Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

BỘ GIÁO dục và đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.05 KB, 8 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÀI KIỂM TRA

MÔN: TRIẾT HỌC
Học viên thực hiện: Nguyễn Văn Bài
Lớp:
CH30- QLKTK.
Khoa:
Kinh tế &PTNT
Mã số HV: 30200154

Năm học 2021-2022



HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
Năm học 2020 – 2021
MÔN: TRIẾT HỌC
HỌ TÊN HV: NGUYỄN VĂN BÀI
LỚP:
CH30- QLKTK
KHOA:
KINH TẾ & PTNT
MÃ HỌC VIÊN: 30200154
NGÀY SINH: 15/06/1980
BÀI LÀM
Câu 1: Trình bày khái niệm lực lượng sản xuất. Trong kết cấu của lực
lượng sản xuất, yếu tố nào có tính động nhất, cách mạng nhất? Tại sao?
* Khái niệm lực lượng sản xuất:


Lực lượng sản xuất là một khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa người lao
động với tư liệu sản xuất nhằm tạo ra một sức sản xuất vật chất nhất định.
* Trong kết cấu của lực lượng sản xuất, yếu tố nào có tính động nhất, cách
mạng nhất:
Kết cấu lực lượng sản xuất: Các nhân tố thuộc về người lao động (như năng
lực, kỹ năng, tri thức,…. của người lao động) ;các tư liệu sản xuất ( như đối tượng lao
động, công cụ lao động, các tư liệu phụ trợ của quá trình sản xuất,..). Trong đó cơng
cụ lao động là yếu tố có tính động nhất, cách mạng nhất, bởi vì:
Trong q trình sản xuất cần có cơng cụ lao động tác động vào đối tượng lao
động để tạo ra của cải vật chất thì tư liệu lao động được hồn thiện nhằm đạt được
năng suất lao động cao.
Còn trong tư liệu lao động tức là tất cả các yếu tố vật chất mà con người sử
dụng để tác động vào đối tượng lao động thì cơng cụ lao động là một yếu tố quan
trọng nhất linh hoạt nhất.
Khi công cụ lao động đã đạt đến trình độ tin học hố được tự động hố thì vai
trị của nó lại càng quan trọng. Trong mọi thời đại công cụ sản xuất luôn là yếu tố
đơng nhất của lực lượng sản xuất. Chính sự chuyển đổi cải tiến và hồn thiện khơng
ngừng của nó đã gây lên những biến đổi sâu sắc trong toàn bộ tư liệu sản xuất.
Trình độ phát triển cơng cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên
của con người. Như vậy có thể nói yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất
chính là con người.
Trong thời đại ngày nay khoa học đã phát triển tới mức trở thành nguyên nhân
trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất và đời sống nó đã trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp. Nó vừa là ngành sản xuất riêng vừa thâm nhập vào các yếu
tố cấu thành lực lượng sản xuất đem lại thay đổi về chất cho lực lượng sản xuất.
Khoa học ngày càng phát triển giúp con người nhận thức sâu sắc hơn về thế
giới trên cơ sở đó con người có thể sáng tạo ra nhiều công cụ lao động mới.
Do nhu cầu của con người của xã hội ngày càng cao cùng với kĩ năng và kinh
nghiệm của con người ngày càng phát triển cho nên con người luôn cải tiến và sáng
tạo ra công cụ lao động mới để thỏa mãn các nhu cầu đó.

Trong giai đoạn hiện nay Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội chính vì vậy việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật là một vấn đề cần thiết và tất
yếu.
3


Việc xây dựng này cần phải gắn liền với quá trình phát triển lực lượng sản xuất
trong mối quan hệ với quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất
cũng như trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Với những nhận định đúng đắn này Đảng đã xác định gắn liền q trình cơng
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước với q trình phát triển của lực lượng sản xuất. Cụ
thể là đưa ra đường lối phát triển kinh tế theo hướng đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một
nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đồng thời xây dựng quan hệ
sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 2: Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Kết hợp ngay từ đầu đổi
mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời
từng bước đổi mới chính trị”
Luận điểm trên là sự vận dụng nội dung nguyên tắc phương pháp luận
nào của phép biện chứng duy vật?
Anh (chị) hãy phân tích nội dung nguyên tắc phương pháp luận đó?
Vận dụng nguyên tắc phương pháp luận trên vào hoạt động của bản thân
anh (chị)?
Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Kết hợp ngay từ đầu đổi mới kinh tế
với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới
chính trị”. Luận điểm trên là sự vận dụng nội dung nguyên tắc khách quan. Đây là
nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nguyên tắc
khách quan yêu cầu con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phản ánh
trung thực sự vật với tất cả những bản chất vốn có của nó, tơn trọng những quy luật
khách quan của hiện thực.

