Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

đề tài dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thực trạng và giải pháp tiếp tục thực hiện quyền dân tộc ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.18 KB, 48 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


BÀI TẬP LỚN MƠN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN QUYỀN DÂN TỘC Ở NƯỚC
TA HIỆN NAY
LỚP DT07 --- NHÓM 11 --- HK 203
NGÀY NỘP ………………
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Đoàn Văn Re

Sinh viên thực hiện
Lê Phú Lộc
Biện Tiến Long
Phạm Trần Minh Luân
Phan Thị Lưu Ly
Hồ Hồng Mẫn

Mã số sinh viên
1910322
1911504
1911554
1914097
1911579

Thành phố Hồ Chí Minh – 2021

Điểm số



MỤC LỤC
Trang
1. PHẦN MỞ ĐẦU

…………………………………………………………….

1

2. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1.1. Khái niệm, đặc trưng cơ bản của dân tộc
1.1.1. Khái niệm dân tộc..................................................................................

5

1.1.2. Đặc trưng cơ bản của dân tộc.................................................................

5

1.2. Chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc
1.2.1. Hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc.......................................

9

1.2.2. Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin..............................................

11

Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN QUYỀN

BÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1. Đặc điểm dân tộc Việt Nam ……………………………………………………

14

2.2. Bình đẳng và các vấn đề liên quan đến quyền bình đẳng dân tộc trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội……………………………………………………….... 16
2.3. Thực trạng và giải pháp tiếp tục thực hiện quyền bình đẳng dân tộc ở nước ta
hiện nay.
2.3.1. Thực trạng thực hiện quyền bình đẳng dân tộc ở nước ta thời gian qua
2.3.1.1. Những mặt đạt được và nguyên nhân ……………………….

17

2.3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân……………………………..

26

2.3.2. Đề xuất giải pháp thực hiện quyền bình đẳng dân tộc ở nước ta thời gian
tới……………………………………………………………………………………. 36
3. KẾT LUẬN……………………………………………………………………….

39

4. TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….

41


PHẦN MỞ ĐẦU.......…………………………………………………………….

1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân tộc là một vấn đề quan trọng và thiết yếu đối với mỗi quốc gia nói riêng và thế
giới nói chung. Theo nghĩa rộng, dân tộc chỉ cộng đồng người cùng sinh sống trong một
quốc gia , một nước 1. Trên thế giới, giữa các dân tộc không sống biệt lập mà ln có sự
quan hệ với nhau, dẫn đến sự phong phú đa dạng trong văn hóa và đời sống. Trong thời kì
quá độ lên chủ nghĩa, vấn đề dân tộc luôn tồn tại những yếu tố cũ và những yếu tố mới về
văn hóa, đời hóa, kinh tế và chính trị địi hỏi cần nhiều giải pháp và chính sách đường lối
đúng đắn để vấn đề dân tộc được giải quyết một cách hợp lí.
Việt Nam là một quốc gia bao gồm 54 dân tộc, vì thế vấn đề dân tộc có ý nghĩa quan
trọng và to lớn trong trong việc thực hiện xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc
và phát triển đất nước. Trong những năm kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, nhờ có chính sách
giải quyết các vấn đề dân tộc của Bác Hồ và dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác Lê - nin
nên đất nước ta đã giành lại được độc lập, tự do và đưa dân tộc ta vào một kỷ ngun hịa
bình và phát triển. Nhận định được rằng, vấn đề dân tộc là một vấn đề xuyên suốt cần
được xây dựng và phát triển nên sau khi giành lại độc lập, vấn đề dân tộc, đặc biệt là vấn
đề bình đẳng cũng được các nhà lãnh đạo đất nước đặc biệt quan tâm và nghiên cứu về
những lí luận, cơng tác lí luận và chính sách trong bối cảnh đất nước đối diện với thời kì
hậu Chiến tranh lạnh và thời kì xây dựng lại đất nước sau chiến tranh.
Hiện nay, nước ta đang trong công cuộc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta nhận
diện được rõ hơn các vấn đề dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tồn cầu hóa. Dựa
trên chủ nghĩa Mác Lê - nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhiều quan điểm, văn bản, nghị
quyết và đường lối đúng đắn đã được ban hành trong các nghị quyết, Hiến pháp trong vấn
đề dân tộc. Hệ thống chủ trương, chính sách, pháp luật về vấn đề dân tộc mang tính tồn
diện trên các lĩnh vực và phủ kín các địa bàn vùng dân tộc, miền núi, đặc biệt là những
chủ trương, chính sách liên quan đến xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội và phát triển
Ban tư tưởng văn hóa trung ương (2002). Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhà
xuất bản chính trị Quốc gia
1

1



kinh tế từng vùng. Để ban hành được những nghị quyết và những chính sách đó, nhiều
chun gia giàu kinh nghiệm và đã dày công nghiên cứu tâm huyết nhằm mục đích giải
quyết liên quan đến các vấn đề dân tộc, phát triển kinh tế thế mạnh từng vùng, ổn định xã
hội và bình đẳng dân tộc. Bên cạnh đó, do thế giới ngày càng thay đổi, khoa học và kĩ
thuật ngày càng phát triển, nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng nên địi hỏi các chính
sách và những lí luận phải thay đổi cho phù hợp với từng vùng miền.
Thực tế, nhiều chính sách, văn bản về giải quyết vấn đề bình đẳng dân tộc, nhất là
đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa đã đạt được những hiệu quả và có
nhiều dấu hiệu tích cực đem lại những thành tựu đối với các lĩnh vực cơ bản. Về văn hóa,
các dân tộc thiểu số ngày càng phát triển văn minh hơn, bảo tồn và phát huy các phong
tục tập quán tốt đẹp, bãi bỏ các phong tục không tốt. Về kinh tế, nhờ có các chính sách hỗ
trợ nên đồng bào dân tộc thiểu số đã từng bước được phát triển kinh tế từng vùng và có
những khởi sắc khá tốt góp phần thốt khỏi hồn cảnh khó khăn. Cơ sở hạ tầng ngày càng
nâng cao, đường sá được mở nhiều hơn thuận tiện cho việc giao thương phát triển kinh tế.
Về giáo dục, cơ sở vật chất được phát triển, có nhiều chính sách hỗ trợ khuyến khích trẻ
em đến trường và so với nhiều năm trước đây thì trình độ dân trí đã được nâng cao, tỷ lệ
người biết đọc và biết viết ngày càng tăng theo từng năm. Về quốc phòng – an ninh cơ
bản được đảm bảo, sự tin tưởng của người dân đối với chính quyền ngày càng được nâng
cao, kịp thời ngăn chặn được các thế lực chống phá lợi dụng sự bình đẳng dân tộc, biên
giới cơ bản được đảm bảo.
Ngồi ra, cũng cịn nhiều yếu kém, thách thức và hạn chế mặc dù đầu tư nhiều cơng
sức và của cải. Trong q trình xây dựng và triển khai chính sách pháp luật cịn thiếu qui
định xây dựng chính sách. Việc thực hiện các đề án về chính sách dân tộc từng vùng cịn
chậm và chất lượng cịn rất hạn chế và chưa có nhiều chính sách phát triển cho từng vùng.
Hệ thống chính trị ở một số vùng cịn rất yếu kém, cơng tác quản lí cịn q nhiều sơ hở,
chưa nắm bắt được nguyện vọng của nhân dân, một số cán bộ bị suy đồi về đạo đức và
cịn có tư tưởng chính trị chưa vững vàng. Hệ thống cơ sở hạ tầng còn nhiều nơi chưa
được phát triển gây ra nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều vùng


