Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

PHÂN TÍCH MÂU THUẪN GIỮA FACEBOOK VÀ AUSTRALIA VỀ VẤN ĐỀ THÔNG TIN, BẢN QUYỀN DƯỚI GÓC ĐỘ KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ. NÊU QUAN ĐIỂM CỦA BẢN THÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ NÀY.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.22 KB, 16 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
------------------------------

BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ
PHÂN TÍCH MÂU THUẪN GIỮA FACEBOOK VÀ AUSTRALIA VỀ
VẤN ĐỀ THƠNG TIN, BẢN QUYỀN DƯỚI GĨC ĐỘ KINH TẾ
CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ. NÊU QUAN ĐIỂM CỦA BẢN THÂN VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ NÀY.

HỌC PHẦN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THẠC SĨ NGUYỄN THUỲ ANH
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ HIỀN
MÃ SINH VIÊN: 18050053
LỚP: QH2018E KINH TẾ 2

Hà Nội, tháng 5 năm 2021


2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................. 3
NỘI DUNG ............................................................................................................................................. 4
1. Phân tích mâu thuẫn giữa Facebook và Australia ............................................................. 4
a.

Ngọn nguồn mâu thuẫn ........................................................................................................ 4



b. Lập trường cứng rắn của Australia ................................................................................... 5
c.

Mối lo ngại độc quyền ........................................................................................................... 6

d. Các nước muốn theo chân Australia, “đòi tiền” Facebook, Google ........................... 8
e.

Facebook và Australia “refriends” .................................................................................... 9

2. Đánh giá về vấn đề này ........................................................................................................... 10
a.

Hồi chuông cảnh báo đối với các quốc gia...................................................................... 10

b. Ai đúng – Ai sai? .................................................................................................................. 10
c.

Hệ luỵ từ trong ra ngoài ..................................................................................................... 11

3. Quan điểm của bản thân về vấn đề này .............................................................................. 12
a.

Chính phủ Úc sai khi bắt Facebook trả tiền .................................................................. 12

b. Facebook chặn Australia, lỗi của ai? ............................................................................... 12
c.

Sai lầm của Facebook .......................................................................................................... 13


4. Đề xuất một số giải pháp cho vấn đề này ........................................................................... 14
a.

Phổ cập cho người dân về các điều luật .......................................................................... 14

b. Phát triển dựa trên các nền tảng sẵn có.......................................................................... 14
c.

Tạo ra 1 sản phẩm của người Việt Nam ......................................................................... 14

d. Cùng nhau “nhượng bộ” .................................................................................................... 14
KẾT LUẬN .......................................................................................................................................... 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................. 15


3

MỞ ĐẦU
Gã khổng lồ mạng xã hội Facebook ngày 17/2/2021 đã gây chấn động với tuyên bố chặn người
dùng Australia khỏi xem hoặc chia sẻ nội dung tin tức từ mọi hãng thơng tấn trong và ngồi
nước. Đây được xem là địn đáp trả của Facebook khi chính phủ Australia dự kiến thông qua
dự luật buộc các nền tảng trực tuyến như Facebook và Google chia sẻ lợi nhuận với các hãng
thông tấn khi tin tức gốc được hiển thị và chia sẻ trên các trang Facebook Newsfeed và Google
Search. Thực tế, Facebook và Google trong nhiều năm qua đã tranh cãi với các nhà xuất bản tin
tức, các hãng thông tấn về quy tắc hiển thị nội dung trên nền tảng này. Các hãng thông tấn, vốn
đang mất hàng tỷ USD chi cho nền tảng quảng cáo trực tuyến, cho rằng những gã khổng lồ
công nghệ nên trả tiền để hiển thị và chia sẻ nội dung của họ. Nhưng từ góc độ các ơng lớn
cơng nghệ như Facebook và Google, họ khẳng định chính các nền tảng này thu hút lượng lớn
độc giả đến trang web tin tức của các hãng thông tấn thông qua chức năng chia sẻ mà khơng

mất phí. “Người khổng lồ cơng nghệ” Facebook và chính quyền Australia đã có những hành
động gay gắn để đáp trả lẫn nhau đồng thời thu hút sự quan tâm của toàn thế giới đặc biệt là
những nước đang có xung đột với các tập đồn thơng tin lớn.


4

NỘI DUNG
1. Phân tích mâu thuẫn giữa Facebook và Australia
a. Ngọn nguồn mâu thuẫn
Từ quan điểm tin tức không miễn phí, các nhà lập pháp Australia cho rằng dự luật buộc các ông
lớn công nghệ chia sẻ lợi nhuận cho hãng thông tấn là lẽ dĩ nhiên nhằm cân đối lại lợi ích giữa
một bên là nền tảng kỹ thuật số, một bên là thực thể cung cấp tin tức. Trước sức ép từ
Canberra, Google nhanh chóng chọn cách giải quyết êm đẹp: ký thỏa thuận với loạt hãng thông
tấn hoạt động tại Australia, bao gồm cả điều khoản chia sẻ lợi nhuận. Ngược lại, Facebook
thẳng tay chặn đứng người dùng Australia truy cập, chia sẻ tin tức.
Vì sao hai nền tảng trực tuyến lại chọn hai cách xử sự đối lập như vậy? Nên nhớ rằng trước đó,
cả hai từng cùng đe dọa sẽ cắt cung cấp các dịch vụ thiết yếu nếu chính phủ Australia khăng
khăng thơng qua dự luật chia sẻ lợi nhuận cho hãng thông tấn.
Google đã công khai hàng loạt thỏa thuận với các hãng thông tấn lớn nhất ở Australia như
Seven West Media, Nine Entertainment, News Corp. Thông tin chi tiết về điều khoản chia sẻ
lợi nhuận không được tiết lộ, nhưng thông qua thỏa thuận này, Google được quyền chia sẻ các
tin tức của những nhà xuất bản trên, bao gồm các ấn phẩm nổi tiếng Wall Street Journal,
Barron's, MarketWatch, New York Post, Times, Sunday Times, The Sun, Australia, Sky News,
News.com.au,… trong thanh Google News Showcase để phục vụ người dùng Australia. Với
Google, nền tảng tìm kiếm là thứ mà gã khổng lồ công nghệ quan tâm và ưu tiên hàng đầu.
Việc chặn quyền truy cập vào các trang tin tức với người dùng Australia như cách Facebook
làm sẽ khiến Google tự phá vỡ cơng cụ tìm kiếm của mình, mở ra cánh cửa cho các đối thủ
khác và làm mất vị thế lớn mạnh của hãng trên thị trường tìm kiếm tồn cầu. Do đó, khơng cịn
cách nào khác, Google đặt bút ký vào thỏa thuận chia sẻ lợi nhuận.

