Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC – NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.1 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ


TIỂU LUẬN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN
TỘC – NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG
TrTTRƯỜNG uotruọngnlevpoe ngZDFFGDFD
CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY

HỌC PHẦN: POLI200511 – TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 1 năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ


TIỂU LUẬN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN
TỘC – NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY

HỌC PHẦN: POLI200511 – TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Họ và tên: Trần Thị Ngân
MSSV: 46.01.703.035
Lớp học phần:POLI200511
Giáo viên hướng dẫn: TS. Lương Văn Tám

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 1 năm 2022




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của đề tài: .................................................................................1

2.

Mục đích nghiên cứu của đề tài: .....................................................................2

3.

Đối tượng nghiên cứu: ....................................................................................2

4.

Phạm vi nghiên cứu:........................................................................................2

5.

Phương pháp nghiên cứu: ...............................................................................2

6.

Kết cấu đề tài:..................................................................................................2

NỘI DUNG .................................................................................................................3
Chương 1: Cơ sở lý luận của Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc ......3

1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc ...............3
1.1.1. Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân
tộc Việt Nam: ..................................................................................................3
1.1.3.Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào
cách mạng Việt Nam và thế giới .....................................................................4
1.2. Những quan điểm cơ bản của hồ chí minh về đại đồn kết dân tộc ............4
1.2.1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng ...................4
1.2.2.Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
.........................................................................................................................5
1.2.3.Đại đoàn kết dân tộc để thực hiện khối đoàn kết toàn dân ....................5
1.2.4. Đại đoàn kết dân tộc trở thành sức mạnh vật chất, có tổ chức dưới sự
lãnh đạo của Đảng ...........................................................................................6
1.3. Ngun tắc đại đồn kết của Hồ Chí Minh ..................................................6
Chương 2: Nhận thức và vận dụng của của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay ...7
2.1. Nhận thức và vận dụng của của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay ..........7
2.1.1. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc: ......................................7
2.1.2. Khơi dậy và phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc:...........................7
2.1.3. Ý nghĩa của việc học tập .......................................................................8
2.1.4. Nguyên tắc xây dựng khối đại đoàn kết quốc tế ...................................8
2.2. Liên hệ thực tiễn Việt Nam: .......................................................................11
2.2.1. Liên hệ thực tiễn Việt Nam: ................................................................11


2.2.2. Vận dung sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong cuộc chiến chống
covid-19. ........................................................................................................11
KẾT LUẬN ...............................................................................................................15


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất
của dân tộc ta và của nhân loại, đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô giá,
một hệ thống tư tưởng về nhiều mặt. Trong đó tư tưởng về đại đồn kết là tư tưởng
nổi bật, có giá trị trường tồn đối với quá trình phát triển của dân tộc ta và của tồn
nhân loại.
Trãi qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đại đoàn kết toàn dân
tộc đã trở thành di sản vô giá, truyền thống quý báu, một động lực to lớn để dân tộc
ta vượt qua khó khăn để tồn tại và phát triển. Trên cơ sở thực tiễn cách mạng Việt
Nam và thực tiễn cách mạng thế giới đã sớm hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về
đại đồn kết dân tộc. Tiếp tục phát huy truyền thống q báu đó, Chủ tịch Hồ Chí
Minh khẳng định “Khơng đồn kết thì suy và mất. Có đồn kết thì thịnh và cịn.
Chúng ta phải lấy đồn kết mà xoay vần vận mệnh, giữ gìn dân tộc và bảo vệ nước
nhà” (trích Thư Bác gửi đồng bào Công giáo ngày 14/10/1945).
Thực tiễn đã cho thấy, tư tưởng Đại đồn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nội
dung xuyên suốt và nhất quán trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh nói
chung và là cơ sở cho chiến lược của Đảng ta, nhờ có tư tưởng đại đồn kết đã đem
lại những thành cơng của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đồn
kết được hình thành trên cơ sở truyền thống đoàn kết, nhân ái, khoan dung, độ lượng
của người Việt Nam. Mặt khác, Hồ Chí Minh tiếp thu và vận dụng sáng tạo những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về đoàn kết và tập hợp lực lượng. Người
đã thấm nhuần quan điểm cách mạng của Mác đó là cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng, Nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, cho nên cách mạng muốn mạnh trước
hết phải đoàn kết đại đa số Nhân dân, mà đại đa số Nhân dân là công nhân, nông dân
và các tầng lớp Nhân dân lao động khác đến đoàn kết các dân tộc, để chiến thắng mọi
kẻ thù xâm lược.
Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa,
trước địi hỏi của sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước thì việc thực



