Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DỮ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
-------------------

SINH THÁI ỨNG DỤNG, ĐA DẠNG SINH HỌC
VÀ BẢO TỒN
Báo cáo chuyên đề cá nhân

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
PHÁT DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DỮ TRỮ SINH QUYỂN
RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

GVHD: PGS.TS. LÊ QUỐC TUẤN
HVTH: NGUYỄN THANH NHÀN

TP.HCM, tháng 9/2017

i


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN HIỆN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ ....................1
1.1. Vị trí địa lý. ................................................................................................2
1.2. Lịch sử hình thành .....................................................................................3
1.3. Vai trị rừng ngập mặn Cần Giờ ................................................................4
1.4. Cơng tác quản lý tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ .......5
1.4.1 Cơ cấu tổ chức .........................................................................................5


1.4.2.Nội dung và công tác quản lý .........................................................9
1.4.3. Công tác quản lý .....................................................................................9
1.5. ĐA DẠNG SINH HỌC RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ .................................11
1.5.1. Về thực vật ............................................................................................11
1.5.2. Về động vật ..........................................................................................16
CHƯƠNG 2.HIỆN TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN
CẦN GIỜ ......................................................................................................19
2.1. Các dịch vụ vận chuyển ...........................................................................19
2.1.1. Đường bộ ..............................................................................................19
2.1.2. Đường thủy...........................................................................................19
2.2. Hệ thống các điểm và hình thức hoạt động du lịch sinh thái tại rừng ngập
mặn Cần Giờ .............................................................................................................20
2.2.1. Biển chết ...............................................................................................20
2.2.2. Câu cá sấu .............................................................................................20
2.2.3. Đầm dơi ................................................................................................21
2.2.4. Sân chim ...............................................................................................22
2.2.5. Tháp Tang Bồng ...................................................................................23
2.2.6. Vườn sưu tầm thực vật .........................................................................24
2.2.7. Khu bảo tồn động vật hoang dã............................................................24
2.2.8. Bảo tàng Cần Giờ .................................................................................24
2.2.9. Các dịch vụ nghĩ dưỡng .......................................................................25

ii


CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI RỪNG
NGẬP MẶN CẦN GIỜ ...............................................................................27
3.1. Bảo vệ yếu tố sinh thái môi trường đặc thù của rừng ngập mặm Cần Giờ
...................................................................................................................................27
3.2. Yếu tố con người trong du lịch sinh thái ở rừng ngập mặn Cần Giờ .....28

3.2.1. Đối với đội ngũ quản lý và hướng dẫn du lịch sinh thái .....................28
3.2.2. Đối với khách du lịch ...........................................................................29
3.2.3. Đối với những cư dân địa phương .......................................................29
3.3. Yếu tố xây dựng cơ sở hạ tầng ................................................................31
3.4. Xây dựng và quản bá thương hiệu ...........................................................31
CHƯƠNG 4.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ TẠI RỪNG NGẬP MẶN CẦN
GIỜ ...........................................................................................................................33
4.1. Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn. ..................................33
4.2. Đối với chính quyền địa phương .............................................................34
4.3. Đối với Ban quản lý .................................................................................35
4.4. Đối với nhân dân địa phương ..................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................36

iii


DANH MỤC BẢN ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Bản đồ vị trí rừng ngập mặn Cần Giờ ..............................................................3
Sơ đồ tổ chức ban phòng hộ huyện Cần Giờ ...................................................6
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ CẦN GIỜ ...........8

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Thực vật.............................................................................................14
Hình 2. Bần Chua ........................................... Error! Bookmark not defined.
Hình 3. Động vật ............................................................................................16
Hình 4. Các lồi chim .....................................................................................18
Hình 5. Các lồi thú........................................................................................18

Hình 6. Biển chết ............................................................................................20
Hình 7. Câu cá giải trí ....................................................................................21
Hình 8. Đầm dơi .............................................................................................22
Hình 9. Tháp Tang Bồng ................................................................................23

