Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

câu hỏi lý thuyết bồi dưỡng sinh 9 chương ADN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.56 KB, 18 trang )

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN SINH 9
CÂU HỎI LÝ THUYẾT
CHƯƠNG III: AND, GEN, ARN
VÀ PRÔTÊIN


Câu 1. So sánh những điểm khác nhau giữa gen với mARN về cấu trúc và
chức năng.
Hướng dẫn giải:
a/ Về cấu trúc:
Gen
- Gồm hai mạch đơn
- Đơn phân là nuclêôtit
- 4 loại nuclêôtit là A, T, G, X
- Mỗi đơn phân có đường đêơxiribơzơ
(C5H10O4)
- Có T khơng có và U
- Có liên kết Hiđrơ và biểu hiện ngun
tắc bổ sung

mARN
- Một mạch đơn
- Đơn phân là ribơnuclêơtit
- Có 4 loại ribơnuclêơtit A, U, G, X
- Mỗi đơn phân có đường ribơzơ
(C5H10O5)
- Có U khơng có T
- Khơng có

b/ Về chức năng:


Gen
- Là bản mật mã có vai trị chủ đạo trong
q trình tổng hợp protein qua cơ chế
phiên mã
- Có khả năng tự nhân đôi, phân li và tổ
hợp trong q trình di truyền
- Gen tự nhân đơi cần ngun liệu các
nucleotit tự do.

mARN
- Là phiên mã có vai trị chủ động trong
việc qui định trình tự các axit amin trong
phân tử qua cơ chế dịch mã.
- Khơng có khả năng tự nhân đôi, phân
li và tổ hợp trong quá trình di truyền.
- ARN giải mã cần nguyên liệu là các
axit amin.

Câu 2. Dựa vào q trình tự nhân đơi của AND hãy giải thích về nguyên tắc
bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn của quá trình. Nêu ý nghĩa của q trình
trên.
Hướng dẫn giải:
a/ Q trình nhân đơi của AND:
- Xảy ra ở kì trung gian, lúc NST tháo xoắn hoàn toàn


- Do được cung cấp năng lượng là ATP và xúc tác bởi một loại enzim đặc hiệu,
AND ban đầu tách làm hai mạch từ đầu đến cuối.
- Khi tách đến đâu cả hai mạch đều dùng làm mạch khuôn kết hợp các nucleotit tự
do theo NTBS sau:


M

- Sau khi tự nhân đôi xong, từ một phân tử AND ban đầu hình thành hai phân tử
AND con giống hệt AND ban đầu, mỗi AND con gồm một mạch của AND ban đầu
và một mạch được hình thành bởi các nucleotit tự do theo nguyên tắc giữ lại một
nửa, còn gọi là bán bảo tồn.
b/ Ý nghĩa của q trình nhân đôi AND:
- Đảm bảo cho NST tự nhân đôi.
- Đảm bảo giữ nguyên về cấu trúc và hàm lượng AND qua các thế hệ.
- Góp phần với các cơ chế di truyền khác, ổn định các đặc điểm của loài từ thế hệ
này sang thế hệ khác.
Câu 3:
3.1. Hãy giải thích về tính đặc thù, tính đa dạng và tính ổn dịnh của protein.
3.2. Nêu các chức năng cơ bản của protein.
Hướng dẫn giải:
3.1. Tính đặc thù, tính đa dạng và tính ổn dịnh của protein.
a/ Tính đặc thù:
- Mỗi loại protein đặc thù được quy định bởi các yếu tố:


+ Thành phần axit amin trong phân tử protein
+ Số lượng axit amin trong phân tử protein đó.
+ Trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử protein đó
+ Cấu trúc khơng gian của phân tử protein đó
- Trong các yếu tố trên, trình tự sắp xếp các axit amin là yếu tố quan trọng nhất.
b/ Tính đa dạng của protein:
+ Với 20 loại axit amin sẽ có vơ số kiểu tổ hợp khác nhau về thành phần, số lượng
và trình tự để tạo ra vơ số loại protein có cấu trúc khác nhau.
+ Tính đa dạng của protein có cơ sở từ tính đa dạng của gen.

