Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG VI SINH VẬT TẠO MÀNG SINH HỌC XỬ LÝ NƯỚC NHIỄM DẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.24 KB, 23 trang )

1 | Page

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG VI SINH VẬT TẠO MÀNG SINH HỌC XỬ LÝ
NƯỚC NHIỄM DẦU

Hà Nội – 2020


2 | Page

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG VI SINH VẬT TẠO MÀNG SINH HỌC XỬ LÝ

NƯỚC NHIỄM DẦU

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN THỊ HÀ
TS. NGUYỄN MINH PHƯƠNG
TS. NGƠ VÂN ANH

Nhóm 4:

1. Hà Phương Thảo


2. Thái Thị Linh
3. Nguyễn Thị Loan
4. Trịnh Thị Huyền Trang

Hà Nội – 2020


1 | Page

MỤC LỤC
LỜI
MỞ ĐẦU

2

1.TỔNG QUAN

3

1.1. Tình hình ơ nhiễm dầu mỏ và một số biện pháp xử lý

3

1.1.1.Tình hình ô nhiễm dầu mỏ

3

1.1.2. Hậu quả của ô nhiễm dầu

4


1.2. Các phương pháp xử lý ô nhiễm dầu trong môi trường nước

5

1.2.1. Phương pháp cơ học

5

1.2.2. Phương pháp hóa học

6

1.2.3. Phương pháp sinh học

8

1.3. Màng sinh học và ứng dụng trong xử lí ơ nhiễm mơi trường
1.3.1. Màng sinh học là gì?

9
9

1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo màng của sinh vật

10

1.3.3. Ứng dụng màng sinh học trong xử lý ô nhiễm môi trường

12


1.4. Ứng dụng màng sinh học trong xử lý nước thải nhiễm dầu

13

1.4.1. Cơ sở khoa học

13

1.4.2. Cơ chế phân hủy hydrocarbon nhờ vi sinh vật

14

1.4.3. Ứng dụng màng sinh học trong xử lí nước thải nhiễm dầu

14

1.5 . Giá thể cố định vi sinh vật

15

2. QUY TRÌNH XỬ LÝ

17

3. CHẾ PHẨM VI SINH VẬT TẠO MÀNG XỬ LÝ NƯỚC NHIỄM DẦU

18

4. TÀI LIỆU THAM KHẢO


21


2 | Page

LỜI MỞ ĐẦU
Dầu mỏ là nguồn năng lượng cũng như nguyên liệu lâu đời và luôn chiếm một
vị trí quan trọng trong xã hội. Cơ quan năng lượng quốc tế ( IEA ) cung cấp
các thống kê cho thấy nguồn cung dầu mỏ đã tăng từ 90,5 triệu thùng / ngày
lên 96,49 triệu thùng / ngày trong khoảng thời gian từ quý I năm 2013 đến
quý I năm 2016. Cùng với sự phát triển của ngành khai thác dầu là sự phát
triển của các ngành công nghiệp chế biến và sử dụng nguồn năng lượng này.
Mặc dù là nguồn năng lượng không thể thiếu của thế giới hiện đại, tuy nhiên
dầu mỏ cũng là nguồn ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường tự nhiên ,
đặc biệt là môi trường nước. Các thành phần dầu mỏ chủ yếu là các hợp chất
hydrocacbon ở thể lỏng và thành phần rất đa dạng, trong đó có các thành phần
độc hại và khó phân hủy trong mơi trường tự nhiên như benzen, naphthalen,
phenol, toluen, xylen, vv.... Trong quá trình khai thác, vận chuyển và sử dụng
, dầu mỏ có rất nhiều các nguy cơ rị rỉ ra mơi trường. Đặc biệt tại các địa
điểm lưu trữ, mua bán xăng dầu , các hoạt động thau rửa bể chứa là nguyên
nhân gây ô nhiễm đáng kể tới nguồn nước và môi trường. Để giải quyết vấn
đề ô nhiễm trên cần phối hợp triệt để các phương pháp xử lý như cơ học, vật
lý, hóa học, sinh học... tuy nhiên , mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược
điểm nhất định. Trong số các phương pháp này, biện pháp sinh học được xem
là một trong những phương pháp xử lý trọng tâm vì thân thiện với mơi
trường, có chi phí tương đối thấp nhưng đem lại hiệu quả cao. Gần đây màng
sinh học ( biofilm ) được xem là một trong những biện pháp phân hủy sinh
học giúp nâng cao khả năng chống chịu với môi trường của hệ vi sinh và tăng
hiệu quả xử lý. Ứng dụng màng sinh học trong xử lý dầu ô nhiễm được cho là

một hướng đi đầy tiềm năng . Với các ảnh hưởng không hề nhỏ bởi ơ nhiễm
dầu mỏ nói chung và các sản phẩm tách chiết từ dầu mỏ tới môi trường và con
người, việc nghiên cứu và xử ý nước thải ô nhiễm dầu là một nhiệm vụ cần
thiết và cấp bách.


3 | Page

1. TỔNG QUAN
1.1. Tình hình ơ nhiễm dầu mỏ và một số biện pháp xử lý
1.1.1.Tình hình ơ nhiễm dầu mỏ
Dầu mỏ và các sản phẩm của dầu mỏ là nguồn năng lượng thiết yếu trong đời
sống xã hội loài người. Tuy là một nguồn năng lượng thiết yếu nhưng dầu mỏ
lại trở thành nguồn ô nhiễm môi trường đáng lo ngại khi khi bị phát tán ra
môi trường.
Nguồn gây ra ô nhiễm :
● Là các tác nhân tự nhiên, thiên tai
● Con người – cũng là 1 nguồn tác nhân chính gây ra ơ nhiễm dầu.
● Trong quá trình khai thác, vận chuyển, sử dụng dầu tại các bể chứa dầu,
cây xăng và trong cả các hoạt động công nghiệp, sinh hoạt đã và đang
gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường xung quanh, đặc biệt là môi
trường Nước.
Dầu mỏ là một hỗn hợp các hydrocacbon thể lỏng đậm đặc có thành phần rất
đa dạng.Ơ nhiễm dầu trong môi trường nước thường được gắn với khái niệm
tràn dầu. Dầu bao gồm nhiều loại khác nhau từ dầu thô, xăng, dầu diesel, dầu
thải, chất thải nhiễm dầu. Hiện tượng tràn dầu là hiện tượng giải phóng
hydrocacbon dầu mỏ lỏng trong môi trường biển, sông, nguồn nước. Dầu lan
rộng do q trình chuyển động và pha lỗng vật lý trên bề mặt nước và loang
rất nhanh.
Bên cạnh các vụ tràn dầu nghiêm trọng trên biển, ơ nhiễm dầu cịn bắt nguồn