Không giống Google, Facebook nói rằng dịch vụ cốt lõi mà họ cung cấp không dựa nhiều vào
mảng tin tức, rằng tin tức chỉ chiếm chưa đầy 4% nội dung tiếp cận người xem trên nguồn cung
dữ liệu chung. Facebook cũng nói, lợi nhuận kinh doanh từ tin tức chỉ chiếm con số rất nhỏ
trong tổng lợi nhuận mà hãng thu được. Trên thực tế, nhiều người dùng truy cập Facebook mỗi
ngày mà khơng có thói quen click vào các liên kết đến các trang web báo chí.
Trong năm 2019 Facebook kiếm được từ thị trường Australia 22,7 triệu AUD lợi nhuận sau
thuế, giảm nhẹ so với mức 23,3 triệu AUD vào năm 2018. Doanh thu từ xứ sở chuột túi trong
năm 2019 đạt 674 triệu AUD, phần lớn trong đó đến từ việc bán quảng cáo trực tuyến.
Facebook nói rằng, nền tảng mạng xã hội này đã giúp các hãng tin tức Australia tiếp cận 5 tỷ


5

lượt truy cập, nhờ đó mang về 407 triệu AUD vào năm ngối, trong khi chính Facebook chỉ
kiếm được rất ít. Vì vậy, khơng ngạc nhiên khi Google chọn cách thỏa hiệp, còn Facebook
cứng rắn chặn đứng quyền truy cập các tin tức như một đòn cảnh cáo với dự luật “địi tiền” của
chính phủ Australia.
b. Lập trường cứng rắn của Australia
Ở chiều ngược lại, hãy nhìn vào phản ứng cứng rắn của chính phủ Australia sau khi Facebook
chặn đứng quyền truy cập của người dùng nước này vào các trang tin tức. “Tôi chỉ muốn gửi
lời đến Facebook: đây là Australia, nếu họ muốn kinh doanh ở đây, họ phải chơi theo luật của
chúng tôi”, Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố cứng rắn.
Ông Morrison cũng cho rằng động thái của Facebook chẳng khác nào tuyên bố “hủy kết bạn”
với nước Australia, và rằng hàng loạt nhà lãnh đạo từ các nước đồng minh như Anh, Pháp,
Canada… đều đang ủng hộ nước Australia trong cuộc chiến với nền tảng mạng xã hội lớn nhất
hành tinh.
Điều mà Thủ tướng Australia khẳng định là dựa trên cơ sở thực tế. Tương tự như Australia,
nhiều chính phủ quốc tế có vẻ như đang đứng về phía các hãng thơng tấn để tung ra các luật
kiềm chế sức mạnh của những nền tảng truyền thơng xã hội như Facebook. Ví dụ, luật bản
quyền mới đã buộc Google trả tiền cho các nhà xuất bản tin tức của Pháp trong một thỏa thuận

đang có xu hướng được nhân rộng ở 27 quốc gia thuộc khối EU.
Ông Suranga Seneviratne, một giảng viên tại Trường Khoa học Máy tính thuộc Đại học Sydney
(Australia) cũng khẳng định rằng những hạn chế xem và chia sẻ tin tức mà Facebook áp dụng
hôm 17/2 không gây ra tác động lớn với người dùng Australia. “Nếu chỉ xét trên phương diện
tin tức, với tư cách người dùng, cá nhân tôi cho rằng chúng ta sẽ không cảm thấy tác động đáng
kể. Với tư cách một nền tảng mạng xã hội, Facebook cũng sẽ không ghi nhận doanh thu sụt
giảm đáng kể sau động thái này”.
“Tơi đốn ý định của Facebook là “giết một con cừu” để cảnh báo nhiều quốc gia khác”,
chuyên gia Peter Lewis từ Học viện Australia cho hay. Có thể các nhà điều hành Facebook đã
tính đến tác động lợi nhuận tiềm năng sau động thái mạnh mẽ ở Australia, nhưng điều mà
Facebook nên quan ngại hơn là việc vơ tình chặn các tài khoản do chính quyền địa phương nắm
giữ, tài khoản của các tổ chức phi chính phủ và từ thiện có nguy cơ gây ra tổn hại lớn hơn về
danh tiếng cho gã công nghệ khổng lồ Mỹ. Nhiều chuyên gia nhận định việc chặn người dùng
tiếp cận các tin tức chính thống được kiểm chứng tại thời điểm họ cần được cung cấp thông tin