c/ Tính ổn định của protein:
+ Trong tế bào cơ thể, protein luôn được đổi mới. Tuy nhiên cấu trúc đặc thù của
nó vẫn được duy trì ổn định.
+ Sở dĩ là nhờ cơ chế nhân đơi ADN, làm cho gen có tính ổn định
3.2. Chức năng của protein:
- Protein là thành phần cấu tạo của NST.
- Protein loại Histon nối các vịng xoắn làm tăng hoạt tính của ADN.
- Protein là men xúc tác các cơ chế di truyền như men ADN polymera, xúc tác ở cơ
chế tự sao mã.
- Protein là kích tố điều hịa trao đổi chất, thực chất là điều tiết hoạt động của gen
trong quá trình trao đổi chất.
- Protein còn là chất kiến tạo chất sống, riboxom, màng các bào quan như nhân, ti
thể...
- Axit amin là nguồn nguyên liệu cung cấp quá trình tổng hợp protein.


- Protein là nguyên liệu cung cấp năng lượng khi cơ thể thiếu hụt lipit và gluxit.
Vậy protein là thành phần cấu trúc bên trong, bên ngoài tế bào, cơ thể và đảm nhận
các chức năng sinh lý liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào.
Câu 4: So sánh giữa ADN và protein về mặt cấu tạo và chức năng.
Hướng dẫn giải:
4.1. Những điểm giống nhau:
a/ Về cấu tạo:
- Đều là hợp chất hữu cơ, cấu tạo bởi 4 loại nguyên tố chính là: C, H, O, N.
- Đều là hợp chất cao phân tử sinh học cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
- Đều là thành phần cấu tạo chủ yếu của NST.
- Trong cấu trúc mỗi loại các đơn phân đều nối nhau bằng các liên kết hóa học.
- Tính đặc thù và đa dạng đều được quy định bởi thành phần, số lượng, trình tự sắp
xếp các đơn phân.
b/ Về chức năng:

Đều góp phần truyền đạt thông tin di truyền và ổn định các tính trạng từ thế hệ
trước sang thế hệ sau: ADN quy định cấu trúc của protein, ngược lại protein
(enzim, axit amin, năng lượng...) tham gia vào các quá trình nhân đôi ADN, tổng
hợp ARN, tổng hợp protein.
4.2. Những điểm khác nhau:
Dấu hiệu
so sánh
Nguyên tố
chính
Số mạch

ADN

Protein

Các nguyên tố chính là: C, H, O, Các nguyên tố chính là: C, H, O,
N, P.
N
Hai mạch xoắn kép
Một chuỗi hoặc nhiều chuỗi
polypeptit


Chiều dài

khối
lượng
Đơn phân
Cấu
tạo

đơn phân

pH

Chiều dài và khối lượng lớn hơn Chiều dài và khối lượng bé hơn
protein nhiều lần
ADN nhiều lần
Đơn phân là nucleotit
Mỗi đơn phân có 3 thành phần
chính là axitphotphoric (H3PO4),
đường deoxiribozo (C5H10O4),
bazo nitric (A hoặc T hoặc G
hoặc X)
Có tính axit

Đơn phân là axit amin
Mỗi đơn phân gồm có 3 thành
phần chính là gốc hóa trị 1 (R);
nhóm cacboxin (COOH); nhóm
amin (NH2).

Vừa có tính axit (do nhóm
COOH) vừa có tính kiềm (do
nhóm NH2)
Số lượng Số lượng đơn phân rất lớn (hàng Số lượng đơn phân bé hơn (hàng
đơn phân
triệu)
trăm)
Liên
kết Liên kết hóa học gồm liên kết Liên kết hóa học là liên kết peptit

hóa học
hidro và liên kết photphodieste.
Nguyên tắc Có biểu hiện nguyên tắc bổ sung Không thể hiện nguyên tắc bổ
bổ sung
(A-T, G-X)
sung
Chức năng - Mang thông tin di truyền tổng - Cấu trúc bào quan, tế bào, tham
hợp protein và điều hòa tổng hợp gia mọi hoạt động sinh lí của tế
protein
bào.
- Có khả năng nhân đơi
- Khơng có khả năng nhân đơi.
Câu 5: So sánh giữa mARN và protein về mặt cấu tạo và chức năng.
Hướng dẫn giải:
5.1. Những điểm giống nhau:
- Đều là hợp chất hữu cơ, cấu tạo bởi 4 nguyên tố chính C, H, O, N
- Đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
- Các đơn phân đều nối nhau bằng liên kết hóa học
- Đều có vai trị truyền đạt thơng tin di truyền, quy định tính trạng cho cơ thể sinh
vật.


