Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NỘI VỤ
…………/…………
……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN XUÂN CANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO PHẬT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NỘI VỤ
…………/…………
……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN XUÂN CANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO PHẬT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CƠNG

Chun ngành: Quản lý Cơng


Mã số

: 8 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ THU PHƯỢNG

HÀ NỘI NĂM 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Quản lý nhà nước đối với hoạt động của
Đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” là cơng trình nghiên cứu khoa học
nghiêm túc của bản thân. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn là hồn tồn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Việc sử dụng, trích dẫn
tư liệu của một số cơng trình nghiên cứu đã công bố khi đưa vào luận văn
được thực hiện đúng quy định. Kết quả nghiên cứu khoa học của luận văn
chưa được cơng bố ở bất cứ cơng trình nào.

TÁC GIẢ

Nguyễn Xuân Canh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành nhiệm vụ đề tài luận văn “Quản lý nhà nước đối với hoạt
động của Đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”, tác giả đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, hướng dẫn, chia sẻ, và giúp đỡ của các nhà khoa học, thầy,
cô giáo, nhà quản lý và tổ chức, cá nhân.

Với tình cảm trân thành, tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quý thầy cô
là giảng viên Học viện Hành chính Quốc Gia, Khoa Quản lý Nhà nước về Xã
Hội và đặc biệt là Tiến Sĩ Lê Thị Thu Phượng đã tận tình chỉ bảo, hướng
dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám đốc Học viện
Hành chính Quốc gia, Lãnh đạo Khoa Sau Đại học, thầy cô giáo chủ nhiệm đã
tạo mọi điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn sự quan tâm tạo điều kiện của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Nội
vụ tỉnh Vĩnh Phúc, Ban Tôn Giáo tỉnh, Ban Trị Sự Giáo hội Phật giáo Việt
Nam tỉnh Vĩnh Phúc đã nhiệt tình cung cấp số liệu, tham gia đóng góp ý kiến,
trao đổi trực tiếp những nội dung mà đề tài nghiên cứu.
Mặc dù luận văn được triển khai nghiêm túc và khoa học, bản thân tác giả
có nhiều nỗ lực và cố gắng, song sẽ không thể tránh được những thiếu sót, tác
giả mong nhận được ý kiến chỉ bảo và góp ý của q thầy cơ và bạn bè để
luận văn được hoàn thiện hơn.

TÁC GIẢ

Nguyễn Xuân Canh

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GHPGVN

: Giáo hội Phật giáo Việt Nam

XHCN


: Xã hội chủ nghĩa

KCN

: Khu công nghiệp

QLNN

: Quản lý nhà nước

TCN

: Trước cơng ngun

TNTG

: Tín ngưỡng tơn giáo

UBND

: Ủy ban nhân dân

iii


DANH MỤC BẢNG
Sơ đồ 1: Quy trình khung nghiên cứu quản lý nhà nước về hoạt động của đạo
Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. ..................................................................... 9
Bảng 2.1: Số liệu cơ sở thờ tự, chức sắc, tín đồ đạo Phật của Vĩnh Phúc ...... 58


iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... iv
MỤC LỤC ........................................................................................................ v
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO PHẬT ................................................................ 12
1.1. Một số khái niệm liên quan đến luận văn ............................................. 12
1.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật ............ 20
1.3. Chủ thể, đối tượng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật22
1.4. Nội dung và phương thức quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo
Phật ............................................................................................................... 26
1.5. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với đạo Phật ................ 33
1.6. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật ở một số
địa phương.................................................................................................... 37
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 44
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO PHẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC 45
2.1. Khái quát chung về tỉnh Vĩnh Phúc ...................................................... 45
2.2. Khái quát chung về đạo Phật ở Việt Nam và ở tỉnh Vĩnh Phúc ........... 48
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc ....................................................................................... 63
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay ........................................................... 83
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 89

v


CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO PHẬT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ......................................................... 90
3.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo và công tác tôn
giáo hiện nay ................................................................................................ 90
3.2. Phương hướng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới................................................... 94
3.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với
hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới ..... 97
3.4. Một số khuyến nghị ............................................................................ 112
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 114
KẾT LUẬN .................................................................................................. 115
CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN VĂN .......................................................................................... 117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 118
PHỤ LỤC