6

về cuộc khủng hoảng đại dịch cũng như nhiều vấn đề mang tính cấp thiết khác chính là hành
động “tự bắn vào chân mình” của Facebook.
c. Mối lo ngại độc quyền
Một báo cáo công bố vào tháng 9/2020 của cơ quan giám sát cạnh tranh Australia đã cho thấy
sức mạnh độc quyền to lớn của Facebook và Google trong lĩnh vực quảng cáo tại xứ sở chuột
túi. Báo cáo chỉ ra rằng cứ 100 AUD mà các nhà quảng cáo trực tuyến chi ra năm 2019 thì có
tới 53 AUD rơi vào túi Google, 28 AUD rơi vào túi Facebook và chỉ 19 AUD khác phân bổ
cho các trang web và nền tảng quảng cáo khác.
Việc Facebook thẳng tay chặn người dùng Australia truy cập các trang tin tức không chỉ làm
dấy lên căng thẳng giữa nền tảng mạng xã hội này với chính phủ Australia, mà cịn vẽ ra một
cuộc xung đột rộng lớn hơn giữa các đại gia truyền thơng xã hội với các chính phủ tồn cầu:
một bên là quyền lực mềm bắt rễ từ mạng lưới Internet đóng vai trị thiết yếu với cuộc sống con

người hiện đại, một bên là quyền lực quản lý của nhà nước với tư cách định hướng và ban hành
luật pháp.
Rasmus Nielsen, Giám đốc Viện Nghiên cứu Báo chí của Reuters nhận định trên tờ CNN:
“Động thái của Facebook là minh chứng cho sức mạnh khổng lồ mà một công ty tư nhân có
được trong khơng gian Internet cơng cộng. Nhiều chính phủ và chính trị gia trên khắp thế giới
đang tỏ ra lo ngại về sức mạnh đó. Họ muốn có sự giám sát trực tiếp hơn thơng qua ban hành
quy định về cách mà các đại gia công nghệ có thể sử dụng sức mạnh này. Cá nhân tôi cho rằng
việc Facebook đơn phương đưa ra quyết định chặn người dùng Australia xem và chia sẻ tin tức
mà không cảnh báo trước là vấn đề lớn. Nhưng họ là một cơng ty tư nhân, họ đang làm những
gì mà họ tin rằng có thể bảo vệ lợi ích cho họ”. Tất nhiên, mối lo ngại độc quyền như vậy đang
thúc đẩy nhiều chính phủ đứng về phía Australia.
Tại chính quê nhà Mỹ, Facebook từ lâu đã hứng chịu nhiều chỉ trích. David Cicilline, một nghị
sĩ đảng Dân chủ từ Rhode Island, quan chức đứng đầu Tiểu ban Chống độc quyền Hạ viện,
nhấn mạnh hành động hiện tại của Facebook tại Australia là bằng chứng cho việc gã khổng lồ
công nghệ này đang đi ngược lại “nền dân chủ”. “Động thái đe dọa một quốc gia buộc họ chấp
thuận điều khoản của Facebook là minh chứng rõ ràng cho sự lạm dụng quyền lực độc quyền”,
ông Cicilline viết trong một bài đăng trên Twitter.
Thực tế, mối đe dọa độc quyền của các ông lớn như Facebook và Google đã được các nhà lập
pháp Mỹ để mắt từ lâu. Hồi tháng 12/2020, Ủy ban Thương mại Liên Bang Mỹ (FTC) đã đưa
Facebook lên “đầu sóng ngọn gió” với 2 vụ kiện chống độc quyền mang tính bước ngoặt liên


7

quan đến thương vụ mua lại Instagram và WhatsApp. Còn Google liên tục đối diện 3 vụ kiện
chống độc quyền và hàng loạt cuộc điều tra của Bộ Tư pháp. Lần gần đây nhất, tháng 12 năm
ngoái, 38 tiểu bang Mỹ đã đệ đơn kiện Google sử dụng kho dữ liệu khổng lồ thu thập trong
nhiều năm để củng cố vị thế độc quyền, tạo ra các rào cản với đối thủ cạnh tranh. Tổng chưởng
lý New York Letitia James nhấn mạnh: “Trong nhiều thập kỷ, Google đã đóng vai trị như kẻ
gác cổng Internet. Nó sử dụng dữ liệu người dùng như một vũ khí để tiêu diệt các đối thủ cạnh

