Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập: Nghiên cứu trường hợp ngành mía đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.41 KB, 11 trang )

NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH MÍA ĐƯỜNG
ThS. NCV. Ma Ngọc Ngà
Viện Kinh tế Việt Nam
Tóm tắt
Sau 30 năm đổi mới và hội nhập, Việt Nam đã trở thành một trong những
nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về một số mặt hàng nông sản như: gạo, cao su,
cà phê, hạt điều và thủy sản... Nông nghiệp Việt Nam đang ngày càng khẳng định
vị thế của mình là một ngành kinh tế cung cấp sinh kế cho 9,53 triệu hộ dân nông
thôn và 68,2% dân số (60 triệu người), đóng góp 18%-22% GDP cho nền kinh tế
và 23-35% giá trị xuất khẩu với mức tăng trưởng nhanh và ổn định trong một
thời gian dài cùng cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực1.
Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu rộng với việc tham gia đàm phán, ký
kết thêm nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và liên khu vực.
Năm 2015, Việt Nam đã ký FTA với Hàn Quốc và Liên minh kinh tế Á-Âu, kết
thúc đàm phán FTA với Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái
Bình Dương (TPP). Bối cảnh hội nhập sâu rộng này đã tạo thêm nhiều cơ hội và
cả thách thức cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nơng nghiệp nói riêng.
Trong bối cảnh hội nhập, hàng nơng sản Việt Nam có cơ hội tiếp cận nhiều thị
trường mới, được hưởng các ưu đãi về thuế quan, nhưng bên cạnh đó cũng phải
chịu sức ép cạnh tranh ngày càng lớn ở cả thị trường trong và ngoài nước.
Hội nhập kinh tế là vấn đề tất yếu. Để có thể tồn tại và phát triển trong điều
kiện hội nhập, các ngành kinh tế và các doanh nghiệp phải có được khả năng
cạnh tranh nhất định. Trong tất cả các ngành nơng nghiệp của Việt Nam thì có lẽ
mía đường là một trong những ngành ít có khả năng cạnh tranh nhất, đặc biệt
trong bối cảnh Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) chuẩn bị
bước vào lộ trình thực hiện. Vì vậy, mục đích của bài viết dưới đây trước hết là
nhằm xem xét tổng thể về thực trạng, triển vọng của nông nghiệp Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập, tiếp theo sẽ phân tích cụ thể về những điểm mạnh, yếu, cơ hội
và triển vọng đối với ngành mía đường - một trong những ngành phải đối mặt với
nhiều thách thức nhất trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu


rộng hiện nay và trong tương lai.
1

Trang Trần, “Hành trang cho nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập”, Tạp chí Tài chính, 3/2015.

667


1. Ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
Một trong những đóng góp quan trọng của khu vực nơng nghiệp đó là xuất
khẩu nơng sản tăng liên tục trong nhiều năm qua, đặc biệt kể từ khi Việt Nam trở
thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (2007).
Xuất khẩu nông sản đã vượt ngưỡng 20 tỷ USD, và khu vực nông nghiệp được
đánh giá là tạo ra thặng dư thương mại, đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng để
nhập khẩu công nghệ và trang thiết bị phục vụ cơng nghiệp hóa2.
Biểu đồ 1. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản
giai đoạn 2007-2014
30
24.96

25
21.78

22.91

22.57

20
16.51
14.22


15

13.07

Tỷ USD

11.2
10
5
0
2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong bối cảnh chung của nền kinh tế chịu ảnh hưởng lớn của suy thối

kinh tế, nơng nghiệp vẫn là ngành duy nhất có thặng dư xuất khẩu giai đoạn 2010
- 2013. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp đạt 3,3%, vượt mục
tiêu Chính phủ đề ra và tăng 11,2% so với năm 2013, tiếp tục là lĩnh vực tạo ra
giá trị thặng dư cao với 9,5 tỷ USD. Trong đó, có 10 mặt hàng nơng sản có kim
ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD3. Đó là những kết quả khả quan đánh dấu sự phục
2

Phạm Quang Diệu (2015), “Tăng trưởng nông nghiệp 30 năm đổi mới - Sự cần thiết cho một tư duy
mới về đất lúa cho xuất khẩu gạo và an ninh lương thực”, Kỷ yếu Hội thảo “Tổng kết 30 năm phát
triển kinh tế Việt Nam (1986-2015)”, Viện Kinh tế Việt Nam, tháng 11/2015.
3
“Ngành nông nghiệp Việt Nam tăng cường hội nhập quốc tế”, />15761/10115/Nga%CC%80nh-Nong-nghie%CC%A3p-Vie%CC%A3t-Nam-tang-cuo%CC%80ngho%CC%A3i-nha%CC%A3p-quo%CC%81c-te%CC%81.aspx, truy cập ngày 20/12/2015.