v


MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam phát triển một cách nhanh
chóng và mỗi năm mức tăng trưởng tăng gấp đôi so với năm trước. Ngành du
lịch đã thể hiện một phần quan trọng trong ngành công nghiệp dịch vụ đối với
nền kinh tế quốc gia và tạo ra nhiều việc làm trực tiếp và gián tiếp cho toàn xã
hội. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành du lịch đã và bắt đầu tạo ra nhiều ảnh
hưởng tiêu cực cho xã hội và môi trường. Đây khơng những là nguy cơ của
mơi trường mà cịn cả chính ngành du lịch. Du lịch bền vững và du lịch sinh
thái mong muốn đem lại những đóng góp quan trọng để giải quyết những vấn
đề trên.
Nằm trong hệ thống các khu rừng ngập mặn ở Việt Nam, rừng ngập
mặn Cần Giờ đã được UNESSCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế
giới. Với điều kiện môi trường đặc biệt, hệ sinh thái ở đây là hệ sinh thái
trung gian với rất nhiều loài động thực vật khác nhau. Có một số lồi có tên
trong sách đỏ Việt Nam như: Tắc kè, trăn đất, cá sấu hoa cà, rắn cạp
nong,…Từ năm 2000, khu du lịch sinh thái Vàm Sát nằm trong vùng lõi của
khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ được thành lập. Đến tháng 2/2003 tổ chức du
lịch thế giới công nhận khu du lịch Vàm Sát là một trong hai khu du lịch sinh
thái phát triển của thế giới.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển khu du lịch sinh thái
rừng ngập mặn Cần Giờ có nhiều vấn đề đặt ra, như: mơi trường, giao thông

vận tải, nhân lực… trên cơ sở phân tích hiện trạng du lịch sinh thái tại rừng
ngập mặn Cần Giờ đưa ra một số kiến nghị nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra
trước yêu cầu phát triển du lịch bền vững như vấn đề bảo vệ môi trường đặc
thù, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và các vấn đề về cộng đồng xã hội tại
nơi xây dựng khu du lịch sinh thái.

1


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN HIỆN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ
Cần Giờ là một trong 5 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh,
nằm án ngữ ở vùng biển phía Đơng Nam thành phố và cách trung tâm thành
phố khoảng 50 km.
Bán đảo Cần Giờ là phần duyên hải cực Nam, với bờ biển dài 13 km từ
mũi Cần Giờ đến mũi Đồng Tranh. Diện tích tự nhiên của huyện Cần Giờ là
71.642 ha (chiếm trên 30% diện tích của tồn thành phố), trong đó trên 31%
là diện tích mặt nước; 46,4% (tương đương 33129 ha) là đất rừng và rừng.
Mật độ dân số trung bình tồn huyện là 82 người/km2.
Cần Giờ là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển về nuôi trồng và
đánh bắt thủy sản, về lâm nghiệp, về nông nghiệp, và đặc biệt là về du lịch
sinh thái. Cần Giờ hội đủ các yếu tố cần cho phát triển du lịch sinh thái như:
rừng, biển, thủy hải sản, giao thông thủy, cảnh quan thiên nhiên, truyền thống
lịch sử cách mạng, văn hóa lễ hội dân gian. Là huyện duy nhất của thành phố
Hồ Chí Minh có rừng ngập mặn gắn với mạng lưới sông rạch quanh co uốn
khúc. Hơn nữa, Cần Giờ cịn có khu di tích lịch sử cách mạng rừng Sác, khu
du lịch Lăng Cá Ơng, bãi biển 30/4, mơ hình ni trồng thủy hải sản; khu
Lâm Viên Cần Giờ với nhiều khả năng thu hút khách du lịch, đặc biệt là du
khách nước ngoài.
Như vậy, ở Cần Giờ hai yếu tố rừng và biển là hai yếu tố quan trọng

quyết định, thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái nói riêng và phát triển kinh tếxã hội của huyện Cần Giờ nói chung. Trong những năm gần đây, chính nhờ
lợi thế phát triển du lịch mà Cần Giờ được đầu tư nhiều về cơ sở hạ tầng,
trong đó các tuyến đường giao thơng được ưu tiên hàng đầu. Hiện nay, tuyến

1


đường rừng Sác là tuyến đường chính, xuyên suốt từ phà Bình Khánh đến mũi
Cần Giờ đã được nâng cấp đạt chất lượng cao.
1.1. Vị trí địa lý
Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm gọn trong huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ
Chí Minh. Khu dự trự sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ được hình thành ở
hạ lưu sơng Đồng Nai - Sài Gịn, nằm ở cửa ngỏ Đơng Nam Thành phố Hồ
Chí Minh.
Tọa độ:
Vĩ độ Bắc: 10022’B – 10040’B
Vĩ độ Đông: 106046’B – 107001’Đ
Giới hạn bởi các đoạn sông, rạch, tắc: Sơng Sồi Rạp – sơng Vàm Sát –
rạch Đơn – tắc An Nghĩa – sơng Lịng Tàu – tắc Rổi – sông Đồng Tranh – tắc
Nước Hội – sông Thị Vải – sơng Gị Gia – sơng Cái Mép và Biển Đơng.
Cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70 km, khu dự trữ
sinh quyển Cần Giờ giáp tỉnh Tiền Giang và Long An ở phía Tây; và giáp tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu ở phía Đơng.
Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là 75.740
ha, trong đó vùng lõi 4.721 ha, vùng đệm 41.319 ha, và vùng chuyển tiếp
29.880 ha.

