UBND THỊ XÃ ĐƠNG TRIỀU
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số:1071/KH-PGD&ĐT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đông Triều, ngày 17 tháng 09 năm 2021
KẾ HOẠCH
Thực hiện Chương trình phịng, chống tai nạn thương tích trẻ em
ngành Giáo dục giai đoạn 2021 - 2030
Thực hiện Kế hoạch số 2571/KH-SGDĐT ngày 14/9/2021 của Sở Giáo
dục và Đào tạo Quảng Ninh về thực hiện Chương trình phịng, chống tan nạn
thương tích trẻ em giao đoạn 2021 - 2030; Kế hoạch số 215/KH-UBND ngày
13/9/2021 của Ủy ban nhân dân thị xã Đông Triều về thực hiện Chương trình
phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ em giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn
thị xã Đông Triều, Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch triển khai
đến các trường học trên địa bàn thị xã cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
- Giảm thiểu tình hình tai nạn, thương tích trẻ em trong các cơ sở giáo
dục, nhất là tai nạn đuối nước, tai nạn giao thơng nhằm bảo đảm tính mạng, sức
khỏe của trẻ em, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên,
học sinh, cha mẹ học sinh (CMHS) về phòng, chống tai nạn thương tích, đuối
nước cho học sinh; tạo mơi trường học tập, vui chơi an toàn cho học sinh; giảm
tới mức thấp nhất tỷ lệ trẻ em, học sinh bị tử vong và tàn tật do tai nạn thương
tích, trong đó đặc biệt tử vong do đuối nước gây ra.
- Tăng cường các hoạt động phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục,
giáo viên, học sinh, CMHS và cộng đồng về các biện pháp phòng, chống tai nạn
thương tích và đuối nước cho trẻ em, học sinh.
- Nhằm trang bị, huấn luyện cho trẻ em những kỹ năng tự cứu mình và
giúp đỡ người khác phịng chống tai nạn thương tích;
- Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực để tăng
cường cơ sở vật chất, năng cao hiệu quả công tác tổ chức các hoạt động bơi an
tồn, phịng chống tai nạn đuối nước cho trẻ em.
2. Mục tiêu cụ thể
- Ít nhất 98 % trường học (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) đạt tiêu
2
chuẩn Trường học an tồn, phịng chống tai nạn, thương tích vào năm 2025 và
phấn đấu đạt ít nhất 100% vào năm 2030.
- Có từ 90% cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán, người chăm sóc trẻ em và
trẻ em được cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích cho
trẻ em năm 2025 và 95% vào năm 2030.
- Đạt 45% trẻ em tiểu học, THCS biết kỹ năng an tồn trong mơi trường
nước. Đạt tối thiểu 65% trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi biết bơi năm 2025 và 70%
vào năm 2030.
- 100% trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi biết các quy định về an tồn giao
thơng đường bộ.
- 80% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở giáo
dục được tập huấn các kiến thức, kỹ năng phịng, chống tai nạn, thương tích trẻ
em năm 2025 và 90% vào năm 2030.
- Duy trì 100% nhân viên y tế trường học biết các kỹ thuật sơ cấp cứu ban
đầu cho trẻ em bị tai nạn, thương tích.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức, kiến thức,
kỹ năng về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, của Sở GD&ĐT, của thị xã, Phòng
GD&ĐT về phịng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em, học sinh; xây dựng
mơi trường an tồn cho trẻ em tại nhà trường, gia đình và cộng đồng.
- Đa dạng hóa các phương thức truyền thơng về phịng, chống tai nạn,
thương tích trẻ em phù hợp với đối tượng học sinh. Cùng với tuyên truyền trên
các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền tại trường học, tuyên truyền
phòng, chống tai nạn thương tích cần gắn với các hoạt động vui chơi, giải trí,
trải nghiệm, cắm trại; lồng ghép tuyên truyền phịng, chống tai nạn thương tích,
đuối nước trẻ em với việc tuyên truyền các Chương trình quốc gia của tỉnh, của
thị xã về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Tổ chức các hoạt động thông trực tiếp tại cơ sở giáo dục trẻ em theo các
chủ đề phù hợp với từng cấp học. Đồng thời, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, diễn
đàn, hội thảo, liên hoan các đội tuyên truyền, hoạt động ngoại khóa, sân khấu
hóa, sinh hoạt câu lạc bộ, ... về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em.