2


sâu xa, đặc biệt là dân tộc ở vùng miền núi phát triển rất chậm so với mặt bằng chung của
cả nước, cịn nhiều hộ nghèo, trình độ nhận thức còn khá thấp và chưa áp dụng được
nhiều ứng dụng khoa học – kĩ thuật trong việc phát triển kinh tế, văn hóa ở một số nơi bị
mai một, dịch vụ y tế ở một số vùng còn quá thấp so với nhu cầu của người dân. Ngoài ra,
nhiều trẻ em ở một số vùng sâu, vùng xa còn chưa được đi học và bỏ học nên cùng còn rất
nhiều người mù chữ. Qua đó địi hỏi chúng ta cần có nhiều giải pháp nhằm giải quyết
những khó khăn trước mắt và cần những giải pháp lâu dài để giải quyết các vấn đề bình
đẳng một cách triệt để và có hiệu quả hơn.
Mặt khác, hiện nay có nhiều lực lượng thù địch thông qua các vấn đề về dân tộc, lợi
dụng các đường lối chính sách cịn nhiều thiếu sót, các cán bộ biến chất, tha hóa để lợi
dụng tun truyền, kích động, kêu gọi biểu tình nhằm mục đích gây chia rẽ, phá hoại khối
đại đồn kết dân tộc, phá hoại từ bên trong làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng
và Nhà nước. Vì vậy, giải quyết các vấn đề dân tộc, đặc biệt là vấn đề bình đẳng rất quan
trọng mang tính cấp thiết, địi hỏi cần nhiều đường lối chính sách phát triển thích hợp để
củng cố niềm tin trong nhân dân và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
Nhằm đề xuất giải pháp khắc phục hạn chế về vấn đề này, nhóm em chọn đề tài
“Dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thực trạng và giải pháp thực hiện
quyền bình đẳng dân tộc ở nước ta hiện nay” để nghiên cứu.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Thứ nhất, dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai, thực trạng và giải pháp tiếp tục thực hiện quyền bình đẳng dân tộc ở nước
ta hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng và giải pháp tiếp tục thực hiện quyền bình đẳng dân tộc
ở nước ta hiện nay.


3


4. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, làm rõ lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai, đánh giá thực trạng thực hiện quyền bình đẳng dân tộc ở nước ta thời gian
qua.
Thứ ba, đề xuất giải pháp tiếp tục thực hiện quyền bình đẳng dân tộc ở nước ta thời
gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu nhất là các phương
pháp: phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp
lịch sử-logic,...
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2 chương:
Chương 1: Dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Chương 2: Thực trạng và giải pháp tiếp tục thực hiện quyền bình đẳng dân tộc ở
nước ta hiện nay.

4


2. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1.1. Khái niệm, đặc trưng cơ bản của dân tộc
1.1.1. Khái niệm dân tộc
a. Theo nghĩa rộng:
“Dân tộc (nation) là một cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước,

có lãnh thổ riêng, nền kinh tế thống nhất, có ngơn ngữ chung và có ý thức về sự thống
nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và
truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ
nước”1. Dân tộc, theo cách hiểu này, là một cộng đồng bao gồm toàn bộ nhân dân của
một quốc gia như dân tộc Việt Nam, dân tộc Nga, dân tộc Hoa Kỳ,...
b. Theo nghĩa hẹp:
“Dân tộc (ethnie) là một cộng đồng tộc người được hình thành trong lịch sử, có mối
liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung ý thức tự giác tộc người, ngơn ngữ và văn hóa.
Dân tộc là hình thái phát triển của bộ tộc, bộ lạc”2. Mỗi dân tộc là một bộ phận hay thành
phần của một quốc gia, phân biệt nhau chủ yếu bởi những đặc trưng văn hóa, lối sống hay
ý thức tự giác tộc người. Việt Nam có 54 dân tộc bao gồm Kinh, Tày, Chăm,...
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của dân tộc
a. Theo nghĩa rộng:
Thứ nhất, dân tộc là cộng đồng có chung một vùng lãnh thổ ổn định.
Mỗi dân tộc có lãnh thổ riêng. Lãnh thổ là vùng khơng gian bao gồm vùng đất, vùng
nước, vùng trời và lòng đất mà dân tộc hay quốc gia được quyền sở hữu. Lãnh thổ đánh
dấu chủ quyền của quốc gia, dân tộc với quốc gia, dân tộc khác, là nơi để dân tộc sinh
1

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2019). Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB: Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.104.

2

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2019). Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB: Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.106.

5


sống và gắn bó với nhau. Dân tộc phải có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ của
mình vì khơng có lãnh thổ thì khơng có Tổ quốc, quốc gia. Nhân dân Việt Nam đã trải

qua nhiều cuộc chiến đấu chống ngoại xâm để giữ lấy những phần lãnh thổ của dân tộc,
đồng thời cũng là bảo vệ đến sự tồn tại của mình.
Ngày nay, “chủ quyền quốc gia về dân tộc là một khái niệm xác định, thường được
thể chế hóa thành luật pháp quốc gia và luật phát quốc tế”1. Tuy nhiên, xu hướng tồn cầu
hóa đã kéo theo nhiều cuộc di cư của nhiều người từ những dân tộc khác nhau. Khái niệm
dân tộc hay lãnh thổ khơng cịn bị giới hạn lại bởi đường biên giới hữu hình được xác
định trong các điều ước quốc tế hay quy định của pháp luật. Nó được mở rộng thông qua
đường biên giới “mềm” nhờ vào đặc trưng mạnh mẽ của văn hóa mỗi dân tộc. Các thể
loại phim ảnh mang văn hóa dân tộc của Trung Quốc hay Nhật Bản dần được phổ biến và
ưa thích ở nước ta là một ví dụ điển hình về việc mở rộng biên giới “mềm” 2.
Thứ hai, dân tộc là cộng đồng sinh hoạt kinh tế theo cùng một phương thức.
Cùng chung một phương thức sinh hoạt kinh tế chính là tiền đề để tạo ra sự gắn kết
của các thành phần trong dân tộc với nhau. Từ đó, cộng đồng được xây dựng với tính
thống nhất, ổn định và bền vững dựa trên mối quan hệ kinh tế. Cộng đồng phải có mối
quan hệ kinh tế chặt chẽ, bền vững thì mới có thể trở thành dân tộc. Việt Nam phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với phương thức được thể hiện qua
các đường lối, chính sách hỗ trợ phát triển nền kinh tế này và được toàn bộ cộng đồng
người Việt chấp nhận, sử dụng chung.
Thứ ba, dân tộc là cộng đồng giao tiếp thông qua một ngôn ngữ chung.
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp giữa các thành viên trong một cộng đồng người trên
mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội... Một cá nhân có thể dùng nhiều ngơn ngữ. Một
ngơn ngữ có thể được dùng bởi nhiều dân tộc. Mỗi dân tộc thường thống nhất chọn một
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2019). Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB: Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.105.
Hồng Trang. (26/03/2013). Báo động tình trạng văn hóa nước ngoài xâm nhập tràn lan. Truy cập từ
/>%C4%83n-h%C3%B3a-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ngo%C3%A0i-x%C3%A2m-nh%E1%BA%ADp-tr%C3%A0nlan-570574/
1
2