Nguyên tắc khách quan cũng đòi hỏi con người khơng được lấy ý chí áp đặt
cho thực tế; khơng được lấy ý muốn chủ quan, nguyện vọng, tình cảm cá nhân bất
chấp điều kiện thực tế làm xuất phát điểm cho chiến lược và sách lược cách mạng;
không rơi vào chủ quan duy ý chí. Nếu thực hiện không đúng hoặc đi ngược lại
những yêu cầu này, sẽ rơi vào sai lầm khác nhau, mà điển hình là chủ nghĩa chủ quan
duy ý chí trong nhận thức và hành động, gây ra những hậu quả to lớn cho dù hoạt
động ở bất cứ lĩnh vực nào đòi hỏi. Vì vậy, nhận thức cần đạt tới cái bản chất, cái quy
luật chi phối sự vật
Giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là một nội
dung cốt lõi quan trọng trong các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng ta từ
khi đổi mới đến nay. Sự nhận thức và giải quyết đúng đắn vấn đề này của Đảng cũng
là khâu đột phá trong tư duy và thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp đổi mới của Đảng.
Phải khẳng định rằng, quan hệ chính trị với kinh tế là mối quan hệ biện chứng
luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Trong quá trình đổi mới đất nước, khi xác định
đường lối phát triển giữa chính trị và kinh tế, Đảng ta khẳng định “lấy đổi mới kinh tế
làm trọng tâm”. Điều này xuất phát từ quan điểm kinh tế là nền tảng của chính trị,
kinh tế bao giê cũng quyết định chính trị và điều này được khẳng định hoàn toàn
trong lý luận cũng như trong thực tiễn.
Kinh tế thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của chính trị, thậm chí một vấn đề
kinh tế khơng lớn nhưng có thể trở thành một vấn đề chính trị phức tạp, có thể làm
đảo lộn đời sống chính trị, xã hội. Lực lượng nào, giai cấp nào nắm kinh tế thì lực
lượng đó, giai cấp đó nắm quyền lực chính trị, chi phối đời sống xã hội. Ngược lại,
nếu một giai cấp, lực lượng XH đã làm chủ về quyền lực chính trị mà không xây
4


dựng và giữ được địa vị chủ đạo về kinh tế thì sớm muộn cũng sẽ khơng thể duy trì
được quyền lực chính trị. Chính vì vậy, Lênin đã rút ra nguyên lý về mối quan hệ
giữa kinh tế với chính trị:“Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế”. Đằng sau
các quan hệ chính trị là các quan hệ kinh tế, các quan hệ lợi ích kinh tế.

Ngun lý đó chỉ ra rằng: đường lối chính sách phải phản ánh được nhu cầu và
quy luật kinh tế. Chỉ trong điều kiện đó, chính trị mới lãnh đạo, quản lý kinh tế có
hiệu quả, mới giữ được vai trị chính trị. Thực tiễn những thời kỳ sau này đó xác nhận
tính đúng đắn của ngun lý ấy biểu hiện ở những thất bại của các đảng cầm quyền
rơi vào chủ quan duy ý chí trong lãnh đạo và quản lý kinh tế - xã hội.
Trong quá trình đổi mới, song song với việc lấy “đổi mới kinh tế làm trọng
tâm”, Đảng xác định phải từng “đồng thời từng bước đổi mới chính trị”. Quan điểm
này xuất phát từ chính trị mặc dù bị kinh tế quyết định nhưng chính trị lại có tính độc
lập tương đối và có sự tác động trở lại kinh tế rất mạnh mẽ sự tác động độc lập của
chính trị đến kinh tế.
Về mặt lý luận: khi nhấn mạnh vai trò của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc
thượng tầng, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin cũng khẳng định rằng kiến trúc
thượng tầng (chính trị) có tính độc lập tương đối và có sự tác động trở lại rất mạnh
mẽ đối với cơ sở hạ tầng (kinh tế). Về mặt thực tiễn: do nhận thức được quy luật kinh
tế khách quan, kiến trúc thượng tầng (chính trị) có vai trị định hướng cho quy luật
kinh tế, mang lại phương án tối ưu cho phát triển kinh tế và phục vụ vì lợi ích của giai
cấp. Với ý nghĩa đó, chính trị ra đời tồn tại và phát triển trên cơ sở nó có vai trị to lớn
tác động đến kinh tế theo những quy luật kinh tế khách quan
Xuất phát từ thực tiễn đó, để tiếp tục đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị có
hiệu quả, cần nắm vững những ngun tắc có tính phương pháp luận như sau:
Thứ nhất, nhận thức đúng vấn đề có tính quy luật là, mọi sự biến đổi của chính
trị đều là sự phản ánh sự biến đổi của kinh tế, do kinh tế quyết định. Vì vậy, phải xuất
phát từ đổi mới kinh tế mà tiến tới đổi mới chính trị; hay nói cách khác, phải xuất
phát từ thực tiễn xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà đổi
mới chính trị cho phù hợp. Đồng thời, cũng cần tích cực đổi mới chính trị, phát huy
vai trị định hướng, dẫn dắt của chính trị đối với kinh tế thơng qua các cơ chế, chính
sách phù hợp. Tuy nhiên, chính trị là lĩnh vực nhạy cảm và phức tạp nên đổi mới
chính trị phải thận trọng, có bước đi phù hợp, tiến hành từng bước.
Thứ hai, đặt mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị trong các
mối quan hệ khác của q trình đổi mới. Tại Đại hội XII, Đảng ta đã coi mối quan hệ

giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là một trong 9 mối quan hệ cơ bản của quá
trình đổi mới. Tuy các mối quan hệ đó có nội dung, bản chất khác nhau nhưng giữa
chúng lại có mối quan hệ biện chứng với nhau. Do đó, cần kết hợp hài hịa việc giải
quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị với các mối quan hệ
khác. Vì kinh tế và chính trị là hai lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội nên việc giải
quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là điều kiện giải quyết
các mối quan hệ khác.
Thứ ba, giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị gắn
với điều kiện lịch sử - cụ thể. Không phải ngẫu nhiên mà trong suốt hơn 30 năm đổi
mới, quan điểm về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị từng bước được điều chỉnh
cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử nhất định. Sự vận động của thực tiễn ở mỗi
giai đoạn đã đặt ra cho Đảng ta yêu cầu phải có những điều chỉnh cho phù hợp. Trong
giai đoạn hiện nay, giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị
5


cần được đặt trong bối cảnh mới - tiếp tục đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế trong thời đại Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư. Từ đó, có những chủ trương, chính sách cho phù hợp với đổi mới
kinh tế và đổi mới chính trị./.
Vận dụng nguyên tắc phương pháp luận trên vào hoạt động của bản thân:
Kế thừa phương pháp biện chứng duy vật và nội dung cốt lõi của nguyên tắc
khách quan trong chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Bản thân là cán bộ lãnh đạo, phải thấm
nhuần sâu sắc và vận dụng sáng tạo, mẫu mực nguyên tắc này vào đánh giá, sử dụng
cán bộ, phù hợp với thực tiễn, yêu cầu của cơ quan, đơn vị. Làm công tác tổ chức cán bộ phải sâu sát, tham mưu chính xác cho cấp ủy và lãnh đạo các cấp để có cái
nhìn khách quan, tồn diện, bao qt, tổng thể về q trình rèn luyện, phấn đấu của
từng cán bộ tại đơn vị. Quán triệt nguyên tắc khách quan là yêu cầu quan trọng hàng
đầ, để vận dụng trong công tác cán bộ, nhất là trong đánh giá và sử dụng, cất nhắc, đề
bạt cán bộ lãnh đạo, quản lý tại đơn vị.
Câu 3: Anh (chị) hãy phân tích sự tác động trở lại của kiến trúc thượng

