Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) Đo lường quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát tại Việt Nam Tiếp cận MIMIC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 92 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(CẤP CƠ SỞ)

TPHCM, THÁNG 05 - 2021


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(CẤP CƠ SỞ)

ĐO LƯỜNG QUY MÔ KHU VỰC KINH TẾ CHƯA ĐƯỢC
QUAN SÁT TẠI VIỆT NAM: TIẾP CẬN MIMIC

TPHCM, THÁNG 05 - 2021


i

TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đề tài “Đo lường quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát tại Việt Nam:
Tiếp cận MIMIC” (Estimating the Non-observed Economic Activities in Vietnam:
A MIMIC Approach) đã tiến hành lược khảo các nghiên cứu trước đó về kinh tế
chưa được quan sát, kinh tế ngầm, kinh tế phi chính thức. Từ đó, đề xuất cách hiểu
thống nhất thuật ngữ “khu vực kinh tế chưa được quan sát” cũng như các thành
phần chủ yếu cấu thành nên khu vực này.
Ngoài ra, để đo lường quy khu vực kinh tế chưa được quan sát, đề tài đã sử


dụng mơ hình MIMIC. Đây là mơ hình đo lường được sử dụng phổ biến trong các
nghiên cứu trên thế giới khi đo lường khu vực kinh tế chưa được thống kê chính
thức vào tài khoản quốc gia, khó quan sát và lượng hóa cụ thể. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát ở Việt Nam giai đoạn 1995 –
2019 dao động trong khoảng từ 17,8% – 39,2% và có xu hướng tăng trong những
năm gần đây. Kết quả hồi quy từ mơ hình MIMIC cịn cho thấy các biến số gánh
nặng thuế, thể chế và hệ thống pháp luật, môi trường kinh doanh, tỷ lệ thất nghiệp
trong nền kinh tế đều có những tác động nhất định đến khu vực kinh tế chưa được
quan sát.
Từ kết quả trên, đề tài đã đề xuất hai nhóm giải pháp gồm: nhóm giải pháp
nhằm kiểm sốt tác động tiêu cực và nhóm giải pháp hỗ trợ cho sự phát triển của
khu vực kinh tế chưa được quan sát. Theo đó để kiểm sốt tác động tiêu cực cần
hồn thiện hệ thống pháp luật, cải cách chính sách thuế, giảm thiểu tỷ lệ sử dụng
tiền mặt trong lưu thông. Để hỗ trợ cho khu vực này cần có cơ chế, chính sách
khuyến khích hỗ trợ các cơ sở kinh doanh cá thể tuân thủ pháp luật; chính sách thuế
cần điều chỉnh cho phù hợp với nhóm chủ thể này; hạn chế và kiểm soát tốt tham
nhũng; nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân về các hoạt động thuộc NOE.


ii

LỜI CẢM ƠN
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Viện nghiên cứu khoa học Trường ĐH
Ngân hàng TP.HCM, Ban lãnh đạo và các thầy cơ Khoa Tài chính, các tác giả của
các bài nghiên cứu trước, Tạp chí Kinh tế và Ngân hàng Châu Á đã hỗ trợ, giúp đỡ
nhiệt tình để nhóm có thể hồn thành nội dung đề tài. Xin chân thành cảm ơn.
Đại diện nhóm nghiên cứu


iii


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài được thực hiện bởi nhóm tác giả trên cơ sở danh mục tài liệu tham khảo
đã được liệt kê trong đề tài, không sao chép từ bất kỳ đề tài nào khác. Mọi phát biểu
và nội dung trong đề tài đều là ý kiến của riêng nhóm tác giả, khơng đại diện cho ý
chí của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào. Các số liệu và dữ liệu trong đề tài đều được
thu thập từ những nguồn đáng tin cậy.
Đại diện nhóm nghiên cứu


iv

MỤC LỤC
TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... iii
MỤC LỤC

.................................................................................................................... iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ vii
DANH MỤC BẢNG, HÌNH ............................................................................................ viii
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .....................................................2
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 4
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................................... 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 4
1.5. Đóng góp của đề tài .................................................................................................. 5
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................. 5

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHU VỰC KINH TẾ CHƯA ĐƯỢC QUAN
SÁT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG .................................................................6
2.1. Khái niệm khu vực kinh tế chưa được quan sát ................................................... 6
2.1.1. Khái niệm khu vực kinh tế chưa được quan sát ở các nước trên thế giới ...6
2.1.2. Khái niệm khu vực kinh tế chưa được quan sát tại Việt Nam .....................8
2.1.3. Phân biệt khái niệm khu vực kinh tế chưa được quan sát và khu vực kinh
tế phi chính thức................................................................................................9
2.2. Các bộ phận cấu thành khu vực kinh tế chưa được quan sát ............................ 11
2.2.1. Hoạt động kinh tế ngầm .................................................................................14


