Tải bản đầy đủ (.docx) (144 trang)

Nghệ thuật tuyên truyền trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.09 KB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM THỊ NHƯ THÚY

NGHỆ THUẬT TUYÊN TRUYỀN
TRONG VĂN CHÍNH LUẬN
CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM THỊ NHƯ THÚY

NGHỆ THUẬT TUYÊN TRUYỀN
TRONG VĂN CHÍNH LUẬN
CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 9220121

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. PHAN HUY DŨNG


NGHỆ AN - 2022


iii
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tôi tự thực hiện dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Phan Huy Dũng. Việc giải quyết các vấn đề đặt ra cũng
như trình bày kết quả nghiên cứu trong luận án đảm bảo nguyên tắc trung thực,
khoa học.
Nghệ An, tháng 4 năm 2022
Tác giả luận án

Phạm Thị Như Thúy


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phan Huy Dũng, người đã
tận tình hướng dẫn tơi và đóng góp những ý kiến q báu để cơng trình nghiên
cứu này được hồn thiện.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Khoa Ngữ văn, Trường Sư phạm; Phòng Đào
tạo Sau đại học của Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi trong
q trình học tập, nghiên cứu tại trường.
Xin được gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Ban, các đồng nghiệp cơ quan Ban
Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tơi học tập, nghiên cứu
nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.
Xin bày tỏ lịng biết ơn tới q thầy cơ, bạn bè và gia đình đã động viên
giúp đỡ, cổ vũ tơi hồn thành khóa học và luận án.
Nghệ An, tháng 4 năm 2022
Tác giả luận án


Phạm Thị Như Thúy


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

1

Chính trị Quốc gia

CTQG

2

Chính trị Quốc gia - Sự thật

3

Đại học Quốc gia

4

Hà Nội

5


Khoa học xã hội

6

Nhà xuất bản

Nxb

7

Thành phố

TP

CTQG - ST
ĐHQG
HN
KHXH


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................iii
MỤC LỤC.............................................................................................................iv
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 2

4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3
5. Đóng góp mới của luận án............................................................................ 4
6. Cấu trúc của luận án......................................................................................5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU..................................................................................................... 6
1.1. Một số giới thuyết về văn chính luận..........................................................6
1.1.1. Khái niệm văn chính luận...........................................................................6
1.1.2. Tính chức năng của văn chính luận..................................................8
1.1.3. Tính thẩm mỹ đặc thù của văn chính luận..................................................10
1.2. Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu nghệ thuật tuyên truyền trong văn
chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh...............................................13
1.2.1. Trách nhiệm xã hội người cầm bút...................................................13
1.2.2. Mối quan hệ giữa nghệ thuật và tuyên truyền.................................. 15
1.2.3. Sự thống nhất giữa phẩm chất nhà cách mạng và phẩm chất người
nghệ sĩ ở Hồ Chí Minh..................................................................... 17
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về nghệ thuật tuyên truyền trong văn
chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh...............................................19
1.3.1. Nghiên cứu giá trị bao trùm của văn chính luận Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh...............................................................................................19
1.3.2. Nghiên cứu về đặc tính tuyên truyền trong văn chính luận Nguyễn
Ái Quốc - Hồ Chí Minh....................................................................23
Tiểu kết chương 1............................................................................................. 26
Chương 2. NHẬN DIỆN VÀ ĐỊNH VỊ DI SẢN VĂN CHÍNH LUẬN
NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH............................................................. 27
2.1. Di sản văn chính luận trong văn học Việt Nam thời trung đại.....................27


2.1.1. Văn chính luận từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XVIII..............................27
2.1.2. Văn chính luận thế kỷ XIX...............................................................31
2.2. Văn chính luận trong thời đại giải phóng dân tộc và cách mạng........................35
2.2.1. Sự đa dạng về tư tưởng chính trị.......................................................35

2.2.2. Những hình thức thể hiện mới..........................................................38
2.3. Di sản văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh...................... 41
2.3.1. Văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh từ góc
nhìn định lượng...........................................................................................41
2.3.2. Văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh qua hai giai
đoạn hoạt động cách mạng......................................................................... 45
2.3.3. Đánh giá chung về tầm vóc tư tưởng, nghệ thuật và sức tác động
của văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh........................53
Tiểu kết chương 2............................................................................................. 56
Chương 3. ĐẶC TÍNH TUYÊN TRUYỀN TRONG VĂN CHÍNH
LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH XÉT TỪ PHƯƠNG
DIỆN NỘI DUNG................................................................................................ 58
3.1. Sự ý thức sâu sắc về đối tượng tiếp nhận - điều kiện đảm bảo tính thuyết
phục của văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh............................... 58
3.1.1. Ý thức về đối tượng tiếp nhận trong văn chính luận Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh...................................................................................58
3.1.2. Hệ
thống
đối tượng tiếp nhận trong văn chính luận
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh................................................................64
3.1.3. Hiệu quả tuyên truyền từ việc thấu hiểu đối tượng tiếp nhận trong văn
chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.............................................. 76
3.2. Cơng khai mục đích viết và xác lập tư tưởng tiến bộ, nền tảng sức
thuyết phục trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh............79
3.2.1. Xác định cơng khai mục đích viết như là địi hỏi tất yếu của
loại hình văn học cách mạng...................................................................... 79
3.2.2. Tinh thần cách mạng và tính nhân văn trong văn chính luận Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh...................................................................................82
3.2.3. Tính dân tộc và nhân dân trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh...............................................................................................86
3.2.4. Khả năng vẫy gọi của lập trường tư tưởng cách mạng, tiến bộ trong văn

chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.............................................. 89
3.3. Sự kết tinh văn hóa Đơng - Tây trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc
- Hồ Chí Minh.................................................................................................. 92


3.3.1. Tinh hoa văn hóa phương Đơng trong văn chính luận Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh...................................................................................92
3.3.2. Tinh hoa văn hóa phương Tây trong văn chính luận của Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh...................................................................................96
3.3.3. Sức hấp dẫn của việc kết nối văn hóa phương Đơng và văn hóa phương
Tây trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.......................99
Tiểu kết chương 3............................................................................................. 102
Chương 4. ĐẶC TÍNH TUYÊN TRUYỀN TRONG VĂN CHÍNH
LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH XÉT TỪ PHƯƠNG
DIỆN NGHỆ THUẬT......................................................................................... 103
4.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về sử dụng ngơn từ nghệ thuật trong văn
chính luận......................................................................................................... 103
4.1.1. Hồ Chí Minh với việc trau dồi nghệ thuật viết văn chính luận........103
4.1.2. Tương hợp giữa ngơn từ nghệ thuật và hệ thống chủ đề trong
văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh........................................106
4.2. Vấn đề tích hợp thể loại trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh.....................................................................................................109
4.2.1.Diễn ngơn “người quan sát”.................................................................110
4.2.2. Diễn ngơn thông tin tư liệu...............................................................114
4.2.3. Diễn ngôn luận chiến........................................................................116
4.2.4. Diễn ngôn trữ tình.............................................................................119
4.3. Hệ thống biện pháp tu từ trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh.....................................................................................................123
4.3.1. Hệ thống biện pháp trùng điệp......................................................... 123
4.3.2. Hệ thống biện pháp ghép mảnh.................................................... 127
4.3.3. Hệ thống biện pháp chơi chữ............................................................130
4.3.4. Hệ thống biện pháp phản vấn......................................................... 138

Tiểu kết chương 4............................................................................................. 143
KẾT LUẬN...........................................................................................................145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...............................................................................................149
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................150
PHỤ LỤC