6



loại ngơn ngữ chung để xem là ngơn ngữ chính thức, ví dụ như nước ta có Tiếng Việt.
Một số quốc gia, dân tộc khác lại có nhiều hơn một ngơn ngữ chính thức, do tác động của
các yếu tố trong lịch sử, chiến tranh như “Luxembourg có đến ba ngơn ngữ chính thức
gồm tiếng Luxembourg, tiếng Pháp và tiếng Đức”1. Tuy nhiên, mỗi dân tộc ln có một
ngơn ngữ dân tộc cho riêng họ (Tiếng Việt của Việt Nam, tiếng Luxembourg của
Luxemburg...) thống nhất về ngữ pháp và từ vựng cơ bản, có q trình phát triển lâu dài,
phản ánh đặc trưng riêng của dân tộc.
Thứ tư, dân tộc là cộng đồng sở hữu chung một nền văn hóa và tâm lý.
Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng được xây lên nhờ vào sự sáng tạo và tiếp nhận
văn hóa đó của các thành viên. Biểu hiện thông qua lối sống, phong tục, tập quán, tâm
lý,... văn hóa dân tộc đặc trưng phân biệt các dân tộc với nhau nhưng có sự gắn bó chặt
chẽ với văn hóa của các cộng đồng người cấu thành dân tộc đó. Văn hóa là một yếu tố đặc
biệt quan trọng của sự liên kết cộng đồng. Người từ chối văn hóa dân tộc cũng đồng nghĩa
với tách mình khỏi dân tộc đó. Văn hóa dân tộc phát triển khơng thể tránh được việc giao
lưu với các nền văn hóa khác. Mỗi dân tộc phải có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
của mình song song với việc trao dồi, tiếp thu tinh hoa của những nền văn hóa khác. “Văn
hóa Việt Nam là bức tranh phong phú, nhiều màu sắc, đơi khi là tương phản nhưng có nét
chung tương đối khái quát ở tính cộng đồng làng xã, tính trọng âm, tính ưa hài hịa, tính
kết hợp và tính linh hoạt”2. “Trong giao lưu văn hóa, Việt Nam sàng lọc và chỉ tiếp nhận
những giá trị văn hóa phù hợp với nhu cầu phát triển của Việt Nam như Phật giáo, Nho
giáo,...”3
Thứ năm, dân tộc là cộng đồng có chung một nhà nước.
Mỗi dân tộc (nation) – theo nghĩa rộng – có một nhà nước chung, gọi là nhà nước
dân tộc, dùng để quản lý các thành viên hay các cộng đồng tộc người của cùng một dân
Wikipedia. (24/06/2021). Luxembourg. Truy cập từ />Lê Văn Toan. (10/04/2019). 222. Những đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam. Truy cập từ
/>3
Đinh Xuân Dũng. (02/12/2019). Gìn giữ, phát huy và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc trong q trình tồn cầu
hóa và hội nhập quốc tế. Truy cập từ />1
2


7


tộc. Đây là đặc điểm dùng để phân biệt với dân tộc (ethnie) – theo nghĩa hẹp – khơng có
một nhà nước với những thể chế chính trị riêng. Nhà nước dân tộc mang hình thức tổ
chức, đặc điểm, tính chất đặc trưng cho chế độ chính trị của dân tộc đó và đại diện cho
dân tộc trong đối nội và đối ngoại với các dân tộc khác. “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì
Nhân dân”1, được xây dựng bởi dân tộc Việt Nam, phản ánh ý chí của người Việt, vì lợi
ích của người Việt.
Mỗi đặc trưng đều giữ một vị trí xác định, gắn bó chặt chẽ, có sự tác động nhân quả
lẫn nhau, kết hợp một cách độc đáo trong một chính thể. Nhờ vậy, dân tộc mới có được sự
ổn định, bền vững và mang bản sắc riêng biệt với những dân tộc khác.
b. Theo nghĩa hẹp:
Thứ nhất, dân tộc là cộng đồng có chung ngơn ngữ.
Ngơn ngữ, bao gồm ngơn ngữ nói và viết hoặc chỉ ngơn ngữ nói, là đặc trưng cơ bản
phân biệt các tộc người với nhau và luôn được các dân tộc chú trọng giữ gìn. Vì những lý
do khách quan và chủ quan, một số dân tộc đã khơng cịn sử dụng ngơn ngữ của riêng
mình mà sử dụng ngơn ngữ của dân tộc khác để giao tiếp. Nhưng cũng có những dân tộc
có nhiều hơn một ngơn ngữ của riêng mình do có những nhóm dân tộc khác nhau. “Tại
Việt Nam, theo thống kê có đến 110 ngơn ngữ trên tổng số 54 dân tộc, một số thuộc về
ngôn ngữ bản địa, một số có được do q trình thuộc địa, du nhập văn hóa,... Một số dân
tộc có hơn hai ngơn ngữ của riêng mình như Cơ Lao Xanh, Đỏ, Trắng; Mnông Đông,
Nam,...”2
Thứ hai, dân tộc là cộng đồng về văn hóa.
Văn hóa, gồm văn hóa phi vật thể và văn hóa vật thể, hình thành dọc theo lịch sử
phát triển của dân tộc, ngay cả trước khi tộc người trở thành dân tộc. Văn hóa dân tộc kết
Trang thơng tin điện tử Văn phòng Chủ tịch nước. (28/11/2013). Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Truy cập từ />2

Yui. (19/04/2021). 54 Dân tộc, bao nhiêu ngôn ngữ?.Truy cập từ />1

8


tinh thành văn hóa của quốc gia, nhưng mỗi dân tộc vẫn giữ lấy những nét đẹp của mình
trong hội nhập và giao lưu văn hóa. Các dân tộc Việt Nam có những nét đẹp riêng góp
phần vào đa dạng văn hóa chung, như văn hóa hát có “hát Sli của người Nùng, hát Khan
của người Ê Đê, hát dù kê của người Khmer...”1, đồng thời hiểu và bày trừ dần những hủ
tục gây hại, khơng cịn phù hợp.
Thứ ba, dân tộc có ý thức tự giác tộc người.
Ý thức tự giác tộc người là ý thức về sự tồn tại và phát triển của tộc người dù có
những biến cố tác động về kinh tế, văn hóa, nơi ở. Họ biết họ là ai và có nguồn gốc từ
đâu, tộc người nào. Đây là tiêu chí quan trọng nhất để phân định một tộc người và có
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tộc người đó. “Quá trình hình thành và phát
triển của ý thức tự giác tộc người liên quan trực tiếp đến ý thức, tình cảm và tâm lý tộc
người”2. Nhiều người khi di cư vẫn nhớ về dân tộc, đã lưu truyền và tạo dựng nếp sống
cho con cháu mình nhằm duy trì đặc điểm dân tộc. Đó là cách ý thức tự giác tộc truyền
được truyền qua các thế hệ.
Ba đặc trưng kể trên hỗ trợ lẫn nhau trong trình phát triển ổn định của mỗi dân tộc
và là tiêu chí để mỗi quốc gia phân định các dân tộc với nhau.
1.2. Chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc
1.2.1. Hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc
Theo Lênin, sự phát triển quan hệ dân tộc được thể hiện qua hai xu hướng khách
quan mà ngày nay có những biểu hiện rất đa dạng và phong phú:
“Thứ nhất, cộng đồng dân dư muốn tách ra để thành lập cộng đồng dân cư độc
lập”3.
Xu hướng này xuất hiện do sự thức tỉnh và trưởng thành về ý thức dân tộc và quyền
1


Wikipedia. (22/05/2021). Văn hóa Việt Nam. Truy cập từ />%C3%B3a_Vi%E1%BB%87t_Nam
2
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2019). Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB: Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.107.
3
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2019). Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB: Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.107.