2. Nâng cao năng lực về phịng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho
đội ngũ làm công tác trẻ em
- Phối hợp tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ làm cơng tác phịng chống
3
tai nạn thương tích trẻ em tại các cơ sở giáo dục; tập huấn cho đội ngũ y tế
trường học về phịng chống tai nạn thương tích trẻ em và sơ cứu, cấp cứu ban
đầu.
- Tổ chức hội thảo, chia sẻ về kinh nghiệm, giải pháp phòng chống tai nạn
thương tích trẻ em trong các cơ sở giáo dục.
- Xây dựng, bồi dưỡng kỹ năng truyền thông cho đội ngũ cán bộ quản lý,
giáo viên, nhân viên làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, tun truyền viên
nịng cốt tại các cơ sở giáo dục.
3. Xây dựng trường học an tồn phịng, chống tai nạn, thương tích
- Duy trì và nhân rộng tiêu chuẩn Trường học an tồn phịng, chống tai
nạn thương tích trẻ em; tổ chức tuyên truyền, tập huấn về các tiêu chuẩn trường
học an toàn cho học sinh, giáo viên; tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học
sinh trong trường học về phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ em; thực hiện
và hỗ trợ thực hiện các hoạt động can thiệp, cải tạo môi trường học tập, sinh
hoạt nhằm giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn, thương tích trong trường học. Thiết
lập hệ thống theo dõi, ghi chép, giám sát và báo cáo về trường học an toàn.
- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá cơng nhận Trường học an tồn phịng,
chống tai nạn, thương tích trẻ em hàng năm; tổ chức các hoạt động nghiên cứu,
thăm quan học hỏi kinh nghiệm, hội nghị, hội thảo... rút kinh nghiệm triển khai
và nhân rộng mơ hình Trường học an tồn phịng, chống tai nạn thương tích trẻ
em.
- Phối hợp, tham mưu với các ban, ngành đoàn thể địa phương và cộng đồng
xã hội trong việc phát hiện, giám sát, cảnh giới khu vực có nguy cơ gây tai nạn,
thương tích cho trẻ em và gia cố, cải tạo, xử lý các nguy cơ được phát hiện.
4. Các can thiệp phòng ngừa, giảm thiểu tỷ lệ tử vong do tai nạn,
thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng, chống đuối nước trẻ em, phòng ngừa
tai nạn giao thơng
a) Phịng, chống đuối nước trẻ em
- Các trường học tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của 21 bể bơi lắp
ghép, mở các lớp “ Chương trình bể bơi cho em”, duy trì các mơ hình về phịng
chống đuối nước, bơi an toàn cho trẻ em, phối hợp với Đồn thanh niên địa phương
dạy bơi miễn phí cho trẻ em tại trường học.
- Tư vấn, giáo dục kiến thức, kỹ năng về an tồn trong mơi trường nước
cho trẻ em tại trường học; giám sát, trông giữ trẻ an toàn nhất là trẻ dưới 5 tuổi;
tổ chức tập huấn hướng dẫn cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ, giáo viên mầm non
về giám sát trẻ an toàn và sơ cứu ban đầu.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về trách nhiệm cho cán bộ quản lý,
4
giáo viên, CMHS về phòng chống đuối nước cho trẻ em, học sinh thơng qua
tun truyền trên Chương trình Phát thanh Măng non, nói chuyện chuyên đề,
tiểu phẩm, qua các cuộc họp CMHS đầu năm, cuối học kỳ I và cuối năm học. Tổ
chức cho CMHS và học sinh ký cam kết để nâng cao vai trò quan trọng và trách
nhiệm của gia đình trong việc dạy con biết bơi; tăng cường quản lý con, em:
Kiên quyết không cho con, em tắm biển, sơng, hồ, ao khi khơng có người lớn
kèm, khơng tắm tại nơi có cảnh báo nguy hiểm.
