Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN CÁC NỀN KINH TẾ ĐANG PHÁT TRIỂN SỰ KHÁC BIỆT TỪ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 73 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
ĐẾN CÁC NỀN KINH TẾ ĐANG PHÁT TRIỂN:
SỰ KHÁC BIỆT TỪ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ

Mã số:
Chủ nhiệm đề tài: Ths. VŨ THỊ HẢI MINH

NĂM 2021


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
ĐẾN CÁC NỀN KINH TẾ ĐANG PHÁT TRIỂN:
SỰ KHÁC BIỆT TỪ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ

Mã số:
Chủ nhiệm đề tài: Ths. VŨ THỊ HẢI MINH
Thư ký: TS. PHẠM THỊ TUYẾT TRINH

NĂM 2021




MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ................................................................. 1
1.1. Lý do nghiên cứu....................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 4
1.5. Đóng góp của nghiên cứu.......................................................................................... 5
1.6. Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................................ 5
1.7. Bố cục nghiên cứu ..................................................................................................... 6
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA FDI ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ....................... 7
2.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................................................ 7
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế ......................................................................................... 7
2.1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài............................................................................. 9
2.1.3. Nước đang phát triển ..................................................................................... 10
2.2. Ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế .......................................................... 11
2.3. Nhân tố hấp thụ ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế ................................ 14
2.3.1. Mức FDI vào rịng ........................................................................................ 14
2.3.2. Phát triển tài chính ........................................................................................ 17
2.3.3. Độ mở nền kinh tế ........................................................................................ 21
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 26
3.1. Mơ hình nghiên cứu.................................................................................................. 26
3.2. Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................................... 27
3.3. Phương pháp ước lượng ........................................................................................... 27
3.4. Kiểm định tính vững ................................................................................................. 29



CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA FDI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ TRONG CÁC ĐIỀU KIỆN KHÁC NHAU VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ ............ 30
4.1. Phân tích thống kê mơ tả tăng trưởng kinh tế và FDI ............................................. 30
4.2. Phân tích thống kê mơ tả và tương quan các biến số trong mơ hình nghiên cứu ... 32
4.3. Ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế theo mức FDI ................................... 34
4.4. Ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế theo mức phát triển tài chính ........... 36
4.5. Ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế theo độ mở nền kinh tế .................... 40
4.6. Ảnh hưởng của các biến số khác ............................................................................. 43
4.7. Kết quả kiểm định tính vững ................................................................................... 44
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................................. 46
5.1. Kết luận của nghiên cứu .......................................................................................... 46
5.2. Hàm ý chính sách .................................................................................................... 47
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Cụm từ tiếng Việt

CSTK

Chính sách tài khóa

CSTT

Chính sách tiền tệ


Từ viết tắt

Cụm từ tiếng Anh

Cụm từ tiếng Việt

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

TAR

Threshold Autoregression

Mơ hình tự hồi quy ngưỡng

GDP

Gross domestic product

Tổng sản phẩm quốc nội

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới


IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

UN

United Nations

Liên hiệp quốc

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

GNI

Gross national income

Tổng thu nhập quốc dân

MNC

Multinational corporation

Công ty đa quốc gia


GNP

Gross National Product

Tổng sản phẩm quốc gia

ARDL

Autoregressive Distributed Lag

Mơ hình tự hồi quy phân phối trễ

UNDP

United Nations Development

Chương trình phát triển Liên

Programme

hiệp quốc

Nominal GDP

GDP danh nghĩa

GDPN



DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
Bảng 3.1. Cách tính tốn các biến số .............................................................................. 26
Bảng 3.2. Các nước đang phát triển trong nghiên cứu .................................................... 27
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến số ............................................................................. 33
Bảng 4.2. Kết quả ước lượng và kiểm định mơ hình (3.2) .............................................. 34
Bảng 4.3. Kết quả ước lượng và kiểm định mơ hình (3.3) .............................................. 37
Bảng 4.4. Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình (3.4) .............................................. 40
Bảng 4.5. Kết quả ước lượng và kiểm định mơ hình (3.2), (3.3), (3.4) với biến
phụ thuộc là GDP danh nghĩa .......................................................................................... 44

Hình 4.1. Tăng trưởng kinh tế các nước đang phát triển ................................................. 30
Hình 4.2. FDI tại các nước đang phát triển ..................................................................... 31
Hình 4.3. Tương quan diễn biến FDI và GDP................................................................. 32
Hình 4.4. FDI tại các nước đang phát triển và mức ngưỡng ........................................... 36
Hình 4.5. Phát triển tài chính các nước đang phát triển so với mức ngưỡng .................. 38
Hình 4.6. Tương quan giữa FDI và GDP có phát triển tài chính thấp hơn mức ngưỡng 39
Hình 4.7. Độ mở nền kinh tế của các nước đang phát triển so với mức ngưỡng ............ 42
Hình 4.8. Tương quan FDI và GDP các nước có OPN dưới mức ngưỡng ..................... 42


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do nghiên cứu
Ảnh hưởng tích cực của dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến
tăng trưởng kinh tế là vấn đề được quan tâm đặc biệt tại các nước đang phát triển.
FDI được chú ý khơng chỉ với vai trị của một nguồn vốn bổ sung mà còn bởi các
tác động tràn giúp cải thiện kiến thức công nghệ tại nước nhận đầu tư. Nhiều
nghiên cứu còn cho thấy tác động cải thiện kiến thức cơng nghệ kích thích tăng
trưởng kinh tế còn mạnh hơn so với vai trò bổ sung nguồn vốn cho tăng trưởng.

Các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng đã
được thực hiện rất đa dạng. Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng FDI có ảnh
hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại nước nhận đầu tư (Reisen & Soto, 2010;
Basu & Guariglia, 2009; Olofsdotter, 1998). Ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng
kinh tế còn được cho thấy mạnh hơn tại các nước thu nhập thấp và thu nhập trên
mức trung bình (Bruno & Campos, 2013). Kết quả này cũng phần nào được ủng
hộ bởi một số nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng khơng tích cực của FDI đến tăng
trưởng kinh tế, thường là tại các nước phát triển (chẳng hạn Mencinger, 2003;
Carkovic & Levine, 2002; Johnson, 2006; Herzer, 2012).
Mặt khác, nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng còn tập trung
làm sáng tỏ sự khác nhau của mối quan hệ này tại các nền kinh tế khác nhau. Điều
này phản ánh rằng đặc điểm của nước nhận đầu tư đã làm thay đổi cách thức ảnh
hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế (Alfaro, Chanda, Kalemli-Ozcan & Sayek,
2004; Li & Liu, 2005; Batten & Vo, 2009). Borenzstein, De Gregorio và Lee
(1998) chỉ ra rằng những nền kinh tế “có năng lực hấp thụ” có thể nhận được
những lợi ích khuếch tán cơng nghệ từ FDI một cách đầy đủ hơn. “Năng lực hấp
thụ” được đề cập là lực lượng lao động được đào tạo phù hợp. Vai trò của vốn con
người hay nguồn nhân lực đối với ảnh hưởng tích cực của FDI đến tăng trưởng
tiếp tục được khẳng định trong nghiên cứu của Li & Liu (2005), Hermes &
Lensink (2003), Batten & Vo (2009).