v
2.2.2. Hoạt động kinh tế bất hợp pháp ....................................................................15
2.2.3. Hoạt động kinh tế phi chính thức chưa được quan sát ...............................15
2.2.4. Hoạt động kinh tế tự sản, tự tiêu hộ gia đình ...............................................17
2.2.5. Hoạt động kinh tế bị bỏ sót trong các chương trình thu thập dữ liệu thống
kê ......................................................................................................................18
2.3. Tác động của khu vực kinh tế chưa được quan sát ............................................ 18
2.4. Nguyên nhân dẫn đến hình thành khu vực kinh tế chưa được quan sát .......... 20
2.4.1. Gánh nặng thuế và các khoản đóng góp xã hội ............................................21
2.4.2. Hệ thống các quy định của pháp luật về thị trường lao động .....................21
2.4.3. Dịch vụ khu vực công .....................................................................................22
2.4.4. Sự suy giảm của nền kinh tế chính thức .......................................................23
2.4.5. Tình trạng thất nghiệp ...................................................................................23
2.4.6. Các nguyên nhân khác ...................................................................................24
2.5. Phương pháp luận đo lường quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát...... 24
2.5.1. Cách tiếp cận trực tiếp ...................................................................................25
2.5.2. Cách tiếp cận gián tiếp ...................................................................................26
2.5.3. Cách tiếp cận sử dụng mơ hình .....................................................................29
2.6. Tổng quan các nghiên cứu trước .......................................................................... 30

2.6.1. Nghiên cứu quốc tế..........................................................................................30
2.6.2. Nghiên cứu trong nước ...................................................................................32
2.6.3. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về đo lường quy mô khu vực kinh tế chưa
được quan sát ..................................................................................................35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................... 38
CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG MƠ HÌNH MIMIC ĐO LƯỜNG QUY MƠ KHU VỰC
KINH TẾ CHƯA ĐƯỢC QUAN SÁT Ở VIỆT NAM ...................................................39


vi
3.1. Giới thiệu mơ hình ................................................................................................. 39
3.1.1. Mơ hình phương trình cấu trúc .....................................................................39
3.1.2. Mơ hình MIMIC .............................................................................................43
3.2. Dữ liệu và mơ hình nghiên cứu đề xuất ............................................................... 45
3.2.1. Biến nguyên nhân............................................................................................45
3.2.2. Các biến chỉ số (kết quả) ................................................................................49
3.2.3. Dữ liệu nghiên cứu ..........................................................................................50
3.3. Kết quả nghiên cứu ................................................................................................ 52
3.3.1. Đo lường quy mô NOE Việt Nam giai đoạn 1995 – 2019 ............................52
3.3.2. Phân tích tác động của các biến số trong mơ hình nghiên cứu ...................56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................... 59
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ...............................................60
4.1. Kết luận ................................................................................................................... 60
4.2. Hàm ý chính sách ................................................................................................... 61
4.2.1. Nhóm giải pháp nhằm kiểm sốt các tác động tiêu cực...............................61
4.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ....................................................................................65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................... 67
KẾT LUẬN

....................................................................................................................68


TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................69


vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt

Cụm từ tiếng Việt

KTPCT

Kinh tế phi chính thức

KT

Kinh tế

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết
tắt

Cụm từ tiếng Anh

Cụm từ tiếng Việt

ASEAN


Association of Southeast Asian
Nations

Hiệp hội các quốc gia khu vực
Đơng Nam Á

CFA

Confirmatory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khẳng định

ESA

European System of Accounts

Hệ thống tài khoản quốc gia Châu
Âu

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GSO

General Statistics Office

Tổng cục Thống kê


ILO

International Labour Organization

Tổ chức Lao động Quốc tế

MIMIC

multiple-indicator-multiple-cause

Nhiều chỉ số, nhiều nguyên nhân

NOE

Non-Observed Economy

Khu vực kinh tế chưa được quan sát

OECD

Organisation for Economic Cooperation và Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế

PPP

Purchasing Power Parity


Sức mua tương đương

SEM

Structural Equation Model

Mơ hình phương trình cấu trúc

SEM

Structural Equation Modeling

Mơ hình phương trình cấu trúc

SNA

System of National Accounts

Hệ thống tài khoản quốc gia

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

WGI

Worldwide Governance
Indicators


Chỉ số quản trị toàn cầu


viii

DANH MỤC BẢNG, HÌNH
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Một số nghiên cứu liên quan về đo lường quy mô NOE .................................... 35
Bảng 2.2: Kết quả của các nghiên cứu về đo lường quy mô NOE ...................................... 36
Bảng 3.1: Thống kê mô tả các biến số trong mơ hình nghiên cứu ...................................... 51
Bảng 3.2: Kết quả hồi quy mơ hình MIMIC ....................................................................... 52

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ phân định khu vực KTPCT với NOE trong SNA 2008............................. 11
Hình 2.2: Sơ đồ khu vực kinh tế chưa được quan sát .......................................................... 12
Hình 2.3: Các bộ phận cấu thành khu vực kinh tế chưa được quan sát ............................... 13
Hình 3.1: So sánh mơ hình truyền thống và mơ hình SEM ................................................. 40
Hình 3.2: cấu trúc mơ hình SEM ......................................................................................... 41
Hình 3.3: Cấu trúc tổng qt mơ hình MIMIC .................................................................... 43
Hình 3.4: Mơ hình đo lường quy mơ NOE .......................................................................... 45
Hình 3.5: Quy mơ khu vực NOE của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2019 (%/GDP) ............. 54