tầng đối với cơ sở hạ tầng. Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng vai trò tác
động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng như thế nào trong
công cuộc đổi mới đất nước.
Cơ sở hạ tầng (CSHT): là toàn bộ những quan hệ sản xuất (QHSX) hợp thành
cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế- xã hội nhất định.
Khái niệm CSHT phản ánh chức năng xã hội của các QHSX với tư cách là cơ
sở kinh tế của các hiện tượng xã hội. CSHT của một xã hội cụ thể bao gồm những
CSHT thống trị, những QHSX tàn dư của xã hội trước và những QHSX là mầm mống
của xã hội sau. Trong một CSHT có nhiều thành phần kinh tế, nhiều QHSX thì kiểu
QHSX thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các thành phần kinh tế và
các kiểu QHSX khác; nó quy định và tác động trực tiếp đến xu hướng chung của toàn
bộ đời sống kinh tế xã hội. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, tính giai cấp của cơ sở
hạ tầng là do kiểu QHSX thống trị quy định. Tính chất đối kháng giai cấp và sự xung
đột giai cấp và sự xung đột giai cấp bắt nguồn từ ngay trong CSHT.
Kiến trúc thượng tầng (KTTT): là toàn bộ những quan điểm tư tưởng xã hội,
những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên
một cơ sở hạ tầng nhất định.
KTTT của xã hội có đối kháng giai cấp bao gồm: hệ tư tưởng và thể chế giai
cấp thống trị, tàn dư của các quan điểm của xã hội trước để lại; quan điểm và tổ chức
của các giai cấp trung gian. Tính chất hệ tư tưởng của giai cấp thống trị quyết định
tính chất cơ bản của KTTT trong một hình thái xã hội nhất định. Trong đó bộ phận
mạnh nhất của KTTT là nhà nước- công cụ của giai cấp thống trị tiêu biểu cho chế độ
xã hội về mặt chính trị, pháp lý. Chính nhờ có nhà nước mà tư tưởng của giai cấp
thống trị mới thống trị được tồn bộ đời sống xã hội.
Mỗi hình thái kinh tế-xã hội có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của nó.
Do đó, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng mang tính lịch sử cụ thể, giữa chúng có
mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó cơ sở hạ tầng giữ vai trị quyết định.
Cơ sở hạ tầng nào sinh ra kiến trúc thượng tầng ấy. Giai cấp nào chiếm địa vị
thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị trong đời sống tinh thần. Quan hệ
sản xuất nào thống trị thì tạo ra kiến trúc thượng tầng chính trị tương ứng. Mâu thuẫn

trong lĩnh vực kinh tế quyết định tính chất mâu thuẫn trong lĩnh vực tư tưởng.
6


Do đặc điểm nói trên, bất kỳ hiện tượng nào thuộc kiến trúc thượng tầng: nhà
nước, pháp luật, đảng phái chính trị, triết học, đạo đức,.. đều khơng thể giải thích từ
chính nó, bởi vì, chúng đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng và do
cơ sở hạ tầng quyết định.
Những biến đổi căn bản trong cơ sở hạ tầng sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự biến
đổi căn bản trong kiến trúc thượng tầng. Sự biến đổi đó diễn ra trong từng hình thái
kinh tế-xã hội và rõ rệt hơn khi chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội này sang hình thái
kinh tế-xã hội khác. Sự biến mất của một kiến trúc thượng tầng khơng diễn ra một
cách nhanh chóng, có những yếu tố của kiến trúc thượng tầng cũ còn tồn tại dai dẳng
sau khi cơ sở kinh tế của nó đã bị tiêu diệt. Có những yếu tố của kiến trúc thượng
tầng cũ được giai cấp cầm quyền mới sử dụng để xây dựng kiến trúc thượng tầng
mới.
Do đó, tính quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng diễn ra
rất phức tạp trong quá trình chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội này sang hình thái kinh
tế-xã hội khác.
Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng:
Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng được thể
hiện ở chức năng xã hội của kiến trúc thượng tầng là bảo vệ, duy trì, củng cố và phát
triển cơ sở hạ tầng sinh ra nó, đấu tranh xóa bỏ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
cũ.
Trong xã hội có giai cấp đối kháng, kiến trúc thượng tầng bảo đảm sự thống trị
chính trị và tư tưởng của giai cấp giữ địa vị thống trị trong kinh tế.
Trong các bộ phận của kiến trúc thượng tầng, nhà nước giữ vai trò đặc biệt
quan trọng, có tác dụng to lớn đối với cơ sở hạ tầng. Nhà nước không chỉ dựa vào hệ
tư tưởng mà cịn dựa vào chức năng kiểm sốt xã hội để tăng cường sức mạnh kinh tế
của giai cấp thống trị. Ăngghen viết: “bạo lực (nghĩa là quyền lực nhà nước) cũng là