5.2. Những điểm khác nhau:
Dấu hiệu so mARN
sánh
Các nguyên tố C, H, O, N, P
chính
Số mạch
1 mạch đơn


protein
C, H, O, N

Chiều dài và Lớn hơn protein
khối lượng
Đơn phân
Nucleotit
Cấu tạo đơn Mỗi đơn phân có 3 thành phần
phân
chính

axitphotphoric
(H3PO4),
đường
ribozo
(C5H10O5), bazo nitric (A hoặc
U hoặc G hoặc X)
pH
Có tính axit

Một chuỗi hoặc nhiều chuỗi
polypeptit
Bé hơn ARN
Axit amin
Mỗi đơn phân gồm có 3 thành
phần chính là gốc hóa trị 1 (R);
nhóm cacboxin (COOH); nhóm
amin (NH2).

Vừa có tính axit (do nhóm

COOH) vừa có tính kiềm (do
nhóm NH2)
Số lượng đơn Nhiều hơn
Ít hơn (khoảng 1/3 so với
phân
mARN)
Liên kết hóa Liên kết photphodieste.
Liên kết hóa học là liên kết
học
peptit
Chức năng
Trực tiếp quy định trình tự sắp Là thành phần cấu trúc và tham
xếp các axit amin của phân tử gia mọi hoạt động sinh lí của tế
protein
bào.
Câu 6: Giải thích tốm tắt mối quan hệ giữa các thành phần trong sơ đồ sau:
Gen

(a)

ARN

(b)

protein

(c)

Tính
trạng


Hướng dẫn giải:
a/ Gen → ARN:
- Đây là quá trình tổng hợp các loại ARN xảy ra trong nhân dựa trên khuôn mẫu
của 1 đoạn ADN gọi là gen.


- Trình tự các nucleotit trong mạch khn của gen quy định trình tự các nucleotit
trong phân tử mARN theo nguyên tắc bổ sung sau:

- Từ mARN sẽ được chế bản thành cấu trúc của tARN và rARN.
b/ ARN → protein:
- Đây là quá trình dịch mã, xảy ra ở tế bào chất
- Trình tự các nucleotit của mARN quy định trình tự các nucleotit của tARN từ đó
quy định trình tự các axit amin trong phân tử protein theo nguyên tắc bổ sung sau:

- Như vậy, trình tự nucleotit trong mạch khn của gen quy định trình tự nucleotit
của các ARN. Trình tự này lại quy định trình tự các axit amin của một loại protein
đặc thù, tương ứng với cấu trúc của gen.
c/ Protein → tính trạng:
- Ban đầu, phân tử protein vừa được tổng hợp có cấu trúc bậc 1, mạch thẳng.
- Sau đó, protein biến đổi thành bậc cao hơn, thực hiện chức năng của nó và biểu
hiện thành tính trạng tương ứng với cấu trúc của gen.
Câu 7: Hãy so sánh cơ chế tự nhân đôiADN với cơ chế tổng hợp ARN.
Hướng dẫn giải:
a/ Giống nhau: Cả hai quá trình đều:


- Là cơ chế di truyền cấp độ phân tử
- Xảy ra trong nhân tế bào và vào kì trung gian lúc NST tháo xoắn tối đa

- Dựa vào ADN làm mạch khuôn
- Đều sử dụng enzim đặc hiệu và cần được cung cấp năng lượng là ATP. Có hiện
tượng ADN tách làm đôi và sử dụng nguyên liệu là các nucleotit tự do trong môi
trường tế bào chất để kết hợp vào mạch khn theo NTBS.
- Đều góp phần vào sự ổn định tính trạng của lồi từ thế hệ trước sang sau.
b/ Khác nhau:
Dấu hiệu so Nhân đôi ADN
sánh
Thời điểm
Trước khi phân bào