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Đạo Phật là một tôn giáo lớn trên thế giới, ra đời ở Ấn Độ vào thế kỷ
thứ VI TCN. Trong quá trình phát triển và truyền bá, đạo Phật đã được lan
rộng đến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ngay từ những
năm đầu của kỷ nguyên thứ nhất, đạo Phật được truyền vào nước ta đã được
các tầng lớp nhân dân đón nhận và phát triển. Trải qua những thăng trầm của

lịch sử, đạo Phật luôn đồng hành cùng dân tộc, đất nước hưng thịnh thì đạo
Phật được xiển dương. Vì vậy, mọi hoạt động của Tăng Ni, phật tử ln xuất
phát từ lợi ích dân tộc, vì sự an lạc của cuộc sống nhân sinh và tiến bộ xã hội.
Với truyền thống hộ quốc an dân, Tăng Ni, phật tử đạo Phật Việt Nam đã làm
được nhiều Phật sự ích đạo lợi đời, góp phần to lớn vào đấu tranh giành độc
lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong kháng
chiến, nhiều Tăng Ni, phật tử đã tích cực tăng gia sản xuất tạo ra của cải vật
chất cho xã hội, ủng hộ đất nước khó khăn. Nhiều cơ sở tự viện của đạo Phật
trở thành những nơi an toàn bảo vệ cán bộ cách mạng, nhiều Tăng sĩ làm lễ hạ
áo cà sa, tòng quân ra trận trực tiếp tham gia hoạt động cách mạng. Nhiều
người bị bắt tù đầy nhưng vẫn tỏ rõ tinh thần đại hùng đại lực và đại từ bi
mang đậm nét giáo lý của đức Phật. Đất nước hoàn thành sự nghiệp cách
mạng đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc, đạo Phật Việt Nam
bước sang một trang sử mới.
Trải qua hơn 2000 năm lịch sử đồng hành cùng dân tộc, đạo Phật ln
hịa mình cùng với dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tăng
Ni, phật tử đã vận dụng sáng tạo giáo lý từ bi của đức Phật, phục vụ đời sống
nhân sinh. Nhiều cơ sở từ thiện xã hội được thiết lập tại các tự viện, như hệ
thống Tuệ Tĩnh Đường, chẩn trị y học dân tộc, trường nuôi dạy trẻ mồ côi,
khuyết tật, trung tâm chăm sóc người già, …những việc làm đó xuất phất từ
giáo lý của đức Phật “Phục vụ chúng sinh là cúng dàng chư Phật” góp phần
1


thành công chung mục tiêu của quốc gia: dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ và văn minh.
Vĩnh Phúc là một trong những nơi đạo Phật truyền bá từ rất sớm. Từ
thời Hùng Vương, đã có các đồn truyền giáo từ Ấn Độ sang vùng núi Tây
Thiên - Tam Đảo xây chùa hoằng pháp. Vì vậy, Tây Thiên đã trở thành thánh
địa linh thiêng, là cái nôi của đạo Phật Việt Nam và cũng là trung tâm tâm

linh bậc nhất của nước ta.
Đạo Phật là tôn giáo lớn nhất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay,
Trong quá trình hoạt động ln thể hiện tinh thần đồn kết gắn bó, góp phần
ổn định xã hội địa phương. Đạo Phật ở Vĩnh Phúc, trong mọi hoạt động luôn
đi đầu so với các tôn giáo khác trên địa bàn tỉnh, thực hiện tốt chính sách
pháp luật của nhà nước và quy định của Giáo hội. Tuy nhiên trong những năm
gần đây, hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc xuất hiện những
vấn đề đáng lo ngại, như: về phía Giáo hội trong hoạt động lãnh đạo chỉ đạo
chưa có sự thống nhất cao giữa các chức sắc lãnh đạo giáo hội; xuất hiện hiện
tượng tranh giành quyền lực lãnh đạo giáo hội, mâu thuẫn nội bộ Tăng Ni;
một số phật tử xấu lợi dụng hoạt động của đạo Phật để hoạt động mê tín dị
đoan, trục lợi cá nhân, xảy ra hiện tượng biến gia đình thành cở sở đạo tràng,
đặt tượng trái pháp luật, khiếu kiện, kích động tín đồ phá hoại chính sách
đồn kết tơn giáo. Do đó, cần đẩy mạnh cơng tác quản lý nhà nước về hoạt
động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về tơn giáo nói
chung, quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật nói riêng trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc đạt được nhiều thành tựu quan trọng, chính quyền địa phương
đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, vận động tổ chức thực hiện chủ trương, chính
sách, pháp luật về tôn giáo của Đảng và Nhà nước vào đời sống xã hội, giải
quyết yêu cầu hoạt động tơn giáo chính đáng, đúng pháp luật tạo ra sự ổn định
về chính trị - xã hội, đảm bảo về an ninh quốc phòng, đời sống nhân dân được
2