9


sống của cộng đồng dân cư, mong muốn tách ra để thành lập dân tộc độc lập, thể hiện rõ
nét qua các phong trào đấu tranh dân tộc ở các thuộc địa, giành lại độc lập để không phải
chịu sự áp bức trong cộng đồng cũ. Ví dụ như “ngày 4 tháng 7 năm 1776, mười ba thuộc
địa tuyên bố độc lập khỏi Vương quốc Anh và lập nên Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”1.
“Thứ hai, các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí là các dân tộc ở nhiều quốc gia
muốn liên hiệp lại với nhau”2.
Xu hướng trên xuất hiện khi các đế quốc, thực dân thực hiện bóc lột thuộc địa, việc
giao lưu kinh tế, văn hóa trong xã hội tư bản chủ nghĩa đã xóa bỏ trạng thái khép kín của
các dân tộc. Các dân tộc xích lại gần nhau, giữa họ xuất hiện nhu cầu hợp tác để phát triển
vững mạnh hơn. Lấy ví dụ năm 1950, Hiệp hội Kinh tế Quốc tế IEA được thành lập nhằm
“thúc đẩy quan hệ và hiểu biết lẫn nhau giữa các nhà kinh tế ở các bộ phận khác nhau trên
thế giới”3.
Trong phạm vi một quốc gia. :
Xu hướng thứ nhất thường xuất hiện ở những quốc gia có nhiều tộc người khác
nhau, thể hiện sự nổ lực để có được tự do, bình đẳng, phồn vinh của mỗi dân tộc. “Năm
2002, Đơng Timor trở thành quốc gia có chủ quyền được thành lập đầu tiên của thế kỷ
XXI sau khi việc bỏ phiểu giành độc lập từ Indonesia”4.
Xu hướng thứ hai thể hiện ở nhu cầu liên kết, hòa hợp với nhau ở mức độ cao hơn
của các dân tộc nhằm cải thiện đời sống xã hội của quốc gia nói chung và của mỗi dân tộc
nói riêng. Ở nước ta, 54 dân tộc khác nhau đã chung tay xây dựng lên nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong phạm vi quốc tế:

Wikipedia. (10/05/2021). Lịch sử Hoa Kỳ. Truy cập từ />%AD_Hoa_K%E1%BB%B3
2
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2019). Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB: Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.107.
3
Wikipedia. (02/05/2021). Hiệp hội kinh tế Quốc tế. Truy cập từ />%E1%BB%99i_Kinh_t%E1%BA%BF_Qu%E1%BB%91c_t%E1%BA%BF#Ho%E1%BA%A1t_%C4%91%E1%BB
%99ng
4
Wikipedia. (03/06/2021). Đông Timor. Truy cập từ />1

10


Cùng với sự phát triển dân tộc, xu hướng thứ nhất ngày nay thể hiện trong phong
trào giải phóng dân tộc nhằm phá bỏ những áp bức bóc lột gây ra bởi chủ nghĩa đế quốc.
Mỗi quốc gia đều muốn có được nền độc lập dân tộc của riêng mình và khơng ngừng ra
sức đảm bảo cho điều đó. Đây là chân lý khách quan trong sự phát triển của mỗi dân tộc.
Xu hướng thứ hai thể hiện ở nhu cầu hợp tác phát triển của các quốc gia, hình thành
nên các liên minh trong khu vực hay trên toàn cầu. Bằng sự hỗ trợ lẫn nhau, các quốc gia
trong liên minh có thể tận dụng tối đa cơ hội để mang lại sự phồn vinh cho dân tộc mình.
Một số liên minh lớn có thể kể đến như APAC, ASEAN, UN, EU,...
Từ đó, hai xu hướng về phát triển quan hệ dân tộc của Lênin là hai xu hướng khách
quan, có mối quan hệ biện chứng, tác động và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển
của mỗi quốc gia và thế giới. Bất kỳ sự vi phạm nào với chúng đều gây ra những hậu quả
tiêu cực, khó lường. Tuy nhiên, hai xu hướng này lại đang có diễn biến phức tạp trong
mỗi quốc gia và trên tồn cầu, nguy cơ bị lợi dụng cho mục đích chính trị.
1.2.2. Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin
Thứ nhất, các dân tộc hồn tồn bình đẳng.
Bình đẳng là quyền thiêng liêng của các dân tộc. Bất kể lớn hay bé, trình độ phát triển

cao hay thấp, dân tộc nào cũng có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau về mọi mặt. Khơng dân
tộc nào có đặc quyền, đặc lợi về lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội... và đi áp bức dân tộc khác.
Tại những quốc gia có nhiều dân tộc, nhà nước phải có đảm bảo sự bình đẳng giữa các
tộc người thơng qua các chính sách, luật pháp và thực hiện thực tế. “Ở Việt Nam, giai đoạn
2011-2018 đã có 205 chính sách hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số nhằm thúc đẩy phát triển và thu
hẹp khoảng cách đời sống kinh tế xã hội giữa các dân tộc với nhau”1.
Trên quốc tế, bình đẳng dân tộc gắn liền với bình đẳng chủng tộc. Phân biệt chủng tộc
là vấn đề không mới nhưng chưa được giải quyết ổn thỏa. “Tại Canada, các báo cáo cho thấy
Nguyễn Thị Thu Thanh. (03/04/2021). Chính sách dân tộc Việt Nam qua 35 năm đổi mới. Truy cập từ
/>1