2

hiện tư tưởng đại đồn kết của Người càng có ý nghĩa quan trọng, đó là một trong
những nhân tố bảo đảm cho quá trình đổi mới, phát triển. Dưới sự lãnh đạo của Đảng,
sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc 90 năm qua là những minh chứng cho việc
xây dựng và thực hiện tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề Tư tưởng Hồ Chí
Minh về đại đồn kết dân tộc – nhận thức và vận dụng của Đảng Cộng Sản Việt
Nam hiện nay làm đề tài luận án cho mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh của mình.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Đề tài nghiên cứu nhầm tìm hiểu quan điểm của Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn
kết dân tộc. Từ đó có thể tìm hiểu rõ được những nhận thức cũng như sự vận dụng
của Đảng Cộng sản Việt Nam ở nước ta hiện nay.

3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan điểm của Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn
kết dân tộc, nhận thức và vận dụng của của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.

4. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu: Các quan điểm của Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân
tộc trong lịch sử và sự vận dụng tư tưởng này vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

5. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu dựa trên những nguồn thông tin, tài liệu được thu nhập từ các bài
báo, tạp chí, giáo trình, sách phục vụ cho mục đích nghiên cứu về những kiến thức
liên quan đến các vấn đề của đề tài. Sử dụng các phương pháp về quan điểm hệ thống
– cấu trúc, quan điểm lịch sử, phân tích – tổng hợp, quan điểm thực tiễn để xem xét
nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu và định hướng cho quá trình nghiên cứu.


6. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung tiểu luận gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc
Chương 2: Nhận thức và vận dụng của của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay


3

NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận của Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân
tộc
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc
1.1.1. Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc
Việt Nam:
- Hồ Chí Minh đã sớm hấp thụ và nhận thức được vai trị của truyền thống u nướcnhân nghĩa - đồn kết của dân tộc. Người khẳng định: "Dân ta có một lịng nồng nàn
u nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc
bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ,
to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và
lũ cướp nước".
- Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết, cộng đồng của dân tộc Việt Nam là cơ
sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc.
1.1.2.Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin coi cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng:
- Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân
dân là người sáng tạo ra lịch sử; giai cấp vô sản muốn thực hiện được vai trò lãnh đạo
cách mạng phải trở thành dân tộc; liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực
lượng to lớn của cách mạng.
- Như vậy, chủ nghĩa Mác-Lênin không những đã chỉ ra vai trò của quần chúng nhân
dân trong lịch sử mà còn chỉ ra vị trí của khối liên minh cơng nơng trong cách mạng

vơ sản. Đó là những quan điểm lý luận hết sức cần thiết để Hồ Chí Minh có cơ sở
khoa học trong sự đánh giá chính xác yếu tố tích cực cũng như những hạn chế trong
các di sản truyền thống, trong tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước Việt
Nam tiền bối và các nhà cách mạng lớn trên thế giới, từ đó hình thành tư tưởng của
Người về đại đoàn kết dân tộc.


4

1.1.3.Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào
cách mạng Việt Nam và thế giới
- Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước cũng như sau này, Hồ Chí Minh đã ln
chú ý nghiên cứu, tổng kết những kinh nghiệm của phong trào yêu nước Việt Nam
và phong trào cách mạng ở nhiều nước trên thế giới, nhất là phong trào giải phóng
dân tộc ở các nước thuộc địa. Đặc biệt, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu những bài học
của cuộc Cách mạng Tháng Mười. Những là bài học về huy động, tập hợp lực lượng
quần chúng công nông đông đảo để giành và giữ chính quyền cách mạng, để xây
dựng chế độ xã hội chủ nghĩa đã giúp Hồ Chí Minh thấy rõ tầm quan trọng của việc
đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng, trước hết là công nông.
- Đối với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, Hồ Chí Minh
đặc biệt chú ý đến Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước có thể đem lại cho Việt Nam
nhiều bài học rất bổ ích về tập hợp các lực lượng yêu nước tiến bộ để tiến hành cách
mạng. Những kinh nghiệm rút ra từ thành công hay thất bại của các phong trào dân
tộc dân chủ, nhất là kinh nghiệm thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga là cơ sở
thực tiễn cần thiết cho việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc.
1.2. Những quan điểm cơ bản của hồ chí minh về đại đồn kết dân tộc
1.2.1. Đại đồn kết dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng
- Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh trở thành vấn đề có ý nghĩa chiến
lược đối với cách mạng Việt Nam. Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng nhân dân,
nhằm hình thành sức mạnh to lớn của cả dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù

của dân tộc và giai cấp.
- Chiến lược đó được tổng kết thành những luận điểm có tính chân lý như “Đồn kết
là sức mạnh của chúng ta”, “Đoàn kết là sức mạnh”, “Đoàn kết là thắng lợi” hay
“Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết”,Thành cơng, thành công, đại thành công”.
Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ phát triển của cách mạng có thể và cần thiết
phải điều chỉnh chính sách, phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những


5

đối tượng khác nhau trong cộng đồng các dân tộc. Có như vậy, chiến lược đại đồn
kết mới phát huy hết vai trị của mình.
1.2.2.Đại đồn kết dân tộc là mục tiêu và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
- Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, vì Đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất của cách mạng Việt
Nam. Sức mạnh của Đảng là ở sự đồn kết nhất trí và sự đồn kết trong Đảng là hạt
nhân đoàn kết trong tất cả các tổ chức chính trị - xã hội trong tồn xã hội.
- Mục tiêu là “đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc”, nhiệm vụ là tuyên truyền, huấn
luyện làm sao cho nhân dân hiểu được và làm được. Chỉ có như vậy mục tiêu, nhiệm
vụ của Đảng mới trở thành mục tiêu, nhiệm vụ của cả dân tộc và đại đoàn kết dân tộc
mới trở thành một đòi hỏi khách quan của bản thân quần chúng trong cuộc đấu tranh
tự giải phóng, là sự nghiệp của quần chúng, do quần chúng và vì quần chúng.
- Đảng có sức mạnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn chuyển những đòi hỏi khách quan,
tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức và
thành sức mạnh.
1.2.3.Đại đồn kết dân tộc để thực hiện khối đoàn kết toàn dân
- Đại đoàn kết toàn dân tộc là cơ sở để thực hiện đại đoàn kết toàn dân, với ý nghĩa
là cần phải huy động và tập hợp được mọi người dân Việt Nam đang sống ở trong
nước hay đang định cư ở nước ngoài vào khối đại đoàn kết nhằm thực hiện thành
công sự nghiệp cách mạng chung của cả dân tộc. Muốn làm được điều đó phải kế

thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc, phải có tấm lịng khoan
dung độ lượng với con người và cần xóa bỏ mọi định kiến, cách biệt. Đại đồn kết
dân tộc mở rộng cửa để đón tiếp những con người lầm đường lạc lối mà biết ăn năn
hối cải.
- Mục tiêu của việc quy tụ mọi người vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nền độc
lập, thống nhất của Tổ quốc, là sự tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân và là nền
tảng của khối đại đoàn kết dân tộc, cũng đồng thời là nền tảng của khối đại đoàn kết
toàn dân, là liên minh cơng – nơng và lao động trí óc.