668


hồi và tăng trưởng trở lại của nông nghiệp, đồng thời góp phần củng cố sức mạnh
cho ngành nơng nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung vượt qua những
thách thức có thể gặp phải trong năm 2015 và những năm tiếp theo.
Cơ hội và thách thức trong hội nhập
Trước bối cảnh hội nhập sâu rộng trong năm 2015, đặc biệt là sau khi TPP
được ký kết, nông nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để phát triển, đồng thời
cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức nhất định.
Quan hệ xuất nhập khẩu với các nước TPP đóng vai trị quan trọng đối với
thương mại nơng sản Việt Nam. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các
nước thành viên TPP đều tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, trong đó kim
ngạch xuất khẩu tăng trưởng nhanh hơn. Điều đó chứng minh rằng Việt Nam là quốc
gia có lợi thế tương đối về nơng nghiệp so với hầu hết các quốc gia thành viên.
Biểu đồ 2. Kim ngạch xuất khẩu sang các nước TPP trong tổng kim ngạch
một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam

Đơn vị tính: Tỷ USD
30
25
20
Các nước cịn lại

15

TPP
10
5
0
2009

2010

2011

2012

2013

2014

Nguồn: Đặng Kim Khơi, tính tốn từ số liệu Tổng cục Hải quan (2015)

Trong các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam, gỗ (và các sản phẩm
về gỗ) và tơm là 2 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất (hơn 5 tỷ USD),
nhóm hàng xuất khẩu lớn thứ 2 là cá tra và các cây công nghiệp (cà phê, điều,
tiêu, cao su). Mỹ và Nhật Bản là 2 đối tác lớn nhất của Việt Nam trong xuất khẩu

mặt hàng gỗ, thủy sản và cây công nghiệp, Malaysia là đối tác lớn nhập khẩu gạo
669


và cao su của Việt Nam. Như vậy, có thể thấy rằng những năm gần đây, hoạt
động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang TPP mới chỉ tập trung vào một số
mặt hàng và một số ít thị trường lớn. Vì vậy, TPP sẽ mở ra cơ hội cho nông
nghiệp Việt Nam trong việc mở rộng xuất khẩu và khai thác các thị trường tiềm
năng, đặc biệt là một số thị trường lớn như Canada, Mexico hay Australia. Đây
cũng là cơ hội giúp Việt Nam cân bằng lại quan hệ thương mại với các khu vực
thị trường trọng điểm, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trường nhất
định. Ngoài ra, tham gia TPP cũng là cơ hội để Việt Nam thu hút các nhà đầu tư
nước ngoài. Khi Việt Nam tham gia vào Hiệp định này với 11 nước thành viên, rõ
ràng trong số đó có những nước khơng có lợi thế về nơng nghiệp như Singapore
hay Brunei, cộng với việc bị ép giảm hàng rào bảo hộ nơng nghiệp thì có thể họ
sẽ chuyển nguồn đầu tư sang Việt Nam. Khi có đầu tư nước ngoài, bên cạnh việc
tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập, điều quan trọng nhất là nền nông nghiệp
Việt Nam sẽ hấp thụ được khoa học kỹ thuật mới, thay đổi được phương thức sản
xuất truyền thống kém hiệu quả. Gia nhập TPP sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư,
hợp tác với các nước nhằm hiện đại hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm,
tham gia sâu hơn và nâng cao giá trị gia tăng cho Việt Nam trong chuỗi giá trị
toàn cầu.
Bên cạnh những cơ hội và những triển vọng như trên, nông nghiệp Việt
Nam khi gia nhập TPP cũng phải đối mặt với khơng ít những thách thức. Thách
thức rõ nét nhất đối với nông nghiệp Việt Nam là phải chịu sự cạnh tranh gay gắt
khi những quy định về cắt giảm thuế suất của TPP được thực hiện. Việt Nam sẽ
gặp khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ do sự phụ thuộc
vào nguyên liệu nhập khẩu, thiếu thơng tin nghiên cứu, phân tích và dự báo thị
trường thế giới, thị trường nhập khẩu và thị trường trong nước. Bên cạnh đó, Việt
Nam thiếu vốn và cơng nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ kỹ thuật thông minh

nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và kiểm sốt dịch bệnh, hạn chế trình độ lao
động và nguồn lực cùng việc vận dụng cơng cụ hữu ích trong thương mại quốc tế
nhằm tái lập công bằng thương mại và giải quyết tranh chấp. Ngồi ra, mơi
trường chính sách chưa hoàn thiện, đầy đủ, chưa được thực hiện đồng bộ hóa và
thiếu biện pháp chế tài, tồn tại hạn chế trong thực thi quy định.
Trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ, ngồi TPP, Việt Nam cịn ký kết những
cam kết thương mại khác như FTA Việt Nam - Hàn Quốc, FTA Cộng đồng kinh
tế ASEAN... Khi những cam kết thương mại này chính thức bước vào lộ trình
thực hiện, nông nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức chưa từng
có. Thực tế sản xuất với quy mơ nhỏ lẻ, manh mún; tình trạng chuyển dịch cơ cấu
670


nơng nghiệp cịn mang tính tự phát, sản xuất chủ yếu theo tín hiệu thị trường ngắn
hạn cộng thêm trình độ sản xuất cơng nghiệp chế biến cịn thấp so với các nước
cùng với các yếu tố tác động khách quan như khí hậu, dịch bệnh…Đây sẽ là
những thách thức đặt ra cho tồn ngành nơng nghiệp trong bối cảnh hội nhập
ngày càng sâu rộng.
2. Ngành mía đường trước ngưỡng cửa hội nhập
Thực trạng nền kinh tế Việt Nam cho thấy có khá nhiều ngành dù có tiềm
năng lớn nhưng khả năng cạnh tranh lại rất yếu. Mía đường là một trong số những
ngành như vậy.
2.1. Thực trạng ngành mía đường Việt Nam
Với diện tích mía khoảng hơn 300 nghìn ha, Việt Nam hiện là một trong 10
nước có diện tích trồng mía lớn nhất thế giới. Những năm qua, Nhà nước đã có
nhiều chính sách phát triển ngành mía đường và hiện giá đường của Việt Nam
đang ở mức cao gấp rưỡi, thậm chí gấp đơi so với nhiều nước trên thế giới.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này được rất nhiều các nghiên cứu chỉ ra là
do: sản xuất nhỏ, manh mún, thiếu vùng nguyên liệu, năng suất mía thấp, cơng
nghệ sản xuất lạc hậu… dẫn đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao. Lẽ

ra, người nơng dân phải được hưởng lợi từ chính sách, mức giá này. Tuy nhiên,
trên thực tế, đa phần người trồng mía rất khó sống được bằng nghề. Vì vậy, hiện
nay, ở nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu
Long - vùng trồng mía lớn nhất Việt Nam, người nơng dân đã bỏ cây mía để
chuyển sang các loại cây trồng khác. Khả năng cạnh tranh của ngành mía đường
Việt Nam rất yếu do từ trước đến nay Nhà nước vẫn thực hiện chính sách bảo hộ.
Từ khi ngành mía đường ra đời cho đến nay, cả các nhà máy đường và nông dân
đều ỷ lại sự bảo hộ của Nhà nước. Nhưng có một thực tế là chính sách bảo hộ này
khơng thể tiếp tục được lâu dài bởi theo cam kết với ASEAN, đến năm 2018 Việt
Nam phải xóa bỏ bảo hộ với mặt hàng đường và theo các hiệp định thương mại tự
do khác, đặc biệt là TPP thì mức độ hội nhập kinh tế sẽ ngày càng sâu rộng. Khi
Việt Nam xóa bảo hộ tất yếu sẽ đặt người nơng dân và doanh nghiệp mía đường
trước áp lực cạnh tranh, buộc họ phải vận động để tồn tại. Bên cạnh đó, khi tham
gia TPP, với việc tận dụng thuế suất xuất khẩu 0% từ 11 quốc gia có nền cơng
nghiệp phát triển, ngành mía đường Việt Nam có cơ hội nhập khẩu máy móc hiện
đại phục vụ chế biến thay cho công nghệ lạc hậu lỗi thời như hiện nay. Tuy nhiên,
vấn đề đặt ra hiện nay là sản phẩm đường của các nước thành viên TPP sẽ có mặt
671