cải thiện, nhân dân theo đạo “sống tốt đời đẹp đạo”, đoàn kết lương giáo trong
mặt trận thống nhất, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, tạo
tiền đề quan trọng để quyết tâm phấn đấu xây dựng Vĩnh Phúc trở thành tỉnh
công nghiệp phát triển. Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác quản lý
nhà nước đối với đạo Phật ở Vĩnh Phúc còn nhiều hạn chế cần khắc phục như

công tác tôn giáo ở địa phương còn nhiều bất ổn, các cơ quan, tổ chức làm
công tác tôn giáo chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, đặc biệt vai trò quản lý nhà
nước đối với tơn giáo ở một số đơn vị cịn bng lỏng, chưa bám sát thực tiễn,
chưa chú trọng tính khoa học trong quản lý. Một số cán bộ làm công tác quản
lý nhà nước về tôn giáo ở cấp tỉnh, cấp huyện làm không đúng chuyên môn
được đào tạo, không ổn định thường xuyên, cán bộ cấp cơ sở vừa thiếu, vừa
yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Quan điểm
giải quyết các vấn đề tơn giáo thiếu thống nhất.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn công tác quản lý nhà nước đối với hoạt
động của đạo Phật ở Vĩnh Phúc hiện nay, tác giả chọn đề tài: “Quản lý nhà
nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” làm
luận văn chun ngành Quản lý cơng.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
2.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu lý luận về tơn giáo, quan điểm và
chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo.
Nghiên cứu của tác giả Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Đức Lữ về “Tư
tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo và cơng tác tôn giáo” [34]. Nghiên cứu đã đề
cập đến tư tưởng của Hồ Chí Minh về tơn giáo, về mối quan hệ tôn giáo ở
một số lĩnh vực của đời sống xã hội: mối quan hệ giữa tôn giáo với dân tộc,
mối quan hệ giữa đạo với đời, mối quan hệ giữa tơn giáo với văn hóa đạo đức,
mối quan hệ tơn giáo với chính trị.
Tác giả Nguyễn Đức Lữ khi nghiên cứu về “Lý luận về tơn giáo và
chính sách tôn giáo ở Việt Nam” [33], đã đề cập về lý luận tôn giáo, chủ
3


nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo, về tình hình tơn giáo
trên thế giới và đặc điểm tình hình tơn giáo ở Việt Nam.
Tác Giả Ngô Hữu Thảo khi nghiên cứu về “Công tác tôn giáo từ quan
điểm Mác - Lênin đến thực tiễn Việt Nam” [42], đã phân tích những quan

điểm của các nhà duy vật biện chứng về công tác tôn giáo, như quan điểm của
Mác với việc nhận thức về công tác tơn giáo trong hệ thống chính trị, quan
điểm của Lê nin về vấn đề kết nạp người có tơn giáo vào Đảng.
Tác giả Nguyễn Hồng Dương khi nghiên cứu về “Quan điểm, đường
lối của Đảng về tôn giáo và những vấn đề tôn giáo của Việt Nam hiện nay”
[18], đã làm sáng tỏ những cơ sở lý luận về tôn giáo, q trình nhận thức của
Đảng về vấn đề tơn giáo, cơng tác tơn giáo và chính sách tơn giáo qua các
cương lĩnh, văn kiện, nghị quyết của Đảng từ thời kỳ đổi mới đến nay.
Nghiên cứu của Phạm Hữu Xun về “Quan điểm Hồ Chí Minh về tín
ngưỡng tơn giáo” [52], cho thấy Hồ Chí Minh tự do tơn giáo thực sự chỉ có
được khi đất nước được độc lập. Nói cách khác tự do tơn giáo phải gắn với lợi
ích của cả dân tộc, tự do tơn giáo khơng phải để duy trì và biện minh cho
quan hệ thống trị giai cấp và quyền tự do tín ngưỡng là quyền dân chủ, được
pháp luật thừa nhận, cũng như các quyền khác, quyền phải gắn liền với trách
nhiệm nghĩa vụ của công dân.
Như vậy, các tác giả đã đi nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
về tôn giáo, cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo và công tác tôn
giáo, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn
giáo, công tác tôn giáo trong thời kỳ đổi mới. Phân tích mối quan hệ giữa các tổ
chức tơn giáo với nhà nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
2.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo
Tác giả Hoàng Văn Chức nghiên cứu về “Quản lý nhà nước về tôn
giáo, dân tộc” [11], đã đưa ra khái quát chung về tôn giáo bao gồm khái niệm,
4