2

Thêm vào đó, De Mello (1997, 1999) cho thấy rằng FDI chỉ ảnh hưởng tích
cực mạnh mẽ đến tăng trưởng tại những nền kinh tế có sự bổ sung giữa vốn trong
nước và vốn nước ngồi. Nói cách khác, phát triển tài chính đạt đến một mức nhất
định là một điều kiện khác để nước nhận đầu tư có được ảnh hưởng tích cực từ
FDI. Alfaro & ctg (2004) cũng đã chỉ ra rằng lợi ích của FDI có thể được thấy tại
những nền kinh tế đã đạt mức phát triển tài chính nhất định, bởi sự phát triển tài

chính sẽ giúp cho những nhà cung cấp tiềm năng (của các FDI tại nước nhận đầu
tư) có điều kiện phát triển khi “gặp gỡ” những ảnh hưởng khuếch tán từ các cơng
ty FDI. Mặt khác, lý thuyết về lợi ích biên giảm dần của vốn cũng hàm ý rằng
nguồn vốn quá dồi dào không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích cao cho nước
nhận đầu tư.
Các khảo lược ở trên cho thấy nghiên cứu về ảnh hưởng của FDI đến tăng
trưởng kinh tế còn chưa nhất quán về chiều hướng ảnh hưởng bởi một số nền kinh
tế vẫn cho thấy FDI khơng có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng. Điều này hàm
ý rằng FDI không phải lúc nào cũng có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng. Vấn
đề này phần nào đã được làm sáng tỏ nhờ vào những nghiên cứu cho thấy vai trò
của đặc điểm nền kinh tế trong việc quyết định cách thức mà FDI gây ra những
ảnh hưởng đến tăng trưởng nền kinh tế tại nước nhận đầu tư. Tuy nhiên, các nghiên
cứu chỉ chủ yếu tập trung vào đặc điểm nguồn nhân lực và phát triển tài chính.
Trong khi đó, mức FDI vào ròng và độ mở nền kinh tế là hai yếu tố chưa được
làm sáng tỏ. Mức FDI vào ròng ảnh hưởng đến mức hiệu quả của dòng vốn đầu
tư. Độ mở nền kinh tế là điều kiện cho ảnh hưởng tích cực của FDI đến tăng trưởng
qua thúc đẩy xuất khẩu tại các nền kinh tế đang phát triển.
Do vậy, nghiên cứu này giải quyết khoảng trống nghiên cứu ở hai khía cạnh:
Một là, xem xét ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào
các mức độ khác nhau của mức FDI vào ròng, phát triển tài chính và độ mở nền
kinh tế. Nếu như đặc điểm của phát triển tài chính được nghiên cứu như là một


3

cách so sánh với các nghiên cứu trước, mức FDI vào ròng và độ mở nền kinh chưa
được các nghiên cứu làm sáng tỏ.
Hai là, bằng cách sử dụng mô hình hồi qui ngưỡng, nghiên cứu khơng chỉ
dừng lại ở việc chỉ ra vai trò của các biến số đặc điểm nền kinh tế đến mối quan
hệ giữa FDI và tăng trưởng mà cịn tìm ra mức tối thiểu liên quan đến các đặc

điểm này để FDI có thể phát huy được ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng qua
các kênh tác động khác nhau.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu có mục tiêu tổng quát là phân tích ảnh hưởng của FDI đến tăng
trưởng kinh tế tại các nền kinh tế đang phát triển dưới ảnh hưởng của các đặc điểm
kinh tế.
Các mục tiêu cụ thể trong nghiên cứu như sau:
- Phân tích tình hình thu hút FDI và tăng trưởng kinh tế tại các nền kinh tế
đang phát triển.
- Ước lượng tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế và xem xét vai trò
của các đặc điểm kinh tế đến ảnh hưởng này bao gồm: mức FDI vào rịng, phát
triển tài chính và độ mở nền kinh tế.
- Đề ra các hàm ý cho chính sách thu hút FDI trong mối quan hệ với tăng
trưởng tại các nền kinh tế đang phát triển liên quan đến các đặc điểm kinh tế được
xem xét.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu là ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế.
Nghiên cứu xem xét tác động này trong các điều kiện khác nhau về mức FDI vào
ròng, phát triển tài chính và độ mở nền kinh tế.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, nghiên cứu tập trung vào ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng
kinh tế.


4

Về không gian, nghiên cứu thực hiện cho 23 nền kinh tế đang phát triển. Lý
do cho sự lựa chọn này phụ thuộc chủ yếu vào khả năng tiếp cận dữ liệu.
Về thời gian, nghiên cứu được thực hiện cho giai đoạn 1995-2019. Đây là

giai đoạn dữ liệu các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của các nền kinh tế khá đầy đủ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên mơ hình tăng trưởng nội sinh, nghiên cứu xây dựng mơ hình tăng
trưởng cho các nước đang phát triển (Mơ hình 1). Vế trái là tăng trưởng kinh tế
(GDP); vế phải gồm: (i) yếu tố vốn có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và
đầu tư trong nước (CAP); (ii) yếu tố lao động (LAB) đại diện cho qui mô nguồn
nhân lực. Các biến kiểm sốt khác trong mơ hình bao gồm chi tiêu chính phủ
(GOV) đại diện cho chính sách tài khố (CSTK), lãi suất (INT) đại diện cho chính
sách tiền tệ (CSTT) và độ mở nền kinh tế (OPN). Nghiên cứu được thực hiện trong
giai đoạn 1995 – 2019 nên sử dụng thêm biến giả C97 và C08 để kiểm sốt cho
hai cuộc khủng hoảng tài chính Đơng Á và tài chính tồn cầu xảy ra trong giai
đoạn này.
Yit = f(FDIit, CAPit, LABit, GOVit, INTit, OPNit, M2it, C97t, C08t)

