Tải bản đầy đủ (.doc) (179 trang)

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.98 KB, 179 trang )

Bài 1:
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG
A. Mục đích:
- Về nhận thức: Giúp người học nhận thức sâu sắc về tính tất yếu sự ra đời của
Đảng, nội dung và giá trị của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
- Về tư tưởng: Giúp người học củng cố niềm tin và lòng tự hào về Bác Hồ và
Đảng Cộng sản Việt Nam, nâng cao ý thức trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ được giao.
- Về kỹ năng: Giúp người học nâng cao năng lực tư duy, khả năng vận dụng,
chỉ đạo thực tiễn.
B. Yêu cầu:
- Có tinh thần thái độ nghiên cứu, học tập nghiêm túc, tự giác.
- Nắm vững những nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lênin liên quan đến bài học.
C. Nội dung:
1. TÍNH TẤT YẾU SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ
VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP
ĐẢNG
1.1. Những biến đổi của thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tác động
đến sự ra đời của Đảng.
- Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền (Chủ nghĩa đế quốc).
Các nước đế quốc đua nhau đi xâm chiếm các nước thuộc địa, đến năm 1914
“riêng các nước đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật (chỉ có 16,5 triệu km 2 với
số dân 437,2 triệu người) mà xâm chiếm 65 triệu km 2 với 523,4 triệu người ở các
nước thuộc địa. Riêng diện tích các nước thuộc địa của Pháp là 10,6 triệu km 2 với
số dân 55,5 triệu người (nhiều hơn so với nước Pháp 0,5 triệu km 2 và 39,6 triệu
người”)1. Chính sách xâm lược của chủ nghĩa đế quốc đã hình thành nên một hệ
1

V.I Lênin: Toàn tập. Nxb.Tiến bộ Matxcơva, 1980, tập 27, tr 479.


1


thống thuộc địa, làm cho mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc thuộc
địa càng gây gắt. Sự thức tỉnh về ý thức dân tộc và phong trào đấu tranh dân tộc, để
tự giải phóng mình khỏi ách thực dân của nhân dân các nước thuộc địa càng phát
triển mạnh mẽ. Chính sách xâm lược của chủ nghĩa đế quốc đã biến chúng thành
kẻ thù chung của nhân dân chính quốc và nhân dân thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc đã
ví chủ nghĩa đế quốc giống như con đĩa hai vịi, một vịi bám vào nhân dân chính
quốc, hút máu nhân dân chính quốc, một vịi bám vào nhân dân thuộc địa, hút máu
nhân dân thuộc địa. Muốn giết chết con quái vật đó phải đồng thời chặt đứt cả hai
vịi, nghĩa là cách mạng vơ sản ở chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc ở
thuộc địa có quan hệ biện chứng với nhau. Trong thời đại ngày nay, cách mạng giải
phóng dân tộc muốn giành thắng lợi hoàn toàn phải phát triển theo con đường cách
mạng vô sản, như Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng
dân tộc khơng có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” 2. Muốn vậy,
cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo, cách
mạng Việt Nam muốn phát triển theo phương hướng “làm tư sản dân quyền cách
mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” nhất định phải do Đảng cộng
sản Việt Nam lãnh đạo. Do đó, Đảng ra đời là yêu cầu khách quan.
- Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga thành cơng. Đối với nước Nga, đó là
cuộc cách mạng vô sản, nhưng đối với các dân tộc thuộc địa của đế quốc Nga thì
đó cịn là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, bởi vì trước cách mạng “nước Nga là
nhà tù của các dân tộc”, cách mạng tháng Mười thành công các dân tộc thuộc địa
của đế quốc Nga được giải phóng. Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã mở
ra một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên
phạm vi tồn thế giới. Trong q trình đi tìm đường cứu nước, năm 1917 Nguyễn
Ái Quốc từ nước Anh về nước Pháp, ở đây Người đã đến với cách mạng tháng
Mười Nga, Người khẳng định trong thời đại ngày nay, cách mạng Nga là cuộc cách
mạng triệt để nhất, nước Nga có chuyện lạ đời, biến người nô lệ thành người tự do

và Người quyết định chọn con đường cho cách mạng Việt Nam là đi theo cách

2

Hồ Chí Minh: Tồn tập. Nxb.Chính trị quốc gia, H.1995, tập 9, tr 314.

2


mạng vơ sản Nga, muốn vậy thì cách mạng Việt Nam phải do Đảng Cộng sản lãnh
đạo. Do đó, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là yêu cầu khách quan.
- Tháng 3 năm 1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập, sự kiện này đã ảnh
hưởng đến phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đặc biệt đối với quá trình
vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiều cán bộ của Đảng được đào
tạo qua các trường của Quốc tế Cộng sản như Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú, Lê
Hồng Phong, Hà Huy Tập… Quốc tế Cộng sản theo dõi, chỉ đạo quá trình thành
lập Đảng ta, khi ở Việt Nam xuất hiện ba tổ chức cộng sản thì Quốc tế Cộng sản đã
ra chỉ thị hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một Đảng cộng sản. Chính sự giúp đỡ
của Quốc tế Cộng sản đã tạo điều kiện thuận lợi để Đảng Cộng sản Việt Nam ra
đời.
- Chủ nghĩa Mác - Lênin có thể truyền bá vào các nước thuộc địa và Việt
Nam. Các Mác và Ănghen nghiên cứu xã hội tư bản trong thời kỳ tự do cạnh tranh
và xây dựng học thuyết Mác, nhưng khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn
chủ nghĩa đế quốc, một vấn đề mới cần giải quyết mà thời kỳ Các Mác và Ănghen
chưa có, đó là vấn đề thuộc địa. Đáp ứng yêu cầu đó, Lênin đã vận dụng chủ nghĩa
Mác vào điều kiện chủ nghĩa đế quốc để xây dựng lý luận về cách mạng giải phóng
dân tộc. Nguyễn Ái Quốc khi đọc Bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về
vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đăng trên báo L.Humanitê ngày 17 tháng 7
năm 1920, Người rất cảm động “Luận cương của Lênin làm cho tôi cảm động,
phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng, vui mừng đến phát khóc, ngồi một mình trong phịng

kín mà tơi nói to như nói trước đông đảo quần chúng. Hỡi đồng bào đọa đày đau
khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” 3.
Điều đó cho thấy chủ nghĩa Mác – Lênin là phù hợp với Việt Nam và có thể truyền
bá vào Việt Nam, là hệ tư tưởng để tiến tới thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Tóm lại: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tình hình thế giới có nhiều biến đổi
sâu sắc, qua đó một mặt đặt ra những địi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam phải ra đời,
mặt khác tạo ra những tiền đề cho phép Đảng ta ra đời. Do đó, Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời là tất yếu khách quan.
3

Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2006, tập 1, tr 98, 99.

