Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

5 Lê Na TL Vệ sinh - Dinh dưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.33 KB, 39 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THỪA THIÊN - HUẾ
KHOA SƯ PHẠM
------------  ------------

VỆ SINH – DINH DƯỠNG

Sinh viên:
Trần Hoàng Lê Na
Mã số SV:
14413013317
Ngày tháng năm sinh: 25/12/1998
Khối/Lớp:
K44 CĐ GDMN
Điện thoại:
0377940286
E-mail:


Huế, 2021


TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THỪA THIÊN - HUẾ
KHOA SƯ PHẠM
----------------  ----------------

TRẦN HOÀNG LÊ NA

Đề tài:

Biện pháp nâng cao chất lượng
chăm sóc - giáo dục vệ sinh cá nhân


cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi
ở trường Mầm non Thuỷ Xuân, TP Huế, TT Huế

Giảng viên hướng dẫn
Th.s Nguyễn Văn Thu

Huế, 2021


Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Th.s Trần Thị Minh
Hằng. Trong q trình học tập và tìm hiểu bộ mơn Vệ sinh – Dinh dưỡng, em đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tận tình, tâm huyết của cơ. Cơ đã giúp
em tích lũy thêm nhiều kiến thức để có cái nhìn sâu sắc hơn về đặc điểm Vệ sinh trẻ
em lứa tuổi mầm non. Thông qua bài tiểu luận này, em xin trình bày lại những gì mà
mình đã tìm hiểu về vấn đề “Biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục
vệ sinh cá nhân cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường Mầm non Thuận Hịa, TP
Huế, TT Huế”.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến
thức, trong q trình hồn thành bài tiểu luận, chắc chắn khơng tránh khỏi những
thiếu sót. Bản thân em rất mong nhận được những góp ý, nhận xét và phê bình đến
từ Cơ để bài tiểu luận của em được hồn thiện hơn.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc cơ sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên
con đường giảng dạy.


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do bản thân thực hiện tại Trường
CĐSP TT Huế và Trường mầm non Thuận Hòa, thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên
Huế trong thời gian từ tháng 09 năm 2021 đến tháng 12 năm 2021.

Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã tuân thủ nghiêm túc các quy định. Các
thông tin, số liệu trong đề tài là thực tế, khách quan, trung thực, khơng có sự gian lận.
Nếu có gì sai trái, em xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Huế, ngày

tháng 11 năm 2021
Sinh viên thực hiện

Trần Hoàng Lê Na


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................................2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................................2
5. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................2
7. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................................2
8. Cấu trúc của đề tài................................................................................................................3
PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ...........................................................................5
1.1. Đặc điểm tâm – sinh lý cơ bản của trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi....................................5
1.1.1. Đặc điểm phát triển thể chất của trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi.....................................5
1.1.2. Đặc điểm về sự phát triển tâm lý của trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi..............................5
1.2. Các khái niệm....................................................................................................................7
1.2.1. Chăm sóc........................................................................................................................7
1.2.2. Giáo dục.........................................................................................................................7
1.2.3. Vệ sinh cá nhân..............................................................................................................7
1.3. Tầm quan trọng của việc chăm sóc – giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ............................8

1.4. Đặc điểm vệ sinh của trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi..........................................................9
PHẦN 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ....................................................................10
2.1. Vài nét về khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................10
2.1.1. Giới thiệu chung về trường mầm non Thuận Hòa........................................................10
2.1.2. Lớp nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi.....................................................................................11
2.2. Thực trạng về việc chăm sóc và giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng
tuổi ở trường mầm non Thuận Hòa........................................................................................12
2.2.1. Thực trạng về giờ vệ sinh cá nhân của trẻ....................................................................12
2.2.2. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá
nhân cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi ở trường mầm non Thuận Hòa................................12
2.2.3. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của các nội dung chăm sóc, giáo dục vệ
sinh cá nhân trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi tại trường mầm non Thuận Hòa.........................14
2.2.4. Tinh thần và trách nhiệm của giáo viên trong việc chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân
cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi tại trường mầm non Thuận Hòa.......................................15
2.3. Tiểu kết phần 2................................................................................................................16
PHẦN 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC, GIÁO
DỤC VỆ SINH CÁ NHÂN CHO TRẺ 24 - 36 THÁNG TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
THUẬN HÒA...........................................................................................................................17
3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp............................................................................................17
3.2. Các biện pháp..................................................................................................................17
3.2.1. Giáo viên tự học tập để bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thực hành, thao tác chăm sóc
vệ sinh cá nhân cho trẻ...........................................................................................................17
3.2.2. Tạo môi trường giáo dục tốt cho trẻ hoạt động để trẻ thuận lợi tiếp thu những nội dung
hình thành thói quen vệ sinh..................................................................................................18
3.2.3. Hướng dẫn trẻ thực hiện các kỹ năng chăm sóc vệ sinh cá nhân.................................18
3.2.5. Giáo dục vệ sinh thông qua các hoạt động trong ngày.................................................25
3.2.6. Tăng cường sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường...........................................28
KẾT LUẬN...............................................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................31




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân. Bảo vệ
và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và của mỗi gia đình.
Việc giáo dục trẻ ngay từ khi cịn nhỏ là vô cùng quan trọng, giáo dục mầm non là bậc
học giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách, hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng
tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù
hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho
việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
Hiện nay trong cơng tác chăm sóc giáo dục tồn diện cho trẻ mẫu giáo. Mục tiêu
giữ gìn sức khoẻ và phát triển thể chất cho trẻ là một trong những mục tiêu vơ cùng quan
trọng. Trẻ muốn giữ gìn được sức khoẻ nhất thiết phải giữ cơ thể sạch sẽ. Trẻ em nếu
được chăm sóc ni dưỡng đầy đủ sẽ ít ốm đau bệnh tật và phát triển tốt. Công tác chăm
sóc giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ trong độ tuổi mầm non là việc làm thiết thực nhằm giúp
trẻ có nền nếp thói quen vệ sinh là một cách hiệu quả để chủ động phòng ngừa bệnh tật,
tăng cường sức khỏe, hình thành những kỹ năng sống cơ bản đầu tiên, góp phần tạo
nguồn lực có chất lượng trong tương lai và nhất là trong giai đoạn hiện nay dịch Covid
19 đang diễn biến hết sức phức tạp, thì việc chăm sóc giáo dục vệ sinh cho trẻ lại có vai
trị quan trọng và cấp thiết.
Đối với trẻ mầm non việc giáo dục ý thức vệ sinh nhằm giúp trẻ khỏe mạnh, có
thói quen vệ sinh, có hành vi văn minh và phòng chống bệnh tật. Một trong những cách
phòng tránh dịch bệnh đơn giản và hiệu quả nhất là tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt,
những cơng việc vệ sinh hàng ngày tưởng như rất đơn giản như đánh răng, rửa mặt, rửa
tay....nhưng lại rất cần thiết trong đời sống hàng ngày của trẻ. Vệ sinh đúng cách đặc biệt
quan trọng với trẻ em trong độ tuổi đến trường. Phần lớn các bệnh ở trẻ em đều lây lan
từ trường học, nơi mà vi khuẩn phát rất tán nhanh. Nếu chúng ta giáo dục trẻ vệ sinh
đúng cách ngay từ khi cịn nhỏ, trẻ có thể giữ thói quen này đến suốt đời.

