Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

kinh te 01_3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.33 KB, 32 trang )

BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 03/2012

KINH TẾ
DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM 2012: ĐẨY MẠNH Q
TRÌNH TÁI CƠ CẤU
Nhận diện đúng tình hình để tìm ra giải pháp giải quyết mối
quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát trong năm 2012 là vấn đề được
tập trung thảo luận tại diễn đàn "Kinh tế Việt Nam 2012: Khởi động
mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế".
Diễn đàn do Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Viện Khoa học xã hội
Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
phối hợp tổ chức trong hai ngày 8 và 9/4 tại Đà Nẵn.
Quyết liệt hơn trong giải quyết "đình - lạm"
Khơng cịn là chẩn bệnh, những ý kiến, tham luận tại Diễn đàn
đang đã tập trung các giải pháp cho hành động với những đề xuất
chính sách và lộ trình thực hiện rõ ràng, đó chính là khác biệt được
nhấn mạnh tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2012.
Theo TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt
Nam, tình hình kinh tế đang tồi tệ hơn và cần kê đơn mạnh hơn nữa
chứ khơng chỉ dừng ở Nghị quyết 11 của Chính phủ. Với nhận định
này, ông Thiên nghiêng về quan điểm cho rằng, tình thế nền kinh tế
hiện nay "cực kỳ nghiêm trọng", khơng đơn giản chỉ là "đang gặp
khó khăn". Kết cục của vịng xốy tiến thối lưỡng nan "đình - lạm"
(trong kinh tế học, tình trạng này nhằm chỉ hiện tượng nền kinh tế
đình đốn trong khi lạm phát cao) hiện đang cản trở và kìm hãm mạnh
mẽ quá trình phục hồi ổn định và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Thực tế, nền kinh tế đang khó hơn 2011, khi cơ sở tăng trưởng GDP
năm 2012 yếu hơn so với các năm trước và dư địa chính sách để
chống lạm phát và ổn định vĩ mô bị thu hẹp đáng kể. Cũng theo Viện


trưởng Thiên, cần phấn đấu giảm lạm phát, dành mục tiêu ưu tiên đặc
biệt cho cứu doanh nghiệp và chống đình trệ.
Trong khi đó, quan điểm của Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài
chính Quốc gia Vũ Viết Ngoạn là phải giải quyết hài hòa mục tiêu đã
hoạch định cho năm nay. "Theo tính tốn của Ủy ban, GDP đạt 5,6%
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

1


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 03/2012

đến 5,9%, còn lạm phát từ 8% đến 9% là rất tốt và hợp lý" - ơng
Ngoạn nói.
Liên quan đến hai chỉ tiêu quan trọng là tăng trưởng và lạm
phát, mối quan ngại của ông Ngoạn lại tập trung ở tốc độ tăng trưởng
tín dụng, khi mức tăng từ 15 - 17% như kế hoạch đề ra cho năm
nay đang rất xa vời. "Tuy nhiên, nếu cố ép để đạt kế hoạch sẽ gây ra
lạm phát" ông Ngoạn đưa ra quan điểm của mình.
Tái cơ cấu bắt đầu từ việc đổi mới thể chế kinh tế
Không chỉ đề ra những kế hoạch hành động, nhiều chuyên gia
tại diễn đàn cịn đặt ra một tầm nhìn dài hạn trong việc tái cơ cấu
tổng thể nền kinh tế nhằm hướng tới một nền kinh tế phát triển nhanh
và bền vững.
Theo TS Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
cho rằng, không thể tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế nếu không bắt
đầu từ việc đổi mới thể chế kinh tế, một trong ba đột phá chiến lược
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020. Chính

vì thế, để q trình tái cơ cấu có thể diễn ra, cần ổn định nền kinh tế
để tái lập lòng tin thị trường, lòng tin xã hội. Đây phải là hai mục tiêu
- nhiệm vụ ưu tiên cao nhất.
Đi vào từng lĩnh vực trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế, gồm
tái cơ cấu đầu tư, doanh nghiệp nhà nước và thị trường tài chính, các
tham luận cũng kiến nghị khơng ít giải pháp cần làm để "xoay
chuyển thực tiễn".
Với các doanh nghiệp nhà nước, một trong số các giải pháp
được Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế T.Ư, TS
Nguyễn Đình Cung kiến nghị, một bộ quy chế về cơng bố thơng tin
áp dụng đối với các tập đồn, tổng công ty nhà nước theo các chuẩn
mực là vấn đề cấp thiết trong thời gian tới.
Trong khi đó, tái cơ cấu thị trường tài chính theo ý kiến của các
chuyên gia, trước hết chính là tái cấu trúc hệ thống tài chính theo
hướng cân đối hơn thơng qua lành mạnh hóa thị trường tín dụng và
nâng cao vai trị thị trường chứng khoán trong huy động vốn dài hạn
cho doanh nghiệp. Vấn đề tái cơ cấu đầu tư, đặc biệt là đầu tư cơng
2

SỞ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 03/2012

lại bắt đầu tư việc cần xác định rõ chức năng của Nhà nước trong
kinh tế thị trường.
Mổ xẻ, đề ra những giải pháp cho nền kinh tế, các chuyên gia
đặt rất nhiều kỳ vọng đến năm 2013, kinh tế Việt Nam sẽ tạo chuyển

biến mạnh mẽ cơ bản và đến năm 2015 sẽ tạo hiệu quả rõ rệt.
Theo: Báo Kinh tế & Đô thị

ĐỔI MỚI TƯ DUY QUẢN LÝ ĐẦU TƯ
Tới đây, Bộ KH&ĐT sẽ trình Chính phủ Nghị định về đầu tư
phát triển trung hạn, giai đoạn 2013 - 2015. Đây là bước chuyển căn
bản trong quản lý đầu tư khi chuyển từ việc xây dựng kế hoạch hàng
năm sang xây dựng kế hoạch dài hạn. Bộ trưởng KH&ĐT Bùi Quang
Vinh đã có những chia sẻ với người dân tại cuộc đối thoại trực tuyến
được tổ chức cuối tuần qua.
Tăng trách nhiệm quản lý vốn
Những tồn tại trong quản lý và phân bổ đầu tư công được coi là
vấn đề "nóng" được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bùi
Quang Vinh cho rằng, khi các doanh nghiệp (DN) tư nhân phát triển,
Nhà nước đã rút dần vai trị trong lĩnh vực đầu tư cơng. Cụ thể trong
giai đoạn 2001 - 2005, tỷ trọng đầu tư Nhà nước chiếm 53,4% tổng
đầu tư toàn xã hội, khối tư nhân chiếm 32,6%. Trong giai đoạn 2011
- 2015 tỷ trọng này sẽ thay đổi, đầu tư công giảm xuống 37 - 39%,
khối tư nhân tăng lên 45 - 46%. Mức giảm này thực hiện trên nguyên
tắc, những gì mà lĩnh vực tư nhân có thể đầu tư, tỷ trọng đầu tư từ
ngân sách và trái phiếu Chính phủ sẽ giảm dần.
Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, Nhà nước sẽ tập trung vào
ngành nghề mang tính chất dịch vụ công, các lĩnh vực tư nhân làm
không hiệu quả: quốc phòng, an ninh, đầu tư cho vùng sâu vùng xa…
Trong thời gian tới, mơ hình Nhà nước góp vốn hỗ trợ tư nhân
thơng qua các mơ hình như đối tác công tư - PPP cũng sẽ được nhân
rộng.
Một vấn đề khác cũng được nhiều người quan tâm là việc quản
lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư. Vừa qua, Bộ KH&ĐT đã trình
SỞ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ THÁI NGUN