(1)

Nhằm xem xét ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế theo đặc điểm
kinh tế, nghiên cứu sử dụng mô hình tự hồi qui ngưỡng (TAR). TAR được phát
triển bởi Tong (1978) và Hansen (1999), cho phép xem xét ảnh hưởng khác nhau
của các biến giải thích lên biến phụ thuộc trong điều kiện các mức giá trị khác
nhau của một biến số được chọn làm biến ngưỡng. Sự tồn tại của biến ngưỡng tạo
thành các chế độ (regime) tác động khác nhau của biến giải thích đến biến phụ
thuộc. Nghiên cứu sử dụng các biến ngưỡng là đặc điểm kinh tế cần xem xét bao
gồm: mức vốn FDI vào rịng nền kinh tế, phát triển tài chính (M2) và độ mở nền
kinh tế (OPN). Theo đó, nghiên cứu có 3 mơ hình TAR tương ứng với 3 đặc điểm
kinh tế cần xem xét vai trò đối với mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng. Trong
trường hợp 2 chế độ (1 giá trị ngưỡng), mơ hình 1 cho từng biến ngưỡng được viết
lại thành mơ hình (2), (3) và (4) như sau:



5

𝑌 , = 𝛼 + 𝛽 𝑋 , 𝐼 𝐹𝐷𝐼 , ≤ 𝛾 + 𝛽 𝑋 , 𝐼 𝐹𝐷𝐼 , > 𝛾 + 𝑢 ,

(2)

𝑌 , = 𝛼 + 𝛽 𝑋 , 𝐼 𝑀2 , ≤ 𝛾 + 𝛽 𝑋 , 𝐼 𝑀2 , > 𝛾 + 𝑢 ,

(3)

𝑌 , = 𝛼 + 𝛽 𝑋 , 𝐼 𝑂𝑃𝑁 , ≤ 𝛾 + 𝛽 𝑋 , 𝐼 𝑂𝑃𝑁 , > 𝛾 + 𝑢 ,

(4)

Để xác định số lượng ngưỡng, nghiên cứu sử dụng phương pháp của Bai &
Perron (1998, 2003).
1.5. Đóng góp của nghiên cứu
Đề tài góp phần giải quyết khoảng trống nghiên cứu ở khía cạnh:
Một là, cho thấy vai trò của mức FDI vào ròng và độ mở nền kinh tế đối
với tác động của FDI đến tăng trưởng.
Hai là, các nghiên cứu trước thường sử dụng mơ hình tuyến tính và biến
tương tác (giữa đặc điểm kinh tế và FDI) để phân tích. Việc sử dụng biến tương
tác bao hàm giả định ngầm rằng mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng sẽ cùng
tăng (hoặc cùng giảm) với đặc điểm kinh tế được xem xét. Tuy nhiên, FDI có thể
chưa có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế khi đặc điểm kinh tế đang xem xét
(chẳng hạn như phát triển tài chính) ở mức thấp (Azman-Saini, Law & Ahmad,
2010). Điều này hàm ý rằng giả định ngầm trong các mơ hình tuyến tính có thể
chưa phù hợp. Việc sử dụng hồi qui ngưỡng trong nghiên cứu đã giải phóng được
giả định này.
1.6. Hạn chế của nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện cho các nước đang phát triển, tuy nhiên mẫu nghiên
cứu còn hạn chế, chỉ tiếp cận với 23 quốc gia.
Các lý thuyết đều cho thấy đặc điểm hấp thụ có vai trị đối với tác động tràn
kiến thức cơng nghệ của FDI, theo đó ảnh hưởng đến tăng trưởng. Nghiên cứu chỉ
phân tích trực tiếp ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng trong các điều kiện khác
nhau của đặc điểm kinh tế mà chưa xem xét ảnh hưởng đến kiến thức cơng nghệ.
Ngun nhân là do khó khăn trong việc xác định chỉ tiêu phản ánh cho trình độ
kiến thức công nghệ tại các nền kinh tế.


6

1.7. Bố cục nghiên cứu
Nghiên cứu có bố cục năm chương, gồm:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan lý thuyết về ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng
kinh tế và các nghiên cứu liên quan
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Phân tích ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế trong các
điều kiện khác nhau về đặc điểm kinh tế
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
Kết luận chương 1
Chương 1 đã giới thiệu những vấn đề cơ bản của nghiên cứu, bao gồm lý do
nghiên cứu, mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu. Chương 1 cũng chỉ ra những đóng góp và hạn chế của
nghiên cứu, cũng như bố cục của nghiên cứu.


7


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG
CỦA FDI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÁC NGHIÊN
CỨU LIÊN QUAN
2.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Ý thức hệ về tăng trưởng kinh tế đã có một sự phát triển rất lâu dài kể từ
lần đầu được đề cập trong tác phẩm Sự giàu có của quốc gia (Wealth of Nations)
của Smith (1776). Thuật ngữ này thường được định nghĩa là sự gia tăng giá trị
hàng hoá và dịch vụ mà quốc gia tạo ra trong một thời kỳ và thường được đo lường
bằng chỉ tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tăng trưởng GDP
trên đầu người.
Các mơ hình tăng trưởng kinh tế đều cho thấy nguồn gốc của tăng trưởng
kinh tế dựa vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố giữ vai trị quan trọng là vốn đầu tư.
Những nghiên cứu ban đầu về tăng trưởng kinh tế thường sử dụng cách tiếp cận
hàm sản xuất tổng (Cobb & Douglas, 1928; Tinbergen, 1942; và Solow, 1956),
với việc mô tả mối quan hệ giữa sản lượng của nền kinh tế và các nguồn đầu vào
chính hữu hình (vốn và lao động). Đặc biệt, Solow (1956) đã hình thành cơ sở cho
phần lớn các phân tích tăng trưởng ứng dụng trong mơ hình tân cổ điển khi tóm
tắt vai trị của đầu tư qua hai phương trình sau:
Phương trình Y = A * f(K,L) mơ tả hàm sản xuất tổng cho thấy mối quan
hệ giữa sản lượng (Y), đầu vào vốn (K), đầu vào lao động (L) và cơng nghệ (A).
Phương trình ∆Kt = It – α Kt-1, thường được gọi là phương trình tích lũy
vốn, khám phá mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình (I) và tổng lượng vốn
(K). Trong đó, ∆ đại diện cho một sự thay đổi riêng biệt, α là khấu hao, và It là
đầu tư tổng. Đáng lưu ý là, thuật ngữ đầu tư tổng có thể được xác định nội sinh
bằng cách công ty tối đa hóa lợi nhuận hoặc được cho là một tỷ lệ cố định sản


