Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.2 MB, 56 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
----------

NGUYỄN THỊ HIẾU

ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG WEBGIS XÂY DỰNG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC SƯ PHẠM
NGÀNH: SƯ PHẠM ĐỊA LÝ

Đà Nẵng, 12/2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG WEBGIS XÂY DỰNG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:



Th.S Lê Ngọc Hành

Nguyễn Thị Hiếu
Lớp: 17SDL

Đà Nẵng, 12/2020


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ........................................................................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................................iv
A. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI ............................................................... 2
2.1. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................................2
2.2. Nhiệm vụ của đề tài ..................................................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................................2
4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu ......................................................................2
4.2. Phương pháp thực địa ............................................................................................... 3
4.3. Phương pháp tổng hợp xử lý, phân tích số liệu ........................................................3
4.4. Phương pháp GIS .....................................................................................................3
5. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ...........................................................................................3
5.1. Trên thế giới .............................................................................................................3

5.2. Trong nước ...............................................................................................................3
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN .................................................................4
7. BỐ CỤC ĐỀ TÀI ........................................................................................................4
B. PHẦN NỘI DUNG .....................................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................5
1.1. TỔNG QUAN VỀ GIS VÀ WEBGIS .....................................................................5
1.1.1. Tổng quan về GIS và ứng dụng GIS .....................................................................5
1.1.2. Ứng dụng GIS trong dạy học địa lý.......................................................................7
1.1.3. Giới thiệu về WebGIS ...........................................................................................7
1.2. NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ STORY MAPS ..........................................................8
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG
TẠO ............................................................................................................................... 12
1.3.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo ..........................................................12
1.3.2. Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ............................... 12
1.3.3. Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ
thông .............................................................................................................................. 12
1.3.4. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thơng mới của
Việt Nam........................................................................................................................13
1.4. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Ở ĐỊA BÀN TỈNH
i


QUẢNG NAM ..............................................................................................................15
1.4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam ............................15
1.4.2. Hoạt động tìm hiểu các làng nghề truyền thống ở Hội An..................................18
1.4.3. Hoạt động khám phá thánh địa Mỹ Sơn .............................................................. 20
1.4.4. Hoạt động trải nghiệm văn hóa của người CơTu ở Tây Giang ...........................20
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC DỮ LIỆU VỀ CÁC ............................. 22
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRÊN STORY MAPS .........................22
2.1. QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS TRÊN

STORY MAPS ..............................................................................................................22
2.1.1. Xây dựng nội dung .............................................................................................. 22
2.1.2. Tùy biến những thiết lập chung của Story Maps .................................................29
2.2. GIAO DIỆN NGƯỜI SỬ DỤNG...........................................................................30
CHƯƠNG 3. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀO DẠY HỌC .........................................33
CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO ......................................................33
3.1. Những nội dung dạy học ứng dụng trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ......33
3.2. Lịch trình thực hiện dự án của học sinh .................................................................33
3.3. Kết quả thực hiện dự án của học sinh (dự kiến) .....................................................35
3.4. Củng cố kiến thức ...................................................................................................44
3.5. Đánh giá khả năng khai thác, sử dụng dữ liệu vào dạy học các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thơng mới.......................................45
3.5.1. Thuận lợi ..............................................................................................................45
3.5.2. Khó khăn..............................................................................................................46
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................48
1. KẾT LUẬN ...............................................................................................................48
2. KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................48
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................50

ii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ tiếng Anh

Từ tiếng Việt
Cơ sở dữ liệu


CSDL
GIS

Geographic Information System

Hệ thống thông tin địa lý

GPS

Global Positioning System

Hệ thống định vị toàn cầu

TP

Thành phố

KTXH

Kinh tế - xã hội

THPT

Trung học phổ thông

GV

Giáo viên

HS


Học sinh

HĐTNST

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

GDPT

Giáo dục phổ thông

PPDH

Phương pháp dạy học

CNTT

Công nghệ thông tin

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. So sánh môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo ...................................15
Bảng 3.1. Những nội dung dạy học có thể ứng dụng trong HĐTNST .........................33

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Chọn mục "Tạo một bản đồ" ........................................................................10