2



Bản đồ vị trí rừng ngập mặn Cần Giờ

1.2. Lịch sử hình thành
Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ cịn gọi là rừng Sác là một quần thể
gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và thủy sinh được hình thành trên
vùng châu thổ rộng lớn của các sơng Đồng Nai, Sài Gịn, Vàm Cỏ Đơng và
Vàm Cỏ Tây.
Trước chiến tranh Cần Giờ thuộc tỉnh Đồng Nai và nơi đây là khu rừng
ngập mặn với quần thể động thực vật phong phú. Rừng ngập mặn Cần Giờ
được che phủ dày trên diện tích hơn 40.000 ha. Các lồi cây rừng chịu mặn,
chịu lợ có chiều cao trung bình trên 20m, đường kính 25-40 cm là nguồn cung
cấp chất đốt và gỗ gia dụng cho thành phố Sài Gòn xưa kia. Các loại chim,
thú rừng quý hiếm, các loại cua biển, tơm cá, nghêu sị nước lợ khá dồi dào,
cung ứng hầu hết cho các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Trong các thời kỳ chiến

3


tranh chống Pháp, Mỹ, rừng Sác nằm trên con đường giao thông huyết mạch,
là cửa ngõ đường thủy yếu hầu của Sài Gịn. Nhân dân và bộ đội đặc cơng
rừng Sác anh hùng là nỗi kinh hoàng của bọn xâm lược. Từ đó chúng cho
rằng: Cịn rừng Sác thì Sài Gịn khơng ổn định. Cho nên với phương châm
chiến tranh hiện đại, Mỹ quyết tâm lột da rừng Sác. Từ năm 1964 đến 1970,
Mỹ đã rải liên tục xuống khu rừng này chất khai hoang trong đó có 62,2% là
hợp chất màu da cam. Mất rừng đất trở nên cằn cõi, sơng rạch bị xói mịn
nghiêm trọng, nhiều vùng đất đã trở thành sa mạc. Sau ngày đất nước giải
phóng, các nhà sinh thái học người Mỹ như Pleifer, Wasting sau khi xem tận
mắt khu rừng Sác, đã phát biểu: Phải cần khoảng 100 năm để khôi phục hệ
sinh thái Cần Giờ.
Năm 1978, Cần Giờ được sáp nhập về thành phố Hồ Chí Minh. Năm

1979, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí minh phát động chiến dịch trồng
lại rừng Cần Giờ, thành lập Lâm trường Duyên Hải (đóng tại Cần Giờ, thuộc
ty Lâm nghiệp) với nhiệm vụ khôi phục lại hệ sinh thái ngập mặn. Sau 20
năm với bao công sức và tiền bạc, rừng ngập mặn Cần Giờ đã được khơi
phục. Hiện nay, diện tích rừng đã phủ xanh hơn 31 nghìn ha, trong đó có gần
20 nghìn ha rừng trồng, hơn 11 nghìn ha được khoanh ni tái sinh tự nhiên
và các loại rừng khác.
Ngày 21/01/2000, khu rừng này đã được chương trình Con Người và
Sinh Quyển - MAB của UNESSCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển đầu
tiên của Việt Nam, nằm trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế
giới.
1.3. Vai trò rừng ngập mặn Cần Giờ
Rừng ngập mặn (RNM) có tác dụng làm chậm dòng chảy và phát tán
rộng nước triều. Nhờ hệ thống rễ dày đặc trên mặt đất của các lồi đước, vẹt,
mắm, và bần cản sóng cát tích lũy phù sa cùng mùn bã thực vật tại chỗ nên

4


chúng có tác dụng làm chậm dịng chảy và thích nghi với mực nước biển
dâng.
Bảo đảm ổn định và phát triển nguồn lợi thủy sản cho địa phương, gìn
giữ được nguồn gen các loài động thực vật quý hiếm như: Cóc đỏ, Rái cá, cá
Sấu....
Tạo ra địa điểm nghỉ ngơi, giải trí, du lịch sinh thái cho cư dân trong và
ngoài thành phố. Trong những năm gần đây, Rừng ngập mặn Cần Giờ đã trở
thành điểm tham quan, du lịch sinh thái cho người dân, cho du khách trong và
ngoài nước nhờ cảnh quan tươi đẹp, môi trường trong lành. Việc phát triển du
lịch tại địa phương đã góp phần nâng cao đời sống người dân, khai thác được
giá trị của Rừng ngập mặn Cần Giờ.