Tại các trường mầm non hiện nay, các hoạt động trong chương trình chăm sóc
giáo dục trẻ mầm non rất đa dạng và phong phú. Quan hệ giữa cô và các cháu là quan hệ
mẹ con gần gũi nhau trong từng biểu hiện, từ lời nói đến hành động. Phát huy đặc trưng
trong các hoạt động học chúng ta phải thể hiện hết chức năng và chăm sóc giáo dục, hai
chức năng này song song hịa quyện với nhau, trong giáo dục có lồng ghép chăm sóc .
Tuy nhiên, có một thực tế là: Đối với trẻ ở độ tuổi nhà trẻ, việc rèn thói quen vệ sinh cá
nhân cho trẻ là một việc làm hết sức khó khăn. Là một giáo viên mầm non tương lai, sau
này hằng ngày sẽ luôn tiếp xúc với trẻ, em ln suy nghĩ và tìm mọi cách để có thể hình
thành cho trẻ những thói quen, kỹ năng vệ sinh cần thiết, góp một phần sức lực nhỏ bé
của mình để giúp cho thế hệ mầm non tương lai được phát triển một cách khỏe mạnh và

1


tốt hơn. Chính vì vậy em đã chọn đề tài “Biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường Mầm non Thuận Hòa,
TP Huế, TT Huế” để thực hiện cho bài tiểu luận khoa học lần này.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng chăm sóc - giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ 24 - 36 tháng
tuổi, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục vệ sinh cá
nhân cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường Mầm non Thuận Hòa, TP Huế, TT Huế.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là một số biện pháp để nâng cao chất lượng
chăm sóc - giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
- Mơ tả, phân tích và đánh giá thực trạng.
- Đề xuất một số biện pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục vệ sinh cá
nhân cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường Mầm non Thuận Hòa, TP Huế, TT Huế.
5. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi bài tiểu luận này, em tiến hành nghiên cứu trên trẻ 24 - 36 tháng

tuổi ở trường Mầm non Thuận Hòa, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc, thu thập, phân tích, tổng hợp và khái quát hóa tài liệu liên quan đến lý luận
và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu làm cơ sở lý luận cho đề tài.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp điều tra
Điều tra, khảo sát thu thập số liệu liên quan đến thực trạng chăm sóc – giáo dục
vệ sinh cá nhân cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi tại trường mầm non
Điều tra đối với giáo viên và phụ huynh thông qua phiếu điều tra.
6.2.2. Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện.
Trao đổi, trò chuyện với giáo viên về việc chăm sóc – giáo dục vệ sinh cá nhân
cho trẻ nhà trẻ ở trường mầm non.
Trao đổi với trẻ về các việc làm hằng ngày mà trẻ làm.
6.2.3. Phương pháp quan sát
Quan sát việc chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ thông quan các hoạt
động hằng ngày của trẻ ở trường.
6.2.4. Phương pháp thống kê
Thống kê số liệu thu thập được

2


7. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề chăm sóc - giáo dục vệ sinh cho trẻ là đề tài không mới nhưng luôn được
các nhà khoa học trong và ngồi nước quan tâm, đặc biệt là việc chăm sóc – giáo dục vệ
sinh cá nhân cho trẻ. Có nhiều sách chun đề, sách tham khảo, nhiều cơng trình khoa
học về vấn đề này và đã được mọi người công nhận. Tuy nhiên, em xin được đề cập đến
một vài cơng trình nghiên cứu trong nước có liên quan để chắt lọc kinh nghiệm như:
Tác giả Hồng Thị Phương, có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về vệ sinh trẻ em

nói chung. Trong cơng trình nghiên cứu Vệ sinh trẻ em tác giả đã nghiên cứu và giải
quyết các vấn đề có liên quan đến việc bảo vệ và củng cố sức khỏe của trẻ lứa tuổi mầm
non (từ 0 – 6 tuổi). Cho chúng ta thấy được cái nhìn cơ bản về vệ sinh trẻ em mầm non,
hướng dẫn cho chúng ta những kỹ năng chăm sóc trẻ, cách thức tổ chức và đánh giá hiệu
quả giáo dục trẻ một cách khách quan.
Tác giả Trần Trọng Thủy trong công trình nghiên cứu “Giải phẫu sinh lý và vệ
sinh phịng bệnh trẻ em” đã nêu rõ: chăm sóc - giáo dục vệ sinh cho trẻ chỉ là những
động tác đơn giản như rửa tay, rửa mặt trước và sau khi ăn, khi đi vệ sinh, trước khi đi
ngủ và sau khi ngủ dậy... Nhưng làm thế nào để giáo dục và hình thành được những hành
vi, thói quen này cho phù hợp với yêu cầu lứa tuổi của trẻ nhỏ là vấn đề khoa học cần
được người lớn quan tâm một cách đúng mức.
Bên cạnh đó, trong cơng trình nghiên cứu Vệ sinh dinh dưỡng. Tác giả Lê Thị
Hoa Mai cũng đã cung cấp một số kiến thức cơ bản, những kỹ năng cần thiết để người
làm công tác chăm sóc – giáo dục trẻ có thể áp dụng vào việc tổ chức dinh dưỡng, vệ
sinh tốt cho trẻ ở trường mầm non.
Có thể nói, hầu hết các cơng trình nghiên cứu, các nhà khoa học đều đưa ra được
những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ, đồng thời
cụ thể hóa các cơ sở lý luận có liên quan như: đặc điểm phát triển của trẻ em ở các giai
đoạn lứa tuổi; giáo dục vệ sinh cho trẻ nói chung và giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ nói
riêng; biểu hiện vệ sinh cá nhân ở trẻ.... Ở mỗi cơng trình là những khía cạnh, những ý
kiến khác nhau của từng tác giả. Tuy nhiên, đây đều là những nguồn tư liệu quý giá để
bản thân có thể tham khảo, chắt lọc, làm cơ sở lý luận cho đề tài của bản thân mình.
Nhận thấy “Biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục vệ sinh cá
nhân cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường Mầm non Thuận Hịa, TP Huế, TT Huế” là
một cơng trình khoa học mới, độc lập, chưa có một ai đi sâu khai thác. Vì vậy, với đề tài
nghiên cứu này, em đã tìm được hướng đi riêng dựa trên sự tìm hiểu, đánh giá và thực
nghiệm của chính bản thân. Tiểu luận có tính kế thừa kết quả nghiên cứu của các đề tài
và cơng trình khoa học cũng như sách, giáo trình, tài liệu... có liên quan. Bên cạnh đó,
tiểu luận cũng là một tài liệu nghiên cứu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau nên có
giá trị về mặt thông tin cũng như lý luận cho những nghiên cứu sau này.