11


có đến 1150 vụ kỳ thị, hành hung và phân biệt đối xử người gốc Á chỉ trong thời gian từ
10/03/2020 đến cuối tháng 02/2021”1.
Bình đẳng giữa các dân tộc là tiền đề thực hiện quyền tự quyết và xây dựng mối quan
hệ hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc.
Thứ hai, các dân tộc được quyền tự quyết.
Trên cơ sở bình đẳng, dân tộc có quyền tự quyết về việc tách ra thành một quốc gia độc
lập hay tự nguyện liên hiệp với các dân tộc khác. Quyết định này phải xuất phát từ nhu cầu
thực tiễn và có được sự thống nhất quyền lợi giữa dân tộc và giai cấp công nhân.
Quyền tự quyết dân tộc không đồng nhất với quyền dân tộc thiểu số trong một quốc gia
đa dân tộc. “Khơng có bất cứ một quy định của pháp luật quốc tế cho rằng một nhóm dân tộc
thiểu số ở một quốc gia nào đó có quyền được ly khai, được thành lập một quốc gia độc lập
với quốc gia được quốc tế công nhận mà họ là cư dân đang tồn tại trong quốc gia đó”2. Cần
tỉnh táo, kiên quyết đấu tranh chống lại âm mưu chia rẽ quốc gia của các thế lực thù địch lợi
dụng “dân tộc tự quyết”.
Thứ ba, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc với nhau.
Trên cơ sở cùng địa vị kinh tế - xã hội, đặc điểm chính trị - xã hội, mục tiêu, lý tưởng

chung, thống nhất về lợi ích giai cấp, giai cấp cơng nhân các dân tộc liên kết lại để thực hiện
sứ mệnh lịch sử của chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi thế giới. Sự đoàn kết này phản ánh bản
chất quốc tế của phong trào cơng nhân. Nó phản ánh sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc
với giải phóng giai cấp. “Hãy xố bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này
bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xố bỏ”3. Nội dung cịn phản ánh cả sự gắn bó chặt chẽ giữa
chủ nghĩa quốc tế chân chính và chủ nghĩa yêu nước. Nếu tinh thần quốc tế khơng chân
chính, nếu tinh thần u nước khơng trong sáng thì sẽ dẫn đến sự đổ vỡ của một quốc gia dân
Nguyễn Minh. (01/04/2021). Phân biệt chủng tộc người gốc Á ngày càng trầm kha. Truy cập từ
/>2
Lừ Văn Tuyên. (31/12/2016). Quyền dân tộc tự quyết và quyền của các dân tộc thiểu số theo pháp luật quốc tế và
Việt Nam. Truy cập từ />3
C.Mác – Ph. Ăngghen, Toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 1995, t. 4, tr.624.
1

12


tộc hay một liên bang quốc gia dân tộc, phá vỡ sự đoàn kết chung trong cuộc đấu tranh
chung.
Đây là tư tưởng cơ bản, là cơ sở vững chắc để đồn kết giai cấp cơng nhân các dân tộc
trong sự nghiệp chống đế quốc, hướng đến độc lập dân tộc và xã hội tiến bộ. Tư tưởng này
liên kết cả ba nội dung của cương lĩnh thành một chỉnh thể. Vì giai cấp cơng nhân tất cả dân
tộc phải liên kết với nhau để thực hiện được sứ mạng của mình. Khi đó mới có thể thực hiện
một cách đầy đủ và đúng đắn quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc.
Vì thế, cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở quan trọng để các
Đảng cộng sản trên thế giới đề ra chủ trương, chính sách, đường lối, cơ chế đối với vấn đề
dân tộc trong q trình đấu tranh giải phóng dân tộc và cả trong quá trình đấu tranh xây
dựng chủ nghĩa xã hội.

Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN QUYỀN

BÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1. Đặc điểm dân tộc Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc với những đặc điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, các dân tộc chênh nhau về số dân.

13


Việt Nam có đến 54 dân tộc nhưng phần lớn là người Kinh. “Theo thống kê
01/04/2019, dân tộc Kinh chiếm hơn 82 triệu người, tức hơn 85% dân số Việt Nam. Trong 53
dân tộc thiểu số còn lại, người Tày, Thái, Mường, H’mơng, Khmer và Nùng có số lượng cư
dân tương đối từ 1,8 triệu người đến hơn 1 triệu người cho một dân tộc”1. Số lượng cư dân
quá thấp ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội và việc lưu truyền, phát triển văn hóa của
mỗi dân tộc. Qua từng giai đoạn, nhà nước luôn đề ra những chính sách hỗ trợ nhằm từng
bước cải thiện vấn đề dân số cũng như đời sống của các dân tộc thiểu số như cấp bảo hiểm y
tế miễn phí hay các dự án phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi...
Thứ hai, địa bàn cư trú của các dân tộc xen kẽ nhau.
Là điểm đến di cư của nhiều tộc người ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có các dân
tộc phân tán xen kẽ ở mọi nơi từ đồi núi đến đồng bằng, bờ biển. Khơng có địa bàn nào là
thuộc quyền sở hữu riêng của dân tộc nào. Các dân tộc cùng nhau sinh sống, giao lưu văn hóa
nên ngày càng hiểu và gắn bó với nhau. Tuy nhiên cũng có trường hợp nảy sinh mâu thuẫn,
dễ bị kẻ thù lợi dụng, nhà nước cần có các chính sách hợp lý để đảm bảo đoàn kết giữa các
tộc người.
Thứ ba, địa bàn của các dân tộc thiểu số nằm ở các vị trí chiến lược quan trọng.
Mặc dù chiếm chưa đến 15% dân số, một số dân tộc chưa quá 1000 người nhưng dân
tộc thiểu số lại phân bố trên khoảng ¾ diện tích. Phần lớn nơi ở là địa bàn miền núi, dọc các
đường biên giới và hải đảo. Đây đều là những vị trí quan trọng và nhạy cảm trong việc đảm
bảo an ninh quốc gia. Dân tộc thiểu số phần lớn có trình độ nhận thức chưa cao nên dễ bị
kích động, lợi dụng bởi những phần tử xấu.
Thứ tư, các dân tộc chênh nhau về trình độ phát triển.

Ở nước ta, giữa các dân tộc cịn có nhiều sự chênh lệch về đời sống kinh tế, văn hóa , xã
hội. Trong khi đất nước đang vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì vẫn cịn một số
ít dân tộc đang duy trì hình thức kinh tế chiếm đoạt, chưa tự sản xuất được. Các dân tộc khác
Wikipedia. (29/05/2021). Danh sách các dân tộc Việt Nam theo số dân. Truy cập từ
/>%87t_Nam_theo_s%E1%BB%91_d%C3%A2n
1

14


dù tự sản xuất nhưng do trình độ, hiểu biết không giống nhau nên cho chất lượng sản phẩm
cũng không giống nhau. Trên phương diện xã hội, họ khác nhau về cách thức tổ chức đời
sống và các quan hệ xã hội. Văn hóa mỗi dân tộc đương nhiên khác biệt nhau nhưng vẫn có
khoảng cách về trình độ dân trí, kỹ thuật. Để xóa bỏ sự chênh lệnh này, phải tiến hành từng
bước hỗ trợ phát triển đời sống, đặc biệt là khu vực vùng sâu, vùng xa.
Thứ năm, các dân tộc có truyền thống đồn kết chống ngoại xâm, gắn bó lâu đời, xây
dựng cộng đồng dân tộc – quốc gia thống nhất.
Đặc trưng này là kết quả tự nhiên của quá trình phát triển dân tộc. Họ chung sống, hỗ
trợ nhau trong khai phá đất đai, phát triển khi thời bình. Họ đồn kết, bảo vệ nhau khi có giặc
ngoại xâm. Với truyền thống chống giặc ngoại xâm lâu đời của Việt Nam, giữa các dân tộc
đã hình thành mối liên kết chặt chẽ, là động lực to lớn cho từng giai đoạn phát triển dân tộc
Việt Nam. Tuy nhiên vẫn phải biết giữ gìn, quý trọng sự đoàn kết của các dân tộc, tỉnh táo
trước những âm mưu chống phá, chia rẽ của kẻ thù.
Thứ sáu, nền văn hóa riêng của mỗi dân tộc góp phần vào nền văn hóa Việt Nam thống
nhất.
54 dân tộc đóng góp 54 nền văn hóa khác nhau, hịa trộn vào làm nên nền văn hóa
thống nhất trong đa dạng. “Dân tộc Việt Nam có đến 110 ngơn ngữ khác nhau nhưng nhìn
chung chỉ thuộc vào 8 nhóm: Việt – Mường, Tày – Thái, Môn – Khmer, Mông – Dao, Kadai,
Nam Đảo, Hán, Tạng”1. Việt Nam cũng là nước có nhiều lễ hội dân gian như “lễ hội Kate của
người Chăm, lễ cúng Trăng của người Khmer, lễ hội xuống Đồng của người Tày, người