3


1.2. Chính sách thống trị của thực dân Pháp và những biến đổi của xã hội
Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
- Chính sách thống trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam:
+ Về chính trị:
Thực hiện chính sách chuyên chế, sử dụng bộ máy người Pháp gồm: Tồn
quyền Đơng Dương, Thống đốc Nam Kỳ, Khâm sứ Trung Kỳ, thống sứ Bắc Kỳ,
công sứ ở các tỉnh, cho đến bộ máy quân đội, cảnh sát, tòa án thâu tóm mọi quyền
hành chính trị vào tay người Pháp. Xóa tên Việt Nam trên bản đồ thế giới, chúng
chia nước ta thành ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) tìm mọi cách chia rẽ, gây
mâu thuẫn giữa nhân dân ba kỳ, thực hiện âm mưu bẻ đũa từng chiếc nhằm làm
suy yếu sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam để chúng dễ bề thống trị.
Thực hiện chính sách chuyên chế về chính trị, nhưng thực dân Pháp không
phá bỏ chế độ phong kiến để mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam phát
triển, mà trái lại duy trì chế độ phong kiến như một cơng cụ để kìm hãm nước ta
trong vịng lạc hậu. Bởi vậy, gần một trăm năm thống trị của chủ nghĩa tư bản Pháp

nhưng chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam không phát triển được bao nhiêu cả.
Ra sức đàn áp dã man các phong trào yêu nước của nhân dân ta, hịng dập tắt
ý chí, quyết tâm đấu tranh cho khát vọng khơng có gì q hơn độc lập, tự do của
nhân dân Việt Nam.
+ Về kinh tế:
Thực hiện chính sách độc quyền về kinh tế: cơng nghiệp, nông nghiệp, giao
thông vận tải, nội thương, ngoại thương đều do người Pháp nắm, nhằm làm cho
nền kinh tế nước ta hoàn toàn lệ thuộc vào kinh tế Pháp, để chúng dễ bề cai trị.
Vơ vét tài nguyên của nước ta, khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914),
lần thứ hai (1919-1929), chúng biến nước ta thành nơi cung cấp nguyên liệu, nơi
thị trường tiêu thụ hàng hóa ế thừa của Pháp. Ra sức bóc lột sức lao động rẻ mạt
của nhân dân ta, người công nhân Việt Nam phải làm việc từ mười đến mười hai
thậm chí mười bốn giờ trong một ngày, trong khi với đồng lương chết đói, khơng
đủ để tái sản xuất sức lao động “bán thân đổi mấy đồng xu, thịt xương vùi gốc cao
su mấy tầng”. Cịn người nơng dân Việt Nam phải chịu hàng trăm thứ thuế, thuế
4


nhà, thuế vườn, thuế ruộng, thuế chùa chiền, thuế thân… mà Bác Hồ gọi đây là
“thuế máu”. Chính sách thuế khóa của thực dân Pháp đã đẩy người dân Việt Nam
lâm vào cảnh bần cùng, khơng lối thốt.
+ Về văn hóa - xã hội:
Phương châm của người Pháp là dân ngu thì dễ bề cai trị, cho nên chúng thực
hiện chính sách ngu dân một cách triệt để, khơng cho chúng ta xây dựng trường
học nâng cao dân trí (90% dân Việt Nam mù chữ).
Tuyên truyền tư tưởng khai hóa, văn minh, nước “đại Pháp” nhằm tạo ra tâm
lý tự ty, phục Pháp, sợ Pháp, không dám chống lại Pháp, ngăn chặn cấm đoán du
nhập những tư tưởng tiến bộ, nhất là chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam.
Đầu độc nhân dân ta bằng lối sống gấp, lối sống thực dụng, trái đạo đức văn
hóa Việt Nan, khuyến khích các tệ nạn xã hội. Tất cả là nhằm mục đích làm suy

yếu dân tộc Việt Nam để thực dân Pháp dễ bề cai trị nước ta.
Với những chính sách thống trị về chính trị, kinh tế, văn hóa của thực dân
Pháp đã làm biến đổi sâu sắc xã hội Việt Nam.
- Những biến đổi của xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX:
+ Biến đổi về tính chất và mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam:
Về tính chất xã hội: Trước khi thực dân Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam là xã
hội phong kiến độc lập, nhưng từ khi thực dân Pháp xâm lược, đã biến xã hội Việt
Nam trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
Về mâu thuẫn cơ bản: trước khi thực dân Pháp xâm lược, trong xã hội Việt
Nam chỉ có một mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với địa
chủ phong kiến. Nhưng từ khi thực dân Pháp xâm lược xã hội Việt Nam trở thành
xã hội có hai mâu thuẫn cơ bản: một là, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam
với thực dân Pháp xâm lược; hai là, mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với địa
chủ phong kiến, cách mạng Việt Nam muốn thành công, dân tộc Việt Nam muốn
phát triển thì phải giải quyết triệt để hai mâu thuẫn cơ bản này. Để đáp ứng địi hỏi
đó, cách mạng Việt Nam cần có một chính đảng, đại diện cho lợi ích nhân dân, dân
tộc, đủ năng lực lãnh đạo nhân dân ta thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ đánh đổ đế
5


quốc và đánh đổ phong kiến, đem lại độc lập cho dân tộc, ruộng đất cho dân cày.
Cho nên, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là tất yếu khách quan.
+ Biến đổi về kết cấu xã hội: chính sách thống trị của thực dân Pháp khơng
chỉ làm phân hóa các giai cấp vốn có từ trước là nơng dân và địa chủ, mà cịn hình
thành thêm nhiều giai cấp mới như: giai cấp công nhân, giai cấp tư sản và tầng lớp
tiểu tư sản, xã hội Việt Nam chuyển từ xã hội có hai giai cấp cơ bản trở thành xã
hội kết cấu bởi nhiều giai cấp.
+ Biến đổi về địa vị lịch sử của các giai cấp trong xã hội:
Giai cấp địa chủ phong kiến: Giai cấp địa chủ phong kiến, từng là giai cấp
thống trị, lãnh đạo nhân dân, dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Nhưng từ khi thực dân pháp xâm lược Việt Nam, giai cấp địa chủ cấu kết và làm
tay sai cho thực dân Pháp. Mặt khác, do chính sách chính trị và kinh tế của thực
dân Pháp có phân biệt đối xử, mà giai cấp địa chủ bị phân hóa thành ba bộ phận rõ
rệt: tiểu địa chủ, trung địa chủ và đại địa chủ, vốn sinh ra ở một dân tộc có truyền
thống yêu nước, chống ngoại xâm, lại bị thực dân Pháp chèn ép về chính trị và
kinh tế nên một bộ phận không nhỏ trung và tiểu địa chủ tham gia đấu tranh chống
thực dân Pháp để giành độc lập, bảo vệ chế độ phong kiến tiêu biểu là phong trào
Cần Vương, một bộ phận nhỏ thì chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ
nghĩa. Nhìn chung, giai cấp địa chủ trở nên lạc hậu, phản động, cùng với đế quốc
trở thành kẻ thù của dân tộc, khơng cịn địa vị lịch sử là người lãnh đạo. Do vậy,
muốn cứu nước và giải phóng dân tộc mà đứng trên lập trường địa chủ phong kiến
thì sẽ thất bại.
Giai cấp nông dân: Là thành phần đông đảo nhất trong xã hội, chiếm 90%
dân số. Họ bị đế quốc, phong kiến và tư sản áp bức bóc lột nặng nề, nơng dân Việt
Nam bị bần cùng hóa bởi chính sách chiếm đoạt ruộng đất của đế quốc và phong
kiến để lập các đồn điền, bởi sưu cao, thuế nặng, cho vay nặng lãi. Nông dân mâu
thuẫn gay gắt với đế quốc, phong kiến và sẵn sàng vùng dậy đấu tranh chống ách
thống trị của đế quốc thực dân, phong kiến. Họ vừa có yêu cầu độc lập dân tộc lại
vừa có yêu cầu về ruộng đất. Giai cấp nơng dân có truyền thống đấu tranh kiên
cường bất khuất là lực lượng to lớn, một động lực cách mạng mạnh mẽ, giai cấp
nông dân nếu được tổ chức chặt chẽ, được sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản sẽ phát
6


