Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (988.9 KB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

MAI ĐẠI DƯƠNG

XUNG ĐỘT QUYỀN GIỮA
NHÃN HIỆU VÀ TÊN MIỀN
KHÓA LUẬN CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ
Khoa: Luật Dân sự
Niên khóa: 2017-2021

TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 7- NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Phụ lục 2:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
Mẫu trang phụ bìa (Khổ 210 x 297 mm)

MAI ĐẠI DƯƠNG

XUNG ĐỘT QUYỀN GIỮA
NHÃN HIỆU VÀ TÊN MIỀN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Khoa: Luật Dân sự
Niên khóa: 2017-2021

Người hướng dẫn khoa học:

Thạc sĩ Nguyễn Trọng Luận



Người thực hiện:

Mai Đại Dương

MSSV:

1753801012035

Lớp:

79-DS42A1

TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 7 - NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên
miền” là công trình nghiên cứu của riêng tơi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của
Thạc sĩ Nguyễn Trọng Luận. Tất cả tài liệu và thơng tin sử dụng trong khóa luận này
đã được chú thích và trích dẫn đầy đủ. Tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam
đoan này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 7 năm 2021
Tác giả

Mai Đại Dương


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLDS 2015


Bộ luật Dân sự 2015 (Luật số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng
11 năm 2015)

IANA

Internet Assigned Numbers Authority (Tổ chức Cấp phát số
hiệu Internet)

ICANN

Internet Corporation for Assigned Names and Numbers (Tổ
chức quản lý tên miền và địa chỉ Internet quốc tế)

Luật SHTT

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (Luật số 50/2005/QH11 ngày 29
tháng 11 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung theo Luật số
39/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 và Luật số
42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019)

Nghị định 72/2013

Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng
7 năm 2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet
và thông tin trên mạng

Nghị định 27/2018

Nghị định số 27/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01 tháng

3 năm 2018 sửa đổi Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản
lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và Thông tin trên
mạng

Nghị định 15/2020

Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03 tháng
02 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bưu chính, viễn thơng, tần số vô tuyến điện, công
nghệ thông tin và giao dịch điện tử

SHCN

Sở hữu cơng nghiệp

SHTT

Sở hữu trí tuệ

Thơng tư 01/2007

Thơng tư số 01/2007/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và
Công nghệ ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành


Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật SHTT về SHCN
Thông tư 10/2008


Thông tư số 10/2008/TT-BTTTT của Bộ trưởng Bộ Thông
tin và Truyền thông ngày 24 tháng 12 năm 2008 quy định
về giải quyết tranh chấp tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”

Thông tư 11/2015

Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN của Bộ trưởng Bộ Khoa
học và Công nghệ ngày 26 tháng 6 năm 2015 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số
99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công
nghiệp

Thông tư 24/2015

Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT của Bộ trưởng Bộ Thông
tin và Truyền thông ngày 18 tháng 8 năm 2015 quy định về
quản lý và sử dụng tài nguyên Internet

UDRP

Uniform Domain Name Dispute Resolution Policy (Chính
sách thống nhất giải quyết tranh chấp tên miền)

VNNIC

Vietnam Internet Network Information Center (Trung tâm
Internet Việt Nam)

WIPO


Word Intellectual Property Organization (Tổ chức sở hữu
trí tuệ thế giới)


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÃN HIỆU VÀ TÊN MIỀN THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM ........................................................................................ 7
1.1 Những vấn đề lý luận về nhãn hiệu ............................................................... 7
1.1.1 Khái niệm nhãn hiệu .................................................................................. 7
1.1.2 Đặc điểm và chức năng của nhãn hiệu ....................................................... 9
1.1.2.1 Đặc điểm của nhãn hiệu ...................................................................... 9
1.1.2.2 Chức năng của nhãn hiệu .................................................................. 11
1.1.3 Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu ......................................................... 12
1.1.3.1 Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được .............................................. 13
1.1.3.2 Nhãn hiệu là dấu hiệu có khả năng phân biệt ................................... 15
1.1.4 Xác lập quyền đối với nhãn hiệu.............................................................. 17
1.1.4.1 Căn cứ xác lập quyền đối với nhãn hiệu ........................................... 17
1.1.4.2 Trình tự, thủ tục xác lập quyền đối với nhãn hiệu ............................ 18
1.1.5 Nội dung quyền đối với nhãn hiệu ........................................................... 21
1.2 Những vấn đề lý luận về tên miền................................................................ 24
1.2.1 Khái niệm tên miền .................................................................................. 24
1.2.2. Phân loại tên miền ................................................................................... 26
1.2.3 Đặc điểm và vai trò của tên miền ............................................................. 30
1.2.3.1 Đặc điểm của tên miền ...................................................................... 30
1.2.3.2 Vai trò của tên miền .......................................................................... 31
1.2.4 Nguyên tắc và thủ tục đăng ký tên miền .................................................. 32
1.2.4.1 Nguyên tắc đăng ký tên miền ............................................................ 32
1.2.4.1 Thủ tục đăng ký tên miền .................................................................. 34

1.2.5 Nội dung quyền đối với tên miền ............................................................. 35
1.3 Mối liên hệ giữa nhãn hiệu và tên miền ...................................................... 37
1.3.1 Về dấu hiệu được bảo hộ.......................................................................... 37


1.3.2 Về đặc điểm và chức năng của nhãn hiệu và tên miền ............................ 38
1.3.3 Về quyền đối với nhãn hiệu và tên miền.................................................. 39
Kết luận chương 1 ............................................................................................... 40
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUNG ĐỘT QUYỀN GIỮA NHÃN HIỆU VÀ
TÊN MIỀN TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT
XUNG ĐỘT QUYỀN GIỮA NHÃN HIỆU VÀ TÊN MIỀN .............................. 41
2.1 Thực trạng xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền tại Việt Nam.... 41
2.1.1 Khái niệm xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền........................... 41
2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền ........ 42
2.1.3 Các dạng tranh chấp liên quan đến xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên
miền ................................................................................................................... 49
2.2 Một số giải pháp nhằm giải quyết xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên
miền ...................................................................................................................... 60
2.2.1 Yêu cầu chung đối với các giải pháp ....................................................... 60
2.2.2 Các giải pháp cụ thể ................................................................................. 60
Kết luận chương 2 ............................................................................................... 71
KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và Internet, việc
sở hữu một tên miền trên mạng Internet là một điều rất dễ dàng. Với chức năng ban

