Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Áp dụng phương thức trực tuyến trong việc khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.7 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

PHAN VÕ KIỀU ANH

ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC TRỰC
TUYẾN TRONG VIỆC KHỞI KIỆN VÀ
THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ

KHÓA LUẬN CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ

TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 7 NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

Phụ lục 2:
Mẫu trang phụ bìa (Khổ 210 x 297 mm)

Người thực hiện: PHAN VÕ KIỀU ANH
ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC TRỰC TUYẾN TRONG VIỆC
KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ

Giáo viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THỊ HỒI TRÂM

TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 7 NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng


em, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồi
Trâm. Khóa luận đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú
thích tài liệu tham khảo. Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này./.
Tác giả

Phan Võ Kiều Anh


BLTTDS
CQTHADS
EFS
TANDTC
TTDS
VADS

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bộ luật tố tụng dân sự
Cơ quan thi hành án dân sự
E-Filing System
Tòa án nhân dân tối cao
Tố tụng dân sự
Vụ án dân sự


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VIỆC KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÝ VỤ
ÁN DÂN SỰ BẰNG PHƯƠNG THỨC TRỰC TUYẾN ....................................................... 6
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa ........................................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................................... 6

1.1.2. Đặc điểm .......................................................................................................................... 11
1.1.3. Ý nghĩa ............................................................................................................................. 12
1.2. Cơ sở của việc khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự theo phương thức trực tuyến ................. 14
1.2.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................................... 14
1.2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................................. 20
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự theo phương thức trực
tuyến .......................................................................................................................................... 22
1.3.1. Yếu tố về con người ......................................................................................................... 22
1.3.2. Yếu tố về quy định pháp luật ........................................................................................... 23
1.3.3. Yếu tố về cơ sở hạ tầng, cơ sở công nghệ thông tin......................................................... 23
1.3.4. Vấn đề tấn công và an ninh mạng .................................................................................... 24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................................ 26
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ VIỆC KHỞI KIỆN VÀ
THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ THEO PHƯƠNG THỨC TRỰC TUYẾN – BẤT CẬP,
KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT .......................................................................... 27
2.1. Các lĩnh vực được nộp đơn khởi kiện trực tuyến ............................................................... 27
2.2. Cách thức nộp đơn khởi kiện trực tuyến ............................................................................ 31
2.3. Việc nộp các tài liệu, chứng cứ trực tuyến ......................................................................... 37
2.4. Việc thơng báo của Tịa án bằng phương tiện điện tử ........................................................ 41
2.5. Cách nộp tạm ứng án phí trực tuyến .................................................................................. 46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................................ 51
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 53


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại thời điểm đại dịch COVID-19 bùng nổ, nhiều thách thức đã được đặt ra
đối với các quốc gia, đặc biệt trong việc cung cấp các dịch vụ công cốt lỗi, bao gồm
chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục và pháp luật. Nhiều quốc gia đã ban hành các

lệnh phong tỏa, giãn cách xã hội hay thậm chí là cách ly xã hội nhằm đối phó với
việc bùng phát nghiêm trọng của dịch bệnh, những lệnh này đã gây ra nhiều khó
khăn trong các hoạt động xã hội và hệ thống tư pháp cũng khơng nằm ngồi sự ảnh
hưởng này.
Trong thời gian đầu tiến hành giãn cách, cách ly, hệ thống tư pháp của một số
quốc gia lựa chọn giải pháp tìm kiếm cơ sở vật chất để đáp ứng sự giãn cách xã hội
như phân bổ lại lịch làm việc của các cán bộ, nhân viên tịa án, bố trí các phịng xử
án rộng rãi, ít người tham dự… Phần đơng cịn lại ra quyết định hỗn hoạt động xét
xử để giảm thiểu tối đa số lượng các phiên tòa được tiến hành xét xử trong thời gian
này1. Tuy nhiên, đây chỉ có thể là biện pháp mang tính tạm thời vì số lượng tranh
chấp khơng vì dịch bệnh mà ngừng tăng, thậm chí con số cịn có thể tăng lên đáng
kể do những dự kiến trong giao dịch dân sự vì đại dịch kéo dài mà thay đổi. Số
lượng vụ án tồn đọng trong khi quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự có khả
năng bị xâm phạm, thiệt hại nhiều hơn nếu thời gian hoãn hoạt động xét xử kéo dài
đã tạo áp lực lên hệ thống tư pháp của các quốc gia, buộc các tòa án phải chuyển
mình tìm kiếm phương pháp mới, thốt ra khỏi cách vận hành bình thường, “truyền
thống”2.
Sự phát triển của truyền thông và công nghệ thông tin đã hỗ trợ các quốc gia
trên thế giới trong việc vận hành hoạt động tư pháp một cách hiệu quả. Internet là
cuộc cách mạng vĩ đại nhất gần đây đã mang lại một xã hội mở, tuy nhiên việc khai
thác một cách tối đa những lợi ích từ cuộc cách mạng này trong lĩnh vực tố tụng,
giải quyết vụ việc dân sự là còn hạn chế. Bên cạnh những tác động tiêu cực mà đại
dịch COVID-19 mang lại, thì tình hình hiện nay cũng được xem như là một môi
trường thúc đẩy cho những trải nghiệm mới mang tính sáng tạo, thích ứng cao hơn
để phù hợp với thời cuộc và nhìn chung đây là một mơi trường có thể thúc đẩy cải
cách tư pháp nói chung, ngành tố tụng nói riêng theo hướng tích hợp cơng nghệ
thơng tin, sử dụng cơng nghệ 4.0 nhằm hỗ trợ cho việc giải quyết vụ án dân sự.
Theo đó, trong bối cảnh hiện nay, các hoạt động của hệ thống tư pháp nói chung,
hoạt động xét xử vụ án dân sự nói riêng của các quốc gia về cơ bản vẫn được tiếp
tục duy trì trên cơ sở tiếp cận theo hướng “từ xa” bằng các công cụ hỗ trợ liên lạc

trực tuyến hoặc linh hoạt kết hợp giữa “trực tuyến” và cách xét xử “truyền thống”
nhằm đảm bảo giải quyết kịp thời các tranh chấp dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp cho các đương sự một cách tối đa. Theo đó, sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin không chỉ dừng lại ở phạm vi quản lý hồ sơ mà còn xảy ra trong hoạt động
1

Courts and Tribunals Judiciary of England and Wales (2020), The remote access Family Court, (version 5),
tr. 5;
2
Nguyễn Thị Hoài Trâm - Lê Thị Minh Ngọc (2020), “Áp dụng mơ hình xét xử trực tuyến của Tịa án đối
với các vụ án dân sự dưới tác động của COVID-19”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Tác động của COVID-19
đến các quan hệ pháp luật dân sự, Khoa Luật Dân sự Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

1


xét xử của Tòa án, ngay cả đối với các vụ án phức tạp, kéo dài. Tùy từng trường
hợp cụ thể, một phiên tòa truyền thống, phiên tòa trực tuyến hoặc phiên tòa “hỗn
hợp” (một hoặc một số người tham gia phiên tòa để cung cấp trực tiếp bằng chứng
của họ cho hội đồng xét xử, những người còn lại tham gia phiên tịa “từ xa” thơng
qua các phần mềm hỗ trợ liên lạc) có thể được cân nhắc áp dụng cho phù hợp3.
Tại Việt Nam, hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các chỉ thị nhằm
hạn chế sự tập trung đông người và sự lây lan của dịch bệnh. Trong đó, hoạt động
mở phiên tịa cũng bị ảnh hưởng và gây ra nhiều khó khăn trong việc tiếp cận công
lý của các chủ thể (cá nhân, cơ quan, tổ chức), nếu như tình trạng như vậy cứ tiếp
tục kéo dài sẽ gây bức xúc trong dư luận, mất lòng tin của quần chúng nhân dân đối
với hệ thống pháp luật và ảnh hưởng đến nền kinh tế, xã hội, quyền, lợi ích hợp
pháp của cơng dân, tổ chức. Bên cạnh đó, Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày
27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng có đề cập đến vấn đề bắt đầu từng

bước thực hiện mơ hình “Tịa án điện tử”4. Ngồi ra, một yếu tố khác là đời sống ở
Việt Nam hiện nay đang dần hịa nhập với việc có sự hỗ trợ của cơng nghệ như việc
thanh tốn các hóa đơn qua các phần mềm, học và họp trực tuyến... Trong đó, việc
áp dụng các phương tiện điện tử đã góp phần đáng kể tạo nên chất lượng sống tốt
hơn của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Ở thời đại mà khoa học và công nghệ đang liên
tục được đẩy mạnh phát triển thì một quốc gia đang phát triển như Việt Nam lại
càng cần thúc đẩy đất nước mình nhiều hơn để tạo nên nhiều giá trị tích cực cho đời
sống ở Việt Nam. Từ các yếu tố nêu trên, Việt Nam cũng đã sẵn sàng cho công cuộc
mang khoa học và công nghệ vào hoạt động xét xử, bên cạnh việc hịa nhập với xu
thế, ngồi ra là để tạo nên nhiều sự thuận lợi cho các chủ thể trong việc tiếp cận
công lý. Tuy nhiên, việc phát triển mơ hình xét xử trực tuyến là một việc làm cấp
bách nhưng cũng cần có thời gian chuẩn bị cẩn thận. Vậy, nhằm góp phần hồn
thiện một phần quy định về xét xử trực tuyến, tác giả đã chọn đề tài “Áp dụng
phương thức trực tuyến trong việc khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự”.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong khoa học pháp lý từ trước đến nay ở Việt Nam, chế định về khởi kiện
và thụ lý vụ án dân sự (VADS) theo phương thức trực tuyến là một cơng trình mang
tính mới cao. Tuy nhiên vẫn có một số bài viết của các tác giả bình luận, phân tích,
nghiên cứu về khởi kiện và thụ lý VADS như:
Bài viết “Khởi kiện vụ án dân sự tại tòa án – một số lựa chọn hiệu quả” của
tác giả Nguyễn Chế Linh (được đăng trên tạp chí Luật sư Việt Nam, số 6, 2017)
đánh giá, nhận xét về tính hiệu quả của quy định pháp luật trong các vấn đề như
phương thức khởi kiện, quy định về tạm ứng án phí, các biện pháp khẩn cấp tạm
thời… từ đó đưa ra những lựa chọn mang tính hiệu quả trong các khía cạnh trên.