huy vai trò cực kỳ to lớn trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do cho dân tộc
Việt Nam. Tuy vậy, nơng dân Việt Nam cũng khơng có địa vị người lãnh đạo cách
mạng, bởi vì họ khơng đại diện cho một phương sản xuất nào trong lịch sử, hơn
nữa nếu tự mình thì nơng dân khơng thể phát huy được sức mạnh to lớn của mình
và cũng khơng thể địi được quyền lợi độc lập dân tộc, ruộng đất cho mình. Sức
mạnh của nơng dân được phát huy, quyền lợi của nông dân được đảm bảo chỉ khi

nào đi theo giai cấp công nhân, chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.
Giai cấp tư sản Việt Nam: Hình thành trong quá trình khai thác thuộc địa của
thực dân Pháp. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam mới là tầng
lớp nhỏ bé, nhưng sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, giai cấp tư sản Việt Nam
phát triển rõ rệt. Trong quá trình phát triển, giai cấp tư sản Việt Nam phân hóa
thành hai bộ phận: Tư sản mại bản, là những tư sản lớn, hợp tác kinh doanh với đế
quốc, có quyền lợi về chính trị và kinh tế gắn liền với đế quốc thực dân Pháp, đối
lập với lợi ích dân tộc, trở thành kẻ thù của dân tộc cần đánh đổ cùng với đế quốc,
phong kiến. Tư sản dân tộc, là bộ phận đông nhất trong giai cấp tư sản Việt Nam,
bao gồm những tư sản nhỏ và vừa, thường hoạt động trong các ngành thương
nghiệp, cơng nghiệp. Do chính sách độc quyền và chèn ép của tư bản Pháp, nên tư
sản dân tộc không thể phát triển, tư sản dân tộc cùng chịu chung số phận mất nước
của dân tộc, nên có tinh thần yêu nước, chống đế quốc và phong kiến. Giai cấp tư
sản dân tộc là một lực lượng không thể thiếu được trong phong trào cách mạng giải
phóng dân tộc. Tuy vậy, giai cấp tư sản dân tộc khơng có địa vị lịch sử người lãnh
đạo cách mạng, vì tư sản dân tộc Việt Nam ra đời khi giai cấp tư sản thế giới trở
nên lạc hậu, phản động khơng cịn là giai cấp trung tâm của thời đại, hơn nữa giai
cấp tư sản dân tộc ra đời sau giai cấp công nhân Việt Nam, đang là giai cấp trung
tâm thời đại, giai cấp có địa vị người lãnh đạo cách mạng. Vì vậy, cứu nước và giải
phóng dân tộc mà đứng trên lập trường giai cấp tư sản thì sẽ thất bại.
Tầng lớp tiểu tư sản: Gồm nhiều bộ phận khác nhau từ những người thợ thủ
cơng, tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên. Giữa những bộ
phận đó có sự khác nhau về kinh tế và cách sinh hoạt, nhưng đều bị đế quốc, tư
bản, phong kiến chèn ép bóc lột và khinh rẻ, địa vị kinh tế bấp bênh, ln bị đe dọa
thất nghiệp, phá sản nên có tinh thần dân tộc, yêu nước, hăng hái cách mạng, nhạy
7


cảm với chính trị và thời cuộc, thường đóng vai trò là người châm ngòi pháo cho
phong trào cách mạng. Nếu được tổ chức, giác ngộ cùng với công nhân và nông

dân, đây là lực lượng đông đảo quan trọng, là một trong những động lực cách
mạng, đặc biệt là ở các đơ thị trong cơng cuộc giải phóng dân tộc trước đây, cũng
như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Tuy vậy, tiểu tư sản cũng không có địa
vị lịch sử là người lãnh đạo cách mạng, bởi vì họ khơng đại diện cho một phương
thức sản xuất nào cả; khơng có bản lĩnh chính trị vững vàng khi cách mạng thuận
lợi, thành cơng thì hăng hái tích cực, khi khó khăn, thất bại thì dao động, mất niềm
tin.
Giai cấp công nhân Việt Nam: Giai cấp công nhân hình thành và phát triển
cùng với quá trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất, lần thứ hai của thực dân Pháp ở
nước ta. Lớp công nhân đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX khi thực dân Pháp
xây dựng cơ sở công nghiệp và thành phố phục vụ cho chương trình khai thác
thuộc địa ở nước ta, đặc biệt phát triển nhanh khi thực dân Pháp tiến hành chương
trình khai thác thuộc địa lần thứ hai. Từ 10 vạn người năm 1913 tăng lên 22 vạn
người năm 1929, trong đó có hơn 53.000 là cơng nhân ngành mỏ và 81.200 công
nhân đồn điền cao su, chủ yếu là ở Nam Bộ. Giai cấp công nhân Việt Nam tuy còn
non trẻ, số lượng chưa nhiều chỉ chiếm khoảng 1,2% dân số, trình độ học vấn, kỹ
thuật thấp, nhưng sống tập trung tại các thành phố, các trung tâm công nghiệp và
các đồn điền. Giai cấp công nhân Việt Nam đã mang trong mình những đặc trưng
của giai cấp công nhân quốc tế như: Đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ
nhất, cách mạng triệt để nhất, có ý thức tổ chức kỷ luật nhất, có tinh thần đồn kết
ý thức giai cấp nhất, có tinh thần quốc tế nhất. Ngồi ra, giai cấp cơng nhân Việt
Nam có những đặc điểm riêng như: Ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc; kế thừa
được các truyền thống tốt đẹp của dân tộc; chịu ba tầng áp bức đế quốc, phong
kiến, tư sản nên rất cách mạng. Phần lớn xuất thân từ nông dân, đây là cơ sở thuận
lợi để công nhân và nông dân liên minh chặt chẽ, hình thành liên minh cơng nơng
vững chắc, trên cơ sở đó mà giai cấp cơng nhân Việt Nam xác lập vai trị lãnh đạo
cách mạng của mình; ngay từ khi mới ra đời giai cấp công nhân Việt Nam đã chịu
ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga; sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin,
nhanh chóng chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác. Từ những đặc
trưng và những đặc điểm trên đã khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam là giai

8


cấp duy nhất có địa vị lịch sử người lãnh đạo cách mạng, nhưng để thực hiện sứ
mệnh đó, thì giai cấp công nhân phải tổ chức ra Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tóm lại: Với những chính sách thống trị về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội
của thực dân Pháp đã làm biến đổi sâu sắc xã hội Việt Nam về tính chất và mâu
thuẫn cơ bản xã hội, về kết cấu xã hội và địa vị lịch sử của các giai cấp. Những
biến đổi đó vừa đặt ra đòi hỏi vừa tạo tiền đề cho phép Đảng Cộng sản Việt Nam ra
đời.
1.3. Các phong trào yêu nước trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
và sự khủng hoảng về lực lượng lãnh đạo và đường lối cứu nước
Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cho
cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Mặc dù triều đình phong kiến nhà Nguyễn ký
Hiệp ước Ácmăng (Harmand) năm 1883 và Patơnốt (Patenôtre) năm 1884, đầu
hàng thực dân Pháp, song phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân
ta liên tục nổ ra.
Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến, tiêu biểu như các
văn thân, sỹ phu yêu nước ở Nam Kỳ như phong trào của Trương Định, Ông được
nhân dân Nam kỳ suy tơn “Bình Tây đại ngun sối”; phong trào của Nguyễn
Trung Trực với ý chí, quyết tâm chống thực dân Pháp đến cùng “Bao giờ người
Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”, phong trào của Võ Duy
Dương, Nguyễn Hữu Huân lãnh đạo.v.v.
Khi thực dân Pháp đánh ra Bắc Kỳ lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (1882 1883), nhân dân Trung Kỳ, Bắc Kỳ liên tục đấu tranh chống thực dân Pháp, tiêu
biểu như phong trào do Thống đốc Nguyễn Tri Phương, Thống đốc Hoàng Diệu…
lãnh đạo. Tiêu biểu cho khuynh hướng phong kiến đó là phong trào Cần Vương
(1885-1896) do Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động mở cuộc tấn cơng
vào trại lính cạnh kinh thành Huế năm 1885. Việc không thành, Tôn Thất Thuyết
đưa Hàm Nghi chạy ra Tân sở (Quảng Trị) hạ chiếu Cần Vương. Mặc dù sau đó
Hàm Nghi bị bắt nhưng phong trào Cần Vương tiếp tục phát triển, nhất là ở Bắc