đầu là định danh địa chỉ Internet, thì hiện tại, tên miền lại được coi là tài sản rất có giá
trị đối với một cá nhân, tổ chức bởi chức năng nhận diện sản phẩm, dịch vụ mà cá
nhân, tổ chức đó sản xuất, bn bán.1 Do đó, việc đăng ký và bảo vệ tên miền để đảm
bảo quyền sử dụng là việc vô cùng quan trọng đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh.
Hơn nữa, tên miền thường có mối liên hệ mật thiết đối với nhãn hiệu của doanh
nghiệp. Bởi vì các cá nhân, tổ chức kinh doanh thường lấy một phần của nhãn hiệu để
sử dụng làm tên miền, ví dụ như: Cơng ty Cổ phần tập đồn Sunhouse với nhãn hiệu
là Sunhouse có tên miền là sunhouse.com.vn2, nhãn hiệu điện thoại nổi tiếng Samsung
có tên miền ở Việt Nam là samsung.com/vn/3.
Tuy có mối liên hệ mật thiết với nhau, nhưng hiện tại nhãn hiệu và tên miền
lại được quy định bởi các văn bản pháp luật khác nhau, được quản lý bởi các chủ thể
khác nhau và phạm vi quyền của hai đối tượng trên cũng không giống nhau. Cụ thể,
tên miền được quy định bởi các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Công nghệ
thông tin 2006; Nghị định 72/2013/NĐ-CP4 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định
27/2018/NĐ-CP); Thông tư 24/2015/TT-BTTTT5 (được sửa đổi, bổ sung bởi Thơng
tư 06/2019/TT-BTTTT). Trong khi đó, nhãn hiệu được quy định trong các văn bản
như: Luật Sở hữu trí tuệ6 (sau đây viết tắt là Luật SHTT); Nghị định 103/2006/NĐCP (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 122/2010/NĐ-CP); Thông tư 01/2007/TTBKHCN (được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN, Thông tư số
18/2011/TT-BKHCN, Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN và Thông tư số 16/2016/TTSSRN,
“Domain
Name
and
Trademark
Dispue”,
truy cập ngày 30/5/2021.
2
truy cập ngày 30/5/2021.
3
truy cập ngày 30/05/2021.
4
Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 7 năm 2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch

vụ Internet và thông tin trên mạng.
5
Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 18 tháng 8 năm 2015 quy
định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.
6
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (Luật số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung theo Luật
số 39/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 và Luật số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019).
1

1


BKHCN). Từ các văn bản quy phạm pháp luật trên, có thể thấy rằng tên miền được
quản lý bởi Bộ Thơng tin và Truyền thơng, trong khi đó, nhãn hiệu được quản lý bởi
Bộ Khoa học và Công nghệ . Hiện nay, hai cơ quan này chưa có sự chia sẻ, kết nối về
dữ liệu để phục vụ cho quá trình quản lý7. Trên thực tế, có nhiều cá nhân, tổ chức
chưa ý thức được việc đăng ký và duy trì tên miền trên mạng Internet dẫn đến tình
trạng đăng ký tên miền nhằm chiếm dụng, đầu cơ tên miền gây ra các tranh chấp về
tên miền nói chung, tranh chấp về tên miền do vi phạm về sở hữu trí tuệ nói riêng mà
đối tượng phổ biến bị xâm phạm là quyền đối với nhãn hiệu. Các vụ tranh chấp nổi
tiếng có thể kể đến như tranh chấp tên miền ibm.com.vn8, visa.com.vn9 và nhiều các
tranh chấp tên miền “.vn” liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa được thống kê tại
VNNIC.10
Quyền của cá nhân, tổ chức đối với nhãn hiệu là quyền sở hữu cơng nghiệp,
như vậy sẽ có đầy đủ quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Tuy nhiên, đối với tên
miền được coi là tài nguyên quốc gia, các tổ chức, cá nhân đăng ký chỉ được quyền
sử dụng và phải trả phí duy trì quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định.
Ngoài ra, tên miền cịn có một đặc điểm là mang tính duy nhất trên toàn thế giới, Việt
Nam chỉ quản lý được những tên miền cấp quốc gia và các tên miền quốc tế được cấp,
sử dụng tại Việt Nam. Còn quyền đối với nhãn hiệu thì ln bị giới hạn bởi quốc gia,

tổ chức quốc tế và bị giới hạn bởi sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân đó kinh
doanh, buôn bán.
Các vấn đề trên là nguyên nhân cơ bản dẫn đến xung đột quyền giữa nhãn hiệu
và tên miền, gây ra hàng trăm vụ tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức với nhau dẫn
đến tốn nhiều thời gian, tiền bạc không những của các cá nhân, tổ chức mà còn gây
Diệp Thị Thanh Xuân (2020), “Một số phương thức giải quyết xung đột giữa nhãn hiệu và tên miền được áp
dụng tại Hoa Kỳ và nghiệm đối với Việt Nam”, truy
cập ngày 30/05/2021.
8
VNNIC,
“Tranh
chấp
liên
quan
đến
tên
miền
ibm.com.vn”,
truy cập ngày 30/05/2021.
9
VNNIC,
“Tranh
chấp
liên
quan
tên
tên
miền
visa.com.vn”,
truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2021.

10
VNNIC,
“Tranh
chấp
tên
miền
.vn
liên
quan
đến
nhãn
hiệu”,
truy cập ngày 30/05/2021.
7

2


lãng phí thời gian giải quyết của các cơ quan quản lý nhà nước. Do đó, tác giả lựa
chọn đề tài “Xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền” để thực hiện khóa luận tốt
nghiệp cho bản thân, đồng thời góp phần nghiên cứu tìm ra ngun nhân cũng như đề
xuất giải pháp để giải quyết xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền không phải là vấn đề mới
trên thế giới và tại Việt Nam. Trong phạm vi trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh đã có một khóa luận tốt nghiệp của tác giả Trương Thị Mỹ Anh bảo vệ năm
2020 mang tên “Xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền trong pháp luật sở hữu
trí tuệ Việt Nam”, khóa luận này là cơng trình đầu tiên, trực tiếp nghiên cứu về vấn
đề xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền tại Trường Đại học Luật Thành phố
Hồ Chí Minh. Khóa luận này đã chỉ ra được các nguyên nhân dẫn đến xung đột quyền,