Hình 1.2. Thêm các lớp dữ liệu có sẵn trên ArcGIS Online .........................................11
Hình 1.3. Nhập cơ sở dữ liệu bằng tệp shp hoặc csv ....................................................11
Hình 1.4. Chỉnh sửa bản đồ bằng cách thêm điểm, vùng, hình ảnh, video, liên kết ....11
Hình 1.5. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam............................................................. 16
Hình 2.1. Quy trình xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu GIS về các HĐTNST .........22
ở Quảng Nam trên Story Maps ......................................................................................22
Hình 2.2. Sử dụng Story Maps a Series of maps and other content ............................. 23
Hình 2.3. Sử dụng app Map Series Builder ..................................................................24
Hình 2.4. Màn hình nhập tiêu đề trên Map Series Builder ...........................................24
Hình 2.5. Màn hình nhập tiêu đề Tab trên Map Series Builder ....................................25
Hình 2.6. Xây dựng các chủ đề trên Map Series Builder .............................................25
Hình 2.7. Các cơng cụ chỉnh sửa trên Map Series Builder ...........................................26
Hình 2.8. Kết quả xây dựng dữ liệu về các HĐTNST ở TP. Hội An - tỉnh Quảng Nam
trên nền Story Maps .......................................................................................................27
Hình 2.9. Kết quả xây dựng dữ liệu về các làng nghề truyền thống ở TP. Hội An - tỉnh
Quảng Nam trên nền Story Maps ..................................................................................28
Hình 2.10. Kết quả xây dựng bản đồ về các làng nghề truyền thống ở TP. Hội An tỉnh Quảng Nam trên ArcGIS Online ............................................................................28
Hình 2.11. Thiết lập bố cục cho Map A Series ............................................................. 29
Hình 2.12. Chia sẻ đường link Story Maps ..................................................................29
Hình 2.13. Thư viện Story Maps ..................................................................................30
Hình 2.14. Quản lý cơ sở dữ liệu cá nhân trên Story Maps ..........................................30
Hình 2.15. Giao diện Story Maps của người dùng trên Laptop....................................31
Hình 2.16. Giao diện Story Maps trên Smartphone......................................................31
Hình 3.1. Kết quả xây dựng lịch trình thực hiện dự án của học sinh trên Story Maps 35
Hình 3.2. Kết quả học sinh nhóm 1 xây dựng trên Story Maps ...................................38
Hình 3.3. Kết quả học sinh nhóm 2 xây dựng trên Story Maps ...................................40
Hình 3.4. Kết quả học sinh nhóm 3 xây dựng trên Story Maps ...................................44
Hình 3.5. Mẫu bài kiểm tra trắc nghiệm của học sinh ..................................................45
iv



A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại ngày nay, với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và
công nghệ, việc nhanh chóng hịa nhập vào cộng đồng khu vực và thế giới địi hỏi giáo
dục phổ thơng phải có những bước tiến mới mạnh mẽ hơn, giúp học sinh phát triển
toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, hình thành
nhân cách tồn vẹn, chuẩn bị cho các em tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao
động sáng tạo, tham gia xây dựng bảo vệ quê hương đất nước.
Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương
trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã đề cập “Mục tiêu giáo dục phổ thông là tập
trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và
bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Phát triển kỹ năng sáng
tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”; “Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục
theo hướng: phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng
hợp tác, làm việc nhóm và khả năng tư duy độc lập; đa dạng hóa hình thức tổ chức học
tập, tăng cường hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông
tin và truyền thông; giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội”.
Theo định hướng chương trình giáo dục phổ thơng mới, các mục tiêu của hoạt động
giáo dục nói trên sẽ được thực hiện chỉ trong một hoạt động có tên gọi là hoạt động
trải nghiệm sáng tạo. Như vậy, HĐTNST sẽ thực hiện tất cả các mục tiêu và nhiệm vụ
của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể, sinh hoạt dưới cờ,
sinh hoạt lớp… và thêm vào đó là những mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục của giai đoạn
mới.
Như chúng ta đã biết hiện nay ứng dụng công nghệ thông tin đã mang lại thành
tựu to lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực cùng với việc
đổi mới chương trình sách giáo khoa thì việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng
cao chất lượng giáo dục thực sự rất cần thiết hiện nay.
Đặc biệt là, GIS (Geographic Information System - Hệ thống thông tin địa lý) đã