3


8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của tiểu luận gồm
có 3 phần:
Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Phần 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
Phần 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC,
GIÁO DỤC VỆ SINH CÁ NHÂN CHO TRẺ 24 - 36 THÁNG TUỔI Ở TRƯỜNG
MẦM NON THUẬN HÒA

4


PHẦN 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
1.1. Đặc điểm tâm – sinh lý cơ bản của trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi
1.1.1. Đặc điểm phát triển thể chất của trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi
 Về thể chất:
Trong thời kỳ này trẻ tiếp tục lớn và phát triển nhưng tốc độ lớn chậm hơn giai
đoạn trước. Biểu hiện của sự phát triển thể chất ở giai đoạn này là sự phát triển về chiều
cao, cân nặng, vòng đầu.
+ Cân nặng: mỗi tháng tăng từ 100gram - 150gram. Tỷ lệ mỡ trong cơ thể thấp
nhất so với các lứa tuổi nên nhìn trẻ có vẻ gầy ốm.
+ Chiều cao: Mỗi tháng tăng từ 1 – 1,5cm, trung bình mỗi năm tăng 5cm.
+ Vịng đầu bằng người lớn (55cm).
 Về vận động: Khả năng vận động của trẻ giai đoạn này tiến triển nhanh.
Sau 2 tuổi, khả năng phối hợp vận động của tay phát triển, giúp trẻ làm được

nhiều việc phức tạp hơn. Lúc này trẻ đã biết xoay cổ tay. Biết dùng thìa xúc ăn dù còn để
rơi vãi do chưa thuần thục. Trẻ tắm rửa được, có thể tự mặc quần áo, biết mở đóng cửa.
Biết lật dở từng trang sách một. Có thể xây dựng một cái tháp bằng cách chồng 5 – 6
khối gỗ hoặc nhựa; có thể lồng các khối gỗ đục lỗ vào một cái cọc chồng lên nhau được
từ 6 – 8 khối vng.
Cuối năm thứ 3, trẻ có thể tự ăn lấy một cách gọn gàng, có thể mở một gói đã
buộc, biết ném bóng và tơ theo một hình vng bằng nút chì. Tất cả những khả năng này
cho phép trẻ có được những hành vi tích cực, tinh vi và phong phú hơn. Trẻ luôn luôn
vận động, khơng ngừng lặp di lặp lại và hồn thiện những cử chỉ cũ, nảy sinh những cử
chỉ mới.
Khả năng hành động bằng tay phát triển giúp trẻ thực hiện được nhiều công việc,
khám phá được nhiều hơn về thế giới. Do đi đã vững, phối hợp toàn thân và vận động
của bàn tay đã khá thuần thục, trẻ có nhu cầu và thực hiện được nhiều trị chơi có tính
chất vận động khá phức tạp. Trẻ khơng chỉ đi mà cịn nhún nhảy, trèo leo, nhào lộn, đóng
mở cửa, đu hoặc nắm cánh cửa, nắm tay mọi người, xé giấy, vạch vẽ khắp nơi... Nhờ có
sự phát triển vận động khả năng hành động của trẻ được tăng lên.
1.1.2. Đặc điểm về sự phát triển tâm lý của trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi
Sự phát triển tâm lý của trẻ ở giai đoạn này diễn ra nhanh chóng.
 Sự phát triển nhận thức
- Chú ý: trẻ khơng cịn thụ động trong chú ý mà trẻ đã tích cực hoạt động hướng
tới đồ vật mới lạ như: tranh ảnh, chú ý vào mặt người lạ, ngôn ngữ đối thoại...Phản xạ
định hướng phát triển mạnh mẽ, cấu tạo và chức năng hoạt động của các giác quan, tuy
nhiên nhiều phẩm chất chú ý đang được định hình ngày càng phát triển.

5


- Tri giác: Nhờ được hoạt động với đồ vật nên lúc này tri giác của trẻ được tinh vi
và đầy đủ dần. Một kiểu hành động tri giác mới được hình thành đó là hành động định
hướng bằng mắt.

- Trí nhớ: do đã phối hợp được nhiều giác quan cùng tham gia vào quá trình ghi
nhớ nên chất lượng trí nhớ của trẻ đã cao hơn trước rất nhiều, đặc biệt là trí nhớ từ ngữ.
Trẻ có thể giữ gìn và tái hiện đúng âm thanh ngơn ngữ với nội dung các từ, câu đơn giản
trong giao tiếp với những người xung quanh.
- Tư duy: bên cạnh tư duy trực quan – hành động, có xuất hiện kiểu tư duy trực
quan – hình tượng. Tuy vậy, kiểu tư duy này còn hết sức đơn sơ và chỉ xuất hiện trong
những trường hợp bài toán được đặt ra cho trẻ một cách hết sức đơn giản.
- Tưởng tượng: tưởng tưởng xuất hiện trên nền tảng của biểu tượng về các sự vật,
hiện tượng mà trẻ tri giác trước đó và được lưu giữ trong trí nhớ. Tưởng tượng lúc này
của trẻ chỉ mang tính “bịa đặt chủ quan” và “hình ảnh tưởng tượng mang tính ngẫu
nhiên”
 Sự phát triển xúc cảm và tình cảm xã hội
Tình cảm của trẻ mang nặng màu sắc xúc cảm gắn với những tình huống cụ thể.
Tuy nhiên, nhìn chúng trẻ vẫn chưa làm chủ được cảm xúc của mình.
Trẻ biểu lộ sự thích thú giao tiếp bằng cử và lời nói với người khác. Nhận biết
cảm xúc vui, buồn, sợ hãi. Biểu lộ cảm xúc này qua nét mặt, cử chỉ, biểu lộ sự thân thiện
với các đối tượng quen thuộc khác. Xúc cảm, tình cảm của trẻ lứa tuổi này vẫn là vơ
thức. Một hiện tượng cảm xúc hay gặp ở trẻ là lo lắng, trẻ hay lẫn lộn giữa cái có thực và
cái tưởng tượng.
 Ý chí
Nền tảng nhiều chức năng tâm lý phức tạp của con người xuất hiện và được định
hình. Nhiều phẩm chất nhân cách con người, trong đó có các phẩm chất ý chí như tính
mục đích, tính kiên trì, tính độc lập.. đã bắt đầu phảng phất qua hành vi ứng xử của trẻ
trong quan hệ với đồ vật, con người đặc biệt qua hành vi ngôn ngữ.
 Sự phát triển ngôn ngữ
Giai đoạn 24 – 36 tháng tuổi cịn gọi là giai đoạn phát cảm ngơn ngữ, ngôn ngữ
của trẻ phát triển rất nhanh, mạnh và nhạy cảm trên các bình diện:
- Vốn từ tăng lên rất nhanh, từ vài chục, tăng lên vài trăm “Thời kỳ phát cảm ngôn
ngữ”. Trẻ thông hiểu từ 800 – 1000 từ trong giao tiếp thông thường.
- Khả năng phát âm gần giống với người lớn, người lạ nghe trẻ nói cũng có thể

hiểu. Ngữ điệu giọng nói của trẻ phù hợp với trạng thái cảm xúc.
- Nhiều chức năng ngơn ngữ như: Thơng báo, ngăn cấm, khuyến khích, xin
phép... được trẻ tập trung sử dụng chính xác.
- Biết dùng câu đơn giản giao tiếp với người lớn.

