Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài tập lớn môn QLDACNTT IT22 028 năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.99 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: QUẢN LÝ DỰ ÁN CNTT
ĐỀ BÀI: Trình bày khái niệm, những nguyên lý chung về
quản lý dự án. Cho biết các yếu tố cơ bản dẫn đến sự thất bại
của dự án CNTT.

Họ và tên sinh viên: LÊ CÔNG KIÊN
Ngày sinh: 03/02/1976
Mã số sinh viên: 20C-10-42.3-02367
Lớp: CVP313.

Năm 2022


Bài làm
1. Khái niệm về quản lý dự án
Quản lý dự án được biết đến như một môn học trong nửa cuối thế kỷ 19 khi các
công ty công nghiệp bắt đầu ứng dụng các nguyên lý khoa học quản lý trong tổ
chức lao động cũng như các hoạt động khác. Giai đoạn này gắn liền với các tên
tuổi hai nhà khoa học Henry Fayol và Henry Gantt, những người đi theo trường
phái lý thuyết quản lý theo khoa học. Những năm 1950, đánh dấu cho sự bắt đầu
của quản lý dự án hiện đại, quản lý dự án được phát triển từ khoa học quản lý
thành một ngành khoa học. Những công cụ, kỹ thuật quản lý dự án được phát triển
và tiếp theo lý thuyết về quản lý dự án được nghiên cứu đáp ứng cho nhu cầu của
ngành khoa học này.
Trong các tài liệu về quản lý dự án thường giới thiệu nhiều định nghĩa khác
nhau về khái niệm này. Trong tài liệu này chỉ giới thiệu một khái niệm được viện
dẫn khá nhiều.
Theo sách hướng dẫn về Quản lý dự án (PMBOK Guide -2000) của Viện Quản


lý dự án (PMI):
Quản lý dự án là việc áp dụng các tri thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật trong
các hoạt động của dự án để đáp ứng các yêu cầu của dự án. Quản lý dự án được
thực hiện trong suốt chu trình của dự án: từ lúc hình thành dự án, lập kế hoạch,
thực hiện, kiểm sốt, và đóng dự án.
Trong mỗi giai đoạn của dự án các công việc phải làm bao gồm:
 Xác định rõ các yêu cầu về: phạm vi, thời gian, chi phí, rủi ro và chất
lượng;
 Xác định yêu cầu và kỳ vọng của các bên liên quan;
 Xác định các yêu cầu của dự án.
Một dự án được quản lý tốt, khi kết thúc phải thỏa mãn các yêu cầu của chủ đầu
tư về các mục tiêu cơ bản: phạm vi, thời gian, chi phí, và chất lượng của sản phẩm
giao nộp. Mối quan hệ này được mô tả trong hình dưới:


Hình 1.2 Tam giác bốn mục tiêu cơ bản của dự án
PHẠM VI

CHẤT
LƯỢNG

CHI PHÍ

THỜI GIAN

2. Các nguyên lý chung của phương pháp luận quản lý dự án
 Linh hoạt, mềm dẻo trong suy nghĩ, quyết định và hành động
Ví dụ:
- Lập lịch biểu thực hiện khơng cứng nhắc
- Đội hình thực hiện không cứng nhắc

- Công cụ thực hiện dự án không cứng nhắc
- Nguyên vật liệu sử dụng không cứng nhắc
 Hướng kết quả, không hướng nhiệm vụ (nhằm thoả mãn đơn vị thụ hưởng kết
quả dự án)
Ví dụ: Dự án làm phần mềm
Mục đích: xây dựng phần mềm đáp ứng yêu cầu đã đề ra
Nhiệm vụ: Thiết kế, lập trình, kiểm thử. Trong mỗi nhiệm vụ, có thể thay đổi tỷ
lệ thời gian nếu thấy cần thiết, có thể thay đổi cơng cụ lập trình nếu cần thiết, có
thể tăng giảm lực lượng lập trình viên, … nhưng tất cả những thay đổi đó đều
nhằm vào mục đích nói trên.
 Huy động sự tham gia của mọi người


- Kế hoạch không phải là kết quả của một nhóm người khơn ngoan, được chọn
lựa, những người được trời phú cho các năng lực đặc biệt.
- Cần dân chủ hoá việc lập kế hoạch.
- Những người tham gia dự án phải đóng góp tích cực cho kế hoạch, tránh thái
độ thụ động.
- Tránh những thái độ chống đối, không chấp nhận hay không tuân thủ.
 Làm rõ trách nhiệm của mỗi thành viên
Ví dụ:
- Dự án phần mềm:
Trách nhiệm của người phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử.
- Dự án xây dựng:
Trách nhiệm của người thiết kế, người thi cơng.
 Tài liệu cơ đọng và có chất lượng
- Việc làm tài liệu là rất quan trọng, nhưng mặt khác
- Q nhiều tài liệu tức là có q ít thông tin.
- Kết quả quan trọng hơn công cụ hay kĩ thuật (khía cạnh thực dụng)
 Tạo ra các độ đo tốt (để có đánh giá đúng)

Ví dụ: Dự án làm phần mềm. Các độ đo cho một nhân viên lập trình:
- Số dịng lệnh của chương trình
- Thời gian hồn thành một module chương trình
- Số lỗi phát hiện ra khi kiểm thử chương trình
- Số trang làm tài liệu thuyết minh cho chương trình
- Tốc độ xử lý của chương trình
- Tính thân thiện (dễ sử dụng) của chương trình? Khơng phải là một độ đo tốt
- Sự dễ hiểu, sáng sủa trong cách lập trình? Khơng phải là một độ đo tốt
3. Các yếu tố cơ bản dẫn đến sự thất bại của dự án CNTT.
3.1. Dự án thất bại
- Kết quả thu được không đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra;
- Không đáp ứng được thời hạn cho phép