Là địa điểm nghiên cứu khoa học hiện nay, hệ sinh thái rừng ngập mặn
Cần Giờ là nơi được ví như một phịng thí nghiệm tự nhiên to lớn, là nơi lý
tưởng cho các nhà khoa học, sinh viên, học sinh đến nghiên cứu, học tập.
Những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngồi nước đã góp
phần phục vụ cho cơng tác quản lý và phát triển Rừng ngập mặn Cần Giờ
ngày càng bền vững
1.4. Công tác quản lý tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn
Cần Giờ
1.4.1. Cơ cấu tổ chức

5


UBND TP. HỒ
CHÍ MINH

UBND
HUYỆN
CẦN GIỜ

UBND
CÁC XÃ

SỞ NN &
PTNT

CHI CỤC
PHÁT
TRIỂN
LÂM

NGHIỆP

BAN QUẢN
LÝ RỪNG
PHỊNG HỘ
CẦN GIỜ
PHÂN KHU,
TIỂU KHU

CÁC HỘ
GIỮ
RỪNG

ĐƠN VỊ
NHẬN
KHỐN BVR

CÁC HỘ
GIỮ
RỪNG

CHI CỤC
KIỂM
LÂM

HẠT
KIỂM
LÂM
CẦN GIỜ
CÁC

TRẠM
KIỂM
LÂM

Quan hệ trực
tiếp
Quan hệ gián
tiếp

Sơ đồ tổ chức ban phòng hộ huyện Cần Giờ
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố là cơ quan tham
mưu giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo tồn
và phát triển Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.

6


Các Sở - ngành liên quan có trách nhiệm thực hiện chức năng giúp
UBND thành phố quản lý nhà nước chuyên ngành và UBND huyện Cần Giờ
thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn và phát triển Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập
mặn Cần Giờ do UBND thành phố giao.
UBND thành phố giao cho UBND huyện Cần Giờ quản lý địa giới tồn
bộ diện tích Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, ngoại trừ diện
tích 4.379 ha thềm lục địa từ Thạnh An, Cần Thạnh đến Long Hòa thuộc
Trung ương quản lý, khi cần tác nghiệp phải xin ý kiến các cơ quan có thẩm
quyền. Ngồi ra, UBND huyện Cần Giờ cịn có thẩm quyền hướng dẫn và xử
phạt người dân không chấp hành quy định về sinh hoạt trong Khu Dự trữ sinh
quyển.
Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ có trách
nhiệm thực hiện nhiệm vụ quy định trong quyết định thành lập và làm đầu

mối phối hợp với các cơ quan chuyên môn, cơ quan khoa học, huyện Cần
Giờ, các chủ rừng và các tổ chức xã hội trong và ngoài nước, để thực hiện
việc bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái của Khu Dự trữ sinh quyển Cần
Giờ.
Chi cục Kiểm lâm thành phố, trực tiếp là Hạt Kiểm lâm Cần Giờ chịu
trách nhiệm giám sát việc thực hiện Luật Bảo vệ và phát triển rừng trên địa
bàn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. Kiểm tra và xử phạt
hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền.
Các chủ rừng có trách nhiệm bảo vệ, khai thác, bảo tồn và phát triển
rừng ngập mặn Cần Giờ phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và Công
ước quốc tế về Khu Dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận.

7


SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ CẦN GIỜ
TRƯỞNG BAN

PHĨ TRƯỞNG BAN
(TỔ CHỨC)

PHỊNG
TỔ CHỨC
HÀNH
CHÁNH

PHĨ TRƯỞNG
BAN
(KỸ THUẬT)


PHỊNG
TÀI
CHÍNH
KẾ
HOẠCH

ĐỘI LƯU
ĐỘNG

TRUNG
TÂM
TTGDMT
& DL SINH
THÁI

PHỊNG KỸ
THUẬT
PHÁT
TRIỂN TÀI
NGUN
RỪNG

CÁC PHÂN KHU
TIỂU KHU

CÁC ĐƠN VỊ
NHẬN KHỐN
BVR

CÁC HỘ GIỮ

RỪNG

CÁC HỘ GIỮ
RỪNG

Quan hệ trực tiếp
Quan hệ gián tiếp

8


1.4.2. Nội dung và công tác quản lý
Nội dung và công tác quản lý
Khu dự trữ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ được quản lý theo Quyết
định 05/2008/QĐ-UBND về quy chế quản lý khu dự trữ sinh quyển rừng ngập
mặn Cần Giờ do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành.
Có 3 nội dung chính trong việc quản lý khu dự trữ sinh quyển:
1. Bảo đảm sự cân bằng động của hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ
sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
2. Điều hịa các mối quan hệ giữa con người và mơi trường trong phạm
vi khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
3. Phát triển kinh tế xã hội kết hợp với bảo vệ môi trường và hệ sinh
thái rừng ngập mặn Cần Giờ.
1.4.3. Công tác quản lý

Điều tra, đánh giá, lập kế hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi khu Dự trữ sinh quyển
phải được điều tra, đánh giá trữ lượng, khả năng tái sinh, giá trị kinh tế để làm
căn cứ lập kế hoạch sử dụng và xác định mức độ giới hạn cho phép khai thác
ở từng vùng chức năng: vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp.