được ứng dụng rất nhiều trong các ngành khoa học có liên quan đến dữ liệu khơng
gian nhờ khả năng xây dựng, quản lý và chia sẻ các thông tin qua mạng internet. Công
nghệ GIS trên nền Web (WebGIS) với giao diện đơn giản, dễ sử dụng giúp dễ dàng
truy cập được những thông tin kết hợp với bản đồ động để có cái nhìn trực quan về các
điểm đến thơng qua trình duyệt Web mà khơng cần phải sử dụng những phần mềm
GIS. Ở phiên bản cập nhật 06/2016 vừa qua ArcGIS Online vừa giới thiệu sản phẩm
mới của mình là Story Map với hai tính năng chính là Story Map Cascade và Story
Map Crowdsource giúp người dùng có thể chia sẻ các ý tưởng của mình bằng cách tận
dụng các ưu điểm của bản đồ số.
Hiểu được ý nghĩa, vai trị của HĐTNST trong chương trình giáo dục phổ thông
1


mới và tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, tôi chọn
đề tài: “Ứng dụng WebGIS xây dựng một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường
Trung học phổ thông”.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu của đề tài
Xây dựng cơ sở dữ liệu về các HĐTNST trên nền GIS và Story Maps. Đồng
thời, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu trên nền WebGIS, cụ thể là trên Story Maps
thông qua việc xây dựng thiết kế bài giảng HĐTNST ở các trường THPT.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
Trên cơ sở mục tiêu, đề tài đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Điều tra, thu thập cơ sở dữ liệu về các đặc điểm như: điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội, văn hóa,…của một số địa điểm để xây dựng các HĐTNST.
- Xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu trên nền WebGIS, cụ thể là trên
Story Maps.
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của HĐTNST.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc tổ chức HĐTNST như khái niệm, nội dung,
yêu cầu, các hình thức tổ chức HĐTNST.

- Tạo một ứng dụng trên Story Maps về các bài dạy HĐTNST.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ứng dụng GIS trong
dạy học. Đề tài tập trung vào việc sử dụng Story Maps để khai thác dữ liệu về các đặc
điểm như: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, văn hóa,…của một số địa điểm để xây
dựng các HĐTNST cho HS THPT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài xây dựng một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường
trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh đó, do hạn chế về thời
gian, đề tài thiết lập những hoạt động trải nghiệm sáng tạo cụ thể ở thành phố Hội An
– tỉnh Quảng Nam.
- Về nội dung: Đề tài sử dụng Story Maps để thiết kế một số hoạt động hướng đến
tự nhiên và hoạt động hướng đến xã hội trong chương trình dạy học các HĐTNST cho
HS THPT ở Quảng Nam.
- Về năng lực: Hướng đến phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống, cụ thể là
hiểu biết về bản thân và môi trường sống; năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
Tiến hành thu thập, tìm hiểu các tài liệu, số liệu từ nhiều nguồn khác nhau như
trên Internet, trong giáo trình, sách báo, các cơng trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu
2


khoa học.
4.2. Phương pháp thực địa
Sử dụng các thiết bị chuyên dụng (GPS, máy ảnh, Smartphone…) để định vị và
chụp ảnh các địa điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Cùng
với đó là thu thập số liệu, những thông tin về các địa điểm này.
4.3. Phương pháp tổng hợp xử lý, phân tích số liệu