nguồn gốc, bản chất và vai trị của tơn giáo, những xu thế hiện nay của các
tôn giáo trên thế giới, nội dung quản lý nhà nước về tôn giáo.
Tác giả Nguyễn Hữu Khiển nghiên cứu về “Quản lý nhà nước đối với

hoạt động tôn giáo trong điều kiện xây dựng nhà nước dân chủ, pháp quyền Việt
Nam hiện nay” [31]. Theo tác giả việc thực hiện đối với quản lý nhà nước đối
với hoạt động tôn giáo được thể hiện ở các nội dung sau: Một là, quản lý việc
thành lập tổ chức tôn giáo. Hai là, quản lý đối với hoạt động theo nghi thức tôn
giáo. Ba là, quản lý và giám sát những biến động về tổ chức của các tôn giáo.
Bốn là, quản lý cơ sở vật chất tôn giáo. Năm là, quản lý hoạt động in, xuất bản
kinh sách. Sáu là, quản lý hoạt động đào tạo chức sắc, hoạt động từ thiện nhân
đạo của các tổ chức tôn giáo, Bảy là, phổ biến tuyên truyền chính sách pháp luật
về tơn giáo. Tám là, tăng cường cơng tác vận động chức sắc, tín đồ xây dựng cơ
sở chính trị trong các tơn giáo. Chín là, đào tạo, kiện tồn đội ngũ làm cơng tác
tơn giáo, xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo.
Tác giả Bùi Hữu Dược trong nghiên cứu “Quản lý nhà nước về tôn giáo
ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay” [19], đã xây dựng được cơ sở lý luận và cơ
sở thực tiễn quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
Tập bài giảng “Tôn giáo và công tác tôn giáo” [3], của Ban Tôn giáo
Chính Phủ đã đưa ra quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh về tơn giáo, những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính
sách pháp luật của nhà nước về tơn giáo trong thời kỳ đổi mới.
Các học giả đã tập trung nghiên cứu những cơ sở lý luận quản lý nhà
nước về tôn giáo, hoạt động tôn giáo, xây dựng được khung cơ sở lý luận
quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam. Nghiên cứu về hệ thống pháp luật,
chính sách của nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam.
2.3. Những nghiên cứu về đạo Phật
Tác giả Hịa thượng Thích Thiện Hoa trong nghiên cứu “Phật học phổ
thông” [25], đã nghiên cứu tổng thể về sự ra đời của đạo Phật, đưa ra được
giáo lý căn bản của đạo Phật như tứ diệu đế, duyên khởi, nghiệp.
5


Tác giả Nguyễn Lang trong nghiên cứu “Phật giáo sử luận” [32], đã

cung cấp một cái nhìn tổng thể về sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam,
lịch sử phát triển của Phật giáo Việt Nam.
Tác giả Trần Hữu Danh trong nghiên cứu “Sự tích Đức Phật Thích Ca”
[17], đã cung cấp những kiến thức quan trọng về lịch sử hình thành, phát triển
của Phật giáo, trong đó quan trọng nhất là lịch sử của người sáng lập đạo Phật
và những tư tưởng đầu tiên của Phật Thích Ca.
Tác giả Nguyễn Thị Thúy Anh trong nghiên cứu “Ảnh hưởng của Phật
giáo đối với tinh thần xã hội Nhật Bản” [1]. Nghiên cứu đã đưa ra sự so sánh
về ảnh hướng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần xã hội ở Nhật Bản và
Việt Nam. Điểm tương đồng giữa tôn giáo Nhật Bản và Việt Nam là đều vận
dụng và coi tam giáo đồng nguyên là nền tảng tư tưởng chung, Phật giáo linh
hoạt gắn liền với các dân tộc và trở thành tôn giáo dân tộc, đạo đức Phật giáo
ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống đạo đức xã hội.
Tác giả Thiều Quang Hiếu trong nghiên cứu “Quản lý nhà nước đối với
hoạt động của Phật giáo hiện nay” [26], đã đưa ra sự cần thiết trong công tác
quản lý nhà nước đối với Phật giáo, thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt
động Phật giáo ở Việt Nam hiện nay và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản
lý nhà nước với hoạt động Phật giáo ở Việt Nam trong thời gian tới.
Tác giả Phạm Bảo Khánh trong nghiên cứu “Thực trạng hoạt động Phật
giáo trên địa bàn Hà Nội và một số vấn đề cần quan tâm trong công tác quản
lý nhà nước” [30], đã chỉ ra những bất cập còn tồn tại trong hoạt động của đạo
Phật trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xuất một số giải pháp trong công tác
quản lý nhà nước để giải quyết các bất cập.
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu trên có đóng góp to lớn về mặt lý
luận và thực tiễn trong việc quản lý nhà nước về tơn giáo nói chung. Tuy nhiên,
vẫn chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào quản lý nhà nước đối với hoạt động của
đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Vì vậy, kế thừa những thành quả của các
cơng trình nghiên cứu trên, luận văn “Quản lý nhà nước đối với hoạt động của
6



đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” với những kết quả đạt được, sẽ góp phần
hồn thiện hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về hoạt
động của đạo Phật nói chung và đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng
hiện nay và đề xuất các giải pháp khả thi để quản lý tốt trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận văn có những nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
- Nghiên cứu cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với hoạt động của
đạo Phật, áp dụng trong quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của
đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua.
- Nghiên cứu những quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước về đạo Phật.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối
với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về quản lý nhà
nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo quy
định của pháp luật.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước đối với
hoạt động của đạo Phật theo quy định của pháp luật. Tập trung nghiên cứu các

7


vấn đề chính như sau: Một là, những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về hoạt
động của đạo Phật; Hai là, thực trạng hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc; Ba là, thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Bốn là, những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
- Về không gian: Luận văn được triển khai nghiên cứu thực tiễn trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu từ năm 2016 đến nay (từ
khi có Luật Tín ngưỡng, tơn giáo).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử để nhìn nhận đối tượng nghiên cứu. Với phương pháp duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử, đạo Phật ở địa bàn nghiên cứu (tỉnh Vĩnh Phúc) được nhìn
nhận như kết quả của một quá trình lịch sử đạo Phật được truyền đến vùng đất
này và tiếp tục được bổ sung hoàn thiện trong sinh hoạt đời sống sản xuất và
đấu tranh với thiên nhiên và các thế lực thù địch.
Nghiên cứu còn được thực hiện dựa trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí
Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
về tôn giáo.
Vận dụng các lý thuyết và thực tiễn vào trong trường hợp nghiên cứu cụ
thể của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có thể đưa ra quy trình khung
nghiên cứu (tiếp cận nghiên cứu) quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Phật
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở tư duy lôgic và hệ thống để giải quyết
các nhiệm vụ nghiên cứu. Quy trình khung nghiên cứu sẽ bao gồm: dựa trên
việc làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, các khái niệm liên quan đến quản lý nhà

nước về đạo Phật, kinh nghiệm quản lý nhà nước về đạo Phật ở một số địa
phương. Kết quả của nghiên cứu thực trạng và những vấn đề đặt ra sẽ là căn cứ
8


thực tiễn để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà
nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được thể hiện
trong sơ đồ 1 dưới đây:
Yếu tố chủ quan

Lý luận QLNN về đạo
Phật

Thực trạng hoạt
động của Đạo Phật
và công tác QLNN
đối với đạo Phật
trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc

Kinh nghiệm QLNN về
đạo Phật ở một số địa
phương

Xác định
những
vấn đề
đặt ra và
nguyên
nhân thực

trạng

Quan điểm
của Đảng và
Nhà nước về
TNTG; một số
giải pháp
nhằm tăng
cường QLNN
về hoạt động
của đạo Phật
trên địa bàn
tỉnh Vĩnh
Phúc

Yếu tố khách quan

Nguồn: Tác giả
Sơ đồ 1: Quy trình khung nghiên cứu quản lý nhà nước về hoạt động của
đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
5.2. Phương Pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn tác giả sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh
Phương pháp này dựa trên cơng trình nghiên cứu, các tài liệu, các báo
cáo có liên quan, sách báo, giáo trình, các tạp chí khoa học trước đó đã cơng
bố và các phương tiện truyền thông internet để tổng hợp các kết quả nghiên
cứu phù hợp với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đặt ra.
Đây cũng là phương pháp khơng thể thiếu trong q trình nghiên cứu
những vấn đề mang tính định lượng như đánh giá thực trạng hoạt động của