1

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 01/02/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 146/QĐ-TTg phê
duyệt Đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát, đến nay đề án với đầu
mối thực hiện là Tổng Cục Thống kê (GSO) đã tiến hành những bước đi đầu tiên

trong quá trình định nghĩa các khu vực kinh tế chưa được quan sát (Non-Observed
Economy - NOE) và có những tiêu chí xác định cụ thể để có thể từng bước thực
hiện cơng tác thống kê trên cả nước. Theo ước tính của OECD1, NOE đóng góp
trung bình từ 1% cho đến 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia trên
thế giới (OECD, 2002), mức đóng góp này khá cao và cho thấy được tầm quan
trọng của việc cần thiết thống kê được đầy đủ khu vực này để số liệu thống kê trở
nên sát với thực tế hơn, khơng có khu vực nào bị bỏ sót.
Có thể thấy khu vực kinh tế chưa được quan sát đóng vai trị quan trọng đối
với các nền kinh tế, nó khơng chỉ là một động lực giúp duy trì các hoạt động vĩ mơ
mà cịn góp phần cải thiện tình trạng thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, về
dài hạn, sự hiện diện của các bộ phận kinh tế chưa được quan sát như kinh tế ngầm,
kinh tế phi chính thức, hoạt động kinh tế bất hợp pháp tồn tại nhiều mặt trái như:
làm thất thu ngân sách nhà nước, cạnh tranh khơng cơng bằng đối với khu vực
chính thức, gây bất lợi cho các tổ chức và cá nhân kinh doanh trung thực; khơng
khuyến khích và thúc đẩy tính sáng tạo, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế. Vì vậy, việc đo lường quy mô khu vực này là vấn đề rất cần
thiết trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

1

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organisation for Economic Co-operation và Development)


2

CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Báo cáo do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 2016 cho thấy hơn 61% số
dân có việc làm của thế giới, tương đương 2 tỷ người, đang làm việc tại khu vực
kinh tế chưa được quan sát, trong đó chủ yếu là người dân tại các nền kinh tế mới
nổi và đang phát triển (ILO & Tổng Cục Thống Kê, 2016). Ở Đông Nam Á, Việt
Nam cũng là một trong những quốc gia có tỷ lệ người lao động làm trong khu vực
kinh tế chưa được quan sát cao. Theo Medina và Schneider (2019), quy mô nền
kinh tế bóng tối của Việt Nam giai đoạn 1991 – 2017 thay đổi theo từng thời điểm,
bình quân tương đương 17,8% GDP chính thức (thấp nhất 12,5% vào năm 2017,
cao nhất lên đến 21,3% GDP vào năm 1991) và có xu hướng giảm dần từ năm
2007. Đây cũng là nơi làm việc của khoảng 57% lao động tại Việt Nam.
Khu vực kinh tế chưa được quan sát tồn tại như một tất yếu khách quan, luôn
chịu sự tác động của các quy luật kinh tế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội cũng
như hiệu lực của hệ thống pháp luật ở mức độ khác nhau, tùy thuộc vào mỗi quốc
gia. Các công bố quốc tế đã đưa ra không nhất quán trong việc sử dụng thuật ngữ
bằng tiếng Anh, dẫn đến có sự nhầm lẫn trong hiểu biết về khu vực này nếu chưa
tìm hiểu kỹ, một số thuật ngữ đã được sử dụng như: Khu vực phi chính thức
(informal economy), Kinh tế bóng đen hay kinh tế ngầm (shadow economy), Kinh
tế chìm (underground economy), Kinh tế chưa được quan sát (non-observed
economy)... Mặc dù tên gọi khác nhau nhưng các định nghĩa trên đều phản ánh bản
chất hoạt động kinh tế của một khu vực chưa được quan sát và chưa được thống kê
đầy đủ bên cạnh khu vực kinh tế chính thức và chúng ta khơng thể phủ nhận khu
vực chưa được quan sát này là một bộ phận rất quan trọng trong nền kinh tế mỗi
quốc gia.
Khu vực kinh tế chưa được quan sát bắt đầu được quan tâm ở Việt Nam trong
khoảng 20 năm gần đây, một số các nghiên cứu của các tác giả có thể kể đến như


3

như Lê Đăng Doanh và Nguyễn Minh Tú (1997), Phạm Văn Dũng & ctg (2004),

Dương Đăng Khoa (2006). Các nghiên cứu đề cập đến một số khu vực khơng chính
thức ở Việt Nam thuộc khu vực kinh tế chưa được quan sát - NOE theo định nghĩa
của OECD, đặc biệt là khu vực kinh tế phi chính thức và những vấn đề đặt ra cho
các nhà quản lý đối với khu vực này.
Những năm gần đây, vấn đề thống kê, quản lý khu vực kinh tế chưa được quan
sát bắt đầu được chính phủ cũng như các tổ chức quốc tế quan tâm nhiều hơn, điều
này được thể hiện trong các báo cáo của Bộ Tài chính, Tổng Cục Thống Kê và Tổ
chức Lao động Quốc tế - ILO như Báo cáo “Kinh tế phi chính thức tại các nước
đang phát triển” (Cling, Đỗ, Lagrée, Razafindrakoto, & Roubaud, 2013) và “Báo
cáo lao động phi chính thức năm 2016” (ILO & Tổng cục Thống kê, 2016). Các
nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào hai chủ đề chính: (i) sự phát triển khu vực
doanh nghiệp tư nhân nói chung ở Việt Nam; (ii) sự năng động của khu vực chưa
được quan sát. Điểm chung của các nghiên cứu này là dựa vào khảo sát một bộ
phận doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định tại một số tỉnh thành
phố.
Mục tiêu của Đề án Thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát nhằm: (i)
đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế chưa được quan sát nhằm
phản ánh đầy đủ toàn diện hơn phạm vị, quy mô của nền kinh tế; (ii) tiếp tục đổi
mới, hồn thiện chun mơn nghiệp vụ thống kê nói chung và nghiệp vụ biên soạn
tài khoản quốc gia nói riêng, từng bước tiếp cận các chuẩn mực, thơng lệ thống kê
quốc tế; (iii) góp phần bổ sung hồn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách và
nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế.
Từ thực tế trên cho thấy việc nghiên cứu nhằm đưa ra các phương pháp, tiêu
chí xác định các hoạt động này, đề xuất mơ hình đo lường thích hợp đối với khu
vực kinh tế chưa được quan sát tại Việt Nam là rất cần thiết. Vì vậy, nghiên cứu về
nền kinh tế chưa được quan sát của đề tài khơng chỉ giúp các nhà hoạch định chính
sách nhận biết được quy mơ, đặc điểm và tính chất hoạt động, mà cịn góp phần là