9
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong hệ thống trước tác phong phú, đồ sộ của Hồ Chí Minh, văn chính luận có một

vị trí đặc biệt, đóng vai trò to lớn trong việc tác động vào hiện thực cuộc sống và thể
hiện những tư tưởng chính trị - nhân văn quan trọng, có liên quan đến vận mệnh toàn
dân tộc và số phận của mỗi con người Việt Nam trong thời đại cách mạng vô sản và
trào lưu đấu tranh giải phóng dân tộc. Qua những tác phẩm chính luận được Hồ Chí
Minh viết ra trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình (với hai bút danh
chủ yếu là Nguyễn Ái Quốc và

Hồ Chí Minh), độc giả có thể nhận thấy sự hiện

diện của một phong cách tuyên truyền - thuyết phục hết sức đặc sắc, cần phải được
nghiên cứu một cách sâu rộng hơn trên cơ sở những dữ liệu mới và cách tiếp cận
mới.
1.2. Nhìn tổng thể, văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (từ đây, cụm từ

này sẽ được dùng nhất qn mỗi khi chúng tơi muốn nói chung về văn chính luận của
tác giả, trừ trường hợp xét từng tác phẩm cụ thể với những bút danh riêng được Người

ghi rõ), từ các bức thư, lời kêu gọi đồng bào, chiến sĩ đến các bài báo, tiểu phẩm giàu
tính luận chiến, tất cả đều thực sự độc đáo: biểu hiện sinh động nhân cách văn hóa Hồ
Chí Minh với bút pháp đa dạng, lập luận chặt chẽ, luận điểm tường minh, lí lẽ sắc sảo,
luận cứ thuyết phục, hình ảnh gây ấn tượng, giọng điệu biến hóa, diễn đạt ngắn gọn,
súc tích... Chính những điều này đã làm nên khả năng lơi cuốn đặc biệt của của nó đối
với người tiếp nhận. Như vậy, di sản văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh là giá trị tinh thần quý báu trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, cần được tiếp
tục đánh giá trên tinh thần khách quan, khoa học để thế hệ hôm nay có thể xác định
được hướng kế thừa đúng đắn. Việc chỉ ra sự nhất quán về tư tưởng, sự mềm dẻo, linh
hoạt trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh hướng tới các đối
tượng khác nhau rõ ràng là một nhiệm vụ nghiên cứu cấp thiết.
1.3. Di sản văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đến nay vẫn cịn mang

đậm tính thời sự. Các tác phẩm của Người khơng chỉ có giá trị lịch sử mà còn chứa
đựng những tư tưởng lớn và tồn tại như những mẫu mực của nghệ thuật viết văn
chính luận. Bởi vậy, rất cần phân tích, chỉ ra những đặc sắc của nghệ thuật tuyên
truyền ở bộ phận di sản này, nhằm rút ra bài học đối với cơng tác tun truyền cách
mạng bằng hình thức ngơn từ - văn học. Hiện nay, trong chương trình mơn Ngữ văn
ở các cấp học phổ thơng, văn chính luận hết sức được coi trọng, do đó, việc tìm


10 Ái Quốc - Hồ Chí Minh cịn có ý nghĩa cung
hiểu sâu văn chính luận của Nguyễn
cấp, củng cố những tri thức chung về thể văn này cho giáo viên và học sinh.
Đó là những lý do cơ bản thúc đẩy chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài Nghệ thuật tuyên
truyền trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

2. Đới tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Như tên đề tài luận án đã xác định, đối tượng nghiên cứu chính của chúng tơi ở cơng trình

này là nghệ thuật tun truyền trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

2.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án đi sâu tìm hiểu hệ thống các phương thức thuyết phục đối tượng tiếp nhận thể
hiện trong tồn bộ văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (được tập hợp và
in trong Hồ Chí Minh tồn tập gồm 15 tập, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011),
đồng thời cũng chú ý phân tích một số vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận về mối quan hệ giữa
tác giả - tác phẩm - độc giả được đặt ra từ đó.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án hướng tới việc làm rõ và khẳng định những đóng góp mang tính đặc thù của văn
chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, từ đó, rút ra các bàihọc kinh nghiệm bổ ích cho
công tác tuyên truyền, vận động cách mạng bằng các phương tiện ngôn từ trong bối cảnh thời
đại và đời sống đất nước hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nhìn nhận bao quát về tình hình nghiên cứu nghệ thuật tuyên truyền trong văn
chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và xác lập cơ sở lý thuyết cho việc triển khai các
nội dung học thuật, luận án của chúng tôi hướng đến thực hiện các nhiệm vụ cụ thể:

- Hệ thống hóa, thống kê, phân loại văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và chỉ ra
tính lịch sử, giá trị tuyên truyền của mảng trước tác này. Nhấn mạnh yêu cầu, nhiệm vụ của
Đảng, dân tộc, đất nước thể hiện qua các tác phẩm chính luận.

- Phân tích nội dung và đặc điểm hình thức của văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh qua các thời kỳ, giai đoạn lịch sử cụ thể, từ đó đánh giá hiệu quả của những tác phẩm này
trong việc phục vụ sự nghiệp đấu tranh cách mạng của dân tộc.

- Rút ra các bài học về cách viết văn chính luận, cách nâng cao sức mạnh tuyên truyền của thể văn

này.

4. Phương pháp nghiên cứu


Trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ11khoa học nêu trên, chúng tôi sử dụng phối hợp
nhiều phương pháp nghiên cứu, đặc biệt là các phương pháp sau đây:

- Phương pháp loại hình: Phương pháp cho phép người nghiên cứu khảo sát, tìm hiểu, đánh giá
văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh như một đối tượng chuyên biệt, phân biệt nó
với các loại sáng tác khác như văn xuôi hư cấu và phi hư cấu, thơ trữ tình và thơ tuyên truyền
vận động cách mạng. Mặt khác, phương pháp này cũng sẽ giúp soi sáng một số đặc điểm loại
hình của các sáng tác thuộc dịng văn học cách mạng, trong đó, yếu tố tuyên truyền luôn được
chú ý đề cao.

- Phương pháp tiểu sử: Phương pháp hỗ trợ người nghiên cứu chứng minh
sự thống nhất cao độ giữa đặc điểm con người Hồ Chí Minh với những điều được Người viết ra
trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, đồng thời, cũng chứng minh được cội nguồn
của sức thuyết phục lớn lao từ những trang văn chính luận ấy.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là phương pháp phổ biến trong nghiên cứu khoa học nói
chung, vừa hướng tới phân tích, minh chứng đối tượng cụ thể vừa xác định những đặc điểm
chung, cho phép người nghiên cứu đưa ra được những luận điểm có căn cứ xác đáng, dựa trên
việc xử lý khối lượng dữ liệu phong phú và phức tạp.

- Phương pháp hệ thống - cấu trúc: Luận án tìm hiểu văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ
Chí Minh như một tiểu hệ thống trong hệ thống trước tác mà Người để lại, đồng thời cũng phân
tích các yếu tố của tiểu hệ thống này như một cấu trúc với những quan hệ chặt chẽ.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Với phương pháp này, người nghiên cứu có điều kiện chỉ ra

được sự biến đổi linh hoạt và đầy hiệu quả trong nghệ thuật tuyên truyền của văn chính luận
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh mỗi khi đối tượng vận động, tuyên truyền thay đổi. Nghệ thuật
tuyên truyền này cũng được đặt trong tương quan so sánh với nghị luận thời trung đại, với một
số cây bút yêu nước, cách mạng cùng thời.

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Phương pháp này một mặt giúp chỉ ra được cội nguồn văn
hóa của văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, điều khiến cho nó ln tạo được sự
cộng hưởng tích cực từ phía người tiếp nhận, mặt khác, cũng giúp người nghiên cứu thấy rõ sự
chi phối của các điều kiện chính trị, xã hội phức tạp mang tính thời đại đối với những sản phẩm
ngơn từ cụ thể được tác giả hồn thành trong những thời điểm khác biệt của cuộc đấu tranh cách
mạng nhằm giải phóng dân tộc và xác định con đường phát triển của đất nước.