Bảo vệ đa dạng sinh học trong phạm vi khu Dự trữ sinh quyển
rừng ngập mặn Cần Giờ
Việc bảo vệ đa dạng sinh học phải được thực hiện trên cơ sở bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng dân cư địa phương và các đối tượng
có liên quan.
Thành lập các ngân hàng gen để bảo vệ và phát triển các nguồn gen bản
địa quý hiếm. Giới hạn việc du nhập các giống lồi khơng phải là bản địa nếu
chưa được nghiên cứu và đánh giá một cách khoa học.

9


Xây dựng kế hoạch bảo vệ các loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ
tuyệt chủng; Áp dụng các biện pháp ngăn chặn việc săn bắt, khai thác kinh
doanh, sử dụng các loài này đồng thời thực hiện các chương trình chăm sóc,
ni dưỡng, bảo vệ theo chế độ đặc biệt phù hợp với từng loài.
Phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo
Khuyến khích việc sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo được
khai thác từ gió, mặt trời, nước, sinh khối trong phạm vi khu Dự trữ sinh
quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
Nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ: Mọi tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ trong phạm vi khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ đều
phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ mơi trường.
Phải xây dựng hồn chỉnh và vận hành thường xun các cơng trình xử
lý ơ nhiễm mơi trường; xây dựng hệ thống thu gom tách riêng và xử lý triệt để
toàn bộ lượng nước thải phát sinh từ quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ vận hành thường xun các cơng trình xử lý ơ nhiễm mơi trường; đảm
bảo các tiêu chuẩn, quy định về môi trường.
Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ môi

trường, bảo vệ khu Dự trữ sinh quyển cho người lao động trong cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình.
Đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải có đầy đủ các
thiết bị, dụng cụ thu gom tập trung chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công
nghiệp, chất thải nguy hại và đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận chất thải đã được
phân loại tại nguồn từ các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập
trung, phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý
khí thải đảm bảo các tiêu chuẩn, quy định về bảo vệ môi trường và được vận
hành thường xuyên.

10


Bảo vệ môi trường đối với các làng nghề
Việc quy hoạch, xây dựng, cải tạo và phát triển làng nghề phải gắn với
việc bảo vệ mơi trường, có hệ thống thu gom tập trung các loại chất thải rắn
sinh hoạt, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại. Phải có hệ thống thu
gom và xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý khí thải đảm bảo các tiêu
chuẩn, quy định về bảo vệ môi trường và được vận hành thường xuyên.
Bảo vệ cảnh quan đối với các cơng trình xây dựng
Các cơng trình xây dựng trong phạm vi khu Dự trữ sinh quyển rừng
ngập mặn Cần Giờ phải bảo đảm các điều kiện như sau:
Trong vùng lõi: khơng cho phép xây dựng các cơng trình, trừ những
cơng trình phục vụ cho mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học và được cấp có
thẩm quyền cho phép.
Trong vùng đệm: chỉ chấp nhận các cơng trình xây dựng có kết cấu và
vật liệu xây dựng hài hòa với cảnh quan tự nhiên, không làm vỡ cân bằng sinh
thái và được các cấp có thẩm quyền cho phép.
Trong vùng chuyển tiếp: các cơng trình xây dựng phải phù hợp với quy
hoạch xây dựng và quy hoạch của Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần

Giờ.
1.5. ĐA DẠNG SINH HỌC RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ
1.5.1. Về thực vật
Rừng ngập mặn Cần Giờ có vị trí địa lý rất đặc biệt, với hệ sinh thái đất
ngập nước ven biển, rừng ngập mặn vừa bị tác động của sông và biển. Hàng
năm rừng ngập mặn nhận một lượng lớn phù sa từ sông Đồng Nai, cùng với
ảnh hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều làm cho hệ động, thực vật nơi
đây rất phong phú và đa dạng. Các loại cây trong rừng trở thành nguồn cung