9


đạo Phật và định tính của hoạt động quản lý nhà nước đối với đạo Phật. Việc
sử dụng các phương pháp này để tham khảo tài liệu, các cơng trình có liên
quan, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu từ các sách, báo, báo cáo hội
nghị, hội thảo… những văn bản quản lý nhà nước liên quan đến đạo Phật và
công tác quản lý nhà nước đối với đạo Phật.
- Phương pháp điều tra, khảo sát, phỏng vấn sâu
Đây là phương pháp quan trọng nhằm xác định những vấn đề đặt ra
trong công tác quản lý nhà nước đối với đạo Phật. Điều tra khảo sát trực tiếp
bằng việc đi thực tế, qua quan sát, ghi chép và trao đổi trực tiếp đối với các
đối tượng liên quan để có ý kiến khách quan về quản lý nhà nước đối với hoạt
động của đạo Phật và tìm ra những khó khăn, bất cập.
Ngồi phương thức điều tra khảo sát, việc phỏng vấn sâu một số đối
tượng tham gia vào quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật ở địa
phương nghiên cứu cũng được thực hiện.
- Phương pháp chun gia
Ngồi các phương pháp tự thân thì phương pháp chun gia cũng đóng
vai trị hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Bản thân hoạt
động của đạo Phật và cơng tác quản lý mang tính tổng hợp cao, do vậy muốn
đảm bảo được các đánh giá về các thực trạng và định hướng nhằm hoàn thiện
quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Phật đòi hỏi sự tham gia của các
chuyên gia, các nhà quản lý ở nhiều lĩnh vực có liên quan.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Luận văn góp phần hệ thống lại cơ sở khoa học của quản lý nhà nước
đối với đạo Phật và áp dụng trong quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo
Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
10



6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn phân tích rõ những nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh
hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc.
Làm rõ thực trạng hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của
đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối
với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tơn
giáo nói chung và quản lý nhà nước về đạo Phật nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận văn được kết cấu thành ba chương, bao gồm:
Chương 1. Cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với hoạt động của
đạo Phật.
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 3. Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

11


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO PHẬT
1.1. Một số khái niệm liên quan đến luận văn

1.1.1. Tín ngưỡng
Theo từng góc độ tiếp cận, có nhiều khái niệm tín ngưỡng khác nhau
được đưa ra. Ở phương Tây, tín ngưỡng được hiểu là một tơn giáo chưa hồn
chỉnh, mang tính độc lập và ở cấp độ thấp hơn tôn giáo.
Ở phương Đông thuật ngữ tín ngưỡng thể hiện ở hai nội dung tin tưởng
và ngưỡng mộ. Theo đó tín ngưỡng là việc cộng đồng người có niềm tin,
ngưỡng mộ về hệ thống các yếu tố mang tính linh thiêng được hình thành
trong tiến trình lịch sử.
Việt Nam là quốc gia xuất phát từ nền văn minh lúa nước, nên cách
tiếp cận về tín ngưỡng có nét tương đồng với quan điểm về tín ngưỡng ở
phương Đơng.
Theo Luật Tín ngưỡng, tơn giáo năm 2016, tín ngưỡng được định nghĩa
là: “Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những
nghi lễ gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an
về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng”. [39]
Như vậy, tín ngưỡng có thể hiểu là niềm tin mang tính linh thiêng, ca
ngợi về những biểu tượng, giá trị văn hóa tích cực, đạo đức cao đẹp, đặc biệt
là lòng biết ơn của người đi sau đối với người đi trước, của nhân dân đối với
các vị anh hùng.
1.1.2. Tôn giáo và hoạt động tôn giáo
1.1.2.1. Khái niệm tơn giáo
Hiện nay trên thế giới có nhiều cách hiểu và quan niệm khác nhau về
tôn giáo. Có quan niệm duy tâm, thần học, cũng có quan niệm duy vật, biện
chứng, ngay ở nước ta việc đưa ra khái niệm tôn giáo cũng rất khác nhau do
12


tính đa dạng, phong phú của các tơn giáo. Các khái niệm, định nghĩa tơn giáo
thường đưa ra những lí lẽ diễn giải về vai trị của tơn giáo trong xã hội.
Dưới góc độ thần học, P.A.Phlorensky cho rằng: “nếu xét về mặt bản

thể luận, tôn giáo là sự sống của chúng ta, thì xét về mặt hiện tượng học, thì
tơn giáo là hệ thống những hành vi và cảm xúc đảm bảo sự giải thốt, cứu rỗi
tâm hồn, nói cách khác, sự giải thoát hiểu theo nghĩa tâm lý học rộng nhất của
từ này là cân bằng của đời sống tinh thần” [27, tr.26].
Dưới góc độ triết học, Ph.Ăngghen đưa ra định nghĩa tôn giáo như sau:
“tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc con
người của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ
có sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những
lực lượng siêu trần thế” [27, tr.473]. Các nhà nghiên cứu Mácxít về tơn giáo
thường coi câu nói của Ăngghen là định nghĩa của Chủ nghĩa Mác về tôn giáo.
Theo C.Mác: “tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa
tìm ra được bản thân mình, hoặc để mất bản thân mình một lần nữa. Nhưng con
người khơng phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngồi thế giới.
Con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội. Nhà nước ấy, xã
hội ấy, sản sinh ra tôn giáo, tức là thế giới quan lộn ngược” [28, tr.414].
Tôn giáo (tiếng Latinh - Religio) đồng nghĩa với sự sùng đạo, mộ đạo,
đối tượng được sùng bái. Trong các từ điển thông dụng, thường định nghĩa
“tôn giáo là sự sùng bái và sự thờ phụng của con người đối với thần linh hoặc
các mối quan hệ của con người đối với thần linh” [29, tr.13].
Ở Việt Nam cho đến nay cũng có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tôn
giáo như: Theo từ điển tiếng việt “tơn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm
những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự
nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự nhiên quyết định số phận con
người, con người phải phục tùng tôn thờ” [49, tr.128].
13


