Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã hoàng nông, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

NƠNG HỒI THƯƠNG
Tên đề tài:
THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
TẠI XÃ HỒNG NƠNG, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2014 – 2018

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

NƠNG HỒI THƯƠNG
Tên đề tài:
THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
TẠI XÃ HỒNG NƠNG, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Lớp

: K46 – QLĐĐ - N02

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn : TS. Vũ Thị Thanh Thủy


Thái Nguyên, năm 2018


i
LỜI CẢM ƠN

Thực tập là khâu rất quan trọng của mỗi sinh viên trong quá trình thực tập.
Đây là thời gian giúp cho sinh viên củng cố kiến thức đã học ở trong nhà trường,
ứng dụng kiến thức vào trong thực tế. Đồng thời nâng cao trình độ chun mơn, tích
lũy thêm kinh nghiệm thực tế, tạo hành lang vững chắc cho sinh viên khi ra trường
có thể làm tốt cơng việc được giao.
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, thầy cô giáo khoa Quản lý Tài
Nguyên trường Đại học Nơng lâm Thái Ngun, sau khi hồn thành khóa học ở
trường em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại xã Hồng Nơng, huyện Đại Từ, Tỉnh
Thái Nguyên với đề tài: “Thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Hồng Nơng,
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Ngun”.
Khóa luận được hồn thành nhờ sự quan tâm giúp đỡ của các đơn vị, cơ quan
và nhà trường.
Em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, nơi đã đào tạo, giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt q trình học tập, nghiên
cứu tại nhà trường.
Em vơ cùng cảm ơn cô giáo TS. Vũ Thị Thanh Thủy giảng viên khoa Quản
lý Tài nguyên, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em tận tình trong
suốt thời gian nghiên cứu đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quản lý Tài Nguyên
đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, đồng thời em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô
chú cán bộ đơn vị tư vấn công ty cổ phần TN&MT Phương Bắc đã nhiệt tình chỉ
bảo, tạo điều kiện giúp cho em làm quen với thực tế và cung cấp các số liệu, tài liệu

giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập, và em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh
chị đang công tác tại UBND xã Hồng Nơng đã nhiệt tình giúp đỡ em trong q
trình nghiên cứu đề tài.


ii
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã động
viên, cộng tác giúp đỡ em thực hiện đề tài này.
Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức và kinh nghiệm của bản thân cịn hạn
chế nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý
của các thầy giáo, cô giáo và tất cả các bạn sinh viên để khóa luận tốt nghiệp được
hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2018
Sinh viên

Nơng Hồi Thương


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Hồng Nơng năm 2016 ............................34
Bảng 4.2. Bảng tổng hợp số liệu các hộ gia đình, cá nhân tham gia kê khai cấp
GCNQSDĐ lần đầu tại xã Hoàng Nơng. ..................................................................41
Bảng 4.3. Bảng tổng hợp số hộ gia đình cá nhân đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ lần
đầu tại xã Hồng Nơng ..............................................................................................44
Bảng 4.4. Bảng tổng hợp số hộ gia đình cá nhân khơng đủ điều kiện cấp
GCNQSDĐ lần đầu tại xã Hồng Nơng ...................................................................46
Bảng 4.5. Một số ví dụ về trường hợp không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ lần đầu
tại xã Hồng Nơng ....................................................................................................48

Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả cấp mới GCNQSDĐ tại bốn xóm thuộc xã Hồng
Nơng .........................................................................................................................49


iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .................................................21
Hình 4.1. Biểu đồ cơ cấu hiện trạng sử dụng đất xã Hồng Nơng năm 2016 ...........35
Hình 4.2. Biểu đồ cơ cấu diện tích đất kê khai cấp GCNQSDĐ lần đầu theo xóm tại
xã Hồng Nơng . ....................................................................................40
Hình 4.3. Biểu đồ cơ cấu các loại đất kê khai cấp GCNQSDĐ lần đầu tại xã Hồng
Nơng. .....................................................................................................43
Hình 4.4. Biểu đồ cơ cấu các loại đất đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ lân đầu tại xã
Hồng Nơng...........................................................................................45
Hình 4.5. Cơ cấu các loại đất không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ xã Hồng Nơng ...... 47
Hình 4.6. Biểu đồ cơ cấu kết quả cấp GCNQSDĐ lần đầu tại xã Hồng Nơng .......50