Tổng hợp ARN
Trước khi tổng hợp protein
Cơ chế

ADN tách

Từ đầu đến cuối

Số
mạch
khuôn
Nguyên liệu
Số lượng Nu
cần
NTBS
Kết quả

Cả hai


Một đoạn tương ứng 1 gen
cấu trúc
Chỉ 1 trong 2

Các nucleotit tự do
Lớn

Các ribonucleotit tự do


A hợp với T
Từ 1 ADN khuôn, qua 1 lần nhân
đôi tạo 2 ADN con giống hệt
nhau và giống hệt với ADN ban
đầu

A hợp với U
Từ 1 ADN khn có thể tổng
hợp nhiều ADN giống nhau
(nếu phiên mã nhiều lần từ
cùng 1 gen) hay nhiều ARN
khác nhau (nếu phiên mã từ
nhiều gen khác nhau)
Sau khi được tổng hợp xong,
các ARN tham gia quá trình
dịch mã và bị tan rã sau khi
tổng hợp vài chục phân tử
protein.

Thời gian tồn Sau khi ADN con được hình

tại
thành theo nguyên tắc bán bảo
tồn chúng đều tham gia vào việc
tạo cấu trúc của nhân tế bào mới.


Câu 8: So sánh giữa các loại ARN về cấu tạo và chức năng.
Hướng dẫn giải
Tùy vào chức năng người ta phân biệt 3 loại ARN: ARN thông tin (mARN); ARN
vận chuyển (tARN); ARN riboxom (rARN).
8.1. Giống nhau:
a/ Về cấu tạo:
- Đều là thành phần cấu trúc của nhân tế bào
- Đều có 1 mạch đơn
- Đơn phân đề là nucleotit
- Mỗi nucleotit đều có 3 thành phần chính
+ Axit photphoric (H3PO4)
+ Đường ribozo (C5H10O5)
+ Bazo nitric có tính kiềm yếu
- Có 4 loại đơn phân: Adenin (A), Uraxin (U), Guanin (G), Xitozin (X)
- Các đơn phân đều nối nhau bằng liên kết photphodieste
b/ Về chức năng: Đều có vai trị nhất định trong q trình tổng hợp protein
8.2. Những điểm khác nhau:
Dấu
mARN
tARN
rARN
hiệu so
sánh
Về cấu Có từ 600 đến 1500 Có từ 80 đến 100 đơn Là mạch ngắn nhất

tạo
đơn phân
phân
Là chuỗi polinucleotit Chuỗi
polinucleotit Chuỗi polinucleotit


mạch thẳng
Khơng có liên kết
hidro và khơng biểu
hiện ngun tắc bổ
sung
Trình tự các nucleotit
được quy định bởi các
nucleotit trong mạch
khn của gen
Về
chức
năng

Mang thông tin di
truyền từ gen ra tế bào
chất dưới dạng bản
phiên mã
Trực tiếp quy định
trình tự axit amin trong
phân tử protein

xoắn
Có liên kết hidro ở nơi

có cấu trúc xoắn tạm
thời và có biểu hiện
nguyên tắc bổ sung (AU), (G-X)
Từ mARN chế bản
thành cấu trúc tARN
bậc cao hơn, có 2 đầu
trong đó 1 đầu mang
axit amin
Hoạt hóa axit amin tự
do, gắn với axit amin tự
do thành phức hợp
tARN – Axit amin.
Vận chuyển axit amin
đến địa điểm tổng hợp
protein và riboxom

xoắn
Có liên kết hidro và

khoản
70%
nucleotit bổ sung (AU), (G-X)
Từ mARN chế bản
thành rARN

Tổng hợp các chuỗi
polipeptit đặc biệt
cấu thành bào quan
riboxom


Câu 9: a/ Một gen ở vi khuẩn có chiều dài 0,51 và có 3600 liên kết hidro. Xác
định số lượng từng loại nucleotit của gen.
b/ Xét về mặt cấu tạo hóa học, các gen khác nhau phân biệt nhau ở những đặc
điểm nào?
c/ Nếu trong quá trình tự nhân đơi của ADN có sự cặp đơi nhầm (ví dụ A cặp
đơi với G) thì sẽ dẫn tới hậu quả gì?
Hướng dẫn giải:
a/ Xác định số lượng từng loại nucleotit của gen:
(Nu)