4


một tài liệu tham khảo làm cơ sở xây dựng các chính sách phát triển kinh tế cũng
như chính sách quản lý thuế, chính sách về an sinh xã hội phù hợp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là: đo lường quy mô khu vực kinh tế chưa được quan
sát tại Việt Nam và đánh giá tác động từ nhóm yếu tố nguyên nhân đến khu vực này, trên
cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị và hàm ý chính sách.
Để thực hiện được mục tiêu tổng quát, đề tài cần đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
- Đo lường quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát tại Việt Nam giai đoạn 1995
– 2019.
- Đánh giá tác động của nhóm yếu tố nguyên nhân đến khu vực kinh tế chưa quan
sát tại Việt Nam giai đoạn 1995 – 2019.
- Khuyến nghị và hàm ý chính sách trong việc quản lý khu vực kinh tế chưa được
quan sát.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: là khu vực kinh tế chưa được quan sát tại Việt Nam

-

Phạm vi nghiên cứu:
ü Phạm vi về không gian: nền kinh tế Việt Nam
ü Phạm vi về thời gian: giai đoạn 1995 – 2019

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung của đề tài nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu sau đây được sử dụng:
-


Tổng hợp tài liệu, dữ liệu thu thập được từ Tổng cục Thống kê, các tổ chức

trong nước và quốc tế (đặc biệt là Ngân hàng Thế giới WB, Tổ chức Lao động thế
giới ILO, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD) về Việt Nam nhằm làm rõ
khái niệm khu vực kinh tế chưa được quan sát, các thành phần chủ yếu của khu vực


5

này.
-

Phương pháp phân tích được sử dụng nhằm đánh giá về tác động của nhóm

yếu tố nguyên nhân đến khu vực kinh tế chưa được quan sát tại Việt Nam giai đoạn
1995 – 2019.
-

Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng bằng cách sử dụng mơ

hình MIMIC để hồi quy dữ liệu thứ cấp thu thập từ WB, ADB, The Foundation of
Heritage. Từ kết quả mơ hình hồi quy, nhóm tác giả thực hiện tính tốn quy mơ khu
vực kinh tế chưa được quan sát tại Việt Nam giai đoạn 1995 – 2019. Phần mềm sử
dụng để hồi quy là SPSS 20 và AMOS 20.
1.5. Đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ lý luận về khu vực kinh tế chưa được
quan sát, chỉ ra quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát ở Việt Nam giai đoạn
1997 – 2019. Từ đó có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý
trong q trình ra quyết định chính sách có liên quan đến khu vực này thơng qua các
bài báo dự kiến được xuất bản trên các tạp chí chun ngành trong nước.

Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các chương trình đào
tạo đại học và sau đại học của trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu gồm: sự cần thiết, mục
tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Ngồi ra, chương 1 cịn lược khảo các
nghiên cứu trước đã được thực hiện tại một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam.
Từ đó, chỉ ra sự cần thiết thực hiện đề tài và phương pháp nghiên cứu được áp dụng
để đo lường quy mô NOE tại Việt Nam.


6

CHƯƠNG 2.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHU VỰC KINH TẾ

CHƯA ĐƯỢC QUAN SÁT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO
LƯỜNG
2.1. Khái niệm khu vực kinh tế chưa được quan sát
Khu vực kinh tế chưa được quan sát tồn tại như một tất yếu khách quan, luôn
luôn chịu sự tác động của các quy luật kinh tế, của chính sách phát triển kinh tế - xã
hội cũng như hiệu lực của hệ thống pháp luật ở mức độ khác nhau tùy thuộc vào
mỗi nước. Khu vực này đã trở thành bộ phận cấu thành của nền kinh tế của tất cả
các nước trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Cho đến nay đã có
nhiều nghiên cứu liên quan đến khu vực kinh tế chưa được quan sát, thế nhưng vẫn
chưa có một định nghĩa chung được thống nhất cho lĩnh vực này.
Thực tế cho thấy mỗi quốc gia có những đặc điểm kinh tế và hình thái xã hội
khác nhau nên tên gọi, cách tiếp cận, cách phân loại, phương pháp đo lường và các
cách đánh giá về khu vực này cũng khác nhau. Ngay cả tên gọi cũng thấy sự đa
dạng và phong phú của nó: Kinh tế phi chính thức (Informal Economy), Kinh tế