8


lượng, gọi là sYt. Ngồi ra, mơ hình tân cổ điển giả định các yếu tố thị trường cạnh
tranh và lợi nhuận cố định theo quy mô.
Phân rã hàm sản xuất liên quan đến tăng trưởng đầu ra như là một hàm thay
đổi được tính trọng số trong các yếu tố đầu vào chính (nghĩa là K và L) và đa yếu
tố hay là nhân tố nổi tiếng được trích dẫn như là “phần dư Solow”.
Sự đơn giản của khung tân cổ điển đã làm cho nó trở thành xương sống của
các cơng trình lý thuyết và ứng dụng về tích lũy vốn và tăng trưởng kinh tế. Các
phương trình cho thấy mối liên kết trực tiếp giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và
tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, trong mơ hình này, tích lũy vốn đóng góp vào tăng
trưởng kinh tế tỷ lệ với tỷ lệ vốn trong sản lượng quốc gia.
Tuy vậy, mơ hình tân cổ điển vẫn có một số nhược điểm. Đầu tiên, bởi vì
tích lũy vốn phụ thuộc vào thu nhập giảm dần, nên sự tăng trưởng ổn định trong
mỗi thu nhập vốn không thể được nhận thấy. Đây là một lỗ hổng chính của mơ
hình bởi vì nó khơng giải thích được tiến bộ kỹ thuật nào. Các hạn chế khác của
mô hình tân cổ điển cũng liên quan đến định nghĩa thuật ngữ tích lũy vốn. Mơ
hình của Solow coi đầu tư hồn tồn là các tài sản hữu hình. Gần đây, có nhiều
thảo luận về định nghĩa và vai trị của vốn. Ví dụ như, Mankiw (1995) nói rằng
“có sự đồng thuận ngày càng tăng rằng vai trò của vốn trong tăng trưởng kinh tế
nên được giải thích rộng rãi”. Ngoài ra, Jorgenson (1996) dự định: “Đầu tư là sự
cam kết của các nguồn lực hiện tại trong kỳ vọng về lợi nhuận tương lai và có thể
diễn ra dưới nhiều hình thức….”.
Với mục đích mở rộng mơ hình tăng trưởng tân cổ điển, ngoài việc sử dụng
nguồn vốn đầu tư, mơ hình tăng trưởng nội sinh (endogenous growth models) đã
đưa thêm một số yếu tố đầu vào khác với vai trò làm yếu tố ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế như công nghệ, nguồn nhân lực, phát triển sản phẩm, vốn tổ chức,
vốn xã hội, thể chế… (Easterly, 2003). Mơ hình này đã trở thành lý thuyết phổ
biến được sử dụng trong nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động đến tăng


9


trưởng kinh tế vì đã khắc phục được những thiếu sót của mơ hình tân cổ điển, bổ
sung thêm nhân tố bên ngồi và gia tăng khả năng giải thích. Ngồi ra, mơ hình
cịn giả định các mối quan hệ phi tuyến tính giữa đầu tư và tăng trưởng giúp cho
việc phân tích trở nên đa dạng với nhiều góc độ và tác động của các yếu tố bên
ngoài đến tăng trưởng có thể được ước tính một cách phù hợp hơn.
2.1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngồi
Có nhiều định nghĩa khác nhau về FDI, tuy nhiên các định nghĩa đều khá
nhất quán về (i) tính dài hạn của hoạt động đầu tư và (ii) việc nhà đầu tư trực tiếp
tham gia quản lý hoạt động của công ty FDI. Chẳng hạn, OECD (1996) định nghĩa
FDI là hoạt động đầu tư với mục đích đạt được lợi ích lâu dài (long-term interest)
của một thực thể thường trú tại một nền kinh tế (nước đầu tư) vào một công ty
thường trú tại một nền kinh tế khác (nước nhận đầu tư). Lợi ích lâu dài ở đây hàm
ý một mối quan hệ dài hạn giữa nhà đầu tư và công ty FDI cũng như mức độ ảnh
hưởng lớn của nhà đầu tư đến việc quản lý công ty FDI về sau. FDI không chỉ bao
gồm giao dịch ban đầu được thiết lập mối quan hệ giữa nhà đầu tư mà còn cả các
giao dịch vốn sau đó giữa nhà đầu tư, công ty FDI và các công ty trực thuộc.
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng đưa ra định nghĩa về FDI như
sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước
(nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở nước khác (nước thu hút đầu tư) đi cùng
với quyền quản lý số tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với
các cơng cụ tài chính khác. Trong phần lớn các trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài
sản mà người đó quản lý ở nước ngoài sẽ là những cơ sở kinh doanh. Trong những
trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là công ty mẹ và số tài sản được
gọi là công ty con hay chi nhánh công ty.
Là tổ chức theo dõi cán cân thanh tốn của các nước, trong đó có các dịng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF, 2010) xác định cụ thể
dòng vốn FDI trên cơ sở nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 10% vốn của công ty.