- Hàng năm, các nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức dạy bơi
cho trẻ em, học sinh; giao nhiệm vụ và tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên có
chun mơn được tham gia dạy bơi hoặc tự tổ chức dạy bơi cho trẻ em, học sinh.
Cùng với việc dạy cho trẻ kỹ năng bơi, giáo viên, huấn luyện viên cần cung cấp
cho trẻ em, học sinh kỹ năng cứu hộ và kiến thức về an toàn dưới nước.
b) Phịng, chống tai nạn giao thơng đường bộ cho trẻ em
- Vận động cha mẹ học sinh sử dụng các trang thiết bị an toàn cho trẻ khi
tham gia giao thông đường bộ như: mũ bảo hiểm, dây đai an toàn, ghế ngồi an toàn.
- Cung cấp kiến thức, kỹ năng, các quy định an tồn giao thơng đường bộ
cho trẻ em tại các cơ sở giáo dục; tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi
với chủ đề về ATGT, thi thực hành các kỹ năng tham gia giao thơng để giúp trẻ
có thói quen tốt, tn thủ pháp luật về an tồn giao thơng ở mọi lúc, mọi nơi.
- Thí điểm và nhân rộng các mơ hình cổng trường xanh - sạch - đẹp - an
tồn giao thơng; đảm bảo an tồn xe đưa đón học sinh đối với các cơ sở giáo dục
có sử dụng dịch vụ đưa, đón học sinh bằng xe ơ tơ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình phịng
chống tai nạn thương tích cho trẻ em giai đoạn 2021 - 2030 trong các trường
học; Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị trường học triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Hướng dẫn triển khai xây dựng Trường học an tồn phịng, chống tai
nạn thương tích; tiếp tục xây dựng và nhân rộng mơ hình “Cổng trường học
xanh - sạch - đẹp - an tồn giao thơng”; xây dựng các mơ hình thí điểm về an
tồn giao thơng, dạy bơi cho trẻ em trong trường học;
- (3) Thu thập số liệu về tai nạn, thương tích trẻ em trong toàn Ngành,
tổng hợp báo cáo của các đơn vị, báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân
dân thị xã theo quy định
2. Các trường MN, TH, THCS, TH&THCS
- Tổ chức nghiên cứu, phổ biến, quán triệt tới toàn thể đội ngũ cán bộ,
5
giáo viên, nhân viên, người lao động, học sinh và cha mẹ học sinh các văn bản
chỉ đạo của các cấp.
- Căn cứ Kế hoạch của Ngành, theo chức năng, nhiệm vụ, xây dựng Kế
hoạch của đơn vị, cụ thể hóa Kế hoạch để tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả
các nhiệm vụ và giải pháp; cử giáo viên dạy bơi tham gia tập huấn môn bơi phổ
thông, học tập các kỹ năng cứu đuối; Hàng năm, báo cáo kết quả triển khai thực
hiện lồng ghép vào báo cáo cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em về Phịng Giáo dục
và Đào tạo theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình phịng, chống tai nạn
thương tích trẻ em ngành Giáo dục giai đoạn 2021 - 2030, Phòng Giáo dục và
Đào tạo yêu cầu các đơn vị tổ chức triển khai, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Sở GD&ĐT (b/c);
- UBND thị xã (b/c)
- Các trường MN, TH, THCS (t/h);
- Lãnh đạo Phòng GD&ĐT (c/đ);
- Cổng TTĐT ngành;
- Lưu VT, CMTH.
KT. TRƯỞNG PHỊNG
PHĨ TRƯỞNG PHÒNG
Vũ Thị Thanh Hường