b/ Xét về mặt cấu tạo các gen phân biệt nhau ở số lượng, thành phần và trình tự sắp
xếp các nucleotit


c/ Nếu trong q trình tự nhân đơi của ADN có sự cặp đơi nhầm sẽ dẫn đến hậu
quả đột biến gen, thường có hại cho bản thân sinh vật, vì chúng phá vỡ trạng thái
cân bằng vốn có đã được hình thành trong q trình tiến hóa lâu dài của lồi.
Câu 10: Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại
giống hệt ADN mẹ? Có trường hợp nào qua nhân đơi, ADN con lại khác ADN
mẹ?
Hướng dẫn giải:
Hai ADN con sau nhân đơi giống ADN mẹ do q trình nhân đơi diễn ra theo
nguyên tắc:
- Nguyên tắc khuôn mẫu: nghĩa là mạch mới tạo ADN con được tổng hợp dựa trên
mạch khuôn của ADN mẹ.
- Nguyên tắc bổ sung: Sự liên kết các Nu ở mạch khuôn với các nu tự do là cố
định: A liên kết với T hay ngược lại; G liên kết với X hay ngược lại
- Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có 1 mạch của
ADN mẹ (mạch cũ) cịn một mạch mới được tổng hợp.
- Có trường hợp ADN con khác ADN mẹ nếu xảy ra đột biến trong quá trình nhân

đơi.
Câu 11: 11.1/ Nêu cấu tạo hóa học và chức năng của gen.
11.2/ Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong cơ chế di truyền
phân tử.
Hướng dẫn giải:
11.1/ Cấu tạo hóa học và chức năng của gen:
a/ Cấu tạo hóa học:
- Gen là một đoạn phân tử ADN có chức năng di truyền xác định, được cấu tạo từ 4
loại Nu, mỗi Nu gồm 3 thành phần: H 3PO4, C5H10O4, và một trong bốn loại bazo A,
T, G, X


- Các Nu liên kết với nhau theo chiều dọc bằng liên kết cộng hóa trị tạo thành
mạch poly Nu. Hai mạch poly Nu xoắn song song quanh trục phân tử với đường
kính vịng xoắn 20 , một chu kì xoắn dài 34. Các Nu đối diện giữa hai mạch liên
kết với nhau bằng liên kết H2 theo nguyên tắc bổ sung.
b/ Chức năng của gen:
- Là nơi lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền, mỗi gen giữ một chức năng khác
nhau trong việc hình thành tính trạng.
11.2/ Nguyên tắc bổ sung trong cơ chế di truyền
- Cơ chế tự nhân đôi ADN: Các Nu tự do trong môi trường liên kết với các Nu trên
hai mạch đơn ADN “mẹ” theo nguyên tắc bổ sung A-T, G-X và ngược lại.
- Trong tổng hợp ARN: Các Nu tự do trong môi trường tế bào liên kết với các nu
trên mạch mã gốc theo nguyên tắc bổ sung (chỉ khác là Agốc – UARN).
- Trong quá trình tạo thành chuỗi axit amin: Các bộ ba đối mã trên tARN khớp với
các bộ ba mã hóa trên mARN theo nguyên tắc bổ sung.
Câu 12: Trình bày chức năng các thành phần trong tế bào tham gia vào quá
trình tổng hợp protein.
Hướng dẫn giải:
Quá trình tổng hợp protein do ADN trong nhân tế bào điều khiển nhưng lại

xảy ra ở tế bào chất.
1. Trong nhân tế bào:
a/- ADN: Là cơ sở vật chất di truyền, là nơi lưu giữ thông tin di truyền ở dạng các
bộ ba mã hóa, được tổ hợp từ 4 loại nucleotit A, T, G, X.
- ADN có vai trò chủ đạo trong việc quy định cấu trúc đặc trưng của protein.
- ADN có khả năng tái sinh nhờ đó ổn định tính đặc trưng qua các thế hệ. ADN
mang 3 loại gen khác nhau cùng phối hợp trong điều hòa tổng hợp protein.