6


- Trẻ hay đặt câu hỏi đối với người lớn (đặc biệt cha, mẹ), không chỉ hỏi các câu
hỏi con gì đây? Cái gì đấy? Mà trẻ cịn thường đặt các câu hỏi tại sao? Vì sao?
- Do tốc độ phát triển nhanh về vốn từ, ngữ pháp, ngữ điệu nên trẻ dễ vấp phải
những tật ngơn ngữ nói như:
+ Nói ngọng: kẹo nói thành “xẹo”, ăn thì nói thành “măm”, cá thì nói thành
“chá”..
+ Nói lắp, do trẻ bắt chước giọng nói của mẹ hoặc thần kinh căng thẳng, do sợ hãi
nhiều lần thành quen. Ví dụ bố quát: Minh làm vỡ chén của bố hả? Bé Minh mắt trịn
xoe, tái người, miệng lắp bắp: “Minh, Minh, khơng khơng làm vỡ đâu”.
+ Nói tục, nói bậy. Trẻ đang học nói nên bất kỳ âm thanh lạ nào trẻ đều nhại lại,
có từ nghĩa tốt, có từ nghĩa xấu (Trẻ thích nói từ nào đó mà cả nhà cười thích thú hoặc
cấm là trẻ dễ nhắc lại).
1.2. Các khái niệm
1.2.1. Chăm sóc
Chăm sóc được hiểu là tổ chức các hoạt động của các thành viên trong gia đình và
xã hội nhằm đảm bảo sự sống còn, tăng trưởng và phát triển của con người.
Chăm sóc trẻ mầm non là hoạt động ni dưỡng, bảo vệ, theo dõi q trình phát
triển của trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi nhằm giúp trẻ em lứa tuổi này phát triển toàn diện
theo yêu cầu của xã hội.
1.2.2. Giáo dục
Giáo dục là quá trình hình thành và phát triển nhân cách người được giáo dục
dưới quan hệ của những tác động sư phạm của nhà trường, liên quan đến các mặt giáo

dục như: đức, trí, thể, mĩ, lao động...
Giáo dục cịn được hiểu theo nghĩa chung là quá trình tổ chức một cách có mục
đích, có kế hoạch thơng qua các hoạt động và các quan hệ giữa người được giáo dục và
người được giáo dục, nhằm phát triển sức mạnh vật chất và tinh thần của thế hệ trẻ đang
lớn lên, trên cơ sở giúp họ chiếm lĩnh những kinh nghiệm lịch sử xã hội của loài người.
Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông
qua tự học.
1.2.3. Vệ sinh cá nhân
Vệ sinh cá nhân là những quy tắc giữ gìn sự sạch sẽ cho bản thân nhằm phịng
bệnh, giữ gìn và tăng cường sức khỏe. Đây là một nhu cầu cơ bản cần thiết cho con
người và phát triển tùy theo tuổi, môi trường, hoạt động của cơ thể, ý thức xã hội, trình
độ văn hóa của mỗi cá nhân. Vệ sinh cá nhân cịn lệ thuộc vào sở thích của mỗi cá nhân
và phong tục tập quán của từng quốc gia, dân tộc. Vệ sinh cá nhân chủ yếu là giữ gìn
thân thể sạch sẽ (đầu tóc, mặt mũi, chân tay, răng miệng, quần áo…), vệ sinh đồ dùng cá
nhân.

7


Thói quen vệ sinh cá nhân tốt giúp cho trẻ: Giữ sức khỏe, không mắc các bệnh do
vi khuẩn; trẻ sẽ có một cơ thể khỏe mạnh để phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh
thần.
Giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ trong độ tuổi mầm non là q trình hình thành cho
trẻ có nền nếp thói quen tốt để chủ động phòng ngừa bệnh tật, tăng cường sức khỏe, hình
thành những kỹ năng sống cơ bản đầu tiên góp phần tạo nguồn nhân lực có chất lượng
trong tương lai.
1.3. Tầm quan trọng của việc chăm sóc – giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ
Cơ thể trẻ em đang phát triển, hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh, sức chống đỡ với
bệnh tập nói chung cũng như khả năng thích ứng của da cịn yếu nên trẻ dễ bị mắc các
bệnh nhiễm khuẩn cũng như dễ bị ảnh hưởng của yếu tố thời tiết và mơi trường. Vì vậy

việc giáo dục trẻ em có thói quen vệ sinh dựa trên sự hình thành phản xạ có điều kiện sẽ
giúp trẻ có được những thói quen tốt có lợi cho sức khỏe.
Việc chăm sóc – giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ có tầm quan trọng trong việc
ni dưỡng và uốn nắn những đứa trẻ phát triển một cách khỏe mạnh. Chăm sóc giáo
dục vệ sinh cá nhân trẻ trong độ tuổi mầm non là việc làm thiết thực nhằm giúp trẻ có
nền nếp thói quen vệ sinh, phịng tránh bệnh tật, tăng cường sức khỏe, hình thành những
kỹ năng sống cơ bản đầu tiên, góp phần tạo nguồn lực có chất lượng trong tương lai.
Trẻ con hiếu động nghịch ngợm nên dễ bị bẩn và ra mồ hơi vì vậy trẻ cần phải
tắm, thay quần áo, vệ sinh cá nhân từ khi cịn nhỏ để tạo thói quen giữ vệ sinh giúp trẻ
luôn khỏe mạnh ngay cả khi bố mẹ khơng có ở bên cạnh. Trẻ em rất thích uống những đồ
ngọt như: Bánh, kẹo, các loại nước ngọt..... tập cho trẻ những thói quen biết tự đánh răng
thường xuyên sẽ giúp cho trẻ ngăn ngừa sâu răng và giúp răng được chắc khỏe.
Hơn nữa các bệnh liên quan đến vấn đề vệ sinh thường xuyên xảy ra, nhất là các
bệnh về “Tay, chân, miệng”. Căn bệnh mà đến nay khơng có thuốc đễ chữa trị mà chỉ
phịng bệnh là chính. Do đó một trong những cách phịng tránh dịch bệnh đơn giản và ít
tốn kém nhất là tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt, những công việc vệ sinh hàng ngày
tưởng như rất đơn giản như đánh răng, rửa mặt, rửa tay….nhưng lại rất cần thiết trong
đời sống con người.
Chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ là một bộ phận quan trọng của giáo
dục tồn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. Hơn
nữa giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non càng có tầm quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ
đang phát triển mạnh mẽ, còn non yếu dễ bị nhiễm và mắc các bệnh thông thường nếu
không được chăm sóc và giáo dục một cách đúng đắn thì có thể gây ra những hậu quả
nghiêm trọng.
Các nhà khoa học qua nghiên cứu cho thấy 80% các loại bệnh của trẻ nhỏ liên
quan tới chăm sóc, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường. Trường lớp mầm non lại là
nơi tập trung đông trẻ nên các loại bệnh dễ phát sinh và lây lan thành dịch làm ảnh

8



hưởng đến sức khỏe của nhiều trẻ. Cho nên công tác chăm sóc vệ sinh cho trẻ là góp
phần phịng bệnh cho trẻ, là việc làm có ý nghĩa thực tiễn góp phần nâng cao nhận thức
đối với người chăm sóc trẻ. Vì đối với trẻ chăm sóc giáo dục vệ sinh tốt hình thành cho
trẻ những kỹ năng sống đơn giản ban đầu góp phần tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn
diện về mọi mặt.
Việc vệ sinh cá nhân cho trẻ em không giống với vệ sinh cá nhân của người lớn
về mức độ do đặc điểm giải phẫu sinh lý của trẻ em khác với người lớn. Để trẻ có được
những thói quen vệ sinh tốt thì địi hỏi cơ giáo phải ln tìm tịi, học hỏi, tìm ra những
phương pháp mới đẻ trẻ dễ tiếp thu.
1.4. Đặc điểm vệ sinh của trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi
Giai đoạn tuổi nhà trẻ là giai đoạn khởi điểm của việc hình thành và phát triển
nhân cách của trẻ, các mặt phát triển của trẻ hòa quyện vào nhau khơng tách rời rõ nét.
Trẻ hồn tồn non nớt, nhạy cảm với tác động bên ngoài, đồng thời cũng phát triển
nhanh về mọi mặt. Cũng vì đang trong giai đoạn phát triển nhanh nên ở trẻ cũng có
những sự thay đổi về thói quen, nề nếp vệ sinh cá nhân. Những đặc điểm nổi bật trong vệ
sinh cá nhân của trẻ ở độ tuổi này phải kể đến như sau:
- Nếu như ở giai đoạn trước, những công việc vệ sinh cá nhân cho trẻ được người
lớn làm thì ở giai đoạn này ở trẻ bắt đầu tính tự lập, muốn tự mình làm những cơng việc
mà trước đó mình chưa bao giờ làm. Tuy nhiên, những mong muốn này chỉ mới chớm nở
chứ trẻ chưa thể tự mình làm những cơng việc vệ sinh cá nhân được nếu khơng có sự
giúp đỡ, hỗ trợ, hướng dẫn từ người lớn. Nhiều trẻ muốn chứng tỏ mình với người lớn,
tự mình làm mọi thứ nhưng đến khi thực hiện thì lại khơng làm được. Chẳng hạn, trẻ
thường hay nói để con tự rửa tay, nhưng khi rửa thì trẻ không rửa mà ngồi nghịch nước.
- Trẻ nhà trẻ nên nhận thức của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa ý thức được tầm quan
trọng của các kỹ năng, kỹ xảo và thói quen vệ sinh nên hầu hết ở độ tuổi nhà trẻ việc vệ
sinh của trẻ đều phải nhờ cô giáo hoặc cô giáo hướng dẫn, nhắc nhở. Nguyên nhân của
điều này một phần cũng do có nhiều lớp trẻ đông nên cô giáo không thể bao quát hết để
hướng dẫn giáo dục trẻ hết được.
- Trẻ thường có thói quen đưa tay lên mũi, miệng bất kỳ lúc nào. Điều này khiến