Nùng, Lễ hội hoa ban của người Thái, Hội đua voi của người Mnơng,... Những khía cạnh
khác như về tôn giáo, ẩm thực, trang phục, văn học, kiến trúc,... cũng được hịa quyện lại từ
nền văn hóa các dân tộc thành nền văn hóa Việt Nam đa dạng, phong phú nhưng vẫn thống
nhất trong cộng đồng”2.

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Truy cập từ
/>2
Wikipedia. (22/05/2021). Văn hóa Việt Nam. Truy cập từ />%C3%B3a_Vi%E1%BB%87t_Nam
1

15


Từ những đặc trưng trên, nhà nước nhận thức được những đặc điểm cơ bản của dân
tộc, và có được những chính sách hợp lý để xây dựng và phát triển dân tộc, như là một
vấn đề chính trị - xã hội rộng lớn, trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
2.2. Bình đẳng và các vấn đề liên quan đến quyền bình đẳng dân tộc trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Để nói về bình đẳng dân tộc, trước hết ta cần nói về bình đẳng. Bình đẳng là khi mỗi
người đều được đối xử theo cùng một cách, có quyền và trách nhiệm như nhau mà khơng
có bất kỳ sự phân biệt nào. Bất kỳ ai cũng có quyền được đi học, có quyền được sống, có
nghĩa vụ cống hiến cho quốc gia, dân tộc… Bình đẳng dân tộc là bình đẳng theo quy mơ
giữa các dân tộc. Đó là quyền và nghĩa vụ của mỗi dân tộc trong cùng một quốc gia được
đảm bảo như nhau mà không bị phân biệt đối xử bởi bất kỳ lý do gì. Các dân tộc đều có
quyền được tạo điều kiện như nhau phát triển đời sống văn hóa, kinh tế - xã hội và cũng
có nghĩa vụ đóng góp cho quốc gia như nhau.
Bình đẳng thường bị nhầm lẫn với cơng bằng. Nếu bình đẳng là quyền và nghĩa vụ
như nhau của mỗi người thì cơng bằng là quyền lợi có được dựa trên nỗ lực cá nhân của
họ. Dân tộc nên nhận thức được rằng có những quyền lợi đạt được là nhờ vào sự nỗ lực
của chính dân tộc đó. Dân tộc A có đời sống tốt hơn là do sự nỗ lực phát triển của họ. Dân

tộc B khơng thể sở hữu tồn bộ thành tựu ấy mà khơng làm gì cả. Đó là sự công bằng.
Nhưng một quốc gia sẽ luôn tạo điều kiện phát triển như nhau cho cả hai dân tộc A và B.
Đó là sự bình đẳng. Lúc này, tinh thần dân tộc được thể hiện ở những tiến bộ của dân tộc
A được đưa vào để hỗ trợ sự phát triển dân tộc B diễn ra nhanh hơn nhưng cốt lõi vẫn cần
sự nỗ lực từ cộng đồng dân tộc B. Bình đẳng dân tộc đi kèm với tinh thần dân tộc.
Quyền bình đẳng dân tộc là nội dung đầu tiên trong cương lĩnh của chủ nghĩa
Mác – Lênin về dân tộc. Mỗi dân tộc đều có quyền được bình đẳng. Quyền bình đẳng bảo
vệ mỗi dân tộc, góp phần xây dựng xã hội ổn định và văn minh. Bình đẳng tạo điều kiện
mạnh mẽ cho sự phát triển của từng dân tộc, từ đó liên kết thành quốc gia vững mạnh.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhà nước cần quan sát, phân tích, đánh giá,

16


đưa ra những chính sách kịp thời để hỗ trợ từng dân tộc, đồng thời phải xác định hướng đi
đúng đắn cho tương lai các dân tộc.
2.3. Thực trạng và giải pháp tiếp tục thực hiện quyền bình đẳng dân tộc ở nước ta
hiện nay.
2.3.1. Những mặt đạt được và nguyên nhân
Vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, Đảng và Nhà nước ta thường xun quan tâm
xây dựng, hồn thiện chính sách bình đẳng giữa các dân tộc và đã đạt được những thành
tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử giúp đất nước phát triển ổn định và vững chắc thể hiện ở
một số khía cạnh như sau:
Thứ nhất, Việt Nam đã đạt được những thành tựu trong việc đảm bảo thực hiện
quyền bình đẳng dân tộc thơng qua việc hiện nay nhiều chính sách, pháp luật về dân tộc,
nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã
phát huy hiệu quả cao ở nhiều mặt:
Về kinh tế, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có những bước phát triển tiến bộ rõ rệt,
đời sống đồng bào được nâng lên, diện mạo vùng dân tộc thiểu số khởi sắc với hệ thống

kết cấu hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Các tuyến giao thông liên huyện, liên xã, đường
tuần tra biên giới được làm mới, mở rộng và nâng cấp. “Đến năm 2021, vùng dân tộc
thiểu số có “100% xã và 97,8% thơn có điện, có 99,4% xã và 93,3% thơn có đường ơ tơ,
gần 100% xã có trường tiểu học, 92,9% xã có trường trung học cơ sở, có 58,6% xã và
78,1% thơn có nhà văn hóa, 99,5% xã có trạm y tế, gần 92% số xã có điện lưới quốc gia,
80% xã có cơng trình thuỷ lợi nhỏ, 65% xã có cơng trình phục vụ nước sinh hoạt. Nền
kinh tế đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với đặc điểm, điều kiện
từng vùng, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống người dân. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
vùng miền núi phía Bắc đạt hơn 10%, miền Trung và Nam bộ 12%, Tây Nguyên là