Nguyễn Thị Hồi Trâm - Lê Thị Minh Ngọc (2020), tlđd (2);
Lê Đức Anh (2020), “Mô hình “Xét xử trực tuyến thay xét xử tập trung””, />5w XclyCTjAxr u7ialb2VbyR_s_sH qgtGBw, truy cập ngày 12/4/2021.
3
4


2


Bài viết “Khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của BLTTDS 2015” của tác gả
Bùi Thị Huyền (được đăng trên tạp chí Kiểm sát, số 12, 2017) phân tích về khái
niệm của khởi kiện vụ án dân sự theo nghĩa rộng và hẹp, xác định chủ thể có quyền
khởi kiện. Song song đó đề cập đến những điểm mới của BLTTDS 2015 về khởi
kiện VADS (theo nghĩa rộng), những vướng mắt, bất cập từ đó đưa ra cơ sở để hoàn
thiện pháp luật.
Bài viết “Một số ý kiến về thụ lý VADS” của tác giả Đoàn Đức Lương (được
đăng trên tạp chí Kiểm sát, số 17, 2005) tập trung phân tích khái niệm của thụ lý
VADS, nội dung, yêu cầu cơ bản của việc kiểm sát và vai trò của Kiểm sát viên đối
với giai đoạn thụ lý vụ án dân sự trong tố tụng dân sự.
Bài viết “Áp dụng mơ hình xét xử trực tuyến của Tịa án đối với các vụ án dân
sự dưới tác động của COVID-19” của tác giả Nguyễn Thị Hoài Trâm và Lê Thị
Minh Ngọc (2020) trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Tác động của COVID-19 đến
các quan hệ pháp luật dân sự, do Khoa Luật Dân sự Trường Đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 11/11/2020 tại Trường Đại học Luật Thành phố
Hồ Chí Minh. Bài viết đã nêu những tác động của COVID-19 đến các hoạt động
của Tịa án, cùng với đó là thực trạng áp dụng phương thức xét xử trực tuyến của
một số nước trên thế giới nhằm thích ứng với bối cảnh COVID-19 cũng như những
kiến nghị hồn thiện. Tuy nhiên, vì là bài viết tham gia hội thảo nên chưa đưa ra
những giải pháp chi tiết về việc áp dụng phương thức xét xử trực tuyến tại Việt
Nam khi Tòa án giải quyết các vụ án dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự.
Bên cạnh đó, một số luận văn, khóa luận tiêu biểu cũng đã nghiên cứu về vấn
đề khởi kiện và thụ lý VADS như:
Khóa luận tốt nghiệp “Quyền khởi kiện VADS theo pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam” của tác giả Lê Thị Minh Ngọc (Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh,
2019) chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản về quyền khởi kiện như khái
niệm, ý nghĩa của quyền này và đặc biệt nghiên cứu chuyên sâu vào các quy định

của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về việc xác định chủ thể có quyền khởi kiện
VADS, điều kiện khởi kiện VADS, phạm vi khởi kiện VADS và chỉ ra phương
hướng để hoàn thiện pháp luật về quyền khởi kiện VADS.
Khóa luận tốt nghiệp “Khởi kiện và thụ lý VADS” của tác giả Nguyễn Chí
Thắng (Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, 2010) với nội dung nghiên cứu tập
trung vào các vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng chế định khởi kiện và thụ lý
VADS tại Tòa án cấp sơ thẩm. Từ đó, tìm hiểu, phân tích, đánh giá nội dung của
quy định pháp luật trong việc khởi kiện và thụ lý VADS. Đồng thời, đưa ra kiến
nghị góp phần củng cố và hồn thiện quy định pháp luật về quyền khởi kiện và thụ
lý VADS trong tố tụng dân sự.
Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện chế định khởi kiện và thụ lý VADS trong pháp
luật tố tụng dân sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thu Hiền (Khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2012) nghiên cứu về thủ tục khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự theo
quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) Việt Nam hiện hành, cụ thể là tập
trung phân tích đặc thù của việc khởi kiện VADS. Đồng thời so sánh, phân tích tồn

3


diện và chuyên sâu giữa quy định của pháp luật tố tụng dân sự về khởi kiện và thụ
lý vụ án dân sự trước thời điểm BLTTDS hiện hành được ban hành.
Luận văn thạc sĩ “Quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật Việt
Nam” của tác giả Đàm Thị Hoa (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016) làm
rõ những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn của quy định pháp luật Việt Nam hiện
hành về quyền tự do khởi kiện VADS, đồng thời làm nghiên cứu phạm vi quyền tự
do khởi kiện của chủ thể khởi kiện, trách nhiệm cơ quan nhà nước trong việc bảo
đảm quyền tự do khởi kiện của chủ thể. Từ đó đưa ra những điểm cịn thiếu sót hoặc
chưa hợp lý sẽ đề xuất một số giải pháp nhầm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về
quyền tự do khởi kiện VADS.
Luận án tiến sĩ “Khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự, những vấn đề lý luận và

thực tiễn” của tác giả Nguyễn Thị Hương (Đại học Luật Hà Nội, 2019) tập trung
nghiên cứu về khởi kiện và thụ lý VADS, chỉ luận giải về khái niệm, đặc điểm, ý
nghĩa của khởi kiện và thụ lý VADS; chủ thể có quyền khởi kiện; phạm vi khởi
kiện; đơn khởi kiện và phương thức gửi đơn khởi kiện; các căn cứ trả lại đơn khởi
kiện; khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại; kiến nghị về việc trả lại đơn khởi
kiện, trình tự, thủ tục thụ lý vụ án.
Từ tình hình nghiên cứu đã được nêu, chúng ta có thể thấy rằng đề tài “Áp
dụng phương thức trực tuyến trong việc khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự” là đề tài
mang tính mới hồn tồn. Bởi các cơng trình nêu trên chỉ tập trung phân tích từ
pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam đối với việc khởi kiện và thụ lý
VADS theo cơ chế mà các chủ thể phải trực tiếp đến Tòa án để làm các thủ tục cần
thiết chứ chưa đề cập đến cơ chế trực tuyến và cũng như phân tích, học hỏi từ kinh
nghiệm của các quốc gia khác trên thế giới về lĩnh vực này. Vậy nên việc nghiên
cứu đề tài này có thể mang lại những yếu tố mới và góp phần hồn thiện pháp luật
nước ta.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ khái niệm của thuật ngữ “trực tuyến” trong vấn đề áp dụng phương
thức trực tuyến cho việc khởi kiện và thụ lý VADS tại Việt Nam. Bên cạnh đó, đưa
ra và phân tích cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của việc áp dụng phương thức trực
tuyến cho hoạt động khởi kiện và thụ lý VADS tại Việt Nam, đồng thời nêu lên
những yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc hồn thiện cơ chế này;
- Làm rõ các điểm hạn chế, bất cập trong những quy định của pháp luật tố tụng
dân sự (TTDS) Việt Nam hiện hành về khởi kiện và thụ lý VADS theo phương thức
trực tuyến, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế này;
- Đánh giá, phân tích cách vận hành cơ chế trực tuyến trong hoạt động khởi
kiện và thụ lý VADS ở các quốc gia khác trên thế giới, đồng thời so sánh với điều
kiện của Việt Nam;
- Từ các yếu tố trên, mục tiêu cụ thể của đề tài là đưa ra những giải pháp, kiến
nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật đối với việc áp dụng
phương thức trực tuyến trong khởi kiện và thụ lý VADS.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4


Đối tượng nghiên cứu: quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam và quy
định của pháp luật nước ngoài về thủ tục khởi kiện và thụ lý VADS. Trên cơ sở
đánh giá quy định của pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam về nội dung, đề
tài làm rõ một số điểm bất cập và học hỏi những giá trị kinh nghiệm có thể tham
khảo và vận dụng tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: khóa luận sẽ tập trung nghiên cứu thủ tục khởi kiện và
thụ lý VADS theo phương thức trực tuyến, cụ thể trong phần khởi kiện VADS trực
tuyến của đề tài, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu về cách thức nộp đơn khởi kiện trực
tuyến, các lĩnh vực được nộp đơn khởi kiện trực tuyến và việc nộp kèm các tài liệu,
chứng cứ điện tử khi nộp đơn khởi kiện trực tuyến. Bên cạnh đó, trong phần thụ lý
VADS trực tuyến, tác giả tập trung bàn luận về việc Tịa án thơng báo một số thông
tin liên quan đơn khởi kiện trực tuyến (như thông báo về thụ lý vụ án) và cách nộp
tạm ứng án phí.
5. Phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận đề tài: để có thể phân tích và đưa ra các giá trị tham khảo thích
hợp thì tác giả đã tham khảo các tài liệu có liên quan đến khởi kiện và thụ lý VADS
theo cơ chế xét xử trực tuyến khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn các quốc gia khác trên
thế giới; ngồi ra, việc phân tích pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam về cơ
chế này cũng góp phần quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp thích hợp cho
Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu:
- Đối với Chương 1, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, suy luận, lý luận
kết hợp với thực tiễn để làm rõ khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc khởi kiện và
thụ lý VADS theo phương thức trực tuyến. Đồng thời đưa ra cơ sở lý luận (phân
tích nội hàm bên trong của các quy định pháp luật), cơ sở thực tiễn và các yếu tố

ảnh hưởng đến quy định pháp luật về khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự theo phương
thức trực tuyến.
- Đối với Chương 2, tác giả sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, lý luận
kết hợp với thực tiễn nhằm làm rõ về cách thức mà các quốc gia trên thế giới đã quy
định và vận dụng pháp luật vào thực tiễn. Bên cạnh đó, việc sử dụng phương pháp
tổng hợp giúp tác giả tổng hợp những quy định của pháp luật, quan điểm của các
nhà nghiên cứu, tổng hợp bất cập, hạn chế đang tồn tại trong quy định pháp luật và
thực tiễn.
6. Cơ cấu đề tài
Đề tài gồm hai chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về việc khởi kiện và thụ lý VADS bằng
phương thức trực tuyến
Chương 2: Quy định pháp luật hiện hành về việc khởi kiện và thụ lý VADS
theo phương thức trực tuyến – bất cập, kiến nghị hoàn thiện pháp luật