5. Đóng góp mới của luận án
Luận án xác định được rõ ràng các nhân tố làm nên một phong cách tuyêntruyền, thuyết
phục đặc thù của văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - điều mà phần lớn cơng trình
nghiên cứu trước đây chưa chú ý khảo sát, đánh giá với tư cách là đối tượng chuyên biệt. Trên


cơ sở xử lý một khối lượng tư liệu đồ sộ, được12
sưu tập và công bố trong thời gian gần đây về
trước tác của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, luận án cũng chú ý chỉ ra và phân tích tồn diện
những phương thức nghệ thuật được tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sử dụng
trong văn nghị luận của mình nhằm đạt mục đích thuyết phục từng đối tượng tiếp nhận cụ thể.
Đồng thời, luận án cũng tiếp tục khẳng định một hướng nghiên cứu hiệu quả đối với di sản ngơn
từ của Hồ Chí Minh khi đặt trong những tương quan cụ thể với bối cảnh văn hóa, chính trị - xã
hội mang đậm màu sắc Việt Nam trong thế kỷ XX.

6. Cấu trúc của luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án được triển
khai trong 4 chương:

Chương 1:

Cơ sở lý luận của đề tài và tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chương 2:

Nhận diện và định vị di sản văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Chương 3:

Đặc tính tuyên truyền trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
xét từ phương diện nội dung

Chương 4:

Đặc tính tuyên truyền trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
xét từ phương diện nghệ thuật


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Một số giới thuyết về văn chính luận
1.1.1. Khái niệm văn chính luận
Do chịu sự chi phối của khoa học chính trị và tính thời sự, văn chính luận trực tiếp đề cập
những vấn đề chính trị, bàn về những vấn đề đời sống nóng hổi, thiết thân với nhiều người nên
được đông đảo đối tượng cơng chúng quan tâm. Trong văn chính luận khơng chỉ có các vấn đề
đời sống mà cịn có những giải pháp nhằm giải quyết vấn đề được nêu lên một cách sáng rõ. Các
tác giả của Từ điển thuật ngữ văn học đã xác định: “Văn chính luận là thể văn nghị luận viết về

những vấn đề nóng bỏng thuộc nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau: chính trị, kinh tế, triết học,
văn hóa... mục đích của văn chính luận là bàn bạc, thảo luận, phê phán hay truyền bá tức thời
một tư tưởng, một quan điểm nào đó nhằm phục vụ trực tiếp cho lợi ích của một tầng lớp, một
giai cấp nhất định” [58, tr. 400].
Theo Lại Nguyên Ân trong Từ điển Văn học (Bộ mới), thuật ngữ văn chính luận được xác
định như sau: “Một thể loại văn học, một thể báo chí, thường nêu các vấn đề có tính thời sự về
chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, văn học, tư tưởng. Mục tiêu của văn chính luận là: tác động đến
dư luận xã hội đương thời, đến lối sống, đến các quyền lợi chính trị hiện hành; đề xuất việc củng
cố hoặc thay đổi chúng cho phù hợp với quyền lợi giai cấp, lý tưởng xã hội, đạo đức (…). Các
bức tranh thực tại, các tính cách và số phận con người hiện diện ở tác phẩm chính luận như những
chứng cứ lấy từ chính đời sống, như một hệ thống những luận cứ, như đối tượng của sự phân tích,
hoặc được dùng làm cơ sở của sự xúc cảm, làm “tác nhân” kích thích, làm nguyên cứ để lên án, tố
cáo hoặc chất vấn các giới hữu quan, để khẳng định lý tưởng” [5, tr. 1941-1942].
Theo chúng tôi, đây là một giới thuyết khá tồn diện về thuật ngữ vănchính luận, thống
nhất với quan điểm nhìn nhận của các tài liệu khác cùng loại như Từ điển thuật ngữ văn học do
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (được Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội và Nhà xuất bản Giáo dục in lại nhiều lần), Từ điển bách khoa văn học của Viện Hàn
lâm khoa học Liên Xô (tiếng Nga, in năm 1987 bởi Nhà xuất bản Bách khoa tồn thư Xơ viết).
Nó cũng gần gũi với tiêu chí nhận diện văn chính luận trong các giáo trình Lý luận văn học được
dùng phổ biến ở các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam hiện nay.
Nhìn chung, khi đề cập khái niệm văn chính luận hay định nghĩa về văn chính luận, các
giáo trình lý luận văn học phổ biến ở Việt Nam, đều thống nhất với nhau trên các điểm cốt yếu.
Văn chính luận được viết ra không phải theo sự chi phối của tư duy nghệ thuật, tư duy tình cảm


thẩm mỹ mà chủ yếu được viết theo tư duy logic, do vậy, sức thuyết phục chủ yếu của nó khơng
phải ở chỗ dựng lên những hình tượng, bức tranh sinh động để truyền cảm mà ở chỗ đưa ra được
những lý lẽ đúng đắn, sắc sảo, luận cứ cụ thể, sinh động trong một tổng thể lập luận chặt chẽ.
Nói riêng về phương diện nội dung của văn chính luận, Cù Đình Tú trong cơng trình
Phong cách học và đặc điểm của tu từ tiếng Việt đã khẳng định: “Văn bản chính luận nếu đứng

về mặt nội dung thì đó là văn bản bày tỏ ý kiến, bộc lộ cơng khai quan điểm chính trị - tư tưởng
của người nói (người viết) về thời sự nóng hổi. Vấn đề thời sự nóng hổi là một khái niệm rộng,
gồm gìn giữ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền an ninh thế giới, đấu tranh xây dựng cuộc sống vật chất
và tinh thần trên tất cả mọi lĩnh vực: kinh tế, quân sự, ngoại giao, pháp luật, văn hóa, nghệ thuật,
khoa học - giáo dục, y tế, thể thao” [188, tr. 84].
Từ một góc độ tiếp cận khác hơn, về văn chính luận, các nhà ngơn ngữ học thường tập
trung soi tỏ những đặc điểm ngơn ngữ của nó hay quan tâm xác định tính đặc thù của phong
cách ngơn ngữ chính luận. Trong giáo trình Phong cách học tiếng Việt (1993), Đinh Trọng
Lạc, Nguyễn Thái Hồ đã trìnhbày ba đặc trưng chủ yếu của ngơn ngữ thuộc phong cách chính
luận: tính bình giá cơng khai, tính lập luận chặt chẽ và tính truyền cảm [78]. Trong một trường
hợp phân tích cụ thể, Hà Minh Đức đã xác định tính đối thoại là yếu tố nịng cốt trong tư duy
chính luận tuyên truyền của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: “Trong đối thoại, Hồ Chí Minh
với nhân dân, ngoại giao và báo chí thì đối thoại báo chí là phức tạp và khó khăn nhất. Đây
khơng phải chỉ là sự quan tâm của Người với báo chí, một hoạt động truyền thông mà thực chất
đây là mặt trận đấu tranh về tư tưởng với các khuynh hướng chính trị hoạt động trong một thời
kỳ lịch sử” [41, tr. 210]. Nhìn chung, những tính chất đó được biểu hiện ở đặc điểm của các đơn
vị ngôn ngữ và những biện pháp tu từ được sử dụng làm phương tiện diễn đạt trong văn bản
chính luận. Như vậy, những khảo sát và nhận định của các nhà ngôn ngữ học ở đây giúp người
nghiên cứu hiểu sâu sắc hơn về phương diện hình thức của văn chính luận.
Trong từng trường hợp cụ thể, người viết văn chính luận sử dụng các hình thức thể loại
khác nhau. Ở văn học trung đại, văn chính luận có thể được viết dưới các hình thức thể loại như
hịch, cáo, chiếu, biểu, tấu, bi, thư tịch,... cịn trong văn học hiện đại, văn chính luận thể hiện
khn mặt của mình qua một số hình thức khác hơn: lời kêu gọi, các báo cáo chính trị, xã luận,
bình luận báo chí, phát thanh, truyền hình, diễn thuyết.
Khởi nguyên từ việc tiếp nhận một thể tài của văn học Trung Quốc, văn chính luận Việt
Nam từ chỗ vận dụng sáng tạo những tư tưởng Nho giáo (trong thời trung đại), đã từng bước kết
hợp với các tư tưởng tiến bộ phương Tây (trong thời hiện đại) để tiếp tục duy trì vị thế trong đời
sống văn học. Đặc biệt, trong văn học hiện đại, văn chính luận đã phát triển phong phú hơn với



nhiều hình thức mới, trên bối cảnh phát triển mạnh mẽ của báo chí và các phương tiện truyền
thơng đa dạng khác.