tranh, kiểm soát việc ra quyết định của tất cả chúng ta”.
Không riêng Facebook và Google, nhiều ông lớn công nghệ Mỹ như Apple, Amazon,… cũng
lao đao với các vụ điều tra về hành vi độc quyền do lo ngại lợi dụng và bành trướng sức mạnh
thị trường trên nền tảng Internet. Hãy nhìn cái cách hàng loạt nền tảng mạng xã hội như
Facebook, Twitter,… “bịt miệng” cựu Tổng thống Trump sau vụ bạo loạn ở tòa nhà Quốc hội
Mỹ hơm 6/1 bằng cách khóa tài khoản mạng xã hội vĩnh viễn hoặc vơ thời hạn. Đó là cách
hành xử chưa từng có tiền lệ của các tập đồn cơng nghệ với người từng đứng đầu Nhà Trắng.
Rõ ràng, các nhà làm luật tồn cầu có lý do để cảnh giác về quyền lực thị trường quá lớn trong
tay những đại gia cơng nghệ. Cịn các ơng lớn cơng nghệ thì từ lâu đã lường trước và chuẩn bị
sẵn sàng cho một “trận thư hùng” với chính phủ, như những gì Facebook đang làm với
Australia. Quay trở lại câu chuyện Facebook và chính phủ Australia, nó đang thổi bùng loạt
phản ứng mạnh mẽ của các nhà lập pháp quốc tế về mối lo ngại độc quyền.
Julian Knight, nhà lập pháp kiêm chủ tịch Ủy ban Kỹ thuật số, Văn hóa, Truyền thơng và Thể
thao tại Quốc hội Anh, nhận định động thái của Facebook là “hành vi ngu ngốc nhưng cũng
đáng lo ngại nhất”. Ông này gợi ý rằng các nhà lập pháp Anh cũng đang cân nhắc ban hành luật
điều chỉnh các nền tảng xã hội như Facebook trong việc chia sẻ những nguồn tin tức đáng tin
cậy thay vì truyền bá tin giả. “Tơi cho rằng hành động "bắt nạt" mà Facebook đang thực hiện
tại Australia sẽ chỉ khơi dậy nỗ lực tiến xa hơn của các nhà lập pháp trên toàn thế giới trong
việc đưa Facebook vào khuôn khổ”.
Bộ trưởng Bộ Di sản Canada Steven Guilbeault cũng đồng quan điểm khi viết trên Twitter
rằng: “Hành động của Facebook thể hiện sự vô trách nhiệm, đe dọa người dân Australia...
Chúng tôi sẽ thúc đẩy ban hành dự luật để cân bằng lợi ích giữa các phương tiện truyền thông
tin tức và các đại gia công nghệ”.
Không chỉ các nhà lập pháp, hãng truyền thông cũng nắm bắt cơ hội để tấn công nền tảng mạng
xã hội lớn nhất hành tinh. Tại Đức, Liên đoàn các nhà xuất bản báo Đức (BDZV) đã kêu gọi
chính phủ hạn chế tầm ảnh hưởng và sức mạnh thị trường của Facebook. “Việc một nền tảng tự


8


ý tắt cung cấp dịch vụ theo ý muốn chủ quan để gây áp lực chính trị đang phơi bày vấn đề độc
quyền Internet”, ông Dietmar Wolff, tổng giám đốc của BDZV, nói.
Henry Faure Walker, Chủ tịch Hiệp hội Truyền thông Tin tức của Anh khẳng định động thái
mới của Facebook đặt ra sự cấp thiết cho các cơ quan quản lý trên toàn cầu trong việc ban hành
dự luật mới để tạo ra một “sân chơi thực sự bình đẳng giữa các gã khổng lồ công nghệ và hãng
thông tấn”. Ơng Walker cho rằng những gì Facebook đã làm là “một ví dụ kinh điển về một thế
lực độc quyền đang cố gắng “bắt nạt” để bảo vệ vị thế thống trị độc quyền của mình”.
Khơng khó để nhận ra, Facebook “làm căng” với Australia phần lớn là do lo ngại nguy cơ
chính phủ Australia luật hóa các điều khoản chia sẻ lợi nhuận sẽ tạo thành tiền lệ được hàng
loạt quốc gia khác trên thế giới học theo, qua đó đe dọa đáng kể đến “túi tiền” của nền tảng
mạng xã hội lớn bậc nhất hành tinh. Khi ngày càng nhiều chính phủ đứng về “phe” Australia,
những động thái tiếp sau của Facebook chắc chắn sẽ là tâm điểm chú ý của các nhà làm luật
khắp hành tinh.
d. Các nước muốn theo chân Australia, “đòi tiền” Facebook, Google
Mỹ: Chủ tịch Microsoft Brad Smith tuần quan đã “đổ thêm dầu vào lửa” khi kêu gọi các nhà
lập pháp Mỹ xem xét một dự luật tương tự như Australia, buộc các gã khổng lồ công nghệ chia
sẻ lợi nhuận với hãng thông tấn. Tổ chức thương mại News Media Alliance, tổ chức với gần
2.000 thành viên là các hãng báo chí, nhà xuất bản,… cũng đang xúc tiến một dự luật cạnh
tranh báo chí. Dự luật này cho phép các nhà xuất bản tin tức thương lượng với nhiều nền tảng
mạng xã hội, trực tuyến về các điều khoản phân phối nội dung, trong đó có lợi nhuận.
Facebook đã phản hồi động thái này bằng nhiều sáng kiến như thúc đẩy nội dung tin tức trả phí
thơng qua tab Facebook News, nhưng cho đến nay hiệu quả của nó vẫn còn khiêm tốn.
Canada: Quốc gia láng giềng Mỹ - Canada cũng được cho là đang xem xét ban hành luật mới
buộc các đại gia công nghệ trả tiền cho nội dung tin tức xuất hiện trên những nền tảng Internet
này. Bộ trưởng Bộ Di sản của Canada Steven Guilbeault là một trong những nhà lập pháp hàng
đầu ủng hộ đề xuất như vậy. Ơng khẳng định: “Tin tức khơng miễn phí và chưa bao giờ miễn
phí. Lập trường của chúng tôi rất rõ ràng: các nhà xuất bản phải được trả thỏa đáng cho công
sức của họ. Chúng tôi sẽ hỗ trợ họ lấy lại các lợi ích thiết yếu vì nền dân chủ của chúng ta, vì
hạnh phúc của cộng đồng chúng ta”.
Liên minh châu Âu (EU): Là khối đi đầu trong các quy định về dữ liệu và công nghệ mới

cũng như chống độc quyền, EU cũng dự kiến sẽ đưa ra các dự luật mới nhằm kìm hãm sức
mạnh của các gã khổng lồ kỹ thuật số. Theo tờ Business Insider, các nhà lập pháp EU có vẻ sẽ


