Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Các bài thuốc chữa bệnh bằng cau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.26 KB, 2 trang )

Người Trung Quốc gọi cau là tân lang. Cái tên ấy đi cùng với một truyền
thuyết khá lý thú trong dân gian. Truyền thuyết kể rằng, thời Viêm Đế
(tức Thần Nông) có cặp vợ chồng, vợ tên là Tân, chồng tên là Lang.
Lang vừa đẹp trai vừa thông minh, dũng cảm, chuyên trừ hại cho dân,
được nhân dân yêu mến. Một con quỷ gian ác, xảo quyệt đã tìm cách
hãm hại Lang. Tân thương chồng ôm xác khóc lóc thảm thiết mãi không
chịu rời. Cả hai hóa thành một cây mọc thẳng đứng, trên dưới to nhỏ
bằng nhau, có đốt như tre mà không hề rỗng, không có cành ngang,
chẳng hề nghiêng ngả, dáng hình yểu điệu, ra hoa thành chùm, quả sai
chi chít. Người đời sau lấy tên hai vợ chồng Tân - Lang để đặt tên cho
loài cây ấy.
Cau còn liên quan đến một câu chuyện thần kỳ khác nữa. Ngày xưa ở
một bản người Thái thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) có cô gái xinh
đẹp tên là Lan Hương, yêu một chàng trai cùng bản có tính siêng năng,
dũng cảm tên là Nham Phong. Khi cha mẹ hai người đang chuẩn bị làm
lễ thành hôn cho họ thì bụng của Lan Hương bỗng mỗi ngày một to ra.
Nham Phong ngờ Lan Hương không còn chung thủy. Cha mẹ nàng
cũng thấy xấu hổ với dân làng và cha mẹ Nham Phong nên đã giận dữ
đuổi nàng ra khỏi nhà. Lan Hương nước mắt lưng tròng, mang nỗi oan
khuất lủi thủi một mình đi vào rừng cau. Đang lúc vừa lạnh vừa đói,
nàng hái ăn khá nhiều cau. Nào ngờ sau hai ngày, bụng nàng bỗng trở
lại bình thường, nàng bèn quay trở về. Thì ra, Lan Hương sau khi ăn
cau đã tẩy được rất nhiều sán. Mọi người bấy giờ mới biết nàng bị bệnh
sán đến to bụng. Từ đó, tác dụng tẩy giun sán, chữa đầy chướng bụng
của cau được truyền từ người này qua người khác. Trái cau đã rửa
được nỗi đau cho nàng Lan Hương. Nham Phong đã cùng nàng kết
duyên lành, cả bản kính cẩn tôn cây cau là cây thần.
Trong "Bản thảo cương mục", Lý Thời Trân đời Minh đã trình bày: "Cau
có công hiệu chữa lỏng lỵ, tiêu viêm sưng, sinh cơ, giảm đau, trừ đờm,
đỡ ho hen, tiêu nước, trị giun sán, đầy bụng, vỏ cau trị ghẻ lở". Qua
nghiên cứu, y học hiện đại đã chứng minh, cau chứa nhiều loại kiềm


sinh vật, thành phần trị giun sán có hiệu quả là chất kiềm tân lang. Chất
kiềm này làm cho giun sán bị tê liệt và đào thải ra ngoài, có tác dụng
lớn nhất đối với sán lợn. Cau cũng trị cả sán nhỏ, sán đốt dài, sán lá,
giun đũa, giun kim, virus cảm cúm và một số khuẩn ngoài da. Theo kinh
nghiệm lâm sàng của Đông y, trị giun sán dùng cau sống, còn chữa đầy
bụng cần sao chín.
Loại cau được xử lý bằng nước phèn, đường trắng, thái lát, nhỏ ít dầu
quế được mệnh danh là "kẹo thơm miệng của Trung Quốc", ngậm nhai
rất thú vị. Do cau có tính ấm, giáng khí nên những người bị khí hư và
phân nát, tiêu chảy không được dùng.
Các bài thuốc chữa bệnh bằng cau
- Đầy chướng bụng, khó chịu trong lồng ngực: Cau 12 gam, chỉ xác 9
gam, tô cách 9 gam, mộc hương 3 gam, sắc uống.
- Nôn ợ, hơi thở nóng: Cau 12 gam, đất sét đỏ 30 gam (đun trước),
hoàn phúc hoa 15 gam (bọc trong vải), tô tử, đinh hương, bán hạ mỗi
thứ 6 gam, sắc uống.
- Đầy chướng bụng, táo bón: Cau, hậu phác, chỉ thực mỗi loại 9 gam,
sinh đại hoàng 6 gam, sắc uống.
- Phù chân: Cau 15 gam, tía tô, trần bì, mộc qua, phòng kỷ mỗi thứ 9
gam, sắc uống.
- Giun đũa, sán dây: Cau 30 gam, hạt bí ngô 30 gam, sắc uống.
- Tiêu đờm, giảm hen: Cau 15 gam, đình lịch tử 9 gam, bạch truật, tô tử,
hạnh nhân, bán hạ, trần bì mỗi loại 6 gam, sắc uống.

×