ thực hiện đối với tiền gửi có kỳ hạn khi số lãi thực tế khách
hàng được hưởng nhỏ hơn số lãi NH đã dồn tích dự trả theo ngày)


×