5


CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VIỆC KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÝ
VỤ ÁN DÂN SỰ BẰNG PHƯƠNG THỨC TRỰC TUYẾN
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa
1.1.1. Khái niệm
Nhằm làm rõ nội dung của đề tài, chúng ta cần phải tìm hiểu về các khái niệm
như “khởi kiện”, “thụ lý”, “VADS” và “trực tuyến” từ đó rút ra khái niệm về “khởi
kiện VADS trực tuyến” và “thụ lý VADS trực tuyến”. Hiện nay, khái niệm của ba
cụm từ “khởi kiện VADS”, “thụ lý VADS” và “VADS” đã được nhiều cơng trình
nghiên cứu khác nhau cơng bố dưới dạng các bài báo cáo khoa học, luận văn cử
nhân, thạc sĩ và đề tài nghiên cứu khoa học. Với đề tài “Áp dụng phương thức trực
tuyến trong việc khởi kiện và thụ lý VADS” thì ba thuật ngữ nêu trên cũng sẽ có
những điểm tương đồng so với các thuật ngữ đã được nghiên cứu trong các cơng

trình trước đó. Ngoài ra, thuật ngữ “trực tuyến” là một khái niệm tương đối mới.
Vậy nên để có thể rút ra một khái niệm hồn chỉnh, phù hợp với mục đích và phạm
vi nghiên cứu của đề tài thì chúng ta cần nghiên cứu, tiếp cận ở những góc độ khác
nhau, kết hợp với so sánh, đối chiếu từ nhiều khía cạnh khác nhau để hoàn thiện
hơn khái niệm đang nghiên cứu.
Thứ nhất, chúng ta làm rõ thuật ngữ “VADS”. Theo quy định của pháp luật
TTDS, Tòa án tiếp nhận giải quyết các vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật
tố tụng dân sự. Theo đó, vụ việc dân sự phát sinh tại Tòa án nhân dân trong trường
hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi đơn tới Tòa án có thẩm quyền đề nghị Tịa án giải
quyết các vấn đề tranh chấp phát sinh từ các quan hệ dân sự, hơn nhân, gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động và được Tòa án thụ lý theo quy định của pháp
luật tố tụng dân sự5. Vụ việc dân sự gồm VADS và việc dân sự. Trong đề tài này,
chúng ta chỉ phân tích và làm rõ khái niệm về VADS, đây là một khái niệm không
mới và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực TTDS. Theo giáo trình đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh, VADS phát sinh tại Tòa án nhân dân trong trường hợp cá
nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu giải quyết các tranh chấp về dân sự, hơn
nhân, gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động6. Ngồi ra, theo tác giả Nguyễn
Chí Thắng thì “vụ án dân sự xảy ra giữa các bên đương sự có những mâu thuẫn bất
hịa, tranh chấp về quyền và nghĩa vụ dân sự mà bản thân họ không thể tự giải quyết
được nên phải kiện yêu cầu Tịa án giải quyết. Loại vụ án này có ngun đơn và bị
đơn”7. Ngoài ra, theo tác giả Đàm Thị Hoa: “VADS là các tranh chấp giữa các cá
nhân, cơ quan, tổ chức về quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự,
hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được Tịa án thụ lý giải
quyết theo quy định của pháp luật TTDS”.8 Bên cạnh đó, tại Điều 1 BLTTDS 2015
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nguyễn Thị Hoài
Phương (chủ biên), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 18;
6
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), tlđd (5), tr. 18, 19;
7
Nguyễn Chí Thắng (2010), Khởi kiện và thụ lý VADS, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Thành phố Hồ

Chí Minh, tr. 1;
8
Đàm Thị Hoa (2016), Quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật
học, Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 10.
5

6


có quy định rằng các tranh chấp về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động sẽ được gọi chung là vụ án dân sự. Theo đó, tác giả cũng
đồng ý với quan điểm của tác giả Đàm Thị Hoa về khái niệm của VADS và nhận
thấy phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài này.
Từ đó, chúng ta có thể rút ra khái niệm như sau về VADS là “các tranh chấp
về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động mà theo quy
định thì cá nhân, cơ quan, tổ chức tự mình hoặc thơng qua người đại diện hợp pháp
khởi kiện vụ án tại Tịa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình hoặc người khác”9.
Thứ hai, việc làm rõ thuật ngữ “khởi kiện VADS” góp phần quan trọng trong
việc nghiên cứu đề tài này. Có thể thấy thuật ngữ này không mới và đã được nhiều
tác giả nghiên cứu, đánh giá và đưa ra các khái niệm phù hợp. Dưới góc độ của
ngơn ngữ học, chúng ta có khái niệm cơ bản và đơn giản cho “khởi kiện” là “bắt
đầu đưa vụ kiện (về dân sự, kinh tế, hành chính) ra Tịa án”10. Khái niệm này được
rút ra từ việc phân tích hai từ là “khởi” và “kiện”, theo đó “khởi là bắt đầu (làm một
cơng việc gì đó)”11 và “kiện” là đưa ra những yêu cầu đề nghị xét xử để phân giải
đúng sai, bảo vệ quyền lợi cho mình”12, ngồi ra cịn có thể hiểu “kiện là đệ đơn lên
Tòa án yêu cầu xét xử việc người khác đã làm thiệt hại cho mình” 13. Từ đó có thể
rút ra khái niệm như sau: khởi kiện là việc bắt đầu nộp đơn yêu cầu tòa án xét xử
người đã làm thiệt hại đến mình hay nói cách khác là u cầu tịa án bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của mình nếu bị xâm phạm.

Dưới góc độ pháp lý, để khái niệm “khởi kiện VADS” phù hợp với đề tài
mình đang nghiên cứu, các tác giả đã định nghĩa “khởi kiện VADS” như sau: “Khởi
kiện được hiểu là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc các chủ thể khác theo quy
định của pháp luật tố tụng dân sự nộp đơn u cầu Tịa án có thẩm quyền bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác” 14; “Theo nghĩa hẹp thì khởi
kiện VADS là việc nguyên đơn (hoặc người đại diện của họ) nộp đơn yêu cầu tòa
án bảo vệ quyền lợi của mình”15; và trong Thuật ngữ pháp lý của Nguyễn Mạnh
Hùng hiểu “khởi kiện, thuật ngữ dùng trong tố tụng dân sự, là việc đương sự nộp
đơn yêu cầu Tòa án bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm” 16.
Theo PGS.TS Hà Thị Mai Hiên trong cuốn chuyên khảo “Trình tự thủ tục giải quyết
các vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình” định
nghĩa “Khởi kiện VADS là quyền u cầu Tịa án có thẩm quyền giải quyết một vụ
“Phân biệt việc dân sự và VADS theo quy định của pháp luật dân sự”, />3%A1n%20d%C3%A2n%20s%E1%BB%B1%20l%C3%A0,%C3%ADch%20h%E1%BB%A3p%20ph%C3
%A1p%20c%E1%BB%A7a%20m%C3%ACnh, truy cập ngày 19/4/2021;
10
Nguyễn Chí Thắng (2010), tlđd (7), tr. 1;
11
Nguyễn Chí Thắng (2010), tlđd (7), tr. 1;
12
Nguyễn Chí Thắng (2010), tlđd (7), tr. 1;
13
Nguyễn Lân (2004), Từ điển từ và ngữ Việt – Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 986;
14
Nguyễn Chí Thắng (2010), tlđd (7), tr. 1;
15
Bùi Thị Huyền (2017), “Khởi kiện VADS theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015”, Tạp chí
Kiểm sát, số 12, tr. 31;
16
Nguyễn Mạnh Hùng, Thuật ngữ pháp lý, Nxb. Chính trị quốc gia, tr. 237.
9


7


án dân sự do cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc các chủ thể khác theo quy định của
pháp luật tố tụng dân sự thực hiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
hay của người khác”. Theo Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam do PGS.TS
Phan Hữu Thư và TS. Lê Thu Hà đồng chủ biên thì “Khởi kiện vụ án dân sự là
quyền tố tụng của cá nhân, pháp nhân, các tổ chức xã hội hoặc các chủ thể khác
theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự yêu cầu Tòa án bảo vệ các quyền, lợi ích
hợp pháp của mình, của Nhà nước, tập thể hay của người khác đang bị tranh chấp
hoặc vi phạm”17.
Dưới góc nhìn khởi kiện là một hoạt động tố tụng, tác giả Nguyễn Thu Hiền
trong luận văn “Hoàn thiện chế định khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự trong pháp
luật tố tụng dân sự Việt Nam”; Giáo trình Luật TTDS Việt Nam, trường Đại học
Luật Hà Nội do tác giả Nguyễn Cơng Bình chủ biên; Giáo trình Luật TTDS Việt
Nam, Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội do tác giả Bùi Thị Thanh Hằng chủ biên
đều đưa ra khái niệm: “Khởi kiện vụ án dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức
hoặc các chủ thể khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nộp đơn yêu cầu
Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác,
bảo vệ lợi ích cơng cộng và lợi ích Nhà nước”18. Cũng tiếp cận dưới góc nhìn này
nhưng “tác giả Bùi Thị Quế Anh trong luận văn “Khởi kiện vụ án dân sự và thực
tiễn thực hiện tại tỉnh Điện Biên” lại không sử dụng cụm từ “nộp đơn” mà chỉ định
nghĩa: “Khởi kiện vụ án dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc các chủ thể
khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự u cầu Tịa án có thẩm quyền bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác, bảo vệ lợi ích cơng cộng
và lợi ích Nhà nước”19. Ngồi ra, theo tác giả Đàm Thị Hoa thì “bản chất của quyền
khởi kiện vụ án dân sự là quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi khi quyền lợi này
bị tranh chấp hay vi phạm”20.
Thêm vào đó, dù BLTTDS 2015 chưa quy định rõ về khái niệm “khởi kiện