b/ - Các loại ARN khác nhau như mARN, tARN, mARN được tổng hợp từ ADN,
sau đó được phóng thích ra tế bào chất, trong đó mARN có vai trị quan trọng nhất,
là bản phiên mã, mang thông tin di truyền từ ADN trong nhân ra tế bào chất đến
riboxom để thực hiện quá trình dịch mã.
2. Trong tế bào chất:
- mARN có vai trị chủ động qui định trình tự các axit amin trong phân tử protein
- tARN có vai trị hoạt hóa axit amin và vận chuyển axit amin đến địa điểm tổng
hợp protein là riboxom
- rARN có vai trò tổng hợp riboxom
- Riboxom là nơi xảy ra quá trình tổng hợp protein
- Axit amin là nguồn nguyên liệu
- ATP và men cung cấp năng lượng và xúc tác các giai đoạn trong quá trình
- Mạng lưới nội chất có vai trị chuyển phân tử protein được tổng hợp đến nơi tế
bào cần thiết.
Câu 13: Trình bày cấu trúc không gian của phân tử ADN. Hệ quả của nguyên
tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm nào ?
Hướng dẫn giải:
- Cấu trúc không gian của phân tử ADN: Năm 1953 J. Oatxon và F. Crick đã công
bố mơ hình cấu trúc khơng gian của phân tử ADN.
- Theo mơ hình này, ADN là một chuỗi xoắn gồm hai mạch song song xoắn đều
quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải), ngược chiều kim đồng hồ.

Các Nucleotit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hidro tạo thành cặp
nguyên tắc bổ sung: A-T ; G-X và ngược lại. Mỗi chu kì xoắn cao 34 gồm 10 cặp
Nu, đường kính vịng xoắn là 20.
- Hệ quả của nguyên tắc bổ sung: Khi biết trình tự sắp xếp các nu trong mạch đơn
này thì suy ra trình tự sắp xếp các nu trong mạch đơn kia.


Câu 14: Tính đa dạng và đặc thù của protein thể hiện ở những điểm nào?
Tính đa dạng và đặc thù của protein do những yếu tố nào quyết định?
Hướng dẫn giải:
1. Tính đặc thù, tính đa dạng, tính ổn định của protein:
a/ Tính đặc thù của protein:
Mỗi loại protein đặc thù được qui định bởi các yếu tố:
+ Thành phần axit amin trong phân tử protein đó.
+ Số lượng axit amin trong phân tử protein đó.
+ Trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử protein đó.
+ Cấu trúc khơng gian của phân tử protein đó.
Trong các yếu tố trên, trình tự các axit amin là yếu tố quan trọng nhất.
b/ Tính đa dạng của protein:
+ Với 20 loại axit amin sẽ có vơ số kiểu tổ hợp khác nhau về thành phần, số lượng
và trình tự để tạo ra vơ số loại protein có cấu trúc khác nhau.
+ Tính đa dạng của protein có sơ sở từ tính đa dạng của gen
c/ Tính ổn định của protein:
+ Trong tế bào cơ thể, protein luôn được đổi mới. Tuy nhiên cấu trúc đặc thù của
nó vẫn được duy trì ổn định.
+ Sở dĩ vậy là nhờ cơ chế nhân đơi ADN, làm cho gen có tính ổn định.
2. Chức năng của protein:
- Protein là thành phần cấu tạo của NST.
- Protein loại histon nối các vòng xoắn, làm tăng hoạt tính của ADN.



- Protein là men xúc tác các cơ chế di truyền như men ADN polymera, xúc tác ở cơ
chế tự sao mã.
- Protein là kích tố điều hịa trao đổi chất, Thực chất là điều tiết hoạt động của gen
trong q trình trao đổi chất
- Protein cịn là chất kiến tạo chất sống, riboxom, màng các bào quan như nhân, ti
thể…
- Axit amin là nguồn nguyên liệu cung cấp quá trình tổng hợp protein.
- Protein là nguyên liệu cung cấp năng lượng khi cơ thể thiếu hụt lipit và gluxit
Vậy protein là thành phần cấu trúc bên trong, bên ngoài tế bào, cơ thể và
đảm nhận các chức năng sinh lý liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào.
Câu 15: Quá trình tổng hợp ADN và mARN có gì giống và khác nhau?
Hướng dẫn giải:
* Giống nhau:
- Xảy ra trong nhân tế bào tại các NST ở kì trung gian khi các NST chưa đóng
xoắn
- Đều tổng hợp trên khuôn mẫu ADN theo nguyên tắc bổ sung.
* Khác nhau:
Tổng hợp ADN
Xảy ra trên toàn bộ phân tử ADN
Cả hai mạch đơn của ADN dùng làm
khuôn tổng hợp hai phân tử ADN mới
Trong nguyên tắc bổ sung có A mạch
khuôn liên kết với T môi trường.
Nguyên tắc bán bảo tồn: Trong mỗi
phân tử ADN con có một mạch ADN