từ nước thải từ các nhà máy công nghiệp, kho chứa, sự rò rỉ các đường ống
dẫn dầu của các nhà máy.Nước thải nhiễm dầu từ các nguồn: nước thau rửa,
nước mưa chảy qua nơi chứa dầu,nước bị nhiễm do rỉ dầu từ các thiết bị, máy
móc vận chuyển trong các hoạt động sản xuất công nghiệp và sinh hoạt.
Trong lịch sử thế giới đã có rất nhiều vụ tràn dầu gây hậu quả rất nghiêm
trọng. Có thể kể đến: Vụ tràn dầu vào ngày 20/4/2010, 1 vụ nổ lớn đã làm
rung chuyển dàn khoan dầu Transocean Deepwater Horizon


4 | Page

Cùng với sự phát triển của xã hội lồi người hiện đại thì gắn liền với sự phát
triển của các ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ. Và hiện nay
vấn đề ô nhiễm môi trường dầu mỏ là một vấn đề đã và đag ở mức báo động
và cần phải có những giải pháp, biện pháp có thể làm giảm sự ơ nhiễm, ngăn
chặn sự ô nhiễm này.
1.1.2. Hậu quả của ô nhiễm dầu
1.1.2.1. Đối với môi trường
Khi bị ô nhiễm dầu, môi trường nước bị thay đổi tính chất lý hóa. Các thành
phần dầu xâm nhập vào môi trường nước làm nước bị tăng độ nhớt, khiến các
quá trình trao đổi, chuyển động của nước bị thay đổi dẫn đến sự thay đổi về
hệ sinh thái vùng bị ô nhiễm. Nước bị nhiễm độc bởi các thành phần dầu, thay
đổi tính chất màu sắc, mùi vị,… gây ngộ độc, chết hoặc biến đổi gen các sinh
vật trong vùng ô nhiễm. Lớp dầu loang ngăn cản sự trao đổi chất, cũng như
ánh sáng và nhiệt lượng giữa bầu khí quyển với mơi trương nước. Điều này
gây ra các thay đổi về nhiệt độ, lượng chất hịa tan của mơi trường, làm giảm
nồng độ oxy hoặc cacbonic hấp thụ vào nước, ảnh hưởng tới các rạn san hơ…
Ơ nhiễm dầu là ngun nhân làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước
do các sinh vật phù du, sinh vật đáy bị chết
1.1.2.2. Đối với sinh vật

Tất cả các lồi sinh vật trong vùng ơ nhiễm dầu đều bị ảnh hưởng bởi tiêu cực
bởi dầu. Trứng, ấu trùng, sinh vật phù du, các sinh vật dưới đáy, các lồi chim
khi săn mồi tại vùng ơ nhiễm dầu có khả năng bị dầu bao phủ trên lơng gây
giảm nhiệt độ cơ thể. Bên cạnh việc nuốt phải dầu cũng làm ngộ độc, chết,
hoặc đột biến các loài động vật như chim cá, các loài thủy sinh khác. Ô nhiễm
dầu có thể phá hủy các hệ sinh thái trong tồn bộ khu vực. Đặc biệt trong dầu
mỏ có các thành phần hydrocacbon thơm đa vòng ( PAHs) là có khả năng gây
ra đột biến, ung thư cho các loài sinh vật
1.1.2.3. Đối với kinh tế xã hội và con người
Trước tiên, các vụ tràn dầu gây ra tổn thất về kinh tế cho con người như thất
thoát nguồn năng lượng quan trọng. Theo đó các khoản kinh phí khổng lồ chi


5 | Page

trả cho việc làm sạch môi trường bị ơ nhiễm. Ngồi những thiệt hại trực tiếp
cịn có các ảnh hưởng xấu mang tính chất lâu dài như cảnh quan bờ biển du
lịch, các vùng nuôi trồng, đánh bắt hải sản… đều bị giảm doanh thu, sản
lượng và chất lượng sản phẩm.
Ơ nhiễm cịn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Các thành phần dầu
hầu hêt là các hợp chất độc hại đối với con người và thủy sinh. Tiếp xúc với
các sản phẩm xăng dầu trong khoảng thời gian dài gây ra đau đầu, chóng mặt,
chống, buồn nôn, các vấn đề về da.
Đặc biệt nếu phơi nhiễm quá lâu với các nguồn độc hại có thể dẫn đến ung
thư, gián đoạn hormon, đột biến gen.
Các tác động từ ô nhiễm dầu và các sản phẩm từ dầu là vơ cùng nguy hại và
khó kiểm sốt. Vì vậy chúng ta cần phải tìm ra các biện pháp khắc phục xử lý
triệt để các thành phần độc hại từ ô nhiễm dầu.
1.2. Các phương pháp xử lý ô nhiễm dầu trong môi trường nước
1.2.1. Phương pháp cơ học

Là bước xử lý đầu tiên được sử dụng để nhằm ngăn chặn, khống chế và thu
gom nhanh chóng tối đa lượng dầu tràn trên hiện trường. Sau khi sử dụng các
phao quây dầu tràn có thể sử dụng bơm hút, máng thu gom dầu để đưa dầu
tràn về nơi an tồn. Biện pháp cơ học trong xử lý ơ nhiễm dầu là sử dụng các
tính chất vật lý khác nhau giữa pha dầu và pha nước để tách biệt chúng. Ban
đầu các phương pháp có thể áp dụng là quây gom, dồn dầu vào một vị trí nhất
định để tránh lan dầu diện rộng. Sau đó, các biện pháp tách dầu khỏi nước
như gạt, ly tâm… được áp dụng. Bên cạnh đó, mục đích của việc qy gom
dầu là để xử lý hậu quả sau khi thu gom.
Các công cụ được sử dụng để quây dầu đơn giản và thông dụng nhất là các
phao nổi, có thể là phao đơn thuần hoặc phao đi kèm hệ thống gom trên mặt
nước. Các phao quây dầu thường có cấu trúc gồm 1 phần chứa khí hoặc vật
liệu nổi, phần tấm chắn chìm dưới mặt nước và các khớp nối giữa các phao.
Các dạng phao có thể kể đến là phao tự phồng, phao bơm khí, phao tự nổi.
Phao quây dầu được sử dụng tại các vùng ơ nhiễm có sức gió nhẹ, mặt nước