Với các số liệu thu thập được cần phải tổng hợp, xử lý và phân tích đề nghiên cứu
đề tài. Xử lý và phân tích số liệu hay dữ liệu là một trong các bước cơ bản của một
nghiên cứu. Bản thân số liệu chỉ là các số liệu thơ, qua xử lý và phân tích trở thành các
thơng tin và sau đó trở thành tri thức. Đây chính là điều mà tất cả nghiên cứu đều
mong muốn.
4.4. Phương pháp GIS
Từ các dữ liệu thu thập được trong quá trình điều tra, khảo sát thực địa và từ các
nguồn khác nhau. Đề tài tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến các hoạt động
trải nghiệm sáng tạo, sau đó tơi chuyển sang khai thác trên nền Web.
5. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
5.1. Trên thế giới
- Những năm đầu của thập kỷ 60 (1963-1964), các nhà khoa học Canada đã xây
dựng hệ GIS đầu tiên với tên gọi “Canada Geographic Information System”, được sử
dụng trong công tác quản lý tài nguyên ở Canada. Ban đầu, GIS chủ yếu dùng để phục
vụ công tác điều tra và quản lý tài nguyên. Đến giữa thập kỷ 60, GIS đã phát triển để
phục vụ cho công tác khai thác và quản lý đô thị.
- Các ứng dụng cơ sở dữ liệu GIS liên tục phát triển trong lĩnh vực bảo vệ tài
ngun-mơi trường. Từ chương trình kiểm kê nguồn tài nguyên thiên nhiên của
Canada trong những năm 1960, đến các chương trình GIS cấp bang của Mỹ bắt đầu
vào cuối những năm 1970, mơ hình hố quản lý các sự cố môi trường hiện đang được
phát triển mạnh mẽ. Một số ứng dụng cụ thể là: Thành phố Brno, Cộng hoà Czech, đã
sử dụng cơ sở dữ liệu GIS để phát triển qui hoạch tổng thể của thành phố và hiển thị
thông tin theo cơ sở dữ liệu GIS địa chính của thành phố. Mlada, cộng hồ Czech cũng
sử dụng cơ sở dữ liệu GIS để hỗ trợ kế hoạch quy hoạch lại một khu sân bãi quân sự,
đánh giá và mô phỏng loại tài nguyên đất, đất nông nghiệp, đất tự nhiên. Năm Sở phát
triển Nhà và Đô thị Adelaide, Australia sử dụng cơ sở dữ liệu GIS để phân tích xu
hướng xây dựng của thành phố, từ đó chỉ ra sự mở rộng của thành phố và ảnh hưởng
của nó đối với cơ sở hạ tầng.
5.2. Trong nước
Ở Việt Nam, công nghệ GIS được đưa vào nghiên cứu và sử dụng khá sớm, vào

khoảng những năm 90. Từ đó trở đi, cơng nghệ GIS đã được nhiều cá nhân và tập thể
tham gia nghiên cứu, ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Đến nay ở nước ta, GIS
đã được ứng dụng trong khá nhiều ngành như quy hoạch nông lâm nghiệp, quản lý
3


rừng, lưu trữ tư liệu địa chất, đo đạc bản đồ, địa chính, quản lý đơ thị… Tuy nhiên, các
ứng dụng có hiệu quả nhất mới giới hạn ở các lĩnh vực lưu trữ, in ấn các tư liệu bản đồ
bằng công nghệ GIS. Các ứng dụng GIS thuộc lĩnh vực quản lý, điều hành, trợ giúp
quyết định hầu như mới dừng ở mức thử nghiệm, còn cần thời gian và đầu tư mới có
thể đưa vào ứng dụng chính thức.
Trong lĩnh vực ứng dụng cơng nghệ WebGIS, đã có những nghiên cứu như:
- “Ứng dụng công nghệ WebGIS để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ khai thác tiềm
năng du lịch bền vững ở tỉnh Quảng Trị” của Hà Văn Hành và các cộng sự.
- “Ứng dụng công nghệ webGIS mã nguồn mở phục vụ công tác quảng bá du lịch”
của Phạm Thị Phép, khóa luận tốt nghiệp, Đại học Nông Lâm, 2013.
- “Ứng dụng công nghệ WebGIS quản lý dữ liệu thủy lợi tại thành phố Cần Thơ”
của nhóm tác tác Lê Văn Thạnh, Trương Chí Quang, Võ Quang Minh, 2014.
- “Ứng dụng công nghệ WebGIS quản lý cơ sở dữ liệu hệ đầm phá Tam Giang
Cầu Hai” của nhóm tác giả Trần Phương Hà, Nguyễn Quang Tuấn, 2016.
Nhìn chung, những ứng dụng WebGIS rất đa dạng, và đem lại hiệu quả lớn trong
việc cập nhật và khai thác thông tin. Tuy nhiên, để xây dựng được những ứng dụng đó,
thành lập cần có những kiến thức về lập trình và am hiểu về cơ sở dữ liệu, thiết kế
web,… Vì vậy, việc sử dụng rộng rãi trong dạy học đối với những người khơng có
kiến thức về lập trình sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng
công nghệ của ESRI, cụ thể là Story Maps, đây là ứng dụng miễn phí cho các cộng
đồng và có thể dễ dàng ứng dụng rộng rãi trong việc xây dựng các nội dung tương tự.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài góp phần chứng minh tính hiệu quả của việc
ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào dạy học HĐTNST trong bối cảnh đổi mới giáo dục

hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Đề tài sẽ xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu về một số đặc điểm của một địa điểm,
hoạt động, văn hóa,…dữ liệu này có thể là tài liệu tham khảo cho quá trình dạy học
những nội dung liên quan đến thực tế của địa phương.
- Từ kết quả của đề tài, chúng ta có thể áp dụng phương pháp này để xây dựng và
khai thác dữ liệu ở một khu vực khác, phục vụ cho việc dạy học một số HĐTNST một
cách hiệu quả.
7. BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài có ba chương chính như
sau:
Chương 1: Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Xây dựng và khai thác dữ liệu về các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
trên Story Maps
Chương 3: Hướng dẫn sử dụng vào dạy học các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
4


B. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN VỀ GIS VÀ WEBGIS
1.1.1. Tổng quan về GIS và ứng dụng GIS
1.1.1.1. Khái niệm về GIS
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - GIS) nằm trong hệ
thống công nghệ thông tin, nhưng được phát triển chuyên sâu hơn cho việc quản lý
CSDL gắn với các yếu tố địa lý, không gian và bản đồ. Hay nói cách khác GIS là một
cơng cụ tập hợp những quy trình dựa trên máy tính để lập bản đồ, lưu trữ và thao tác
dữ liệu địa lý, phân tích các sự vật hiện tượng thực trên trái đất, dự đoán tác động và
hoạch định chiến lược. Ngày nay, GIS ngày càng phát triển rộng rãi bởi khả năng tích

hợp, phân tích thơng tin sâu và giải quyết nhiều vấn đề tổng hợp. Thơng qua GIS có
thể thu thập, phân tích, tổng hợp, tìm kiếm, tổ hợp thơng tin, cơ sở dữ liệu gắn với yếu
tố địa lý, giúp cho việc đánh giá các quá trình, dự báo những khả năng xảy ra, cũng
như đưa ra những giải pháp mới, vì vậy GIS ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong
nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, quản lý và môi trường.
1.1.1.2. Thành phần dữ liệu GIS
GIS bao gồm 5 thành phần quan trọng cơ bản cấu thành, đó là:
Phần cứng (Hardware): Phần cứng hệ thống thơng tin địa lý có thể là một máy tính
hoặc một hệ thống máy tính và các thiết bị ngoại vi. Ngày nay phần mềm hệ thống
thơng tin đại lí chạy trên mọi kiểu phần cứng, Từ máy chủ trung tâm tới máy tính cá
nhân, trên mạng hay máy đơn. Theo quan điểm của các nhà địa lý, phần cứng đang
được quan tâm hiện nay là hệ thống định vị toàn cầu.
Phần mềm (Software): Phần mềm hệ thống thông tin địa lý bao gồm hệ điều hành
hệ thống, phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu, phần mềm hiển thị đồ hoạ,... Thông thường
dựa trên mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu người ta lựa chọn các giải pháp cho phần
cứng và phần mềm hệ thống thông tin địa lý. Phần mềm HTTTĐL cung cấp những
chức năng và những công cụ cần thiết để nhập, lưu trữ, phân tích và hiển thị thơng tin
địa lý. Những chức năng chính là: những công cụ cho việc nhập và thao tác với thông
tin địa lý, hệ thống lưu trữ và quản trị cơ sở dữ liệu, những công cụ cho phép chất vấn,
phân tích, thể hiện, chuyển đổi dữ liệu, giao tiếp đồ họa với người sử dụng dễ dàng
truy xuất, trình bày dữ liệu.
Cơ sở dữ liệu (Data): Thành phần quan trọng nhất là dữ liệu. Dữ liệu địa lý và
những dữ liệu bảng biểu liên quan có thể thu thập hoặc mua từ những nhà cung cấp dữ
liệu. HTTTĐL sẽ tích hợp dữ trong HTQTDL nhằm tổ chức và duy trì dữ liệu khơng
gian và thuộc tính. Khi tiến hành phân tích khơng gian, người dùng phải có các kỹ
năng lựa chọn và sử dụng công cụ từ các hộp công cụ HTTTĐL và có những kiến thức
sâu sắc về các dữ liệu sử dụng. Hệ GIS sẽ kết hợp dữ liệu không gian với các nguồn
5