10

2.1.3. Nước đang phát triển
Một số tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc (UN), Ngân hàng thế giới (WB),
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) đã đưa ra các
tiêu chí khác nhau để phân loại các quốc gia. Trong đó, khái niệm “nước /nền kinh
tế đang phát triển” được Liên hợp quốc và Quỹ Tiền tệ quốc tế sử dụng.
Liên hợp quốc có nhiều tiêu chí để phân loại các quốc gia theo các mức
phát triển khác nhau, trong đó chủ yếu dựa vào tổng thu nhập quốc dân (Gross
National Income - GNI). Bảng phân loại của UN được đưa ra hàng năm trong tài
liệu “Hiện trạng và viễn cảnh kinh tế thế giới” (World Economic Situation and
Prospects). Trong tài liệu năm 2020, Liên hợp quốc đã chia các quốc gia/ vùng
lãnh thổ (nước) thành 3 loại: (1) Các nền kinh tế phát triển (Bảng A - trang 165):
36 nước; (2) Các nền kinh tế đang chuyển đổi (Bảng B - trang 165): 17 nước; (3)
Các nền kinh tế đang phát triển (Bảng C - trang 166): 126 nước, trong đó có Việt
Nam. Bên cạnh đó, UN cịn đưa thêm danh sách các nền kinh tế kém phát triển
(Bảng F - trang 169) gồm 47 quốc gia/vùng lãnh thổ có mức thu nhập thấp trong
nhóm đang phát triển. Như vậy, theo quan điểm của UN, các nước đang phát triển
bao gồm nước kém phát triển và các nước đang phát triển khác.
Trong khi đó, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng phân loại các nền kinh tế theo
các tiêu chí trình độ phát triển kinh tế. Trong báo cáo vào tháng 1/2021, IMF đã
phân loại các quốc gia vào 2 nhóm: (1) Các nền kinh tế phát triển (Advanced
economies; (2) Các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi (Emerging market and
developing economies).
Trước năm 2016, Ngân hàng Thế giới (WB) phân loại hai nhóm là các nền
kinh tế phát triển và nền kinh tế đang phát triển theo các tiêu chí về thu nhập, trình
độ phát triển kinh tế. Tuy nhiên, sau năm 2016, Ngân hàng Thế giới (WB) không
phân loại thành hai nhóm nước như trên nữa mà chia thành bốn nhóm nước theo
thu nhập bình qn đầu người. Theo đó, các quốc gia được phân chia thành bốn



11

nhóm: (1) Nước thu nhập thấp có thu nhập bình quân đầu người từ 1025 USD/năm
trở xuống; (2) Nước có thu nhập trung bình thấp từ 1026 USD/năm - 4.035
USD/năm; (3) Nước có thu nhập trung bình cao từ 4.036 USD/năm - 12.475
USD/năm; (4) Nước có thu nhập cao từ 12.476 USD/năm trở lên.
WTO không đưa ra định nghĩa “nước phát triển” hay “nước đang phát triển”
và các thành viên có quyền tự tuyên bố điều đó. Có gần 2/3 trong tổng số 164
thành viên WTO tuyên bố là “nước đang phát triển”. Tuy nhiên, các thành viên
khác có thể phản đối quyết định của những nước tuyên bố là “đang phát triển”.
2.2. Ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế
Các ảnh hưởng của hoạt động FDI đến tăng trưởng kinh tế được thể hiện
qua:
Một là, FDI bổ sung nguồn vốn cho tăng trưởng. Mơ hình Solow giúp giải
thích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, trong đó vốn là một trong
những yếu tố quan trọng (Solow, 1956; Swan, 1956). Lý thuyết tăng trưởng nội
sinh (endogeneous growth theory) sau đó cũng khẳng định vai trị của yếu tố vốn
đối với tăng trưởng. Rất rõ ràng rằng FDI là nguồn lực vốn từ bên ngồi góp phần
gia tăng tổng vốn đầu tư cho phát triển. Điều này lý giải tại sao thu hút FDI là một
trong những chiến lược quan trọng của các nền kinh tế đang phát triển.
Hai là, FDI giúp chuyển giao công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển
sang các nước đang phát triển. Mơ hình Solow cũng giúp giải thích cho ngun
nhân dòng FDI đổ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Trong khi
các nước phát triển có lợi nhuận trên vốn giảm dần, các nước đang phát triển thiếu
hụt vốn nên có lợi nhuận trên vốn cao hơn; sự chênh lệch này làm các nước đang
phát triển dễ dàng thu hút được dòng FDI từ các nước phát triển. Cùng với đầu tư
vốn, nhà đầu tư từ các nước phát triển cũng lan toả công nghệ tiên tiến sang các
nước đang phát triển qua 4 kênh: (i) Liên kết dọc với các nhà cung cấp hoặc người
mua hàng tại nước nhận đầu tư; (ii) Liên kết ngang với đối thủ cạnh tranh trong

cùng ngành; (iii) Nhập cư của lao động trình độ cao; (iv) Các chương trình R&D


12

phạm vi quốc tế. Đối với tăng trưởng, công nghệ cũng là một trong những nhân tố
quyết định quan trọng được đề cập trong các lý thuyết. Theo mơ hình tăng trưởng
Solow, công nghệ được xem là yếu tố ngoại sinh; điều này đã chỉ ra vai trò cực kỳ
quan trọng của các FDI đối với phát triển công nghệ và theo đó là tăng trưởng của
nền kinh tế tại nước nhận đầu tư (Blomström & Kokko, 1998). Trong khi đó, lý
thuyết tăng trưởng nội sinh lại hàm ý về tính nội sinh của cơng nghệ (Lucas, 1988;
Barro, 1990; Romer, 1990), theo đó tác động cải thiện cơng nghệ nước nhận đầu
tư được xem là tác động tràn của các FDI (Johnson, 2006).
Ba là, FDI nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. FDI gián tiếp khuếch tán
kỹ năng và trình độ người lao động sang nước nhận đầu tư thông qua đào tạo hoặc
học qua công việc (khi người lao động được làm việc tại các FDI này). Tác động
gián tiếp này cũng có thể lan toả đến người lao động trong liên kết dọc với các
FDI thông qua nâng cao tiêu chuẩn người lao động. Yếu tố kỹ thuật và cơng nghệ
được đề cập trong mơ hình tăng trưởng nội sinh không chỉ giới hạn ở công nghệ
sản xuất mà cịn ở kỹ thuật và trình độ của người lao động.
Bốn là, FDI thúc đẩy cạnh tranh tại nước nhận đầu tư. Sự tham gia của các
FDI vào thị trường trong nước làm gia tăng tính cạnh tranh của thị trường và ảnh
hưởng tích cực đến tăng trưởng nhờ tạo áp lực cho các công ty gia tăng hiệu quả.
Các nghiên cứu về ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế được thực
hiện rất đa dạng về qui mô mẫu, phương pháp và giai đoạn nghiên cứu. Đối với
nghiên cứu có liên quan đến các nước đang phát triển, các kết quả nghiên cứu tìm
được cũng rất đa dạng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy FDI có tác động tràn tích cực đến tăng trưởng
kinh tế. Nghiên cứu của Balasubramanyam & ctg (1996) đã sử dụng dữ liệu chéo
và hồi quy OLS cho 46 quốc gia đang phát triển giai đoạn từ 1970-1985, và cho

thấy FDI có tác động tràn tích cực đến tăng trưởng kinh tế, nhưng tác động của nó
giới hạn ở các nước sở tại, những nước áp dụng chính sách thúc đẩy xuất khẩu.
Mặt khác, đối với những nền kinh tế thay thế nhập khẩu, các tác động tích cực là