6

1.2.4. Đại đoàn kết dân tộc trở thành sức mạnh vật chất, có tổ chức dưới sự
lãnh đạo của Đảng
- Theo Hồ Chí Minh, nhân dân khi chưa được tổ chức và giác ngộ về lợi ích, mục
tiêu, lý tưởng thì chưa có sức mạnh. Vì thế quy tụ quần chúng nhân dân vào một tổ
chức yêu nước phù hợp với từng bước phát triển của phong trào cách mạng là sự quan
tâm ngay từ đầu của Hồ Chí Minh và là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng ta.
- Tổ chức thể hiện sức mạnh vật chất của khối đại đồn kết dân tộc chính là Mặt trận
dân tộc thống nhất. Từ đó Hồ Chí Minh đã định hướng cho việc hình thành ba tầng
Mặt trận ở Việt Nam là: Mặt trận đại đoàn kết dân tộc; Mặt trận đoàn kết Việt – Miên
– Lào; Mặt trận nhân dân tiến bộ thế giới đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống đế
quốc xâm lược.
1.3. Nguyên tắc đại đoàn kết của Hồ Chí Minh
- Đại đồn kết phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm những lợi ích tối cao của dân
tộc, lợi ích của nhân dân lao động và quyền thiêng liêng của con người.
- Đại đoàn kết một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đại đoàn kết rộng rãi, lâu
dài, bền vững: Để làm trọn trách nhiệm người lãnh đạo cách mạng, Đảng ta phải dựa
vào giai cấp công nhân, lấy liên minh công nông làm nền tảng vững chắc để đoàn kết
các tầng lớp kháctrong nhân dân. Có như thế mới phát triển và củng cố được lực

lượng cách mạng và đưa cách mạng đến thắng lợi cuối cùng.
- Đại đoàn kết chân thành, thân ái, thẳng thắn theo nguyên tắc tự phê bình, phê bìnhvì
sự thống nhất bền vững: Đồn kết that sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường
cũng phảinhất trí. Đồn kết thực sự nghĩa là vừa đồn kết, vừa đấu tranh, học hỏi
những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường
thân ái, vì nước, vì dân”.
- Đại đồn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế; chủ nghĩa yêu nước chân
chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân.


7

Chương 2: Nhận thức và vận dụng của của Đảng Cộng sản Việt Nam
hiện nay
2.1. Nhận thức và vận dụng của của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay
2.1.1. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc:
Trước yêu cầu của nhiệm vụ mới, mặt trận tổ quốc việt nam phải chủ động góp
phần cùng đảng và nhà nước xây dựng và hồn thiện một số chính sách chung để sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trở thành động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa
quyết định, bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang, mặt trận tổ quốc Việt Nam chủ trương
“đoàn kết rộng rãi, đoàn kết chân thành mọi thành viên trong xã hội có thể đồn kết
được, không phân biệt quá khứ, thành phần giai cấp, dân tộc, tơn giáo, ở trong nước
hay ở nước ngồi trên cơ sở mục tiêu chung là giữ vững độc lập thống nhất chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng,
dân chủ, văn minh”; đồn kết giữa nhân dân với nhân dân các nước trên thế giới; phát
huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để trở thành động lực chủyếu để xây dựng và
bảo vệ vững chắc tổ quốc”.trong những năm trước mắt, mặt trận tập trung đẩy mạnh
hơn nữa các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, nhất là cuộc vận động
“toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hố ở khu dân cư” và cuộc vận động “ngày

vì người nghèo”, phấn đấu xố xong nhà dột nát cho người nghèo, góp phần cùng
đảng và nhà nước thực hiện mục tiêu đến năm 2010 đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng
nước kém phát triển.
2.1.2. Khơi dậy và phát huy tinh thần đại đồn kết dân tộc:
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh trong xu thế hiện nay là hội nhập kinh tế quốc tế, một
loạt vấn đề đặt ra mà chúng ta phải chú ý:
- Khơi dậy và phát huy cao độ sức manh nội lực, phải xuất phát từ lợi ích dân tộc, từ
phát huy nội lực dân tộc mà mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tranh thủ mọi khả năng
có thể tranh thủ được để xây dựng, phát triển đất nước.