1.1.2. Tính chức năng của văn chính luận
Văn chính luận ln gắn liền với đời sống văn hóa chính trị, xã hội củađất nước, thời đại.
Do đó, người viết phải vận dụng những quy luật, khái niệm, thuật ngữ của khoa học chính trị và
phải xác định được một lập trường chính trị nhất định. Mặt khác, văn chính luận ln bàn đến
những vấn đề thời sự nóng bỏng, vấn đề cấp thiết của cộng đồng, được nhiều người quan tâm,
không chỉ để phản ánh mà cũng để đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết vấn đề một cách kịp
thời. Chính ở đây, người viết phải thể hiện được giác quan nhạy bén của mình trước thời cuộc và
có ý thức tham gia vào giải quyết những vấn đề nóng do cuộc sống đặt ra.
Khi thuyết minh về khái niệm văn chính luận, Phương Lựu dẫn giải: “Nhưng khi văn
chính luận đã đi vào gia đình các loại văn học, thì cần phải tìm hiểu các đặc trưng của nó. Có
điều ở đây chúng ta sẽ khơng trình bày những đặc trưng chung của văn nghị luận, bao gồm cả
nghị luận văn học, đối tượng của các khoa phương pháp luận nghiên cứu và phê bình văn học sẽ
được tìm hiểu ở dịp khác. Chúng ta chỉ tìm hiểu đặc trưng của loại văn chính luận, tức là loại
văn nghị luận về những vấn đề chính trị, xã hội mà thôi” [90, tr. 439]. Như vậy, trên tinh thần
chung, có thể nhận ra quan điểm rõ ràng của Phương Lựu về sự thống nhất và tương đồng giữa
hai khái niệm “văn chính luận” và “văn nghị luận”. Rõ ràng, khái niệm “văn nghị luận” có tương
ứng với khái niệm “văn chính luận” và cùng xác định nội hàm giới hạn ở “những vấn đề chính
trị, xã hội”. Như vậy, về cơ bản, “Văn nghị luận” bao hàm “văn chính luận” và “văn chính luận”
chỉ là một bộ phận thuộc “văn nghị luận”.
Một trong những chức năng quan trọng của văn chính luận là tác động, thuyết phục người
nghe, người đọc. Muốn thực hiện được chức năng đó, người tạo lập văn bản phải giải thích, thuyết
minh một cách có lý lẽ, dựa trên những căn cứ vững chắc, nghĩa là phải lập luận trên cơ sở của
những luận điểm, luận cứ khoa học, có sự tương hợp giữa luận cứ và kết luận. Nếu thiếu đi những
luận điểm khoa học và phương pháp lập luận khoa học thì văn bản chính luận khó đạt hiệu quả cao.
Đặc điểm của văn chính luận là có tính bình giá cơng khai, khác với vănnghệ thuật thường thể
hiện những bình giá dưới dạng ngầm ẩn, gián tiếp. Thái độ bình giá trong văn bản chính luận
khơng chỉ của riêng tác giả mà thường là tiếng nói chung của một nhóm người, một tập thể, một

tổ chức xã hội, giai cấp.
Tuy văn chính luận khơng xây dựng hình tượng nhưng trong từng tác phẩm thường có sự
kết hợp hài hịa giữa cách diễn đạt bằng lý lẽ và phương pháp khoa học với cách sử dụng các
phương tiện, hình tượng biểu cảm của văn học như ẩn dụ, so sánh, chơi chữ. Sự kết hợp ấy tạo ra


tính chất hùng hồn, sinh động, có sức hấp dẫn và đạt hiệu quả cao, thực sự thuyết phục người
đọc bằng cả trí tuệ lẫn tình cảm, đạo đức.
Khác với văn chương hình tượng, hư cấu, một trong những đặc điểm thiết cốt của văn
chính luận là phải tác động và thuyết phục được đối tượng tiếp nhận. Muốn thực hiện được chức
năng đó địi hỏi người tạo lập phải đưa ra được hệ thống lập luận trên cơ sở của những luận
điểm, luận cứ khoa học, có sự tương hợp giữa luận cứ và kết luận. Nếu thiếu đi những luận điểm
khoa học và phương pháp lập luận khoa học thì bài chính luận sẽ thiếu tính thuyết phục.
Về ngơn ngữ nghệ thuật, văn chính luận kết hợp hài hòa giữa lý lẽ với sử dụng các
phương tiện biểu cảm của ngôn ngữ như ẩn dụ, so sánh, chơi chữ. Chính sự kết hợp ấy tạo ra
tính chất hùng hồn, sinh động, sức hấp dẫn và khả năng thuyết phục đối tượng tiếp nhận cả bằng
trí tuệ, tình cảm.

1.1.3. Tính thẩm mỹ đặc thù của văn chính luận
Trong quá khứ, việc nhận diện đặc điểm thể loại và bản chất thẩm mỹ của văn chính luận
diễn ra theo nhiều cách thức, cung bậc, tâm thế tiếp nhận khác nhau [20]. Dưới thời trung đại,
văn chính luận - nghị luận từng được coi là dòng văn bậc cao (cao quý, cao sang, cao cấp) nhưng
đến thời hiện tại thì đặc tính văn chính luận cũng chuyển hóa, hốn cải cả về nội dung và hình
thức để có thể ghi nhận “đưa văn chính luận vào gia đình văn học” (Phương Lựu). Điều này
cũng có nghĩa rằng văn chính luận, nghị luận trung đại từ địa vị trung tâm, chính thống chuyển
hóa sang những phương thức thể hiện “phi hư cấu” và được đánh giá, tiếp nhận theo lối mới.
Văn chính luận (còn được gọi là văn nghị luận, văn hành chính chức năng, chủ yếu bằng
chữ Hán và được xếp vào bộ phận văn chương cung đình, chất lượng cao, gắn với phạm trù thể
loại “cao cả”, chính thống) trong văn học trung đại Việt Nam xuất hiện dưới nhiều hình thức thể
loại: hịch, cáo, chiếu, biểu, tấu, bi, thư tịch...