9

theo sát đề xuất của Australia trong việc buộc Facebook và Google chia sẻ lợi nhuận với các
hãng thông tấn. Dự luật mới dự kiến được thiết lập trên nền tảng các đạo luật về Dịch vụ kỹ
thuật số và thị trường kỹ thuật số mà Ủy ban châu Âu đề xuất gần đây. Trả lời trên tờ Financial
Times, ông Alex Agius Saliba, nghị sĩ Nghị viện châu Âu cho hay dự luật mới của chính phủ
Australia có thể giải quyết “sự mất cân bằng nghiêm trọng về khả năng đàm phán” giữa các nền
tảng công nghệ và hãng thông tấn. “Với vai trị thống lĩnh thị trường tìm kiếm, truyền thông xã
hội và quảng cáo; các nền tảng kỹ thuật số lớn đang tạo ra sự mất cân bằng quyền lực, nhờ đó
hưởng lợi đáng kể từ nội dung tin tức. Tơi nghĩ sẽ hồn tồn cơng bằng nếu buộc họ trả một
khoản phí”. Pháp là quốc gia đầu tiên trong khối EU áp dụng các dự luật bản quyền mới, trong
đó yêu cầu Facebook và Google trả tiền cho các hãng tin tức nếu muốn hiển thị nội dung tin tức
từ họ. Nhưng cả hai đại gia công nghệ Mỹ đều lắc đầu từ chối quy định này. Sau 18 tháng tranh
chấp, Google gần đây đã ký một thỏa thuận trị giá 76 triệu USD với hàng loạt hãng tin Pháp để
tin tức của các hãng này xuất hiện trên nền tảng Google News Showcase. Còn Facebook cho
đến nay vẫn chưa phản ứng trước sức ép từ chính phủ Pháp.
Anh: Từ tháng 12 năm ngoái, Lực lượng đặc nhiệm thị trường kỹ thuật số của Vương quốc
Anh đã cảnh báo rằng họ có thể sẽ sớm buộc Facebook và Google trả phí cho các hãng tin tức
để hiển thị những nội dung như vậy. Các nhà lập pháp Anh từ Cơ quan quản lý phát sóng
Ofcom và Cơ quan cạnh tranh và thị trường đã đề xuất một cơ quan giám sát mới chuyên theo
dõi hoạt động các đại gia công nghệ mang tên “Đơn vị thị trường kỹ thuật số”. Đơn vị này có
trách nhiệm đảm bảo những gã khổng lồ công nghệ như Google và Facebook và đối thủ cạnh
tranh của họ được đối xử công bằng trên một sân chơi bình đẳng, qua đó cung cấp sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất đến người dùng. Ủy ban Truyền thông & Kỹ thuật số Hạ viện Anh mới đây
cũng bày tỏ quan điểm trực tiếp hơn khi khuyến nghị Quốc hội xem xét một dự luật tương tự
như Australia, buộc Facebook và Google trả tiền cho các hãng xuất bản tin tức.

Tây Ban Nha: Nếu tính theo mốc thời gian, Tây Ban Nha là nước đầu tiên “đánh thuế Google”
vào năm 2014 khi buộc gã khổng lồ công nghệ Mỹ trả tiền cho những tin tức mà họ hiển thị
trên nền tảng Google News. Thời điểm đó, thay vì nhượng bộ và ký thỏa thuận trả tiền, Google
chọn cách đóng cửa hồn tồn Google News tại quốc gia này. Từ đó đến nay, Google vẫn chưa
có ý định cung cấp trở lại dịch vụ tin tức ở Tây Ban Nha. Đó là lý do vì sao vụ tranh chấp giữa
Facebook và chính phủ Australia được các nhà lập pháp Tây Ban Nha theo dõi chặt chẽ.
e. Facebook và Australia “refriends”
Ngày 23/2, Facebook cho biết sẽ khôi phục các trang tin tức của Úc sau khi đàm phán thay đổi
với chính phủ về dự luật được đề xuất buộc các nền tảng cơng nghệ phải trả phí cho nội dung


10

truyền thông hiển thị trên nền tảng của họ. Quốc hội Australia ngày 25/2 đã thông qua dự luật
mới, được thiết kế để buộc những hãng công nghệ lớn như Google, Facebook trả tiền tin tức
cho các nhà xuất bản. Nội dung sửa đổi cho phép chính phủ có quyền loại bỏ Facebook hoặc
Google khỏi quy trình trọng tài nếu họ chứng minh được rằng đã đóng góp đáng kể cho ngành
công nghiệp tin tức Australia. Một số nhà lập pháp và nhà xuất bản cảnh báo nó có thể khiến
các cơng ty truyền thơng nhỏ hơn chịu thiệt thịi. Tuy nhiên, Facebook và chính phủ Australia
đều tuyên bố luật sửa đổi là thắng lợi.
Các nhà phân tích cho biết, trong khi thỏa thuận nhượng bộ này đã đánh dấu một số tiến bộ cho
các nền tảng cơng nghệ, chính phủ và giới truyền thơng nhưng vẫn cịn nhiều điều không chắc
chắn về cách thức hoạt động của luật. Các sửa đổi cũng bao gồm thêm thời gian hòa giải hai
tháng trước khi trọng tài do chính phủ chỉ định can thiệp để giúp các bên có thêm thời gian để
đạt được thỏa thuận riêng.
2. Đánh giá về vấn đề này
a. Hồi chuông cảnh báo đối với các quốc gia
Việc Facebook chặn người dùng Australia chia sẻ và đọc tin tức trong tuần qua đã gây ra
những lời chỉ trích gay gắt cả ở Australia và trên toàn thế giới. Facebook thừa nhận họ đã đi
quá giới hạn trong việc xố hơn 100 trang khơng phải tin tức, gồm các trang của các cơ quan y