8

- Phải chú ý phát huy tính năng động của mỗi người, mỗi bộ phận để mọi việc từ
lãnh đạo, quản lý, đến sản xuất kinh doanh, học tập và lao động đều có năng suất,
chất lượng, hiệu quả ngày càng cao.
- Đồng thời, phải khắc phục được những tiêu cực của kinh tế thị trường, đặc biệt tâm
lý chạy theo đồng tiền, cạnh tranh không lành mạnh làm phai nhạt truyền thống đồn
kết, tình nghĩa tương thân tương ái của dân tộc, giải quyết đói nghèo, thu hẹp khoảng
cách, ranh giới giữa kinh và thượng,giữa nông thôn và thành thị, cũng cố khối đại
đoàn kết 54 dân tộc anh em, chăm lo đời sống đồng bào dân tộc ít người, đặc biệt là
vùng sâu, vùng xa, tơn trọng tín ngưỡng tôn giáo, các tập quán tốt đẹp của dân tộc,
kiên quyết loại bỏ những âm mưu lợi dụng tôn giáo, tà giáo để gây rối.
- Phải xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Phải chống các tệ nạn xã
hội, nhất là tệ nạn tham nhũng, quan liêu, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, phải
biết lắng nghe những ý nguyện chính đáng của nhân dân, phải kịp thời giải quyết
những oan ức của nhân dân, làm cho lòng dân được yên.
- Phải tiếp tục đổi mới chính sách giai cấp, chính sách xã hội, đặc biệt coi trọng việc
xây dựng mặt trận, đổi mới, hoàn thiện chính sách dân tộc, chính sách tơn giáo, chính
sách đối với cơng nhân, với nơng dân, với trí thức, chính sách đối với cộng đồng

người việt nam ở nước ngồi, chính sách đối với các thành phần kinh tế, tập hợp đến
mức rộng rãi nhất mọi nhân tài, vật lực vào sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước.
2.1.3. Ý nghĩa của việc học tập
- Thấy rõ vai trị, sức mạnh to lớn của đại đồn kết; tin tưởng vào tiềm năng cách
mạng của quần chúng nhân dân.
- Đóng góp sức mình vào xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc
tế; thật sự đoàn kết trong tập thể nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
2.1.4. Nguyên tắc xây dựng khối đại đoàn kết quốc tế
* Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý có tình.


9

- Đối với phong trào cộng sản công nhân quốc tế, dứt khoát giương cao ngọn
cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dựa trên nền tảng chủ nghĩa
Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình.
+ “Có lý” tức là phải tn thủ những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa MácLênin, phải xuất phát từ lợi ích chung của cách mạng thế giới; đồng thời phải
biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả vào hoạt động thực tiễn của mỗi
nước, mỗi đảng.
+ “Có tình” là sự cảm thơng, tơn trọng lẫn nhau trên tinh thần, tình cảm của
những người cùng chung lý tưởng, chung mục tiêu đấu tranh; phải khắc phục
tư tưởng “sô vanh”, nước lớn, áp đặt, hoặc dùng các giải pháp về kinh tế, chính
trị, … để gây sức ép với nhau. Có tình cịn địi hỏi trong mọi vấn đề phải chờ
đợi nhau để cùng nhận thức, cùng hành động vì lợi ích chung. Tơn trọng lợi ích
của mỗi dân tộc, mỗi đảng nếu lợi ích đó khơng phương hại đến lợi ích chung,
lợi ích của đảng khác, dân tộc khác.
+ “Có lý, có tình” vừa thể hiện nguyên tắc, vừa là một nội dung của chủ nghĩa
nhân văn Hồ Chí Minh - chủ nghĩa nhân văn cộng sản. Nó có tác dụng to lớn
trong việc củng cố khối đoàn kết quốc tế của giai cấp cơng nhân và tình đồn

kết trong nhân dân lao động.
- Đối với các dân tộc trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ độc lập,
tự do và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
+ Độc lập tự do cho mỗi dân tộc theo Hồ Chí Minh là quyền trời cho, là “lẽ
phải không ai chối cải được”. Suốt cuộc đời mình, Người khơng chỉ đấu tranh
cho độc lập, tự do của dân tộc mình mà cịn cho các dân tộc khác trên thế giới.
+ Trong quan hệ với các nước láng giềng cũng như các nước khác, Hồ Chí
Minh thực hiện nhất qn quan điểm có tính ngun tắc: Dân tộc Việt Nam tôn
trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quyền tự quyết của tất cả các
quốc gia, dân tộc trên thế giới, đồng thời mong muốn các quốc gia, dân tộc trên