3


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 03/2012

Chính phủ Bộ cơ chế mới. Theo đó, sẽ cơng bố tồn bộ số vốn cho
các địa phương, bộ, ngành trong năm, giao lại quyền phân bổ, lựa
chọn cho Chủ tịch UBND các tỉnh và Bộ trưởng. Như vậy, các địa
phương sẽ chủ động biết 3 - 5 năm tới có bao nhiêu vốn, chủ động sử
dụng sao cho hiệu quả nhất. Việc làm này sẽ thay đổi tư duy, cơ chế
"xin cho" tồn tại nhiều năm qua, dẫn đến đầu tư dàn trải, lãng phí và
tốn kém.
Với cơ chế mới này, trách nhiệm của người ký quyết định phê
duyệt đầu tư được đặt lên hàng đầu. Theo đó, ai ký quyết định đầu tư
phải chịu trách nhiệm đảm bảo đủ vốn để cơng trình bảo đảm chất
lượng, tiến độ. Phần vốn xin Nhà nước sẽ phải qua Bộ KH&ĐT và
Bộ Tài chính thẩm định. Tránh tình trạng địa phương cứ ký và Chính
phủ phải lo vốn tồn tại nhiều năm trước.
Với những quy định mới này, các lĩnh vực đầu tư nhạy cảm
như bất động sản, sân golf… sẽ được kiểm soát chặt hơn.
Đơn cử, các dự án sân golf, thay vì cách nhìn như một thứ đe
dọa đến sản xuất nơng nghiệp sẽ có sự thay đổi khi những dự án này
biến khu vực đất hoang hóa thành cơ sở du lịch, giải quyết việc
làm…
Đa số doanh nghiệp FDI làm ăn nghiêm túc
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh. Thực tế 283
khu công nghiệp trên cả nước, nơi thu hút phần lớn các doanh nghiệp

có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) đóng góp một phần quan
trọng về sản lượng cơng nghiệp, xuất khẩu trong GDP cũng như
chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ.
Tuy nhiên, trước tình trạng một số DN FDI khơng trung thực
trong khâu hạch tốn kinh doanh, Chính phủ đã quyết định giao Bộ
Tài chính chủ trì chương trình chống chuyển giá.
Bộ KH&ĐT đã xây dựng một cơ sở dữ liệu để so sánh giá các
mặt hàng trong nước và quốc tế. Song việc ngăn chặn, chống chuyển
giá cũng đòi hỏi trách nhiệm của các bộ, ngành ở mọi khâu.
Theo: Báo Kinh tế & Đơ thị
4

SỞ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 03/2012

LÀM HẠ NHIỆT NHIỀU VẤN ĐỀ NÓNG VỀ HOẠT ĐỘNG
CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI
Bên cạnh việc đưa ra các giải pháp cho thúc đẩy sản xuất công
nghiệp, thương mại trong thời gian tới, đại diện các đơn vị của Bộ
Công Thương cũng đã giải đáp nhiều câu hỏi mà báo giới quan tâm.
Thúc đẩy sản xuất trong nước bằng xuất khẩu và tiêu thụ nội
địa
Số liệu được công bố tại buổi họp báo cho thấy, 3 tháng đầu
năm 2012, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,1%, đây là mức tăng
trưởng thấp so với cùng kỳ, (năm 2011 so với năm 2010 tăng 9,6%).
Quý 1/2012, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 24,5 tỉ USD, tăng

23,6% so với cùng kỳ năm 2011 (tương đương với tăng 4,7 tỷ USD);
tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 24,77tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng
kỳ năm 2011. Trong tháng 3 nhập siêu khoảng 150 triệu USD, tính
chung cả quý I chỉ nhập siêu 251 triệu USD, giảm hơn 3 tỷ USD so
với cùng kỳ năm ngoái, với tỷ trọng nhập siêu/xuất khẩu hơn 1%.
“Hệ lụy nhập khẩu giảm trong mấy tháng nữa ra sao là điều đáng lưu
tâm”- Thứ trưởng Hải nói.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Nam Hải: thị trường hàng hóa trong
nước ổn định, cơng tác kiểm tra, kiểm sốt thị trường được đẩy
mạnh, đặc biệt là việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng xăng dầu và giá
một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, nhất là giá gas, giá sữa... Tổng
mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ 3 tháng đầu năm tăng
21,8% so với cùng kỳ (nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tổng mức lưu
chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ 3 tháng chỉ tăng 5%), đây là mức
tăng thấp so với mức tăng trên 10% trong vài năm trở lại đây (trừ
năm 2009).
Để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là việc tiêu
thụ hàng hóa trong nước và xuất khẩu của những tháng tiếp theo, Bộ
Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục nghiên cứu
đẩy mạnh hoạt động cải tiến công nghệ, tăng cường quản lý, nghiên
cứu sử dụng nguyên liệu và các máy móc thiết bị đã sản xuất được
trong nước để giảm chi phí, hạ giá thành và tăng hiệu quả đầu tư kinh
doanh. Cập nhật tình hình diễn biến giá cả, tiến độ xuất khẩu các mặt
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

5


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG


Số 01 - Tháng 03/2012

hàng, những biến động của thị trường thế giới để kịp thời có các biện
pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, thực
hiện tốt việc mua tạm trữ hàng hoá để giữ giá xuất khẩu, hỗ trợ
doanh nghiệp về vốn, đáo hạn ngân hàng. Bên cạnh đó,triển khai
thực hiện tốt chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 1
nhằm tìm kiếm, mở rộng, khai thông thị trường đối với các mặt hàng
nông sản, thuỷ sản và các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu.Tiếp tục
thực hiện các chính sách hạn chế nhập khẩu mặt hàng không thiết
yếu, hàng tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu để góp phần
kiềm chế nhập siêu.
Thứ trưởng Nguyễn Nam Hải nhấn mạnh: Trong điều kiện thị
trường xuất khẩu gặp khó khăn, tiêu thụ trong nước tiếp tục là yếu tố
kích thích sản xuất trong nước phát triển, Bộ Cơng Thương sẽ tục
triển khai mạnh mẽ chương trình xúc tiến thương mại nội địa, trọng
tâm là việc tổ chức các đợt bán hàng về khu vực nông thôn và các
khu công nghiệp; phát triển mạng lưới phân phối, mở rộng hệ thống
bán lẻ hàng hóa, dịch vụ; thực hiện các hoạt động triển khai chương
trình “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Hạ nhiệt những vấn đề nóng
Giải đáp những vấn đề nóng đang được dư luận quan tâm, đại
diện lãnh đạo Tổng cục Năng lượng (Bộ Cơng Thương) cho biết:
việc xử lý sự cố rị rỉ nước tại đập Nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2
đang được tiến hành và sẽ khắc phục xong trước ngày 31/7/2012.
Trước lo ngại về việc thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam
có thể bị ảnh hưởng khi năm 2013 Philippin sẽ ngừng nhập khẩu gạo
của Việt Nam và một số nước khác, bà Phan Thị Diệu Hà, Vụ phó
Vụ xuất nhập khẩu khẳng định: Việc Philippines ngừng nhập khẩu
gạo sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thị trường trong nước bởi

Philippines đã thông báo chủ trương ngừng nhập khẩu gạo từ năm
2010. Bộ Công Thương đã thông báo cho các doanh nghiệp để lên kế
hoạch chuẩn bị, chủ động trong việc tìm thị trường mới thay thế như
Trung Đơng, Châu Phi, Trung Quốc; đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu
gạo cao cấp sang Hồng Kông và Đài Loan. Cũng liên quan đến vấn
đề xuất khẩu nơng sản, trước tình trạng dưa hấu xuất khẩu đang bị ùn
6

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 03/2012

ứ tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), bà Hà cho hay: do đây là mặt
hàng mang tính mùa vụ, việc ùn ứ hàng tại cửa khẩu không phải xảy
ra lần đầu. Vụ Xuất nhập khẩu đã trao đổi với Sở Cơng Thương Lạng
Sơn để kiểm tra tình hình và đã thơng báo tới các địa phương để điều
chỉnh tiến độ giao hàng phù hợp với nhu cầu của Trung Quốc.
Giải thích cho việc nhập khẩu muối cơng nghiệp, Cục phó Cục
Hóa chất, ơng Lưu Hồng Ngọc cho hay: Theo cam kết gia nhập
WTO chúng ta không cấm nhập khẩu muối và đến năm 2012 lượng
muối nhập về sẽ là 190.000 tấn. Việc cấp quota trong nhập khẩu
muối là để bảo hộ sản xuất tron nước, năm nay Bộ Công Thương chỉ
cấp giấy phép nhập khẩu 102.000 tấn cho các DN hóa chất và y tế.
“Nhập khẩu trong quota để thuế thấp và khơng trong quota thì thuế
cao là để bảo hộ sản xuất trong nước, các cơ quan chức năng vẫn hết
sức quan tâm đến đời sống và sản xuất của diêm dân trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế”- ơng Ngọc nói.