trẻ rất dễ nhiễm bệnh.
- Trẻ ở độ tuổi này chưa nắm được những kiến thức cơ bản về vệ sinh cá nhân,
chưa có kĩ năng rửa tay bằng xà phòng, chưa đánh răng đúng cách, chưa biết rửa mặt
như thế nào cho sạch…
- Trẻ học theo cơ chế bắt chước là chủ yếu. Vì vậy, trẻ thường hay làm theo những
gì cơ giáo hoặc người lớn làm. Trẻ chóng nhớ nhưng lại mau qn. Vì vậy, việc chăm
sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ ở độ tuổi này là rất cần thiết.

9


PHẦN 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
2.1. Vài nét về khách thể và đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Giới thiệu chung về trường mầm non Thuận Hòa
Trường Mầm non Thuận Hòa được sát nhập từ "Nhà trẻ Thuận Hòa và Trường
Mẫu giáo Thuận Hòa" thành Trường Mầm non Thuận Hòa theo Quyết định số 3711/QĐUB ngày 11 tháng 11 năm 2002 của UBND Thành phố Huế. Trường được xây dựng mới
và đưa vào sử dụng từ năm học 2013 – 2014. Cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp, môi
trường an tồn cho các cháu. Hiện nay trường gồm có 2 cơ sở:
Cơ sở 1: 128 Triệu Quang Phục.
Cơ sở 2: 1/35 Trần Nguyên Đán.
 Về đội ngũ cán bộ giáo viên:
Tổng số đội ngũ Cán Bộ - Giáo Viên – NV nhà trường là 40 người. Trong đó:
- Quản lý: 3 người gồm có Hiệu trưởng: cơ Hồ Thị Ái Hương và Hiệu phó là cơ
Nguyễn Thị Dun và cô Phạm Thị Thu Hà;
- Giáo viên: 25 người;
- Chuyên viên: 12 người.
Trình độ đại học 17; cao đẳng 05; trung cấp 03
Tập thể Cán Bộ - Giáo Viên – Nhân Viên nhà trường ln tích cực phát huy
những thành tích đã đạt được để đưa trường ngày một phát triển. Nhiều năm liền đạt

danh hiệu chiến sĩ tiên tiến cấp thành phố, chi bộ đạt trong sạch vững mạnh tiêu biểu,
cơng đồn vững mạnh xuất sắc. Đạt chuẩn cấp độ 1. Ngồi ra trường cịn có 2 giáo viên
thi dạy giỏi cấp thành phố, trong đó: 1 giáo viên đạt giải 3 và và 1 giáo viên được công
nhận. Hằng năm trường tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở, làm đồ dùng đồ
chơi bằng nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương và bé tập làm họa sĩ. Trường Mầm non
Thuận Hòa cố gắng phấn đấu thực hiện những mục tiêu đề ra để đưa trường ngày một
hồn thiện hơn.
 Về quy mơ mạng lưới trường lớp:
Đến nay trường có tổng số lớp cả 2 cơ sở là 11 lớp với 367 cháu, Trong đó:
- Có 9 lớp mẫu giáo: 4 lớp 5 tuổi, 3 lớp 4 tuổi, 2 lớp 3 tuổi. Số lượng: 315
- 02 nhóm nhà trẻ độ tuổi 24 - 36 tháng. Số lượng trẻ 52
 Chương trình chăm sóc ni dưỡng:
Các cháu được ăn bán trú 100%. Chế độ ăn đảm bảo đủ chất và lượng Calo cho
các cháu trong một ngày. Thực phẩm cung cấp đảm bảo Vệ sinh an tồn thực phẩm.
Thực đơn của trẻ được cơng khai tài chính hằng ngày minh bạch. Các cơ cấp dưỡng đã
được qua đào tạo, chế biến ngon, đảm bảo sức khỏe cho các cháu khỏe mạnh và tăng

10


cân. Điều này được thể hiện qua các đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm vào tháng
9 và tháng 3.
Chương trình giáo dục thực hiện theo chương trình của bộ. Các lớp đều có
chương trình dạy riêng theo kế hoạch của các lớp. Được thực hiện theo chủ đề hằng năm,
giáo viên có ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong giảng dạy, giáo án được soạn theo đúng
chương trình và độ tuổi và được sử dụng giáo án điện tử. Có mạng Internet để kết nối ở
các lớp, giáo viên dạy có đủ đồ dùng dạy học.
Vệ sinh của các cháu luôn được đảm bảo sạch sẽ, đồ dùng cá nhân của trẻ có ký
hiệu riêng, tập thói quen trẻ tự vệ sinh cá nhân cho mình như: lau mặt, rửa tay...Nhà vệ
sinh khép kín đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Mùa đơng có nước nóng lạnh cho trẻ, mùa hè có

điều hịa ở các lớp.
 Thuận lợi
- Trường lớp rộng rãi, thoáng mát. Nhà trường đã trang bị đầy đủ trang thiết bị
cho các lớp trong việc chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ như: Xà phịng đủ cho
trẻ dùng, mỗi trẻ phải có một khăn mặt, bàn chải đánh răng, ly uống nước riêng, khăn
mặt giặt sạch sẽ hằng ngày phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, mỗi tuần được trụng
nước sôi hai lần. Khu vệ sinh cho trẻ luôn được khô ráo, sạch sẽ, thống mát.
- Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng động, yêu nghề, mến trẻ, có
trình độ chun mơn nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần đồn kết, nhất trí cao, ln có ý
thức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Các cháu phần lớn ở cùng lứa tuổi, đặc điểm tâm sinh lý giống nhau nên dễ dàng
trong việc giáo dục.
- Phụ huynh quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Đa số phụ huynh có
nhận thức về mục đích, yêu cầu của công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ, tin tưởng
và phối hợp tốt với giáo viên và nhà trường rèn luyện thói quen cho trẻ.
 Khó khăn:
- Một số trẻ mới đến trường, lớp nên chưa quen nề nếp vệ sinh, chế độ sinh hoạt ở
trường và một số cháu còn quá nhỏ. Khả năng nhận thức tư duy cịn hạn chế
- Vì là trường ở thành phố, mức sống cao nên một số trẻ được cha mẹ cưng chiều
quá mức, thường làm giúp trẻ nên khả năng tự phục vụ của trẻ trong hoạt động vệ sinh
còn hạn chế.
- Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc rèn thói quen vệ sinh cho con mình.
- Cơng tác phối hợp với phụ huynh của một số giáo viên còn hạn chế.
2.1.2. Lớp nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi
- Nhóm nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi được chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục bởi 3 giáo
viên chủ nhiệm là cô giáo Lê Thị Khánh Lan, cô giáo Phan Thị Ngọc Ni và cô giáo
Nguyễn Thị Xuân Huệ.