13

yếu hơn. Tương tự, Borenzstein & ctg (1998) đã sử dụng dữ liệu chéo tại 69 quốc
gia đang phát triển suốt giai đoạn 1970-1989. FDI cũng được tìm thấy có tác động
tích cực đến tăng trưởng kinh tế, nhưng mức độ quan hệ phụ thuộc vào chất lượng
nguồn nhân lực của nước chủ nhà và nguyên do chính cho những tác động tích
cực dường như là sự khuếch tán cơng nghệ. Johnson (2006) giả định rằng FDI có
tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế như là kết quả của sự lan tỏa cơng nghệ
và dịng chảy vốn vật chất. Để kiểm tra giả định của mình, ơng đã sử dụng dữ liệu
của 90 quốc gia và bằng cách thực hiện phân tích bảng và phân tích chéo, ơng thấy
rằng dòng chảy vào của FDI cải thiện tăng trưởng kinh tế tại các nền kinh tế đang
phát triển, nhưng không phải ở các nền kinh tế đã phát triển. De Mello (1999) đã
sử dụng cả chuỗi thời gian và dữ liệu bảng cho một mẫu gồm 32 quốc gia đã phát
triển và đang phát triển để nghiên cứu tác động của FDI đến tích lũy vốn và tăng
trưởng sản lượng trong nền kinh tế thụ hưởng. Ngược với các nghiên cứu trước
đây, ơng thấy rằng FDI có thể dẫn đến công nghệ tốt hơn và quản lý được tăng
cường ở nước sở tại; tuy nhiên, chưa có kết quả rõ ràng cho câu hỏi liệu FDI có
chủ yếu tạo ra tăng trưởng kinh tế hay khơng.
Trong khi đó, một số nghiên cứu lại đi đến kết quả không ủng hộ tác động
tích cực của FDI đến tăng trưởng, hoặc chỉ ra ảnh hưởng yếu của tác động này.
Carkovic & Levine (2002) đã sử dụng bộ dữ liệu bảng bao gồm 72 quốc gia đã và
đang phát triển để phân tích mối quan hệ giữa dịng vốn FDI vào và tăng trưởng
kinh tế. Nghiên cứu đã thực hiện cả phân tích OLS chéo cũng như phân tích dữ
liệu bảng động sử dụng GMM và cho rằng khơng có mối liên kết mạnh mẽ giữa
dòng FDI vào với tăng trưởng kinh tế nước chủ nhà. Choe (2003) đã phân tích 80

quốc gia bằng cách sử dụng phương pháp kiểm tra quan hệ nhân quả dữ liệu bảng
truyền thống. Kết quả nghiên cứu chỉ ra quan hệ nhân quả hai chiều giữa FDI và
tăng trưởng, ngay cả khi ơng đã tìm thấy tác động nhân quả của FDI đến tăng
trưởng là yếu.


14

Một số nghiên cứu lại khơng tìm thấy mối quan hệ nhân quả giữa FDI và
GDP. Hsiao & Hsiao (2006) đã xem xét mối quan hệ nhân quả Granger giữa GDP,
xuất khẩu, và FDI trong 8 nền kinh tế Đông và Đông Nam Á đang phát triển nhanh,
sử dụng dữ liệu bảng từ 1986-2004. Đối với các kiểm tra quan hệ nhân quả theo
chuỗi thời gian của từng quốc gia riêng lẻ, họ khơng tìm thấy mối quan hệ nhân
quả giữa GDP, xuất khẩu và FDI. Tuy nhiên, các kết quả quan hệ nhân quả dữ liệu
bảng tiết lộ rằng FDI có những tác động một chiều đến GDP trực tiếp và gián tiếp
thông qua xuất khẩu, và cũng tồn tại quan hệ nhân quả hai chiều giữa xuất khẩu
và GDP trong nhóm. Wu & Hsu (2008) đã phân tích liệu FDI có thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế bằng cách sử dụng phân tích hồi quy ngưỡng. Phân tích của họ cho
thấy rằng một mình FDI đóng vai trị khơng chắc chắn trong đóng góp vào tăng
trưởng kinh tế dựa vào mẫu của 62 quốc gia trong suốt giai đoạn quan sát từ 19752000 và thấy rằng ban đầu, GDP và vốn nhân lực là nhân tố quan trọng trong việc
giải thích FDI. Hơn nữa, FDI được tìm thấy là có tác động tích cực và đáng kể đến
tăng trưởng khi các nước sở tại có mức độ tốt hơn của GDP ban đầu và vốn nhân
lực.
2.3. Nhân tố hấp thụ ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế
2.3.1. Mức FDI vào ròng
Quy luật hiệu suất giảm dần (hay còn được gọi là quy luật hiệu suất cận
biên giảm dần) là một nguyên lý cơ bản trong kinh tế học. Quy luật này hàm ý
rằng mỗi đơn vị yếu tố sản xuất tăng thêm sẽ bổ sung ít hơn vào tổng sản lượng
so với các đơn vị trước. Như vậy, lượng vốn càng nhiều, lợi ích mang lại trên mỗi
đơn vị vốn cũng sẽ giảm dần. Khái niệm Hiệu suất giảm dần đã là mối quan tâm

từ trước đó của các nhà kinh tế học như Adam Smith, James Steuart, Thomas
Robert Malthus và David Ricardo. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học cổ điển như
Malthus và Ricardo tin rằng sự suy giảm về sản lượng của đầu ra là do sự suy
giảm về chất lượng của các đầu vào. Các nhà kinh tế học tân cổ điển lại cho rằng
mỗi "đơn vị" của các yếu tố đầu vào là giống hệt nhau. Theo họ, hiệu suất giảm