Trung Kỳ và Bắc Kỳ tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình của Phạm Bành và
Đinh Cơng Tráng (Thanh Hóa kéo dài đến 1887); Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật
9


(kéo dài đến 1892 ); Khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng (1885-1895);
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế ở Bắc Giang của Hoàng Hoa Thám kéo dài đến năm
1913. Qua các phong trào yêu nước trên đây thể hiện tinh thần quật cường chống
ngoại xâm của nhân dân ta. Nhưng ngọn cờ phong kiến khơng cịn là ngọn cờ tiêu
biểu để tập hợp lực cách mạng, thể hiện sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến
trong việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch đặt ra, lịch sử không
chấp nhận con đường quay trở lại chế độ phong kiến. Sự thất bại của các phong
trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến, đã làm xuất hiện phong trào yêu
nước theo khuynh hướng mới.
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, đầu thế kỷ XX, Phan
Bội Châu chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu là Nhật Bản “Đồng
văn, đồng chủng” để đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, thiết lập một nhà nước theo
mơ hình qn chủ lập hiến của Nhật Bản. Ông lập ra Hội Duy Tân (1904), tổ chức
phong trào Đông Du (1906 – 1908) đưa thanh niên yêu nước sang học tập Nhật,
dựa vào Nhật để đánh Pháp, nhưng thực dân Pháp cấu kết với Nhật đã trục xuất lưu
học sinh Việt Nam và những người đứng đầu về nước. Chủ trương dựa vào Nhật để
chống Pháp, giành độc lập khơng thành cơng, Ơng về Xiêm nằm chờ thời. Giữa lúc
đó cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911) nổ ra và giành thắng lợi. Ông sang
Trung Quốc lập ra Việt Nam Quang Phục Hội (1912) với ý định tập hợp lực lượng,
rồi kéo quân về nước võ trang bạo động đánh Pháp, giải phóng dân tộc, thành lập
nước Cộng hòa dân quốc Việt Nam nhưng cũng không thành công, cuối năm 1913,
Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt giam tại Trung Quốc đến năm 1917 ông mới
được thả ra.
Đầu thế kỷ XX, ở Việt Nam còn xuất hiện xu hướng cứu nước bằng con
đường cải cách – canh tân đất nước do Phan Châu Trinh khởi xướng và tổ chức,

chủ trương cải cách văn hóa, mở mang dân trí, nâng cao dân khí, phát triển kinh tế
theo hướng tư bản chủ nghĩa trong khuôn khổ hợp pháp, Phan Châu Trinh đã đề
nghị Nhà nước “Bảo hộ” Pháp tiến hành cải cách chế độ phong kiến tạo điều kiện
cho chủ nghĩa tư bản Việt Nam phát triển. Đây cũng chính là hạn chế trong xu
hướng cải cách để cứu nước của Phan Châu Trinh, Ông khơng hiểu được tâm địa
của đế quốc thực dân, chính Nguyễn Ái Quốc đã phê phán cách làm của ông,
10


chẳng khác nào kêu giặc rủ lòng thương, Giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng Phan
Chu Trinh đã “đặt vào lòng độ lượng của Pháp cái hy vọng cải tử hồn sinh cho
Việt Nam… Cụ khơng hiểu được bản chất của đế quốc thực dân” 4. Đúng vậy, khi
phong trào Duy Tân lan rộng ra Trung Kỳ và Nam Kỳ mà đỉnh cao là cuộc đấu
tranh chống thuế ở Trung Kỳ năm 1908, thực dân Pháp đàn áp dã man, giết hại
nhiều sỹ phu yêu nước và nhân dân ta, nhiều người bị đem đi tù đày trong đó có
Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Nguyên Cần… Trường tư thục Đông
Kinh Nghĩa Thục do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Hồng Tăng Bí sáng lập
cũng bị đóng cửa, kết thúc phong trào yêu nước theo khuynh hướng cải cách ở Việt
Nam.
Năm 1927-1930, Phong trào quốc gia tư sản gắn liền với sự ra đời và hoạt
động của Quốc Dân Đảng (25-12-1927) do Nguyễn Thái Học, Nguyễn Xư Nhu,
Nguyễn Tuấn Tài, Phó Đức Chính sáng lập, đây là tổ chức chính trị tiêu biểu nhất
cho xu hướng tư sản ở Việt Nam, tập hợp các thành phần tư sản, tiểu tư sản, địa
chủ và cả hạ sỹ quan người Việt Nam trong quân đội Pháp. Mục đích của Quốc
Dân Đảng là đánh đổ đế quốc giành độc lập, xây dựng chế độ cộng hòa tư sản,
phương pháp cách mạng: đấu tranh vũ trang bạo động, ám sát cá nhân. Ngày 9
tháng 2 năm 1930, Quốc Dân Đảng do Nguyễn Thái Học lãnh đạo quyết định phát
động cuộc khởi nghĩa Yên Bái với tư tưởng “không thành công cũng thành nhân”,
quân khởi nghĩa tấn cơng trại lính Pháp ở trung tâm thị xã Yên Bái, cuộc khởi
nghĩa đã lan sang một số địa phương như Thái Bình, Hải Dương. Cuộc khởi nghĩa

Yên Bái nổ ra khi chưa có thời cơ vì thế nhanh chóng bị thực dân Pháp dìm trong
biển máu. Các lãnh tụ của Quốc Dân Đảng cùng hàng ngàn chiến sỹ u nước bị
bắt và tử hình. cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã nhận xét cuộc khởi nghĩa Yên Bái là
“Một cuộc khởi nghĩa bất đắc dĩ, một cuộc bạo động non, để rồi chết ln khơng
bao giờ ngóc đầu lên nổi “khẩu hiệu không thành công cũng thành nhân” biểu lộ
tính chất hấp tấp của tiểu tư sản, tính chất hăng hái nhất thời và đồng thời cũng
biểu lộ tính chất khơng vững chắc, non yếu của phong trào tư sản”5.