dữ liệu khác, thậm chí có thể sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tổ chức lưu giữ và
quản lý dữ liệu.
Con người (People): Con người quản lý hệ thống và phát triển các dự án nhằm ứng
dụng HTTTĐL để nghiên cứu các vấn đề thực tế. Người sử dụng gồm các chuyên gia
kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ thống, họ những người trực tiếp thiết kế, xây
dựng và vận hành hệ thống thông tin địa lý, để trợ giúp thực hiện những công việc
hàng ngày.
Phương pháp tổ chức (Method): Những phương pháp thực hiện sẽ quyết định sự
thành công một dự án HTTTĐL, tùy thuộc vào những kế hoạch thiết kế, luật lệ chuyển
giao... Trên cơ sở các định hướng, chủ trương ứng dụng của các nhà quản lý, các
chuyên gia chuyên ngành sẽ quyết định xem GIS sẽ được xây dựng theo mơ hình ứng
dụng nào, lộ trình và phương thức thực hiện như thế nào, hệ thống được xây dựng sẽ
đảm đương được các chức năng trợ giúp quyết định gì, từ đó có những thiết kế về nội
dung, cấu trúc các hợp phần của hệ thống cũng như đầu tư tài chính…
1.1.1.3. Chức năng của GIS
GIS có một số chức năng như quản lý, lưu trữ, tìm kiếm, thể hiện, trao đổi và xử
lý dữ liệu không gian cũng như các dữ liệu thuộc tính. Dưới đây là 4 chức năng chính:
Thu thập dữ liệu: dữ liệu được sử dụng trong GIS đến từ nhiều nguồn khác nhau,
có nhiều dạng và được lưu trữ theo nhiều cách khác nhau. GIS cung cấp cơng cụ để
tích hợp dữ liệu thành một định dạng chung để so sánh và phân tích. Nguồn dữ liệu
chính bao gồm số hóa thủ cơng/ qt ảnh hàng khơng, bản đồ giấy và dữ liệu số có
sẵn. Ảnh vệ tinh và Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) cũng là nguồn dữ liệu đầu vào.
Quản lý dữ liệu: sau khi dữ liệu được thu thập và tích hợp, GIS cung cấp chức
năng lưu trữ và duy trì dữ liệu. Hệ thống quản lý dữ liệu hiệu quả phải đảm bảo các
điều kiện về an toàn dữ liệu, tồn vẹn dữ liệu, lưu trữ và trích xuất dữ liệu, thao tác dữ
liệu.
Phân tích khơng gian: đây là chức năng quan trọng nhất của GIS làm cho nó khác
với các hệ thống khác. Phân tích khơng gian cung cấp các chức năng như nội suy
không gian, tạo vùng đệm, chồng lớp.
Hiển thị kết quả: một trong những khía cạnh nổi bật của GIS là có nhiều cách hiển

thị thơng tin khác nhau. Phương pháp truyền thống bằng bảng biểu và đồ thị được bổ
sung với bản đồ và ảnh ba chiều. Hiển thị trực quan là một trong những khả năng đáng
chú ý nhất của GIS, cho phép người sử dụng tương tác hữu hiệu với dữ liệu.
Hệ thống thông tin địa lý bao gồm bốn thành phần quan trọng là phần cứng của
máy tính, tập hợp các modul phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu GIS và yếu tố con
người. Yếu tố con người ở đây bao hàm cả các chuyên gia trong lĩnh vực GIS lẫn lĩnh
vực chuyên môn hẹp là đối tượng của các ứng dụng GIS. Đây là thành phần quan
trọng nhất, vì chỉ có con người mới có thể sử dụng các cơng cụ GIS để xây dựng cơ sở
dữ liệu và tạo ra các sản phẩm GIS.
6


