Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Đề Thi Thử Đại Học Khối C Sử 2013 - Phần 1 - Đề 3 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.02 KB, 3 trang )

2

Đề chính thức
KỲ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2013
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (3,0 điểm)
Phân tích nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.

Câu II (2,0 điểm)
Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có những điểm gì khác
so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam? Những vấn đề đó được giải quyết như
thế nào trong giai đoạn 1939 – 1945?

Câu III (2,0 điểm)
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975), nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn
thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút” bằng thắng lợi nào? Nêu tác động của thắng lợi đó đối với sự phát
triển của cách mạng miền Nam.

PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)

Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Khái quát quá trình hình thành và phát triển của tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành
tinh từ năm 1951 đến năm 2000

Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Tóm tắt sự ra đời của các quốc gia độc lập ở Đông Nam Á trong năm 1945.
























BÀI GIẢI GỢI Ý

Câu I:
Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19-05-1890 trong một gia đình trí thức yêu nước và lớn lên ở một quê
hương giàu truyền thống yêu nước và cách mạng.
Từ rất sớm Nguyễn Tất Thành đã có chí “đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”, Người rất khâm
phục tinh thần yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh cùng các nhà yêu nước khác ở đầu thế
kỷ XX, nhưng không đi theo con đường của họ vì Người đã nhìn thấy sự bế tắc của các con đường cứu

nước đó.
Năm 1906, Người theo cha vào Huế. Trong thời gian học ở trường tiểu học Pháp – Việt và trường Quốc
học Huế , được tiếp xúc với nền văn minh Pháp, với những khẩu hiệu “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”, Người
rất muốn sang Pháp tìm hiểu xem những gì ẩn náu đằng sau những từ ấy.
Sau khi tham gia cuộc biểu tình chống thuế của nông dân Thừa Thiên Huế (05/1908), Người bí mật lên
đường vào Nam.Trên đường đi, Người đã dừng chân dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết), là ngôi
trường do một số nhà nho yêu nước lập ra. Đầu năm 1911, Người vào Sài Gòn tìm cơ hội đi ra nước
ngoài để “Xem xét họ làm như thế nào”, rồi trở về giúp đồng bào, giải phóng dân tộc.
Ngày 05/06/1911, trên chiếc tàu buôn Pháp La-tu-se Tơ-rê-vin, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà
Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước.
Câu II:
- Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng Cộng Sản Đông Dương có những điểm khác
biệt so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam:


Sự Khác Biệt Cương Lĩnh Chính trị đầu tiên Luận Cương Chính trị 10/1930
Nhiệm vụ
Cách mạng
Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong
kiến và phản cách mạng làm cho
nước Việt Nam được độc lập tự do
Đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc
Lực lượng
cách mạng
Công nhân, nông dân, tiểu tư sản,
trí thức.Đối với phú nông, trung
tiểu địa chủ và tư bản thì lợi dụng
hoặc trung lập, đồng thời phải liên
hệ với các dân tộc bị áp bức và vô
sản thế giới.

Giai cấp vô sản và nông dân

Như vậy, Luận cương chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương, không đưa
được ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất; Đánh
giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và phong
kiến ở mức độ nhất định của giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận trung tiểu địa
chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và tay sai.
- Giải quyết các hạn chế của Cương lĩnh tháng 10/1930 trong giai đoạn 1939 – 1945 :
 Tháng 11/1939, hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng xác định:
+ nhiệm vụ mục tiêu chiến lược trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc
và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.Tạm
gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”. Như vậy, hạn chế về nhiệm vụ cách mạng đã được giải
quyết.
+ hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc Phản đế Đông Dương để tập hợp
rộng rãi mọi tầng lớp, giai cấp, dân tộc Đông Dương để cùng nhau đấu tranh. Như vậy, hạn
chế về lực lượng cách mạng đã được giải quyết.
 Tháng 05/1941, Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung
ương Đảng, hội nghị đã hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ hội nghị tháng 11/1939:
+ nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc, tiếp tục thực hiện chủ
trương tạm gác khẩu hiệu ruộng đất.
+ hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh, thay tên các hội Phản đế thành hội Cứu
quốc đê tập hợp mọi giới, mọi tôn giáo, mọi tầng lớp giai cấp … vào hàng ngũ cứu nước.
- Như vậy, các hạn chế của Luận cương Chính trị tháng 10/1930 đã được giải quyết trong giai đoạn
1939 – 1945 bởi hai hội nghị trên.

Câu III:
- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975), nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn
thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút” bằng thắng lợi của Hiệp định Paris năm 1973.
- Thắng lợi của Hiệp định Paris đã buộc Mĩ rút hết quân đội của mình và quân đồng minh về nước,
cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt

Nam. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự
do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
- Như vậy, Hiệp định Paris là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân ta
tiến lên ”đánh cho Ngụy nhào”, tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Câu IV.a:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực diễn ra
mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh Châu Âu (EU).
Qua một quá trình chuẩn bị, theo sáng kiến của Pháp, ngày 18/04/1951 6 nước Tây Âu gồm Pháp, CHLB
Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lucxambua đã thành lập “Cộng đồng than – thép Châu Âu” nhằm phối hợp đảm
bảo việc sản xuất và tiêu thụ than - thép của các nước thành viên.
Ngày 25/03/1957, 6 nước này lại kí Hiệp ước Rôma thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu
Âu” và “Cộng đồng kinh tế Châu Âu”. Đến ngày 01/07/1967, 3 tổ chức trên đã được hợp nhất lại thành
“Cộng đồng Châu Âu” (EC). Tháng 12/1991, các nước EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrich, có
hiệu lực từ ngày 01/01/1993, đổi tên thành “Liên minh Châu Âu” (EU).
Từ 6 nước ban đầu, đến năm 2007 đã phát triển lên thành 27 quốc gia.
EU ra đời không chỉ nhằm hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên
minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định luật công dân Châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh
chung, Hiến pháp chung …).
Ngày 01/01/1999, đồng tiền chung Châu Âu (Euro) đã được phát hành và ngày 01/01/2002 chính thức
được sử dụng ở nhiều nước EU.
Câu IV.b:
Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đều là
thuộc địa của các đế quốc Âu Mĩ. Khi chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, Nhật Bản xâm chiếm cả
vùng Đông Nam Á và thiết lập trật tự phát xít. Từ cuộc đấu tranh chống thực dân Âu Mĩ, nhân dân Đông
Nam Á chuyển sang đấu tranh chống quân phiệt Nhật Bản, giải phóng đất nước. Ngay sau khi Nhật Bản
đầu hàng lực lượng đồng minh, một số quốc gia tuyên bố độc lập:
 Ngày 17/08/1945, Inđônêxia tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa Inđônêxia.
 Cuộc cách mạng tháng Tám của nhân dân Việt Nam thành công, dẫn tới sự thành lập nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày 02/09/1945).
 Tháng 08/1945, nhân dân các bộ tộc Lào nổi dậy và ngày 12/10/1945 nước Lào tuyên bố độc

lập.
 Nhân dân các nước Miến Điện, Mã Lai và Philippin đều nổi dậy đấu tranh chống quân phiệt
Nhật Bản, giải phóng nhiều vùng rộng lớn của đất nước.


×