Liên quan đến việc giá gas giảm mà nhiều đại lý chưa giảm
ngay, Cục trưởng Cục quản lý thị trường Trương Quang Hoài Nam
khẳng định: lực lượng quản lý thị trường cả nước sẽ tiếp tục kiểm tra
vì đang là tháng cao điểm kiểm tra gas. Trước thông tin xuất hiện gạo
giả trên thị trường Hà Nội, ông Nam cho biết: Chi cục Quản lý thị
trường Hà Nội đã cửa cán bộ xuống địa bàn nắm tình hình nhưng đến
nay vẫn chưa tìm thấy cửa hàng bán gạo giả.
Theo: Báo Kinh tế & Đô thị

CƠ KHÍ VIỆT NAM: NHỌC NHẰN NỘI ĐỊA HĨA
Những gì ngành cơ khí làm được thời gian qua chủ yếu nằm ở
phân khúc dễ, khơng địi hỏi trình độ cơng nghệ chun sâu, có giá
trị thấp. Theo Bộ Cơng Thương, mục tiêu đến năm 2010 đáp ứng 4555% nhu cầu sản phẩm cơ khí cả nước khơng hồn thành.
8 nhóm chủ lực đều không đạt
Theo thống kê sơ bộ, đến hết năm 2010, ngành cơ khí Việt
Nam mới đáp ứng 34% nhu cầu sản phẩm cơ khí trong nước, giá trị
xuất khẩu chỉ đạt 23,4%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra là 4550% về nhu cầu và 30% về giá trị xuất khẩu. Nhưng ngay với con số
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

7


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 03/2012

34%, ơng Đào Văn Long - Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ
khí Việt Nam (VAMI) cũng khơng đồng tình và cho rằng, ngành cơ
khí chỉ đáp ứng được 20-25% nhu cầu.
Ông Nguyễn Văn Thụ - Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí Việt Nam cho biết, Chiến lược phát triển ngành cơ khí đến năm 2010, tầm nhìn

tới năm 2020, tập trung chủ yếu vào phát triển 8 nhóm sản phẩm
trọng điểm, gồm: Thiết bị tồn bộ, máy động lực, máy móc ngành
nơng nghiệp, phương tiện giao thơng, máy cơng cụ, máy móc phục
vụ ngành xây dựng, đóng tàu và thiết bị điện, nhưng chỉ có đóng tàu
và chế tạo thiết bị điện là “thực hiện được định hướng chiến lược”.
Ở những lĩnh vực còn lại, theo ông Thụ, kết quả đạt được còn
rất xa mục tiêu, thậm chí nhóm ngành chế tạo máy cơng cụ cịn tụt
hậu hơn so với thời bao cấp. Với ngành đóng tàu, thành tựu đạt được
cũng chỉ là khả năng đóng được những chiếc tàu lớn, còn lĩnh vực
thiết bị điện vẫn chủ yếu là của ngành chế tạo biến áp. Một sản phẩm
khác là tổ máy phát cho nhà máy điện, lĩnh vực được kỳ vọng, gần
như vẫn là con số 0.
Nhóm thiết bị tồn bộ - được xem là có nhiều tiến bộ vượt bậc
những năm qua - thực tế vẫn chỉ sản xuất những thiết bị lớn và phi
tiêu chuẩn. Theo các thành viên VAMI, đây là phần dễ làm nhất và
thường chỉ chiếm 20% giá trị của toàn bộ dây chuyền.
Việt Nam đã tốn nhiều ngoại tệ cho nhập khẩu cẩu trục, trong
khi Công ty Công nghiệp nặng Doosan Vina đã sản xuất và xuất
khẩu được 20 chiếc sang Indonesia, nhưng chỉ bán được 1 chiếc tại
Việt Nam. Nếu Chính phủ vẫn tiếp tục khơng có chủ trương rõ ràng,
nếu chính sách vẫn chung chung như cơng nghiệp phụ trợ, không tạo
ra thị trường cho sản phẩm cơ khí, chắc chắn ngành này khơng thể
phát triển.
Mổ xẻ nguyên nhân
Họp bàn đã nhiều, song gần 10 năm qua, ngành cơ khí Việt
Nam vẫn chưa thể “cất cánh”. Bộ Công Thương nhận định, bản thân
chiến lược chưa đề xuất được giải pháp tổng thể, gắn kết giữa phát
triển các ngành cơ khí với các ngành cơng nghiệp khác, dẫn đến việc
cơ khí trong nước chậm phát triển. Có thể thấy, trong chương trình
8


SỞ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 03/2012

chế tạo thiết bị cho các nhà máy xi măng lò quay, thiết bị, phụ tùng
cho các nhà máy nhiệt điện, thiết bị, phụ kiện cho ngành dầu khí... sự
tham gia của ngành cơ khí trong nước là không đáng kể.
Mục tiêu của chiến lược, theo Bộ Công Thương là quá rộng,
quá tham vọng, không xét đến thực lực của ngành cơ khí và yếu tố
thị trường. Thực tế, trong định hướng phát triển, dù gọi là trọng
điểm, nhưng thực tế lại dàn trải, bao quát gần hết nhu cầu của nền
kinh tế. Với thực lực về trang thiết bị, công nghệ, nguồn nhân lực bất
cập và khả năng tài chính q yếu, thị trường cịn q nhỏ, các chỉ
tiêu đặt ra, như: Đáp ứng 40% nhu cầu thiết bị toàn bộ, sản xuất động
cơ thủy 400 mã lực trở lên với tỷ lệ nội địa hóa 35-40%, đạt tỷ lệ nội
địa hóa 60% trong lĩnh vực sản xuất xe tải, xe buýt và 35-40% với ô
tô con… chỉ là những con số trên giấy.
Ông Đào Văn Long đánh giá, các cơ quan tham mưu chính
sách, chiến lược cho Chính phủ thiếu hẳn đội ngũ chuyên gia “cứng”
về cơ khí. Đơn vị quản lý cả một ngành quan trọng rộng lớn chỉ có
Vụ Cơng nghiệp nặng (Bộ Cơng Thương), do đó, các chính sách ban
hành khó sát với thực tế, khơng tới được DN.
Ơng Bùi Ngọc Hun - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần ô tô
Xuân Kiên (Vinaxuki) – bức xúc, chính sách hỗ trợ của Nhà nước là
đầy đủ, nhưng DN chỉ được hưởng lợi trên giấy tờ. Dự án đầu tư đúc
khuôn cho sản xuất thân vỏ ơtơ của Vinaxuki theo tiêu chuẩn Nhật