các dạng hành vi tranh chấp tên miền và đưa ra một số kiến nghị về xung đột quyền
giữa nhãn hiệu và tên miền. Trên tinh thần kế thừa những điểm mà khóa luận trên đã
đạt được, tác giả sẽ đi sâu vào phân tích để chỉ ra như thế nào là xung đột quyền giữa
nhãn hiệu và tên miền, sau đó đưa ra một số giải pháp mang tính thiết thực để giải
quyết thực trạng xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền.
Trong phạm vi trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cịn có một số
cơng trình liên quan đến tên miền và nhãn hiệu như:
- Nguyễn Đỗ Ngọc Linh (2006), “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo hộ
tên miền tại Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong khóa luận này đã chỉ ra mối quan hệ giữa tên miền với nhãn hiệu hàng hóa và
tranh chấp tên miền. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ được chỉ ra một cách khái quát và
chưa được minh họa bằng tranh chấp trên thực tế.
- Nguyễn Cao Hoàng Ngân (2016), “Những vấn đề pháp lý về tên miền và mối
liên hệ với quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại
học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài này nghiên cứu vấn đề pháp lý của tên miền
và từ đó chỉ ra mối liên hệ với các đối tượng sở hữu trí tuệ khác trên cơ sở chức năng
vai trò của tên miền và các đối tượng sở hữu trí tuệ đó. Nhưng việc nghiên cứu chỉ
mang tính lý luận chứ chưa đi sâu vào thực tiễn.

3


- Đỗ Văn Đại và Nguyễn Ngọc Hồng Phượng (2013), “Điều kiện từ chối đăng
ký, sử dụng tên miền”, Tạp chí khoa học pháp lý, số 02/2003, trang 73-80. Bài viết
này nghiên cứu pháp luật Việt Nam, bình luận bản án liên quan đến từ chối, đăng ký
tên miền khi có dấu hiệu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là với nhãn hiệu. Từ
đó gợi mở phương hướng hoàn thiện quy định pháp luật về từ chối, đăng ký tên miền.
Phạm vi ngoài trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh có các cơng trình
sau:
- Nguyễn Thị Hồng Linh (2014), “Pháp luật Việt Nam về tên miền liên quan

đến nhãn hiệu, Luận văn thạc sĩ Luật học”, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội. Luận
văn này trình bày được những lý luận về tên miền cũng như vấn đề bảo hộ tên miền
ở Việt Nam, song song với đó là các vấn đề lý luận về nhãn hiệu. Luận văn cũng chỉ
ra được thực trạng pháp luật Việt Nam về tên miền liên quan đến nhãn hiệu từ đó đưa
ra các kiến nghị, tuy nhiên không đi sâu, trực tiếp về xung đột quyền giữa nhãn hiệu
và tên miền.
- Diệp Thị Thanh Xuân (2020), “Xung đột giữa nhãn hiệu và tên miền”, Tạp
chí Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam. Bài viết có gợi mở được một số nguyên nhân
gây ra xung đột giữa nhãn hiệu và tên miền làm cơ sở để tác giả đi sâu vào phân tích
các nguyên nhân gây xung đột này. Theo đó cũng là một số giải pháp nhằm hạn chế
và giải quyết xung đột giữa nhãn hiệu và tên miền.
- Diệp Thị Thanh Xuân (2020), “Một số phương thức giải quyết xung đột giữa
nhãn hiệu và tên miền được áp dụng tại Hoa Kỳ và kinh nghiệm đối với Việt Nam”,
Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam. Bài viết khái quát cơ bản phương pháp
giải quyết tranh chấp tên miền liên quan đến nhãn hiệu tại Hoa Kỳ và có gợi mở một
số kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc đề ra các giải pháp để giải quyết hiện tượng
xung đột giữa nhãn hiệu và tên miền.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu, tác giả tập trung vào nghiên cứu mối liên hệ giữa
nhãn hiệu và tên miền để từ đó chỉ ra những nguyên nhân gây xung đột quyền giữa
nhãn hiệu và tên miền. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra các dạng tranh chấp giữa nhãn
hiệu và tên miền đặc biệt là liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh khi
đăng ký, sử dụng tên miền liên quan đến nhãn hiệu.
4


Về phạm vi nghiên cứu, trong đề tài “Xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên
miền”, tác giả sẽ đi vào nghiên cứu những lý luận chung về nhãn hiệu và tên miền
theo pháp luật Việt Nam cũng như theo các tổ chức trên thế giới có liên quan. Song
song sẽ nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam khi xác định hành vi tranh chấp

trên thực tế liên quan đến xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền. Đồng thời tác
giả cũng liên hệ với Cơ chế giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất11 (UDRP) và
so sánh với các quy định pháp luật Việt Nam, từ đó, rút kinh nghiệm cho Việt Nam
trong việc hồn thiện pháp luật.
4. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài “Xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền” có hai
mục đích chính:
+ Thứ nhất, việc nghiên cứu này sẽ làm rõ những lý luận chung về nhãn hiệu
theo cách đi từ khái niệm, đặc điểm, chức năng, việc xác lập quyền nhãn hiệu/đăng
ký sử dụng tên miền từ đó chỉ ra mối liên hệ mật thiết của hai đối tượng trên.
+ Thứ hai, như đã chỉ ra tại phần “Tính cấp thiết của đề tài”, hiện nay các tranh
chấp giữa nhãn hiệu và tên miền đang diễn ra hết sức phức tạp. Trong khi đó, việc
giải quyết tranh chấp giữa nhãn hiệu và tên miền đang có nhiều bất cập, do vậy, việc
nghiên cứu các quy định pháp luật cũng như thực tiễn tranh chấp của hai đối tượng
này là điều rất cần thiết cho việc đưa ra các giải pháp, nhằm hoàn thiện pháp luật
hướng đến việc ngăn chặn các tranh chấp xảy ra.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, dựa trên đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
tác giả sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
+ Thứ nhất, phương pháp phân tích, tổng hợp sẽ được tác giả sử dụng xun
suốt khóa luận. Từ việc phân tích các vấn đề lý luận chung về nhãn hiệu và tên miền
để tìm ra các đặc điểm, chức năng của nhãn hiệu và tên miền cho đến tổng hợp các
mối liên hệ giữa hai đối tượng trên. Từ đó, phân tích được các nguyên nhân dẫn đến
xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp để
giải quyết các xung đột này.
11

ICANN, Uniform Domain Name Dispute Resolution Policy, truy cập ngày 03/7/2021.