4

Trần Văn Giàu: Sự phát triển tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám - Ý thức hệ tư
sản và sự thất bại của nó trước nhiệm vụ lịch sử, Nxb.Khoa học xã hội, H.1975, tr 442
5

Lê Duẩn: Một vài đặc điểm của cách mạng Việt Nam, Nxb. Sự thật, H.1959, tr 41

11


Nhìn chung, các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở
Việt Nam đã diễn ra liên tục, sôi nổi, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với
những hình thức đấu tranh phong phú, thể hiện ý thức dân tộc, tinh thần chống đế
quốc của giai cấp tư sản Việt Nam, nhưng cuối cùng thất bại vì giai cấp tư sản Việt
Nam nhỏ yếu về kinh tế và chính trị, khơng đủ sức giương cao ngọn cờ lãnh đạo sự
nghiệp giải phóng dân tộc, cách mạng Việt Nam lâm vào khủng hoảng, bế tắc về
người lãnh đạo và đường lối cách mạng, đang cần có một chính đảng cách mạng
đủ năng lực, bản lĩnh với đường lối đúng đắn để lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân
tộc thắng lợi.
1.4. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình vận động thành lập
Đảng

- Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước: Chứng kiến cảnh đất nước bị
đế quốc xâm lược, nhân dân bị áp bức bóc lột nặng nề của kiếp làm nơ lệ, nhiều
cuộc đấu tranh nổ ra nhưng đều thất bại. Nguyễn Ái Quốc rất khâm phục lòng yêu
nước, tinh thần đấu tranh anh dũng của các nhà yêu nước lúc bấy giờ, nhưng lại
không tán đồng con đường cứu nước của họ và Người quyết định ra đi tìm con
đường để cứu nước, cứu dân như Người đã khẳng định: Tôi phải sang nước Pháp
và các nước khác xem xét họ làm như thế nào để về giúp đồng bào ta.
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, bằng thiên tài trí tuệ và nhãn quan chính trị sắc bén
của mình, Nguyễn Tất Thành (tên của Nguyễn Ái Quốc lúc đó) đã từ Bến Nhà
Rồng ra đi tìm đường cứu nước, Người đi qua nhiều nước, nghiên cứu nhiều cuộc
cách mạng như cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ, cách mạng Anh... đồng thời tham
gia lao động, đấu tranh cùng với giai cấp công nhân và nhân dân lao động các
nước, qua đó mà người rút ra kết luận: “Cách mệnh Pháp, cũng như cách mệnh
Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư sản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân
chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục cơng nơng, ngồi thì nó áp bức thuộc địa” 6. Ở
đâu bọn đế quốc thực dân cũng đều tàn bạo, ở đâu người lao động cũng bị bóc lột
dã man. Từ đó người khơng chọn con đường theo cách mạng tư sản.

6

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, tập 2, tr 274

12


Nguyễn Ái Quốc đến với cách mạng tháng Mười Nga: Cuối năm 1917 giữa
lúc cuộc chiến thế giới thứ nhất sắp kết thúc, Người từ nước Anh trở lại nước Pháp,
tại đây Người tham gia vào cuộc đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động
Pháp. Đầu năm 1919 tham gia Đảng xã hội Pháp, lập Hội những người Việt Nam
yêu nước với tờ báo “Việt Nam hồn” để tuyên truyền, giáo dục Việt kiều ta ở Pháp.

Tại Hội nghị VécXay (Pháp) 6-1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt
Nam yêu nước gửi đến hội nghị Bản yêu sách tám điểm, nhưng không được hội
nghị chấp nhận, điều đó làm cho Nguyễn Ái Quốc càng hiểu rõ hơn bản chất của
chủ nghĩa đế quốc thực dân, những lời tuyên bố dân tộc tự quyết của bọn đế quốc
chỉ là trò bịp bợm, các dân tộc bị áp bức muốn có độc lập, tự do thật sự, trước hết
phải dựa vào lực lượng của chính bản thân mình, phải tự mình giải phóng cho
mình. Cũng trong thời gian Người ở Pháp, cách mạng tháng Mười Nga thành công,
cách mạng tháng Mười là sự kiện mang tính thời đại, ảnh hưởng của nó nhanh
chóng lan tỏa khắp thế giới, trong đó có thủ đơ Paris nước Pháp, nhờ vậy mà chưa
đến nước Nga, nhưng Nguyễn Ái Quốc có thể nghiên cứu, tìm hiểu được cách
mạng tháng Mười. Người cho rằng trong thời đại ngày nay cách mạng Nga là cuộc
cách mạng triệt để nhất và quyết định chọn con đường cho cách mạng Việt Nam
theo con đường cách mạng tháng Mười Nga, vạch ra con đường giải phóng dân tộc
Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản.
Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và trở thành người cộng
sản: Sau cách mạng tháng Mười Nga, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
phát triển mạnh mẽ. Quốc tế III do Lênin đứng đầu được thành lập (1919) và tuyên
bố kiên quyết ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc phương Đơng. Tháng 7 năm
1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được Bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về
vấn đề dân tộc và thuôc địa của Lênin đăng trên báo L.Humanitê ngày 17 tháng 7
năm 1920, Luận cương của Lênin đã chỉ ra cho Nguyễn Ái Quốc con đường giải
phóng dân tộc đúng đắn, Người khẳng định “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa
nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ
nghĩa Mác - Lênin”7. Tháng 12 năm 1920 tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã
hội Pháp tại Tua, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba do
7

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, tập 2, tr 257.

13



Lênin đứng đầu và thành lập Đảng Cộng sản Pháp, người trở một trong những
người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, sự kiện đó đánh dấu bước ngoặt đối với
Nguyễn Ái Quốc, Người từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, từ
người yêu nước trở thành người cộng sản và Người đã tìm ra con đường đúng đắn
cho cách mạng Việt Nam: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, khơng có con
đường nào khác con đường cách mạng vô sản.
Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về nước, chuẩn bị tư
tưởng, chính trị và tổ chức để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: Sau khi tìm
được con đường cứu nước theo cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác
-Lênin, một câu hỏi luôn thường trực trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc: cách mệnh
trước hết phải có gì? đã được trả lời “Cách mệnh trước hết phải có Đảng cách
mệnh”, vì vậy sau khi tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin việc đầu tiên mà Nguyễn Ái
Quốc làm là truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về nước, chuẩn bị về tư tưởng, chính
trị và tổ chức để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Về tư tưởng: Năm 1921 được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, cùng với
các chiến sỹ cách mạng các thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội liên hiệp
thuộc địa tập hợp những người thuộc địa trên đất Pháp để đấu tranh chống chủ
nghĩa đế quốc thực dân, ra tờ báo Le Paria (Người cùng khổ). Năm 1922, Ban
nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp được thành lập, Nguyễn Ái Quốc
được cử làm Trưởng ban nghiên cứu Đông Dương. Nguyễn Ái Quốc viết nhiều bài
đăng trên các báo như: Báo Người cùng khổ, báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản
Pháp, đặc biệt Người viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (Le Procês de la
colonisation Francaise) được xuất bản lần đầu tiên ở Pari, tác phẩm đã tố cáo, kết
tội chế độ thực dân Pháp, thức tỉnh nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân thuộc
địa nói chung. Tháng 6 năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức yêu nước
Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên tại Quảng Châu, Trung Quốc để truyền bá
chủ nghĩa Mác – Lênin cho những người yêu nước Việt Nam. Năm 1927, tác phẩm
Đường Kách mệnh ra đời trên cơ sở tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc

cho những người yêu nước trong Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, tác phẩm
được trình bày có hệ thống những ngun lý chủ nghĩa Mác – Lênin được vận
dụng sáng tạo. Thông qua những bài báo, những tác phẩm và những bài giảng của
14