Dưới góc độ pháp lý, khái niệm tơn giáo được quy định tại Khoản 5,
Điều 2, Luật Tín ngưỡng, tơn giáo: “tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại
với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo

luật, nghi lễ và tổ chức” [39].
Mặc dù giải thích các khái niệm này khá phức tạp, thậm chí khơng có sự
thống nhất. Tuy nhiên nói đến tơn giáo hồn chỉnh khơng thể khơng nói đến một
số dấu hiệu cơ bản sau: cộng đồng người có chung niềm tin vào một thế lực
thiên thần hay nhân thần nào đó; có hệ thống giáo lý, giáo luật, giáo lễ và có tổ
chức giáo hội, đội ngũ chức sắc, nhà tu hành và lực lượng tín đồ đơng đảo.
Từ sự phân tính trên, có thể hiểu tôn giáo là niềm tin của con người vào
các lực lượng siêu nhiên, vơ hình, mang tính thiêng liêng, được chấp thuận
một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo nhằm lý giải những vấn
đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa
dạng, tùy thuộc vào từng thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý văn hóa khác nhau,
phụ thuộc vào nội dung từng tơn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ,
giáo lý những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo
khác nhau.
Như vậy đối tượng quản lý của tơn giáo, theo điều 2 Luật Tín ngưỡng,
tơn giáo bao gồm:
Thứ nhất, Tín đồ là người tin, theo một tơn giáo và được tổ chức tơn
giáo đó thừa nhận.
Thứ hai, Chức sắc là tín đồ được tổ chức tơn giáo phong phẩm hoặc suy
cử để giữ phẩm vị trong tổ chức.
Thứ ba, Chức việc là người được tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực
thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo bổ nhiệm,
bầu cử hoặc suy cử để giữ chức vụ trong tổ chức.
14


Thứ Tư, Nhà tu hành là tín đồ xuất gia, thường xuyên thực hiện nếp
sống riêng theo giáo lý, giáo luật và quy định của tổ chức tôn giáo.
Thứ năm, Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất,
thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp của tổ chức tôn giáo.

1.1.2.2. Hoạt động tơn giáo
Theo Khoản 11, Điều 2, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định: “Hoạt
động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ
chức của tơn giáo” [39].
Theo quy định trên thì hoạt động tôn giáo gồm 3 nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất, hoạt động truyền bá tôn giáo. Truyền bá giáo lý, giáo luật
(còn gọi là truyền đạo) là việc tuyên truyền những quan niệm, lý lẽ về vũ trụ,
về nhân sinh, những hành vi phải tuân phục vào lịch sử của tôn giáo. Thông
qua hoạt động truyền đạo, niềm tin tơn giáo của tín đồ được củng cố, luật lệ
của tơn giáo được các tín đồ thực hiện. Cịn người chưa phải là tín đồ, hoạt
động truyền đạo có vai trị dẫn dắt xây dựng niềm tin và trở thành người theo
tôn giáo. Vậy hoạt động truyền đạo chính là để củng cố và phát triển tín đồ.
Việc truyền đạo phải tuân thủ các quy định của pháp luật như: tổ chức truyền
đạo phải là tổ chức được nhà nước công nhận, người truyền đạo phải là tu sỹ
hợp pháp, phương tiện truyền đạo phải được nhà nước thừa nhận, nội dung và
phương pháp truyền đạo phải đúng với giáo lý của tơn giáo đó.
Thứ hai, sinh hoạt tơn giáo. Thực hành giáo luật, nghi lễ (cịn gọi là
hành đạo) là hoạt động của tín đồ, chức sắc nhà tu hành tôn giáo thể hiện sự
tuân thủ nghiêm ngặt những quy định, phép tắc, thỏa mãn đức tin tơn giáo của
cá nhân hay cộng đồng tín đồ.
Thứ ba, quản lý tổ chức của tôn giáo. Hoạt động quản lý hành chính
đạo của giáo hội tơn giáo thực hiện các quy định của pháp luật, thực hiện hiến
chương, điều lệ của tổ chức tơn giáo, đảm bảo duy trì trật tự, hoạt động trong
tổ chức tôn giáo.
15


1.1.3. Mê tín dị đoan
Thuật ngữ “mê tín” được dùng để biểu đạt cho trạng thái tin vào điều
gì đó ở mức độ mê muội hoặc đã làm cho người ta tin vào một cách mê muội.