10

thế giới quan hệ hợp tác, hữu nghị với Việt Nam trên cơ sở những nguyên tắc
đó. Người cũng khẳng định nhất quán chính sách ngoại giao của Việt Nam là:
“làm bạn với tất cả các nước dân chủ, không gây thù oán với một ai”.
- Đối với các lực lượng tiến bộ trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ
hồ bình trong cơng lý.
+ Giương cao ngọn cờ hồ bình và đấu tranh bảo vệ hồ bình, chống chiến tranh
xâm lược là tư tưởng bất di bất dịch của Hồ Chí Minh, nhưng đó phải là “một
nền hồ bình chân chính xây trên cơng bình và lý tưởng dân chủ.
+ Chính quan điểm này của Hồ Chí Minh và lịng khao khát hồ bình của nhân
dân Việt Nam đã làm rung động trái tim của nhân dân tiến bộ trên thế giới. Bởi
vậy, trong hai cuộc kháng chiến, dân tộc ta đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ
to lớn của rất nhiều lực lượng yêu chuộng hồ bình, nhờ vậy chúng ta đã làm
nên những chiến thắng vẻ vang, lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
* Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường
- Hồ Chí Minh ln nêu cao tinh thần “tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là
chính”, “muốn người khác giúp mình thì trước hết tự mình phải giúp lấy mình

đã”. Trong quan hệ quốc tế, Người nhấn mạnh: phải có thực lực, thực lực là cái
chiêng, ngoại giao là cái tiếng, chiêng có to tiếng mới lớn…
- Vì vậy, muốn tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế, Đảng phải có đường lối độc
lập, tự chủ và đúng đắn.
- Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chính nhờ thực hiện chính sách
ngoại giao theo tư tưởng Hồ Chí Minh này mà chúng ta đã nhận được nhiều sự
ủng hộ quý báu của rất nhiều nước và tổ chức trên thế giới.


11

2.2. Liên hệ thực tiễn Việt Nam:
2.2.1. Liên hệ thực tiễn Việt Nam:

Khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, nâng
cao ý chí tự lực tự cường, giữ vững bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập
quốc tế.
- Khơi dậy và phát huy cao độ sức mạnh nội lực, phải xuất phát từ lợi ích dân
tộc, tranh thủ mọi khả năng để xây dựng, phát triển đất nước.
- Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải chú ý
phát huy tính năng động, sáng tạo của mỗi người, đồng thời khắc phục những
tiêu cực của nền kình tế thị trường như tâm lý chạy theo đồng tiền, thái độ cạnh
tranh không lành mạnh…
- Điều quan trọng để phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc hiện
nay là phải xây dựng được hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đấu trạnh
chống lại các tệ nạn xã hội như tham nhũng, lãng phí, quan liêu…
- Tiếp tục củng cố sự đoàn kết với phong trào cách mạng thế giới, có phương
châm ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt, có ngun tắc vì mục tiêu hịa bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
2.2.2. Vận dung sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong cuộc chiến chống covid19.

* Chủ trương của Đảng, Chính phủ huy động sức mạnh tồn dân tộc tham gia
phòng, chống dịch.
- Khi ca bệnh đầu tiên xuất hiện khơng lâu, ngày 29/1/2020, Ban Bí thư đã ban hành
cơng văn số 79-CV/TW gửi các tỉnh, thành phố, các cơ quan Trung ương yêu cầu
phải coi phòng, chống dịch là nhiệm vụ "trọng tâm, cấp bách". Từ đó, kêu gọi tồn
thể nhân dân cả nước đồn kết một lịng, thống nhất ý chí và hành động để tham gia
chống dịch với quyết tâm cao, nỗ lực lớn.
- Ngày 30/3/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ra lời kêu gọi toàn
thể dân tộc Việt Nam ta hãy cùng chung sức, đồng lịng vượt qua mọi khó khăn, thách


12

thức để chiến thắng đại dịch Covid-19. Lời kêu gọi nêu rõ: "Với tinh thần coi sức
khỏe và tính mạng của con người là trên hết, tơi kêu gọi tồn thể đồng bào, đồng chí
và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngồi hãy đồn kết một lịng, thống nhất ý
chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà
nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Mỗi người dân là
một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh". Lời kêu gọi giống như một lời
hiệu triệu khơi dậy tinh thần đoàn kết của cả dân tộc trong cơng tác phịng, chống
dịch.
- Để cùng Đảng, Nhà nước tập trung phịng, chống dịch và có thêm nguồn lực để
tăng cường các biện pháp phòng, chữa bệnh, bảo đảm an sinh xã hội, ngày 17/3/2020
Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra Lời kêu gọi "Tồn
dân ủng hộ phịng, chống dịch Covid-19". Mục đích của Lời kêu gọi là phát huy tinh
thần đồn kết, đồng sức đồng lịng của tồn thể nhân dân Việt Nam trong cơng tác
phịng, chống dịch.
*Tỏa sáng truyền thống đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong cơng tác
phịng, chống dịch.
- Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, kế thừa truyền thống đại đoàn kết