5



+ Thứ hai, phương pháp so sánh cũng được thực hiện xun suốt khóa luận để
tìm ra sự khác biệt dẫn đến xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền cũng như điểm
chung dẫn đến mối liên hệ mật thiết giữa hai đối tượng này. Hơn nữa, tác giả sẽ so
sánh các quy định của pháp luật có liên quan để tìm ra các mâu thuẫn giữa các quy
định pháp luật hiện tại liên quan đến xác định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn
hiệu của tên miền. Từ đó, làm cơ sở cho việc định hướng hồn thiện pháp luật.
+ Song song với việc sử dụng các phương pháp trên tác giả sẽ sử dụng phương
pháp lịch sử khi nghiên cứu về các quy định pháp luật để chỉ ra các bước hoàn thiện
pháp luật liên quan đến việc điều chỉnh hai đối tượng trên. Điều này giúp cho việc
định hướng hoàn thiện pháp luật trong tương lai được thuận lợi hơn.
5. Kết cấu khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận chung và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của đề tài được kết cấu gồm hai chương như sau:
+ Chương 1: Lý luận chung về nhãn hiệu và tên miền theo pháp luật Việt Nam.
+ Chương 2: Thực trạng xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền tại Việt
Nam và một số giải pháp nhằm giải quyết xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền.

6


Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÃN HIỆU VÀ TÊN MIỀN THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Trong chương một, tác giả sẽ đi phân tích một số vấn đề lý luận chung về nhãn
hiệu cũng như tên miền. Về nhãn hiệu, tác giả sẽ đi từ khái niệm, sau đó phân tích đặc
điểm và chức năng của nhãn hiệu cũng như điều kiện bảo hộ và việc xác lập quyền
đối với nhãn hiệu. Đối với tên miền, tác giả sẽ nêu khái niệm về tên miền, tiếp đến là
phân tích đặc điểm, vai trò của tên miền cũng như nguyên tắc và thủ tục đăng ký tên
miền. Từ các vấn đề trên tác giả sẽ chỉ ra được mối liên hệ giữa tên miền và nhãn hiệu

làm tiền đề cho việc xác định xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền ở chương
hai.
1.1 Những vấn đề lý luận về nhãn hiệu
1.1.1 Khái niệm nhãn hiệu
Từ hàng ngàn năm trước công nguyên, các thợ thủ cơng thời La Mã cổ đại đã
tích cực xây dựng thương hiệu, đặt tên, gắn các dấu hiệu với sự chăm chút, tỉ mỉ để
nhận dạng lên các sản phẩm như chén dĩa, ống dẫn nước và đạn chì cho súng cao su.12
Qua đó, có thể thấy, việc “đánh dấu” các dấu hiệu để phân biệt sản phẩm của người
này, tổ chức này so với sản phẩm của người khác, tổ chức khác đã được chú ý từ rất
sớm. Sự “đánh dấu” đó ngày càng trở nên phổ biến song song với sự phát triển của
thương mại hàng hóa. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, việc phân biệt hàng
hóa, dịch vụ của các cá nhân tổ chức ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Ngày nay, để phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức này với cá nhân,
tổ chức khác, người sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ đã sử dụng các dấu hiệu
mang tính phân biệt được gọi là “nhãn hiệu”.
Theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thì “A trademark
is a sign capable of distinguishing the goods or service of one enterprise from those
of enterprises13”. Khái niệm này tạm dịch là “Nhãn hiệu là dấu hiệu có khả năng
phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ giống nhau hoặc tương tự của cơ sở kinh doanh này
Frances
D’emilio,
“Exhibit
explores
ancient
Roman
‘designer’
labels,
trademarks”,
truy cập ngày 31/5/2021.
13

truy cập vào ngày 31/5/2021.
12

7


với các cơ sở kinh doanh khác”. Đây là khái niệm được coi là chung nhất, mang tính
khái quát nhất của nhãn hiệu. Cịn theo Hiệp định TRIPS14 thì nhãn hiệu là “bất kỳ
một dấu hiệu, hoặc một tổ hợp nào các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa dịch
vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác, đều có
thể làm nhãn hiệu hàng hóa. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các
chữ cái, chữ số, các yếu tố hình hoạ và tổ hợp các màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ
của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký làm nhãn hiệu hàng hố. Trường
hợp bản thân các dấu hiệu khơng có khả năng phân biệt hàng hố hoặc dịch vụ tương
ứng, các Thành viên có thể quy định rằng khả năng được đăng ký phụ thuộc vào tính
phân biệt đạt được thông qua việc sử dụng15”. Nếu như WIPO đưa ra khái niệm về
nhãn hiệu một cách khái quát, thì khái niệm về nhãn hiệu của Hiệp định TRIPS theo
cách liệt kê các dấu hiệu một cách rõ ràng, đặc biệt là liệt kê nhấn mạnh các dấu hiệu
nhìn thấy được và sự kết hợp của các dấu hiệu đó.
Như vậy, theo Hiệp định TRIPS thì việc xác định một dấu hiệu bất kỳ có thể
đăng ký làm nhãn hiệu hay khơng là căn cứ vào mục đích sử dụng và tính phân biệt
của các dấu hiệu đó. Đây cũng là cách tiếp cận mang tính phổ biến của nhiều quốc gia
khi đưa ra khái niệm về nhãn hiệu trong pháp luật của mình, hình thành nên một cách
hiểu chung tương đối thống nhất về nhãn hiệu.16
Đạo luật về Nhãn hiệu của Nhật Bản có định nghĩa về nhãn hiệu như
sau:“Nhãn hiệu trong đạo luật này có nghĩa là, trong số những nhãn hiệu mà mọi
người có thể nhận ra, bất kỳ ký tự, hình vẽ, dấu hiệu hoặc hình dạng hoặc màu sắc ba
chiều nào, hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của chúng; âm thanh hoặc bất kỳ thứ gì khác
được quy định bởi Nội lệnh (sau đây được gọi là “dấu hiệu”): (i) được một người sử
dụng liên quan đến hàng hóa mà người đó sản xuất, chứng nhận hoặc chuyển nhượng

trong hoạt động kinh doanh của họ; hoặc là; (ii) Được một người sử dụng liên quan

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ năm 1994, có hiệu lực pháp lý
đối với Việt Nam từ khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm
2007.
15
Khoản 1 Điều 15 Hiệp định TRIPS. Bản dịch Tiếng Việt trên trang web của Thư viện Pháp luật:
truy cập ngày 31/5/2021.
16
Nguyễn Thị Thủy (2018), Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc
sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, trang 7.
14

8


đến các dịch vụ mà người đó cung cấp hoặc chứng nhận là hoạt động kinh doanh của
họ (ngoại trừ những dịch vụ được cung cấp ở mục trước)”17.
Theo Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ thì khái niệm về nhãn hiệu
được quy định như sau: “Nhãn hiệu hàng hóa được cấu thành bởi các dấu hiệu bất kỳ
hoặc sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch
vụ của một người với hàng hóa hoặc dịch vụ của người khác, bao gồm từ ngữ, tên
người, hình, chữ cái, chữ số, tổ hợp màu sắc, các yếu tố hình hoặc hình dạng của bao
bì hàng hóa. Nhãn hiệu hàng hóa bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể và
nhãn hiệu chứng nhận18”.
Còn theo quy định của pháp luật Việt Nam thì nhãn hiệu được định nghĩa như
sau: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức cá
nhân khác nhau19”. Đây là quy định khái niệm mang tính khái quát và phù hợp với
các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Khái niệm không chỉ ra các yếu tố
được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu nhưng điều này được cụ thể hóa tại Điều 72