Bản có tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng là minh họa rõ nét nhất. Dự án
đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho vay 250 tỷ đồng với lãi
suất ưu đãi từ năm 2009, nhưng đến nay, Vinaxuki vẫn chưa có được
giải ngân từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam, trong khi dự án đã sản
xuất được 400 tỷ đồng tiền khuôn mẫu. Dự kiến, cuối năm nay sẽ sản
xuất được 2.000 tấn khuôn phục vụ sản xuất xe ô tơ con với tỷ lệ nội
địa hóa đạt 50%. Nút thắt khơng thể giải ngân hỗ trợ của Chính phủ
nằm ở chính các thủ tục rườm rà, cứng nhắc hiện nay.
Ông Nguyễn Văn Thụ khẳng định: Luật Đấu thầu được ban
hành năm 2005 đang “bó chân, bó tay” chính DN Việt Nam, khi chỉ
chú trọng đến yếu tố giá mà khơng tính đến nguồn gốc xuất xứ và tỷ
lệ nội địa hóa. Do vậy, DN cơ khí nội địa ln bị thua ngay trên sân
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

9


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 03/2012

nhà. Hiệp hội đã kiến nghị 7 năm nay, nhưng Luật Đấu thầu vẫn
không được sửa đổi.
Tại nhiều dự án do DN trong nước được giao làm tổng thầu
EPC nhưng vẫn chia thành các gói thầu BOP để đấu thầu quốc tế.
Như vậy lại có nhiều nhà thầu phụ nước ngồi, mua thiết bị của nước
ngồi.
Vơ hình trung, việc tổng thầu EPC chỉ là hình thức! Chính vì
thế, tỷ lệ nội địa hóa thấp, lệ thuộc vào nước ngồi về cơng nghệ dẫn
đến lệ thuộc vào cơng việc của họ.

Về tình trạng thiếu liên kết, đầu tư khép kín, ơng Nguyễn Tăng
Cường - Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung - chia sẻ, khi có
đơn hàng thì nhiều DN cơ khí trong nước “ơm” để làm từ A đến Z,
không chia sẻ với các DN khác, dẫn tới việc đầu tư trùng lắp, lãng
phí.
Nếu các DN biết liên kết, chia sẻ công việc với nhau, ngành
DN cơ khí sẽ tăng thêm sức mạnh.
Gần 10 năm qua, chính sách của Nhà nước gần như chỉ tập
trung hỗ trợ cho ngành đóng tàu, cụ thể là cho Vinashin, mà bỏ qua
các lĩnh vực được coi là trọng điểm khác.
Bên cạnh đó, tình trạng một số DN tranh thủ cơ hội vay vốn ưu
đãi của Chính phủ, khơng ít dự án cố gò vào trọng điểm, là một trong
những nguyên nhân làm cho dự án kém hiệu quả ngay từ trứng nước.
Theo: Báo Công thương

KINH TẾ CHUYỂN “TRỄ NẢI”: THÁCH THỨC VỚI ĐIỀU
HÀNH
Với các chỉ báo “sức khỏe” như chỉ số giá tiêu dùng tăng
2,55% so với tháng 12/2011, nhập siêu bằng 1% kim ngạch xuất
khẩu trong khi GDP vẫn đạt được mức tăng trưởng 4%, kinh tế quý 1
năm 2012 đã có được bước khởi đầu đúng hướng, tích cực, giúp thực
hiện mục tiêu cao nhất là ổn định vĩ mô.
Tuy nhiên, thách thức đặt ra với công tác điều hành vĩ mô cũng
rất lớn khi nền kinh tế bắt đầu bộc lộ trạng thái “trễ nải.”
10

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG


Số 01 - Tháng 03/2012

Tổng cầu đang giảm mạnh
Đánh giá tổng quan về tình hình kinh tế q 1 năm 2012, Phó
Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) Võ Trí
Thành khẳng định dưới góc độ ổn định kinh tế vĩ mô, ba chỉ số quan
trọng đo lường “sức khỏe” nền kinh tế là lạm phát, nhập siêu và GDP
đúng là các biến số tích cực phản ánh sự ổn định tiền tệ khi áp lực lên
tỷ giá đã được giảm bớt, giúp tiền đồng Việt Nam trở nên có giá hơn.
Tuy nhiên, dưới góc độ sản xuất kinh doanh thương mại với
biến số nhập siêu quý 1 chỉ bằng 1% so với kim ngạch xuất khẩu này
phản ánh hoạt động sản xuất, tiêu dùng và cả đầu tư đang gặp khó
khăn.
Việc nhập khẩu thiết bị máy móc ở nhiều ngành giảm mạnh
trong khi tồn kho tăng cao cho thấy sản xuất đang bị đình trệ và nền
kinh tế bắt đầu bộc lộ sự “trễ nải” hay nói cách khác tổng cầu đang
giảm rất mạnh, tiến sỹ Thành nhấn mạnh.
Đồng quan điểm này, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Đỗ
Thức khẳng định tỷ lệ nhập siêu rất thấp so với mọi quý của các năm
gần đây là con số “mừng thì ít mà lo thì nhiều.”
Với đặc điểm là nước đang phát triển và ngành công nghiệp
hiện vẫn chủ yếu là gia công lắp ráp từ điện tử đến dệt may, nhập
siêu trong suốt thời gian qua chủ yếu là nhập khẩu nguyên nhiên liệu
đầu vào phục vụ sản xuất. Vì vậy, việc nhập khẩu nguyên vật liệu
đầu vào phục vụ sản xuất trong quý 1 cực thấp chứng tỏ sản xuất
trong nước đang hết sức khó khăn cũng như thị trường tiêu thụ hàng
hóa khơng có đầu ra.
Đây là tín hiệu cần đặc biệt lưu ý trong quá trình quản lý, điều
hành vĩ mơ bởi tạo ra cán cân thương mại không âm không phải là

bản chất của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, tiến sỹ Đỗ Thức chỉ rõ.
Trong khi đó, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn) Nguyễn Thị Hồng cũng bày tỏ sự lo lắng rất rõ
bởi không chỉ kim ngạch xuất khẩu nông sản quý 1 này vẫn “giậm
chân tại chỗ” so với cùng kỳ năm ngoái (trong khi kim ngạch xuất
khẩu cả nước đã tăng tới 23,6%) mà ngay cả các mặt hàng xuất khẩu
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

11


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 03/2012

chủ lực của Việt Nam như gạo, càphê, cao su, sắn đều đang trong xu
hướng giảm giá.
Vì vậy, khơng có gì là khó hiểu khi kim ngạch xuất khẩu quý 1
đã đạt tới 24,5 tỷ USD, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2011 nhưng
đại diện Bộ Công Thương trong giao ban Bộ Kế hoạch và Đầu tư
mới đây vẫn bày tỏ hoài nghi về khả năng hiện thực hóa mục tiêu để
có được kim ngạch xuất khẩu cả năm 2012 là 108,8 tỷ USD. Bởi điều
này đồng nghĩa với việc phải “gồng” hết sức lực để đạt kim ngạch
bình qn 9,36 tỷ USD/tháng trong ba q cịn lại.
Trong khi đó, theo tiết lộ của các đại diện Sở Kế hoạch và Đầu
tư của hai “đầu tàu kinh tế” là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, số
lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể đã tăng mạnh trong
quý 1 bởi những khó khăn về kinh tế như giá cả đầu vào và lãi suất
vay vốn đều rất cao trong khi đầu ra lại cực khó khăn.
Giải pháp “hạ cánh mềm”

Thực hiện mục tiêu cao nhất là ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm
sốt lạm phát và thực hiện tái cấu trúc kinh tế, Việt Nam phải chấp
nhận đánh đổi bằng việc sản xuất kinh doanh kém sơi động, doanh
nghiệp ít nhiều phải “trả giá” trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tăng trưởng giảm mạnh như hiện
nay, nếu cứ để khó khăn tái diễn thì nền kinh tế sẽ bị “sốc nặng” và
như vậy sẽ khơng cịn gì là ổn định.
Vì vậy, mấu chốt nằm ở chính nghệ thuật điều hành và vấn đề
đặt ra là xác định đúng mức độ nghiêm trọng hiện nay của nền kinh
tế, mức độ trì trệ của sản xuất kinh doanh và đầu tư để có ứng phó
chính sách đúng nhất, sớm nhất, tiến sỹ Thành nhấn mạnh.
Theo tiến sỹ Thành, rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam
đã có xu hướng được cải thiện tích cực với cán cân thanh toán, cán
cân thương mại, lạm phát đang có xu hướng giảm dần và sẽ tiếp tục
giảm. Tháng Tư tới đây, lạm phát bình quân theo năm sẽ chỉ xoay
quanh mức 12,5%, thậm chí thấp hơn.
Thanh khoản ngân hàng hiện vẫn khó khăn nhưng khơng cịn
mang tính bao trùm như cách đây vài tháng và thanh khoản khó khăn
12