ngầm (Shadow Economy), Kinh tế bị che giấu (Concealed Economy)…Dù được gọi
bằng nhiều cách khác nhau nhưng tất cả thuật ngữ trên đều thể hiện một điểm chung
là phản ánh các hoạt động kinh tế ở một khu vực chưa được thống kê so với khu
vực kinh tế chính thức đã được thống kê trên Hệ thống tài khoản quốc gia.
2.1.1. Khái niệm khu vực kinh tế chưa được quan sát ở các nước trên thế giới
Thuật ngữ “khu vực kinh tế chưa được quan sát” có nguồn gốc từ mơ hình mơ
tả các tài khoản xã hội có trong phiên bản thứ tư của Hệ thống Tài khoản Quốc gia
năm 1993 (SNA 1993) và SNA 2008. Thực tế cho thấy mỗi quốc gia có những đặc
điểm kinh tế và hình thái xã hội khác nhau nên tên gọi, cách tiếp cận, cách phân
loại, phương pháp đo lường và các cách đánh giá về khu vực này cũng khác nhau.
Nhiều thuật ngữ đã được sử dụng để mô tả NOE như sau: kinh tế phi chính thức
(informal economy), kinh tế ngầm (shadow economy), kinh tế bị che giấu


7

(concealed economy). Một số khái niệm tiêu biểu về NOE được đề cập như sau:
-

Friedrich Schneider và Enste (2000) đã thảo luận rất nhiều những định nghĩa

về nền kinh tế chưa được quan sát từ các nghiên cứu trước, theo đó, định nghĩa phổ
biến được sử dụng về khu vực kinh tế chưa được quan sát là khu vực mà tất cả
những hoạt động kinh tế của nó có đóng góp vào tổng sản phẩm quốc dân nhưng
chưa được đăng ký. Sản xuất hàng hóa dịch vụ của khu vực đó dù hợp pháp hay
khơng hợp pháp đều chưa được phát hiện trong các ước tính chính thức về GDP.
Tuy nhiên, các định nghĩa này cũng không thể trả lời hết mọi câu hỏi liên quan đến
khu vực kinh tế ngầm. Hơn thế nữa, định nghĩa cịn có thể thay đổi tùy theo phương
thức đo lường khu vực này.
-


Trong nghiên cứu về NOE thuộc các nền kinh tế chuyển đổi của (Eilat &

Zinnes, 2002), nó được gọi là những hoạt động giá trị gia tăng mà các số liệu thống
kê chính thức khơng đăng ký.
-

Theo OECD (2002) khu vực kinh tế chưa được quan sát bao gồm các hoạt

động sản xuất ngầm (hợp pháp nhưng cố tình che giấu để né thuế hoặc bất hợp
pháp), phi chính thức (thực thể hợp pháp, nhưng quy mô nhỏ, không đăng ký kinh
doanh) hoặc tự cung tự cấp tại hộ gia đình.
-

Theo Hệ thống tài khoản quốc gia - SNA 2008, khu vực kinh tế chưa được

quan sát bao gồm tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh chưa thu thập được
thông tin trong các nguồn dữ liệu cơ bản để biên soạn tài khoản quốc gia (EC-IMFOECD-UN-WB, 2009).
Như vậy, dù được gọi bằng nhiều cách khác nhau nhưng tất cả thuật ngữ trên
đều thể hiện một điểm chung của NOE là phản ánh các hoạt động kinh tế ở một khu
vực chưa được thống kê so với khu vực kinh tế chính thức đã được thống kê trên Hệ
thống tài khoản quốc gia. Kinh tế chưa được quan sát gồm 3 thành tố sau: (i) nền
kinh tế phi chính thức (thốt khỏi một phần hoặc hoàn toàn quy định của Nhà nước,
đặc biệt ở các nước đang phát triển); (ii) kinh tế ngầm (tránh các quy định của nhà
nước nhằm cố ý khai thấp doanh số) và (iii) kinh tế bất hợp pháp (buôn bán các sản


8

phẩm và dịch vụ bất hợp pháp như ma tuý, mại dâm…) (OECD, 2002).

2.1.2. Khái niệm khu vực kinh tế chưa được quan sát tại Việt Nam
Khu vực kinh tế chưa được quan sát (NOE) bắt đầu được quan tâm ở Việt
Nam trong khoảng 20 năm gần đây. Nghiên cứu của các tác giả như: Phạm Văn
Dũng & ctg (2004), Dương Đăng Khoa (2006) chủ yếu đề cập đến thuật ngữ “kinh
tế phi chính thức” (informal economy) ở Việt Nam và đặt ra một số vấn đề về quản
lý đối với khu vực này. Nhiều nghiên cứu tiếp theo đa số cũng đề cập tới các góc độ
khác nhau của NOE và kinh tế phi chính thức như: Hồ Đức Hùng (2009), Nguyễn
Thái Hòa và Lê Việt An (2017), Đinh Thị Luyện (2018), Nguyễn Công Nghiệp
(2019), Phạm Minh Thái (2019), Trần Thị Bích Nhân và Đỗ Thị Minh Hương
(2019), Nguyễn Bích Lâm (2019), Nguyễn Văn Đồn (2019)… Trong các nghiên
cứu này, khái niệm kinh tế phi chính thức và kinh tế chưa được quan sát chưa có sự
thống nhất cao, nhiều nghiên cứu chưa xác định và phân biệt rõ ràng khu vực kinh
tế phi chính thức và khu vực kinh tế chưa được quan sát, đơi khi có sự đồng nhất
giữa hai khái niệm này.
Những năm gần đây, vấn đề thống kê, quản lý khu vực kinh tế chưa được quan
sát bắt đầu được chính phủ cũng như các tổ chức quốc tế quan tâm nhiều hơn. Điều
này được thể hiện trong các báo cáo của Bộ Tài chính, Tổng Cục Thống Kê và Tổ
chức Lao động Quốc tế - ILO như Báo cáo “Kinh tế phi chính thức tại các nước
đang phát triển” (Cling & ctg, 2013) và “Báo cáo lao động phi chính thức năm
2016” (ILO & Tổng cục Thống kê, 2016). Các báo cáo này chủ yếu tập trung vào
hai chủ đề chính: (i) sự phát triển khu vực doanh nghiệp tư nhân nói chung ở Việt
Nam; (ii) sự năng động của khu vực chưa được quan sát. Điểm chung của các báo
cáo này là dựa vào khảo sát một bộ phận doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh
vực nhất định tại một số tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, khái niệm kinh tế phi chính
thức và khu vực kinh tế chưa được quan sát vẫn chưa được làm rõ về quy mô, đặc
điểm và các thành phần chính.
Từ khi Đề án thống kê khu vực NOE tại Việt Nam được triển khai năm 2019,