ở thị trường Việt Nam, trong đó có Australia - nước xuất khẩu đường đứng thứ 3
thế giới. Nếu không thay đổi sớm, ngành đường sẽ có nguy cơ “thua ngay trên
sân nhà”. Bởi trong 12 nước thành viên TPP, giá thành sản xuất đường Việt Nam
hiện nay cao hơn nhiều so với 11 nước còn lại. Cùng với áp lực đến từ các thành
viên TPP, tới đây khi Hiệp định mậu dịch hàng hóa ASEAN có hiệu lực, hàng rào
hạn ngạch nhập khẩu đường trong các nước Đông Nam Á sẽ được dỡ bỏ, ngành
đường còn phải cạnh tranh trực tiếp với đường Thái Lan, vốn được người tiêu
dùng Việt ưa chuộng từ nhiều năm nay. Do giá thành và giá nội địa cao nên hàng
năm có một lượng lớn đường nhập lậu vào Việt Nam từ Thái Lan qua cửa khẩu
biên giới với Campuchia. Tuy khơng có tính toán đáng tin cậy, nhưng con số này

được một số người trong ngành cho rằng vào khoảng 300-400 ngàn tấn/năm.
Theo Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành mía đường
đang ở tình trạng sản xuất cung vượt cầu, nếu không nâng cao khả năng cạnh
tranh, Việt Nam khó có thể cạnh tranh với sản phẩm của các nước có lợi thế trong
thời gian tới, đặc biệt khi thời điểm cắt giảm thuế theo các cam kết hội nhập ngày
càng đến gần. Bởi vậy, giá thành sản phẩm phải bằng hoặc thấp hơn; đồng thời
phải cạnh tranh từ các khâu nguyên liệu, trồng trọt, giống… Đồng thời, quá trình
hội nhập kinh tế sẽ tạo sự cạnh tranh rất quyết liệt cho các doanh nghiệp không
những trên thị trường thế giới mà còn ngay tại trong nước. Tuy nhiên, hiện nay
một số nhà máy đường chưa thực sự tìm hiểu, đánh giá về các thách thức và có
chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập. Thêm vào đó, quan hệ
giữa sản xuất và tiêu thụ chưa được các doanh nghiệp quan tâm để tạo nên mối
quan hệ hữu cơ gắn bó. Ngồi một số doanh nghiệp có ký kết hợp đồng với các
hộ tiêu thụ lớn, còn lại đều phụ thuộc vào sức mua của thị trường. Việc xuất,
nhập khẩu đường vẫn theo cơ chế “xin - cho” nên hạn chế sự năng động và tạo ra
sự không công bằng giữa các doanh nghiệp, vấn đề lợi ích nhóm cũng là một
trong những rào cản đáng kể ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành. Ngoài ra,
đường lậu hồnh hành với số lượng lớn nhưng khơng có cơ sở pháp lý thiết thực
chống việc kinh doanh đường nhập lậu cũng là nguyên nhân kìm hãm sự phát
triển của ngành.
Trong bối cảnh thực hiện tự do hóa thương mại, ngành mía đường Việt
Nam đang đứng trước nhiều thách thức.

672


2.2. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành mía đường
Điểm mạnh: Ngành mía đường Việt Nam hiện có vùng nguyên liệu với điều
kiện đất đai, thổ nhưỡng phù hợp cho canh tác cây mía. Ngồi ra, Nhà nước cũng
có quy hoạch vùng trồng mía tương đối rõ ràng. Đây là điểm mạnh, đồng thời