6 | Page

khơng q biến động. Các phao có thể được lắp đặt, địa hình bằng thuyền kéo
hoặc cano.
Sau khi dầu được cố định bằng phao, sử dụng các máy hút dầu để tách dầu
khỏi mặt nước và đưa vào bồn chứa. Bơm hút dầu tràn ( skimmer) được thiết
kế gồm vật liệu hấp phụ hoặc hấp thụ dầu nhưng không ngấm nước và các
máy bơm hút dầu. Nước nhiễm dầu được đưa vào máy bơm phần dầu được
tách ra và hút vào bồn chứa, nước được tách trở lại. Tỷ lệ dầu thu gom và
công suất của bơm hút dầu tùy thuộc vào loại dầu tràn và loại bơm hút. Các
loại máy bơm dầu được phân loại theo thiết kế như loại đĩa, loại trống lươc,
dạng phối hợp đĩa và lược, loại băng tải, loại dây cuốn hoặc đập hút. Với các
vụ tràn dầu diesel, xăng có thể dùng loại bơm trống hoặc bơm đĩa. Với các

loại dầu nặng hơn có thể dùng bơm dạng chổi, băng tải hoặc đập hút.
Tuy nhiên biện pháp cơ học chỉ có thể thu gom phần nào dầu tạ hiện
trường.Các thành phần dầu đã hịa tan với mơi trường hoặc lớp dầu mỏng
khơng thể thu gom bởi phương pháp này. Với các hạn chế này, phương pháp
cơ học luôn cần các phương pháp đi kèm hỗ trợ.
1.2.2. Phương pháp hóa học
Được sử dụng như biện pháp bổ sung sau khi sử dụng các phương pháp cơ
học. Phương pháp này sử dụng các chất phân tán, các chất keo tụ, các chất
phá nhũ tương dầu - nước… Hầu hết phương pháp này làm giảm kích thước
các hợp chất hydrocacbon trong dầu để các vi sinh vật có khả năng phân hủy
nhanh hơn.
Chất phân tán làm giảm bớt lưc căng mặt phân giới giữa dầu và nước tạo ra
những giọt dầu nhỏ đẩy nhanh quá trình phân tán tự nhiên, tạo điều kiện để
diễn ra quá trình phân hủy sinh học. Nguyên lý của các chất phân tán này là
do cấu trúc một đầu ưa dầu và một đầu ưa nước. Các đầu ưa dầu tập trung
quanh giọt dầu trong khi các đầu ưa nước đẩy giọt dầu vào môi trường nước
và tạo ra các giọt nhỏ.
Các chất phân tán có thể được đưa vào sử dụng bằng hệ thống phun từ máy
bay hoặc tàu biển, sau từ 1 đến 2 ngày các vệt dầu loang chuyển hoàn toàn
thành hệ phân tán. Thành phần ban đầu các chất phân tán được sử dụng giống


7 | Page

với các chất tẩy rửa dầu nhớt được sản xuất vào năm 1960. Tuy nhiên các chất
phân tán thế hệ đầu tiên này gây ô nhiễm cho hệ sinh thái và không được tiếp
tục sử dụng. Các chất phân tán thế hệ tiếp theo là một hỗn hợp của các chất
hoạt động bề mặt nhũ hóa và dung môi với các tỷ lệ khác nhau để giảm độc
hại đối với môi trường. Phương pháp này làm tan vệt dầu trên bề mặt nước,
giải quyết các vấn đề trao đổi chất giữa mơi trường nước và khơng khí, giảm

thiểu các nguy cơ cho sinh vật trên mặt nước, các loài chim săn mồi, rừng
ngập mặn… Tuy nhiên bản thân những chất tăng độ phân tán, hệ keo và dầu
phân tán trong nước lại có khả năng gây độc cho sinh vật, làm ơ nhiễm mơi
trường tầng đáy. Vì các nhược điểm này là phương pháp này nên sử dụng ở
khu vực san hô, nơi nuôi trồng thủy sản, nơi hút nước công nghiệm. Hầu hết
các chất phân tán đều khơng thể phân tán dầu có độ nhớt cao và hệ nhũ tương
ổn định.
Một số phương pháp hóa học khác là sử dụng chất hấp phụ. Chất hấp phụ có
thể là những chất hữu cơ tự nhiên, vô cơ tự nhiên, hoặc tổng hợp. Chất hấp
phụ bằng hữu cơ bao gồm rêu hơn bùn, mùn cưa, lông và 1 số vật liệu tự
nhiên khác chứa cacsbon. Chất hấp phụ vô cơ tự nhiên như đất sét, cát, tro núi
lửa. Chất hấp phụ tổng hợp được con người tạo ra. Quá trình tách thu dầu
khỏi chất hấp phụ sau khi đã thu gom về có thể tiến hành bằng cách ép ( qua
bộ lọc hoặc bằng máy quay ly tâm) hay bằng phương pháp nhiệt. Chất hấp
phụ thường có nguồn gốc từ chất hữu cơ, sau khi no dầu có thể đóng bánh
làm chất đốt, chất phụ gia làm bằng nhựa đường. Tuy nhiên, phương pháp này
có những nhược điểm như giá thành cao, chỉ áp dụng được ở nhưng vùng lặng
sóng và cần được xử lý tách dầu sau khi sử dụng…
Ngồi những phương pháp nêu trên cịn có phương pháp đốt tập trung ngay
sau khi dầu lan trên mặt biển. Sau khi phát tán, màng dầu trở nên mỏng và
khó cháy. Vì thế muốn đốt được dầu loang, thường cho thêm các chất hấp
phụ, chất này coi như là một “ mồi châm” và cịn có tác dụng tập trung dầu lại
để đốt được triệt để hơn. Phương pháp này gây ra ơ nhiễm khơng khí thứ cấp,
lãng phí tài nguyên và gây chết các loại sinh vật khu vực xung quanh.