SỞ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ THÁI NGUN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 03/2012

chỉ còn chiếm khoảng 6-7%, cơ bản tập trung ở 9 ngân hàng yếu kém
thuộc diện kiểm soát chặt.
Với đặc điểm lãi suất ở Việt Nam phụ thuộc nhiều vào vấn đề

xử lý nội bộ ngân hàng nên khi Ngân hàng Nhà nước xử lý được vấn
đề thanh khoản và nợ xấu tại chín ngân hàng yếu kém trong vòng 1-2
tháng tới, cộng với các chỉ số kinh tế vĩ mơ tiếp tục được cải thiện thì
khơng có lý do gì để khơng hạ lãi suất thương mại.
Hơn thế, với điều kiện cụ thể được cải thiện, Ngân hàng Nhà
nước cũng có thể bỏ trần lãi suất huy động tiền đồng nhằm đưa lãi
suất gần với thị trường hơn. Tuy nhiên, năng lực giám sát tài chính
của cơ quan chức năng cần tiếp tục phải tăng cường.
Đề xuất các giải pháp “hạ cánh mềm” tại thời điểm này, tiến sỹ
Thành cho biết Chính phủ hồn tồn có thể giúp doanh nghiệp thông
qua việc hỗ trợ lãi suất, khoanh nợ và giãn nợ để danh nghiệp có thể
tiếp cận với các nguồn vốn vay mới, đầu tư đẩy mạnh sản xuất.
Với thị trường bất động sản, nhất là với các phân khúc cho
người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp ở một số thành phố lớn,
Chính phủ có thể “làm ấm nước” thông qua việc phát hành trái phiếu
để mua lại một số bất động sản, chuyển đổi cơng năng để làm trụ sở,
văn phịng, nhà cơng vụ của bộ máy nhà nước.
Tuy nhiên, trong điều kiện tín hiệu thị trường bất động sản
chưa bình thường và Chính phủ với điều kiện sức lực có hạn khơng
thể hỗ trợ tất cả doanh nghiệp nên hoạt động hỗ trợ phải chấp nhận
những “méo mó” nhất định làm nảy sinh tiêu cực “xin cho” và lợi ích
nhóm.
Vì vậy, “mấu chốt” để triển khai hỗ trợ chính là phải xem xét
kỹ lưỡng, phải có tiêu chí minh mạch và phải có cơ chế giám sát chặt
chẽ. Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp này, “đáy suy giảm sẽ
có thể kết thúc ở quý 1, cùng lắm là giữa quý 2 và sau đó sẽ có sự đi
lên,” tiến sỹ Thành bày tỏ lạc quan.
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ Ngân hàng Nhà
nước Đỗ Thị Nhung, với phương châm doanh nghiệp phát triển thì
ngân hàng mới khỏe mạnh, thời gian vừa qua, một loạt các chính

sách lãi suất và trần lãi suất đã được điều chỉnh giảm 1%.
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

13


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 03/2012

Lộ trình đến cuối năm, nếu lạm phát có xu hướng giảm và kinh
tế vĩ mơ chuyển biến tích cực, thanh khoản của các ngân hàng tốt thì
Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm mỗi quý 1% lãi suất huy động và mục
tiêu đến cuối năm thì lãi suất huy động sẽ xoay quanh 10-11%.
Cộng với mức chênh lệch 3-4%, lãi suất cho vay sẽ giảm tương
ứng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận được vốn ngân hàng.
Tuy nhiên, do đã có quy chế nên việc cho vay vốn thuộc thẩm quyền
của các ngân hàng thương mại nên với các doanh nghiệp yếu kém
ngân hàng không thể nào cho vay được.
Chia sẻ về quan điểm này, tiến sỹ Đỗ Thức cũng bày tỏ quan
điểm thận trọng là giá cả năm nay sẽ có xu hướng tăng chậm hơn so
với năm 2011, CPI quý 1 cũng đã “hạ nhiệt” nhưng vào thời điểm
này, nếu vừa thấy CPI hạ nhiệt đã vội nới lỏng chính sách tiền tệ là
chưa hợp lý.
Chính sách tiền tệ vẫn phải duy trì thận trọng đi kèm với việc
phân loại đối tượng ưu tiên để có chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn
thương mại.
Theo đó, trong điều kiện nguồn lực cịn hạn chế như hiện nay,
việc hỗ trợ chỉ nên tập trung cho các các hộ sản xuất nông nghiệp,
các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thiết yếu và xuất khẩu thay vì

phải gồng sức giảm lãi suất vay thương mại cho tất cả các đối tượng,
tiến sỹ Đỗ Thức khẳng định.
Theo: Báo Cơng thương

14

SỞ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ THÁI NGUN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 03/2012

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ- MÔI TRƯỜNG
BẢO HỘ TÀI SẢN TRÍ TUỆ MANG LẠI LỢI ÍCH CỰC LỚN
Đó là nhận định của các đại biểu tại Diễn đàn Bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ do Tổ chức phát triển cơng nghiệp Liên hợp quốc
(UNIDO) phối hợp với Phịng Thương mại cơng nghiệp Việt Nam
(VCCI) và Cục Sở hữu trí tuệ.
Theo ông Nguyễn Văn Bảy, Trung tâm nghiên cứu và đào tạo,
Cục SHTT, tài sản trí tuệ đã thực sự trở thành một loại tài sản vơ
hình chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng tài sản của các doanh
nghiệp.
Ở các nước châu Âu như Hà Lan, Anh, Đức từ những năm thập
niên 90, tài sản trí tuệ đã chiếm từ 30-40% tổng giá trị tài sản doanh
nghiệp. Tại Nhật Bản, khảo sát gần 300 doanh nghiệp năm 2003 thì
45,2% tài sản của doanh nghiệp là tài sản trí tuệ hay tại Mỹ năm
2000, tài sản trí tuệ chiếm tới 70%.
Tại Việt Nam, hiện nay nhiều doanh nghiệp cũng đã quan tâm
hơn tới việc bảo hộ quyền SHTT. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và

xây dựng Tân Trường Sơn được đánh giá là một trong số ít doanh
nghiệp sớm quan tâm tới SHTT. Từ khi thành lập năm 2001 đến đến
nay, công ty đã nghiên cứu nhiều giải pháp khoa học mang tính mới.
Kết quả gần 50 bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu
dáng cơng nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa đã được cục SHTT cấp cho
cơng ty. Nhờ hệ thống giải pháp này, từ chỗ là một doanh nghiệp nhỏ
công ty đã tăng năng lực sản xuất lên hàng trăm lần, hàng hóa sản
xuất ra tới đâu, tiêu thụ hết tới đó và cịn xuất khẩu ra nước ngồi.
Cách đây hơn chục năm (năm 1996), Cơng ty Phương Đông ở
TPHCM bán thương hiệu kem đánh răng PS cho tập đoàn Unilever
với giá 5 triệu USD, trong khi tồn bộ đất đai, nhà xưởng, máy móc
thiết bị chỉ được 3 triệu USD. Hay sau khi được bảo hộ, giá bán nước
mắm Phú Quốc, vải thiều Lục Ngạn, bưởi Đoan Hùng…cũng đã tăng
lên gấp từ 1,5 đến 2 lần, thậm chí cao hơn so với trước khi đăng kí
bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
SỞ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