17


12,5%”1. Mặt bằng thu nhập và điều kiện sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số không
ngừng được nâng cao, nhiều hộ đã vươn lên thốt nghèo và có cuộc sống khá giả.
Về chính trị, quyền bình đẳng giữa các dân tộc theo quy định của Hiến pháp được
thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các dân tộc chung sống hịa hợp, đồng
thuận, tơn trọng, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau và đều tích cực tham gia vào quá trình phát
triển đất nước. Hệ thống chính trị cơ sở ở các vùng dân tộc thiểu số thường xuyên được
kiện toàn, hoạt động ngày càng hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ người
dân tộc thiểu số được quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu,
nhiệm vụ trong tình hình mới. Theo kết quả khảo sát về công tác đào tạo cán bộ người
dân tộc thiểu số, “có 71,3% số người dân tộc thiểu số được hỏi đánh giá tốt và khá tốt; về
việc sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số, có 70,4% đánh giá tốt và khá tốt”2. Trong đội
ngũ cán bộ, tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số được cơ cấu ở các cơ quan Đảng, Nhà
nước từ Trung ương đến địa phương ngày một tăng.
Về văn hóa, sự nghiệp phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số thu được
nhiều kết quả. Thiết chế văn hóa ngày càng hoàn thiện. Theo báo cáo khảo sát, “hiện
100% số xã có bưu điện, 44% số xã có nhà văn hóa; 62,5% số thơn, bản có nhà sinh hoạt
cộng đồng; 15,9% hộ biết điệu múa truyền thống; 65,1% số hộ được nghe đài; 88,8% số

hộ được xem truyền hình; có 56,8% thơn, bản có hệ thống loa truyền thanh; 84,9% số hộ
có tivi; 75,4% hộ dân tộc thiểu số có điện thoại; 7,7% số hộ có máy vi tính; 6,5% số hộ có
kết nối internet”3. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số được
bảo tồn và phát huy. Ý thức của đồng bào dân tộc thiểu số trong giữ gìn các giá trị truyền
thống tốt đẹp, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội và thực hiện tiêu
chí xây dựng nơng thôn mới được nâng lên. Đánh giá về công tác bảo tồn, phát huy giá trị
văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, “có 76,9% người dân tộc thiểu số

Tổng cục thống kê (15/10/2020) Số liệu điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số, Truy cập từ

2
Lê Văn Lợi. (27/3/2019) Kết quả khảo sát của tác giả năm 2017. Truy cập từ
/>3
Tổng cục thống kê (15/10/2020) Số liệu điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số,

1

18


được hỏi đánh giá công tác này đã được làm tốt và khá tốt, 21,3% đánh giá chưa tốt và
1,9% khó đánh giá”1.
Về phát triển xã hội, sự nghiệp giáo dục và chăm sóc sức khỏe đồng bào dân tộc
thiểu số có bước phát triển mới. Cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư nâng cấp, hệ thống
trường phổ thông dân tộc nội trú được củng cố, phát triển về quy mô và nâng cao chất
lượng hoạt động. Các chính sách về giáo dục, đào tạo, chế độ cho giáo viên và học sinh
được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng đã tạo điều kiện nâng cao chất lượng dạy
và học, thu hút con em đồng bào dân tộc thiểu số đến trường. “Tính đến tháng 7-2020, tỷ
lệ người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết đạt 79,8%, tỷ lệ đi học cấp
tiểu học đạt 98,6%, tỷ lệ đi học trung học phổ thông đạt 41,8%, tỷ lệ đi học cao đẳng, đại

học đạt 6,5%. Cơng tác chăm sóc sức khỏe, phịng chống dịch bệnh, vệ sinh an tồn thực
phẩm, vệ sinh môi trường ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được cải thiện và
có bước phát triển vượt bậc. Hệ thống trạm y tế xã được quan tâm đầu tư, đội ngũ cán bộ
y tế phát triển cả về số lượng và chất lượng. Chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên.
Đã có 48,8% người dân tộc thiểu số có sử dụng thẻ bảo hiểm y tế; tỷ lệ phụ nữ dân tộc
thiểu số từ 15 đến 49 tuổi đến các cơ sở y tế khám thai đạt 70,9%; tỷ lệ phụ nữ có chồng
sử dụng biện pháp tránh thai 76,88% và số phụ nữ dân tộc thiểu số sinh con thứ 3 trở lên
giảm xuống còn 18,8% (mức trung bình cả nước là 14,48%); 63,6% phụ nữ đến cơ sở y tế
sinh con; 3.395/4.126 xã có từ 90% số trẻ em người dân tộc thiểu số được tiêm chủng.
Tuổi thọ trung bình của người dân tộc thiểu số là 73.23 (trong đó Nam 70,64 và Nữ
75,98)”2. Kết quả khảo sát về chất lượng công tác khám chữa bệnh cho đồng bào dân tộc
thiểu số cho thấy, “có 47,2% số người dân tộc thiểu số được hỏi đánh giá tốt, 36,3% đánh
giá bình thường, 5,6% đánh giá chưa tốt và 0,9% khó đánh giá”3. Cơng tác xóa đói, giảm
nghèo vùng dân tộc thiểu số thu được kết quả đáng ghi nhận: tỷ lệ hộ nghèo giảm với tốc
độ trung bình 3-4%/năm, nhất là các huyện thuộc diện thực hiện Chương trình 30a;
Lê Văn Lợi. (27/3/2019) Kết quả khảo sát của tác giả năm 2017. Truy cập từ
/>2
Tổng cục thống kê (15/10/2020) Số liệu điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số. Truy cập từ

3
Lê Văn Lợi. (27/3/2019) Kết quả khảo sát của tác giả năm 2017. Truy cập từ
/>1

19


“nhiều dân tộc thiểu số có tỷ lệ hộ nghèo rất thấp, dưới mức trung bình của cả nước như
Hoa 3%, Chu Ru 4,6%, Ngái 5,5%, Sán Dìu 8,5%,... Các đồng bào dân tộc thiểu số đánh
giá cao chính sách xóa đói giảm nghèo, khi có tới có 79,6% số người dân tộc thiểu số
được hỏi cho rằng công tác xóa đói giảm nghèo được thực hiện ở vùng dân tộc thiểu số rất

hiệu quả và khá hiệu quả. Công tác phòng chống các tệ nạn xã hội cũng thu được những
hiệu quả nhất định. Có 42,6% số người dân tộc thiểu số được hỏi đánh giá tốt, 46,35 đánh
giá trung bình, 8,3% đánh giá chưa tốt và 2,8% khó đánh giá”1.
Về quốc phòng - an ninh, trật tự an tồn xã hội và quốc phịng, an ninh vùng dân tộc
thiểu số cơ bản được bảo đảm, quan hệ giữa các dân tộc được củng cố. Các hoạt động
chống phá của các thế lực thù địch kịp thời được ngăn chặn, việc truyền đạo trái pháp luật
được kiểm soát, an ninh được duy trì, biên giới được bảo vệ. “Có 36,1% người dân tộc
thiểu số được hỏi cho rằng việc đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng đồng bào dân tộc
thiểu số thời gian qua được thực hiện rất hiệu quả, 59,3% cho rằng khá hiệu quả, chỉ có
3,7% cho rằng khơng hiệu quả và có 0,9% cho rằng khó đánh giá”2.
Về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công tác dân tộc, đã tăng cường phối hợp với các
đối tác quốc tế trong việc nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về cơng tác dân tộc; khuyến
khích việc giúp đỡ, hỗ trợ đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số. Hoạt động tuyên truyền
đối ngoại, tổ chức giao lưu, kết nghĩa giữa nhân dân, chính quyền và lực lượng bảo vệ
biên giới của nước ta với các nước láng giềng được chú trọng, góp phần tăng cường đồn
kết, hữu nghị hai bên biên giới, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát
triển.
Thứ hai, bình đẳng giữa các dân tộc được biểu hiện cụ thể của quyền con người ở
Việt Nam, cụ thể là coi trọng bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Trong các bản hiến pháp của Việt Nam qua các thời kỳ đều ghi nhận và khẳng định
quyền bình đẳng của các dân tộc. Hiến pháp năm 2013, bản hiến pháp đã nâng tầm chế
Tổng cục thống kê (15/10/2020) Số liệu điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số. Truy cập từ