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu, các từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

BTNMT

Bộ Tài nguyên và môi trường

GCN


Giấy chứng nhận

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

NĐ-CP

Nghị định chính phủ

PTNMT

Phịng Tài nguyên và môi trường

SDĐ

Sử dụng đất

UBND

Uỷ ban nhân dân

VPĐK QSDĐ

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất


vi
MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu thực hiện...................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Cơ sở pháp lý của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. ................................. 4
2.1.1. Đăng kí đất đai. ....................................................................................... 4
2.1.2. Quyền sử dụng đất. ................................................................................. 5
2.1.3. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.............................. 5
2.1.4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất. ........................................................................................ 6
2.1.5. Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. .............................................................. 7
2.2. Căn cứ pháp lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. .............................................................. 7


vii

2.3. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 9

2.3.1. Tình hình cấp giấy chứng nhận của một số nước trên thế giới ............... 9
2.3.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận tại Việt Nam ....................................... 10
2.4. Những quy định chung về giấy chứng nhận ............................................ 12
2.4.1. Khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất. ........................................................................... 12
2.4.2. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. ............................................................ 12
2.4.3. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất. ................................................................... 13
2.4.4. Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. ................................................ 14
2.4.5. Các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. ................................................ 17
2.4.6. Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. ............................................................ 18
2.4.7. Mẫu GCN .............................................................................................. 20
Hình 2.1. Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ....................................... 21
2.5. Một số nghiên cứu về công tác cấp giấy CNQSDĐ. ............................... 21
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 26
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 26
3.1.1. Đối tượng .............................................................................................. 26
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 26
3.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 26
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26


viii

3.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Hồng Nơng, huyện

Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. .............................................................................. 26
3.3.2. Tình hình sử dụng đất đai của tại xã Hồng Nơng ............................... 26
3.3.3. Thực hiện cơng tác cấp GCNQSDĐ lần đầu tại xã Hồng Nơng. ........ 26
3.3.4. Những thuận lợi, khó khăn trong cơng tác cấp GCNQSD đất tại xã Hồng
Nơng................................................................................................................. 26
3.3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác cấp GCNQSD đất tại xã Hồng Nơng.26
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 27
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 27
3.4.3. Phương pháp so sánh............................................................................. 27
3.4.4. Phương pháp phân tích, đánh giá .......................................................... 27
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 28
4.1. Khái quát về điều kiên tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Hồng Nơng. ... 28
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 28
4.2. Tình hình sử dụng đất đai tại xã Hồng Nơng ......................................... 34
4.3. Thực hiện cơng tác cấp GCNQSDĐ tại xã Hồng Nơng, huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Ngun............................................................................................. 36
4.3.2. Kết quả quá trình thực hiện cấp GCNQSDĐ lần đầu tại xã Hồng
Nơng. ............................................................................................................... 40
4.4. Những thuận lợi, khó khăn trong cơng tác cấp GCNQSDĐ lần đầu tại xã
Hồng Nơng. ................................................................................................... 51
4.4.1. Những thuận lợi..................................................................................... 51
4.4.2. Những khó khăn .................................................................................... 52
4.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Hồng
Nơng. ............................................................................................................... 53
4.5.1. Giải pháp chung .................................................................................... 53


ix

4.5.2. Giải pháp cụ thể cho từng trường hợp tồn tại trên địa bàn xã Hồng

Nơng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. ........................................................ 53
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 55
5.1. Kết luận .................................................................................................... 55
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 57