tế quan trọng và khẩn cấp. Tuy nhiên, hành động mạnh mẽ của Facebook được coi là hồi
chuông cảnh cáo đối với các nhà lập pháp ở những nước khác, chẳng hạn như ở Canada, Anh
và Liên minh châu Âu (EU) - những nơi đã tỏ ra quan tâm đến Bộ quy tắc của Australia.
Các công ty công nghệ khổng lồ đã phải đối mặt với những lời kêu gọi toàn cầu, yêu cầu họ trả
nhiều tiền hơn cho nội dung được lưu trữ trên nền tảng của mình, trước xu hướng người theo
dõi tin chuyển sang đọc trực tuyến nhiều hơn. Ngoài ra, họ cũng được yêu cầu phải đối mặt với
nhiều giám sát hơn về quyền lực, bao gồm cả việc phải tích cực hơn nữa trong việc chống lại
thông tin sai lệch và lạm dụng nền tảng.
b. Ai đúng – Ai sai?
Cả Facebook và chính phủ Australia đều có lý lẽ riêng trong cuộc chiến lợi ích đã nhiều lần leo
thang tới đỉnh điểm trong gần 1 tuần qua. Chính phủ Australia cho rằng, thơng tin báo chí góp
phần làm tăng doanh thu cho các ơng lớn cơng nghệ, vì thế họ nên trả tiền. Song Facebook thì
lại cho rằng các tổ chức truyền thông sử dụng nền tảng số để chia sẻ tin tức và họ khơng có lý
do gì phải trả chi phí cho việc xuất bản tin tức của các hãng truyền thông. Việc ai đúng, ai sai


11

đến đâu vẫn còn chưa ngã ngũ. Song rõ ràng, “màn so găng” giữa Facebook và chính phủ
Australia đã khiến cả đôi bên đều thiệt hại.
c. Hệ luỵ từ trong ra ngồi
Ngồi các hãng truyền thơng ở Australia bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hành động của Facebook
cịn có những trang không liên quan tới truyền thông đại chúng cũng bị “ngắt kết nối”. Đơn cử
như hàng trăm tổ chức từ thiện, tổ chức cơng ích và cơ quan chính phủ đã bị xóa nội dung
thơng tin trên Facebook chỉ sau 1 ngày. Theo cơ quan truyền thông Australia, Facebook có thể
sẽ phải đối mặt với các đơn kiện tập thể, thậm chí bị truy tố vì hành động này. Ơng Allan Fels,
Chủ tịch Tổ chức Báo chí vì Lợi ích Công và cựu Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu
dùng Australia (ACCCC) cho rằng Facebook có hành động “không đẹp” khi hạn chế truy cập
vào các nguồn thơng tin của chính phủ như thời tiết, y tế hay phịng chống cháy rừng, những
nội dung khơng phải là tin tức hay nội dung được xác định trong Bộ Quy tắc.

Mặc dù Facebook tuyên bố, chia sẻ tin tức chỉ chiếm chưa đến 4% nội dung người xem trên
nguồn cấp dữ liệu tin tức của họ và lợi nhuận kinh doanh từ tin tức là rất ít. Nhưng hành động
không đẹp vừa qua của Facebook đã làm dấy lên làn sóng bất bình của người dùng mạng ở
Australia. Họ kêu gọi từ bỏ hoặc tẩy chay Facebook. Họ gọi hành động này khơng khác gì hành
vi bắt nạt, được thiết kế để trừng phạt người dùng ở Australia. Trong khi đó, một tập đồn tin
tức nổi tiếng tại Australia là ABCnews cho biết, sau động thái của Facebook, ứng dụng tin tức
của họ đã leo lên top đầu trên bảng app store của Australia, thậm chí vượt qua cả ứng dụng của
Facebook.
Trước diễn biến của cuộc chiến giữa Australia và Facebook, “xứ sở chuột túi” đã nhận được sự
ủng hộ của nhiều quốc gia trên thế giới như Canada, Anh, Ấn Độ, Pháp, Mỹ, Liên minh châu
Âu... Bộ trưởng Di sản Canada Steven Guilbeault cho biết nước này cũng sẽ đưa ra quy định
mới, buộc những “người khổng lồ” cơng nghệ phải trả phí cho những tin tức xuất hiện trên nền
tảng của họ. Chủ tịch Microsoft Brad Smith kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ soạn thảo dự luật
tương tự đề xuất của Australia,... Mọi con mắt đang đổ dồn vào diễn biến tiếp theo ở Autralia
bởi đây có thể là phép thử giúp các quốc gia trên thế giới - những nơi đang theo đuổi một dự
luật tương tự - có thể học hỏi Australia.


12

3. Quan điểm của bản thân về vấn đề này
a. Chính phủ Úc sai khi bắt Facebook trả tiền
Việc chính phủ Úc thông qua luật bắt Google và Facebook trả tiền cho báo chí là một sai lầm.
Đây khơng phải là sự bảo vệ cho các nhà xuất bản nhỏ lẻ mà là nỗ lực vận động của các công
ty truyền thông lớn như News Corp và Nine Entertainment. Họ là những người duy nhất được
lợi từ việc này và hậu quả là khoảng cách giữa công ty lớn và nhỏ sẽ càng xa.
Lý do là như sau:
Facebook chỉ trả tiền cho nội dung bản quyền thuộc các công ty lớn có đủ đội ngũ luật sư để
kiện cáo. Ở thị trường Úc thì đứng đầu là News Corp. Vậy nếu như thua kiện, Facebook chỉ trả
tiền cho News Corps, cịn những nhà blogger nhỏ lẻ thì gần như khơng được gì.