15

dần là bởi vì sự rối loạn trong tồn bộ quá trình sản xuất khi mà một yếu tố đầu
vào được gia tăng, trong khi yếu tố khác lại không đổi. Điểm chính của quy luật
hiệu suất cận biên giảm dần là khi tổng lượng đầu tư tăng, tổng số lợi nhuận trên
đầu tư theo tỷ lệ tổng vốn đầu tư (tính theo sản phẩm hoặc lợi nhuận trung bình)
lại giảm.
Các nhà kinh tế đã nghiên cứu nguyên nhân và kết quả của tăng trưởng kinh
tế trong hơn hai thế kỷ. Trong khi những đóng góp của Malthus (1798) cho đến
những đóng góp của Solow (1956) và Swan (1956) khác nhau nhiều về chi tiết,
chúng có chung một ý kiến: lợi nhuận giảm dần đối với các yếu tố tích lũy. Sự
nhấn mạnh này vào việc lợi nhuận giảm dần dẫn đến thời Malthus mô tả khái niệm
“khoa học ảm đạm” gắn liền với kinh tế học. Hiện nay, sự nhấn mạnh của tân cổ
điển vào việc giảm dần lợi nhuận đã dẫn các nhà kinh tế học đến một kết luận ảm
đạm khơng kém. Thu nhập bình qn đầu người tăng trưởng bền vững phải nhờ
vào tiến bộ công nghệ ngoại sinh.
De Mello (1997) trong nghiên cứu của mình đã nhận định: trong các mơ
hình tăng trưởng tân cổ điển truyền thống theo kiểu Solow (1956), mức độ ảnh
hưởng của FDI đến tăng trưởng sản lượng bị hạn chế, vì lợi nhuận thu về giảm
dần theo vốn (vật chất), FDI chỉ có thể ảnh hưởng đến mức thu nhập, không làm
thay đổi tốc độ tăng trưởng trong dài hạn. Tác động tiềm tàng của FDI đối với tăng
trưởng chỉ giới hạn trong ngắn hạn, với mức độ và thời gian phụ thuộc vào các
động lực chuyển đổi sang con đường tăng trưởng ở trạng thái ổn định.

Trong các nhân tố hấp thụ ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế, mức
FDI vào ròng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nghiên cứu trong thời gian
gần đây với các kết quả đạt được trong các nghiên cứu trước đây cũng đáng ghi
nhận.
Romer (1986, 1987) cho rằng hội tụ kinh tế có thể được giải thích bằng quy
luật lợi tức giảm dần của vốn. Vì các nước giàu có tỷ lệ vốn/lao động cao hơn các


16

nước nghèo và đầu tư thêm vào vốn sẽ dẫn đến lợi nhuận trên vốn thấp hơn, các
MNC sẽ tìm cách đầu tư vào lao động khi tỷ lệ vốn/lao động thấp và lợi nhuận
tiềm năng/vốn cao. Quá trình dịch chuyển vốn quốc tế này sẽ dẫn đến việc tạo ra
việc làm ở các nước đang phát triển và giảm khoảng cách thu nhập bình quân đầu
người với các nước phát triển.
Gomanee, Girma & Morrissey (2015) tìm hiểu xem liệu vốn viện trợ (aids)
có tuân theo quy luật lợi nhuận giảm dần không. Nếu đúng như vậy, khi vượt qua
một mức nào đó, thì đóng góp của vốn viện trợ đối với tăng trưởng sẽ giảm, khi
đó thuật tốn phân bổ có thể giới hạn số lượng viện trợ dành cho bất kỳ quốc gia
nào. Hơn nữa, khi các nước kém phát triển hơn (hoặc nghèo hơn) có xu hướng
nhận được nhiều viện trợ hơn, một hệ quả của lợi nhuận giảm dần là viện trợ (ít
nhất là mức biên) sẽ có xu hướng kém hiệu quả hơn ở những nước nghèo nhất.
Tuy nhiên, nếu khơng có bằng chứng về lợi nhuận giảm dần, sẽ ít hiển nhiên hơn
khi cho rằng người ta nên hạn chế việc phân bổ vốn viện trợ, và khơng rõ ràng về
việc người ta có thể cho rằng viện trợ thì kém hiệu quả hơn ở những quốc gia
nghèo hơn. Bằng cách sử dụng kỹ thuật kinh tế lượng thích hợp để phát hiện các
ngưỡng, các tác giả nhận thấy vốn viện trợ chỉ trở nên hiệu quả (trong việc đóng
góp vào tăng trưởng) vượt quá mức ý nghĩa (critical level) (2% GNP) và các tác
giả khơng tìm thấy bằng chứng nào về việc lợi nhuận giảm dần đối với vốn viện
trợ.

Các tài liệu thực nghiệm gần đây về tác động của vốn viện trợ đến tăng
trưởng thừa nhận rằng mối quan hệ này có thể là phi tuyến tính. Việc bao gồm
thuật ngữ “bình phương vốn viện trợ” (aid-squared term) đã nổi lên như một
truyền thống trong thực hiện mối quan hệ hồi quy tăng trưởng - vốn viện trợ
(Burnside & Dollar, 2000; Collier & Dollar, 2002; Hansen & Tarp, 2001; Lensink
& White, 2001). Đặc điểm của thuật ngữ bình phương (squared) ngầm giả định
rằng mối liên hệ thực nghiệm đang được nghiên cứu tn theo một mơ hình hai
chế độ; giả định là dòng vốn viện trợ vượt quá một mức nhất định sẽ gây bất lợi


17

cho tăng trưởng. Một số người còn đi xa hơn khi đặt ra sự tồn tại của đường cong
Aid Laffer: “vốn viện trợ có thể khơng chỉ làm giảm lợi nhuận (một đề xuất mà
mọi người chắc chắn sẽ chấp nhận), nhưng sau một mức độ nhất định, lợi nhuận
của các dòng viện trợ tiếp theo là âm” (Lensink & White, 2001). Cơ sở lý luận cơ
bản cho thuật ngữ bình phương vốn viện trợ chỉ đơn giản là, khi vượt quá một
mức độ viện trợ nào đó, hiệu quả viện trợ sẽ giảm đi, và thậm chí có thể là số âm.
Collier & Dollar (2002) đã lập luận rằng cách hiệu quả nhất để phân bổ viện
trợ để giảm nghèo là bằng cách phân bổ cho những quốc gia có chính sách tốt, có
khả năng sử dụng viện trợ một cách hiệu quả, do đó đạt được sự tăng trưởng có
lợi cho người nghèo. Kết quả nghiên cứu của các tác giả Gomanee, Girma &
Morrissey (2015) đã cung cấp hai cơ sở để đề xuất cải tiến quy tắc phân bổ vốn
viện trợ. Thứ nhất, các tác giả không tìm thấy bằng chứng nào về việc lợi nhuận
giảm dần đối với các khoản viện trợ, vì vậy rất khó để biện minh cho việc giới hạn
việc phân bổ viện trợ cho bất kỳ quốc gia nào. Thứ hai, việc hồi quy tăng trưởng
của các tác giả cho thấy rằng hiệu quả của vốn viện trợ không phụ thuộc vào chính
sách tốt, chính sách ảnh hưởng đến tăng trưởng, mà viện trợ đóng góp một cách
độc lập vào tăng trưởng.
2.3.2. Phát triển tài chính

