Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu 8 bí quyết để tuyển dụng thành công pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.53 KB, 3 trang )

8 bí quyết để tuyển dụng thành công
1. Tuyển dụng cho hôm nay và những nhu cầu trong tương lai
Hãy nhớ rằng bạn cũng đang tuyển dụng những vị trí cho công ty trong
tương lai. Nhân viên nhân sự phải biết nhìn xa và tuyển dụng những vị trí
và công việc mà công ty bạn cần trong tương lai. Bạn cũng nên chọn
nhân viên mới có những kỹ năng mà công ty có thể cần trong tương lai,
không chỉ chọn những ứng viên phù hợp với nhu cầu hiện nay.
2. Hiểu công việc
Tìm đúng người phù hợp với vị trí tuyển dụng sẽ dễ dàng hơn khi bạn
phân tích công việc bạn muốn tuyển dụng trước là gì. Hãy tự hỏi loại
người nào là thích hợp nhất cho công việc này?
Quan sát cách cư xử, đặt câu hỏi và trao đổi với những người có cùng
công việc như bạn muốn tuyển dụng để hiểu rõ những tính cách giúp tạo
hiệu quả hơn trong công việc là gì. Phương pháp phân tích này sẽ giúp
bạn có những tiêu chuẩn chọn lựa đúng. Hãy thực hiện công việc tốt ở
bước đầu tiên và những phần còn lại của quá trình tuyển dụng sẽ nhanh
hơn, dễ dàng, phù hợp hơn.
3. Xây dựng tiến trình tuyển dụng theo tiêu chuẩn và thực hiện theo
tiến trình đó
Không kể đến các kỹ năng giao tiếp cần phải có để chọn lựa ứng viên, tiến
trình tuyển dụng theo tiêu chuẩn phải bao gồm việc xét các tiêu chuẩn cơ
bản của những ứng viên thích hợp, kiểm tra lý lịch, đánh giá các tiêu
chuẩn và qua cuộc phỏng vấn. Vị trí càng quan trọng, tiến trình phỏng vấn
càng phải khắt khe.
4. Tuyển dụng các ứng viên tài năng đồng nghĩa với việc công ty có
được nhiều lợi nhuận
Tuyển đúng người sẽ góp phần tạo ra năng suất và lợi nhuận cho công ty.
Lợi nhuận do nhân viên mang lại sẽ vượt xa mức lương phải trả cho họ,
nhưng tuyển sai người có thể gây lãng phí cho công ty.
5. Một quyết định tuyển dụng sai sẽ gây nhiều thiệt hại cho công ty
80% chi phí là do những quyết định tuyển dụng sai. Nếu tuyển dụng sai,


công ty sẽ tốn 1/3 chi phí lương hàng năm để thay thế người mới. Con số
này bao gồm chi phí cho việc tuyển dụng, chọn lựa và chi phí huấn luyện
do giảm năng suất khi nhân viên khác có thể thực hiện công việc đó.
Những con số này chưa phản ánh các thiệt hại tiềm ẩn mà nhân viên gây
ra, ví dụ như mất khách hàng hay ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của
các nhân viên khác.
6. Phỏng vấn không hiệu quả
Cuộc phỏng vấn truyền thống không giúp bạn chọn được những tài năng
ưu việt. Các cuộc nghiên cứu chỉ ra những cuộc phỏng vấn truyền thống
sẽ làm giảm khả năng chọn ứng viên tốt đến 2%.
Cuộc phỏng vấn truyền thống là một tiến trình có tính chủ quan cao.
Người phỏng vấn thường có những thành kiến tác động mạnh mẽ đến
nhận xét của họ về các ứng viên. Mặc dù nên chọn những ứng viên theo
khách quan, người phỏng vấn và người quản lý trực tiếp có khuynh hướng
thích những người phỏng vấn có tính cách giống họ.
Tiến trình tuyển dụng này có thể tạo ra những đội nhóm hoà hợp tốt,
nhưng thiếu sự trộn lẫn các kỹ năng khác nhau cần thiết để giúp cho
doanh nghiệp phát triển tốt hơn.
7. Các vấn đề dễ bỏ qua nhất của quá trình tuyển dụng
Phân tích công việc là quá trình dễ bị bỏ qua nhất trong quá trình tuyển
dụng. Nếu được thực hiện đúng, việc phân tích công việc sẽ giúp bạn
chọn ra một danh sách các tiêu chuẩn yêu cầu phù hợp với công việc
tuyển dụng.
Kế tiếp, mỗi nhiệm vụ công việc phải được phân tích theo kiến thức, kỹ
năng, khả năng và quan điểm yêu cầu mà ứng viên tương lai cần phải có
để thực hiện công việc tốt. Khi một công ty biết vị trí cần tuyển là gì, tiến
trình tuyển dụng sẽ nhanh hơn và hiệu quả hơn bởi vì ứng viên được
đánh giá dựa vào các tiêu chí cụ thể. Khi bạn biết chính xác các yêu cầu
tuyển dụng, bạn biết phải tìm ứng viên như thế nào và đưa ra các bài kiểm
tra gì.

8. Tìm người phù hợp với công việc
Khi công ty hiểu nhu cầu công việc cần tuyển là gì, có nhiều cách giúp xác
nhận tìm đúng người cho công việc. Chọn ứng viên, đánh giá tính cách và
kỹ năng, phỏng vấn ứng viên dựa vào năng lực và dựa vào cách cư xử sẽ
giúp xác định những ứng viên tài năng nhất.
Quá trình tuyển dụng không cần phải tốn quá nhiều chi phí và thời gian.
Khi một doanh nghiệp có quá trình tuyển dụng nhạy bén và năng động,
việc tìm ra người tài sẽ dễ dàng hơn.

×