Luật SHTT như sau:“Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả
hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu
sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa,
dịch vụ của chủ thể khác”.
Nhìn chung, khái niệm về nhãn hiệu của Việt Nam cũng có các nét tương đồng
so với định nghĩa về nhãn hiệu của các tổ chức quốc tế cũng như các quốc gia trên thế
giới. Cụ thể, nhãn hiệu là dấu hiệu mang tính phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của
chủ sở hữu nhãn hiệu so với hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác.
1.1.2 Đặc điểm và chức năng của nhãn hiệu
1.1.2.1 Đặc điểm của nhãn hiệu

Nguyên văn khoản 1 Điều 2 Luật Nhãn hiệu Nhật Bản số 121 ngày 13 tháng 4 năm 1959. Luật này được đăng
trên trang web: truy cập
ngày 01/6/2021.
18
Khoản 1 Điều 6 Chương II Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ ngày 13 tháng 7 năm 2000.
19
Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ.

17

9


Từ khái niệm trên của nhãn hiệu, có thể rút ra được một số đặc điểm của nhãn
hiệu như sau:
Thứ nhất, nhãn hiệu phải được cấu tạo nên từ một dấu hiệu hoặc tập hợp các
dấu hiệu. Thật vậy, không một nhãn hiệu nào được bảo hộ mà lại không chứa một dấu

hiệu hoặc là một tập hợp các dấu hiệu nào đó. Các dấu hiệu đó hiện nay rất đa dạng,
được chia là hai dạng chính là dấu hiệu tạo nên nhãn hiệu truyền thống (traditional
trademark) và dấu hiệu tạo nên nhãn hiệu phi truyền thống (non-traditional
trademark). Dấu hiệu tạo nên nhãn hiệu truyền thống thường được sử dụng như: ký
tự, tên, từ ngữ, số, bản vẽ, hình ảnh, hình dạng, màu sắc, nhãn hoặc bất kỳ sự kết hợp
nào của những dấu hiệu này. Đây là các dấu hiệu được sử dụng để làm nhãn hiệu đã
có từ lâu đời. Còn đối với nhãn hiệu phi truyền thống được kể đến có thể là màu đơn
sắc, dấu hiệu khơng gian ba chiều (hình dạng của sản phẩm hoặc bao bì), hình ảnh
chuyển động, hình ảnh ba chiều khi có ánh sáng thích hợp (holograms), âm thanh,
mùi, cử chỉ, dấu hiệu xúc giác (cảm giác hoặc xúc giác) và dấu hiệu chất lỏng/ dấu
hiệu thay đổi.20 Muốn bảo hộ các dấu hiệu tạo nên nhãn hiệu phi truyền thống địi hỏi
các quốc gia phải có trình độ khoa học cơng nghệ cao cũng như trình độ quản lý cao,
do đó, việc bảo hộ các dấu hiệu này với danh nghĩa nhãn hiệu đang còn rất hạn chế ở
các quốc gia đang phát triển.
Thứ hai, nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của cá
nhân, tổ chức. Đây là đặc điểm quan trọng đồng thời cũng thể hiện vai trò của nhãn
hiệu. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu đã tạo nên sự khác biệt của hàng hóa, dịch vụ
của chủ thể sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ này với chủ thể hàng hóa, cung cấp
dịch vụ khác. Khi sử dụng một hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu của người cung
cấp, khách hàng sẽ phân định được đâu là nhà cung cấp sản phẩm mà mình sử dụng
so với các nhà cung cấp khác. Điều này có nghĩa là nhãn hiệu sẽ giúp khách hàng chỉ
ra nguồn gốc của sản phẩm, dịch vụ mà mình sử dụng. Từ đó, cùng với nhãn hiệu,
chính khách hàng sẽ là người có khả năng phân biệt hàng hóa dịch vụ của cá nhân, tổ
chức.

WIPO, Making A Mark – An intridution to Trademarks for Small and Medium-sized Enterprises (2006), trang
8.
20

10



Thứ ba, một đặc điểm cần phải lưu ý đối với nhãn hiệu không được thể hiện
trong khái niệm của nhãn hiệu đó là nhãn hiệu chỉ được giới hạn bảo hộ trong một
không gian nhất định (quốc gia/ lãnh thổ) và phạm vi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng
ký cho nhãn hiệu đó. Cụ thể là khi đăng ký nhãn hiệu, chủ thể đăng ký phải chỉ ra
rằng nhãn hiệu mình đăng ký bảo hộ cho nhóm sản phẩm, dịch vụ nào. Trừ nhãn hiệu
nổi tiếng ra, người nộp đơn đăng ký bảo hộ cho lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ nào nếu
được chấp nhận thì chỉ được bảo hộ nhãn hiệu cho lĩnh vực đó. Việc bảo hộ nhãn hiệu
chỉ có hiệu lực trong phạm vi quốc gia mà người đăng ký nộp đơn yêu cầu bảo hộ
nhãn hiệu. Nếu muốn được bảo hộ ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia sở tại thì người
đăng ký phải nộp đơn đến quốc gia nơi muốn được bảo hộ hoặc nộp đơn bảo hộ nhãn
hiệu quốc tế theo các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ.
1.1.2.2 Chức năng của nhãn hiệu
Thứ nhất, như đã phân tích trong đặc điểm của nhãn hiệu, thì chức năng cơ bản
nhất của nhãn hiệu đó chính giúp khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ, hàng hóa
phân biệt các sản phẩm, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh khác nhau. Điều này có
nghĩa là giúp người sử dụng dễ dàng nhận biết được các loại sản phẩm có chất lượng
quen dùng, hoặc khi muốn trải nghiệm một sản phẩm mới để so sánh chất lượng, giá
cả mà không bị nhầm lẫn giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh sản phẩm. Nếu một
nhãn hiệu được sử dụng để bảo vệ người mua tránh khỏi những nhầm lẫn đối với
những gì họ mua thì nhãn hiệu đó có thể nhận diện được và phải có sự khác biệt với
nhãn hiệu khác.21 Bởi vì trên thực tế, người tiêu dùng luôn phải đối mặt với vấn đề
lựa chọn những sản phẩm giống nhau được đưa ra thị trường, sự tương tự về hình
dáng bên ngồi của sản phẩm có thể che đậy sự khác nhau về chất lượng, đặc tính. Do
đó, nhãn hiệu giúp người tiêu dùng nhận biết, phân biệt được các sản phẩm hàng hóa,
dịch vụ.22
Thứ hai, chức năng tiếp theo của nhãn hiệu liên quan mật thiết đến chức năng
thứ nhất của nhãn hiệu, đó là nhãn hiệu sẽ cung cấp thơng tin về sản phẩm hàng hóa,


21

Phan Ngọc Tâm, Lê Quang Vinh (2017), Báo cáo nghiên cứu: Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo Pháp luật Việt
Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Hà Nội, trang 17.
22
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ (Tái bản có bổ sung),
NXB Hồng Đức, trang 280.