mình Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về Việt Nam, chuẩn bị
về tư tưởng để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, vì “Đảng muốn vững
thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ
nghĩa ấy”8.
Về chính trị: Cùng với chuẩn bị về tư tưởng, Nguyễn Ái Quốc cịn chuẩn bị
về đường lối chính trị cho Đảng. Qua những bài viết trên các báo, bài phát biểu
trên các diễn đàn quốc tế và các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc đặc biệt là trong
giai đoạn 1927 đến 1930 trong đó có tác phẩm Đường Kách mệnh, dần dần hình
thành đường lối cách mạng Việt Nam nổi lên những vấn đề cơ bản:
- Người chỉ rõ vì sao phải làm cách mạng, “Muốn sống thì phải làm cách
mệnh”, Người chỉ ra có mấy loại cách mệnh, cách mệnh Mỹ (1776) cách mệnh
Pháp (1789), cách mệnh Nga (1917) và Người khẳng định cách mệnh Nga là triệt
để nhất vì thế mà cách mạng Việt Nam phải đi theo cách mạng Nga.
- Trong thời đại ngày nay cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành thắng lợi
triệt để, phải đi theo con đường cách mạng vô sản, Người chỉ rõ cách mạng Việt
Nam “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng
sản”.
- Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ, bản chất của chủ nghĩa thực dân là “ăn cướp” và
“giết người”, vì vậy chủ nghĩa thực dân là kẻ thù của các dân tộc thuộc địa, giai
cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới, Người nhấn mạnh tính chất,
nhiệm vụ cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc, đánh đổ đế quốc
và phong kiến làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập.
- Cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa và cách mạng vơ sản ở chính quốc
có quan hệ khăng khít với nhau, nhưng khơng phụ thuộc lẫn nhau, cách mạng giải

phóng dân tộc có thể nổ ra và giành thắng lợi trước cách mạng vơ sản chính quốc.
- Cách mạng là sự nghiệp của cả dân chúng, không phải của một hai người,
hay một nhóm người, Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ lực lượng cách mạng bao gồm “sỹ,
nông, công, thương” trong đó cơng nơng là “chủ cách mệnh” là “gốc cách mệnh”,

8

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, tập 2, tr 289.

15


cịn học trị, nhà bn, điền chủ nhỏ cũng bị đế quốc áp bức, song không cực khổ
bằng công nông, nên ba hạng ấy chỉ là “bầu bạn cách mạng của công nông”.
- Cách mạng muốn thành công trước hết phải có Đảng lãnh đạo, Đảng có
vững cách mệnh mới thành cơng, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới
chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu,
ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà khơng có chủ nghĩa như người khơng có
trí khơn, tàu khơng có la bàn chỉ nam.
- Cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản thế
giới. Cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa có quan hệ khăng khít với cách mạng
chính quốc.
Về tổ chức: Tháng 11 năm 1924 Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu
Trung Quốc, để xúc tiến công việc tổ chức thành lập một chính Đảng mácxít.
Tháng 6 năm 1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên tại
Quảng Châu, gồm có 5 cấp: Tổng bộ, Kỳ bộ, tỉnh bộ, huyện bộ và chi bộ, thành
phần 90% tiểu tư sản trí thức, 10% công - nông, về sau tỉ lệ công - nơng tăng
nhanh, trí thức chỉ cịn chiếm 40%, hội lập ra tờ báo Thanh Niên bằng chữ quốc
ngữ để tuyên truyền và ra được 208 số. Hội đã mở được nhiều lớp huấn luyện chủ
nghĩa Mác – Lênin do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp giảng dạy, hội còn cử một số hội

viên đi học trường đại học Cộng sản Phương Đơng (Liên Xơ), trường qn chính
Hồng Phố (Trung Quốc). Trong những năm 1926-1927, Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên đã phát triển nhiều cơ sở ở trong nước và ở trong Việt kiều tại Thái
Lan, đến năm 1929 hội đã có 1.700 hội viên, một số hội viên tiên tiến của Tân Việt
cũng ngả theo Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Trước sự đòi hỏi của phong trào cách mạng, cần có một Đảng Cộng sản lãnh
đạo đã dẫn đến cuộc đấu tranh trong nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
về việc thành lập Đảng Cộng sản hay chưa, tháng 3 năm 1929 tại số nhà 5D phố
Hàm Long Hà Nội chi bộ đầu tiên được thành lập, gồm: Trần Văn Cung, Ngô Gia
Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu.
Đến tháng 5 năm 1929, tại Đại hội đại biểu của Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên họp ở Hương Cảng (Trung Quốc), vấn đề thành lập Đảng được Đại hội
16


đưa ra thảo luận, tranh luận, nhưng không thống nhất được. Trước tình hình đó
đồn đại biểu Bắc kỳ do đồng chí Ngơ Gia Tự dẫn đầu rút khỏi đại hội về nước,
ngày 17 tháng 6 năm 1929 tại số nhà 312 phố Khâm Thiên họ tuyên bố thành lập
Đông Dương Cộng sản Đảng, thông qua Tuyên ngôn, điều lệ, cử ra Ban Chấp hành
Trung ương lâm thời, ra báo Búa Liềm của Đảng.
Trước tác động và ảnh hưởng của Đông Dương Cộng sản Đảng, Kỳ bộ Nam
Kỳ quyết định thành lập An Nam Cộng sản Đảng vào tháng 11 năm 1929.
Dưới tác động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Trung Kỳ, ngày
1-1-1930, Tân Việt cách mạng Đảng tun bố thành lập Đơng Dương Cộng sản
Liên Đồn .
Trải qua q trình chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức của Nguyễn Ái
Quốc, đã dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở nước ta, đây là một bước
phát triển về chất, từ những tổ chức yêu nước phát triển thành những tổ chức cộng
sản, nó thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển. Nhưng ở một nước lại có ba tổ
chức cộng sản, tuy đều là cộng sản nhưng họ lại chỉ trích nhau, tranh giành ảnh

hưởng quần chúng của nhau. Cách mạng Việt Nam đang đòi hỏi cần hợp nhất ba tổ
chức cộng sản lại thành một Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhận thức được điều này
Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản
thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU
TIÊN CỦA ĐẢNG
2.1. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngày 27 tháng 10 năm 1929, Quốc tế Cộng sản đã gửi cho những người cộng
sản ở Đông Dương tài liệu về việc thành lập Đảng Cộng sản ở Đông Dương nhấn
mạnh “Nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp bách nhất của tất cả những người cộng
sản Đông Dương là thành lập một đảng cách mạng có tính chất giai cấp của giai
cấp vơ sản nghĩa là một Đảng Cộng sản có tính chất quần chúng ở Đơng Dương.
Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đơng Dương” 9. Song,
tài liệu đó chưa đến được với những người cộng sản Việt Nam. Lúc đó, Nguyễn Ái
9

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H. tập 1, tr 614.