11



- Sĩ số trẻ: 36 trẻ (trong đó có 20 trẻ nam và 16 trẻ nữ)
- Tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng: chiều cao và cân nặng các cháu tương đối đạt
chuẩn. Tình hình sức khỏe tương đối ổn định, dinh dưỡng đảm bảo cho trẻ phát triển tốt.
 Thuận lợi:
- Các cô giáo yêu nghề, yêu trẻ và đã rất tận tình chăm sóc, giáo dục và ni
dưỡng chu đáo cho trẻ.
- Vấn đề vệ sinh, dinh dưỡng luôn được các cô đặt lên hàng đầu. Không chỉ đảm
bảo việc giúp trẻ đầy đủ dinh dưỡng từng bữa ăn, mà các cơ cịn quan tâm đến vệ sinh cá
nhân, hướng dẫn trẻ biết cách tự bảo vệ, chăm sóc bản thân và rèn tính tự lập cho trẻ.
- Phụ huynh chủ yếu là công nhân viên chức, nhận thức về vấn đề vệ sinh cá nhân
của trẻ rất tốt vì vậy một số trẻ đã hình thành tính tự lập trong vệ sinh cá nhân từ rất sớm.
 Khó khăn:
- Trẻ đang còn ở độ tuổi nhà trẻ nên nhận thức của trẻ cịn hạn chế. Bên cạnh đó,
số lượng trẻ đơng nên cơng tác chăm sóc và giáo dục trẻ nhất là trong lĩnh vực vệ sinh
gặp nhiều khó khăn.
2.2. Thực trạng về việc chăm sóc và giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ nhà trẻ 24 – 36
tháng tuổi ở trường mầm non Thuận Hòa
2.2.1. Thực trạng về giờ vệ sinh cá nhân của trẻ
Theo thực tế quan sát, em nhận thấy hầu hết các trẻ ở độ tuổi này chưa hình thành
được một số kỹ năng, kỹ xảo và thói quen vệ sinh cơ bản như rửa tay trước khi ăn và sau
khi đi vệ sinh,...Chỉ một vài trẻ biết tự đi vệ sinh còn đa phần cô giáo giúp đỡ là chủ yếu.
Trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi ở trường mầm non Thuận Hòa thường vệ sinh cá
nhân vào 2 thời điểm:
- Trẻ rửa tay trước khi ăn.
- Trẻ lau mặt sau khi ăn và lau mặt sau khi ngủ dậy.
Việc giáo dục kỹ năng kỹ xảo và thói quen vệ sinh cho trẻ vẫn còn hạn chế.
Nguyên nhân của thực trạng này là do số lượng trẻ đông, một lớp lên đến 36 trẻ. Trẻ hiếu
động, thích chạy nảy nơ đùa nên nhiều lúc giáo viên không thể hướng dẫn được tồn bộ
các trẻ. Bên cạnh đó, vì là trẻ nhà trẻ nên nhận thức của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa ý thức

được tầm quan trọng của các kỹ năng, kỹ xảo và thói quen vệ sinh nên hầu hết ở độ tuổi
nhà trẻ việc vệ sinh của trẻ đều phải nhờ cô giáo hoặc cô giáo hướng dẫn, nhắc nhở.
Để hình thành kỹ năng, kỹ xảo và thói quen vệ sinh tốt cho trẻ thì địi hỏi phải qua
một quá trình lâu dài cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình, tỉ, mỉ, kiên trì, ân cần của
giáo viên thì mới đạt được kết quả cao.

12


2.2.2. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc chăm sóc, giáo dục
vệ sinh cá nhân cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi ở trường mầm non Thuận Hòa
Để nghiên cứu nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc chăm sóc, giáo
dục vệ sinh cá nhân cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi ở trường mầm non Thuận Hòa, em
đã tiến hành điều tra 24 giáo viên trong trường và thu được kết quả sau:
Bảng 2.1. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc chăm sóc, giáo
dục vệ sinh cá nhân cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi
Mức độ

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Rất quan trọng

22

91.7

Quan trọng


2

8.3

0

0

Không quan trọng
Từ bảng 2.1 ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc chăm sóc, giáo
dục vệ sinh cá nhân cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi
Từ biểu đồ trên, em nhận thấy hầu hết giáo viên trong trường đã nhận thức được
chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi. Trong đó, 91.7%
giáo viên đồng ý rằng việc việc chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ nhà trẻ 24 –
36 tháng tuổi là rất quan trọng, 8.3% giáo viên cho rằng việc chăm sóc, giáo dục vệ sinh
cá nhân cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi là việc quan trọng. Khơng có giáo viên nào
cho rằng việc chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi là
không quan trọng. Để làm rõ vấn đề này em đã phỏng vấn một số giáo viên với câu hỏi:
“Tại sao cơ cho rằng việc chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ nhà trẻ 24 – 36
tháng tuổi là quan trọng?” Và em đã thu được một vài ý kiến sau:
“Theo tơi là rất quan trọng cần vì trẻ em ở độ tuổi này rất nhạy cảm và rất dễ
nhiễm bệnh nếu khơng chăm sóc, giáo dục vệ sinh đúng cách”.
“Tơi nghĩ việc chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng
tuổi là quan trọng vì chỉ khi được vệ sinh cá nhân sạch sẽ thì trẻ mới tránh được bệnh tật
và có sức khỏe tốt”.

13



Qua những nhận định trên đã chứng tỏ, việc chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân
cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi ở trường mầm non nói chung và trường mầm non
Thuận Hịa nói riêng là vơ cùng quan trọng và cần thiết.
2.2.3. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của các nội dung chăm sóc,
giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi tại trường mầm non Thuận
Hịa.
Để cơng tác chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi tại
trường mầm non Thuận Hòa đạt hiệu quả cần phải thực hiện đầy đủ, thường xuyên và kỹ
càng các nội dung vệ sinh cá nhân cần thiết cho trẻ. Qua nghiên cứu về nhận thức của
giáo viên về tầm quan trọng của các nội dung chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ nhà
trẻ 24 – 36 tháng tuổi tại trường mầm non Thuận Hòa. Em đã thu được kết quả như sau:
Bảng 2.2. Những nội dung cần thiết trong chăm sóc, giáo dục vệ sinh cho trẻ nhà trẻ.
Mức độ
Không
Nội dung
quan
trọng
SL
%
SL % SL %
Vệ sinh mặt
24 100
0
0
0
0
Vệ sinh tay
24 100
0

0
0
0
Vệ sinh bộ phận sinh dục, tiết niệu
18
75
6
25
0
0
Vệ sinh răng miệng
22 91.7 1
8.3
0
0
Vệ sinh tai – mũi – họng
23 95.8 4
4.3
0
0
Vệ sinh tóc, móng tay
20 83.3 5 16.7 0
0
Vệ sinh mắt
22 91.7 1
8.3
0
0
Vệ sinh trang phục
18