Tổng hợp mARN
Xảy ra trên một đoạn ADN tương ứng
với một gen

Chỉ một mạch trong hai mạch của ADN
(một đoạn ADN) làm khn tổng hợp
ARN
Trong ngun tắc bổ sung có A mạch
khn liên kết với U mơi trường.
Khơng có ngun tắc bán bảo toàn.
Mạch ARN được tổng hợp mới hoàn


mẹ và một mạch mới được tổng hợp.

toàn.

Câu 16: a/ Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc ARN và ADN.
b/ Vì sao nói cấu trúc hai mạch của ADN vừa có tính bền vững vừa có tính linh
động trong thực hiện chức năng di truyền?
Hướng dẫn giải:
a/ Những điểm khác nhau:
ADN
Đại phân tử có khối lượng và kích thước
lớn.
Có cấu trúc mạch kép
Cấu tạo từ 4 loại nucleotit (A, T, G, X)
Có đường C5H10O4.

ARN
Đại phân tử có khối lượng và kích thước
bé.
Có cấu trúc mạch đơn
Cấu tạo từ 4 loại nucleotit (A, U, G, X)

Có đường C5H10O5.

b/ Cấu trúc hai mạch của ADN vừa có tính bền vững vừa có tính linh động trong
thực hiện chức năng di truyền vì:
- Giữa hai mạch của ADN được liên kết bằng nhiều liên kết hidro nên bảo đảm cho
cấu trúc của ADN có tính bền vững và ổn định.
- Tuy nhiên, liên kết hidro là liên yếu nên dễ bị cắt đứt để thực hiện q trình nhân
đơi và phiên mã.
Câu 17: Phân tử ADN có chức năng gì? Phân tử ADN tự nhân đôi theo những
nguyên tắc nào? Sự nhân đơi của phân tử ADN có ý nghĩa gì đối với sinh vật?
Hướng dẫn giải:
- Chức năng ADN:
+ Lưu giữ thông tin di truyền
+ Truyền đạt thông tin di truyền
- Nguyên tắc khi ADN tự nhân đôi:


+ Nguyên tắc bổ sung
+ Nguyên tắc giữ lại một nửa (Bán bảo tồn)
- Ý nghĩa tự nhân đơi ADN: Tạo ra 2 ADN con giống ADN mẹ, là cơ sở phân tử
của hiện tượng di truyền và sinh sản.
Câu 18: a/ Cho biết những điểm khác nhau cơ bản giữa quá trình phát sinh
giáo tử cái và giao tử đực ở động vật.
b/ Tính ổn định của ADN ở mỗi loài sinh vật được đảm bảo nhờ cơ chế nào?
Vì sao sự ổn định của ADN chỉ có tính tương đối?
Hướng dẫn giải:
a/
Phát sinh giao tử cái
Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho thể
cực thứ nhất có kích thước nhỏ và nỗn

bào bậc 2 có kích thước lớn.
Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho
một thể cực thứ 2 có kích thước bé và 1
tế bào trứng có kích thước lớn
Từ mỗi nỗn bào bậc 1 qua giảm phân
cho 3 thể cực và 1 tế bào trứng trong đó
chỉ có trứng trực tiếp thụ tinh.

Phát sinh giao tử đực
Tinh bào bậc 1 qua giảm phân 1 cho 2
tinh bào bậc 2.
Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân 2 cho
2 tinh trùng
Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân
cho 4 tinh trùng, các tinh trùng này đều
tham gia vào thụ tinh

b/ Tính ổn định của ADN ở mỗi loài sinh vật được đảm bảo nhờ các cơ chế nhân
đôi, phân li và tổ hợp thông qua cơ chế nguyên phân, giảm phân thụ tinh.



×