9


NOE tại Việt Nam được hiểu thống nhất và phân chia thành 5 nhóm với các hoạt
động kinh tế theo đúng bản chất kinh tế của từng nhóm, phù hợp với phương pháp
luận của Hệ thống tài khoản quốc gia 2008 đang được nhiều nước vận dụng bao
gồm: (i) hoạt động kinh tế ngầm (underground economy); (ii) hoạt động kinh tế bất
hợp pháp (illegal economy); (iii) hoạt động kinh tế phi chính thức chưa được quan
sát (informal non-observed economy); (iv) hoạt động kinh tế tự sản, tự tiêu của hộ
gia đình (household self-production và self-consumption economy); (v) hoạt động
kinh tế bị bỏ sót trong các chương trình thu thập dữ liệu thống kê (missed economy)
(Tổng cục Thống kê, 2020; OECD, 2002).
Nhìn chung, khu vực kinh tế chưa được quan sát là các đơn vị kinh tế có quy
mơ nhỏ, sản xuất, phân phối hàng hoá và dịch vụ do người lao động tự do, người
lao động trong gia đình và một số ít người lao động đảm nhận. Đặc điểm của khu
vực này là dễ xâm nhập, yêu cầu về vốn thấp, sử dụng công nghệ và kỹ năng đơn
giản, năng suất lao động thấp.
2.1.3. Phân biệt khái niệm khu vực kinh tế chưa được quan sát và khu vực
kinh tế phi chính thức
Khu vực kinh tế phi chính thức là tập hợp các đơn vị sản xuất ra sản phẩm vật
chất và dịch vụ với mục tiêu chủ yếu nhằm tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho
người lao động. Các đơn vị này thường tổ chức theo quy mô nhỏ, được thực hiện
bởi các cá nhân, hộ gia đình hoặc nhóm nhỏ người lao động nhưng không đăng ký
theo quy định của luật pháp. Với quan niệm này, khu vực kinh tế phi chính thức
được xem xét với tư cách là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế.
-

Đặc điểm chung của những hoạt động kinh tế trong khu vực này là hợp pháp,

không phải đăng ký kinh doanh, quy mô nhỏ (theo doanh thu hoặc lao động), sổ
sách kế tốn khơng hồn chỉnh, chi phí sản xuất thường khơng phân biệt với chi tiêu
của hộ gia đình, các tài sản như nhà cửa, xe cộ thường được sử dụng chung cùng

với nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình (Nguyễn Văn Đồn, 2019).
-

Tiêu chí xác định: ILO đưa ra 3 tiêu chí xác định cơ sở sản xuất kinh doanh


10

thuộc khu vực kinh tế phi chính thức gồm: (i) Quy mô lao động; (ii) Không đăng ký
kinh doanh theo các hình thức cụ thể của pháp luật; (iii) Khơng thực hiện việc đăng
ký cho người lao động (hợp đồng lao động, bảo hiểm, thất nghiệp).
-

Phạm vi khu vực kinh tế phi chính thức: Về mặt lý thuyết, các cơ sở kinh

doanh thuộc khu vực này hoạt động trong tất cả các ngành. Tuy nhiên, phạm vi
thống kê khu vực kinh tế phi chính thức phụ thuộc vào điều kiện mỗi quốc gia.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã vận dụng các khuyến nghị của ILO vào điều kiện
thực tiễn của mình để xác định tiêu chí, phạm vi khu vực kinh tế phi chính thức theo
một hoặc đồng thời cả ba tiêu chí trên.
Khái niệm về khu vực kinh tế chưa được quan sát được đề cập trong Hệ thống
tài khoản quốc gia (SNA) phiên bản 2008. Khu vực NOE là tất cả các hoạt động sản
xuất-kinh doanh không thể thu thập được trong các nguồn dữ liệu cơ bản để biên
soạn tài khoản quốc gia, bao gồm hoạt động kinh tế ngầm, hoạt động kinh tế bất
hợp pháp, hoạt động kinh tế phi chính thức, hoạt động kinh tế hộ gia đình tự sản tự
tiêu, và các hoạt động kinh tế bị bỏ sót trong các chương trình thu thập dữ liệu cơ
bản. Như vậy, NOE chỉ gồm một phần khu vực KTPCT chưa quan sát được chứ
không phải tồn bộ khu vực KTPCT (hình 2.1).
Tóm lại, dù khái niệm về NOE có thể được hiểu chưa đồng nhất ở một số khu
vực với các nền kinh tế phát triển khác nhau, nhưng tất cả các khu vực chưa được

quan sát này đều có một đặc điểm giống nhau, đó là thực tế có hoạt động nhưng
chưa được đăng ký hoặc chưa được thống kê chính thức bởi cơ quan quản lý nhà
nước, các khu vực này có góp phần làm tăng tổng giá trị sản phẩm quốc dân, nhưng
lại chưa được tính vào tài khoản quốc gia hoặc được thể hiện trong tổng sản phẩm
quốc nội. Quy mô của NOE ở mỗi quốc gia phụ thuộc vào quy mơ, trình độ, mức độ
minh bạch của mỗi nền kinh tế, cũng như trình độ quản trị nhà nước và mức độ can
thiệp của nhà nước đối với các hoạt động kinh tế xã hội (Nguyễn Văn Phụng, 2019).