11


dịch vụ. Từ nhãn hiệu, khách hàng có thể dễ dàng nhận ra được chủ thể sản xuất, kinh
doanh hàng hóa dịch vụ cũng như về đặc tính, nguồn gốc của sản phẩm, dịch vụ mà
không cần đọc hết thông tin của sản phẩm. Chẳng hạn như khi nhìn thấy một sản phẩm
có mang nhãn hiệu “LIFEBOUY”, người dùng ngay lập tức có thể hình dung ra ngay
cơng dụng của sản phẩm là sát khuẩn ngồi da. Từ ví dụ trên, có thể thấy thấy nhãn
hiệu cũng cho người tiêu dùng biết rằng nhãn hiệu đó được lập và thiết kế bởi một
nhà sản xuất cụ thể chứ không phải bởi bất kỳ ai khác. Vì vậy, bản thân nhãn hiệu là
một dấu hiệu về tính xác thực, một phương thức thực tế để người tiêu dùng đánh giá
chất lượng hàng hóa thơng qua việc quan sát nhãn hiệu hơn là kiểm tra trên từng sản
phẩm.23
Thứ ba, từ hai chức năng trên, việc giúp khách hàng phân biệt sản phẩm, dịch
vụ từ đó nhận biết được thơng tin của sản phẩm thơng qua nhãn hiệu. Do đó, chức
năng thứ ba của nhãn hiệu là giúp tiếp cận khách hàng thông qua nhãn hiệu trong
quảng cáo, tiếp thị sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết. Một khi khách hàng đã biết đến nhãn
hiệu cùng với những đặc trưng cơ bản, thì việc họ lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp
để sử dụng sẽ dễ dàng hơn đối với một sản phẩm, dịch vụ mà họ chưa từng nghe tới
hoặc có nghe tới nhưng lại khơng có một nhãn hiệu dễ nhớ, dễ hình dung. Vậy nên,
khi thiết kế nhãn hiệu thì yêu cầu cơ bản nhất ngoài việc phải phân biệt được hàng
hóa, dịch vụ đó chính là phải dễ nhận biết, dễ ghi nhớ.24 Một khi đã nhớ đến sản phẩm,

dịch vụ đã từng sử dụng hoặc có ý định sẽ sử dụng, thì sản phẩm, dịch vụ mang nhãn
hiệu sớm hay muộn cũng sẽ khách hàng lựa chọn sử dụng. Lúc này, các nhà sản xuất,
cung cấp dịch vụ chỉ cần đầu tư vào nâng cao chất lượng sản phẩm để thu hút khách
hàng cũng như nâng cao sự uy tín của thương hiệu chứ khơng cần bỏ q nhiều thời
gian, tiền bạc cho các chiến lược quảng cáo sản phẩm.
1.1.3 Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu
Hiệp định TRIPS có quy định cho phép các nước thành viên của hiệp định được
quyền quy định về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được.25 Với
Frederick Mostert, “Authenticity: The Timeless Quest” (2003) 156 Trade mark World 22, 24. Trích dẫn lại từ
Phan Ngọc Tâm, Lê Quang Vinh (2017), tlđd (21), trang 14.
24
Khoản 1 Điều 74 Luật SHTT.
25
Nguyên văn câu cuối của khoản 1 Điều 15, Hiệp định TRIPS:“Các thành viên có thể quy định rằng điều kiện
để được đăng ký là các dấu hiệu phải là các dấu hiệu nhìn thấy được”.
23

12


tư cách là thành viên của WTO, tuân thủ đúng theo quy định của Hiệp định TRIPS,
Việt Nam quy định về điều kiện chung đối với nhãn hiệu được hộ như sau:26
“Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể
cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều
màu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng
hóa, dịch vụ của chủ thể khác”.
Với quy định như trên thì có thể thấy, một hay nhiều dấu hiệu muốn được bảo
hộ tại Việt Nam thì cần đáp ứng hai điều kiện: điều kiện thứ nhất là dấu hiệu đó phải

là dấu hiệu nhìn thấy được, điều kiện thứ hai là dấu hiệu đó phải có khả năng phân
biệt. Như vậy, hai điều kiện này được quy định cụ thể như thế nào?
1.1.3.1 Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được
Dấu hiệu nhìn thấy được hay nói cách khác là dấu hiệu có thể nhận biết được
bằng mắt (thị giác). Pháp luật Việt Nam đã quy định về điều kiện tiên quyết đối với
dấu hiệu được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu là dấu hiệu đó phải nhìn thấy được,
theo đó, tất cả các đơn đăng ký dấu hiệu khơng nhìn thấy được làm nhãn hiệu sẽ bị từ
chối. Đây cũng là cơ sở tuyệt đối để từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu được đề cập đến
trong Quy chế chung về thẩm định nội dung nhãn hiệu của các nước ASEAN. Cụ thể,
một dấu hiệu có thể nhận biết được bằng thính giác hoặc vị giác cũng khơng thể đăng
ký làm nhãn hiệu được vì dấu hiệu này khơng nhìn thấy được. Quy định này loại trừ
việc đăng ký nhãn hiệu “âm thanh” và “mùi vị”, cũng như loại bỏ việc đăng ký những
nhãn hiệu có thể nhận biết được bằng xúc giác hoặc vị giác.27

Điều 72 Luật SHTT.
Quy chế chung về thẩm định nội dung đối với nhãn hiệu của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
(Bản
Tiếng
Việt),
trang
12.
/>EAN+v%E1%BB%81+th%E1%BA%A9m+%C4%91%E1%BB%8Bnh+n%E1%BB%99i+dung+%C4%91%
C6%A1n+%C4%91%C4%83ng+k%C3%BD+Nh%C3%A3n+hi%E1%BB%87u+%28b%E1%BA%A3n+ti%
E1%BA%BFng+Vi%E1%BB%87t%29.pdf/b2fd42a8-089c-4b0c-9304-cf0cb0b1be7c, truy cập ngày 03 tháng
6 năm 2021.
26
27