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và
phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Đó là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố
dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hố xã hội, an ninh quốc phịng. Mỗi quốc
gia, mỗi địa phương có một quỹ đất đai nhất định được giới hạn bởi diện tích, ranh
giới, vị trí...Việc sử dụng và quản lý quỹ đất đai này được thực hiện theo quy định
của nhà nước, tuân thủ luật đất đai và những văn bản pháp lý có liên quan. Luật đất
đai năm 2013 ra đời đã xác định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do nhà nước
thống nhất quản lý. Để đảm bảo tính thống nhất trong cơng tác quản lý đất đai thì
cơng tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được thực hiện
nghiêm túc. Công tác này không chỉ đảm bảo sự thống nhất quản lý mà còn bảo
đảm các quyền lợi và nghĩa vụ cho người sử dụng, giúp cho người sử dụng đất yên
tâm đầu tư, sản xuất, xây dựng các cơng trình... Hiện nay vấn đề về đất đai là vấn đề
được nhiều người quan tâm, tranh chấp, khiếu nại, lấn chiếm đất đai thường xuyên
xảy ra và việc giải quyết vấn đề này cực kỳ nan giải do thiếu giấy tờ pháp lý. Cùng
với quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước như ngày nay đã làm cho thị
trường bất động sản trở nên sơi động, trong đó đất đai là hàng hố chủ yếu của thị
trường này. Nhưng thực tế trong thị trường này thị trường ngầm phát triển rất mạnh
mẽ. Đó là vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay. Để đảm bảo cho thị trường này hoạt

động công khai, minh bạch thì u cầu cơng tác đăng ký cấp giấy chứng nhận phải
được tiến hành. Ngoài ra một vấn đề quan trọng của việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất là giúp cho nhà nước có cơ sở pháp lý trong việc thu tiền sử dụng
đất, tăng nguồn ngân sách cho nhà nước. Có thể thấy rằng cơng tác cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất ở nước ta vẫn còn chậm, thiếu sự đồng đều, ở các vùng
khác nhau thì tiến độ cũng khác nhau do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách


2
quan ở từng địa phương. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên công tác cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất đã và đang thực hiện tốt.
Xuất phát từ tình hình thực tế và nhu cầu cần thiết của công tác cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Quản lí tài
nguyên - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và sự hướng dẫn của giảng viên
TS. Vũ Thị Thanh Thủy, em tiến hành nghiên cứu đề tài: "Thực hiện công tác cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất tại xã Hồng Nơng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Ngun”.
1.2. Mục tiêu thực hiện
1.2.1. Mục tiêu chung
“Thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Hồng Nơng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái
Ngun”.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Thực hiện cấp GCNQSDĐ lần đầu cụ thể tại các xóm La Kham, xóm Cánh
Vàng, xóm Đầm Cầu và xóm Đồn Thắng thuộc xã Hồng Nơng, huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Ngun.
- Đánh giá tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong khi thực hiện công tác cấp
GCNQSDĐ lần đầu.
- Đề xuất một số các giải pháp có tính khả thi khi thực hiện công tác cấp
GCNQSDĐ lần đầu trên địa bàn xã.

1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Bổ sung hoàn thiện kiến thức đã được học trong nhà trường cho bản thân.
Đồng thời tiếp cận và thấy được những thuận lợi và khó khăn của cơng tác cấp
GCNQSD đất đai trong thực tế. Nắm vững những quy định của Luật Đất đai 2013
và các văn bản dưới Luật về đất đai của Trung ương và địa phương về cấp
GCNQSDĐ.


3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Qua quá trình nghiên cứu cấp GCNQSDĐ sẽ thấy được những việc đã làm
được và chưa làm được trong q trình thực hiện, từ đó rút ra những kinh nghiệm
và tìm những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm thúc đẩy cơng tác thực
hiện cấp GCNQSDĐ nói riêng và cơng tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung
được tốt hơn.


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở pháp lý của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.
2.1.1. Đăng kí đất đai.
* Khái niệm đăng kí đất đai:
Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính xác lập mối quan hệ pháp lý giữa
Nhà nước (với tư cách là đại diện chủ sở hữu) và người sử dụng đất được Nhà nước
giao quyền sử dụng, nhằm thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ để quản lý thống nhất
đối với đất đai theo pháp luật, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những
chủ sử dụng đất có đủ điều kiện, để xác lập địa vị pháp lý của họ trong việc sử dụng