VADS”, tuy nhiên thông qua quy định về quyền khởi kiện tại Điều 186 BLTTDS
201521 chúng ra có thể rút ra những điểm tương đồng từ các khái niệm trên như sau:
thứ nhất, có tồn tại chủ thể bị xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp; thứ hai, chủ thể
đó hoặc chủ thể khác (ví dụ: người đại diện) nộp đơn yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp bị xâm phạm của mình hoặc của người khác. Về cơ bản, khái niệm
“khởi kiện VADS” được nghiên cứu trong đề tài này sẽ giống đối với khái niệm về
“khởi kiện VADS” đã được các đề tài khác nghiên cứu. Vì dù các cơ quan, cá nhân,
tổ chức nộp đơn khởi kiện “trực tuyến”22 hay trực tiếp23 tại Tịa án thì chỉ là khác

Nguyễn Thị Hương (2019), Khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án
tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 9;
18
Nguyễn Thị Hương (2019), tlđd (17), tr. 10;
19
Nguyễn Thị Hương (2019), tlđd (17), tr. 10;
20
Đàm Thị Hoa (2016), Quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật
học, Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 9;
21
Điều 186 về quyền khởi kiện vụ án BLTTDS 2015: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc
thơng qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tịa án có
thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”;
22
Giải thích tại tr. 10, 11 của đề tài.
17

8


nhau về cách thức nộp đơn còn về bản chất thì việc nộp đơn kiện cho Tịa án và Tịa

án nhận đơn đó là “việc mở đầu hoạt động tố tụng dân sự đối với một vụ án, đồng
thời là sự kiện pháp lý làm phát sinh trách nhiệm xem xét, giải quyết tranh chấp dân
sự của Tịa án”24.
Ngồi ra, tham khảo về quy định pháp luật của Nga trong việc quy định về
quyền khởi kiện VADS tại Điều 3 BLTTDS 2003 của nước Nga như sau: “1. Công
dân, tổ chức có quyền, tự do và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có quyền khởi kiện
vụ án dân sự tại Tòa án; 2. Trong những trường hợp do Bộ luật này và luật liên bang
quy định, một người có thể nhân danh mình khởi kiện vụ án dân sự yêu cầu Tòa án
bảo vệ quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của người khác, tập hợp người không xác
định hoặc lợi ích của Liên Bang Nga chủ thể Liên Bang Nga, các tổ chức tự quản
địa phương…”25. Quy định này có phần giống với cách định nghĩa của các tác giả
tại Việt Nam về vấn đề khởi kiện VADS.
Như vậy, từ những phân tích nêu trên, có thể kết luận rằng: Khởi kiện VADS là
việc cơ quan, cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật TTDS u cầu Tịa án
có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác.
Thứ ba, chúng ta tìm hiểu về khái niệm của thuật ngữ “thụ lý VADS”. Hoạt
động thụ lý VADS được xem “là hoạt động đầu tiên của Tịa án trong q trình giải
quyết VADS làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự giữa cơ quan tiến hành
tố tụng với người tham gia tố tụng”26.
Theo Từ điển tiếng Việt: “Thụ lý là tiếp nhận giải quyết vụ kiện” 27. Ngoài ra
trong giáo trình Luật tố tụng dân sự của trường Đại học Luật Hà Nội năm 2015 đưa
ra khái niệm “thụ lý vụ án là việc Tòa án nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện và
vào sổ thụ lý vụ án dân sự để giải quyết” 28. Bên cạnh đó, theo tác giả Đặng Tất
Tùng định nghĩa “thụ lý VADS là một hoạt động tố tụng dân sự do Tòa án tiến hành
trên cơ sở yêu cầu khởi kiện của người có quyền khởi kiện và vào sổ thụ lý VADS
khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định”29.
Hiện nay, tại Điều 195 BLTTDS 201530 có quy định về thụ lý VADS nhưng
đó khơng phải quy phạm định nghĩa do đó hiện nay chưa có nhận thức thống nhất
về định nghĩa của thuật ngữ này. Khi nhìn từ góc độ của ngơn ngữ học, “thụ lý” là


Người khởi kiện tự mình đến Tịa án nộp đơn và làm các thủ tục liên quan hoặc nộp qua đường bưu điện,
hay còn gọi là cách khởi kiện truyền thống;
24
Nguyễn Mạnh Hùng, tlđd (16), tr. 237;
25
Nguyễn Chí Thắng (2010), tlđd (7), tr. 14;
26
Võ Thị Phượng (2017), “Thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc khơng thụ lý VADS”, Tạp chí Kiểm sát, số
11, tr. 42;
27
Viện ngôn ngữ học (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học, tr. 961;
28
Đinh Thị Thu Hương (2017), Thụ lý vụ án dân sự theo trình tự sơ thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam,
Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 24, 25;
29
Đặng Tất Tùng (2015), Thực tiễn áp dụng tại các tòa án trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ
Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 14;
30
Điều 195 BLTTDS 2015 về thụ lý vụ án: “Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu
xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án thì Thẩm phán phải thơng báo ngay cho người khởi
kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng
án phí”.
23

9


việc “cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận giải quyết vụ kiện” 31 hay nói cách khác là
việc “Tịa án tiếp nhận vụ án để xét xử”32. Còn về mặt pháp lý, có quan điểm cho
rằng “thụ lý VADS là một hoạt động tố tụng dân sự, trong đó Tịa án xem xét, chấp

nhận đơn khởi kiện của chủ thể có quyền khởi kiện và vào sổ thụ lý vụ án để giải
quyết vụ án theo thủ tục tố tụng dân sự”33.
Bên cạnh đó, tại Nga cũng có quy định khi đơn khởi kiện đáp ứng được đầy đủ
các quy định theo luật định thì đơn sẽ được thụ lý tại Điều 133 BLTTDS của nước
Nga: “Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đơn khởi kiện, thẩm phán có nghĩa vụ
xem xét, giải quyết việc thụ lý đơn khởi kiện”34. “Có thể thấy rằng có nhiều điểm
khá giống về quy định pháp luật trong khởi kiện và thụ lý VADS giữa Nga và Việt
Nam, điều này có thể giải thích qua việc pháp luật Việt Nam và pháp luật Nga đều
có nguồn gốc xuất phát từ hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, nền pháp luật thành
văn. Ở khía cạnh khác, sau chiến tranh, khi Việt Nam bắt đầu xây dựng lại đất nước
nói chung và hệ thống pháp luật nói riêng đã học hỏi và tiếp thu từ cách lập pháp và
tư pháp của nước Nga vì pháp luật tố tụng giữa hai quốc gia này có thể sẽ tồn tại
nhiều điểm tương đồng nhau”35.
Từ các quan điểm nêu trên và quy định của pháp luật về thụ lý VADS trong
BLTTDS (Điều 195) có thể hiểu rằng: thụ lý VADS là việc sau khi Tòa án xem xét
đơn khởi kiện hợp lệ, thuộc thẩm quyền của mình và người khởi kiện đã nộp biên lai
thu tiền tạm ứng án phí cho Tịa án (trừ trường hợp được miễn và khơng phải nộp)
thì Tịa án chấp nhận đơn yêu cầu của người khởi kiện để xem xét giải quyết một vụ
việc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, tổ chức, cơ
quan.
Cuối cùng, việc làm rõ định nghĩa của thuật ngữ “trực tuyến” góp phần quan
trọng trong việc nghiên cứu đề tài. Đây là một thuật ngữ mới vậy nên hiện nay chưa
nhận thức thống nhất. Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 43/2011NĐ-CP ngày 13
tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực
tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thơng tin điện tử của cơ quan nhà nước
thì dịch vụ công trực tuyến được định nghĩa như sau: “Dịch vụ cơng trực tuyến là
dịch vụ hành chính cơng và các dịch vụ khác của nhà nước được cung cấp cho các
tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng”. Từ định nghĩa vừa nêu, chúng ta có thể
hiểu trực tuyến là một môi trường mạng, trên cơ sở của môi trường mạng này chúng
ta sẽ có thể tiến hành nhiều hoạt động khác. Ngồi ra, cũng có thể hiểu mơi trường

mạng này là công cụ trung gian khi con người kết nối thiết bị điện tử của họ vào
môi trường mạng đó, họ có thể tiến hành một số hoạt động nhất định. Ví dụ, khi
dịch bệnh COVID-19 bùng nổ, nhằm hạn chế sự tập trung của người dân và giảm sự
lây lan của dịch bệnh, giáo dục Việt Nam áp dụng hình thức học trực tuyến thơng
qua phần mềm zoom, google meeting… để giảng dạy và học tập. Việc này có nghĩa
Viện Ngơn Ngữ Học (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, tr. 961;
Nguyễn Lân, tlđd (13), tr. 1764;
33
Phan Xuân Tuy (2005), “Bàn về kiểm sát việc thụ lý VADS theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự”, Tạp
chí Kiểm sát, số 17, tr. 15;
34
Nguyễn Chí Thắng (2010), tlđd (7), tr. 15;
35
Nguyễn Chí Thắng (2010), tlđd (7), tr. 15.
31
32

10


là học sinh cần có một thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại) đã được kết nối với
mơi trường mạng để có thể đăng nhập và sử dụng phần mềm nêu trên. Điều này
cũng tương tự như việc hiện nay pháp luật cho phép người khởi kiện có thể sử dụng
thiết bị điện tử để kết nối với mạng, sau đó truy cập vào trang điện tử của Tịa án để
tiến hành khởi kiện (nộp đơn, tài liệu, chứng cứ chứng minh liên quan)36.
Từ việc phân tích các thuật ngữ nêu trên, chúng ta có thể khái quát rằng:
“Khởi kiện VADS trực tuyến” là việc người khởi kiện thông qua sử dụng
thiết bị điện tử đã kết nối mạng để truy cập vào trang điện tử của Tòa án để tiến
hành gửi đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ chứng minh họ đang có để u cầu
Tịa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