Về cơ bản văn chính luận thuộc văn học phi hư cấu, thiên về lập luận, không phải là sản
phẩm sáng tạo của tư duy nghệ thuật hình tượng nhân vật, tư duy tình cảm thẩm mỹ. Văn chính
luận chủ yếu được viết theo tư duy lơgích, cho nên nội dung của nó khơng phải là những hình
tượng, bức tranh sinh động để truyền cảm đến người đọc. Nó quan tâm đưa ra những lý lẽ thuyết
phục, có khi đanh thép, với lập luận chặt chẽ, luận cứ phù hợp.
Lã Nhâm Thìn trong cơng trình Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc
nhìn thể loại đã nêu định nghĩa sơ bộ về về các khái niệm chỉ hệ thống thể loại ấy. Ví dụ: “Hịch
là thể văn nghị luận, vốn xưa đó là những bài diễn thuyết quân sư gọi là Thệ, nghĩa là lời thề
trước khi xuất chinh. Từ hịch xuất hiện lần đầu vào thời Chiến quốc. Hịch còn gọi là lộ bố nghĩa
là văn bản để lộ, không phong, để mọi người đọc và nghe” [175, tr. 143]; “Cáo là thể văn nghị
luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ


trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết” [175, tr. 152]; “Chiếu còn
gọi là chiếu thư, chiếu chỉ, chiếu bản, là lời ban bố mệnh lệnh của vua chúa xuống thần dân và
được đón nhận một cách trang trọng. Chức năng của chiếu là công bố những chủ trương, đường
lối, nhiệm vụ mà vua, triều đình nêu ra và yêu cầu thần dân thực hiện” [175, tr.169]; “Thư là một
thể loại văn nghị luận cổ, viết cho một đối tượng xác định. Đối tượng tiếp nhận là các cá nhân
hay tập thể và thường là những người có trách nhiệm. Thư cũng là một thể loại văn học chức
năng” [175, tr. 194]. Những định nghĩa trên thể hiện nhận thức phổ biến của người sáng tác và
tiếp nhận văn học về các thể loại văn chính luận được dùng nhiều trong thời trung đại, thống
nhất với cáchhiểu của loại tài liệu mang tính chất giáo khoa về văn học Trung Quốc, văn học
Việt Nam của nhiều thời đại đã qua.
Trên bình diện văn hóa, xã hội Việt Nam thời trung đại, tư tưởng Nho giáo có ảnh hưởng
sâu sắc, tồn diện, lâu dài nhất. Trong sáng tác văn chương nói chung và văn chính luận nói riêng,
giới sáng tác trung đại Việt Nam tiếp nhận tư tưởng Nho giáo của Trung Quốc không thụ động mà
có nghiên cứu sâu rộng để tìm ra những tương hợp giữa Nho giáo Trung Quốc và văn hóa Việt
Nam; đi xa hơn nữa là sự tiếp nhận tư tưởng Nho giáo Trung Quốc để đi đến những sáng tạo về
văn nghị luận, vận dụng xây dựng xã hội và đấu tranh chính trị.
Trên tổng thể, văn chính luận thời hiện đại có đặc tính mới, nhiệm vụ mới và có hình thức

biểu đạt kiểu mới. Nhà nghiên cứu Phương Lựu xác định bản chất đặc tính thẩm mỹ của văn
chính luận: “Riêng khả năng chuyển hóa từ một văn bản chính luận thành tác phẩm văn học, có
thể thấy từ những mặt sau: Trước hết, xét về cảm hứng của chủ thể được biểu hiện trong bài văn
chính luận. Người viết văn chính luận, dĩ nhiên trước hết là để thơng tin lí lẽ, bàn bạc vấn đề,
nhưng với tất cả nhiệt tình bảo vệ chân lý mà mình theo đuổi. Lí trí, lí luận, lĩ lẽ ở đây đã đến độ
nhuần nhuyễn, chín mùi, gắn bó chặt chẽ hoặc chuyển hóa thành tình cảm. Và bài văn chính
luận, do đó, đã tiếp cận qui luật của nghệ thuật” [90, tr. 437].
Nhấn mạnh tính thẩm mỹ đặc thù của văn chính luận, Phương Lựu đi sâu lí giải: “Cuối
cùng như vừa là phương tiện, vừa là kết quả của hai mặt trên (tư duy logic và tư duy hình tượng NCS thêm), ngơn từ trong văn chính luận nằm trong phong cách gọt giũa. Nhờ những biện pháp
tu từ, chuyển nghĩa, lời văn trong tác phẩm chính luận, ở một mức độ nhất định cũng rất giàu hình
ảnh và sắc thái biểu cảm, mang những âm hưởng và nhịp điệu, tăng thêm sức mạnh thẩm mỹ cho
văn chính luận”, đồng thời tiếp tục phân tích cơ chế định giá chất lượng nghệ thuật của văn chính
luận, nghị luận: “Trở lên là những khả năng chuyển hóa từ tác phẩm chính luận sang tác phẩm văn
học. Nhưng khả năng với hiện thực là haichuyện khác nhau. Có nghĩa là khơng phải bất cứ văn
bản chính luận nào cũng trở thành tác phẩm văn học, thậm chí có thể nói sự chuyển hóa này khi
nào cũng chiếm tỉ lệ rất ít. Điều đó khơng có gì lạ. Bởi vì ngay vô số những thơ, tiểu thuyết và


kịch bản đâu có phải là văn học đích thực. Đây là vấn đề chất lượng, mà chất lượng thì bao giờ
cũng ít, nhất là trong lĩnh vực nghệ thuật. Những thứ thật sự muốn trở thành văn học mà cũng khó
trở thành văn học thật sự; huống chi văn chính luận nhằm trước hết thơng tin lí lẽ là chủ yếu” [90,
tr.438].
Theo Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hồ: “Ngơn ngữ là những khn mẫu trong hoạt động
lời nói hình thành từ những thói quen sử dụng ngơn ngữ có tính truyền thống, tính chất chuẩn mực
trong việc xây dựng những lớp văn bản tiêu biểu” [78, tr. 18]. Như vậy, ngôn ngữ là phương tiện
giao tiếp giữa tác giả chính luận với người nghe, người đọc, ngơn ngữ chính luận có chức năng
chủ yếu là trình bày, bàn luận, giải thích, soi sáng một vấn đề chính trị, văn hố, xã hội. Chính
chức năng đó đã tạo cho ngơn ngữ chính luận có những đặc trưng riêng.
Trực tiếp tìm hiểu tư tưởng thẩm mỹ trong sáng tác Hồ Chí Minh, Nguyễn Đăng Mạnh
xác định tính phổ quát và những đặc trưng liên thể loại, liên ngành, thi pháp: “Đã coi cái đẹp là

sự sống, chất thơ là chất sống đầy tính năng động, thì người nghệ sĩ tất nhiên không chịu để cho
bất cứ một khuôn phép văn chương cứng nhắc nào ép buộc. Điều đó giải thích một nét độc đáo
về thi pháp của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, trong văn xi cũng như trong thơ, khuynh
hướng phá cách táo bạo về mặt thể loại” [96, tr. 35]. Những đặc trưng thuộc về nguyên tắc thẩm
mỹ đó được biểu hiện ở đặc điểm của các đơn vị ngôn ngữ và những biện pháp tu từ được sử
dụng làm phương tiện diễn đạt trong văn bản chính luận.