8 | Page

1.2.3. Phương pháp sinh học
Dầu mỏ là một loại nhiên liệu rất đặc biệt, trong thành phần của chúng có

chứa 30-35% hydratcacbon mạch thẳng, 25-75% hydratcacbon mạch vịng,
10-20% hydratcacbom thơm như xeton, các loại rượu, các loại nhựa đường…
Sự đa dạng của các hydrocacbon của dầu mỏ là do chiều dài chuỗi, các chuỗi
phân nhánh, vòng và sự liên kết giữa các lớp hoặc liên kết với oxy, oxi, nito,
lưu huỳnh. Sự phân hủy sinh học các hợp chất này phụ thuộc đáng kể vào
trạng thái vật lý và tính độc hại của chúng. Các thành phần này thường rất khó
phân hủy tự nhiên.
Phương pháp sinh học dựa vào quá trình tự nhiên do vi khuẩn phân hủy dầu
thành các chất khác. Các sản phẩm có thể được tạo ra như: cacbondioxide,
nước, các hợp chất đơn giản không gây ơ nhiễm MT. Để kích thích q trình
phân hủy của VSV người ta thường bổ sung vào môi trường một số loại VSV
phù hợp hoặc cung cấp dinh dưỡng ( nito, photpho…) cho VSV bản địa phát
triển. Các phương pháp này thường được sử dụng kết hợp với các phương
pháp vật ký và hóa học để cho hiệu quả xử lý cao hơn.
Vì dầu mỏ là một hỗn hợp phức tạp nên cần một quần thể các vi sinh vật sinh
ra các enzym khác để phân hủy. Vi sinh vật tham gia phân hủy dầu mỏ theo
những con đường rất khác nhau, có những lồi phân hủy trực tiếp các sản
phẩm của dầu mỏ nhưng cũng có những loại tạo ra các hợp chất thúc đẩy quá
trình này. Chúng có thể tham gia q trình trong điều kiện kỵ khí hoặc hiếu
khí, vi khuẩn là nhóm vi sinh vật chính tham gia phân hủy dầu.
Việt Nam hiện nay đã có một số nghiên xử lý dầu bằng phương pháp sinh học
như nhóm nghiên cứu của Đặng Thị Cẩm Hà đã sử dụng một số chế phẩm là
nguồn N, P, K… để kích thích hoạt động của nhóm vi sinh vật bản địa kết hợp
với sử dụng tấm thân cơ học nhằm xử lý nước thải ô nhiễm dầu ở một số kho
xăng dầu và đã có được một số kết quả. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu của
cố PGS.TS Lại Thúy Hiền đã sử dụng chất hoạt hóa bề mặt sinh học do các
chủng vi sinh vật tạo ra để tăng cường q trình phân hủy hydrocacbon có
trong dầu mỏ.



9 | Page

Tuy nhiên các nghiên cứu tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu ứng dụng
màng sinh học trong xử lý nước thải nhiễm dầu. Mặc dù trong tự nhiên, phần
lớn các VSV có khả năng tạo thành màng sinh học giúp chúng thích nghi tốt
hơn với mơi trường. Ứng dụng màng sinh học trong xử lý nước thải nói chung
và xử lý dầu nói riêng đã và đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm
nghiên cứu. Các phương pháp có thể kể đến như MBBR, MBR, RBC đã được
chứng minh hiệu quả trong các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Phương
pháp MBR sử dụng làm sạch nước thải nhiễm dầu theo báo cáo cho thấy
hiệu quả xử lý có thể loại bỏ COD lên tới 97%. Phương pháp sinh học trong
xử lý ô nhiễm dầu là một phương pháp hiệu quả, thân thiện với môi trường
và có tính ứng dụng cao trong thực tế.
1.3. Màng sinh học và ứng dụng trong xử lí ơ nhiễm mơi trường
1.3.1. Màng sinh học là gì?
Màng sinh học (biofilm) là khái niệm về một tập hợp các VSV bám trên một
bề mặt của vật thể rắn hoặc bề mặt chất lỏng thông qua hệ thống polime ngoại
bào, tạo thành lớp màng bao phủ bề mặt đó. Phần lớn các VSV sinh trưởng
trên mơi trường bán lỏng đều có khả năng tạo ra màng sinh học. Sự hình
thành màng sinh học giúp VSV có khả năng chống chịu các điều kiện khắc
nghiệt của của môi trường tốt hơn,hỗ trợ trao đổi chất tốt hơn và hạn chế cạnh
tranh các VSV khác. Vi khuẩn tồn tại trong trong màng sinh học có tính chất
khác biệt đáng kể so với các VSV trơi nổi trong mơi trường. Chúng có xu
hướng thích nghi nhanh chóng, tăng cường sức đề kháng với độc chất. Các vi
khuẩn ở trung tâm màng sinh học thường có khả năng kháng thuốc mạnh
nhất.
Một quá trình hình thành điển hình của màng sinh học có thể được tóm tắt
qua 3 giai đoạn chính: gắn kết, tăng trưởng và phát tán.Trong giai đoạn đầu,
các VSV khi bắt gặp bề mạt thích hợp sẽ tạo ra các hợp chất ngoại bào
(extracellular polymeric substances-EPS) để gắn kết với bề mặt đó. Sau đó

các VSV này tiếp tục sinh sản, tạo ra hệ thống EPS cũng như tiếp nhận các
VSV phát triển từ môi trường để phát triển màng sinh học. Khi phát triển đến


10 | Page

một giai đoạn nhất định hoặc gặp phải các yếu tố gây đột biến, các tế bào
hoặc một phần màng sinh học tách ra, phát tán vào môi trường.
VSV bám vào bề mặt giá thể theo nhiều cách khác nhau. Một số VSV tự bản
thân nó có tính kết dính nhờ lipopolysaccharides ngoại bào cộng với những
đặc tính cấu trúc tế bào hỗ trợ cho việc di chuyển đến bề mặt là các phần phụ
gốc protein như lông nhung hoặc lông roi ở vi khuẩn. Các VSV khác chỉ tổng
hợp phần kết dính cần thiết khi xuất hiện bề mặt cho chúng bám vào.
Màng sinh học có thể được hình thành bởi tập hợp các tế bào của một hoặc
nhiều loại VSV khác nhau như nấm men, vi tảo, xạ khuẩn, vi khuẩn. Các
VSV kị khí và hiếu khí có thể song song tồn tại tại các hốc nhỏ trong màng
sinh học. Một màng sinh học trong tự nhiên gồm 2 thành phần chính: Thành
phần tế bào (Tập hợp các tế bào hay của một hay nhiều loại VSV khác nhau,
bám dính trên bề mặt nhất định) và mạng lưới các hợp bao quanh tế bào, tạo
nên cấu trúc đặc trưng của màng sinh học. Cấu trúc màng sinh học bao gồm
thành phần tế bào liên kết với nhau một cách trật tự đảm bảo sự trao đổi thông
tin liên tục diễn ra giữa các tế bào. Mạng lưới các chất ngoại bào có vai trị
quy định sự sắp xếp tế bào đồng thời tạo nên những kênh dẫn nước bên trong
màng sinh học. Nhờ đó một dịng nước chảy có thể đi qua màng sinh học tạo
điều kiện cho việc khuyếch tán, phân phối chất dinh dưỡng đến khắp các tế
bào trong màng sinh học cũng như mang đi các chất thải khôn cần thiết.
Thành phần mạng lưới các hợp chất ngoại bào rất đa dạng vì lồi VSV, dạng
màng VSV và điều kiện hình thành. Nhưng về cơ bản đều bao gồm các thành
phần chính sau: 3-37% là proteins, 9- 50% là nucleic axit, 3- 21% là
carbohydrate. Các hợp chất này thay đổi theo không gian và thời gian tồn tại