“Thụ lý VADS trực tuyến” là Tòa án chấp nhận đơn khởi kiện, xem xét, giải
quyết vụ án (sau khi người khởi kiện đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật)
và thông báo với người khởi kiện qua trang điện tử của Tòa án hoặc các phương
tiện điện tử khác.
1.1.2. Đặc điểm
Từ khái niệm nêu trên, chúng ta có thể thấy việc khởi kiện và thụ lý VADS
trực tuyến có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, việc khởi kiện và thụ lý VADS trực tuyến sẽ dẫn đến những hệ quả
pháp lý tương tự như khi khởi kiện và thụ lý VADS trực tiếp. Cụ thể là sau khi khởi
kiện VADS trực tuyến, quan hệ pháp luật tố tụng dân sự phát sinh, đây là bước khởi
động cho quá trình tố tụng dân sự diễn ra. Việc Tòa án nhận được đơn khởi kiện và
tài liệu, chứng cứ chứng minh là cơ sở để Tòa án xem xét và tiến hành các thủ tục tố
tụng tiếp theo. Như đã trình bày, bên cạnh việc người khởi kiện phải tự mình đến
Tòa án nộp đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ chứng minh hoặc nộp qua đường
bưu điện thì hiện nay pháp luật đã cho phép các chủ thể được quyền nộp trực tuyến
và phải tuân thủ theo quy định để việc khởi kiện trực tuyến hợp pháp. Như vậy, khi
người khởi kiện nộp đơn trực tuyến thì Tịa án cần đặt mình trong trạng thái tạo
điều kiện để các chủ thể tiếp cận công lý như cách khởi kiện truyền thống và xem
xét, giải quyết đơn đó theo quy định pháp luật để đảm bảo sự công bằng và quyền
lợi của người khởi kiện. Đối với vấn đề thụ lý VADS trực tuyến, việc này cũng
được xem là một thủ tục tố tụng như việc thụ lý VADS thơng thường và là cơng
việc đầu tiên của Tịa án trong q trình tố tụng, bởi nếu khơng có việc thụ lý này
thì cũng sẽ khơng có các bước tiếp theo của quá trình tố tụng như chuẩn bị xét xử
vụ án. Đồng thời, khi Tòa án tiến hành thụ lý VADS trực tuyến thì trách nhiệm giải
quyết VADS trong thời gian luật định để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương
sự cũng được thiết lập.
Thứ hai, vì hoạt động khởi kiện và thụ lý VADS được tiến hành trực tuyến nên
cả người khởi kiện và Tòa án đều cần chuẩn bị cho riêng mình thiết bị điện tử kết
nối với mạng, thông qua phương tiện này các chủ thể có thể khởi kiện và Tịa án có
Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về gửi đơn khởi kiện đến Tòa án: “1. Người khởi kiện gửi đơn khởi

kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tịa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các
phương thức sau đây: c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thơng tin điện tử của Tịa án (nếu
có)”.
36

11


thể tiến hành thụ lý vụ án đó. Trong cơng cuộc cải cách tư pháp, quy định pháp luật
cũng có sự thay đổi để phù hợp với xu thế. “Hiện nay, các ngành, các cơ quan, trong
đó có ngành Tịa án thì từ trung ương đến địa phương, hầu hết các đơn vị đều phát
triển cổng thông tin điện tử, đăng tải rộng rãi các thông tin pháp lý trên trang web
của ngành mình, địa phương mình”37. Từ đó cho thấy, về phía Tịa án, họ đã chuẩn
bị cho mình một cơng cụ, “Cổng thơng tin điện tử của Tịa án”38, để có thể tiến hành
các thủ tục tố tụng kịp thời, hỗ trợ tối đa cho các chủ thể trong việc bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp. Cịn về phía cá nhân, cơ quan, tổ chức, dù họ có ở tầng lớp nào
hay ở nơi rất xa trụ sở Tịa án hay có lý do khác mà khơng thể tự mình đến Tịa án
để gửi đơn thì họ chỉ cần tìm cho mình một thiết bị điện tử có kết nối mạng và truy
cập vào Cổng thông tin điện tử Tịa án để khởi kiện khi có tranh chấp xảy ra. Ở thời
điểm hiện tại, việc chuẩn bị được một thiết bị điện tử (như máy tính, điện thoại) để
kết nối với mạng là khơng q khó khăn, vậy nên cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể
linh động chọn thời gian và cách thức khởi kiện phù hợp với điều kiện của mình.
1.1.3. Ý nghĩa
Trước đây việc khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền lợi cho mình khơng phải
là sự lựa chọn hàng đầu ở Việt Nam, do tâm lý e ngại khi đối diện với cơ quan nhà
nước và sự hiểu biết hạn chế về quy định pháp luật. Tuy nhiên, ngày nay xã hội Việt
Nam ngày càng phát triển, các chủ thể, đặc biệt đối với các cá nhân được tiếp cận
quy định pháp luật nhiều hơn và trình độ chun mơn của cơ quan xét xử cũng được
nâng cao nên việc lựa chọn Tòa án là nơi giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền lợi bị
xâm phạm đã phổ biến. Thêm vào đó, sự phát triển của thời đại công nghệ, cá nhân,

cơ quan, tổ chức ưa chuộng việc thao tác qua các thiết bị điện tử nhằm tiết kiệm
thời gian, tiền bạc và công sức và nhằm tạo ra sự thuận lợi hơn trong việc tiếp cận
cơng lý, mơ hình xét xử trực tuyến, trong đó có giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án
trực tuyến, khi được đưa vào hoạt động trên thực tế sẽ khuyến khích, hỗ trợ cho các
chủ thể trong việc tiếp cận với cơ quan nhà nước và giải quyết tranh chấp bảo vệ
quyền, lợi ích cho mình. Như vậy, đối với người khởi kiện, họ không cần quan ngại
về khoảng cách địa lý, thời gian hay thủ tục rườm rà để nộp đơn khởi kiện và các tài
liệu khác liên quan nữa mà khi có tranh chấp xảy ra họ đều có thể chủ động hơn khi
khởi kiện trực tuyến. Đối với người bị kiện, ở vị trí của một người bị người khác
kiện, họ sẽ cảm thấy rắc rối và không muốn hợp tác với Tịa án. Ví dụ, theo quy
định của pháp luật, sau khi Tòa án thụ lý đơn khởi kiện của ngun đơn và thơng
báo cho người bị kiện thì bị đơn phải nộp văn bản ý kiến về yêu cầu của nguyên
đơn39. Về cơ bản, nếu họ tự mình đến Tịa án nộp thì tốn thời gian, cơng sức cịn
nếu họ nộp qua đường bưu điện thì thủ tục có thể phức tạp và thời gian để Tòa án
nhận được văn bản ý kiến đó sẽ lâu hơn. Vậy nên, khi bị đơn lựa chọn đăng ký tài
khoản gửi và nhận dữ liệu điện tử của Tịa án thì họ sẽ tiết kiệm được thời gian và
chi phí. Bởi họ chỉ cần soạn thảo văn bản điện tử và gửi lên Cổng thông tin điện tử
Loan Bảo (2017), “Gửi đơn kiện qua Internet: Cải cách tư pháp bắt nhịp kịp thời với yêu cầu thời đại”,
l, truy cập ngày 22/4/2021;
38
Loan Bảo (2017), tlđd (37), truy cập ngày 22/4/2021;
39
Khoản 1 Điều 199 BLTTDS 2015.
37

12


thơng qua tài khoản mà họ được cấp. Theo đó có thể góp phần tạo điều kiện và bảo
vệ quyền lợi của người bị kiện. Bởi dù là người bị kiện thì họ vẫn là một cơng dân

Việt Nam và cần được nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Đối với hoạt động tố tụng dân sự, việc khởi kiện VADS trực tuyến góp phần
giúp q trình thụ lý diễn ra nhanh hơn. Khi nộp đơn khởi kiện trực tuyến, người
khởi kiện phải làm đơn khởi kiện trên hệ thống của Tòa án và hệ thống sẽ nhắc nhở
chỉnh sửa các lỗi cơ bản ban đầu cho người khởi kiện, như vậy thì đơn khởi kiện sẽ
hồn thiện hơn và ít sai sót. Sau khi Tịa án nhận được đơn khởi kiện trên hệ thống
của mình thì Tòa án sẽ xem xét việc sửa đổi, bổ sung đơn. Trong trường hợp cần
sửa đổi, bổ sung thì Tịa án chỉ cần thông báo với người khởi kiện thông qua hệ
thống hoặc phương tiện điện tử khác và người khởi kiện có thể đăng nhập lại trên hệ
thống để tiến hành sửa đổi, bổ sung mà không cần phải soạn thảo lại đơn để sửa
chữa lỗi, bổ sung thông tin sau đó in thành văn bản giấy và đi đến Tòa án để nộp
như cách khởi kiện truyền thống. Từ đó có thể thấy cách khởi kiện trực tuyến sẽ tiết
kiệm thời gian hơn cho người khởi kiện trong việc sửa đổi, bổ sung đơn như yêu
cầu của Tòa án, từ đó Tịa án có thể tiến hành thụ lý vụ án nhanh hơn. Trên thực tế,
đương sự luôn có mong muốn vụ án của mình được thụ lý nhanh để Tịa án có thể
giải quyết vụ án nhanh nhất và bảo vệ quyền lợi của mình. Như vậy, việc khởi kiện
trực tuyến cũng góp phần giúp Tịa án thụ lý vụ án nhanh hơn.
Ngồi ra, mỗi Tịa án cần xem xét thụ lý và giải quyết nhiều VADS nên nếu
việc thụ lý diễn ra nhanh hơn thì Tịa án có thể tiến hành các giai đoạn tiếp theo của
q trình giải quyết vụ án, từ đó đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ công lý,
bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bên cạnh đó,
về vấn đề liên hệ với đương sự thì khi tiến hành khởi kiện và thụ lý vụ án trực
tuyến, đương sự sẽ được cấp tài khoản để đăng nhập vào Cổng thơng tin của Tịa
án. Khi Tịa án muốn liên lạc thì Tịa án chỉ cần gửi thơng báo qua tài khoản đó và
hệ thống sẽ ghi nhận lại dữ liệu. Từ đó, đương sự khơng thể viện cớ là chưa nhận
được thông báo nên không biết về thơng tin đó và khơng thể làm theo. Việc này
cũng khắc phục được bất cập về thời gian vận chuyển thư lâu và thất lạc thư khi Tòa
án gửi thông báo qua đường bưu điện. Như vậy sẽ đảm bảo được hoạt động tố tụng
của Tòa án được diễn ra tốt hơn, cụ thể hệ thống quản lý trực tuyến sẽ giúp Tịa án

thực hiện các quy trình, thủ tục mang tính chất lặp đi lặp lại một cách chính xác
hơn, nhanh hơn và chi phí thấp hơn so với khi làm thủ công. Nếu như trước đây,
việc đăng ký một vụ án phải mất vài ngày với sự tham gia của nhiều cán bộ Tịa án
thì khi hệ thống này được áp dụng, việc đăng ký như vậy chỉ mất vài phút và do một
cán bộ đảm nhiệm40. Hơn thế nữa, “việc nộp đơn bằng văn bản có nhiều hạn chế
như việc lưu trữ văn bản chiếm q nhiều diện tích, việc tìm kiếm văn bản gặp
nhiều khó khăn và phụ thuộc rất nhiều vào các cán bộ văn thư lưu trữ. Việc di
chuyển các tài liệu từ nơi này qua nơi khác cũng dẫn đến việc mất mát hoặc thất lạc
Ngơ Minh Tín (2020), “Mơ hình Tòa án trực tuyến tại Trung Quốc – kinh nghiệm cho Việt Nam”,
t-nam, truy cập ngày 27/4/2021.
40

