Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

BÀI tập ôn tâp CUỐI học kì II KNTT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.16 KB, 3 trang )

Trường THCS Năm học: 2021-2022

BÀI TẬP ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
MƠN: NGỮ VĂN 6

I. MỘT SỐ ĐỀ ĐỌC HIỂU
ĐỀ 1
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Sáng hơm sau, hai vợ chồng vừa ăn cơm xong thì thấy gió mù mịt và một con chim rất
lớn hạ xuống giữa sân, quay mặt vào nhà kêu mấy tiếng như chào hỏi. Người chồng xách túi
ra, chim rạp mình xuống đất cho anh trèo lên lưng rồi vỗ cánh bay lên. Chim bay mãi, bay
mãi, qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả...Ra tới
giữa biển, chim rẽ vào một hòn đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đá ngũ sắc. Chim bay một
vòng quanh đảo, rồi từ từ hạ xuống một cái hang.
(Cây khế, Ngữ văn 6, tập 2)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.
Câu 2: Giải thích nghĩa của từ láy trong câu văn sau:
“Sáng hôm sau, hai vợ chồng vừa ăn cơm xong thì thấy gió mù mịt và một con chim rất lớn hạ
xuống giữa sân, quay mặt vào nhà kêu mấy tiếng như chào hỏi.”
Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau và nêu tác dụng của nó:
" Chim bay mãi, bay mãi, qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng
xanh đến biển cả..."
Câu 4: Trong truyện có đoạn trích trên, con chim lớn đến ăn khế chín một tháng trời rồi sau đó
đến chở người em ra hịn đảo hoang có nhiều vàng bạc, hành động đó thể hiện điều gì?
ĐỀ 2
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
CÂU CHUYỆN VỀ CHIM ÉN VÀ DẾ MÈN
Mùa xuân đất trời đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tôi nghiệp bèn
rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị: hai
Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên.
Mây nồng nàn, đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui tươi.


Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man Mèn ta chợt nghĩ bụng: “Ơ hay, việc gì ta phải
gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ . Sao ta không quăng gánh nợ này đi để dạo chơi một
mình có sướng hơn khơng?”. Nghĩ là làm. Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một
chiếc lá lìa cành.
(Theo Đồn Cơng Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa học trò)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.
Câu 2: Nêu tên biện pháp tu từ sử dụng trong câu sau: Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống
đất như một chiếc lá lìa cành.
Câu 3:Theo em, Dế Mèn trong đoạn trích trên là lồi vật như thế nào ?
Câu 4: Em có suy nghĩ gì về cử chỉ, hành động của hai con chim Én?
ĐỀ 3
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Mẹ tơi khơng phải khơng có lý khi địi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực để
noi theo. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm. Ai chẳng muốn mình thơng minh,
giỏi giang? Ai chẳng muốn được tin yêu, tôn trọng? Ai chẳng muốn thành đạt? Thành cơng
của người này có thể là niềm ao ước của người kia. Vì lẽ đó, xưa nay, khơng ít người tự vượt
lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng. Mẹ muốn tơi giống người khác, thì
“người khác” đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn
mười.
1


Trường THCS Năm học: 2021-2022
( Trích Xem người ta kìa!, Lạc Thanh, Ngữ văn 6, tập 2, NXB Giáo dục , 2021)
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. (0,5 điểm) Hãy giải thích nghĩa của thành ngữ “ mười phân vẹn mười”.
Câu 3. (1,0 điểm) Lí do nào khiến mẹ muốn con giống người khác?
Câu 4. (1,0 điểm) Em có suy nghĩ gì về mong ước của người mẹ trong đoạn văn trên?
ĐỀ 4
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Dù muốn hay khơng, hình ảnh của ta cũng ln ln hiện ra trong mắt “người khác”.
“Người khác” có thể là cha mẹ, ông bà, anh chị em ta; là bạn thân của ta hoặc thậm chí một
người cịn xa lạ. Bất kể đó là ai, thì cái nhìn của họ vào ta bao giờ cũng hàm chứa một thái
độ. Từ ánh mắt buồn của mẹ, cần nhạy cảm mà hiểu rằng, ta đã làm điều gì đó khơng phải, đã
khiến mẹ phiền lòng. Từ ánh mắt nghiêm khắc của thầy cô, hãy nghĩ đến những khuyết điểm
mà ta chưa nghiêm túc sửa chữa. Phải thật tinh tế, mới có thể nhận thấy rất nhiều điều từ ánh
mắt của người khác. Có thể là niệm tin yêu. Có thể là sự đồng cảm, sẻ chia. Có thể là sự khích
lệ, cổ vũ. Có thể là nỗi hồi nghi hay trách móc…Có nhận ra thái độ của người khác, ta mới
biết lời mình nói, việc mình làm hay dở đúng sai thế nào để điều chỉnh. Thơng thường, tự đánh
giá mình dễ rơi vào tình trạng chủ quan, sai lệch. Vì vậy, muốn hiểu mình hơn, cần chú ý thêm
cái nhìn của người khác đối với mình.
(Theo Phan Huy Dũng (chủ biên), Để làm tốt bài thi mơn Ngữ văn kì thi trung học phổ thông
quốc gia – phần nghị luận xã hội, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2016, tr. 87)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Hãy gọi tên thành phần in đậm trong câu sau:
Dù muốn hay khơng, hình ảnh của ta cũng luôn luôn hiện ra trong mắt “người khác”.
Câu 3. Vì sao muốn hiểu mình hơn, cần chú ý thêm cái nhìn của người khác đối với mình?
Câu 4. Em có suy nghĩ gì về ý kiến:
“Có nhận ra thái độ của người khác, ta mới biết lời mình nói, việc mình làm hay dở đúng sai
thế nào để điều chỉnh.”
ĐỀ 5
Đọc lại văn bản Thánh Gióng từ “Giặc đã đến chân núi….. từ từ bay lên trời, biến mất”
sgk tr 7,8 và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2: Xác định cụm danh từ trong câu sau:
“Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.”
Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 4: Chi tiết sau đây có ý nghĩa gì: “Nhưng đến đấy, khơng biết vì sao, Người một mình một
ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất.”



II.MỘT SỐ ĐỀ VIẾT ĐOẠN VĂN
ĐỀ 1
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một hình ảnh hay hành động của Thánh Gióng đã để lại cho
em ấn tượng sâu sắc nhất.
ĐỀ 2
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về chủ đề: Để hành tinh xanh mãi xanh.
ĐỀ 3
Dũng sĩ là người có lịng dũng cảm, chiến đấu diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống của cộng
đồng. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể về một dũng sĩ mà em gặp ngoài đời hoặc biết qua
sách báo, truyện kể.
ĐỀ 4
2


Trường THCS Năm học: 2021-2022
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Ai cũng
có cái riêng của mình.

III.MỘT SỐ ĐỀ LÀM VĂN
ĐỀ 1: Thuyết minh một lễ hội văn hóa mà em biết.
ĐỀ 2: Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em thích bằng lời của một nhân vật trong chính câu
chuyện đó.

3



×