17


Quốc đang ở Xiêm tìm đường về nước thì nhận được tin Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên phân liệt “những người cộng sản chia thành nhiều phái”, Nguyễn Ái
Quốc rời Xiêm đến Hương Cảng (Trung Quốc) với tư cách phái viên của Quốc tế
Cộng sản có đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến cách mạng ở Đơng
Dương, Người chủ động triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất, gồm đại diện cho
Đông Dương Cộng sản Đảng có: Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh; đại diện cho
An Nam Cộng sản Đảng có Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu (Tổng số đảng viên
của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng là 310 người) cịn
Đơng Dương Cộng sản Liên Đoàn do mới thành lập nên không kịp cử đại biểu đến

dự. Hội nghị tiến hành vào ngày 6 tháng 1 năm 1930 (sau này Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ III (1960) trên cơ sở những tài liệu hiện có đã ra nghị quyết về ngày
thành lập Đảng, trong đó ghi rõ: “Lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch hàng năm làm
ngày kỷ niệm thành lập Đảng”).
Sau khi thảo luận những vấn đề Nguyễn Ái Quốc nêu ra, Hội nghị hồn tồn
nhất trí, tán thành việc hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Đông Dương thành một
đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thơng qua Chính cương vắn
tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam; Lời kêu gọi
của Nguyễn Ái Quốc nhân ngày thành lập Đảng đến cơng nhân, nơng dân, binh
lính, học sinh, anh chị em bị áp bức, bóc lột hãy gia nhập Đảng, đi theo Đảng để
đánh đổ đế quốc, phong kiến An Nam làm cho nước An Nam được độc lập.
Theo chủ trương của Hội nghị, ngày 8 tháng 2 năm 1930 các đại biểu về nước
bầu ra Ban Chấp hành Trung ương lâm thời gồm: Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Lan,
Nguyễn Văn Hới, Nguyễn Phong Sắc, Hoàng Quốc Việt, Phan Hữu Lầu, Lưu Lập
Đạo và do Trịnh Đình Cửu phụ trách. Sau đó các xứ ủy được thành lập gồm: Xứ ủy
Bắc Kỳ do Đỗ Ngọc Du làm Bí thư; Xứ ủy Trung Kỳ do Nguyễn Phong Sắc làm Bí
thư; Ngơ Gia Tự làm Bí thư xứ ủy Nam Kỳ. Xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng:
Tỉnh, Thành bộ; Huyện, Thị Bộ; Chi bộ; đề ra nhiệm vụ của đảng viên.
2.2. Nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

18


Các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt
do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng tháng 2
năm 1930 hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, những nội dung cơ
bản của Cương lĩnh:
+ Về phương hướng chiến lược: trên cơ sở phân tích tính chất, mâu thuẫn cơ
bản của xã hội Việt Nam, Cương lĩnh xác định phương hướng chiến lược phát triển
của cách mạng Việt Nam là “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách

mạng để đi tới xã hội cộng sản”10.
+ Về nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể:
Về nhiệm vụ chính trị: “Đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và bọn phong kiến.
Làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập”11, Cương lĩnh xác định chống đế quốc và
phong kiến là hai nhiệm vụ cơ bản để giành độc lập cho dân tộc, ruộng đất cho dân
cày, trong đó chống đế quốc giành độc lập cho dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu,
“dựng nên chính phủ cơng nơng binh” và qn đội cơng nơng.
Về kinh tế: Tịch thu tồn bộ các sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải,
ngân hàng..) của tư bản đế quốc Pháp giao cho chính phủ công nông binh quản lý;
tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc làm của công và chia cho dân cày nghèo; mở
mang công nghiệp, nông nghiệp, miễn thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật làm
việc ngày 8 giờ.
Về văn hóa xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ
cập giáo dục theo hướng cơng nơng hóa.
+ Lực lượng cách mạng, Đảng chủ trương tập hợp đại bộ phận giai cấp công
nhân, nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo lãnh đạo nông dân làm cách
mạng ruộng đất, lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nơng… đi vào phe vơ sản giai
cấp; đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản
cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ trung lập. Bộ phận nào ra mặt
phản cách mạng thì phải đánh đổ cùng đế quốc.

10 11

,

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Tồn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.1998, tập 2, tr 2.

11

19



+ Về phương pháp cách mạng: Phải bằng con đường bạo lực cách mạng quần
chúng, tuyệt đối không thể đi vào cải lương, thỏa hiệp “Không khi nào nhượng một
chút lợi ích gì của cơng, nơng mà đi vào đường thỏa hiệp”12.
+ Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong là
Đảng cộng sản. “Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho
được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân
chúng”13. Người cầm lái có vững thuyền mới chạy, Đảng lãnh đạo, cách mạng mới
thành công.
3. Ý NGHĨA THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG
LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG
3.1. Ý nghĩa thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt
Nam, chấm dứt tình trạng bế tắc, khủng hoảng về người lãnh đạo và đường lối cứu
nước: Từ khi thực dân Pháp xâm lược, các phong trào yêu nước theo ý thức hệ
phong kiến và ý thức hệ tư sản liên tục nổ ra, nhưng đều thất bại, cách mạng Việt
Nam lâm vào khủng hoảng, bế tắc về người lãnh đạo và con đường cứu nước.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời được lịch sử giao cho sứ mệnh nắm quyền lãnh
đạo duy nhất cách mạng, đã chỉ ra con đường cứu nước đúng đắn, đó là cứu nước
theo con đường cách mạng vô sản. Đảng ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân
tộc, đấu tranh giai cấp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Đảng ra đời trở thành nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt
Nam. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: ngay từ khi mới thành lập “Đảng
ta liền giương cao ngọn cờ cách mạng, đoàn kết và lãnh đạo toàn dân tiến lên đấu
tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Màu cờ đỏ của Đảng chói lọi như
mặt trời mới mọc, xé tan cái màn đen tối, soi đường dẫn lối cho nhân dân ta vững
bước tiến lên con thắng lợi trong cuộc cách mạng phản đế phản phong” 14. Đúng
vậy, mới mười lăm tuổi Đảng lãnh đạo nhân dân làm nên cuộc cách mạng tháng
Tám thành công, đánh bại các cuộc chiến tranh xâm lược giải phóng và bảo vệ

12, 13 Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng tồn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.1998, tập 2, tr 4.
13
14

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.1996, tập 10, tr 8.

20


vững chắc độc lập Tổ quốc, ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng công cuộc đổi
mới đạt được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp cơng
nhân Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Việc thành lập Đảng là một
bước ngoặt vô cùng quan trọng đối với lịch sử cách mạng Việt Nam. Nó chứng tỏ
giai cấp vơ sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”. Từ nay
giai cấp cơng nhân Việt Nam chính thức bước lên vũ đài chính trị, là người lãnh
đạo duy nhất cách mạng Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước, là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin vào điều kiện của một nước thuộc địa, công nghiệp chưa phát triển,
giai cấp cơng nhân cịn nhỏ bé, trình độ thấp như nước ta. Việc Nguyễn Ái Quốc
đưa phong trào yêu nước vào đã làm cho Đảng ta ra đời sớm hơn so với quy luật,
đáp ứng yêu cầu của cách mạng Việt Nam, làm cho Đảng ta gắn bó với nhân dân,
trở thành Đảng của nhân dân, của dân tộc; biến lý tưởng của Đảng thành lý tưởng
của dân, biến lý tưởng của nhân dân thành lý tưởng của Đảng; biến sức mạnh của
Đảng thành sức mạnh của nhân dân, biến sức mạnh của nhân dân thành sức mạnh
của Đảng và trở thành sức mạnh vô địch.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời làm cho cách mạng Việt Nam trở thành một
bộ phận cách mạng thế giới. Từ đây Đảng đưa giai cấp công nhân và nhân dân Việt
Nam tự giác tham gia vào sự nghiệp đấu tranh của nhân dân thế giới là độc lập dân

tộc và chủ nghĩa xã hội, từ nay cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng
khít của cách mạng thế giới.
3.2. Ý nghĩa của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đối với tiến trình
cách mạng Việt Nam
- Giá trị lý luận của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng:
Trên cơ sở đánh giá đúng tính chất, mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu,
thái độ của các giai cấp, tầng lớp của xã hội Việt Nam, nắm vững xu thế phát triển
của thời đại. Cương lĩnh đã xác định đúng đắn những vấn đề chiến lược, sách lược
của cách mạng Việt Nam, cương lĩnh phản ánh được quy luật khách quan của xã
21