13


tài liệu. Ngồi ra, nếu hồ sơ khơng được lưu giữ cẩn thận cũng có thể xảy ra khả
năng hồ sơ bị hư hỏng”41. Vậy nên, “với việc áp dụng hệ thống nộp đơn qua mạng,
tất cả các tài liệu sẽ được nộp bằng bản mềm và được nhập vào hệ thống máy chủ
của Tịa án mà khơng cần phải in ra. Những tài liệu này sẽ được quản lý trên máy
tính và sẽ được đánh mã số để phục vụ cho việc tìm kiếm” 42. Như vậy việc khởi
kiện và thụ lý VADS trực tuyến còn hỗ trợ cho cơng việc của các cán bộ tại Tịa án.
1.2. Cơ sở của việc khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự theo phương thức
trực tuyến
1.2.1. Cơ sở lý luận
Trong công cuộc cải cách tư pháp, Việt Nam đã dần bắt kịp với xu hướng của
thế giới khi quy định cá nhân, cơ quan, tổ chức được quyền khởi kiện trực tuyến
hay nói cách khác là gửi đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo bằng
phương thức trực tuyến thông qua Cổng thông tin điện tử của Tịa án, ngồi ra các
chủ thể có thể đăng ký để gửi và nhận các thông điệp dữ liệu điện tử43 của Tịa án
qua Cổng thơng tin này. Tại Việt Nam, vấn đề giao dịch điện tử trong hoạt động của

các cơ quan nhà nước đã được quy định tại Luật giao dịch điện tử năm 2005, tuy
nhiên việc quy định cịn q chung chung và mơ hồ nên khơng được các cơ quan
chú ý áp dụng. Sau này, quy định về hình thức gửi đơn khởi kiện trực tuyến bằng
phương thức điện tử thông qua Cổng thông tin được bổ sung trực tiếp và lần đầu
tiên trong BLTTDS 2015. Vào năm 2016, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao ban hành Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Hội
đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành việc gửi, nhận đơn
khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, thay đổi, thông báo văn bản tố tụng bằng
phương tiện điện tử (Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP) cùng với một văn bản điện tử
hướng dẫn về vấn đề nêu trên trên trang Cổng thông tin điện tử của Tòa án, điều
này cho thấy Việt Nam dần có sự chuẩn bị và quan tâm nhiều hơn về vấn đề này khi
ban hành các cơ sở pháp lý phù hợp để các cá nhân, cơ quan, tổ chức và các cơ quan
tư pháp có thể làm theo. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về những cơ sở lý luận của
vấn đề khởi kiện và thụ lý VADS theo phương thức trực tuyến:
Thứ nhất, các lĩnh vực dân sự hiện nay pháp luật cho phép các chủ thể được
quyền lựa chọn hình thức khởi kiện trực tuyến. Theo quy định tại điểm c khoản 1
Điều 190 BLTTDS 2015, người khởi kiện quyền gửi trực tuyến đơn khởi kiện kèm
theo các tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có cho Tịa án theo phương thức điện tử
thơng qua Cổng thơng tin điện tử của Tịa án. Vậy nên có thể thấy hiện tại pháp luật
Việt Nam khơng giới hạn bất kỳ lĩnh vực dân sự theo nghĩa rộng nào miễn đó là các
vụ án thuộc thẩm quyền của Tịa án theo quy định của BLTTDS thì cá nhân, cơ
quan, tổ chức có quyền lựa chọn khởi kiện trực tuyến. Từ góc nhìn này có thể thấy
quy định này là đảm bảo sự lựa chọn và tôn trọng quyền khởi kiện của các chủ thể,
Ngơ Minh Tín (2020), tlđd (40), truy cập ngày 27/4/2021;
Ngơ Minh Tín (2020), tlđd (40), truy cập ngày 27/4/2021;
43
Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP: “2. Thông điệp dữ liệu điện tử trong tố tụng dân sự, tố
tụng hành chính (sau đây gọi là thông điệp dữ liệu điện tử) là dữ liệu điện tử được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu
trữ bằng phương tiện điện tử từ đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ, văn bản tố tụng đã được ban hành theo quy
định của pháp luật”.

41
42

14


họ có thể lựa chọn hình thức khởi kiện để đảm bảo sự thuận lợi cho mình đồng thời
cũng có thể u cầu Tịa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Tuy nhiên, ở
khía cạnh khác, Việt Nam chưa có sự chuẩn bị, đầu tư nhiều cho Tịa án điện tử nói
chung và việc khởi kiện trực nói riêng nên nếu thực tế các cá nhân, cơ quan, tổ chức
đều lựa chọn hình thức khởi kiện trực tuyến mới này thì sẽ khó khăn trong việc xử
lý đơn trực tuyến và có thể dẫn đến tồn động vụ án và trì hỗn hoạt động tư pháp
của Tịa án. Vấn đề này sẽ được phân tích rõ hơn ở Chương 2 của đề tài.
Thứ hai, về các điều kiện để có thể khởi kiện bằng phương thức trực tuyến qua
Cổng thơng tin điện tử của Tịa án. Một trong những hình thức gửi đơn khởi kiện
được quy định hiện nay là gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử thơng qua Cổng
thơng tin điện tử của Tịa án44. Dù đã được ghi nhận từ năm 2015 nhưng trải qua
hơn 5 năm hình thức này vẫn khơng phổ biến đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức
và cả Tòa án. Về nguyên tắc, việc gửi, nhận đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ,
việc cấp, tống đạt, thông báo về các văn bản bằng phương tiện điện tử trong lĩnh
vực tố tụng dân sự phải tuân theo quy định của BLTTDS 2015. Theo đó, những
người có nhu cầu sử dụng các giao dịch điện tử nêu trên với Tòa án (như người khởi
kiện, người tham gia tố tụng) phải đáp ứng một số điều kiện như có địa chỉ thư điện
tử (e-mail), có chữ ký điện tử được chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền, đã đăng
ký thành cơng giao dịch điện tử với Tịa án trên Cổng thông tin điện tử và một số
điều kiện khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và hướng dẫn của
Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP45.
Về cơ bản, có 02 lý do mà người khởi kiện và người tham gia tố tụng phải
cung cấp địa chỉ thư điện tử của họ cho Tòa án. Thứ nhất là Tòa án có thể thơng báo
giao dịch điện tử thành cơng thông qua Cổng thông tin điện tử khi người khởi kiện

và người tham gia tố tụng gửi đơn khởi kiện, các tài liệu chứng cứ, văn bản điện tử
liên quan cho Tòa án. Thứ hai là bên cạnh việc Tòa án phải cấp, tống đạt, thông báo
về vụ án và các văn bản tố tụng trên Cổng thông tin điện tử thì Tịa án cũng phải
cấp, tống đạt, thơng báo các văn bản tố tụng và thông tin liên quan đến vụ án cho
người khởi kiện. Vậy nên việc người khởi kiện cung cấp chính xác địa chỉ thư điện
tử sẽ hỗ trợ cho hoạt động này của Tòa án. Từ đó có thể nâng cao trách nhiệm ở
phía người khởi kiện và người tham gia tố tụng vì họ khơng thể đưa ra các lý do để
cho rằng mình khơng nhận được thơng báo nào từ Tịa án và đẩy mọi trách nhiệm
cho Tịa án. Ngồi ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị quyết 04/2016/NQHĐTP, sau khi nhận được thông điệp dữ liệu điện tử do Tịa án cấp, tống đạt, thơng
báo thì người khởi kiện và người tham gia tố tụng có trách nhiệm gửi thơng báo đến
Tịa án qua Cổng thơng tin điện tử của Tịa án về việc đã nhận được thơng điệp dữ
liệu điện tử. Điều này là nhằm hỗ trợ cho hoạt động tư pháp của Tịa án nói riêng và
đảm bảo hiệu quả của hệ thống trực tuyến nói chung, bởi để vận hành tốt cơ chế
trực tuyến và hạn chế sai sót trong khâu kỹ thuật và sự thuận lợi trong quá trình làm
Điều 190 về gửi đơn khởi kiện đến Tòa án BLTTDS 2015: “1. Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo
tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tịa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau
đây: c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thơng tin điện tử của Tịa án (nếu có);
45
Khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP.
44