đất đối với Nhà nước và xã hội. [10]
* Khái niệm đăng ký quyền sở hữu nhà ở:
Đăng ký quyền sở hữu nhà ở là việc cá nhân, tổ chức sau khi hồn thành, tạo
lập nhà ở hợp pháp thì đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để làm thủ tục đăng ký
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
[10]
* Khái niệm đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất:
Thuật ngữ đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thực chất là việc ghi
vào hồ sơ địa chính về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với một thửa đất
xác định và cấp giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với thửa đất đó nhằm chính
thức xác lập quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. [10]
* Vai trị của cơng tác đăng ký đất đai:
Đăng ký đất đai là công cụ của Nhà nước đảm bảo lợi ích Nhà nước,cộng đồng
công dân như quản lý nguồn thuế, Nhà nước với vai trị trung gian tiến hành cân
bằng lợi ích giữa các chủ thể, bố trí cho mục đích sử dụng tốt nhất. Nhà nước biết
được cách để quản lý chung qua việc dùng công cụ đăng ký đất đai để quản lý. Lợi
ích của cơng dân có thể thấy được như Nhà nước bảo vệ quyền và bảo vệ người


5
cơng dân khi có các tranh chấp, khuyến khích dầu tư cá nhân, hỗ trợ các giao dịch
về đất đai, giảm khả năng tranh chấp đất đai. [6]
* Hình thức đăng ký đất đai:
Có hai hình thức đăng ký là đăng ký tự nguyện và đăng ký bắt buộc. Theo quy
mô và mức độ phức tạp của công việc về đăng ký trong từng thời kỳ đăng ký đất đai
được chia thành 2 giai đoạn: [6]
- Giai đoạn 1: đăng ký đất ban đầu được tổ chức thực hiện lần đầu trên phạm vi cả
nước để thiết lập hồ sơ địa chính ban đầu cho tồn bộ đất đai và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho tất cả các chủ sử dụng đủ điều kiện.
- Giai đoạn 2: đăng ký biến động đất đai thực hiện ở những địa phương đã

hoàn thành đăng ký ban đầu cho mọi trường hợp có nhu cầu thay đổi nội dung của
hồ sơ địa chính đã thiết lập.
2.1.2. Quyền sử dụng đất.
Quyền sử dụng đất là toàn bộ các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành
trong đó quy định việc bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân được
Nhà nước giao đất sử dụng.
"Quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác được
xác lập do Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất"
(theo Điều 688 Bộ Luật Dân sự).
Chế độ quản lý và sử dụng đất đai hiện hành của nước ta là sở hữu toàn dân về
đất đai, Nhà nước đại diện sở chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền
sử dụng đất người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013. Luật này cũng
quy định về quyền sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện
chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai , chế độ quản lý và
sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh
thổ của nước Việt Nam.[10]
2.1.3. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Nhà ở là tài sản luôn gắn liền với đất đai, là tài sản có giá trị lớn do con người
tạo lập nhằm thoả mãn cho nhu cầu của mình, vì vậy nảy sinh và tồn tại quyền sở


6
hữu về nhà ở. Theo Điều 181 Luật dân sự Việt nam nhà ở là một bất động sản
không thể di dời và quyền sở hữu nhà ở cũng như quyền sở hữu các tài sản khác bao
gồm quyền chiếm đoạt, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Chủ sở hữu nhà ở là
người có đầy đủ các quyền đó. Tuy nhiên quyền sở hữu nhà ở cũng có thể tách rời
đối với đất, nghĩa là chủ sở hữu có thể chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền sử
dụng nhà ở và quyền chiếm hữu nhà ở của mình cho người khác trong một khoảng
thời gian và không gian xác định, đó là khi chủ sở hữu cho thuê nhà, cho mượn nhà.
Việc quy định phân chia quyền hạn giữa chủ sở hữu nhà và người sử dụng nhà không