75
6
25
0
0
Từ bảng 2.2 chúng ta có thể thấy hầu hết các giáo viên đều cho rằng cần phải thực
hiện đầy đủ, thường xuyên và kỹ càng các nội dung vệ sinh cá nhân cho trẻ. Mức độ
đánh giá của giáo viên về tầm quan trọng của các nội dung chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá
nhân trẻ là xấp xỉ gần nhau và chiếm tỉ lệ rất cao. Trong đó, nội dung “Vệ sinh mặt” và
“Vệ sinh tay” chiếm tỉ lệ cao nhất với 100%. Trên mặt có các bộ phận như: Tai – mũi –
họng, là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy cần phải vệ sinh mặt sạch sẽ.
Cùng với đó, bàn tay là bộ phận chứa rất nhiều vi khuẩn, là nơi phát tán vi khuẩn nhiều
hơn bất cứ bộ phận nào trên cơ thể do tiếp xúc với nhiều nơi rồi lại dùng để chạm lên
mặt, cầm nắm thức ăn. Vì vậy, rửa tay đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc đảm
bảo vệ sinh, ngăn ngừa bệnh tiêu chảy và nhiễm trùng đường hơ hấp.
Có 95.8% giáo viên cho rằng nội dung “Vệ sinh Tai – mũi – họng” là rất quan
trọng. Đúng vậy, do đặc điểm của 3 bộ phận tai, mũi, họng liên quan đến nhau. Niêm
mạc tai, mũi, họng của trẻ mỏng, nhiều mao mạch, ống tai, lỗ mũi hẹp và ngắn, họng là
ngã 3 đường hơ hấp và tiêu hóa, nơi tập trung nhiều vi khuẩn, khả năng chống đỡ với
Rất quan
trọng

14

Quan
trọng


bệnh tật kém nên trẻ rất dễ mắc các bệnh về tai – mũi – họng. Đặc biệt, từ những viêm
nhiễm ở tai – mũi – họng có thể gây nên những biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ

em: gây viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang... làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Vì
vậy, cần giữ vệ sinh tai mũi họng thật tốt.
Bên cạnh đó, nội dung “Vệ sinh răng miệng” và “Vệ sinh mắt” cũng chiếm tỉ lệ
khá cao với 84% ý kiến. Bệnh sâu răng ở trẻ em ngày càng trở nên phổ biến, để đảm bảo
răng miệng của trẻ ln khỏe mạnh thì vệ sinh răng miệng là cần thiết để giảm bớt số vi
sinh vật trong miệng. Cùng với đó, một đơi mắt sáng, khỏe mạnh giúp cho trẻ tìm hiểu,
nhận biết mơi trường xung quanh và tạo điều kiện cho trí tuệ của trẻ ngày càng phát
triển. Do vậy, đôi mắt của trẻ cũng phải được giữ gìn cẩn thận để khỏi ảnh hưởng xấu
đến cả cuộc đời của trẻ. Việc bảo vệ đôi mắt của trẻ là trách nhiệm của trường mầm non.
Tiếp theo đó là nội dung “Vệ sinh tóc, móng tay” chiếm 83.3% ý kiến. Việc giữ
cho trẻ một bàn tay sạch sẽ và một mái tóc gọn gàng giúp trẻ hạn chế tối đa việc bị vi
khuẩn xâm nhập nhất là bệnh giun.
Cuối cùng, giáo viên cũng cho rằng nội dung rất quan trọng nữa là “Vệ sinh bộ
phận sinh dục, tiết niệu” và “Vệ sinh trang phục” chiếm 75%. Việc giữ cho trẻ một bộ
trang phục phù hợp và sạch sẽ sẽ giúp hạn chế tối đa những tác động bất lợi của môi
trường như nắng, mưa, lạnh... bảo vệ da, tránh những tác động của vi trùng gây bệnh và
các loại cơn trùng...Vì vậy cần vệ sinh giày dép, quần áo cho trẻ thường xuyên.
Nhìn chung, hầu hết giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của các nội
dung trong chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ. Việc giữ gìn vệ sinh cá nhân cho
trẻ chính là biện pháp để bảo vệ cơ thể, nâng cao sức đề kháng, tạo hệ miễn dịch trước
những nguy cơ dịch bệnh xâm nhập.
2.2.4. Tinh thần và trách nhiệm của giáo viên trong việc chăm sóc, giáo dục
vệ sinh cá nhân cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi tại trường mầm non Thuận Hòa.
Bảng 2.3. Tinh thần và trách nhiệm của giáo viên trong việc chăm sóc, giáo dục
vệ sinh cá nhân cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi
Mức độ

Số lượng

Tỉ lệ (%)


Thường xun

19

79.2

Thỉnh thoảng

5

20.8

Khơng bao giờ

0

0

Từ bảng 2.3 ta có biểu đồ sau:

15


Biểu đồ
2.3. Tinh thần và trách nhiệm của giáo viên trong việc chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá
nhân cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi
Có khoảng 79.2% các giáo viên đã tổ chức thực hiện hướng dẫn trẻ hình thành
các kỹ năng, thói quen vệ sinh một cách thường xuyên, liên tục.
Có khoảng 20.8% số giáo viên còn lại thực hiện việc giáo dục vệ sinh cá nhân cho

trẻ còn chưa thường xuyên. Số giáo viên này hầu hết là dạy lớp mẫu giáo bé và các lớp
nhà trẻ vì các cơ cho rằng khả năng nhận thức, vận động của trẻ ở độ tuổi này còn non
yếu nên nhiều khi giáo viên chưa tổ chức, hướng dẫn trẻ thường xun. Vì vậy, những kỹ
năng, thói quen vệ sinh của trẻ còn hạn chế. Chẳng hạn, trẻ hay dùng tay quệt mũi; rửa
tay xong, không dùng khăn lau tay mà lau tay trên quần áo; khi rửa tay, rửa mặt xong
thường làm ướt quần áo.
Qua biểu đồ trên chúng ta có thể thấy, các giáo viên trường mầm non Thuận Hịa
có tinh thần và trách nhiệm rất cao trong cơng tác chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân
cho trẻ. Đặc biệt là trẻ ở độ tuổi nhà trẻ. Các cô xem đây là việc làm thường xun
khơng thể thiếu trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ tồn diện.
Bên cạnh đó, trong thời gian qua, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại, công
tác tuyên truyền giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh trong trường Mầm non Thuận Hòa càng
được tăng cường, coi trọng. Việc giáo dục nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh ở trường mầm
non Thuận Hòa đã được tiến hành thường xuyên. Nhờ đó, các em nhỏ đã có thêm nhiều
bài học bổ ích để bảo vệ sức khỏe bản thân trước thời buổi dịch bệnh Covid - 19 đang
diễn ra phức tạp trở lại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.3. Tiểu kết phần 2
Qua phần 2, em đã làm rõ thực trạng về việc chăm sóc – giáo dục vệ sinh cá nhân
cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi tại trường mầm non Thuận Hòa trên địa bàn Phường
Thuận Hòa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Bản thân em thấy rằng tuy giáo viên
mầm non đã có những biện pháp để chăm sóc – giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ nhưng
vẫn chưa hiệu quả. Cịn mang tính khái qt và chưa đi sâu vào các biện pháp này. Chưa
sử dụng nhiều hình thức khác nhau để đem lại hiệu quả. Vì vậy, em cảm thấy cần có

16


những biện pháp nâng cao hơn, sáng tạo, phù hợp với trẻ nhà trẻ hơn, để trẻ dễ dàng nắm
bắt và tiếp thu. Bởi vì, trường mầm non là mơi trường thuận lợi để giúp trẻ phát triển
toàn diện trong đó có giáo dục vệ sinh cá nhân. Giúp trẻ hình thành những kỹ năng, kỹ

xảo và thói quen vệ sinh cá nhân để trẻ có một thể chất tốt. Do vậy, em đã suy nghĩ và
tìm ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục vệ sinh cá nhân cho
trẻ nhằm giúp trẻ khỏe mạnh để phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, đạo
đức, thẩm mỹ và lao động.