hội Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu cấp bách và cơ bản của cách mạng Việt Nam,
phù hợp với xu thế thời đại.
Những nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là sự vận dụng,
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện nước ta, một nước thuộc địa nửa
phong kiến, giải quyết đúng đắn hàng loạt vấn đề như: mối quan hệ giữa dân tộc và
giai cấp, giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, về mối quan hệ
giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc, về lực lượng cách mạng…
Qua giải quyết những vấn chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam mà
cương lĩnh đã góp phần bổ sung, phát triển làm phong phú chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Giá trị thực tiễn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên đối với cách mạng Việt
Nam.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên ngay khi mới ra đời đã đáp ứng được nguyện
vọng của nhân dân và thâm nhập vào quần chúng trở thành sức mạnh vật chất, biến
thành phong trào cách mạng, chấm dứt tình trạng bế tắc, khủng hoảng về đường lối
cách mạng.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng trở thành ngọn cờ dẫn dắt nhân dân ta
đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đưa dân tộc Việt Nam từ dân tộc thuộc địa
trở thành dân tộc độc lập, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm

chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Cương lĩnh ra đời gần một thế kỷ,
nhưng đến nay giá trị của nó đối cách mạng Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn, Cương
lĩnh đã, đang, sẽ được toàn Đảng, toàn dân trung thành, vận dụng vào công cuộc
đổi mới hiện nay.

*Câu hỏi thảo luận: Bằng lý luận và thực tiễn phân tích, chứng minh làm rõ
tính đúng đắn chủ trương “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng
để đi tới xã hội cộng sản” được đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng?
*Câu hỏi ơn tập: Bằng lý luận và thực tiễn trên thế giới và trong nước phân
tích, chứng minh Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu khách quan?
*Tài liệu bắt buộc:
22


1. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - Chương trình cao cấp. Tập 5,
Nhà xuất bản Lý luận chính trị, H.2014.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb.CTQG, H.2005
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb.CTQG, H.1998
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb.CTQG, H.2000
5. Hồ Chí Minh Tiểu sử, Nxb.Lý luận chính trị, H.2006
7. Giáo trình Lịch sử Đảng CSVN - Chương trình cao cấp. Ủy Ban biên soạn
giáo trình chuẩn quốc gia, Nxb.CTQG.
*Tài liệu tham khảo:
1. Các tổ chức tiền thân của Đảng. Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung
ương, H.1997.
2. Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do vì chủ nghĩa xã
hội tiến lên giành thắng lợi mới, Nxb Sự Thật, H.1970.

23



Bài 2:
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
(1930 - 1945)
A. Mục đích:
- Về kiến thức: Cung cấp cho người học hệ thống kiến thức về quá
trình Đảng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc thời kỳ 1930 –
1945; từ đó nhận thức rõ đường lối độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng
trong thời kỳ này.
- Về tư tưởng: Thông qua bài giảng, người học khẳng định niềm tin
vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, quyết tâm góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh.
- Về kỹ năng: Trên cơ sở kiến thức lịch sử Đảng giai đoạn 1930 –
1945, người học rèn luyện được tư duy độc lập, sáng tạo, nhạy bén nắm bắt
tình hình trong nước, quốc tế, tình hình ở địa phương và có quyết định
đúng trong giải quyết công việc thực tiễn.
B. Yêu cầu:
- Nắm vững kiến thức cơ bản lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam giai
đoạn cận hiện đại.
- Tích cực, chủ động đóng góp ý kiến tham gia xây dựng bài.
C. Nội dung:
1. ĐẢNG LÃNH ĐẠO CAO TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1931 VÀ
XƠ VIẾT NGHỆ TĨNH
1.1. Hồn cảnh lịch sử
Từ năm 1929 – 1933, các nước trong hệ thống tư bản chủ nghĩa thế
giới lâm vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Cuộc khủng hoảng kinh tế
thừa đã đẩy nền kinh tế tư bản bước vào tình trạng tiêu điều và gây nên
những hậu quả cực kì nghiêm trọng, đe dọa nền thống trị của chủ nghĩa tư

bản ở các nước này. Để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng, chính
phủ các nước tư bản một mặt tăng cường chuyên chính, hạn chế tự do, dân
chủ, mặt khác trút gánh nặng khủng hoảng lên vai nhân dân trong nước và
các nước thuộc địa, phụ thuộc. Các nước có ít thuộc địa như Đức, Nhật tìm
cách phát xít hóa bộ máy chính quyền, tăng cường chạy đua vũ trang gây
24


lại chiến tranh thế giới. Mâu thuẫn xã hội trong lịng các nước tư bản ngày
càng gay gắt.
Cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đạt được nhiều
thành tựu về kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phịng đã cổ vũ mạnh mẽ giai
cấp cơng nhân và nhân dân lao động thế giới trong sự nghiệp đấu tranh cho
tự do, hịa bình, dân chủ.
Cùng với phong trào bãi cơng, biểu tình đấu tranh địi dân chủ, dân
sinh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản, phong
trào giải phóng dân tộc trên thế giới trỗi dậy mạnh mẽ, đặc biệt ở châu Á
với sự phát triển của phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Ở trong nước, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tác động sâu sắc đến
mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống xã hội. Nhiều nhà máy, xí nghiệp, đồn
điền thu hẹp sản xuất. Ruộng đất bị bỏ hoang hàng trăm ngàn ha. Đời sống
của quần chúng lao động vơ cùng khó khăn. Cơng nhân bị sa thải, nông dân
bị bần cùng, thợ thủ công phá sản, nhà bn nhỏ đóng cửa, viên chức thất
nghiệp, sinh viên, học sinh ra trường khơng có việc làm. Nhiều tư sản dân
tộc và địa chủ nhỏ cũng bị sa sút, phá sản hàng loạt… Thêm vào đó, thực
dân Pháp tăng cường áp bức nhân dân, đặc biệt sau khởi nghĩa Yên Bái.
Hàng ngàn cuộc bắt bớ, đàn áp diễn ra trên khắp cả nước, tạo nên bầu
khơng khí vô cùng ngột ngạt. Dưới ách thống trị của thực dân, đời sống của
các tầng lớp nhân dân đều chịu ảnh hưởng và bị đe dọa. Mâu thuẫn giữa
dân tộc ta với thực dân Pháp và tay sai ngày càng trở nên sâu sắc. Phong

trào công nhân, phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, lôi cuốn đông
đảo các tầng lớp, giai cấp trong xã hội tham gia.
Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời tạo nên một bước
ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc. Ngay khi Đảng vừa ra đời đã nhanh
chóng tập hợp quần chúng, lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh đòi các
quyền dân tộc, dân chủ, dẫn đến cao trào cách mạng 1930 - 1931 diễn ra
rộng khắp trong cả nước.
1.2. Chủ trương của Đảng
Trong Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng, đồng chí Nguyễn Ái
Quốc thay mặt Đảng đã kêu gọi quần chúng cơng nhân, nơng dân, binh
lính, thanh niên, học sinh, và tất cả những người bị áp bức, bóc lột gia nhập
Đảng, ủng hộ Đảng và đi theo Đảng nhằm thực hiện mục tiêu: “Đánh đổ đế
quốc Pháp, phong kiến An Nam và giai cấp tư sản phản cách mạng (…)
Làm cho nước An Nam được độc lập”.
25


×