của dân tộc và hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ, nhân dân Việt Nam lại
cùng chung tay, đồng lòng chống dịch. Tất cả tỉnh, thành phố, bộ, ngành, địa phương,
cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân đều nhiệttình,tích cực tham gia phịng, chống dịch.
- Đi đầu là lực lượng cán bộ, nhân viên ngành Y tế. Họ đã không kể ngày đêm tham
gia xét nghiệm, sàng lọc, cứu chữa bệnh nhân bị mắc Covid-19. Mặc dù cũng có
khơng ít nhân viên y tế bị nhiễm bệnh nhưng với tinh thần "tất cả vì cộng đồng", các
y, bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch đã nêu cao tinh thần đồn kết, chia sẻ những khó
khăn, vất vả trong các khu điều trị cách ly để hàng ngày, hàng giờ cứu chữa người
bệnh. Đặc biệt, có nhiều sinh viên ngành y mặc dù chưa tốt nghiệp nhưng đã tình
nguyện tham gia chống dịch tại địa phương cũng như xung phong đến những vùng
dịch lớn để tăng cường cho các y, bác sĩ.


13

- Lực lượng cán bộ các cấp, các ngành tại địa phương đã đồng sức, đồng lòng ngày
đêm rà quét, khoanh vùng dập dịch tại các khu dân cư. Ở khắp cả nước, đã có nhiều
Tổ Covid cộng đồng với sự tham gia của nhiều cán bộ cơ sở như cơng an, dân phịng,
mặt trận, phụ nữ, thanh niên... Nhiều doanh trại quân đội được trưng dụng làm cơ sở
cách ly cho nhân dân. Nhiều cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng vào rừng nhường lại nơi ăn,
chốn ở cho nhân dân có điều kiện tốt để cách ly. Trong các doanh trại cách ly của
quân đội, người cán bộ, chiến sĩ vừa là người hướng dẫn nhân dân thực hiện đúng
quy định của Nhà nước về cách ly tập trung song họ cũng giống như những người
thân trong gia đình, luôn sẵn sàng giúp đỡ những người cách ly mỗi khi họ cần. Có
thể nói, chưa bao giờ các doanh trại quân đội lại được sưởi ấm tình quân dân đến thế!
- Với tinh thần "chống dịch như chống giặc", cả hệ thống chính trị của Việt Nam đã
cùng vào cc để chung tay bảo vệ sức khỏe và tính mạng của nhân dân. Hưởng ứng
Lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân cả nước
khơng chỉ đóng góp cơng sức mà cịn tích cực đóng góp tiền bạc, vật chất cho cơng
tác phịng, chống dịch. Ở nhiều nơi trên khắp đất nước đã hình thành các ATM đặc

biệt như ATM gạo, ATM mì, ATM khẩu trang và nhiều của hàng 0 đồng. Nhiều
người dân, trong đó có cả những ca sĩ, người mẫu vốn chỉ quen ánh đèn sân khấu
nhưng cũng đã chung tay phát đồ ăn, nhu yếu phẩm miễn phí cho nhân dân vùng dịch.
Đã có nhiều bếp ăn từ thiện được mọc lên khắp nơi để lan tỏa tinh thần u thương,
sẻ chia, tình đồn kết của nhân dân Việt Nam. Hiếm có một đất nước nào mà có sự
tham gia đơng đảo, đầy trách nhiệm của Đảng, Chính phủ và các tầng lớp nhân dân
trong cuộc chiến chống covid-19 như Việt Nam.
- Biểu tượng cao đẹp nhất cho tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong cuộc
chiến chống đại dịch là Quỹ Vaccine. Quỹ được thành lập ngày 26/5/2021 để tiếp
nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện bằng tiền,
vaccine của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp
khác cho hoạt động mua, nhập khẩu vaccine, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước
và sử dụng vacccine phòng, chống Covi-19 cho nhân dân.