của màng sinh học. Về cơ bản màng sinh học càng dày và thời gian tồn tại
càng lâu thì hợp chất ngoại bào càng nhiều. Thành phần hợp chất ngoại bào
trong hầu hết các màng sinh học cũng khác biệt so với các VSV ở dạng sống
tụ do.
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo màng của sinh vật
Màng sinh học có thể được hình thành trên rất nhiều bề mặt như: kim loại,
thủy tinh, cellulose, các chất hữu cơ, bề mặt nước… có cấu tạo khác nhau.


11 | Page

Tuy nhiên trong điều kiện tự nhiên chuyển từ dạng sống tự do trong môi
trường sang dạng cấu trúc trong màng sinh học đòi hỏi một loạt những điều
kiện nhất định.
Đặc tính bề mặt giá thể
Đặc tính bề mặt giá thể là yếu tố quyết định sự hình thành màng sinh học.
Diện tích bề mặt là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển
màng sinh học. Theo nguyên tắc diện tích bề mặt càng lớn càng làm tăng khả
năng tiếp xúc với tế bào, qua đó tạo điều kiện cho việc bám dính lên bề mặt
giá thể.
Sự phát triển của các tế bào VSV trong màng sinh học đã được chứng minh là
có tăng lên khi mức độ thô ráp của bề mặt. Các tính chất cấu tạo của bề mặt
cũng ảnh hưởng mạnh đến tốc độ và mức độ gắn kết tế bào lên bề mặt. Hầu
hết các nghiên cứu nhận thấy rằng các VSV gắn kết với một bề mặt kị nước,
không phân cực nhanh hơn là so với một vật liệu ưa nước như là thủy tinh hay
kim loại.
Điều kiện môi trường
Các đặc trưng hóa lý của mơi trường nước như PH, mức độ dinh dưỡng,nồng
độ các ion, nhiệt độ có thể đóng vai trị quan trọng gắn kết VSV lên bề mặt
● Nhiệt độ và pH :

Các điều kiện nhiệt độ và PH ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng
và phát triển của VSV. Tế bào VSV có các sự tương tác trực tiếp với màng
sinh học, vì thế ảnh hưởng từ nhiệt độ, PH tới sự sinh trưởng và phát triển của
VSV cũng tạo ra các ảnh hưởng tới khả năng sản xuất các polymer ngoại bào
và khả năng tạo màng sinh học.
● Nồng độ muối NaCl:
Nồng độ muối NaCl tác động trực tiếp lên sự hình thành màng sinh học thông
qua đáp ứng với một số gen quy định cho sự hình thành,phát triển màng sinh
học và tác động gián tiếp qua ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của
VSV.


12 | Page

Một số vi khuẩn có khả năng tạo màng sinh học phân theo nhóm vi khuẩn
Gram:
● Nhóm vi khuẩn Gr (+) như : Rhodococcus, Bacilus, Entercocucus,
Microbacterium,…
● Nhóm vi khuẩn Gram (-) như : P. aeruginosa, E.Coli, Actinobacillus
actinomycetes,…
Nhóm nấm men:
Gần đây các nhà khoa học trên thế giới đã tiến hành thử nghiệm và tìm được
một số chủng nấm men có khả năng ứng dụng trong lĩnh vực xử lí sinh học.
Chủng nấm men Yarrowia lipolytica được chứng minh là có khả năng phát
triển trên các nguồn dinh dưỡng carbon như: nước thải nhà máy dầu cọ cũng
như hydrocarbon khác nhau như alkan, acid béo và dầu mỏ.
1.3.3. Ứng dụng màng sinh học trong xử lý ô nhiễm môi trường:
Với các đặc tính ưu việt, ứng dụng màng sinh học mang lại khả năng xử lý
vượt trội cho các hệ thống xử lý nước thải. Các ứng dụng nghiên cứu màng
sinh học được nghiên cứu từ rất sớm và được ứng dụng thành cơng trong

nhiều hệ thống điển hình như: MBBR, MBR, RBC,…Tại các nước phát triển
như Mỹ, Hà Lan , Đức, Nhật Bản,… hệ thống màng sinh học đã được ứng
dụng thành công và hiệu quả trong xử lí nước thải. Trong hệ thống này các
VSV sẽ tạo thành một màng sinh học bao quanh các vật liệu di động và cố
định. Với q trình xử lí khơng khí ơ nhiễm,khí thải được bơm chậm, xun
qua hệ thống lọc,các chất ơ nhiễm trong khí thải sẽ bị các vật liệu lọc hấp thụ.
Tại đây các VSV sẽ phân hủy chúng. Với cấu trúc đặc biệt của màng sinh
học,các nhóm vi khuẩn hiếu khí và kị khí có thể sống trong một khu vực
nhỏ,tạo ra các nhóm cộng sinh tăng cường khả năng phân hủy chất gây ô
nhiễm. Đây là một phương pháp với nhiều ưu điểm trong xử lí các chất khí có
mùi hơi và các hợp chất hữu cơ trong nước thải. Đặc biệt màng sinh học có
khá nhiều ưu điểm như : hiệu quả cao, ít sử dụng hóa chất, thiết kế linh
động,giá thành và chi phí vận chuyển thấp. Nhiều loại nguyên liệu lọc, vi sinh
vật và điều kiện vận hành khác nhau được nghiên cứu và phát triển để đáp
ứng nhu cầu xử lý khác nhau.