tuân theo một quy tắc cứng nhắc mà tuân theo sự thoả thuận giữa hai bên.
2.1.4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất.
* Khái niệm.
Theo quy định tại Khoản 16, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013:“Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là
chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”. [10]
* Mục đích của việc cấp Giấy chứng nhận.
- Đối với Nhà nước: Giúp thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ, chi tiết đến
từng thửa đất trong phạm vi từng xã, phường, thị trấn trong cả nước. Điều đó
có ý nghĩa rất quan trọng, vừa là phương thức, vừa là công cụ để Nhà nước nắm
chắc tình hình sử dụng đất, làm cơ sở để Nhà nước quản lý chặt việc sử dụng
đất theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo cho quỹ đất được sử dụng đầy
đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất. Cấp GCN là điều kiện để Nhà
nước thực hiện các biện pháp, các hoạt động về quản lý nhằm lập lại trật tự
trong sử dụng đất hiện nay. [10]
- Đối với người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất: Người sử
dụng đất, chủ sở hữu tài sản được Nhà nước bảo vệ quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp đối với các thửa đất, tài sản đã được
đăng ký, cấp GCN. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản yên tâm chủ động


7

khai thác tốt mọi tiềm năng của khu đất được giao, hiểu và chấp hành tốt pháp
luật về đất đai. [10]
- Việc cấp GCN là công việc hết sức quan trọng, nó phải được tiến hành
lần lượt từng bước vững chắc, phải chủ động tạo điều kiện để mọi người sử

dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đều được cấp GCN.
2.1.5. Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Điều 95 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Đăng ký đất đai là một yêu cầu bắt
buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở
hữu” trong các trường hợp như: thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng; thửa đất
đang sử dụng mà chưa đăng ký; thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký;
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký; thay đổi mục đích sử dụng đất,
chuyển quyền sử dụng đất hoặc thay đổi những nội dung quyền sử dụng đã đăng ký.
Chúng ta phải thực hiện việc đăng ký và cấp GCN bởi vì: [10]
- GCN là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, bảo vệ lợi ích hợp
pháp của người sử dụng đất, đồng thời giám sát họ thực hiện các nghĩa vụ khi sử dụng
đất đúng theo pháp luật. Thông qua việc đăng ký và cấp GCN, cho phép xác lập một sự
ràng buộc về trách nhiệm pháp lý giữa cơ quan Nhà nước và những người sử dụng
đất đai trong việc chấp hành luật đất đai. Đồng thời cung cấp thông tin đây đủ nhất
và làm cơ sở pháp lý để Nhà nước xác định quyền và nghĩa vụ của người SDĐđược
Nhà nước bảo vệ khi xảy ra tranh chấp, xâm phạm đất đai.[10]
- GCN là điền kiện bảo đảm Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong
phạm vi lãnh thổ. Đảm bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có
hiệu quả cao nhất. [10]
2.2. Căn cứ pháp lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất.
* Thời kỳ từ luật đất đai 2003 đến trước khi luật đất đai 2013 ra đời:


8
Luật đất đai 2003 thông qua ngày 26/11/2003 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa
XI, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004.
Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 29/02/2004 của Thủ tướng chính phủ về việc

các địa phương phải hồn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong
năm 2005.
Quyết định 24/2004/BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên môi trường
ban hành quy định về GCN.
Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử
dụng đất, trong đó có quy định cụ thể hóa Luật đất đai về việc thu tiền sử dụng đất
khi cấp GCN.
Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ tài nguyên môi
trường về hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 quy định về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ tài nguyên môi
trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất.
* Từ khi luật đất đai 2013 ra đời đến nay:
- Luật Đất đai năm 2013 ngày 29/11/2013 có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2014
của Quốc hội ban hành.
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
- Nghị định số 44/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về
giá đất.
- Nghị định số 45/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về
thu tiền sử dụng đất.
- Thơng tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Giấy chứng
nhận, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Hồ sơ địa chính.


9
- Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Bản đồ địa chính.