11
Khu vực kinh tế chưa được quan sát (NOE)

Khu vực kinh tế quan sát được

Hoạt động kinh tế ngầm

Hoạt động kinh tế đã đăng ký/báo
cáo thống kê

Hoạt động kinh tế bất hợp pháp

Hoạt động kinh tế phi chính thức
Chưa quan sát

Quan sát

được (NOE)

được


Hoạt động kinh tế tự sản tự tiêu của hộ
gia đình

Hoạt động KT bị bỏ sót do các chương
trình thu thập dữ liệu khiiếm khuyết

Hình 2.1: Sơ đồ phân định khu vực KTPCT với NOE trong SNA 2008
Nguồn: Nguyễn Văn Đoàn (2019)
2.2. Các bộ phận cấu thành khu vực kinh tế chưa được quan sát
Định nghĩa toàn diện nhất về “khu vực kinh tế chưa được quan sát - NOE” từ
Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA93) và Hệ thống tài khoản Quốc gia Châu Âu
(ESA95). Khung phân tích ISTAT được mơ tả trong sổ tay OECD “Đo lường khu
vực kinh tế chưa được quan sát” được sử dụng để chỉ ra các thành phần khác nhau
của NOE.
Nền kinh tế không được quan sát đề cập đến tất cả các hoạt động sản xuất có
thể khơng được ghi lại trong các nguồn dữ liệu cơ bản được sử dụng để tổng hợp tài
khoản quốc gia. Các hoạt động sau đây bao gồm: ngầm, khơng chính thức (bao gồm
các hoạt động do hộ gia đình thực hiện để sử dụng cuối cùng), bất hợp pháp và các
hoạt động khác bị bỏ qua do thiếu sót trong chương trình thu nhập dữ liệu cơ bản.


12

NOE bao gồm tất cả các hoạt động sản xuất có thể được phân thành 3 lĩnh vực sau:
(1) Sản xuất ngầm (T1, T2, T3, T4, T5)
(2) Sản xuất phi chính thức (T6)
(3) Sản xuất trái phép (T7)

Hình 2.2: Sơ đồ khu vực kinh tế chưa được quan sát
Nguồn: OECD (2002)

Trong đó:
-

Sản xuất ngầm thể hiện các hoạt động sản xuất không được quan sát trực tiếp

do: (i) Lý do kinh tế (T4, T5). Các hoạt động sản xuất được thực hiện với mục đích
cố ý trốn tránh việc nộp thuế và các khoản đóng góp xã hội thay cho người lao động
hoặc để tránh tuân thủ các quy định của pháp luật về tiền lương tối thiểu, số lượng
giờ làm việc, an toàn lao động…; (ii) Lý do thống kê (T1, T2, T3) Các hoạt động
sản xuất được không đăng kí vì: việc khơng điền vào các biểu mẫu hành chính hoặc
bảng câu hỏi thống kê vì thiếu tính nhạy bén với số liệu thống kê của những người
được bằng các kỹ thuật khảo sát truyền thống.


13

-

Sản xuất phi chính thức (T6) đề cập đến các đơn vị sản xuất thể chế được đặc

trưng bởi: (a) trình độ tổ chức thấp (ii) ít hoặc khơng có sự phân chia giữa công việc
và vốn (c) quan hệ lao động dựa trên mối quan hệ họ hàng hoặc cá nhân, mang tính
chất tạm thời (bao gồm hoạt động sản xuất của thợ thủ cơng, người bán rong khơng
có giấy phép, cơng nhân gia đình và người bán bn nhỏ…), quan hệ khơng chính
thức và khơng dựa vào các thỏa thuận chính thức với mục tiêu chính là tạo ra việc
làm và thu nhập cho những người có liên quan.
-

Sản xuất bất hợp pháp: các hoạt động sản xuất bị pháp luật cấm hoặc trở


thành bất hợp pháp khi được thực hiện bởi những người khơng có thẩm quyền. Các
loại hoạt động bất hợp pháp sau đây được xem xét trong kiểm kê: sản xuất/ nhập
khẩu/ bán ma tuý; mại dâm, bán hàng ăn cắp và buôn lậu hàng hóa
Tại Việt Nam, Đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát xác định
khu vực này bao gồm 5 nhóm như hình 2.3.
Khu vực kinh tế
phi chính thức
chưa được quan
sát
Khu vực kinh tế
bất hợp pháp

Khu vực kinh tế
ngầm

Khu vực
kinh tế chưa
được quan
sát

Khu vực tự sản,
tự tiêu của hộ gia
đình

Khu vực bị bỏ sót
trong các chương
trình thu thập dữ
liệu thống kê

Hình 2.3: Các bộ phận cấu thành khu vực kinh tế chưa được quan sát

Nguồn: Nguyễn Bích Lâm (2019), OECD (2002)
Từ khi Đề án được triển khai, Tổng cục Thống kê đã tiến hành tham khảo các