13 | Page

1.4. Ứng dụng màng sinh học trong xử lý nước thải nhiễm dầu
1.4.1. Cơ sở khoa học
Màng sinh học là một tập hợp bao gồm nhiều tế bào vi sinh vật của một hoặc
một số loài được tạo thành trên một bề mặt chất rắn và chất lỏng. Các cá thể
trong màng sinh học có thể chịu được các ảnh hưởng lý, hóa, cũng như điều
kiện khắc nghiệt của môi trường. Các vi sinh vật họt động tự do trong môi
trường dần tạo thành lớp màng sinh học nhờ các phân tử kết dính tế bào với
nhau. Khi lớp màng được hình thành, quá trình hình thành màng vãn tiếp diễn
và lặp lại, các tế bào luôn liên kết với nhau. Các tế bào vi sinh trên bề mặt giá
thể sẽ bảo vệ cho lớp tế bào bên trong, tạo ra tập đồn VSV có khả năng thích
nghi tốt. Tùy thuộc vào độ dày của màng, các VSV bên trong có thể tồn tại

trong một trạng thái bào tử cho tới khi lớp ngoài bị phá vỡ hoặc xuất hiện các
chủng VSV yếm khí trong lớp màng. Khi các tế bào vi sinh vật bên ngoài bị
phân tán, các VSV bên trong hoạt động theo trình tự cũ và hình thành lớp
màng hịan tồn mới. Thêm vào đó, nhờ quá trình hình thành màng sinh học,
các VSV này có thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng tốt hơn, tạo được mối
liên hệ giữa các tế bào với nhau và hạn chế được sự cạnh tranh của các vi sinh
vật khác tong cùng điều kiện môi trường sống. Mơi trường ơ nhiễm dầu là
một mơi trường có nhiều thành phần độc hại với các sinh vật sống, vì vậy đặc
điểm của màng sinh học giúp bảo vệ hệ vi sinh có tồn tại và phát triển tốt hơn
El-Masry và cộng sự (2004) đã chứng minh tại lớp bề mặt tương tác giữa dầu
và nước sẽ tạo ra lớp màng sinh học của các VSV.
Đặc biệt, các thành phần dầu là các hydrocarbon rất đa dạng và khó phân hủy
,vì vậy cần có tập đồn đa chủng VSV sống cộng sinh để có thể phân hủy các
thành phần này. Các cấu trúc trong màng sinh học cho thấy một hệ thống cộng
sinh hồn chỉnh, có các VSV trong màng có khả năng trao đổi các thơng tin di
truyền,từ đó tạo ra một tập đồn có khả năng thích nghi tốt và hiệu quả xử lí
cao. Vai trị của nhóm VSV sử dụng dầu thể hiện rất khác nhau trong các mơi
trường khác nhau. Khơng có một VSV đơn lẻ nào co khả năng phân hủy tất cả


14 | Page

các loại hydrocacbon có trong thành phần dầu mỏ. Vì vậy ứng dụng màng
sinh học - tập hợp các vi sinh vật sẽ giúp cho quá trình phân hủy các loại
hydrocacbon nhanh hơn và triệt để hơn.
1.4.2. Cơ chế phân hủy hydrocarbon nhờ vi sinh vật
Cơ chế phân hủy các hydrocarbon của VSV đã được các nhà khoa học trong
và ngoài nước nghiên cứu. VSV sử dụng hydrocarbon làm nguồn dinh dưỡng
và nguồn năng lượng cho sinh trưởng và phát triển. Việc sử dụng các
hydrocarbon của VSV có thể xảy ra theo 2 hướng:

● Đối với một số hydrocarbon tan trong nước, VSV có thể hấp thụ trực
tiếp.
● Đối với các hydrocarbon khó tan mà có thể chuyển sang dạng nhũ
tương dầu- nước thì quá trình phân hủy vi sinh theo trình tự các bước:
đầu tiên là hịa tan các hydrocarbon dưới dạng nhũ tương dầu nước, sau
đó vi sinh vật tiếp xúc với dầu, cuối cùng chúng tiết ra các enzyme để
chuyển hóa các hydrocarbon thành chất có thể sử dụng được. Nhìn
chung các hydrocarbon khác nhau bị phân hủy bởi nhiều loại vi khuẩn
và nhiều con đường khác nhau.
1.4.3. Ứng dụng màng sinh học trong xử lí nước thải nhiễm dầu
Dầu mỏ là một hỗn hợp các hợp chất hữu cơ có khả năng gây phát thải ra môi
trường. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, trong tự nhiên các VSV phân hủy
dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ luôn tồn tại và phân bố rộng rãi trong các hệ
sinh thái khác nhau như trong đất, nước mặn, nước ngọt, mỏ dầu,vùng cực,…
Bao gồm các nhóm vi khuẩn: Achromobacter, Aeromonas, Alcaligenes,
Bacillus, Pseudomonas,các nhóm xạ khuẩn như: Streptomyces
sp,Actinomycessp,….
Các
loại
nấm
như
:Allescheria,Aspergilius,Cephalosporium,Mucor,Hansenula,… và một số loại
tảo.
Hettige và Sheridan (1989) đã chứng minh các loài H.resinae,penicillium
corylophilum và Paecilomyces variotii sinh trưởng tốt trên dầu diezen và có