15


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 03/2012

Tuy nhiên, TS Trần Quang Hùng, phó Tổng thư ký Hiệp hội
doanh nghiệp Điện tử Việt Nam cho biết, việc thực thi pháp luật bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ hiện cịn chưa được chú trọng. Các vụ xâm
phạm quyền SHTT, tranh chấp thương hiệu, làm giả, làm nhái… diễn
ra công khai với thủ đoạn ngày càng tinh vi gây thiệt hại không nhỏ
cho doanh nghiệp kinh doanh chân chính và người tiêu dùng. “Một

trong những nguyên nhân chủ yếu khiến việc thực thi quyền SHTT
chưa tốt là do các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ chưa nhận thức đầy đủ về lợi ích của việc bảo vệ quyền
SHTT” ông Hùng nhận định.
Theo: Báo Đất việt

SẢN XUẤT PHÂN COMPOST TỪ RÁC HỖN HỢP
Công ty TNHH xử lý chất thải rắn VN (VWS) - chủ đầu tư
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (huyện Bình Chánh,
TP.HCM) vừa nhập về 4 dàn máy hiện đại, đồng bộ của Mỹ để sản
xuất phân compost từ rác hỗn hợp chưa được phân loại tại nguồn.
Ông David Dương, Tổng giám đốc VWS cho biết, theo hợp
đồng với TP.HCM, VWS sẽ tiếp nhận rác được phân loại tại nguồn
để chạy các dây chuyền của nhà máy, bao gồm dây chuyền phân loại
rác tái chế và dây chuyền sản xuất phân compost từ rác hữu cơ. Tuy
nhiên, do hiện tại TP.HCM vẫn chưa thực hiện được việc phân loại
rác tại nguồn nên chưa có lượng rác đã phân loại giao cho VWS để
vận hành hai dây chuyền nói trên.
Khơng thể tiếp tục chờ đợi, VWS đã quyết định nhập 4 dàn
máy hiện đại, tiên tiến của Mỹ để sản xuất phân compost từ rác hỗn
hợp không cần phân loại tại nguồn. Các dàn máy này sẽ cho ra loại
phân bón có chất lượng cao, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng,
có thể sử dụng cho bất kỳ loại cây trồng nào, kể cả rau cải.
Dàn máy có tên gọi Comptech trị giá gần 7 triệu USD, với
những thiết bị hồn tồn tự động, cơng suất thiết kế 30 tấn phân
compost/giờ. Tính ưu việt của dây chuyền này là tiếp nhận rác hỗn
hợp chưa qua phân loại, sau đó đưa vào sấy khơ, nghiền, tách kim
loại, lọc ra các loại rác vô cơ khác như túi nylon, nhựa... để cịn lại
16


SỞ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 03/2012

hồn tồn là rác hữu cơ; sau đó sẽ ủ, tạo vi sinh, diệt vi khuẩn có
hại... và sau 45 ngày sẽ cho ra sản phẩm phân bón phù hợp với các
loại cây trồng, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng và bảo vệ sự tự
nhiên của đất, khơng như phân hóa học.
Ơng David Dương cho biết, VWS sẽ sản xuất phân compost
chất lượng tốt với giá cạnh tranh, để giúp cho người nông dân giảm
giá thành các sản phẩm nông sản. Dây chuyền sản xuất phân compost
này sẽ thu hút khoảng 280 người lao động vào làm việc khi đi vào
hoạt động 100%.
Trong thời gian đầu, VWS sẽ sản xuất 300 tấn phân mỗi ngày,
sau đó nâng dần công suất lên và đến cuối năm sẽ đưa ra thị trường
với sản lượng 1.000 tấn/ngày. Với sự xuất hiện của dàn máy sản xuất
phân compost này, lượng rác chôn lấp tại Khu liên hợp xử lý chất
thải rắn Đa Phước vì thế cũng sẽ được giảm bớt. Cứ mỗi tấn rác hỗn
hợp đưa vào, VWS sẽ sản xuất ra được khoảng 600 kg phân
compost. 10% các loại rác khác như kim loại, nylon sẽ được tái chế,
20% sẽ được tiêu hủy trong quá trình sản xuất sấy khơ, cịn 10% rác
cịn lại vẫn phải chơn lấp với cơng nghệ hợp vệ sinh, có hệ thống thu
gom khí gas metan để sản xuất điện. Theo kế hoạch, trong năm 2012,
nhà máy phát điện có cơng suất 12MW, vốn đầu tư khoảng 16 - 17
triệu USD sẽ được xây dựng. Đây sẽ là nguồn năng lượng xanh, góp
phần bảo vệ môi trường.
Theo: Báo Đất việt


THIẾT BỊ XỬ LÝ FLOUR DƯ TRONG NƯỚC
Hàm lượng fluor trong nước uống quá lớn hoặc quá nhỏ đều có
các tác động bất lợi đến sức khỏe con người. Hàm lượng fluor tối ưu
trong nước uống nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1 mg/lít. Sử dụng
nước uống có hàm lượng fluor dư là nguyên nhân của bệnh fluorosis,
làm ảnh hưởng đến răng, xương, khớp và các mơ của các cơ quan
trong cơ thể.
Vì vậy, việc đầu tư nghiên cứu các giải pháp công nghệ phù
hợp nhằm xử lý hàm lượng fluor dư trong nước uống cho những
vùng ô nhiễm là một điều hết sức cần thiết.
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

17


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 03/2012

Dựa trên nguyên tắc của phương pháp xử lý fluor dư trong
nước uống bằng oxid nhơm hoạt tính, Viện khoa học vật liệu ứng
dụng đã thành công trong điều chế oxid nhôm từ các nguồn nguyên
liệu trong nước và trên cơ sở đó đã nghiên cứu thiết kế bộ lọc fluor
phù hợp với các đặc điểm sử dụng của vùng nông thôn Việt Nam, gọi
là bộ lọc Flowat.
Nguyên tắc sử dụng bộ lọc Flowat bao gồm các bước sau: nước
nguồn đã lọc hết tạp chất cơ học được tiếp xúc với lớp oxid nhơm
hoạt tính, lúc này các ion fluor trong nước được trao đổi và giữ lại
trong lớp oxid nhơm hoạt tính.

Tùy thuộc vào dung lượng trao đổi của lớp oxid nhơm hoạt
tính, hàm lượng fluor trong nước xử lý tăng dần.
Với mục đích xử lý nước uống, quá trình vận hành với hàm
lượng fluor trong nước xử lý ở mức dưới 0,7 mg/lít được xem như là
chu trình làm việc của thiết bị. Khi hàm lượng fluor trong nước xử lý
đạt mức 0,7 mg/lít, kết thúc chu trình làm việc.
Sau mỗi chu trình làm việc, lớp oxid nhơm được khơi phục
hoạt tính bằng việc cho tiếp xúc với một lượng nhất định dung dịch
nhôm sulfat nồng độ 2% (dung dịch tái sinh). Quá trình tiếp xúc này
làm giải phóng lượng ion fluor đã hấp phụ trong lớp oxid nhơm hoạt
tính trong chu trình làm việc, khơi phục lại hoạt tính của lớp oxid
nhơm đối với ion fluor.
Sau q trình tái sinh, lớp oxid nhơm được tráng rửa bằng một
lượng nước nguồn để làm sạch lượng dung dịch tái sinh cịn dư bám
trên lớp oxid nhơm. Khi công đoạn xả rửa kết thúc, thiết bị được tiếp
tục với chu trình làm việc mới.
Để việc vận hành thiết bị được thuận tiện phù hợp với điều
kiện nông thôn, tùy thuộc vào hàm lượng fluor trong nước nguồn và
nhu cầu dùng nước, lượng oxid nhơm hoạt tính được tính tốn để chu
trình làm việc của thiết bị kéo dài trong một tháng. Như vậy, người
sử dụng chỉ cần tiến hành công đoạn tái sinh và xả rửa theo định kỳ 1
lần/tháng.
Theo: Khoa học Phổ thơng
18