15


việc cũng như chất lượng của hệ thống trực tuyến thì cần có sự phối hợp và nỗ lực
từ phía các chủ thể có quyền khởi kiện và cơ quan tư pháp.
Ngoài ra, người khởi kiện và người tham gia tố tụng phải cung cấp chữ ký
điện tử46 cho Tòa án. Theo đó, chữ ký điện tử này phải đảm bảo các điều kiện theo
quy định pháp luật để bảo an tồn, chính xác khi đưa vào sử dụng và chứng minh
cho hành vi thông qua Cổng thông tin điện tử là hành vi của người khởi kiện hoặc

người tham gia tố tụng. Về cơ bản, chữ ký điện tử là chữ ký điện tử đã được chứng
thực bởi cơ quan có thẩm quyền về cấp và cơng nhận chữ ký điện tử. Việc quy định
như vậy là để đảm bảo tối đa sự an tồn và chính xác liệu có phải người khởi kiện,
người tham gia tố tụng là người đã ký và xác nhận thực hiện hành vi đó hay là bị giả
mạo. Bởi thời đại cơng nghệ thông tin phát triển, cá nhân, cơ quan, tổ chức có nhiều
tri thức hơn về việc sử dụng cơng nghệ song song đó việc các tội phạm trong khía
cạnh này cũng dần tinh vi hơn nên để phòng ngừa sự giả mạo thì pháp luật đã quy
định các điều kiện cần thiết để hạn chế các vi phạm nêu trên.
Tiếp theo, một trong những điều kiện quan trọng là người khởi kiện phải đăng
ký thành công giao dịch điện tử trên Cổng thơng tin điện tử của Tịa án. Pháp luật
Việt Nam cho phép người khởi kiện được lựa chọn giao dịch điện tử với Tòa án
theo một trong hai phương thức là: thứ nhất là gửi và nhận thông điệp dữ liệu điện
tử với Tòa án, thứ hai là chỉ nhận thơng điệp dữ liệu điện tử do Tịa án cấp, tống đạt,
thông báo47. Quy định này cho thấy các chủ thể có thể căn cứ vào nhu cầu, điều kiện
và khả năng của mình hay nói cách khác là họ có thể chủ động lựa chọn hình thức
mà mình muốn giao dịch trực tuyến với Tịa án. Về thủ tục thì cách thức thứ hai sẽ
có những điểm tương đồng với cách thức thứ nhất và trong phạm vi của đề tài này
chúng ta sẽ tìm hiểu về cách thứ nhất. Tại Việt Nam hiện nay không phải Tịa án ở
bất kỳ đơn vị hành chính nào cũng có riêng cho mình một Cổng thơng tin điện tử.
Vậy nên người khởi kiện phải truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân
dân tối cao để xem danh sách các Tịa án có thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh
vực tố tụng dân sự. Sau đó, người khởi kiện và người tham gia tố tụng (hay còn
được gọi người đăng ký) truy cập vào Cổng thơng tin điện tử của Tịa án nơi mình
muốn khởi kiện và điền các thông tin cần thiết, ký điện tử và gửi đến Tịa án. Người
đăng ký có thể chọn các loại tài khoản phù hợp với tư cách khởi kiện của mình
(gồm: tài khoản cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan/ tổ chức)48. Tiếp đến, theo quy định
tại khoản 3 Điều 12 Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP, trong thời gian ba ngày làm
việc kể từ ngày nhận được đơn đăng ký Tịa án phải gửi thơng báo về việc chấp
nhận hoặc không chấp nhận đơn đăng ký qua Cổng thông tin điện tử vào địa chỉ thư
điện tử của người đăng ký. Theo đó sẽ xảy ra một trong hai trường hợp sau: thứ

nhất là Tịa án khơng chấp nhận đơn đăng ký và người đăng ký phải căn cứ vào
thông báo mà Tịa án đã gửi trên Cổng thơng tin điện tử và địa chỉ thư điện tử của
mình để hồn chỉnh đơn đăng ký hoặc liên hệ với Tịa án để được hỗ trợ hoặc thứ
Khoản 1 Điều 7 Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP;
Khoản 2 Điều 4 Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP;
48
“Hướng dẫn: gửi đơn khởi kiện, tài liệu chứng cứ và đăng ký nhận văn bản, thông báo tố tụng bằng
phương thức trực tuyến”, />ND055163, truy cập ngày 31/5/2021.
46
47

16


hai là Tòa án sẽ chấp nhận đơn đăng ký đó và người đăng ký sẽ căn cứ vào thơng
báo của Tòa án về tài khoản giao dịch để đổi mật khẩu của tài khoản giao dịch được
Tòa án cấp lần đầu để bảo đảm an toàn và bảo mật. Từ đó người đăng ký có thể sử
dụng tài khoản này để tiến hành giao dịch điện tử với Tòa án và Tịa án có trách
nhiệm cấp, thơng báo bằng phương tiện điện tử cho người đã đăng ký. Ngoài ra,
pháp luật còn cho phép người khởi kiện, người tham gia tố tụng vẫn có thể gửi,
nhận đơn khởi kiện, tài liệu chứng cứ bằng phương thức khác theo quy định của
pháp luật tố tụng49. Bên cạnh đó, tài khoản giao dịch điện tử mà Tòa án cấp cho
người đăng ký sẽ hết hiệu lực sử dụng sau sáu tháng kể từ ngày ban hành bản án,
quyết định xét xử, giải quyết VADS50. Về cơ bản có thể thấy thủ tục đăng ký giao
dịch trực tuyến tương đối dễ dàng và đơn giản, tuy nhiên hiện nay điều này vẫn còn
rất xa lạ đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Thứ ba, về cách thức nộp đơn khởi kiện qua Cổng thơng tin điện tử của Tịa
án. Sau khi đăng ký thành cơng giao dịch điện tử với Tịa án, người khởi kiện phải
truy cập vào Cổng thông tin điện tử chọn phần “nộp đơn và tra cứu kết quả giải
quyết trực tuyến” hoặc truy cập địa chỉ “nopdonkhoikien.toaan.gov.vn” trên trình

duyệt web của máy tính để truy cập vào hệ thống phần mềm. Sau đó người khởi
kiện phải cắm chữ ký số vào máy tính và thực hiện đăng nhập vào phần mềm bằng
tài khoản giao dịch đã được cấp. Sau khi đăng nhập thành công vào phần mềm,
người dùng sẽ chọn chức năng “soạn đơn khởi kiện” trên thanh công cụ và điền đầy
đủ các thông tin vào các ô dữ liệu theo yêu cầu của phần mềm. Nếu chưa muốn gửi
đơn đi, người khởi kiện có thể chọn chức năng lưu đơn hoặc chức năng lưu đơn và
in đơn để vừa lưu đơn trên phần mềm và in đơn theo mẫu quy định của Tòa án hoặc
nếu muốn gửi đơn đi thì họ chỉ cần chọn chức năng gửi đơn và trước khi đơn đi, hệ
thống sẽ yêu cầu xác minh lại chữ ký số, nếu chính xác thơng tin thì hệ thống mới
cho gửi đơn đi. Một điểm lưu ý rằng trong quá trình từ lúc đăng nhập vào hệ thống
đến lúc hoàn thành xong đơn khởi kiện thì chữ ký số phải ln được cắm vào máy
tính51.
Thứ tư, về việc nộp tài liệu, chứng cứ qua Cổng thơng tin điện tử của Tịa án.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP thì tài liệu,
chứng cứ sẽ được gửi kèm theo đơn khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử. Tuy
nhiên đối với các tài liệu chứng cứ được quy định tại khoản 2 Điều 109 BLTTDS chứng cứ là vật chứng; tài liệu nghe được, nhìn được hoặc những tài liệu, chứng cứ
khác mà không thể định dạng dưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử theo hướng dẫn
tại khoản 1 Điều 6 Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP thì Tịa án, người khởi kiện,
người tham gia tố tụng không được gửi bằng phương thức điện tử mà phải giao nộp
bằng phương thức khác theo quy định của pháp luật tố tụng 52. Quy định như vậy là
để hỗ trợ cá nhân, cơ quan, tổ chức trong trường hợp có những vật chứng khơng thể
chuyển đổi thành thơng điệp dữ liệu điện tử thì họ có thể lựa chọn phương thức
Khoản 3 Điều 4 Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP;
Khoản 4 Điều 12 Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP;
51
“Hướng dẫn: gửi đơn khởi kiện, tài liệu chứng cứ và đăng ký nhận văn bản, thông báo tố tụng bằng
phương thức trực tuyến”, tlđd (48), truy cập ngày 31/5/2021;
52
Khoản 2 Điều 19 Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP.
49

50

17


khác để gửi đến Tịa án mà khơng cần phải tốn thời gian, công sức và tiền bạc để
chuyển đổi chứng cứ đó. Ngồi ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị quyết
04/2016/NQ-HĐTP thì người khởi kiện đã gửi tài liệu chứng cứ qua Cổng thông tin
điện tử cho Tịa án phải nộp bản chính hoặc bản sao hợp pháp tài liệu, chứng cứ đó
chậm nhất là tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và
hòa giải; phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối
thoại. Đối với các tài liệu, chứng cứ mà người tham gia tố tụng gửi cho Tòa án bằng
phương tiện điện tử sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng
cứ và hịa giải; phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và
đối thoại thì thời hạn giao nộp bản chính và bản sao hợp pháp tài liệu, chứng cứ đó
được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng. Điều này có nghĩa là mặc dù
người khởi kiện đã nộp tài liệu, chứng cứ bằng bản điện tử thì vẫn phải nộp bản
chính hoặc bản sao hợp pháp của tài liệu, chứng cứ đó cho Tịa án trong khoảng
thời gian theo quy định. Nhìn nhận ở góc độ khách quan, việc quy định này hỗ trợ
cho Tòa án trong việc lưu giữ bản giấy của các tài liệu, chứng cứ đồng thời Tòa án
cũng sẽ thuận lợi hơn trong việc xác minh mức độ tin cậy, chính xác của tài liệu đó
và giúp cán bộ Tịa án dễ dàng nghiên cứu hồ sơ giấy do họ đã quen với việc đọc và
nghiên cứu các tài liệu giấy hơn là bản điện tử.
Thứ năm, về việc thông báo xác nhận giao dịch điện tử thành cơng của Tịa án
khi người khởi kiện đã gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo bằng
phương thức điện tử thông qua Cổng thơng tin điện tử của Tịa án. Theo quy định
tại khoản 1 Điều 191 BLTTDS 2015 và khoản 1 Điều 17 Nghị quyết 04/2016/NQHĐTP, sau khi nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo bằng phương tiện
điện tử, Tòa án phải in ra bản giấy, ghi vào sổ nhận đơn và xử lý đơn khởi kiện theo
quy định của pháp luật tố tụng. Đồng thời, Tòa án phải gửi thông báo đã nhận đơn
khởi kiện, tài liệu, chứng cứ cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử 53 và