- Thơng tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 Quy định về Thống kê, kiểm
kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
* Các văn bản dưới luật ở các cấp tại tỉnh Thái Nguyên
- Chỉ thị 17/2011/CT-UBND ngày 24/10/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên
về việc thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp hoàn thành cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng
cơ sở dữ liệu đất đai và một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý nhà nước
về đất đai, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Hướng dẫn số 67/HD-STNMT ngày 31/10/2011 của sở TN & MT về việc
thực hiện cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất sau khi hồn thành cơng tác đo đạc, lập bản đồ địa chính.
- Quyết định 13/2012/QĐ-UBND sửa đổi quy định về cấp, GCNQSD đất
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động về sử dụng
đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc ban hành quy định về đăng kí đất đai,tài sản gắn liền với đất; cấp
GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất; Đăng kí biến động
sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Thái Ngun.
Các văn bản trên đã góp phần trong cơng tác quản lý nhà nước về đất đai được
tốt hơn, bổ xung và hoàn thành hệ thống luật đất đai, làm cho cơng tác đăng kí đất
đai, cấp GCNQSDĐ ở các cấp vừa chặt chẽ, có tính khoa học cao.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Tình hình cấp giấy chứng nhận của một số nước trên thế giới
- Tại Mỹ: Mỹ là một quốc gia phát triển, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà
nước thống nhất quản lý. Đến nay, họ đã hoàn thành việc GCN. Nước Mỹ đã xây
dựng một hệ thống thông tin về đất đai và đưa vào lưu trữ trong máy tính, qua đó có
khả năng cập nhật các thông tin và biến động đất đai một cách nhanh chóng và đầy đủ


10

đến từng thửa đất. Công tác cấp GCN tại Mỹ sớm hồn thiện, đó cũng là một trong
các điều kiện để thị trường bất động sản tại Mỹ phát triển ổn định.[7]
- Tại Thái Lan: Thái Lan đã tiến hành cấp GCN và GCN ở Thái Lan được
chia thành 3 loại:
Đối với các chủ sử dụng đất hợp pháp và mảnh đất khơng có tranh chấp thì
được cấp bìa đỏ.
Đối với các chủ sử dụng đất sở hữu mảnh đất có nguồn gốc chưa rõ ràng, cần
xác minh lại thì được cấp bìa xanh.
Đối với các chủ sử dụng mảnh đất khơng có giấy tờ gì thì được cấp GCN là
bìa vàng.
Tuy nhiên sau đó, họ sẽ xem tất cả các trường hợp sổ xanh, nếu xác minh
mảnh đất được rõ ràng thì họ chuyển sang cấp bìa đỏ cho trường hợp đó. Và trường
hợp sổ bìa vàng thì Nhà nước sẽ xem xét đưa ra các quyết định xử lý cho phù hợp
và nếu hợp pháp sẽ chuyển sang cấp bìa đỏ. [7]
2.3.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận tại Việt Nam
Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để công khai công
tác quản lý nhà nước về đất đai. Các văn bản luật luôn thay đổi để phù hợp với tình
hình của đất nước. Cùng với những quy định của Luật đất đai 2013 các văn bản luật
chi tiết hướng dẫn luật đất đai có những bước cải cách quan trọng để đẩy nhanh tiến
độ cấp giấy chứng nhận. [3]
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Quản lý đất đai về tiến độ cấp giấy
chứng nhận thì cơng tác đăng ký đất đai, cấp GCN đất trong phạm vi cả nước đã
đạt kết quả như sau: [3]
Cả nước đã cấp được 42,3 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt
94,8% diện tích các loại đất đang sử dụng phải cấp giấy chứng nhận; trong đó 5 loại đất
chính (đất ở đô thị, đất ở nông thôn, đất chuyên dùng, đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm
nghiệp) của cả nước đã cấp được 40,7 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,3 triệu
ha, đạt 94,6% diện tích sử dụng cần cấp và đạt 96,7% tổng số trường hợp sử dụng đất để
đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. Tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai



11
phục vụ đa mục tiêu, trong đó đã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại 447/7.907 xã, phường,
thị trấn; hồn thành và tích hợp vào cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện 231 xã, phường, thị
trấn, đạt 51,7%; một số tỉnh, huyện đã cơ bản hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng. [3]
Một số địa phương đã hoàn thành cơ bản việc cấp GCN lần đầu nhưng xét riêng
từng loại đất vẫn còn một số loại đạt thấp dưới 85% như: Đất chuyên dùng còn 29 địa
phương; đất ở đơ thị cịn 15 địa phương; đất sản xuất nơng nghiệp cịn 11 địa phương; các
loại đất ở nơng thơn và đất lâm nghiệp cịn 12 địa phương; một số địa phương có loại đất
chính đạt kết quả cấp GCN lần đầu thấp dưới 70% gồm: Lạng Sơn, Hà Nội, Bình Định,
Kon Tum, TP.Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Ninh Thuận và Hải Dương. [3]
*Tình hình cấp GCNQSDĐ huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
UBND huyện tích cực chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác
cấp đổi, cấp lần đầu GCNQSD đất tại các xã đã được đo đạc bản đồ địa chính trong
năm 2016, 2017 trên địa bàn huyện. Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu
cho UBND huyện Kế hoạch cấp GCNQSDĐ và các văn bản chỉ đạo, đôn đốc,
hướng dẫn cấp GCNQSD đất. Phịng Tài ngun và Mơi trường đã phối hợp với
UBND các xã, thị trấn triển khai công tác cấp GCNQSD đất cho các hộ gia đình cá
nhân trên địa bàn huyện theo Kế hoạch.
Huyện Đại Từ có tổng diện tích tự nhiên 57.790,04 ha. Trong đó: đất sản xuất
nông nghiệp 16.601,4 ha (chiếm 28,7%); đất lâm nghiệp 27.814.71 ha (chiếm
48,1%); đất nuôi trồng thủy sản 650,88 ha (chiếm 1,2%); đất phi nông nghiệp
8.438,16 ha (chiếm 14,6%).
Tổng diện tích đang sử dụng vào mục đích là 94,2%, cịn lại là diện tích tự
nhiên chưa sử dụng 4.285,25 ha chiếm 7,4%.
Theo số liệu rà sốt của Phịng Tài ngun và Môi trường huyện Đại Từ, trong
năm 2016 huyện đã cấp được 4.546 GCNQSDĐ chủ yếu tại các xã: Quân Chu, Cát
Nê, Kỳ Phú, Văn Kiên. Bên cạnh đó, Phịng Tài nguyên và Môi trường huyện cũng
đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn đôn đốc việc triển khai lập hồ sơ và tiến
hành cấp đổi, cấp mới GCNQSDĐ cho các xã cịn lại trong đó có xã Hồng Nông



12
2.4. Những quy định chung về giấy chứng nhận
2.4.1. Khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất.
Theo quy định tại khoản 16, điều 3, Luật đất đai 2013: "Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất là chứng thư
pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác
gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”. [10]
Quá trình tổ chức việc cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất là quá trính xác
lập căn cứ pháp lý đầy đủ nhất để giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến quan hệ
đất đai theo đúng pháp luật hiện hành.
Cấp giấy chứng nhận nhằm xác lập mối quan hệ giữa người sử dụng đất với
quyền sở hữu Nhà nước về đất đai; giúp nhà nước quản lý đất đai chặt chẽ hơn,
biết được chính xác thửa đất, diện tích, họ tên, địa chỉ chủ sử dụng đất, loại đất,
mục đích sử dụng đất. GCN cấp theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với
mọi loại đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành.
2.4.2. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất.
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện theo quy định tại Điều 105 của Luật đất
đai 2013 và Điều 37 của Nghị định thi hành Luật đất đai 2013.
Theo điều 105 Luật đất đai 2013, quy định như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt
Nam định cư ở nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án
đầu tư; tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao. [10]
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi

trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất. [10]


13
- Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng
dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với
quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. [10]
2.4.3. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất.
Nguyên tắc cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất được quy định tại Điều 98 Luật đất đai 2013 như sau: [10]
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử
dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có u cầu
thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó. [10]
- Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu
chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của
những người có chung quyền sử đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn
liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng,
chủ sở hữu có u cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại
diện. [10]
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất sau khi đã hồn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. [10]
- Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với
đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được

ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được
nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp. [10]


14
- Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng
vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người. [10]
- Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên
của vợ hoặc chồng thì được cấp đơi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên
chồng nếu có yêu cầu. [10]
2.4.4. Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2.4.4.1. Chứng nhận quyền sử dụng đất
Điều 99 Luật đất đai năm 2013 quy định về trường hợp người sử dụng đất
được cấp giấy chứng nhận như sau: [10]
1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:
a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các
điều 100, 101 và 102 của Luật này;
b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu
lực thi hành;
c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho

quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử
dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất
đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của


×