cũng là tiềm năng để có thể phát triển ngành mía đường. Mía đường là một trong
những ngành có khá nhiều doanh nghiệp hoạt động, hiện có khoảng trên dưới 40
doanh nghiệp hoạt động trong ngành. Ngồi ra, mía đường cũng là ngành được
hưởng chính sách bảo hộ nhiều nhất từ phía Nhà nước. Sở dĩ ngành mía đường
Việt Nam có được chỗ đứng an toàn ở thị trường nội địa mà không gặp sự cạnh
tranh khốc liệt của các quốc gia xuất khẩu đường lớn trên thế giới là nhờ chính
sách và các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước. Đây là một điểm mạnh, đồng thời
cũng là một rào cản đối với sự phát triển của ngành này.
Điểm yếu: Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, khó xây dựng mơ hình “cánh đồng
mẫu lớn” trong canh tác mía nên năng suất mía thấp, dẫn đến giá thành cao nhưng
chất lượng sản phẩm lại kém hơn so với nhiều nước khác. Nông dân với kĩ thuật
canh tác lạc hậu, không tự sản xuất được mía giống, phụ thuộc đầu vào (hiện nay
95% giống mía được nhập từ Đài Loan); tỷ lệ cơ giới hóa thấp, hiện nay tỷ lệ này
ở Việt Nam chỉ khoảng 10-20%, chủ yếu ở khâu làm đất, trong khi đó tỷ lệ cơ
giới hóa trong canh tác cây mía ở các nước như Brazil hay Thái Lan đạt khoảng
80-90%. Doanh nghiệp mía đường của Việt Nam hiện nay so với những năm
trước đã có những bước cải thiện đáng kể về kĩ thuật, công nghệ sản xuất, tuy
nhiên vẫn tương đối lạc hậu, các nhà máy chế biến chủ yếu có cơng suất thấp.
Ngồi ra, một điểm yếu nữa của ngành đó là thiếu sự liên kết giữa các tác nhân
trong chuỗi, đặc biệt là giữa nông dân và doanh nghiệp - 2 tác nhân chính của
chuỗi giá trị ngành mía đường. Nhà nước vẫn thực hiện chính sách bảo hộ bằng
thuế quan đối với ngành này trong nhiều năm qua làm cho khả năng cạnh tranh
của ngành mía đường Việt Nam trở nên rất yếu, thậm chí có thể nói là khơng có
khả năng cạnh tranh.
Cơ hội: Hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng mở ra cơ hội cho ngành mía
đường đổi mới khoa học kĩ thuật, tiếp thu công nghệ hiện đại, học tập được kinh
nghiệm phát triển của các nước tiên tiến, đặc biệt khi thực hiện TPP, ngành mía
đường Việt Nam có thể tiếp thu kinh nghiệm của Australia - nước sản xuất và
xuất khẩu đường thứ 3 thế giới. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để mở rộng thị
trường xuất khẩu sang các nước thành viên TPP bởi Ấn Độ và Thái Lan là 2 đối

thủ cạnh tranh trực tiếp không thuộc TPP nên giảm được phần nào sự cạnh tranh;
bên cạnh đó thị trường nội địa vẫn cịn nhiều tiềm năng để có thể khai thác.
673


Thách thức: Tham gia TPP, ngành mía đường Việt Nam sẽ phải cạnh tranh
trực tiếp với đường nhập khẩu từ Australia. Bên cạnh đó, trong cam kết thương
mại với Cộng đồng Kinh tế ASEAN, ngành đường Việt Nam sẽ phải cạnh tranh
với Thái Lan. Theo dự kiến, cuối năm 2015, khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN hình
thành, Việt Nam sẽ áp dụng mức thuế suất ưu đãi trong hạn ngạch 5% đối với cả
đường trắng và đường thô cho các thành viên ASEAN. Ðến năm 2018, sẽ xóa
bỏ bảo hộ đối với mặt hàng đường, đồng nghĩa với việc tự do hóa nhập khẩu
đường của các nước ASEAN. Ngồi ra, trong bối cảnh suy thoái và bất ổn của
kinh tế thế giới, ngành mía đường Việt Nam cũng sẽ phải chịu những tác động
không nhỏ.
Bởi vậy, trong bối cảnh ngành sản xuất mía đường trong nước cịn nhiều
hạn chế, bất cập, đời sống người nơng dân trồng mía bấp bênh thì những áp lực
hội nhập kinh tế quốc tế càng địi hỏi ngành mía đường phải cơ cấu lại tồn diện.
2.3. Những vấn đề tồn tại đối với sự phát triển của ngành mía đường
Có thể thấy rằng, ngành mía đường Việt Nam từ trước đến nay luôn tồn tại
5 vấn đề cơ bản:
Thứ nhất, năng suất cây mía thấp: Ngồi các tỉnh Đồng bằng sơng Cửu
Long do có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên năng suất mía đạt khoảng 60-70
tấn/ha, còn lại hầu hết các vùng nguyên liệu mía trên cả nước chỉ đạt năng suất
trung bình khoảng 40-50 tấn/ha, trong khi đó năng suất mía bình qn của thế
giới là 80 tấn/ha.
Thứ hai, diện tích trồng mía nhỏ lẻ, phân tán. Các vùng trồng mía lại đang
phải cạnh tranh với các loại cây trồng khác do người nơng dân khơng “mặn mà”
với cây mía. Do vậy, những năm gần đây, diện tích trồng mía của cả nước có xu
hướng giảm.