1.2. Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu nghệ thuật tuyên truyền trong văn chính luận
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

1.2.1. Trách nhiệm xã hội người cầm bút
Văn học và đời sống đương nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Trong cơng trình
nghiên cứu Hồ Chí Minh - Anh hùng dân tộc và tầm thời đại của người, Hà Minh Đức nhấn mạnh
trách nhiệm xã hội của người cầm bút Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh theo hai giai đoạn: Phần
thứ nhất - Chặng đường 30 năm sống và hoạt động ở nước ngoài (1911-1941) (bao gồm 6 chương
bàn về việc ra đi tìm đường cứu nước, những ngày trên đất Mỹ, nước Anh và Pháp, Liên Xô và
Trung Quốc); Phần thứ hai - Về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam (bao gồm 4 chương bàn về
vai trò của Người thời kỳ hoạt động chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, thời kỳ đầu sau Cách mạng tháng
Tám, thời kỳ kháng chiến chống Pháp, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống
nhất đất nước). Qua các tác phẩm chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh chúng ta thấy
rõ mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa nhà hoạt động, vị lãnh tụ cách mạng và từng giai đoạn lịch
sử của đất nước, của phong trào cách mạng thế giới.
Trong giai đoạn (1919 - 1923 ở Pari), Người lấy bút danh Nguyễn Ái Quốc viết
văn chính luận đăng trên các tờ báo: Người cùng khổ (Le Paria), Nhân đạo (L’humanité), Đời sống


thợ thuyền (La vie ouvrière), Thư tín quốc tế (La correspondace internationale), nhằm lên án
thực dân phong kiến, tuyên truyền đấu tranh chính trị, thể hiện sâu sắc tư tưởng Cách mạng của
giai cấp vơ sản, đầy trí tuệ, giàu cảm xúc và hình ảnh. Đặc biệt tác phẩm Bản án chế độ thực dân
Pháp giúp cho người đọc thấy rõ bộ mặt của thực dân Pháp: sự xâm chiếm đất đai, áp đặt guồng

máy thống trị tàn bạo, khai thác vơ vét ngun liệu, bóc lột nhân cơng, đày đọa, kìm hãm người
dân bản xứ trong vịng nơ lệ với chính sách ngu dân. Những bài văn chính luận được tập trung
lên án, tố cáo mạnh mẽ, sâu sắc bản chất giai cấp thống trị, từ vấn đề chính quyền đến giáo hội,
từ tội đàn áp tàn bạo đến trị bóc lột tham nhũng của chủ nghĩa thực dân Pháp.
Tác phẩm chính luận của Hồ Chí Minh đã thể hiện sâu sắc trí tuệ và vốn tri thức của
Người. Bác còn am hiểu sâu sắc nhiều lĩnh vực triết học, kinh tế, văn học, sử học và đã vận dụng
rất sáng tạo vào tác phẩm của mình.
Cũng như nhiều nhà yêu nước và cách mạng khác, Hồ Chí Minh luônbộc lộ quan điểm và
xác định rõ tư cách tồn tại của người cầm bút. Người nhấn mạnh trở đi trở lại mục đích của
việc cầm bút, lấy ngịi bút làm vũ khí đấu tranh, vừa để vạch mặt tố cáo chế độ phong kiến, thực
dân, kẻ xâm lược, vừa truyên truyền, giác ngộ quần chúng, động viên toàn dân dốc sức lao động
kiến thiết cuộc sống mới và hăng hái chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Các nhà nghiên cứu ngày càng chú trọng khai thác, vận dụng phương pháp phân tích,
tổng hợp, phương pháp hệ thống và nghiên cứu liên ngành trong việc tìm hiểu ngơn ngữ của văn
chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Có thể nói, ý thức về tình huống giao tiếp, đối
tượng giao tiếp chính là cơ sở quan trọng của việc lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ trong văn
chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Vì thế, những bài nói, bài viết của Người có hiệu
quả tác động thiết thực, mạnh mẽ. Về vấn đề này, Huy Cận tổng kết: “Trong cuộc đấu tranh vô
cùng anh dũng của nhân dân Việt Nam ta, những lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch đã có một tác
dụng to lớn. Mỗi lời kêu gọi, mỗi bức điện, bức thư của Người đều là tiếng nói của Đảng, của
chính phủ, cũng là ý chí của nhân dân kiên quyết đấu tranh cho đến thắng lợi hoàn toàn” [13, tr.
8].

1.2.2. Mối quan hệ giữa nghệ thuật và tuyên truyền
Vấn đề mối quan hệ giữa nghệ thuật và tuyên truyền trong văn chính luận có thể được bàn
từ nhiều góc độ khác nhau. Phương Lựu rất chú ý nhấn mạnh mối quan hệ và khả năng chuyển
hóa từ “văn bản chính luận” thuần túy đến “văn chính luận”, “bài văn chính luận”: “Riêng khả
năng chuyển hóa từ một văn bản chính luận thành tác phẩm văn học, có thể thấy từ những mặt
sau: Trước hết, xét về mặt cảm hứng của chủ thể được biểu hiện trong bài văn chính luận.
Người viết văn chính luận, dĩ nhiên là để thơng tin lý lẽ, bàn bạc vấn đề, nhưng với tất cả nhiệt



tình bảo vệ chân lý mà mình theo đuổi. Lý trí, lý luận, lý lẽ ở đây đã đến độ nhuần nhuyễn, chín
mùi, gắn bó chặt chẽ hoặc chuyển hóa thành tình cảm” [90, tr. 437].


Với cả tư cách tác giả và vị thế người chỉ đạo văn nghệ, Hồ Chí Minh thường xuyên xác
định và yêu cầu tác phẩm (cả văn chương hư cấu và chính luận tuyên truyền) đều phải đảm bảo
100% về nội dung và 100% về nghệ thuật, nghĩa là không thiên vị bên nào, tất cả đều phải
hướng đến tác phẩm đạt chất lượng cao. Không những thế, Người nhiều lần nêu bài học kinh
nghiệm của bản thân trong việc trau dồi cách viết và phê phán lối viết cầu kỳ, lan man “dây cà
dây muống”.
Ngầm chứa trong nội dung sáng tác của mọi tác phẩm văn học bao giờ cũng là đặc tính
tuyên truyền theo các nghĩa rộng hẹp khác nhau, bao quát khả năng cung cấp nhận thức, ý nghĩa
giáo dục, bồi dưỡng tính thẩm mỹ cũng như khả năng thoả mãn thế giới tinh thần rộng lớn. Nói
khác đi, “tun truyền” chính là một phẩm tính tự nhiên của sáng tác mà chủ thể ý thức nhiều hay
ít, thiên về luận đề “Sile hố” hay vươn tới tính hình tượng nghệ thuật chân thực “Shakespeare
hố”.
Xét trong bản chất, kể từ các tác phẩm văn học dân gian đến văn chương bác học truyền
thống và hiện đại, đặc tính “tuyên truyền” vốn là một phẩm tính tự nhiên của sáng tác. Người
cầm bút viết văn dường như đều muốn chia sẻ, “tun truyền” những điều gì đó. Trong di sản
trước tác của Hồ Chí Minh, văn chính luận chiếm số lượng lớn và giữ vai trò quan trọng, tác
động mạnh mẽ đến vận mệnh dân tộc, nhân dân, phản ánh sinh động các bước đi của lịch sử
cách mạng và đặc biệt thể hiện rõ chân dung của một nhà yêu nước, nhà cách mạng và nhà văn
hóa lỗi lạc.
Như đã nêu trên, loại hình văn học cách mạng luôn xem tuyên truyền là một nhiệm vụ căn
cốt. Những người cách mạng không ngại ngần tuyên bố về nhiệm vụ, mục đích tuyên truyền của
văn học, gắn văn học với nhiệm vụ chính trị, coi văn học là một thứ vũ khí sắc bén. Hệ thống
văn học xã hội chủ nghĩa, văn học của giai cấp cần lao vơ sản thường xun đề cao tính tun
truyền, vận động, tranh đấu và được thể hiện sâu sắc trong các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị liên

quan đến tổ chức bộ máy văn học, nghệ thuật. Trong kháng chiến chống Pháp, hướng đến việc
xây dựng một nền văn nghệ mới, đã từng xảy ra cuộctranh luận về mối quan hệ giữa nghệ thuật
và tuyên truyền. Có nhà văn dị ứng với khái niệm tuyên truyền, cho rằng nghệ thuật cứ hãy là
nghệ thuật thì sức mạnh tuyên truyền sẽ tự đạt được. Nhưng cũng đã có những phân tích cho
thấy nếu không thật sự quan tâm đến hai chữ “tuyên truyền”, tác phẩm nghệ thuật khó mà đáp
ứng được những yêu cầu cụ thể trước mắt của một nền văn học hướng về đại chúng, động viên,
cổ vũ quần chúng tham gia kháng chiến. Dù sao, khái niệm tuyên truyền cũng thể hiện hiện một
định hướng riêng của các sáng tác văn nghệ phục vụ cách mạng.
Trong quan niệm của các nhà lãnh đạo chủ trương xây dựng một nền văn nghệ mới, mọi
sáng tác nghệ thuật (trong đó có văn học) đều không được bỏ rơi nhiệm vụ tuyên truyền. Nhưng
đối với những sáng tác vốn lấy tuyên truyền làm mục đích, yêu cầu về phẩm chất nghệ thuật


