Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu “Mẹo” làm việc thông minh hơn pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.07 KB, 3 trang )

“Mẹo” làm việc thông minh hơn

Không làm nhiều việc cùng lúc
Không chỉ điện thoại, email, Facebook, Twitter mới tiêu tốn nhiều
thời gian và làm ảnh hưởng tới năng suất làm việc của bạn. Nghiên
cứu đã chỉ ra rằng làm nhiều việc cùng lúc cũng là một trong những
điều ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả công việc. Vì vậy, bạn chỉ nên
tập trung hoàn thành một nhiệm vụ trong một khoảng thời gian nhất
định. Chẳng hạn, hãy tắt điện thoại và không liên tục kiểm tra email
khi bạn đang viết báo cáo.
Đồng bộ hoá hệ thống nhiệm vụ
Mọi nhiệm vụ trong công việc nên được thực hiện một cách hệ thống
và cố định. Bạn nên viết ra quá trình, các bước tiến hành từng việc
mình phải làm, tất nhiên không tính những công việc vụn vặt. Việc
này không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn làm đầu óc làm
việc bạn hoạt động có tổ chức hơn.
Từ chối khi cần thiết
Hãy biết chọn lựa công việc, khách hàng thích hợp. Thật dễ để đồng
ý khi sếp "sai việc vặt", đồng nghiệp nhờ vả hay khách hàng không
có tiềm năng làm phiền nhưng sau đó thì sao? Bạn có thể không có
đủ thời gian, sức lực để thực hiện những việc đó và cuối cùng sẽ bị
mang tiếng là người không đáng tin cậy. Do đó, bạn nên từ chối khi
cần thiết để tập trung vào những dự án giúp mình phát triển bản thân
hơn.
Không ngừng mở rộng mạng lưới quan hệ
Những thành viên trong mạng lưới quan hệ không chỉ hỗ trợ bạn tìm
việc, cung cấp những cơ hội phát triển nghề nghiệp mà còn đưa ra
lời khuyên, thông tin hữu ích giúp bạn giải quyết vướng mắc ở công
việc hiện tại. Dù bận rộn đến đâu cũng đừng lơ là việc duy trì và mở
rộng mạng lưới quan hệ của mình. Ngày nay, những mạng lưới xã
hội trực tuyến chính là công cụ hữu ích để làm điều đó.


Yêu cầu trợ giúp
Hãy yêu cầu sự trợ giúp từ sếp hay đồng nghiệp khi phần công việc
vượt quá khả năng hoàn thành của bạn. Làm việc trong tình trạng "
quá tải" sẽ gây tổn hại về thể chất lẫn tinh thần, đồng thời ảnh hưởng
đánh kể tới hiệu quả và năng suất làm việc của bạn.
Khi khó khăn người ta thường làm đủ cách để tồn tại. Các anh bạn
Việt kiều hay một số người nước ngoài thường thán phục sức chịu
đựng của doanh nghiệp Việt Nam qua việc "không hiểu tại sao họ
vẫn có thể tồn tại trong môi trường khó khăn như thế?". Sĩ diện
chăng? Giữ được đạo đức kinh doanh không? Sao không tuyên bố
phá sản nếu công việc không còn phát triển nữa, không còn cơ hội
vực dậy doanh nghiệp? Hy vọng làm lại có là "cứu cánh" đối với các
doanh nghiệp mà sản phẩm, dịch vụ, khách hàng, đối tác - kế hoạch
kinh doanh không còn như hoạch định ban đầu? Ở nước ngoài, khó
khăn quá, phá sản là chuyện thường mà!
Cắt giảm chi phí, cắt giảm nhân sự, tối ưu hóa bộ máy, thay đổi kế
hoạch kinh doanh, sẵn sàng xóa đi làm lại từ đầu, dẹp bỏ sĩ diện,
sống chung thủy, có trách nhiệm hết lòng với anh chị em nhân viên
trong công ty, đòi hỏi các tố chất can đảm, thông minh, dám nghĩ
dám làm, thực sự phải có nhiều dũng - trí - nghĩa khí ở người làm
doanh nghiệp không chỉ trong giai đoạn hiện nay, mà cũng nên mãi
về sau vậy.

×