một lực lượng kinh tế”. Các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng như triết học,
đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật cũng tác động đến cơ sở hạ tầng, nhưng thường thường
phải thông qua nhà nước, pháp luật.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định, chỉ có kiến trúc thượng tầng tiến bộ nảy
sinh trong quá trình của cơ sở kinh tế mới – mới phản ánh nhu cầu của sự phát triển
kinh tế, mới có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội. Nếu kiến trúc thượng tầng là
sản phẩm của cơ sở kinh tế đã lỗi thời thì gây tác dụng kìm hãm sự phát triển kinh tếxã hội. Tất nhiên sự kìm hãm chỉ là tạm thời, sớm muộn nó sẽ bị cách mạng khắc
phục.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng vai trò tác động trở lại của kiến trúc
thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng như thế nào trong công cuộc đổi mới đất nước:
Dưới chủ nghĩa xã hội hoàn chỉnh, cơ sở hạ tầng và kiến thức thượng tầng
thuần nhất và thống nhất. Vì cơ sở hạ tầng xã hội chủ nghĩa khơng có tính chất đối
kháng, khơng bao hàm những lợi ích kinh tế đối lập nhau. Hình thức sở hữu bao trùm
là sở hữu toàn dân và tập thể, hợp tác tương trợ nhau trong quá trình sản xuất, phân
phối sản phẩm theo lao động, khơng cịn chế độ bóc lột
Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến
cách mạng sâu sắc và triệt để, là một giai đoạn lịch sử chuyền tiếp nó.Bởi vì, cơ sở hạ
tầng mang tính chất quá độ với một kết cấu kinh tế nhiều thành phần đan xen của
7


nhiều loại hình kinh tế xã hội khác nhau. Cịn kiến trúc thượng tầng có sự đối kháng
về tư tưởng và có sự đấu tranh giữa giai cấp vơ sản và giai cấp tư sản trên lĩnh vực tư
tưởng văn hố.
Bởi vậy cơng cuộc cải cách kinh tế và đổi mới thể chế chính trị là một q
trình mang tính cách mạng lâu dài. Cơ sở hạ tầng thời kỳ quá độ ở nước ta bao gồm
các thành phần kinh tế như: kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản nhà
nước, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, cùng các kiểu quan hệ sản xuất gắn liền
với hình thức sở hữu khác nhau, thậm chí đối lập nhau cùng tồn tại trong một cơ cấu
kinh tế quốc dân thống nhất

Kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa phản ánh cơ sở hạ tầng của xã hội chủ
nghĩa, vì vậy mà có sự thống trị về chính trị và tinh thần Nhà nước phải thực hiện
biện pháp kinh tế có vai trị quan trọng nhằm từng bước xã hội hố nền sản xuất với
hình thức và bước đi thích hợp theo hướng như : kinh tế quốc doanh được củng cố và
phát triển vươn lên giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể dưới hình thức thu hút phần
lớn những người sản xuất nhỏ trong các ngành nghề, các hình thức xí nghiệp , công ty
cổ phần phát triển mạnh, kinh tế tư nhân và gia đình phát huy được mọi tiềm năng để
phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở kinh tế hợp lý. Các thành phần đó vừa
khác nhau về vai trị, chức năng, tính chất, vừa thống nhất với nhau trong một cơ cấu
kinh tế quốc dân thống nhất mà còn cạnh tranh nhau, liên kết và bổ xung cho nhau.
Để định hướng xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế này, nhà nước
phải sử dụng tổng thể các biện pháp kinh tế hành chính và giáo dục, trong dó thì biện
pháp kinh tế là quan trọng nhất nhằm từng bước xã hội hóa nền sản xuất với hình
thức và thích hợp theo hướng kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển vươn lên
giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể dưới hình thức thu hút phần lớn những người sản
xuất nhỏ trong các ngành nghề, các hình thức xí nghiệp, cơng ty cổ phần phát triển
mạnh, kinh tế tư nhân và gia đình phát huy được mọi tiềm năng để phát triển lực
lượng sản xuất, xây dựng kinh tế hợp lý
Về kiến trúc thượng tầng, Đảng ta khẳng định: Lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động của toàn Đảng, toàn dân ta.
Nội dung cốt lõi của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng về
sự giải phóng con người khỏi chế độ bóc lột thốt khỏi nỗi nhục của mình là đi làm
thuê bị đánh đập, lương ít.Trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, Đảng ghi rõ : ”xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa , nhà nước của dân,
do dân và vì dân, liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí
thức làm nền tảng, do Đảng cộng sản lãnh đạo”.

8




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×