SỞ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG


Số 01 - Tháng 03/2012

TÁI CHẾ BÙN CÓ HÀM LƯỢNG NƯỚC CAO THÀNH ĐẤT
SAN LẤP BẰNG RƠM
Đây là đề tài nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Aùnh Ngọc,
Takahashi, Trường đại học Tohoku, Nhật Bản, Lưu Xuân Lộc,
Trường đại học bách khoa TP.HCM, Mori, Viện công nghệ kỹ thuật
môi trường Mori, Nhật Bản.
Việc xử lý gia cố đất yếu nói chung, đất có hàm lượng ngậm
nước cao nói riêng là rất cần thiết và ngày càng quan trọng khơng chỉ
vì vấn đề hiệu quả xây dựng, kinh tế mà cả về mặt an tồn mơi
trường. Nhóm tác giả đã phát triển một cơng nghệ xử lý tái chế cho
loại bùn đất có hàm lượng nước cao bằng giấy vụn. Tuy nhiên gần
đây, chi phí cho giấy báo tăng cao dẫn tới yêu cầu cấp bách là tìm
một loại vật liệu dạng sợi rẻ và an tồn hơn đối với mơi trường.
Nhóm nghiên cứu đã ứng dụng rơm thay cho giấy vụn. Rơm
được nghiền bằng máy nghiền bằng búa Hammermill và máy xay
sinh tố để tìm ra phương pháp nghiền tối ưu. Từ đó những cọng rơm
sản phẩm sẽ được dùng để xử lý loại đất này thành loại đất gia cố có
tên gọi là “Fiber-cement-stabilized soil”. Qua thí nghiệm nén một
trục có nở hơng, đất gia cường sử dụng rơm có cường độ chịu lực
cao và độ biến dạng cao, thỏa mãn tiêu chuẩn đề ra. Điều đó chứng
tỏ rằng hồn tồn có thể thay thế giấy vụn bằng rơm trong đất gia cố
Fiber-cement -stabilized soil.
Để ngăn ngừa sạt lở sông Sài Gịn rất cần thiết có một loại vật
liệu địa kỹ thuật mới để gia cố bờ sông.
Trong nghiên cứu này, tính khả thi của việc dùng rơm trong
phương pháp gia cố đất Fiber-cement-stabilized sol được kiểm
chứng, cường độ và độ biến dạng của đất gia cố được kiểm tra. Từ đó
có thể rút ra kết luận: máy xay sinh tố là phương pháp tốt nhất để

nghiền rơm thành những sợi nhỏ dài. Đất gia cố sử dụng rơm nghiền
bằng máy xay sinh tố ở chế độ ướt thỏa mãn tiêu chí đề ra về cường
độ chịu lực và độ biến dạng. Từ đó có thể khẳng định rằng có thể
dùng rơm để gia cố đất theo biện pháp Fiber-cement-stabilized soil.
Sợi rơm dài và mỏng có vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao
cường độ chịu lực và độ biến dạng của đất. Đây là một biện pháp xử
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

19


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 03/2012

lý bùn đất thải thân thiện môi trường và rất rẻ tiền, có thể giảm kinh
phí xây dựng đáng kể.
Theo: Báo Khoa học Phổ thông

CAO DÁN THEO DÕI SỨC KHỎE
Các nhà khoa học Mỹ, Trường ĐH Illinois đã tìm ra một cơng
nghệ cho phép theo dõi sức khỏe của bệnh nhân nhờ một miếng cao
dán trên da.
Về thực chất, miếng cao này là một linh kiện vi điện tử, chế từ
những sợi silic mảnh nhất thực hiện được việc đo các thông số về sức
khỏe của một người theo chương trình xác định.
Khi dán trên da, nó sẽ ghi lại những tín hiệu phản ánh tình
trạng của tim, não, cơ xương… Sau khi xử lý sơ bộ các dữ liệu, nó sẽ
chuyển đến một thiết bị ngoại vi, như một chiếc điện thoại di động
của bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân chẳng hạn mà không cần tiếp

xúc trực tiếp. Gặp những diễn biến phức tạp ở người bệnh, bác sĩ có
thể đến để xử lý kịp thời.
Các nhà khoa học đề xuất nên sử dụng miếng cao dán ấy tốt
nhất là để theo dõi các bệnh nhân trong q trình hồi phục.
Ngồi việc dùng vào mục đích chữa bệnh, cũng khơng loại trừ
dùng nó trong nghiên cứu. Chẳng hạn để xác định độ ẩm trên da
trong ngành nghiên cứu các mỹ phẩm mới hoặc trong ngành thể
thao để đánh giá trạng thái sức khỏe của các vận động viên trong quá
trình huấn luyện và thi đấu.
Theo: VNN

HẠN CHẾ ĂN THỊT CÓ THỂ GIẢM NHIỆT TRÁI ĐẤT
Nhiều nỗ lực để hạn chế thói quen ăn thịt ở con người vì chính
sự tiêu thụ thịt của con người làm nóng lên tồn cầu. Trong những nỗ
lực này có ý tưởng kỳ lạ của một nhà triết học.
Giáo sư triết học S. Matthew Liao, ĐH New York đưa ra giải
pháp lạ lùng nhằm chống lại sự thay đổi khí hậu do con người gây
20

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 03/2012

nên. Ông kêu gọi nên làm ra một loại thuốc gây buồn nôn nhẹ khi ăn
thịt lợn, thịt bị.
Liao tun bố rằng “ngành cơng nghiệp chăn ni”, cụ thể là
sản xuất ra thịt phải chịu trách nhiệm về việc tạo ra sự nóng lên tồn

cầu. Để tránh thói quen ăn thịt, nên tạo ra viên thuốc có thể gây buồn
nôn mỗi khi chúng ta ăn loại thực phẩm này.
Ý tưởng của GS Matthew Liao về thuốc chống ăn thịt là mỗi
khi dùng viên thuốc đó người ta sẽ có triệu chứng buồn nơn nhẹ, và
dần dần tự họ sẽ có ác cảm với việc ăn thịt. Bản chất của thuốc là
kích thích một phản ứng miễn dịch từ chối đồng hóa protein (tức thịt)
trong cơ thể.
Ý tưởng của Liao không thật logic. Bởi nếu chăn nuôi ở quy
mô nhỏ trên đồng cỏ, thì chính việc chăn thả gia súc lại có tác dụng
cải thiện mơi trường và sức khỏe con người. Nó làm cho đất đai thêm
phì nhiêu và giữ khí cacbon trong lịng đất.
Mơ hình dựa trên đồng cỏ và động vật ăn cỏ là một phần quan
trọng của chu kỳ sinh thái hơn là làm phương hại đến mơi trường.
Thịt các lồi động vật lại có dinh dưỡng cao và giàu omega -3 là một
chất béo lành mạnh. Thịt động vật là thành phần thiết yếu của sức
khỏe con người.
Theo: VNN

GĂNG TAY GIÚP NGƯỜI MÙ, ĐIẾC GỬI VÀ NHẬN TIN
NHẮN
Một phịng thí nghiệm của Đức đã phát triển thành công một
loại găng tay cho phép người mù hoặc điếc có thể nhận và gửi tin
nhắn điện thoại.
Găng tay Mobile Lorm Glove được thiết kế để người mù, điếc
có thể đeo vào tay, giúp nhận tin nhắn thông qua thông tin phản hồi
xúc giác. Các thông tin liên lạc sẽ được ký hiệu hóa thành các ký
hiệu trên các khu vực khác nhau của bàn tay thông qua bảng chữ cái
dành cho người điếc, mù do chính một người mù cùng tên với găng
tay Lorm thiết kế.
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