15 | Page

khả năng tạo màng sinh học rất tốt. Các loài này đã được ứng dụng trong các

màng sinh học xử lý nước thải ở kho xăng dầu.
El-Masry và cộng sự (2004) đã chứng minh tại lớp bề mặt tương tác giữa dầu
và nước sẽ tạo ra lớp màng sinh học của các VSV. Lớp màng này có khả năng
phân cắt dầu thành các hạt nhỏ hơn,nhờ đó có thể chuyển hóa các thành phần
dầu mỏ và dễ dàng phân hủy. Bên cạnh đó để nâng cao xử lý hiệu quả các hợp
chất này,người ta sử dụng các giá thể để gắn các VSV có khả năng tạo mầng
sinh học.
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về chủng VSV tạo màng sinh
học nhằm ứng dụng trong xử lý các hydrocacbon thơm như: benzen,
naphthalen, phenol, toluen, xylen,… Năm 2014, Meliani và Bensoltanw đã
nghiên cứu sử dụng chủng Pseudomonas tạo màng sinh học trong xử lí nước
nhiễm dầu.
Tại Việt Nam có Nguyễn Bá Tú cùng cộng sự đã nghiên cứu sản xuất chất
hoạt hóa bề mặt sinh học từ các chủng nấm men để xử lý dầu. Các VSV tạo
chất hoạt hóa bề mặt sinh học được chứng minh là có khả năng tạo màng sinh
học rất tốt
1.5. Giá thể cố định vi sinh vật
Trong môi trường tự nhiên , các VSV luôn tồn tại , phát triển và cộng sinh với
nhau trên các bề mặt của môi trường như các váng trên mặt nước , cặn máy
lọc ... , tạo thành các lớp màng sinh học để tồn tại và thích nghi trong những
điều kiện khắc nghiệt ( thiếu dinh dưỡng, nhiều áp lực ... ) tốt hơn . Để ứng
dụng các đặc tính của màng sinh học, các nhà khoa học đã nghiên cứu các
công nghệ cố định VSV trên giá thể .
Giá thể là các loại vật liệu được bổ sung vào quá trình xử lý nước thải bằng
phương pháp sinh học để VSV bám dính, tạo màng trên vật liệu nhằm tăng
khả năng xử lý và diện dịch tiếp xúc giữa vi sinh với nước thải. Các giá thể để
VSV bám dính cần có các đặc điểm đặc trưng là độ bám dính vi sinh cao, diện
tích bề mặt tiếp xúc trên một đơn vị thể tích lớn , chịu được hố chất đối với
các chất hoà tan trong nước và độ bền sản phẩm cao. Giá thể vi sinh có bề mặt



16 | Page

tiếp xúc ( m2 / m3 ) càng lớn càng tạo điều kiện tối ưu cho quá trình sinh
trưởng, phát triển và tạo màng của vi sinh vật, từ đó làm tăng hiệu quả xử lý .
Sử dụng giá thể VSV có các ưu điểm như mật độ VSV lớn, hiệu năng xử lý
cao, tải lượng chất được xử lý lớn hơn, tiết kiệm chi phí, diện tích cơng trình,
hệ thống chịu được độ sốc tải trọng cao do có nhiều chủng vi sinh vật hiếu khí
, kị khí và tùy nghi cùng tồn tại trong bể sinh học .
Cơng nghệ xử lý nước thải có sử dụng các giá thể để phát triển hệ vị sinh vật
đã được nghiên cứu và phát triển tại nhiều nước trên thế giới. Trong các đặc
điểm của giá thể, đặc tính bề mặt giá thể ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng
hình thành màng sinh học cũng như sự phát triển của các vi sinh vật .


17 | Page

2. QUY TRÌNH XỬ LÝ
Quy trình xử lý của Viện Công nghệ sinh học đã được Cục sở hữu trí tuệ, Bộ
KH&CN bảo hộ gồm 6 bước:
(1) Nhân giống vi sinh vật bằng cách lên men 10 chủng vi khuẩn
(Azospirillum sp. DG7, Bacillus sp. B8, Bacillus sp. C2, Microbacterium sp.
B15, Paracoccus sp. DG25, Pseudomonas sp. B6, Ochrobactrum sp. DG22,
Rhodococcus sp. B2, Rhodococcus sp. BN5 và Rhizobium sp. DG22) và 2
chủng nấm men (Candida sp. TH1 và Candida sp. TH4).
(2) Thu sinh khối vi khuẩn bằng cách ly tâm dịch lên men với tốc độ 4000
vòng/phút ở nhiệt độ 4 độ C trong 10 phút.
(3) Thu sinh khối nấm men bằng cách ly tâm từng dịch lên men nấm men với
tốc độ 6000 vòng/phút ở nhiệt độ 4 độ C trong thời gian 10 phút.
(4) Thu dịch vi sinh gốc bằng cách phối trộn sinh khối vi khuẩn thu được ở

bước 2 và bước 3 theo tỷ lệ 5:1, để thu được dịch vi sinh gốc có nồng độ
10^7CFU/ml.
(5) Thu sản phẩm phối trộn bằng cách phối trộn dịch vi sinh gốc, hỗn hợp mơi
trường LB:Hansen có tỷ lệ 4:1 và cám gạo theo tỷ lệ tương ứng 1:10:20.
(6) Thu chế phẩm vi sinh tạo màng sinh học bằng cách lên men sản phẩm
phối trộn trong điều kiện nhiệt độ từ 28 đến 32 độ C, đảo trộn 6 giờ/lần, lên
men trong 48 giờ, sấy sản phẩm ở nhiệt độ 40-45 độ C trong 3-4 giờ, chế
phẩm có độ ẩm 15%.
10 chủng vi khuẩn và 2 chủng nấm men là những loại vi sinh vật tốt nhất mà
nhóm có được tại thời điểm thực hiện nghiên cứu. Các chủng vi sinh vật này
đều có khả năng phân hủy, chuyển hóa và sử dụng các thành phần
hydrocacbon có trong dầu mỏ như benzen, naphtalen, phenol, toluen,
xylen...làm nguồn carbon và năng lượng cho quá trình sinh trưởng.


18 | Page

3. CHẾ PHẨM VI SINH VẬT TẠO MÀNG XỬ LÝ NƯỚC NHIỄM
DẦU
Màng sinh học là một trong những quy trình hiệu quả, chi phí thấp trong các
cách xử lý nước bị nhiễm dầu bằng phân hủy sinh học. Việc làm chủ cơng
nghệ và sử dụng ngay chính các vi sinh vật bản địa ở Việt Nam sẽ giúp chúng
ta chủ động về sản phẩm và công nghệ để ứng phó với các sự cố ơ nhiễm mơi
trường.
Màng sinh học là một trong những quy trình hiệu quả, chi phí thấp trong các
cách xử lý nước bị nhiễm dầu bằng phân hủy sinh học. Việc làm chủ công
nghệ và sử dụng ngay chính các vi sinh vật bản địa ở Việt Nam sẽ giúp chúng
ta chủ động về sản phẩm và cơng nghệ để ứng phó với các sự cố ô nhiễm môi
trường.
 

Ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu dù mang lại lợi ích kinh tế - xã
hội lớn cho đất nước nhưng vấn đề ô nhiễm mơi trường nước do dầu và các
sản phẩm của nó gây ra lại ở mức báo động. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm
trên, các nhà khoa học trên thế giới đã đưa ra nhiều quy trình xử lý như cơ
học, vật lý, hóa học, sinh học… Trong đó, tạo màng sinh học được đánh giá là
một trong những quy trình giúp xử lý ơ nhiễm triệt để, chi phí thấp, thân thiện
với môi trường nhất và được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu, ứng dụng.
 
Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng, màng sinh học đa chủng chiếm ưu
thế trong các môi trường và sinh khối của màng sinh học đa chủng thường tốt
hơn các màng sinh học đơn chủng. Vì vậy, việc làm chủ cơng nghệ và sử
dụng ngay chính các vi sinh vật bản địa ở Việt Nam sẽ giúp chúng ta chủ
động về sản phẩm và cơng nghệ để ứng phó với các sự cố ơ nhiễm mơi trường
do q trình sản xuất, vận chuyển và sử dụng dầu mỏ gây ra.
 
Nói về ưu điểm của quy trình đã được cấp bằng giải pháp hữu ích này so với
những giải pháp đang được sử dụng, TS Lê Thị Nhi Cơng – đại diện nhóm
nghiên cứu, thuộc Viện công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
cho biết: “Thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các chủng vi sinh vật tạo màng


19 | Page

sinh học ứng dụng trong xử lý các hydrocacbon thơm như benzen, naphtalen,
phenol, toluen, xylen… Hay để xử lý ơ nhiễm dầu thì có nhiều sản phẩm để
chất hoạt hóa bề mặt sinh học... Tuy nhiên theo hiểu biết của chúng tơi thì
chưa có các sản phẩm tạo màng sinh học từ các vi sinh vật”. Do vậy, giải quy
đây chính là điểm khác biệt của giải pháp hữu ích này. Và các nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng màng sinh học giúp cho các vi sinh vật thích nghi dễ dàng và
chống chịu lại được các điều kiện khắc nghiệt của môi trường như pH, nhiệt

độ, nồng độ các chất gây ô nhiễm..., TS Nhi Công cho biết.
Trong giai đoạn nghiên cứu, quy trình được thử nghiệm tại Xí nghiệp xăng
dầu K133, Cơng ty xăng dầu Hà Sơn Bình. Việc sử dụng hỗn hợp các chủng
VSV bao gồm vi khuẩn và nấm men phân lập tử từ các kho bể chứa xăng dầu,
các vùng ven biển bị nhiễm dầu đã giúp tận dụng nguồn sinh vật phong phú
của Việt Nam cũng như làm giảm chi phí cho việc xử lý nước thải nhiễm dầu
từ các kho bể chứa dầu. 
Nước thải nhiễm dầu sau khi được xử lý bằng các chế phẩm màng sinh học đa
chủng đã loại bỏ hơn 95% các thành phần hydrocacbon có trong nước thái,
nước thu được đạt loại B QCVN 29:2010/BTNMT. Theo TS Lê Thị Nhi
Cơng, hiện giải pháp hữu ích đã được triển khai tại một số kho xăng dầu tại
HàNội,ThanhHóa...
 
“Với việc xử lý bằng chế phẩm thu được từ quy trình này, khách hàng của
chúng tơi có thể tiết kiệm 1/3 chi phí so với các cơng nghệ đã sử dụng trước
đó. Các đơn vị ứng dụng hồn tồn có thể tự vận hành quy trình xử lý theo
những hướng dẫn cụ thể của nhóm nghiên cứu” – TS Nhi Cơng cho hay.  
 
Đồng thời, cái hay của giải pháp hữu ích là các vi sinh vật được sử dụng đều
có nguồn gốc từ Việt Nam nên có giá thành rẻ. Hơn nữa, khi triển khai thực tế
theo khuyến cáo của nhóm nghiên cứu, có thể chỉ cần sử dụng khoảng 4/12 vi
sinh vật có trong giải pháp là đạt hiệu quả. 
 
Quy trình đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích
số 2-0001942 cơng bố ngày 25/01/2019. Ngồi ra, giải pháp hữu ích đã được
trao giải thưởng Sáng tạo trong khuôn khổ cuộc thi Chứng minh ý tưởng lần


20 | Page


thứ 3 – Phụ nữ và tương lai nền kinh tế xanh (do Trung tâm đổi mới sáng tạo
ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam VCIC - Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng Ngân hàng thế giới và Liên hiệp Hội Phụ nữ Việt Nam tổ
chức).


21 | Page

4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Zhao Y, Cao D, Liu L & Wie J. Xử lý nước thải đơ thị bằng cách di
chuyển lị phản ứng màng sinh học tầng với chất mang ac đất
diatomaceous. Tài nguyên môi trường nước, 78 (2006), 392-396.
[2] Sun C, Leiknes T, Weitzenbock J & Thorstensen B. Phát triển màng sinh
học - MBR để xử lý nước thải trên tàu: ảnh hưởng của cấu hình quy
trình. Khử muối, 250, 2 (2010), 745-750.
[3] Pendashteh AR, Fakhru'l- Razi A, Madaeni SS, Abdullah LC, Abidin ZZ
& Biak ARA. Đặc điểm của chất gây tắc màng trong lò phản ứng sinh học
màng (MBR) xử lý nước thải có tính kiềm cao. Tạp chí Kỹ thuật Hóa học,
168 (2011), 140-150.
[4] O'toole GA, Kaplan H & Kolter R. Sự hình thành màng sinh học khi vi
sinh vật phát triển. Đánh giá hàng năm về vi sinh vật học, 54 (2000), 49-79.
[5] Cheng KC, Demirci A, Catchmark JM. Những tiến bộ trong lò phản ứng
màng sinh học để sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng. Vi sinh ứng dụng và
Công nghệ sinh học, 87 (2010), 445-456.
[6] Huysman P, Meenen P, van Assche P & Vertraete W. Các yếu tố ảnh
hưởng đến sự xâm nhập của các vật liệu đóng gói khơng xốp và xốp trong mơ
hình lị phản ứng mêtan. Thư Cơng nghệ Sinh học, 5 (1983), 643-648.
[7] Kawase M, Nomura T, Najima T. Một lò phản ứng kỵ khí cố định với chất
mang gốm xốp. Khoa học & Công nghệ Nước, 21 (1989), 77-86.
[8] Lê Thị Nhị Công, Vũ Ngọc Huy, Đỗ Văn Tuân, Đỗ Thị Liên, Hoàng
Phương Hà, Đỗ Thị Tố Uyên. Đánh giá khả năng xử lý nước mực bằng màng

dầu do vi sinh vật được tạo ra có thể gắn kết trên xơ dừa ở các hệ thống thử
nghiệm dung tích 300 lít / ngày. Tạp chí Cơng nghệ Sinh học, 14, 1A (2016),
587-593.



×