Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Các marker viêm gan b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.64 KB, 2 trang )

Xét nghiệm HBsAg
Là xét nghiệm quyết định chẩn đoán viêm gan B. Để kết luận có viêm gan B hay không phải làm xét
nghiệm HBsAg chứ không phải là xét nghiệm HBVDNA. Nếu dương tính nghĩa là bạn bị viêm gan B. Nếu
âm tính nghĩa là bạn khơng bị viêm gan B. Xét nghiệm HBsAg có xét nghiệm định tính hoặc định lượng:
xét nghiệm định tính cho biết bệnh nhân có bị viêm gan B hay khơng, cịn xét nghiệm định lượng cho
biết nồng độ kháng nguyên nhiều hay ít, có giá trị để theo dõi điều trị.
Xét nghiệm Anti-HBs
Anti-HBs là kháng thể kháng HBsAg. Bệnh nhân sau khi khỏi bệnh hoặc sau khi tiêm vaccine nếu có
kháng thể Anti-HBs là đã có miễn dịch. Nồng độ Anti-HBs > 10 mUI/ml được coi là có tác dụng bảo vệ.
Xét nghiệm HBeAg
HBeAg là một đoạn kháng nguyên vỏ capsid của virus viêm gan B. Sự xuất hiện HBeAg chứng tỏ virus
đang nhân lên và có khả năng lây lan mạnh. HBeAg dương tính là một chỉ tiêu chứng tỏ virus đang hoạt
động. HBeAg âm tính có 2 khả năng: virus khơng hoạt động hoặc virus đột biến. Để khẳng định virus đột
biến cần xét nghiệm HBVDNA và HBV genotyping.
Xét nghiệm Anti-HBe
Anti-HBe là kháng thể kháng HBeAg. Nếu xét nghiệm Anti-HBe dương tính chứng tỏ bệnh nhân có miễn
dịch một phần. Xét nghiệm Anti-HBe âm tính chứng tỏ cơ thể chưa có miễn dịch với virus viêm gan B.
Xét nghiệm Anti-HBc
Anti-HBc là kháng thể kháng lõi virus viêm gan B. Nó xuất hiện rất sớm và tồn tại suốt đời. Vì vậy xét
nghiệm này là marker đánh giá bệnh nhân đã bị phơi nhiễm virus viêm gan B. Có 3 danh pháp về xét
nghiệm này là Anti-HBc, Anti-HBc IgG, Anti-HBc total nhưng thực chất chỉ là một vì xét nghiệm Anti-HBc
IgG vẫn có một phần Anti-HBc IgM.
Xét nghiệm Anti-HBc IgM
Anti-HBc IgM là kháng thể kháng lõi virus viêm gan B typ IgM. Kháng thể này xuất hiện trong giai đoạn
viêm gan B cấp hoặc đợt cấp của viêm gan B mạn tính.
Có rất nhiều marker viêm gan như vậy xét nghiệm như thế nào?
Trước hết làm xét nghiệm HBsAg
Nếu HBsAg âm tính chứng tỏ bệnh nhân không bị viêm gan B. Nếu muốn biết sâu hơn là bệnh nhân đã bị
phơi nhiễm viêm gan B hay chưa (vì các tài liệu gần đây cho thấy bệnh nhân phơi nhiễm vẫn có nguy cơ
ung thư gan cao) thì làm them xét nghiệm Anti-HBc. Nếu muốn biết bệnh nhân có miễn dịch với viêm
gan B hay chưa thì làm xét nghiệm Anti-HBs: Anti-HBs dương tính chứng tỏ bệnh nhân có miễn dịch với


viêm gan B, khơng cần tiêm vaccine; Anti-HBs âm tính chứng tỏ bệnh nhân chưa có miễn dịch với viêm
gan B, cần tiêm vaccine.
Nếu HBsAg dương tính: cần xét nghiệm xác chẩn lại! Sau khi đã khẳng định là HBsAg dương tính cần làm
các xét nghiệm sinh hoá, huyết học để đánh giá chức năng gan. Bệnh nhân cũng cần làm các xét nghiệm


sinh học phân tử như HBV-DNA, HBV genotyping. Các marker cần làm đầy đủ: Định lượng HBsAg, AntiHBs (HBsAb), HBeAg, Anti-HBe (HBeAb), Anti-HBc, Anti-HBcIgM.
Định lượng HBsAg chủ yếu để theo dõi điều trị. Xét nghiệm Anti-HBs có thể khơng làm nếu nồng độ
HBsAg cao.
Cặp xét nghiệm HBeAg và Anti-HBe nên làm đầy đủ để phân tích 4 khả năng như sau:
HBeAg (+) và Anti-HBe (-): Virus đang nhân bản, viêm gan tiến triển, lây lan mạnh.
HBeAg (-) và Anti-HBe (+): Virus ngừng nhân bản, có miễn dịch một phần, khả năng lây lan giảm. Cũng có
thể là thể đột biến hoang dại.
HBeAg (+) và Anti-HBe (+): KN và KT cân bằng hoặc do phức hợp miễn dịch, cần theo dõi thêm.
HBeAg (-) và Anti-HBe (-): Biến thể Pre-C hoặc giai đoạn cửa sổ của quá trình chuyển đảo huyết thanh.
Cuối cùng là cặp xét nghiệm Anti-HBc và Anti-HBcIgM để xác định bệnh nhân viêm gan cấp hay mạn tính.
Tất cả các thông số này đều rất cần để quyết định điều trị, tiên lượng và theo dõi quá trình điều trị viêm
gan.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×