14

nguồn thông tin giá trị của các tổ chức quốc tế cũng như từ các chuyên gia trong và
ngoài nước, đến đầu năm 2020 đã tiến hành đưa ra khái niệm, tiêu chí xác định,
phạm vi, đặc điểm của từng bộ phận trong khu vực NOE nhằm hướng dẫn các địa
phương hiểu thống nhất và tiến hành thu thập thông tin chính xác phục vụ cho Đề
án này (Tổng cục Thống kê, 2019, 2020).
2.2.1. Hoạt động kinh tế ngầm
Khái niệm: Hoạt động kinh tế ngầm tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau,
nên tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi quốc gia, đặc biệt phụ thuộc vào thể chế và
chất lượng thể chế mà có tên gọi khác nhau giữa các quốc gia trên thế giới. Thuật
ngữ “khu vực kinh tế ngầm” (shadow economy) còn được gọi với nhiều tên gọi thay
thế khác như kinh tế bóng ẩn (hidden economy), kinh tế không khai báo (undeclared
economy)…và cho tới hiện nay chưa có một định nghĩa nào được thống nhất áp
dụng chung cho các quốc gia. Theo OECD (2002), hoạt động kinh tế ngầm bao gồm
tất cả các hoạt động về nguyên tắc được tính vào tổng sản phẩm nội địa nhưng thực
tế lại khơng được tính do khơng được khai báo hoặc cố tình giấu giếm. Trong
nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng định nghĩa kinh tế ngầm do Quỹ tiền tệ thế
giới (IMF) đưa ra và khuyến khích sử dụng. Theo đó, hoạt động kinh tế ngầm là các
hoạt động kinh tế bị pháp luật của quốc gia đó coi là phi pháp, các hoạt động kinh tế
hợp pháp nhưng không được báo cáo, hoặc được che dấu khỏi sự quản lý của các cơ
quan quản lý nhà nước nhằm (i) trốn tránh các nghĩa vụ thuế, (ii) trốn tránh các
khoản đóng góp an sinh xã hội, tránh các quy định của pháp luật lao động như
lương tối thiểu, giờ làm tối đa, tiêu chuẩn an toàn lao động…(iii) tránh các rắc rối
liên quan đến thủ tục hành chính (Nguyễn Bích Lâm, 2019).
Phạm vi: trong tất cả ngành nghề: nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, công nghiệp,

xây dựng, thương mại dịch vụ và các hoạt động dịch vụ khác như internet
Đặc điểm: khu vực kinh tế ngầm thường là những hoạt động hợp pháp, nhưng
giấu diếm có chủ ý (khai báo thiếu, không khai báo…) để tránh nộp thuế hoặc nộp
thuế thấp hơn thực tế; tránh đóng bảo hiểm xã hội; tránh thực hiện các quy định


15

theo yêu cầu về mức lương tối thiểu, số giờ làm việc, điều kiện sức khỏe, tay nghề,
bằng cấp, … của người lao động; tránh các thủ tục pháp lý, hành chính như báo cáo
tài chính, báo cáo thống kê hoặc các hoạt động liên quan đến sản xuất - kinh doanh
vi phạm pháp luật chỉ bị xử phạt hành chính, tức là chưa đến mức xử lý hình sự
(Nguyễn Bích Lâm, 2019).
-

Những người lao động trong khu vực này thường khơng tiếp cận được mạng

lưới an sinh xã hội
-

Hình thức đóng thuế của hộ gia đình chủ yếu là thuế khoán.

-

Thành phần kinh tế ngầm gồm cả hoạt động kinh doanh hợp pháp và phi

pháp, giao dịch thường bằng tiền mặt, khơng có hố đơn, khơng ghi vào sổ sách.
Các giao dịch này được thực hiện khơng có sự kiểm soát của nhà nước.
2.2.2. Hoạt động kinh tế bất hợp pháp
Khái niệm: Hoạt động kinh tế bất hợp pháp là hoạt động bị pháp luật cấm và

các hoạt động kinh tế hợp pháp nhưng hoạt động khi chưa được cấp phép (Nguyễn
Bích Lâm, 2019).
Phạm vi: trong tất cả ngành nghề: nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, công nghiệp,
xây dựng, thương mại dịch vụ và các hoạt động dịch vụ bất hợp pháp khác
Đặc điểm: hoạt động kinh tế bất hợp pháp là những hoạt động bị pháp luật
cấm như sản xuất và buôn bán ma túy, hoạt động mại dâm, bn bán người…; hoạt
động kinh doanh có điều kiện nhưng khơng có giấy phép kinh doanh phù hợp,
khơng tn thủ các quy định của pháp luật; hoạt động kinh doanh hợp pháp nhưng
do đối tượng không hợp pháp thực hiện; hoạt động liên quan đến sản xuất - kinh
doanh vi phạm pháp luật bị xử lý hình sự (Nguyễn Bích Lâm, 2019).
2.2.3. Hoạt động kinh tế phi chính thức chưa được quan sát
Khái niệm: Hoạt động kinh tế phi chính thức chưa được quan sát là bộ phận
kinh tế phi chính thức chưa được thu thập thơng tin về kết quả sản xuất - kinh doanh
(Nguyễn Bích Lâm, 2019).


×