được đặt ra như thế nào? Như trên đã nói, chính Hồ Chí Minh, bằng cả việc chỉ đạo chung đối
với hoạt động sáng tác và việc tự thực hành, đã nêu những đòi hỏi rất cao về phẩm chất nghệ
thuật đổi với loại văn tuyên truyền. Như vậy, ở đây cần phân biệt phẩm tính nghệ thuật của
những sáng tác nghệ thuật đích thực và phẩm tính nghệ thuật của những sáng tác tuyên truyền.
Bản chất sáng tác khác nhau nên địi hỏi về phẩm tính nghệ thuật cũng khác nhau. Một bên xem
nghệ thuật là mục đích tự thân, một bên xem nghệ thuật là phương tiện chuyên chở nội dung.

1.2.3. Sự thống nhất giữa phẩm chất nhà cách mạng và phẩm chất người nghệ sĩ ở
Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh được nhìn nhận khơng chỉ là một nhân vật lịch sử kiệt xuất mà còn là một
nghệ sĩ lớn với những tác phẩm đa dạng, đích thực thuộc phạm trù sáng tạo nghệ thuật. Những
truyện kí được viết thời còn hoạt động cách mạng ở Pháp những năm 20 của thế kỷ XX, Nhật kí
trong tù được viết thời chịu cảnh tù đày trong nhà giam của Tưởng Giới Thạch những năm 1942
- 1943, một số bài thơ mang cảm hứng tự biểu hiện ra đời thời kháng chiến chống Pháp,... là
những minh chứng rõ nét.
Theo Nguyễn Đăng Mạnh trong chuyên luận Quan điểm và phương pháp nghiên cứu văn
thơ Hồ Chí Minh, cần phải phân biệt được hai bộ phận khácnhau trong sáng tác của Hồ Chí

Minh là bộ phận viết theo cảm hứng tuyên truyền, vận động cách mạng và bộ phận viết theo cảm
hứng nghệ thuật, mang màu sắc tự biểu hiện. Quả đây là một định hướng nghiên cứu đúng đắn.
Mặc dù vậy, điều đó khơng hề ngăn trở chúng ta nhìn ra tính thống nhất tồn vẹn trong sáng tác
của Người, mà cái gốc của vấn đề nằm ở chỗ: trong con người Hồ Chí Minh, phẩm chất
nhà cách mạng và phẩm chất người nghệ sĩ đã quyện hoà làm một. Hiểu rõ điều này, ta mới có
thể cắt nghĩa được vì sao mỗi lời văn, lời thơ của Người đều vang vọng như vậy trong lịng
người tiếp nhận.
Suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh ln thể hiện phẩm chất của một con người giàu sang
khơng thể quyến rũ, nghèo khó khơng thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục. Trong buổi
tiếp phái đoàn Phật giáo Việt Nam vào thăm tại Phủ Chủ tịch, Hồ Chí Minh nói: “Tơi cũng học
Phật và nhớ được một câu: Mình khơng vào địa ngục cứu chúng sinh thì ai vào?”. Sự thật,
Người đã bước vào địa ngục trần gian thực hành hạnh Bồ tát giống như trước đây ngài Bồ tát
Địa tạng đã từng phát nguyện: “Chúng sinh độ tận, phương chứng Bồ đề, Địa ngục vị không, thệ
bất thành Phật”. Lời đại nguyện của Hồ Chí Minh thể hiện mong ước của Người: “Tơi chỉ có
một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được
hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” [102, tr. 123]. Đó
cũng chính là lịng “từ bi” mà Đức Phật dạy. Lịng từ bi đó thể hiện nhất quán trong con người,
trong cuộc đời Hồ Chí Minh, từ lời nói đến việc làm, từ thuở bơn ba hải ngoại tìm đường cứu
dân, cứu nước, đến khi Người đã trở thành Chủ tịch nước.


Cho đến Di chúc Người viết cuối đời cũng là vì dân vì nước: “Người để lại cho nhân dân
bản Di chúc lịch sử với tình cảm thiết tha và những lời căn dặn sâu sắc” [42, tr. 213]. Cái cốt yếu
của văn chính luận là khuynh hướng tư tưởng, lập trường, quan điểm, cách lập luận sử dụng lí lẽ.
Tuy nhiên, đối tượng tiếp nhận luôn là yếu tố quan trọng làm tăng hiệu quả của nội dung chính
luận, nếu chỉ thay đổi đối tượng tiếp nhận là sức thuyết phục của lời luận thuyết, kêu gọihay
truyên truyền sẽ khơng cịn nữa.
Qua sự kiện Hồ Chí Minh viết Tun ngơn Độc lập có thể thấy rõ vai trị, vị thế, sức mạnh
tinh thần của chủ thể sáng tác, lãnh tụ xuất sắc của Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc
trên tồn thế giới, khiến chính Người cũng sảng khoái, tự hào, tự tin và “thấy sung sướng” [50, tr.

424-427] như một hạnh ngộ.

1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về nghệ thuật tuyên truyền trong văn chính
luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

1.3.1. Nghiên cứu giá trị bao trùm của văn chính luận Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh
Trong sự nghiệp văn chương của Hồ Chí Minh, văn chính luận chiếm số lượng lớn và giữ
vai trị quan trọng, có liên quan đến vận mệnh dân tộc và phù hợp trong từng giai đoạn, hoàn
cảnh lịch sử cụ thể. Văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh thực sự độc đáo, đa
dạng về bút pháp. Di sản văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trở thành giá trị
tinh thần quý báu trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh cho cả dân tộc và thời đại.
Theo Hồ Chí Minh toàn tập (15 tập), trong tổng số 3.300 tác phẩm viết từ 1910 đến 1969,
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã viết 228 bài văn chính luận hướng đề cập đến những vấn đề
chung của đất nước, 129 bài cho ngành giáo dục, còn lại là những tiểu luận mang tính luận chiến
với mọi đối tượng thù trong giặc ngồi. Các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh thể hiện rõ
sự nhất quán về tư tưởng, linh hoạt trong cách viết, khơng chỉ có giá trị lịch sử mà còn là bài học
tư tưởng và những tác phẩm mẫu mực cho nghệ thuật viết văn chính luận.
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh của
các tác giả trong và ngoài nước. Sự đánh giá về cơ bản là nhất trí và theo tinh thần khẳng định.
Điều đáng nói nữa là khi bàn về đối tượng này, tất cả các tác giả đều chú ý thiết lập mối liên hệ
giữa văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với tồn bộ cuộc đời hoạt động cách
mạng của Người, đồng thời cũng chú ý thích đáng đến việc so sánh văn chính luận
vớinhững sáng tác khác được viết theo cảm hứng nghệ thuật, tự biểu hiện.
Thực ra, nhiều tác giả nước ngồi nếu có bàn về văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ
Chí Minh thì cũng chỉ nêu nhận định khái quát, trong những bài viết nói chung về cuộc đời và sự


nghiệp của Người. Có thể kể các tác giả viết theo hướng này như: E. Sécnơ (Đức), J. Buđaren
(Pháp), N. Khơrútxôp (Nga), M. Lômbácđô (Mêhicô), S.A. Phonin và E. Kobelev (Nga),
Thinaung (Mianma), L. Ogungieran (Mông Cổ), Đ. Cheerrixian (Cu Ba) [142], [147], v.v…