11


cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho rất nhiều lồi thủy sinh, cá và các động vật có
xương sống khác.
Hệ thực vật có 157 lồi thực vật thuộc 76 họ trong đó có 35 lồi cây
rừng ngập mặn thuộc 36 chi, 24 họ.
Theo điều tra của Ban quản lý Rừng phịng hộ mơi trường Thành phố
Hồ Chí Minh có 35 loài thực vật thân gỗ ngập mặn gồm: Đước, Đưng, Bần,
Mấm, Giá, Dà, Cóc, Xu, Sú, Vẹt…Mức độ này so với các khu rừng ngập mặn
trong nước cũng như các nước trong khu vực Châu Á là phong phú. Ví dụ:
Campuchia (26/35 lồi), Thái Lan (37/35 lồi), Indonesia (37/35 loài),
Malaisia (35/35 loài), Philippines (32/35 loài), Pakistan (5/35 loài), New
Zealand (1/35 loài). Đồng thời số loài cây gia nhập rừng ngập mặn tại Cần
Giờ lên đến 120 loài, với hầu như gần đầy đủ so với khu vực miền Đông Nam
Bộ.
Thảm thực vật tự nhiên
- Rừng Mắm tự nhiên phân bố tại khu vực ven biển, loại rừng này gồm
2 trạng thái: 1, Rừng Mắm non phát triển trên đất bãi bồi, dạng đất bùn lỏng
và 2, Rừng Mắm trưởng thành phát triển trên đất bãi bồi, dạng bùn. Các quần
xã cây ngập mặn của loại rừng này chủ yếu là: quần xã mắm biển thuần loại

(Avicennia marina), quần xã mắm đen thuần loại (Avicennia officinalis) và
quần xã mắm trắng (Avicennia alba).
- Rừng mắm, đước hỗn giao phân bố xem kẽ với rừng Mắm tại khu vực
ven biển, loại rừng này gồm 03 trạng thái: 1, Rừng Mắm - Đước hỗn giao non
phát triển trên đất bắt đầu ổn định, dạng đất sét mềm, cây mắm là loài chiếm
ưu thế, cây đước bắt đầu xuất hiện; 2, Rừng Đước - Mắm hỗn giao phát triển
trên nền đất đã ổn định, dạng đất sét mềm, cây đước chiếm ưu thế và đang
trong quá trình thay thế cây mắm; 3, Rừng hỗn giao giữa rừng tự nhiên và
rừng trồng nhưng được thống kê vào diện tích rừng tự nhiên do tỷ lệ cây rừng

12


tự nhiên xâm nhập vào rừng Đước trồng rất cao làm thay đổi căn bản cấu trúc
rừng cũng như các đặc điểm lâm học của rừng trồng. Trong loại rừng này chủ
yếu phân bố quần xã Mắm trắng (Avicennia alba) - Đước (Rhizophoza
apiculata).
- Rừng Đước tự nhiên gồm 02 trạng thái: 1, Rừng Đước non tự nhiên
phát triển trên nền đất đã ổn định, dạng đất sét mềm. Loại rừng này xuất hiện
trên nền đất mới cố định, thay thế cho các loài Mắm; 2, Rừng Đước trưởng
thành phát triển trên nền đất đã ổn định, dạng đất sét mềm hoặc sét cứng. Các
quần xã cây ngập mặn của loại rừng này chủ yếu là: quần xã Đước
(Rhizophoza apiculata), quần xã Đước (Rhizophoza apiculata) - Vẹt tách
(Bruguiera parviffora); quần xã Đưng (Rhizophoza mucronata) - Đước
(Rhizophoza apiculata).
* Thảm thực vật trồng
Thảm thực vật trồng tại khu vực gồm có rừng Mắm trồng, rừng Đước
trồng, cây trồng trong khu dân cư và cây trồng hàng năm. Hầu hết rừng được
trồng trên nền đất đã cố định, dạng sét. Loại rừng này chủ yếu bao gồm quần
xã Mắm trắng (Avicennia alba) và quần xã Đước (Rhizophoza apiculata). Cây

trồng hàng năm chủ yếu là hoa màu phân bố trên đất giồng cát ven biển có
mạch nước ngọt treo. Cây trồng trong khu dân cư chủ yếu là rau và cây ăn
quả, phân bố dọc các con sông lớn và kênh rạch trên đất bãi bồi cao.
Thảm thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ được cấu thành bởi 15 loại
quần xã tạo nên mức độ đa dạng hết sức phong phú của các kiểu sinh cảnh tự
nhiên cũng như trồng trên đất ngập nước. Các kiểu sinh cảnh bao gồm:
Quần xã Mấm trắng (Avicennia alba) phân bố trên đất mới bồi, bùn
lỏng chúng mọc thuần loại hoặc hỗn giao với Bần chua (sonneratica
cáeolaris), Mấm đen (Avicennia officinalis).