- Vượt quá ngân sách cho phép (20-30%)
Dự án kết thúc khơng thành cơng (thất bại) nếu đã chi phí hết kinh phí được cấp
mà vẫn chưa thu được kết quả đáp ứng mục tiêu đã đề ra. Dự án khơng được phê
duyệt kinh phí bổ sung.
Dự án kết thúc không thành công do không đảm bảo thời hạn, đến ngày cuối
cùng của thời hạn thực hiện dự án mà vẫn chưa làm xong, nếu có tiếp tục cũng
khơng cịn ý nghĩa.
3.2. Một số lý do khiến dự án thất bại
Một dự án bị coi là thất bại có thể do những nguyên nhân chính sau:
a- Quản lý dự án kém
- Người quản lý dự án khơng có kiến thức về quản lý dự án;
- Thiếu kinh nghiệm về quản lý dự án.
b- Thiếu thơng tin trong q trình thực hiện dự án.
Các thơng tin có thể bao gồm:
- Thơng tin về tiến độ thực hiện các hạng mục công việc khác nhau. Có
những hạng mục cơng việc bị chậm trễ, khiến cho các công việc khác

phải dừng lại để chờ đợi
- Thông tin về những công nghệ được áp dụng. Có thể dẫn đến tình trạng
lựa chọn cơng nghệ khơng thích hợp, sau khi làm một thời gian mới nhìn
thấy điều này.
- Thơng tin về giá cả thị trường, khiến cho việc mua sắm thiết bị, nguyên
vật liệu gây ra sự vượt trội so với kinh phí dự kiến ban đầu
- Thông tin về yêu cầu của sản phẩm dự án khơng được hình dung đầy đủ
và chính xác. Sau khi làm ra sản phẩm mới thấy rõ là sản phẩm không
đáp ứng được.
c- Không rõ mục tiêu
- Mục tiêu của dự án thường được phát biểu trong tài liệu nghiên cứu khả
thi. Nếu mục tiêu không được mô tả rõ ràng, sẽ khơng có nội dung cơng
việc rõ ràng;
- Có một số dự án được xây dựng nhằm mục đích xin cấp kinh phí cho


những hoạt động khác, nên mục tiêu thường rất chung chung.
d- Không quen thuộc với phạm vi và sự phức tạp của dự án
- Trước khi bắt tay vào thực hiện dự án, không lường được hết phạm vi
rộng lớn và tính phức tạp của cơng việc;
- Dự kiến nhân lực, thời hạn, kinh phí khơng chính xác.
e- Các lý do khác
- Mua thiết bị chất lượng kém
- Công nghệ quá mới đối với tổ chức khiến cho không áp dụng được kết
quả dự án
- Có những kỹ thuật viên giỏi bỏ cuộc trong khi đang triển khai thực hiện
dự án
Để tránh dự án thất bại, những gợi ý ban đầu nhằm khắc phục những tình trạng
nêu trên:
- Xây dựng tài liệu nghiên cứu khả thi thật tốt cho dự án;

- Quản lý dự án tốt
 Một số ví dụ
- Một số dự án thất bại:
 Cơ quan “Internal Revenue System” của Mỹ đã phải hủy bỏ dự án “hiện
đại hóa hệ thống thuế”, sau khi đã chi phí 4 tỉ USD
 Bang California đã chi 1 tỉ USD cho hệ thống cơ sở dữ liệu phúc lợi xã
hội mà không dùng được
 Dự án “xây dựng hệ thống kiểm sốt khơng lưu” của Anh với kinh phí
23339 triệu £ đã bị trễ 2 năm
 Dự án tin học hóa Cục xuất nhập cảnh, Vương quốc Anh, đã trễ hạn 9
tháng
 Uỷ ban “Public Account” của Anh đã thông báo về hệ thống tin học cài
đặt tại Bộ Nông nghiệp (để quản lý các trang trại) có quá nhiều lỗi phần
mềm, sau khi kết thúc 1 dự án 12 triệu £
 Dự án CNTT tại Cục Thuế thu nhập Thái Lan: vay ngân hàng thế giới 41


triệu USD (phần cứng) + 11 triệu USD (phần mềm) + 1,2 triệu USD
(đào tạo) + 2 triệu USD (truyền thông, điện, nước,...). Bị đánh giá là thất
bại, tổ chức Ngân hàng thế giới đã khơng đồng ý để Chính phủ Thái Lan
kéo dài dự án.
 Dự án "Hệ thống Điện tử xử lý thông tin tại SeaGames 22 của VN": kinh
phí dự kiến 15 tỷ VND, đến tháng 6/2003 đã chi tới 90 tỷ VND (tạp chí
PC Word B, 7/2003).
- Khó khăn về phía người làm phần mềm
 Ước lượng dự án khơng chính xác
 Thiếu chuẩn và độ đo, khơng nhìn được tiến độ cơng việc
 Khơng làm tài liệu tốt
- Khó khăn về phía khách hàng
 Khơng hiểu rõ CNTT

 Nghĩ rằng thay đổi yêu cầu là dễ dàng
- Xu thế tiến bộ
 Các hệ mềm ngày càng lớn, có thể lên đến vài triệu dịng lệnh, và chất
lượng ngày càng cao
 Năng suất lập trình (tính theo dịng lệnh) tăng khong 6% / năm
 Những ngơn ngữ lập trình ngày càng mạnh
 Phong cách làm việc theo Công nghệ phần mềm phát huy tác dụng
 Phương pháp luận quản lý dự án phát huy tác dụng
--------------------------**********-----------------------------------



×