Sự phát triển của thị trường tài chính ảnh hưởng đến tác động tràn của FDI
đến tăng trưởng kinh tế theo ba cách.
Thứ nhất, để tiếp nhận và sử dụng được kiến thức công nghệ mới, các công
ty trong nước cần thay đổi các hoạt động hàng ngày và tổ chức lại cơ cấu, mua
sắm thêm máy móc và thuê các nhà quản lý và lao động mới có tay nghề cao. Sự
chênh lệch giữa kiến thức cơng nghệ mới và tình trạng hiện tại của cơng ty càng
lớn, nguồn vốn cần thiết cho sự thay đổi này càng cao. Trong hầu hết các trường
hợp, các công ty phải dựa vào nguồn vốn bên ngoài để tài trợ cho những thay đổi
này (Alfaro và ctg, 2004). Đối với các nền kinh tế đang phát triển, các công ty
trong nước chỉ có thể tiếp cận với nguồn vốn trong nước, do vậy, thị trường tài


18

chính chưa phát triển gặp hạn chế về chức năng huy động vốn sẽ là rào cản cho
các công ty trong nước trong việc đón nhận tác động tràn. Mặt khác, các cơng ty
FDI có thể cần sự hỗ trợ nguồn vốn ngay tại nước nhận đầu tư để hỗ trợ cho các
hoạt động cải tiến và đổi mới công nghệ. Thị trường tài chính trong nước hoạt
động hiệu quả sẽ thúc đẩy hoạt động đổi mới ngay tại nước sở tại, làm tăng thêm
phạm vi lan toả công nghệ cho các công ty trong nước (Hermes & Lensink, 2003).
Thứ hai, thị trường tài chính phát triển có thể xác định mức độ mà các cơng
ty trong nước có thể thực hiện kế hoạch đầu tư của mình để ứng dụng công nghệ
mới thông qua chức năng sàng lọc và giám sát các dự án đầu tư. Chức năng này
làm gia tăng hiệu quả của các dự án đầu tư được thực hiện (Greenwood &
Jovanovic, 1990; Saint-Paul, 1992).
Thứ ba, các dự án đầu tư cơng nghệ mới thường có nhiều rủi ro và do vậy
khiến các công ty trong nước e ngại. Chức năng kiểm soát rủi ro của thị trường tài
chính có thể giúp các cơng ty phần nào giảm bớt rủi ro này để đưa ra các quyết
định đầu tư công nghệ mới dễ dàng hơn. Thị trường tài chính phát triển do vậy có
thể đẩy nhanh việc chuyển giao công nghệ giữa các công ty FDI và các công ty

trong nước.
Trong các đặc điểm hấp thụ FDI, phát triển tài chính thu hút được sự quan
tâm của nhiều nghiên cứu trong thời gian gần đây với các kết quả đạt được trong
các nghiên cứu trước đây cũng đáng ghi nhận.
Rodríguez-Clare (1996) khám phá cách các cơng ty đa quốc gia ảnh hưởng
đến các khu vực kém phát triển thông qua việc tạo ra các liên kết. Nghiên cứu cho
thấy rằng tác động liên kết của các công ty đa quốc gia đối với nước sở tại có nhiều
khả năng sẽ thuận lợi hơn khi hàng hóa mà các công ty đa quốc gia sản xuất sử
dụng nhiều hàng hóa trung gian, khi có chi phí liên lạc lớn giữa trụ sở chính và
nhà máy sản xuất, và khi nước chủ nhà và nước sở tại không quá khác biệt về sự
đa dạng của hàng hóa trung gian được sản xuất. Nếu những điều kiện này không


19

được đáp ứng, thì các cơng ty đa quốc gia thậm chí có thể gây tổn hại cho nền kinh
tế đang phát triển.
Hermes & Lensink (2003) cho rằng sự phát triển của hệ thống tài chính của
nước tiếp nhận đầu tư là tiền đề quan trọng để FDI có tác động tích cực đến tăng
trưởng kinh tế. Hệ thống tài chính phát triển hơn góp phần tích cực vào q trình
lan tỏa cơng nghệ gắn với FDI. Nghiên cứu thực nghiệm vai trò của sự phát triển
của hệ thống tài chính trong việc tăng cường mối quan hệ tích cực giữa FDI và
tăng trưởng kinh tế. Trong số 67 quốc gia trong bộ dữ liệu, thì 37 quốc gia (hầu
hết thuộc Châu Mỹ Latin và Châu Á) có hệ thống tài chính phát triển đủ để cho
phép FDI đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế.
Ang (2009) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế
trong nền kinh tế Malaysia bằng cách kiểm soát mức độ phát triển tài chính. Phát
triển tài chính được đại diện bởi một chỉ số tổng hợp, là thước đo tóm tắt của bốn
chỉ số phát triển tài chính. Sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1965-2004, kết
quả cho thấy FDI và phát triển tài chính có quan hệ thuận chiều với tăng trưởng

kinh tế trong dài hạn. Tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy
thơng qua phát triển tài chính. Bên cạnh đó, tác giả cịn đánh giá mối quan hệ nhân
quả giữa các biến bằng cách sử dụng các kiểm định nhân quả, với kết quả chỉ ra
rằng tăng trưởng kinh tế gây ra tăng trưởng FDI trong dài hạn, nhưng không quan
sát thấy mối quan hệ ngược lại nào.
Lee & Chang (2009) đã áp dụng những tiến bộ trong mô hình đồng liên kết
dữ liệu bảng và sai số hiệu chỉnh dữ liệu bảng cho một nhóm 37 quốc gia sử dụng
dữ liệu hàng năm trong giai đoạn 1970-2002. Các tác giả đã khám phá các hướng
quan hệ nhân quả giữa FDI, phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế và thu được
bằng chứng thuyết phục, chắc chắn về một mối quan hệ trong dài hạn khá bền
chặt. Hơn nữa, so với FDI, các chỉ số phát triển tài chính có ảnh hưởng lớn hơn
đến tăng trưởng kinh tế. Từ các kiểm định quan hệ nhân quả dữ liệu bảng, nghiên
cứu cho thấy bằng chứng về mối quan hệ ngắn hạn là yếu, và bằng chứng về mối


×