17


PHẦN 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CHĂM SÓC - GIÁO DỤC VỆ SINH CÁ NHÂN CHO TRẺ
24 - 36 THÁNG TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON THUẬN HÒA
3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp
Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng của việc chăm sóc – giáo dục vệ sinh cá nhân
cho trẻ, đồng thời tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng của việc chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá
nhân của trẻ ở trường mầm non Thuận Hòa, Thành phố Huế. Em nhận thấy hoạt động
này ngày càng đóng vai trị quan trọng, và cần thiết nhất là trong tình hình dịch bệnh
Covid - 19 đang diễn ra rất phức tạp như hiện nay. Vì vậy việc chăm sóc, giáo dục vệ
sinh cá nhân cho trẻ là một nhiệm vụ cấp bách trong cơng tác chăm sóc giáo dục toàn
diện cho trẻ hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để công tác chăm sóc, giáo
dục vệ sinh cá nhân cho trẻ đạt kết quả cao nhất? Để thực hiện tốt vấn đề đó, cần phải có
những biện pháp tác động phù hợp.
Các biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mà
em đưa ra được xây dựng trên những cơ sở nghiên cứu lý luận thực tiễn sau đây:
- Kết quả phân tích cơ sở lý luận về chăm sóc, giáo dục vệ sinh trẻ và đặc điểm
tâm sinh lý cũng như đặc điểm vệ sinh của trẻ nhà tẻ 24 – 36 tháng.
- Hệ thống các biện pháp phát triển sáng tạo đối với người lớn nói chung và trẻ
mẫu giáo nói riêng.
- Kết quả điều tra phân tích thực trạng cơng tác chăm sóc, giáo dục vệ sinh trẻ nhà
trẻ 24 – 36 tháng ở trường mầm non Thuận Hòa.

Cùng với những điều kiện trên là những chủ trương đổi mới giáo dục hiện nay của
Bộ giáo dục và đào tạo được coi là cơ sở quan trọng để nghiên cứu đề ra một số biện
pháp tổ chức hoạt động tạo hình nhằm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Từ những cơ
sở khoa học trên đây chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp sau
3.2. Các biện pháp
3.2.1. Giáo viên tự học tập để bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thực hành,
thao tác chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ.
Muốn rèn luyện cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi có thói quen trong việc giữ gìn
vệ sinh cá nhân thì đầu tiên của cơ giáo phải có kiến thức chuẩn xác về kĩ năng thực
hành để làm được điều này thì cơ giáo phải khơng ngừng bồi dưỡng kiến thức và các
bước thực hiện thao tác vệ sinh cá nhân trẻ của mình thật thuần thục. Thấy rõ mục đích,
yêu cầu và tầm quan trọng của cơng việc mình đang làm, nắm vững nội dung giáo dục
chăm sóc vệ sinh cho trẻ và nguyên tắc hướng dẫn thực hành các thao tác như: Rửa tay,
rửa mặt, chăm sóc răng miệng (xúc miệng).. cho trẻ.
Khơng ngừng tìm tịi các tài liệu có liên quan đến chun đề vệ sinh để nghiên
cứu và áp dụng vào thực hành dạy trẻ.

18


Nghiên cứu một số tài liệu do nhà trường cấp phát: Bé giữ vệ sinh, bé sạch, thực
hành vệ sinh và các lô tô vệ sinh... để tham khảo và hướng dẫn phụ huynh thực hành các
thao tác vệ sinh cho trẻ.
Đặc điểm của trẻ là hay bắt chước, có thể bắt chước cái đúng, cái tốt, nhưng cũng
có thể bắt chước cái sai, cái xấu. Vì vậy cơ giáo và mọi người xung quanh cần phải tự
rèn bản thân và tuân thủ những yêu cầu vệ sinh của nhà trường, thực hiện triệt để lời nói
phải đi đơi với việc làm để thực sự là tấm gương sáng cho các cháu noi theo.
3.2.2. Tạo môi trường giáo dục tốt cho trẻ hoạt động để trẻ thuận lợi tiếp thu
những nội dung hình thành thói quen vệ sinh.


• Mơi trường vật chất:
Trong lớp học, nên sắp xếp, trang trí đồ dùng đồ chơi khoa học, an toàn, đẹp mắt,
phù hợp với chế độ sinh hoạt và học tập của trẻ. Trang trí lớp bằng bàn tay cơ giáo, làm
thêm các loại đồ chơi tự tạo từ nguyên liệu tự nhiên, các vật liệu tái chế... nhằm thu hút
sự chú ý và hào hứng của trẻ.
Trẻ ở độ tuổi này khó có thể nhớ được tất cả tên các góc chơi, nhưng trẻ có khả
năng ghi nhớ bằng hình ảnh rất tốt, vì vậy tơi muốn thơng qua các hình ảnh thu hút, bắt
mắt, gây sự chú ý của trẻ để trẻ nhớ được những đồ dùng đồ chơi này thường được bày ở
vị trí nào, từ đó trẻ sẽ có thể cất đồ dùng đồ chơi sau khi chơi đúng vị trí.
Nên tiến hành trang trí khu vực vệ sinh đẹp mắt với đầy đủ các đồ dùng phục vụ
vệ sinh: Xà phòng rửa tay, giấy vệ sinh, khăn lau tay, chậu rửa, bàn chải... và luôn được
dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng, tiện sử dụng. Để có thể chăm sóc vệ sinh cho trẻ được kịp
thời và thuận tiện.

• Môi trường tinh thần:
Xây dựng môi trường tinh thần tại lớp học với 3 tiêu chí: u thương, an tồn, tôn
trọng trẻ.
- Cô yêu thương trẻ, luôn vui vẻ, niềm nở và ân cần với trẻ.
- Tạo môi trường an toàn về thể chất lẫn tâm lý cho trẻ. Trong một ngày làm việc
không tránh khỏi những lúc mệt mỏi, căng thẳng nhưng cơ giáo phải ln giữ bình tĩnh
để giải quyết các tình huống, các vấn đề một cách văn minh, khoa học và mang tính giáo
dục tốt nhất.
- Luôn luôn lắng nghe, tôn trọng ý kiến của trẻ và đối xử cơng bằng với trẻ, từ đó
đáp ứng kịp thời những mong muốn chính đáng của các con.
Mục đích của nội dung này là để trẻ cảm thấy lớp học là một mơi trường cực kì
thoải mái, khiến trẻ an tâm, tin tưởng và sẵn sàng đón nhận những nếp vệ sinh sinh hoạt
cô đưa ra và thực hiện một cách tích cực.
3.2.3. Hướng dẫn trẻ thực hiện các kỹ năng chăm sóc vệ sinh cá nhân
a. Kỹ năng lau mặt


19


×