Thứ ba, giá thành cao: Để sản xuất được 1 tấn đường, chi phí nguyên liệu
của Việt Nam hiện nay cao gấp đơi chi phí của Ấn Độ hay Thái Lan (mà chi phí
nguyên liệu chiếm tới 80% chi phí sản xuất), vì vậy giá thành đường của Việt
Nam cũng cao hơn nhiều so với các nước.
Thứ tư, các nhà máy đường hầu hết có quy mơ nhỏ, cơng suất thấp. Cả nước
hiện có khoảng 40 nhà máy đường thì phần lớn trong số đó là cơng suất nhỏ (chỉ
khoảng 1000 tấn mía/ngày), thiết bị, máy móc, kĩ thuật lạc hậu nên chất lượng
đường thấp.

674


Thứ năm, chính sách bảo hộ của Nhà nước gây nên sự ỷ lại cho người nông
dân và các doanh nghiệp trong ngành dẫn đến khả năng cạnh tranh yếu. Bên cạnh
đó, sự phân bổ khơng hài hịa về lợi ích giữa người nông dân và doanh nghiệp
cũng là một trong những rào cản phát triển của ngành. Đây là vấn đề vơ cùng
nghiêm trọng trong bối cảnh hội nhập.
Ngồi ra, những năm gần đây, vấn đề đường nhập lậu qua biên giới cũng
hết sức bất cập. Người Việt vốn khá ưa chuộng đường Thái Lan, vì vậy, khi
đường Thái Lan nhập lậu vào Việt Nam đã gây ra sức ép đáng kể đối với thị
trường nội địa.
2.4. Giải pháp
Để nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam và để
ngành này có thể tồn tại và phát triển được trong bối cảnh hội nhập thì cần phải
làm những việc sau đây:
Một là, phải quy hoạch lại vùng nguyên liệu của các nhà máy, tổ chức vùng
nguyên liệu mía theo hướng thâm canh cao, tập trung. Hướng dẫn nơng dân có
định hướng lâu dài trong sản xuất, khắc phục tình trạng phát triển tự phát diện
tích mía khi thấy giá cao, gây ra tình trạng thừa nguyên liệu, cần phải gắn lợi ích
của người nơng dân với nhà máy thơng qua hợp đồng kí kết giữa 2 bên, giải quyết

hài hòa mối quan hệ giữa 2 tác nhân này trong chuỗi giá trị ngành mía đường.
Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng nguyên liệu để nâng cao năng suất, chất
lượng và giảm được chi phí vận chuyển.
Hai là, các nhà máy cần đổi mới phương thức quản lý, tổ chức sản xuất,
mạnh dạn đầu tư cho việc hiện đại hóa khoa học, kĩ thuật, công nghệ sản xuất nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành.
Ba là, Nhà nước cần xóa bỏ dần chính sách bảo hộ đối với ngành này theo
một lộ trình cụ thể để người nông dân và doanh nghiệp chủ động từng bước thích
nghi với những biến động của cơ chế chính sách và của thị trường. Nhờ đó, doanh
nghiệp nào mạnh, có năng lực thì sẽ tồn tại và phát triển được trong hội nhập,
ngược lại, doanh nghiệp yếu kém sẽ bị đào thải.
Bốn là, cần phải điều tiết sản lượng đường để giữ giá trong nước, đối phó
với tình trạng đường nhập lậu. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời. Về lâu
dài cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan liên quan như hải quan, biên
phịng, an ninh,... trong việc rà sốt và ngăn chặn tình trạng nhập lậu đường trái
phép qua biên giới.
675