13


Quần xã Mấm trắng – Bần trắng (Sonneratia alba) phân bố ở các cửa
sông, ven sông rạch bùn nhão.
Quần xã Mấm trắng – Mấm đen phân bố ở vùng đất ổn định hơn.
Quần xã Mấm đen – Đước (Rhizophora apiculata) phân bố ở vùng đất
ốn định ít ngập triều.

Mấm đen

Cây đước
Hình 1. Thực vật

Quần xã Đước – Mấm đen phân bố ở nơi có địa hình cao hơn và Đước dần
chiếm ưu thế.
Quần xã Đước thuần loại, nằm trên vùng đất cao tương đối ổn định,
các quần xã tự nhiên dần được thay thế bằng rừng trồng. Loại quần xã này có
diện tích lớn, trở thành kiểu rừng quan trọng và chiếm ưu thế cho hệ sinh thái
toàn vùng (khoảng 21000 ha).

Quần xã Đước – Cây bụi phân bố trên các vùng đất cao hơn, các loài
cây thân gỗ nhỏ bắt đầu xuất hiện xâm chiếm với cây Đước.
Quần xã Đưng (Rhizophora muccronata) trên đất bãi bồi khá cao, toàn
bộ là rừng trồng.

14


Quần xã Mấm quăn (Avicennia lanata) phân bố ở các vùng đất chặt,
ngập triều cao, các ruộng muối bỏ hoang đã có Mấm quăn xuất hiện tự nhiên.
Quần xã Cóc vàng (Lumnitzera racemosa) phân bố trên vùng đất cao,
sét chặt, trên cả ruộng muối bỏ hoang.
Quần xã Chà Là nước (Phoenix paludosa) phân bố trên vùng đất cao,
sét chặt, ít ngập triều, thuần loại hoặc hỗn giao với Ráng đại (Acrostichum
aurerum), Lức (Pluchea indicas), Tra lâm Vồ (Thespesia populnea)…
Quần xã Dà (Ceriops tagal) – Cóc – Giá (Excoecaria agallocha) phân
bố tren đất sét chặt, ngập triều cao.
Quần xã Ráng phân bố khá rộng trên vùng đất từ mặn sang lợ, nơi đất
cao chỉ ngập khi triều cường.
Quần xã Bần chua (Sonnerarita caseolaris) phân bố ở vùng đất mới bồi
dọc sông, nước lợ. Quần xã Bần chua có thể mọc thuần loại hoặc hỗn giao
với Mấm trắng, Mấm đen tùy theo độ cao cua đất.
Hình 2 Bần chua

15


Quần xã Dừa nước (nypa fruiticans) phân bố dọc theo kênh rạch có độ
mặn thấp (nước lợ). Đất phù sa bồi đắp đã bắt đầu ổn định, chặt. Quần xà Dừa
nước có thể mọc thuần loại hoặc hỗn giao với Mái Dầm, Ơ rơ, Lác, Cói,…

Trong hệ thực vật này có một kiểu rừng đặc biệt đó là rừng hỗn giao lá
rộng mưa mùa nhiệt đới, kể cả kiểu rừng tre nứa qua nhiều năm chiến tranh
đã bị tàn phá nặng nề nhưng vẫn cịn sót lại như rặng rừng, tre gai, táo
rừng…còn lại chủ yếu là những loại cây sống trong vùng nước lợ và ngập
mặn như: Hội đoàn chà là.
1.5.2. Về động vật
Khu hệ động vật không xương sống, thủy sinh: có 700 lồi thuộc 44
họ: Cua biển, tơm Sú, tơm Thẻ Bạc, sị Huyết,…
Khu hệ động vật thủy sinh khơng xương sống với trên 700 lồi, khu
hệ cá trên 130 lồi, khu hệ động vật có xương sống có 9 lồi lưỡng thê, 31
lồi bị sát, 4 lồi có vú. Trong đó có 11 lồi bị sát có tên trong sách đỏ Việt
Nam như: tắc kè (gekko gekko), kỳ đà nước (varanus salvator), trăn
đất (python molurus), trăn gấm (python reticulatus), rắn cạp nong (bungarus
fasciatus), rắn

hổ

mang

(naja

naja), rắn

hổ

chúa (ophiophagus

hannah), vích (chelonia mydas), cá sấu hoa cà (crocodylus porosus)… Khu hệ
chim có khoảng 130 lồi thuộc 47 họ, 17 bộ. Trong đó có 51 lồi chim nước
và 79 lồi khơng phải chim nước sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau.