Những bài viết của họ đã được tập hợp trong một số cuốn sách đáng chú ý như: Hải Triều Lê
(biên soạn, 2007) với Hồ Chí Minh - Sự hội tụ tinh hoa tư tưởng đạo đức nhân loại, Nxb Văn
hóa - Thơng tin, Hà Nội [85]; Trần Quân Ngọc (2013) với Bác Hồ với bạn bè quốc tế, Nxb
Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh [132]; Starơbin (2003) với “Gương chính nghĩa là đạo
đức”, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: Về tác gia và tác phẩm (Nguyễn Như Ý tuyển chọn, giới
thiệu), Nxb Giáo dục, Hà Nội [158]; J. Stern (1985) với Bác Hồ như chúng tôi đã biết (Trần
Đương ghi), Nxb Thanh niên, Hà Nội [159], v.v…
Nhà báo người Mỹ Starơbin đã phân tích, xác định chiều sâu của văn chính luận Nguyễn
Ái Quốc - Hồ Chí Minh đặt trong các mối liên hệ xã hội và tiếp nhận: “Cụ Hồ Chí Minh được
nhân dân rất quý mến. Tên cụ có nghĩa là “sáng suốt”. Cụ là một nhà chính trị xuất chúng, một
nhà chiến lược cách mạng, một người yêu nước nồng nàn. Cụ đã nêu gương chính nghĩa và đạo
đức cho thế hệ thanh niên noi theo. Hồi còn trẻ, cụ đã qua thăm hầu hết các nước trên thế giới.
Cụ biết nhiều thứ tiếng và nói tiếng Anh rất thạo. Nói chuyện với cụ, thấy ngay là trước kia cụ
đã nghiên cứu thật sâu lịch sử nước Mỹ. Cụ đã nói với tôi về truyền thống của Giépphensơn và
Linhcôn và hỏi tôi: “Nếu các bậc tiền bối của nhân dân Mỹ biết rằng phi cơ Mỹ hàng ngày ném
bom xuống một dân tộc đang đấu tranh cho độc lập, không biết các vị đó nói thế nào?”. Cụ Hồ
Chí Minh có một mảnh vườn riêng tự tay cụ trồng trọt lấy. Cụ tự tay đánh máy lấy các bài diễn
văn và các bài báo. Văn cụ giản dị, nên thơ, người nông dân nào đọc cũnghiểu. Trong các làng
quê hay bên các đống lửa trại, nhân dân và bộ đội Việt Nam truyền cho nhau nghe những bài thơ
nói về cơng đức của Hồ Chủ tịch” [158, tr. 960].
Nhận định trên đã bao quát được đầy đủ các phương diện làm nên giá trị của văn chính
luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: nội dung hiện thực, mục đích, đối tượng và hiệu quả
tuyên truyền; tất cả đều liên quan đến tư cách, phẩm chất của chủ thể tác giả - “một nhà chính trị
xuất chúng”, đã “nghiên cứu thật sâu lịch sử nước Mỹ”.
Nói về những tác giả Việt Nam có thành tựu nghiên cứu nổi vật về thơ văn Hồ Chí Minh
(trong đó có văn chính luận của Người), cần phải kể đến tên tuổi của hàng loạt nhà hoạt động
xã hội và nghiên cứu văn học như Phạm Văn Đồng, Nguyễn Khánh Tồn, Trần Văn Giàu,
Phạm Huy Thơng, Hoài Thanh, Hoàng Xuân Nhị, Vũ Khiêu, Huỳnh Lý, Trương Chính, Đỗ
Đức Hiểu, Hồng Ngọc Hiến, Phùng Văn Tửu, Nguyễn Nghiệp, Hà Minh Đức, Thành Duy,
Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Đức Nam, Phong Lê, v.v… Phạm Văn Đồng một học trò xuất

sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những đánh giá mang tính gợi mở về phương pháp nghiên


cứu không chỉ cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh mà cịn tồn bộ di sản sáng
tác ngôn từ Người đã để lại.
Những đánh giá về văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh của các tác giả nói
trên đều đặt cơ sở trên sự khẳng định mối quan hệ thống nhất giữa nhà cách mạng và người nghệ
sĩ ở một mẫu hình nhân cách sáng chói. Dù diễn đạt bằng nhiều hình thức khác nhau, các tác giả
đều có chung sự nhìn nhận về nhu cầu bộc lộ con người cá nhân trên những trang văn chính luận
của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Xét về phương diện lý thuyết, nhu cầu này thường xuất
hiện một cách tự nhiên trong các tác phẩm văn chương, kể cả trong tác phẩm phục vụ cách
mạng. Do yêu cầu “sáng tác phục vụ cách mạng”, tiếng nói của chủ thể sáng tác thường thống
nhất với vai trị, vị trí, nhiệm vụ cơng tác.Tuy nhiên, với những tài năng và cá tính sáng tạo
mạnh mẽ, nhà văn “phục vụ cách mạng” vẫn có thể kết hợp và diễn tả đầy đủ phẩm chất, tư thế
và vị thế con người cá nhân tác giả.
Để nói về giá trị chung của văn chính luận văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ
Chí Minh, những tác phẩm chính luận cụ thể thường được đi sâu bàn kĩ là Tuyên ngôn Độc lập
và Di chúc. Tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập đạt đến trình độ kinh điển, đã được giảng dạy trong
nhà trường phổ thông. Nghiên cứu về tác phẩm này, Nguyễn Đăng Mạnh đã khảo sát, phân tích
từ nhiều góc độ khác nhau: vai trị, vị thế chủ thể tác giả; các giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm
mỹ; sự kết hợp kinh nghiệm cá nhân và sức mạnh thời đại; sự tích hợp giá trị truyền thống và
hiện đại, minh triết và văn hố, tri thức phương Đơng và phương Tây; khả năng lập luận và tinh
lọc, đúc kết chân lý của cả dân tộc và thế giới hiện đại;…
Nguyễn Đăng Mạnh nhấn mạnh: “Tuyên ngôn Độc lập là bài văn chính luận. Văn chính
luận thuyết phục người bằng những lý lẽ, nếu đánh địch thì cũng đánh địch bằng những lý lẽ. Lợi
khí của nó là những lý lẽ đanh thép, những lập luận chặt chẽ, những bằng chứng khơng ai chối cãi
được. Văn chính luận nếu có dùng đến hình ảnh, có gọi đến tình cảm thì chẳng qua cũng chỉ để
phụ giúp thêm cho sự thuyết phục bằng lý lẽ mà thôi. Chúng ta sẽ nói đến cái hay, cái tài của
Tun ngơn Độc lập theo quan niệm đó” [96, tr. 285-286]. Từ đây Nguyễn Đăng Mạnh đi
sâu phân tích, trả lời cho những vấn đề cốt lõi mà Hồ Chí Minh thường nêu rõ: Viết cho ai?

Viết để làm gì? Viết như thế nào và minh chứng: “Như vậy là bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ
đọc trước đồng bào và một thế giới trừu tượng, cũng không phải chỉ để tuyên bố độc lập một cách
đơn giản. Đối tượng “thế giới” ở đây trước hết là bọn đế quốc Mỹ, Anh, Pháp và sự khẳng định
quyền tự do độc lập của dân tộc, ở đây đồng thời là một cuộc tranh luận nhằm bác bỏ lý lẽ của
bọn xâm lược trước dư luận thế giới” [96, tr. 287]. Tiếp theo, Nguyễn Đăng Mạnh soi rọi vào
từng khía cạnh cụ thể để thấy rõ tàinăng, tầm tư tưởng và vị thế chủ thể tác giả Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh: “Ý kiến “suy rộng ra” ấy quả là một đóng góp đầy ý nghĩa của Bác Hồ đối


×