Facebook là nền tảng miễn phí kết nối người dùng với nhà xuất bản. Không ai ép người dùng
đăng blog, sản phẩm ở Facebook cả mà là tự nguyện. Nhưng nhờ chính việc đăng lên Facebook
thơng tin và sản phẩm mà có thể quảng bá thương hiệu, thu hút nhà xuất bản. Ví dụ như muốn
làm một blog về nước Úc, chúng ta dùng nền tảng miễn phí của Facebook để kết nối với nhiều
người khác, sau đó quảng bá thương hiệu và đẩy họ sang trang web của mình. Đó là giai đoạn
thu tiền chứ khơng phải trực tiếp thu phí từ Facebook và người dùng cũng khơng muốn thu phí
vì sẽ giới hạn người xem. Facebook hiện nay đã có những cách để nhà xuất bản kiếm tiền. Đó
là quảng cáo trong clip, instant article và quyên góp tiền.
Trong chục năm trở lại đây, mơ hình truyền thông đã thay đổi từ tập trung sang phi tập trung,
từ vài hãng lớn sang hàng trăm ngàn cá nhân nhỏ lẻ. Vì mất doanh thu cho nên họ nghĩ ra luật
này, vận động chính phủ để nhằm lập rào cản cạnh tranh. Tuy nhiên hiện nay hiếm người đọc
và hiểu bộ luật này, đa phần chỉ theo đám đông và đưa ra ý kiến của mình hùa theo, lên tiếng
phản đối hành động của Facebook.
Nếu áp dụng ở Việt Nam thì ta sẽ có kết quả như sau: Những Tuổi Trẻ, Vietnammet, Thanh
Niên hay VNE sẽ là đơn vị hưởng lợi vì họ lớn và có đủ quy mơ để giải quyết tranh chấp. Còn
những cá nhân nhỏ lẻ như chủ một blog nhỏ sẽ khơng làm được gì và khơng có cách nào để
cạnh tranh lại. Tóm lại, đây là một sai lầm của chính phủ Úc và nó khơng được giới xuất bản
độc lập ủng hộ, chỉ có những cơng ty truyền thơng lớn đang vui với sự kiện lần này.
b. Facebook chặn Australia, lỗi của ai?
Theo quan điểm cá nhân, Facebook chặn Australia là lỗi của chính quyền Úc, một sai lầm nhỏ
dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Họ muốn ban hành luật yêu cầu các mạng xã hội phải trả phí


13

cho người làm nội dung, tức những công ty tin tức và truyền thơng. Để phản bác lại thì
Facebook tạm ngừng đăng tải nội dung liên quan để khỏi phải “trả phí.”
Khi bạn dùng mạng xã hội dù là Facebook hay Twitter thì bạn đã cam kết tuân thủ nội quy của
họ, mỗi người một việc. Họ cấp cho bạn nền tảng để kết nối với người khác, những thứ đó rất
tốn kém chứ khơng phải là miễn phí. Ngược lại, bạn được sử dụng miễn phí để phát triển

thương hiệu và tương tác với bạn bè. Hai bên đều có lợi chứ khơng ai phải chịu thiệt. Bây giờ
chúng ta bắt Facebook hay Google trả phí cho nội dung thì chẳng khác nào giết chết nền tảng.
Rất nhiều người làm nội dung nhỏ lẻ đã bắt đầu và thành cơng trên các nền tảng miễn phí. Họ
khơng cần thu trực tiếp gì mà cịn trả phí ngược lại để quảng bá thương hiệu. Cái họ nhận được
là lượng truy cập và web của mình, phổ rộng uy tín và được nhiều người biết đến. Đó là một sự
thành cơng. Giả sử bây giờ Việt Nam, Châu Âu hay Mỹ yêu cầu Facebook phải trả phí cho
người xuất bản nội dung thì có lẽ mơ hình mạng xã hội miễn phí sẽ sụp đổ. Chỉ có cách thu phí
người dùng để làm được điều đó.
Facebook là cơng ty riêng với quy định. Chúng ta thấy thoải mái với các quy định đó thì chúng
ta sử dụng, nếu khơng thoải mái thì dừng. Chúng ta khơng nên sử dụng dịch vụ miễn phí rồi địi
hỏi, vì đó là đang u cầu sự nghịch lý. Nếu ai đó có đủ tiềm lực để làm nền tảng khác thì nên
đứng ra mở một mạng xã hội, nhưng họ cũng khơng thể trả phí cho nội dung được trong khi chỉ
đóng vai trị trung gian giữa kết nối con người với nhau. Đừng nhầm lẫn khái niệm “trung gian
kết nối con người” với “ kinh doanh tin tức”.
Giả sử chính quyền Việt Nam ra luật can thiệp tương tự, yêu cầu “Facebook và mạng xã hội
phải trả phí cho người tạo nội dung” thì chắc chắn sẽ bị dư luận thế giới lên tiếng phản đối là:
“Can thiệp vào tự do kinh doanh tư nhân.” Nhưng đây là chính phủ Úc nên người ta sẽ đổ lỗi
cho Facebook trong khi không hiểu sự việc. Úc làm khơng có nghĩa là họ đúng. Hãy để doanh
nghiệp tư nhân quyết định chính sách của mình.
c. Sai lầm của Facebook
Cái gì cũng có 2 mặt của nó và chúng ta cũng không thể đổ hết mọi sai lầm vào chính quyền
nước Australia được. Nước Úc chỉ muốn đem lại lợi ích cho những nhà truyền thơng trong
nước cùng với bản quyền mà họ tạo ra, nhưng phía Facebook lại tự ý chặn hết mọi thông tin
khiến mọi người dân Australia không thể biết tin tức của thế giới và ngược lại thế giới lại
khơng có thơng tin từ nước Úc. Điều này đã làm dấy lên điều quan tâm về vấn đề độc quyền
của thông tin số và Facebook đã lợi dụng điều này để “đáp trả” Australia. Hành động này cũng
được là “PR thất bại” của Facebook khi tạo nên hình ảnh khơng tốt cho người dân nước này.