13



Như vậy, pháp luật Việt Nam chưa bảo hộ các dấu hiệu là âm thanh, mùi vị
hoặc các dấu hiệu khơng nhìn thấy được bằng mắt thường, nhưng có thể nhận biết
được bằng thính giác hay khứu giác. Bởi việc bảo hộ nhãn hiệu trên địi hỏi quốc gia
đó có trình độ phát triển cao, có đủ các điều kiện vật chất, kỹ thuật cũng như trình độ
của các nhà quản lý.28
Các dấu hiệu có thể nhận biết bằng thị giác được quy định tại khoản 1 Điều 72
Luật SHTT là:
+ Từ ngữ, chữ cái: Loại dấu hiệu này chỉ bao gồm những yếu tố có thể đọc
được, gồm những dấu hiệu chứa một hoặc nhiều từ (có hoặc khơng có nghĩa), chữ cái,
ký tự, chữ số hoặc sự kết hợp của các yếu tố này. Chữ cái và chữ số là những dấu hiệu
tạo nên nhãn hiệu phổ biến nhất, bởi vì chữ cái và chữ số có tính đơn giản, dễ nhận
biết, dễ ghi nhớ và dễ thuật lại. Chính vì đây là dấu hiệu phổ biến nhất nên có sự trùng
lặp rất nhiều đối với các nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ. Một lý do để dấu hiệu chữ
cái, chữ số được sử dụng phổ biến là nó liên quan mật thiết đến tên thương mại, chỉ
dẫn địa lý và đặc biệt là trong thời đại phát triển Internet, các dấu hiệu chữ cái, chữ số
còn được đặt cho các tên miền của trang web trên mạng.
+ Dấu hiệu hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều: Việc sử dụng các hình vẽ, hình
ảnh để tạo ra nhãn hiệu cũng rất phổ biến. Thơng qua các hình vẽ, hình ảnh được rất
dễ gây ấn tượng đối với thị giác của người sử dụng. Đặc biệt là nếu hình ảnh, hình vẽ
đó có liên quan trực tiếp đến sản phẩm, dịch vụ, minh họa cho tính chất sản phẩm,
dịch vụ. Tuy nhiên, cần lưu ý là các dấu hiệu hình vẽ, hình ảnh đơn giản như các hình
chữ nhật, hình vng, hoặc các hình q phức tạp, rắc rối, khó có khả năng ghi nhớ
thì sẽ khơng đủ điều kiện được bảo hộ như nhãn hiệu.
+ Dấu hiệu kết hợp: Nếu chỉ sử dụng các dấu hiệu là chữ cái, chữ số để tạo nên
nhãn hiệu thì rất dễ dẫn đến trường hợp bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ, bởi vì như đã
phân tích, dấu hiệu chữ cái và chữ số được sử dụng rất phổ biến trong hầu hết các
nhãn hiệu, do đó khả năng phân biệt của dấu hiệu đó sẽ khơng cao. Vì vậy, để tạo ra
sự khác biệt, hơn nữa là có thể gây ấn tượng đối với người sử dụng sản phẩm thì hầu


Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tlđd (22), trang 293.

28

14


hết các nhãn hiệu hiện nay đều có sự kết hợp giữa các dấu hiệu chữ cái, chữ số, hình
vẽ, hình ảnh.
Như vậy, về cơ bản, pháp luật Việt Nam hiện nay bảo hộ chủ yếu là các dấu
hiệu truyền thống như từ ngữ, chữ cái, hình ảnh, hình vẽ và sự kết hợp của các dấu
hiệu này. Ngoài ra, theo như quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật SHTT thì có dấu hiệu
phi truyền thống được bảo hộ tại Việt Nam là hình ba chiều. Tuy nhiên, việc bảo hộ
nhãn hiệu phi truyền thống của Việt Nam sẽ thay đổi trong tương lai theo hướng toàn
diện hơn, đặc biệt là khi Việt Nam hiện nay là thành viên của Hiệp định đối tác toàn
diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương29(sau đây viết tắt là Hiệp định CPTPP). Cụ
thể, các nước thành viên của Hiệp định CPTPP phải cam kết việc báo hộ nhãn hiệu
đối với dấu hiệu âm thanh, hơn nữa là khuyến khích các nước thành viên bảo hộ cả
mùi hương.30 Việt Nam phải thực hiện việc bảo hộ nhãn hiệu âm thanh sau 3 năm kể
từ ngày CPTPP có hiệu lực.31
1.1.3.2 Nhãn hiệu là dấu hiệu có khả năng phân biệt
Đối với điều kiện thứ hai, để một hay nhiều dấu hiệu được bảo hộ dưới danh
nghĩa nhãn hiệu đó là dấu hiệu được đăng ký bảo hộ phải có khả năng phân biệt hàng
hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.32 Sở
dĩ có điều kiện này là bởi vì chức năng cơ bản và quan trọng nhất của nhãn hiệu là
dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác nhau trong mơi trường kinh
tế. Do đó, một nhãn hiệu muốn được bảo hộ thì nhãn hiệu đó nhất thiết phải có khả
năng phân biệt. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu được cụ thể hóa tại khoản 1 Điều
74 Luật SHTT như sau: “Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo
thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp

thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ”. Nhãn hiệu dễ nhận biết là nhãn hiệu
bao gồm các yếu tố đủ để tác động vào nhận thức, tạo nên ấn tượng có khả năng lưu
giữ trong trí nhớ hay tiềm thức của con người. Bất kỳ ai khi tiếp xúc với chúng đều
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định
thương mại tự do giữa Việt Nam và mười nước thành viên khác (Ốt-xtrây-li-a, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật
Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô. Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po) được ký kết vào ngày 08/3/2018. Hiệp định này có
hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/01/2019, truy cập ngày 23/6/2021.
30
Điều 18.18 mục C, chương 18 Hiệp định CPTPP quy định về Loại dấu hiệu có thể đăng ký làm nhãn hiệu.
31
Điểm f(iv) khoản 4 mục K, chương 18 Hiệp định CPTPP.
32
Khoản 2 Điều 72 Luật SHTT.
29