Trên đây là những nghiên cứu sơ lược ngành mía đường Việt Nam về thực
trạng cũng như một số giải pháp mà tác giả đề xuất đối với ngành này trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Nâng cao khả năng cạnh tranh
của ngành mía đường Việt Nam thực sự là một bài tốn khó đòi hỏi sự can thiệp
mạnh mẽ và quyết liệt từ phía Nhà nước, đồng thời người nơng dân và các doanh
nghiệp cũng cần có ý thức tự nâng cao năng lực, bên cạnh đó cũng cần tích cực,
chủ động hơn nữa trong hội nhập.
3. Kết luận
Để có thể đứng vững trong hội nhập địi hỏi tồn ngành nơng nghiệp phải
chủ động và nắm bắt được cơ hội mà hội nhập mang lại nhằm mở rộng quan hệ
thương mại với các thị trường tiềm năng cũng như thu hút các làn sóng đầu tư

mới, tạo ra nhiều cơng ăn việc làm, hình thành năng lực sản xuất mới để tận dụng
các cơ hội xuất khẩu và tham gia các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu. Để
làm được điều này, trước hết, các sản phẩm nông sản của Việt Nam phải đáp ứng
được yêu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế về chất lượng, tiêu chuẩn về
vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu mã phải đa dạng, giá thành hợp lý, đồng thời
cũng phải đảm bảo khâu cung ứng kịp thời cho nhà nhập khẩu… Theo đó, nhiều
nhà khoa học cho rằng nông nghiệp Việt Nam cần phát triển trên cơ sở thực hiện
một nền nông nghiệp đa chức năng và phải đầu tư nhiều hơn trong nghiên cứu,
chuyển giao khoa học cơng nghệ, khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư
vào nông nghiệp cũng như nâng cao năng lực cho nơng dân để họ có thể tự tổ
chức sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng.
Xin mượn lời của người đứng đầu ngành nông nghiệp Việt Nam - Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát để thay lời kết cho
bài viết này: “Giải pháp quan trọng nhất để tiếp tục duy trì tăng trưởng của
ngành nơng nghiệp trong năm 2015 và những năm tiếp theo đó là thực hiện
tồn diện và sâu sắc hơn chủ trương về tái cơ cấu ngành. Tập trung cao độ nỗ
lực vào những sản phẩm nơng sản có thị trường và có lợi thế của Việt Nam...”.
Tái cơ cấu nông nghiệp trước hết là chuyển từ sản phẩm có giá trị thấp và tiềm
năng thị trường thấp sang sản phẩm có giá trị cao và tiềm năng thị trường cao.
Đồng thời, cần tiến hành quy hoạch vùng chuyên canh và giám sát thực hiện
quy hoạch đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, các mặt hàng nơng sản mà
Việt Nam có lợi thế.

676


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Quang Diệu (2015), “Tăng trưởng nông nghiệp 30 năm đổi mới Sự cần thiết cho một tư duy mới về đất lúa cho xuất khẩu gạo và an ninh
lương thực”, Kỷ yếu Hội thảo “Tổng kết 30 năm phát triển kinh tế Việt
Nam (1986-2015)”, Viện Kinh tế Việt Nam, tháng 11/2015.

2. Đặng Kim Khôi (2015), “Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương (TPP): Cơ hội và triển vọng đối với nông nghiệp”, Kỷ
yếu Hội thảo khoa học “Dự báo Kinh tế - xã hội phục vụ lập kế hoạch
trung hạn trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Nxb Hồng Đức, Hà Nội,
tháng 12/2015.
3. “Ngành nông nghiệp Việt Nam tăng cường hội nhập quốc tế”,
truy cập
ngày 20/12/2015.
4. Lưu Thanh Đức Hải (2009), “Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh mía đường ở khu vực đồng bằng sơng Cửu Long”, Tạp chí
Khoa học, Đại học Cần Thơ, số tháng 12/2009.
5. Báo cáo Ngành mía đường Việt Nam năm 2012-2013, Ngân hàng
Sacombank
6. Báo cáo Ngành mía đường Việt Nam, Ngân hàng Vietinbank (2014)
7. Trang Trần, “Hành trang cho nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập”,
Tạp chí Tài chính, 03/2015.
8. Website Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: www.mard.gov.vn
9. Website Hiệp hội mía đường Việt Nam: www.vinasugar.vn
10. Website của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc: www.fao.org
11. Báo Nhân dân điện tử: www.nhandan.org.vn
12. Website Tổng cục Thống kê: www.gso.gov.vn
13. Báo cáo Hội nghị tổng kết vụ sản xuất mía đường 2014-2015, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
14. Website Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn

677




×