2
Lê Văn Lợi. (27/3/2019) Kết quả khảo sát của tác giả năm 2017. Truy cập từ
/>1

20



định về quyền con người, quyền công dân, khi đề cập đến quyền bình đẳng giữa các dân
tộc, đã khẳng định: “Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất
của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đồn kết,
tơn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn
bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hố tốt đẹp của
mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển tồn diện và tạo điều kiện để tất cả các
dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước” 1(Điều 5). “Mọi người đều
bình đẳng trước pháp luật. Khơng ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự,
kinh tế, văn hóa, xã hội” (Điều 16)2.
Nguyên tắc trên của Hiến pháp đã được thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống
pháp luật Việt Nam, được thể chế và cụ thể hóa trong các văn bản luật: Luật Bầu cử Quốc
hội, Luật Quốc tịch, Bộ luật Hình sự; Bộ luật Tố tụng Hình sự; Bộ luật Dân sự; Bộ luật
Tố tụng Dân sự; Luật Lao động; Luật Giáo dục; Luật Bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân
dân; Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và nhiều văn bản quy phạm pháp luật
khác. Bên cạnh đó, các quy định về quyền bình đẳng giữa các dân tộc cịn được thể chế
hóa bằng chế định về Hội đồng Dân tộc, với nhiệm vụ nghiên cứu và kiến nghị với Quốc
hội về công tác dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, các
chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng có đồng bào dân tộc
thiểu số. Trong Chính phủ có một cơ quan cấp bộ là Uỷ ban Dân tộc, chuyên trách công
tác dân tộc.
Với quan điểm mọi công dân đều được bảo đảm quyền tham gia hệ thống chính trị,
tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các
cấp, những năm gần đây tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia vào bộ máy chính trị ngày
càng tăng. Số lượng đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số luôn chiếm tỷ lệ cao so
Văn phòng Quốc hội. Hiến pháp 2013. Truy cập từ:
/>categoryId=920&articleId=10052990
2
Văn phòng Quốc hội. Hiến pháp 2013. Truy cập từ:
/>categoryId=920&articleId=10053009

1

21


với tỷ lệ dân số. Trong 4 nhiệm kỳ Quốc hội liên tiếp, tỷ lệ đại biểu Quốc hội là người dân
tộc thiểu số chiếm từ “15,6% đến 17,27%, cao hơn tỷ lệ người dân tộc thiểu số trên tổng
số dân là 14,35%. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh
nhiệm kỳ 2011-2016 là 18%, cấp huyện là 20%, cấp xã là 22,5%”1.
Thứ ba, nước ta đã và đang dành nhiều ưu tiên hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số
phát triển kinh tế - xã hội.
Với đặc điểm cư trú phân tán, xen kẽ, tập trung chủ yếu ở các vùng núi, đặc biệt là
vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, trình độ phát triển cịn thấp so với mặt bằng
chung cả nước. Để hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện quyền bình đẳng, nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân
tộc, những năm qua, Nhà nước đã dành nhiều ưu tiên trong triển khai các chính sách phát
triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhiều chương trình đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực như: Chương trình hành
động 122 của Chính phủ về Cơng tác Dân tộc; Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính
phủ về Giảm nghèo bền vững; Chương trình 135 (giai đoạn 2) về Phát triển kinh tế - xã
hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng
xa; các chính sách và chương trình ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, giải quyết đất sản xuất và
đất ở (Quyết định 132); hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở và các nhu cầu thiết yếu phục vụ sản
xuất và đời sống cho đồng bào nghèo thuộc dân tộc thiểu số (Quyết định 134); ưu đãi thuế
nông nghiệp và thuế lưu thơng hàng hố, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, trợ giá các mặt
hàng thiết yếu cho đồng bào dân tộc như muối ăn, thuốc chữa bệnh, phân bón, giấy viết,
chính sách phát triển rừng, bảo vệ mơi trường sống miền núi (Chương trình 327); chính
sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo; chính sách ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ
người dân tộc thiểu số…
Nhờ những chính sách và chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, tình hình

kinh tế, xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được cải thiện rõ rệt. Từ
Theo Quân đội nhân dân. (31/12/2017). Bình đẳng giữa các dân tộc - Biểu hiện cụ thể của quyền con người ở Việt
Nam. Truy cập từ />1

22


năm 2007 đến nay đã có “118.530 hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được
vay vốn, 33.969 hộ được hỗ trợ phát triển sản xuất, 80.218 hộ được hỗ trợ mở rộng quy
mô chăn nuôi, 4.343 hộ được hỗ trợ mở rộng sang ngành nghề dịch vụ. Tổng số hộ nghèo
người dân tộc thiểu số là 1.422.261 hộ, chiếm 5,97% tổng số hộ người dân tộc thiểu số
trong cả nước. Chất lượng cuộc sống của người dân tộc thiểu số cũng từng bước được cải
thiện. Cơ sở hạn tầng đảm bảo cho việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của đồng bào được
đầu tư xây dựng. Đến nay, 100% xã có trạm y tế và cán bộ y tế, 100% số huyện có trung
tâm y tế và bác sỹ; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 25%”1. Một
số dịch bệnh trước đây phổ biến ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi như sốt rét, bướu cổ,
phong, lao được ngăn chặn và đẩy lùi.
Thứ tư, Việt Nam bảo đảm quyền bình đẳng và hỗ trợ đồng bào thiểu số gìn giữ,
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển, văn hóa truyền thống của đồng bào các dân
tộc thiểu số luôn là một bộ phận cấu thành quan trọng, thống nhất trong nền văn hóa Việt
Nam. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc là chủ trương
nhất quán của Nhà nước Việt Nam, coi đó là cội nguồn sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và
phát triển bền vững đất nước.
Hiến pháp năm 2013 (Điều 5) ghi rõ: “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ
viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt
đẹp của mình”.
Trên thực tế, đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong những
năm qua được cải thiện rõ rệt, mức thụ hưởng văn hóa được nâng cao. Nhiều nét văn hóa
các dân tộc thiểu số được bảo tồn, phát triển, được công nhận là di sản văn hóa thế giới

như: “Khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”, “Thánh địa Mỹ Sơn”, “Cao nguyên
đá Đồng Văn”. Đến nay, hơn “90% hộ gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số được nghe
Đài Tiếng nói Việt Nam và trên 80% số hộ được xem truyền hình. Các chương trình phát
Theo Quân đội nhân dân. (31/12/2017). Bình đẳng giữa các dân tộc - Biểu hiện cụ thể của quyền con người ở Việt
Nam. Truy cập từ />1

23


×