15


dễ dàng tri giác và dễ ghi nhớ nhận biết về chúng khi đặt bên cạnh các loại nhãn hiệu
khác.33
Ngoài ra, Luật SHTT cũng liệt kê các trường hợp bị coi là khơng có khả năng
phân biệt quy định tại khoản 2 Điều 74, được chia làm hai nhóm:
- Nhóm thứ nhất, trường hợp bị coi là khơng có khả năng phân biệt xuất phát
từ bản thân nhãn hiệu – xuất phát từ phía chủ quan bao gồm các trường hợp sau: dấu
hiệu tạo nên nhãn hiệu bằng các hình, hình học đơn giản hoặc là chữ số, chữ cái, chữ
thuộc các ngôn ngữ không thông dụng; dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc
tên gọi thơng thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngơn ngữ nào đã được sử
dụng rộng rãi, nhiều người biết đến; các dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp
sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, cơng dụng, giá trị
hoặc các đặc tính mơ tả hàng hóa, dịch vụ; dấu hiệu mơ tả hình thức pháp lý, lĩnh vực

kinh doanh của chủ thể kinh doanh; dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch
vụ. Các dấu hiệu tạo nên nhãn hiệu trong trường hợp này sẽ bị từ chối cấp văn bằng
bảo hộ, do bản thân nhãn hiệu đó có các dấu hiệu khơng có khả năng phân biệt với
bất cứ hàng hóa, dịch vụ nào cùng loại. Ví dụ như khi nhãn hiệu mơ tả hình thức pháp
lý của doanh nghiệp như “DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN”, dấu hiệu này rõ ràng là
khơng có khả năng phân biệt chủ thể sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ này với các
doanh nghiệp tư nhân khác trên thị trường có sản xuất, kinh doanh cùng loại hàng hóa,
dịch vụ.
- Nhóm thứ hai, các trường hợp bị coi là khơng có khả năng phân biệt xuất
phát từ bên ngồi nhãn hiệu – xuất phát từ phía khách quan: đây là trường hợp nhãn
hiệu có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đối với tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng
công nghiệp; hoặc là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các
nhãn hiệu khác đang được bảo hộ. Về cơ bản, nhãn hiệu này đã có khả năng phân biệt,
tức thỏa mãn nhóm thứ nhất, tuy nhiên, nhãn hiệu này lại có dấu hiệu trùng hoặc tương
tự đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ. Điều này cũng
dẫn tới nhãn hiệu có các dấu hiệu trùng hoặc tương tự với các đối tượng sở hữu cơng

Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ (Tái bản lần 2), NXB. Cơng an nhân dân
Hà Nội, trang 132.
33

16


nghiệp đang được bảo hộ này khơng cịn có khả năng phân biệt, do đó, những đơn
đăng ký này sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
1.1.4 Xác lập quyền đối với nhãn hiệu
1.1.4.1 Căn cứ xác lập quyền đối với nhãn hiệu
Theo Luật SHTT34 thì quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác
lập dựa trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm

quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế
theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, quyền
sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng mà
không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký. Điều này của Luật SHTT được hướng dẫn cụ
thể tại Điều 6 Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định về căn cứ, thủ tục xác lập quyền
sở hữu công nghiệp 35 như sau:
+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết
định của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp Văn bằng bảo hộ cho
người nộp đơn đăng ký các đối tượng đó theo quy định tại Chương VII, Chương VIII
và Chương IX của Luật Sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu cơng nghiệp đối với nhãn hiệu
đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid được xác lập trên cơ
sở công nhận của cơ quan quản lý nhà nước đối với đăng ký quốc tế đó.
+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ
sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu
trí tuệ mà khơng cần thực hiện thủ tục đăng ký.
Như vậy, theo các quy định trên thì quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công
nghiệp cấp văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Trừ trường hợp
đó là nhãn hiệu nổi tiếng thì được xác lập trên cơ sở sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó
theo quy định tại Điều 75 của Luật SHTT mà không cần xác lập dựa trên văn bằng
bảo hộ36. Đối với các nhãn hiệu quốc tế đăng ký theo Thỏa ước Madrid và Nghị định
Điểm a khoản 3 Điều 6 Luật SHTT.
Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 122/2010/NĐ-CP
ngày 31/12/2010.
36
Điều 75 Luật SHTT quy định về tiêu chí đánh giá đối với nhãn hiệu nổi tiếng.
34
35


17


thư Madrid sẽ được xác lập quyền trên cơ sở công nhận của cơ quan quản lý nhà nước
đối với đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế đó. Từ các quy định trên có thể thấy, việc xác
lập quyền bảo hộ đối với nhãn hiệu sẽ thông qua ba cách thức trên: cấp văn bằng bảo
hộ đối với nhãn hiệu thơng thường37 (văn bằng bảo hộ này có tên gọi là Giấy chứng
nhận đăng ký nhãn hiệu), việc sử dụng hợp pháp đối với nhãn hiệu nổi tiếng38, việc
công nhận bảo hộ đối với các nhãn hiệu quốc tế39 (thông qua quyết định chấp nhận
bảo hộ hoặc giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam).
1.1.4.2 Trình tự, thủ tục xác lập quyền đối với nhãn hiệu
Chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Với chức năng cơ bản là phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức
hay nói cách khác là giúp người tiêu dùng biết được chủ thể sản xuất hàng hóa, chủ
thể cung cấp dịch vụ. Do đó, nhìn chung, pháp luật SHTT chia ra hai nhóm chủ thể
sau có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu40:
- Các chủ thể tiến hành sản xuất hàng hóa hay cung cấp dịch vụ trên thị trường.
Với việc tạo ra nhãn hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với các chủ thể
khác trên thị trường, chủ thể tiến hành sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ có quyền
nộp đơn đăng lý bảo hộ nhãn hiệu để mình trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu hợp pháp
và được bảo hộ thông qua việc được cấp văn bằng bảo hộ.
- Chủ thể tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn
hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều
kiện người sản xuất khơng sử dụng nhãn hiệu đó và khơng phản đối việc đăng ký nhãn
hiệu. Trong nền kinh tế thị trường, việc phân hóa các phân đoạn sản xuất, buôn bán
để đạt hiệu quả cao nhất là việc rất phổ biến. Do đó, khơng nhất thiết một chủ thể phải
nắm vai trị từ sản xuất cho đến bn bán kinh doanh một loại sản phẩm nào đó. Thay
vì tự sản xuất, các chủ thể hoạt động thương mại có thể thuê một bên sản xuất theo
thiết kế, yêu cầu của mình. Trong trường hợp này, chủ thể tiến hành hoạt động thương
mại hợp pháp đó có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường


Mục 1.2 Chương 1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.
Mục 1.5 Chương I Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.
39
Mục 1.4 Chương I Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.
40
Điều 87 Luật SHTT.
37
38

18


×