Cổng thông tin sẽ tự động gửi thông báo xác nhận vào địa chỉ thư điện tử đã được
đăng ký của người khởi kiện54. Theo quy định này thì sau khi Tịa án nhận được đơn
khởi kiện, các tài liệu, chứng cứ kèm theo thì họ phải thơng báo cho người gửi qua
Cổng thông tin điện tử và cả địa chỉ thư điện tử đồng thời Tòa án cũng phải tự in ra
bản giấy và ghi vào sổ nhận đơn như cách làm truyền thống. Quy định như vậy giúp
Tịa án hồn thành trách nhiệm của mình trong việc thơng báo tình trạng của đơn
khởi kiện, cũng như khẳng định rằng mình đã nhận được đơn khởi kiện và đang tiến
hành xử lý đơn đó. Bên cạnh đó cũng có thể nâng cao trách nhiệm của người khởi
kiện với đơn khởi kiện của mình, bởi họ là người có quyền, lợi ích bị xâm phạm nên
bản thân họ phải thường xun kiểm tra thơng báo từ Tịa án qua địa chỉ thư điện tử
và Cổng thông tin điện tử để đảm bảo việc cập nhật kịp thời tình trạng vụ việc của
họ từ Tòa án. Nên khi Tòa án hồn thành vai trị của mình ở giai đoạn này thì khi

Khoản 1 Điều 17 Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP;
“Áp dụng thí điểm hệ thống gửi, nhận đơn khởi kiện… bằng phương tiện điện tử”,
truy cập ngày 01/6/2021;
53
54

18


xảy ra tình trạng chậm nhận thơng báo từ phía người khởi kiện thì Tịa án sẽ khơng
phải chịu trách nhiệm55.
Thứ sáu, về việc nộp tạm ứng án phí, hiện nay Việt Nam chưa quy định về
việc nộp tạm ứng án phí theo phương thức trực tuyến nên vấn đề này vẫn được tiến
hành theo cách truyền thống được quy định trong BLTTDS và Nghị quyết
326/2016/UBTVQH14 về quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử
dụng án phí và lệ phí Tịa án (Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14). Theo quy định
pháp luật, sau khi Tòa án nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo và xét

thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Thẩm phán được phân công
phải thông báo cho người khởi kiện biết và nộp tiền tạm ứng án phí trong trường
hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Theo đó, Thẩm phán sẽ dự tính số tiền tạm
ứng án phí và ghi vào giấy báo sau đó giao cho người khởi kiện để họ nộp tạm ứng
án phí. Trong thời gian 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án, người
khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho
Tịa án56. Về cơ bản, theo quy định tại khoản 1, 4 Điều 10 Nghị quyết
326/2016/UBTVQH14, cơ quan có thẩm quyền thu tạm ứng án phí là Cơ quan thi
hành án dân sự (CQTHADS). Đối với trường hợp người khởi kiện là đối tượng phải
nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí (theo thơng
báo của Tịa án) cho CQHTADS cùng cấp với Tòa án nơi mà người khởi kiện đã
nộp đơn khởi kiện. Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 19 Nghị quyết
326/2016/UBTVQH14, CQTHADS phải mở một tài khoản tạm thu ngân sách nhà
nước tại Kho bạc nhà nước để thu tạm ứng án phí. Từ đó có thể hiểu rằng, người
khởi kiện sẽ nộp tiền tạm ứng án phí tại CQTHADS và được cơ quan này cấp biên
lai thu tiền tạm ứng án phí. Sau đó, CQTHADS phải mang tiền tạm ứng án phí mình
đã thu được đến Kho bạc nhà nước để gửi vào tài khoản tạm thu nêu trên. Về phía
người khởi kiện, khi họ nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí đó cho Tòa án, Tòa án
sẽ ra quyết định thụ lý vụ án57.
Thứ bảy, về việc tống đạt, cấp, thông báo về văn bản tố tụng cũng như thông
báo thụ lý vụ án của Tịa án. BLTTDS 2015 khơng quy định về vấn đề Tịa án sẽ
thơng báo thụ lý cho người khởi kiện như thế nào trong trường hợp họ chọn khởi
kiện trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án. Tuy nhiên, căn cứ theo quy
định tại Điều 20 Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP, trong trường hợp vụ án đó được
Tòa án ra quyết định thụ lý cũng như nếu Tịa án có văn bản tố tụng cần tống đạt,
cấp, thông báo cho người khởi kiện và người tham gia tố tụng thì Tịa án phải gửi từ
Cổng thơng tin điện tử đến địa chỉ thư điện tử đã được đăng ký của người khởi kiện
và người tham gia tố tụng trong thời hạn pháp luật quy định. Như vậy, cũng tương
tự như cách thông báo xác nhận giao dịch điện tử đã thành cơng, khi Tịa án muốn
thơng báo, tống đạt, cấp văn bản tố tụng thì họ phải gửi qua Cổng thông tin điện tử

đến địa chỉ thư điện tử đã được đăng ký.
“Hướng dẫn: gửi đơn khởi kiện, tài liệu chứng cứ và đăng ký nhận văn bản, thông báo tố tụng bằng
phương thức trực tuyến”, tlđd (48), truy cập ngày 31/5/2021.
56
Khoản 1 và 2 Điều 195 BLTTDS 2015;
57
Khoản 3 Điều 195 BLTTDS 2015.
55

19


Nhìn chung, Việt Nam đã có sự chuẩn bị về mặt pháp lý để tiến hành việc
khởi kiện và thụ lý VADS theo phương thức trực tuyến, đây là một bước tiến đáng
ghi nhận và là cơ sở để có thể áp dụng trên thực tế. Từ đó có thể rút kinh nghiệm từ
các thực tiễn áp dụng ở Việt Nam và học hỏi thêm kinh nghiệm từ các quốc gia đã
áp dụng mơ hình này. Như vậy, hệ thống trực truyến này sẽ dần hoàn thiện hơn,
mang lại thuận lợi cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc tiếp cận công lý và hỗ
trợ cơ quan nhà nước làm trịn trách nhiệm của mình.
1.2.2. Cơ sở thực tiễn
Thứ nhất, thời đại công nghệ hiện nay là điều kiện để áp dụng phương thức
trực tuyến trong khởi kiện và thụ lý VADS.
Thế giới đã phổ biến mơ hình “Tịa án trực tuyến” hay còn gọi là “Tòa án điện
tử”. Vậy nên quy định về khởi kiện và thụ lý VADS đã được họ công nhận và áp
dụng từ rất lâu. Trong đó, tại Mỹ, Bang New Jersey đã áp dụng từ năm 2008 và
Bang Maryland đã áp dụng từ năm 200958. Ở Trung Quốc, Hàng Châu là thành phố
đầu tiên xây dựng Tòa án điện tử vào năm 2017, và sau sự thành cơng của Tịa án
Hàng Châu mà Trung Quốc đã quyết định thành lập thêm Tòa án điện tử ở Bắc
Kinh và Quảng Châu vào năm 2018 cũng tương tự chức năng của Tòa án điện tử tại
Hàng Châu là cho phép cá nhân, cơ quan, tổ chức được khởi kiện trực tuyến, Tòa án

sẽ tiếp nhận hồ sơ, xử lý vụ án trực tuyến. Theo đó, các Tòa án này đã tiếp nhận gần
120000 vụ án từ 31/10/2019 và thời gian thụ lý vụ án giảm gần 50%59. Bên cạnh đó,
một số quốc gia khác cũng áp dụng thành cơng mơ hình này là Malaysia, Hàn Quốc,
Ấn Độ, Úc…60 Từ đó có thể thấy, thế giới đã tạo ra xu hướng này từ lâu, tuy nhiên
đến năm 2015, Việt Nam mới có sự ghi nhận về hình thức trực tuyến này trong
BLTTDS 2015. Và sau hơn 5 năm quy định về mơ hình trực tuyến này vẫn khơng
q phổ biến tại Việt Nam.
Tiếp theo, nhìn nhận lại các thủ tục, quy định về khởi kiện và thụ lý VADS ở
nước ta là rườm rà và khá lạc hậu so với thế giới. Ví dụ như, theo cách mà Việt
Nam đang quy định, để có thể khởi kiện thì người khởi kiện cần làm đơn khởi kiện
và chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ dưới dạng giấy, sau đó trực tiếp đến Tịa án để
nộp và nhận giấy xác nhận đã nhận đơn khởi kiện của Tòa án. Tuy nhiên, hiện nay,
với những thành công mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại, khi sử
dụng cơng nghệ chúng ta có thể đơn giản hóa và tối ưu thời gian thực hiện bằng
cách tạo ra một hệ thống trực tuyến, thơng qua đó người khởi kiện có thể khởi kiện,
nộp tài liệu, chứng cứ ở dạng điện tử mà khơng cần trực tiếp đến Tịa án, điều này
có thể tiết kiệm thời gian và chi phí cho người khởi kiện. Thời đại cơng nghệ ngày
nay là thời đại mà mọi người ưa chuộng việc sử dụng công nghệ để tiết kiệm thời
gian và hạn chế việc thao tác thủ công rườm rà. Việc tối ưu hóa được khoảng cách
và thời gian mà cơng nghệ mang lại như trên chứng tỏ chúng sẽ giải quyết được các
thủ tục, công việc mà trước giờ chúng ta đã tốn quá nhiều thời gian để giải quyết.
58

Srisakdi Charmonman - Pornphisud Mongkhonvanit, Harnessing the Power of information technology for
efficiency in E-court and E-trial, tr. 3;
59
Ngơ Minh Tín (2020), tlđd (40), truy cập ngày 11/6/2021;
60
Thịnh Anh, “Giải quyết vụ án thông qua cơ chế ECourt – Tòa án điện tử”,
eId=0323bb7b-475d-4a0e-b23b-4008775bdd7b, truy cập ngày 11/6/2021.


20


×