Hình 3. Động vật

Cá sấu hoa cà

Kỳ đà
16


Khu hệ cá: có 137 lồi thuộc 39 họ: cá Ngát, cá Bông Lau, cá Dứa,…
sự phân bố, thành phần và số lượng của chúng phụ thuộc vào các vùng địa lý
sinh học khác nhau về độ mặn, nhiệt độ nước và nguồn thức ăn. Các loài cá
sống trong RNM hết sức đa dạng, đa số là ăn tạp kể cả xác hữu cơ thực vật,
sinh vật thuỷ sinh, trong số đó có nhiều lồi có giá trị kinh tế, các ấu trùng và
cá con của các họ Gerridae, Sparidae và Mugilidae chiếm ưu thế trong các
quần xã cá. Có thể phân các lồi có trong RNM thành các nhóm: (1) thường
trú, (2) các loài chỉ sống trong RNM khi trưởng thành và (3) các lồi có mặt ở
RNM theo mùa (đẻ trứng, ấu trùng và cá con). Nguồn thức ăn mà RNM cung
cấp là nguyên nhân chính tạo nên mơi trường thích hợp cho cá phát triển.
Khu hệ lưỡng thê, bị sát: có 9 lồi lưỡng thê, 31 lồi bị sát: lồi trăn
gió (Phyton molorus bivittatus), trăn gấm (P. reticulatus) và rắn lục cườm
(Chysoplea ternata) thường gặp trong RNM. Ngoài ra cũng cạp nong
(Bungarus fasciatus), hổ đất (Naja naja atra). Kỳ đà nước (Vanarus salvator)
là lồi bị sát rất thường gặp trong hầu hết các cánh RNM Cần Giờ. Một số
loài rắn nước (Cerberus rhynchop), rắn nước nhỏ (Morelia spilotes) sử dụng
RNM là nơi kiếm ăn và che chở, thường gặp ở hầu hết các RNM.
Khu hệ chim: có 130 lồi, 47 họ, 17 bộ: Bồ nơng chân xám, Diệc xám,
Vạc, Già Đẫy, Giang sen,… Chim có mặt ở hầu hết các loại RNM. Thời gian
kiếm ăn chủ yếu khi nước triều rút để lộ các bùn mềm với nguồn động vật
vùng triều rất dồi dào. Người ta đã thống kê được hơn 200 lồi chim có trong
RNM. Trong số đó có 14 lồi chỉ có ở RNM, 20 lồi sử dụng RNM như mơi

trường đầu tiên trong vịng đời của chúng, 60 lồi sử dụng mơi trường này
quanh năm hoặc theo từng mùa thích hợp (Saenger, 1977). Một số chim hút

17


mật chỉ đến RNM vào mùa ra 20 hoa. Có thể nói khu hệ chim ở đây khá
phong phú so với các mơi trường khác.

Giang sen

Cị
Hình 4. Các lồi chim

Khu hệ thú: có 19 lồi, 13 họ, 7 bộ như Mèo Rừng, Khỉ đi dài, Cầy vịi
đốm, Nhím.

Khỉ đi dài
Hình 5. Các loài thú

18


Chương 2
HIỆN TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI RỪNG NGẬP
MẶN CẦN GIỜ
2.1. Các dịch vụ vận chuyển
Sau nhiều năm xây dựng, hiện nay hệ thống đường giao thông dẫn đến
khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ đã khá hoàn thiện.
2.1.1. Đường bộ

Từ trung tâm thành phố khách du lịch theo đường Nguyễn Tất Thành đi
thẳng khoảng 13km đến phà Bình Khánh. Sau khi qua phà Bình Khánh, khách
du lịch tiếp tục đi thẳng theo con đường độc đạo đến biển Cần Giờ. Đi khoảng
15km đến ngã ba lý Nhơn quẹo phải. Tiếp tục đi thẳng qua cầu Vàm Sát, cầu
Gốc Tre quẹo phải là đền khu du lịch Vàm Sát. Tuyến đường đã được nhựa
hóa hồn tồn, tạo điều kiện thuận lợi cho xe ô-tô khách đưa khách đến tận
nơi.
Ngồi ra, khách du lịch cịn có thể đi xe buýt đến khu du lịch sinh thái
rừng ngập mặn Cần Giờ bằng tuyến Bến Thành – Cần Giờ. Sau khi qua phà
Bình Khánh, khách tiếp tục mua vé lên tuyến Bình Khánh – Cần Thạnh. Trên
đường đi, đến cầu Dần Xây thì dừng lại đi vào trạm đón khách Vàm Sát và
bắt đầu chuyến tham quan.
2.1.2. Đường thủy
Khách du lịch đến trạm đón khách tại chân cầu Dần Xây thuộc huyện
Cần Giờ mua vé và lên tàu bắt đầu chuyến tham quan. Hành trình đường thủy
có nhiều thú vị vì khách có thể chiêm ngưỡng cảnh quan tuyệt đẹp hai bên bờ
sông và quan sát cuộc sống của những ngư dân địa phương.

19


×