21


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 03/2012

Găng tay giúp người mù điếc nhận và nhắn tin thông
qua bộ cảm biến và bluetooth kết nối với điện thoại
Sau khi điện thoại nhận được tin nhắn sẽ tạo ra độ rung nhỏ
trên mặt sau của găng tay, rồi dịch các tin nhắn qua bảng chữ cái
bằng cách sử dụng áp lực. Trường hợp người mù, người điếc muốn
gửi tin nhắn cũng có thể sử dụng các cảm biến áp lực vào lòng bàn
tay của găng tay. Tương ứng với các cảm biến là các từ và câu.
Truyền tải dữ liệu, kết nối giữa găng tay và điện thoại có một
mơ-đun Bluetooth. Nó sẽ chuyển đến người nhận dưới dạng tin nhắn
SMS. Ngược lại, khi người đeo găng tay nhận được tin nhắn văn bản,
tin nhắn sẽ chuyển tiếp qua Bluetooth từ điện thoại đến găng tay.
Hiện các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục phát triển thiết bị
này để có thể sử dụng gửi thư điện tử cũng như đọc sách điện tử
được dễ dàng hơn.
Theo: Báo Khoa học

SÀN NHÀ “BIẾT” PHÁT HIỆN SỚM CÁC CƠN ĐAU TIM
Một ngôi nhà thông minh trong tương lai cần nhận biết được
chủ nhân là ai và họ đang làm gì và phương tiện hữu hiệu nhất có lẽ
là sàn nhà.
IBM mới đây đã được cấp bằng sáng chế cho phát minh hệ
thống sàn nhà thông minh. Sàn nhà giờ đây không đơn thuần là chỗ

để chạy nhảy của trẻ mà đã trở thành hệ thống thông minh cảm ứng
đa điểm có khả năng nhận ra người đang đứng trên đó là ai và số
lượng bao nhiêu. Trẻ vị thành niên, do đó sẽ khơng cịn hy vọng tụ
tập q đông bạn bè mỗi khi cha mẹ vắng nhà.
Sàn nhà có thể phân biệt được đâu là người lớn, đâu là trẻ em
và đâu là vật nuôi nhờ cảm nhận về trọng lượng, hình dạng và số
bước trên hiện diện trên sàn. Điều này sẽ trở thành cơ sở dữ liệu để
đánh dấu chủ nhân. Một khi “người trông nhà” này phát hiện đối
tượng lạ di chuyển trên sàn sẽ lập tức báo động hay gọi cho cảnh sát
hay giúp chính quyền theo dõi các tên trộm. Ngồi ra, hệ thống cịn
có thể đưa ra những cảnh báo khi phát hiện thấy trẻ nhỏ đi quá gần
bể bơi hay bồn nước nóng.
22

SỞ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ THÁI NGUN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 03/2012

Với hệ thống an ninh thông minh này, người dùng khơng cần
bật đèn hay mở khóa khi về nhà. Một tính năng ưu việt nữa của sàn
nhà thơng minh là khả năng phát hiện các cơn đau tim của một người
khi người đó nằm xuống sàn nhà nhờ chip cảm biến đo nhịp tim.
Trong trường hợp này, hệ thống sẽ tự động gọi nhân viên y tế hay
911.
Trong những năm tới, sàn nhà kiểu này sẽ trở thành một phần
không thể thiếu của các ngôi nhà thông minh.
Theo: Báo Đất Việt


RƠ BỐT VIỆT NAM LÀM VŨ CƠNG
Vũ cơng máy mang tên Roohex thực hiện các động tác múa
được lập trình sẵn theo những giai điệu âm thanh.
Đây là những phiên bản đầu tiên của dòng robot dịch vụ giải trí
được chế tạo tại Khoa Cơ - Điện Tử, Trường Đại học Kinh doanh và
Công nghệ Hà Nội với sự phối hợp của Công ty TNHH Robot và
Máy tự động thơng minh Roosam.
Chúng có thể biểu diễn ca nhạc trong các sự kiện văn hóa nghệ
thuật của các cơng ty, trường học hoặc trong các sự kiện cần có sự
góp vui của văn nghệ như các hoạt động quảng bá giới thiệu sản
phẩm nhằm của cửa hàng, siêu thị.
Với khối lượng 2,5 kg, Roohex là loại robot nhỏ gọn, có thể
nằm gọn trong hộp có kích thước 50 cm x 50 cm x 30 cm. Robot có 6
chân, mỗi chân có 3 bậc tự do nên chúng thực hiện những chuyển
động linh hoạt và uyển chuyển. Nó được trang bị 18 động cơ servo
RC - loại động cơ giúp chân robot thực hiện những chuyển động
xoay quanh vị trí theo quỹ đạo lập trình xác định.
Bộ vi xử lý của Roohex có khả năng phát nhạc mp3 và điều
khiển robot thực hiện các động tác theo nhịp điệu âm nhạc (dân ca,
cách mạng, khiêu vũ, thiếu nhi và các dòng nhạc khác). Bộ nhớ 4 GB
cho phép Roohex lưu trữ một lượng bài hát lớn. Với việc lập trình
sẵn các động tác theo nhạc, các kỹ sư lập trình trở thành đạo diễn
múa cho các "vũ công máy".
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

23


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG


Số 01 - Tháng 03/2012

Người sử dụng có thể thay đổi "trang phục" bên ngoài của
Roohex cho phù hợp với các bài hát và hồn cảnh. Chẳng hạn, nó có
thể đội mũ Lạc hồng hay logo quảng cáo.
Các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu của khoa Cơ-Điện tử thuộc
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho rằng, sản phẩm
Roohex sẽ mở ra một loại hình dịch vụ mới và độc đáo tại Việt Nam.
Đó là dịch vụ cho thuê robot nhảy, múa để phục vụ các sự kiện văn
hóa, giáo dục và thương mại.
Theo: VnExpress.net

24

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 01 - Tháng 03/2012

CÁC VẤN ĐỀ KHÁC
DẤU HIỆU BỆNH NẶNG KHÔNG THỂ BỎ QUA
Đơi khi chúng ta ít quan tâm và làm ngơ trước một số dấu hiệu
cảnh báo bệnh nguy hiểm sau đây.
Mất thính lực
Đột nhiên bạn bị mất thính lực nhưng chỉ một bên mà thơi.
Điều này có thể là triệu chứng ban đầu của một khối u não lành tính
gây ảnh hưởng đến dây thần kinh. Khối u này được gọi là acoustic

neuromas, không phải là ung thư nhưng nếu phát triển quá lớn sẽ lấn
sang những vùng khác trong não, gây đe dọa đến tính mạng.
Rỗ móng tay
Móng tay khơng khỏe với những vết lõm nhỏ cũng là một dấu
hiệu thường bị bỏ qua, nhưng đây có thể là dấu hiệu của bệnh vảy
nến.
Tàn nhang trên võng mạc
Tàn nhang trên võng mạc là những đốm đen nằm sau mắt.
Chúng thường vô hại nhưng trong một số trường hợp lại cảnh báo
bệnh ung thư ruột kết.
Chảy máu ở nướu răng
Đánh răng quá mạnh hoặc dùng chỉ nha khoa cũng có thể gây
chảy máu nướu răng. Nhưng nếu tự nhiên mà bị chảy máu nướu răng
thì bạn nên thận trọng chúng có thể là triệu chứng sớm của bệnh bạch
cầu, ung thư máu làm cho rối loạn chức năng của các tế bào bạch
cầu. Đặc biệt ở trẻ em cần chú ý vì viêm nướu thường chỉ xảy ra ở
người lớn.
Khô miệng
Dạo gần đây bạn thường bất giác liếm mơi vì khơ miệng. Bạn
nghĩ rằng mình chỉ đang khát nước. Nhưng thật ra, khô miệng xảy ra
đồng thời với tình trạng khơ mắt là dấu hiệu quan trọng cảnh báo hội
chứng Sjogren – một bệnh tự miễn làm cho hệ miễn dịch nhầm lẫn
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×