Thuật ngữ “Dị đoan” được hiểu là hiểu sai và làm sai so với cái chính thống.
Vì vậy mê tín dị đoan là tin một cách mê muội vào điều khơng chính thống
hay điều khơng chính thống đó đã làm cho người ta tin một cách mê muội, mù
qng, khơng có cơ sở. Mê tín dị đoan thường được dùng nhiều trong lĩnh vực
tín ngưỡng tơn giáo.
Mê tín dị đoan được hiểu là có niềm tin vào những thứ nhảm nhí, mơ
hồ, khơng có thật và không phù hợp với quy luật tự nhiên, chủ yếu xuất hiện
trong lĩnh vực tín ngưỡng tơn giáo và dẫn tới những hậu quả xấu cho cá nhân,
gia đình và xã hội về thời gian, tài sản, sức khỏe thậm chí là nguy hiểm đến
tính mạng con người.
1.1.4. Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
Nghiên cứu về quản lý nhà nước (QLNN) về tôn giáo có rất nhiều cách
tiếp cận khác nhau, tuy nhiên phần lớn các học giả tiếp cận khái niệm này
theo hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tơn giáo là q
trình dùng quyền lực nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) của các cơ
quan nhà nước theo quy định của pháp luật, nhằm điều chỉnh, hướng dẫn các
hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với pháp
luật, đạt được mục tiêu cụ thể của chủ thể quản lý nhà nước [3, tr.28].
Theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tơn giáo là q
trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan
trong hệ thống hành pháp bao gồm (Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp)
để điều chỉnh các hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra
theo quy định của pháp luật [3, tr.28].
16


Dưới góc độ khoa học hành chính, quản lý nhà nước đối với các hoạt
động tơn giáo là q trình tác động, điều hành, điều chỉnh để các hoạt động
tôn giáo diễn ra đúng quy định của pháp luật [11, tr 47].

Qua tìm hiểu và nghiên cứu những khái niệm trên, có thể hiểu quản lý
nhà nước đối với hoạt động tôn giáo như sau: Quản lý nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo là tổng thể các biện pháp quản lý do các cơ quan nhà nước thực
hiện nhằm đảm bảo các tổ chức và tín đồ tơn giáo hoạt động đúng pháp luật,
đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo của cơng dân, đồng thời cũng nhằm
phịng ngừa, ngăn chặn các hành vi lợi dụng hoạt động tôn giáo để làm việc
trái pháp luật, xâm phạm an ninh trật tự của đất nước.
1.1.5. Đạo Phật
Tiếp cận dưới góc độ Phật học, đạo Phật hay cịn gọi là Phật giáo được
ghép bởi hai chữ Đạo và Phật. Chữ đạo có ba nghĩa: đạo là con đường; đạo là
bổn phận; đạo là lý tính tuyệt đối, là bản thể. Chữ Phật tiếng phạn là Bouddha
(Phật - đà), người Trung Hoa dịch nghĩa là Giác giả, bậc đã giác ngộ hồn tồn,
giác có ba bậc: tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Từ định nghĩa về chữ Đạo
và chữ Phật nói trên, có thể hiểu đạo Phật như sau: Đạo Phật là con đường chân
chính, hồn tồn sáng suất đưa đến bản thể của sự vật, là lý tính tuyệt đối, lìa
tất cả hư vọng phân biệt, mà các đấng giác ngộ hoàn toàn đã phát minh ra; Đạo
Phật gồm tất cả tự lợi và lợi tha, tự giác, giác tha và có cơng hạnh độ mình, độ
người được hoàn toàn thành tựu rốt ráo, viên mãn [25, tr.14].
Tiếp cận dưới góc độ Triết học, đạo Phật là một tôn giáo đồng thời
cũng là một hệ thống triết học bao gồm một loạt các giáo lý, tư tưởng triết học
cũng như tư tưởng cùng tư duy về nhân sinh quan, vũ trụ quan, thế giới quan,
giải thích hiện tượng tự nhiên, tâm linh, xã hội, bản chất sự vật, sự việc, các
phương pháp thực hành, tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch sử có
thật là đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
17


×