14


4. Đề xuất một số giải pháp cho vấn đề này
a. Phổ cập cho người dân về các điều luật
Việc thiếu hiểu biết khiến cho các sự kiện xảy ra không được giải quyết êm đẹp mà diễn ra các
cuộc tranh cãi vơ ích. Để khắc phục điều này, các nền tảng xã hội và chính phủ các nước nên
phổ cập các điều luật và chắc chắn người dùng nắm chắc để bảo vệ quyền lợi tham gia của
chính mình và nhanh chóng khắc phục những vấn đề xảy ra, giảm thiểu rủi ro cho các bên.
b. Phát triển dựa trên các nền tảng sẵn có
Thay vì tìm cách triệt tiêu hay làm thiệt hại một nền tảng đã được tồn cầu hóa như Facebook,
chúng ta có thể sử dụng tốt chức năng kết nối của Facebook để quảng bá thương hiệu cá nhân
và lan tỏa các giá trị tốt đẹp. Chúng ta có thể cùng nhau tạo nên một cộng đồng văn hóa, hợp
tác tốt đẹp và cùng đem lại lợi ích cho các bên.
c. Tạo ra 1 sản phẩm của người Việt Nam
Chính phủ Việt Nam tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp công nghệ trong nước
và các doanh nghiệp trong nước có đủ khả năng tài chính cũng như có giải pháp hợp lý, thì việc
làm ra các sản phẩm cạnh tranh với các công ty đa quốc gia là khả thi. Đặc biệt, với những thay
đổi lớn trong việc sử dụng các công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR),
thực tế ảo tăng cường (AR) cùng với khả năng hiểu biết cặn kẽ về người dùng trong nước, các
doanh nghiệp Việt Nam cần một mơ hình kinh doanh sáng tạo là có thể cạnh tranh một phần
nào đó với Facebook và Google.
d. Cùng nhau “nhượng bộ”
Ở Australia ta thấy rõ giải pháp này khi mà chính quyền nước Úc đã thay đổi một số điều
khoản, nội dung, trong khi đó Facebook đã cung cấp lại quyền truy cập thông tin cho người dân
nước này nhưng vẫn sẽ trả 1 khoản chi phí tương ứng cho các thơng trin trong nước. Đây là
một biện pháp đúng đắn tránh hiện trạng leo thang, căng thẳng giữa 1 bên là ông trùm mạng xã
hội, 1 bên là chính phủ một nước. Nếu cả 2 cùng nhượng bộ thì người chịu thiệt nhiều nhất vẫn
là người dân.


15


KẾT LUẬN
Mặc dù chỉ diễn ra trong 1 tuần ngắn ngủi (từ 18 – 23/2) nhưng mâu thuẫn giữa các tập đồn
cơng nghệ thơng tin lớn (Facebook, Google) với Australia đã khiến cho cả thế giới phải xơn
xao và nhìn nhận lại. Ngày nay khi công nghệ số phát triển, thời đại 4.0 thì việc sử dụng nền
tảng xã hội ngày càng đông đảo. Thế nhưng chúng ta phải phân biệt rõ thế nào là “kinh doanh
tin tức” và “trung gian kết nối con người”. Facebook khơng cần trả phí cho người tạo nội dung
vì lợi nhuận từ nội dung của họ rất ít và mọi người tự nguyện kết nối với nhau trên Facebook
nên không cần trả tiền để tạo nội dung để thu hút người dùng. Nếu trả phí cho người tạo nội
dung cũng tức là phải thu phí từ người dùng, người dùng vì thế mà ít đi, đây là một cách giết
chết nền tảng kết nối miễn phí. Vì thế hành động của Facebook là phù hợp với những quy định
đặt ra của công ty họ, không mang hàm ý “giết cừu làm gương”. Nếu lo ngại sự độc quyền của
Facebook thì các nước có thể đứng ra mở các nền tảng xã hội khác. Người dùng lựa chọn nền
tảng nào là quyền của họ. Hãy để tư nhân tự kinh doanh và người dùng tự lựa chọn. Hơn hết,
trước khi quyết định ủng hộ phía nào, chúng ta phải tìm hiểu kĩ về các bộ luật, phân tích lợi hại
trong các hành động, chứ khơng nên tận dụng nền tảng xã hội để hùa theo đám đông, để bị dắt
mũi, thao túng dễ dàng như trong mâu thuẫn lần này. Chúng ta cũng nên có quan điểm đúng
đắn nhất định trước khi sử dụng bất cứ nền tảng xã hội nào để có chất lượng cơng việc và cuộc
sống tốt nhất, tránh tình trạng tiêu tốn thời gian vào những thứ vô bổ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />3. />4. />5. />6. />7. />

16

KẾT QUẢ CHECK DOIT




×