14

- Ngay khi vừa thành lập, Quỹ Vaccine đã nhanh chóng nhận được sự đồng tình, ủng
hộ của đơng đảo nhân dân trong cả nước và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài. Chỉ
trong một thời gian ngắn, Quỹ đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình, to lớn khơng chỉ
của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tập đoàn... mà cịn của các tầng lớp nhân dân,
trong đó có nhiều em nhỏ, nhiều cụ già, cán bộ hưu trí và đơng đảo kiều bào ở nước
ngồi. Cho đến nay, Quỹ Vaccine đã tiếp nhận được 8.000 tỉ đồng số tiền đóng góp
của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Số tiền mà các tổ chức, cá nhân đóng
góp khơng chỉ có giá trị vật chất mà cịn thể hiện tinh thần đoàn kết, sẻ chia, cộng
đồng trách nhiệm của nhân dân với Đảng và Chính phủ. Điều đó giúp cho Việt Nam
tiếp tục được thế giới đánh giá cao trong việc phát huy được sức mạnh của cả dân tộc
trong cuôc chiến chống đại dịch.
- Cuộc chiến chống Covid-19 phía trước cịn rất nhiều cam go với sự xuất hiện của
nhiều ổ dịch mới, với những biến thể có tốc độ lây lan mạnh. Điều đó tiếp tục gây

nên những khó khăn rất lớn cho Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, với
tinh thần đại đoàn kết, sức mạnh của toàn thể dân tộc Việt Nam sẽ tiếp tục được nhân
lên và trở thành động lực to lớn để nhân dân ta vượt qua những khó khăn, thử thách.
Hơn bao giờ hết, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc đã được Đảng, Chính
phủ kế thừa và phát huy có hiệu quả trong cuộc chiến chống đại dịch.


15

KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc là hệ thống những luận điểm,
nguyên tắc, phương pháp tập hợp quần chúng nhân dân, tổ chức lực lượng cách mạng
nhằm phát huy cao nhất sức mạnh to lớn của toàn dân tộc.
Đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động
lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường khối đại đoàn
kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và
đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo. Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng
sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một
nước Việt Nam hịa bình, độc lập, thống nhất, tồn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, cơng bằng, văn minh làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt
khơng trái với lợi ích chung của quốc gia- dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền
thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở
trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước,
tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục chĩa mũi nhọn tấn cơng, hịng phá vỡ khối đại
đồn kết tồn dân tộc. Thực tế này đang làm xói mòn lòng tin của nhân dân, trở thành
thách thức đối với mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Thực
tiễn đòi hỏi phải tiếp tục củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy
sức mạnh to lớn của toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa.

Có thể khẳng định, đồn kết là bài học vô cùng quý giá không bao giờ cũ trong
mọi thời kỳ. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành
cơng của cách mạng. Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, để đánh bại các thế
lực thù địch, diễn biến hịa bình, bạo loạn lật đổ, âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước
và khối đại đoàn kết toàn dân tộc nếu chỉ có tinh thần u nước thì chưa đủ; cách
mạng muốn thành công và thành công đến nơi, phải tập hợp được tất cả mọi lực lượng
có thể tập hợp, xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền vững như lời dạy của
Chủ tịch Hồ Chí Minh.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Thu. Vài suy nghĩ: Học tập, vận dụng tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Truy xuất từ
/>2. Theo www.tutuonghochiminh.vn. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc.
Truy
xuất
từ
/>3. TS. Lê Thị Chiên (2021). Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc trong cơng tác phịng, chống dịch Covid19. Truy xuất từ />4. TS. Nguyễn Văn Hùng (2021). Đại đoàn kết dân tộc - Nguồn sức mạnh, nhân tố
có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp cách mạng ở Việt
Nam. Truy xuất từ />5. Nguyễn Văn Dương (2021). Đại đoàn kết dân tộc là gì? Nội dung, vai trị và ý
nghĩa của đại đoàn kết dân tộc?. Truy xuất từ />


×