1.1.2. Ứng dụng GIS trong dạy học địa lý
Nhiều nước đã nghiên cứu ứng dụng các công nghệ hiện đại nhằm khắc phục
những hạn chế trên của phương pháp truyền thống trong nghiên cứu và tổ chức dạy
học địa lý địa phương. Một trong những hướng tiếp cận thành công là theo cách tiếp
cận hệ thống thông tin địa lý (GIS).
Ở Việt Nam, công nghệ GIS đã được nghiên cứu ứng dụng thành công trong nhiều
lĩnh vực như đánh giá biến đông đường bờ biển, biến động lớp phủ thực vật, đánh giá
mức độ xói mịn đất,... cho một lãnh thổ cụ thể. Trong lĩnh vực dạy học, công nghệ
này cũng bước đầu được nghiên cứu ứng dụng để xây đựng các bài học phục vụ mục
đích dạy học.
Điều cần nói là tiếp cận GIS trong dạy học địa lý không mâu thuẫn và cản trở cách
tiếp cận truyền thống. Ngược lại, nó góp phần hỗ trợ và phát huy các kinh nghiệm của
chuyên gia trong nghiên cứu tổ chức lãnh thổ. Ưu điểm của phương pháp tiếp cận GIS
là nó giúp cho việc điều chỉnh, cập nhật thơng tin và trình bày kết quả nghiên cứu một
cách nhanh chóng, dể dàng và chính xác. Tiếp cận GIS cịn góp phần nâng cao chất
lượng dạy học trong địa lý địa phương, khách quan hóa quy trình thực hiện, giảm dần
sự phụ thuộc vào kinh nghiệm chủ quan của các chuyên gia nghiên cứu.
Việc thành lập các bản đồ chuyên đề trên hệ thống GIS rất nhanh chóng và thuận

tiện. Sau khi đã có hệ thống cơ sở dữ liệu địa lý thì chỉ cần 5 - 10 phút là thực hiện
được một bản đổ chuyên đề nào đó. Khi đó, bản đồ có thể phóng to, thu nhỏ, chỉnh lý
đường nét, màu sắc, thay đổi thang phân loại... một cách tùy ý. Việc chồng xếp nhiều
bản đồ để đối chiếu, so sánh, tổng hợp, phân tích dữ liệu một cách dễ dàng mà theo
cách truyền thống thường không thể thực hiện được hoặc nếu thực hiện thì khó khăn
phức tạp hơn nhưng kết qủa hạn chế hơn nhiều.
Hơn nữa, sử dụng cơng nghệ GIS cịn nâng cao chất lượng trình bày bản đồ. Với
công cụ GIS, các nhà địa lý khơng khéo tay lắm cũng có thể tạo ra những bản đồ đẹp
và chuẩn xác nhờ có hàng trăm kiểu chữ viết, màu sắc và đường nét với kích cỡ khác
nhau, kiểu dáng khác nhau cho phép người dùng chọn lựa. Nhờ vậy mà công nghệ GIS
đã trở thành một công cụ nghiên cứu địa lý hấp dẫn và hiệu quả, được nhiều người địi
hỏi.
Tóm lại, tiếp cận GIS trong dạy học địa lý đang trở thành một nhu cầu thực sự và
cấp thiết ở nước ta. Tiếp cận GIS vừa phối hợp vừa thay thế dần cho cách tiếp cận
truyền thống trong dạy học. Nó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
1.1.3. Giới thiệu về WebGIS
1.1.3.1. Khái niệm về WebGIS
GIS có nhiều định nghĩa nên WebGIS cũng có nhiều định nghĩa. Nói chung, các
định nghĩa của WebGIS dựa trên những định nghĩa đa dạng của GIS và có thêm các
thành phần của Web. Sau đây là một số định nghĩa về WebGIS:
- WebGIS là một hệ thống phức tạp cung cấp truy cập trên mạng với những chức
năng như là bắt giữ hình ảnh (capturing), lưu trữ, hợp nhất dữ liệu (integrating), điều
7


khiển bằng tay (manipulating), phân tích và hiển thị dữ liệu không gian (Harder 1998).
- WebGIS là hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System- GIS)
được phân bố thông qua hệ thống mạng máy tính phục vụ cho việc thống nhất, phổ
biến (disseminate), giao tiếp với các thông tin địa lý được hiển thị trên World Wide
Web (Edward, 2000, URL).

- WebGIS là một hệ thống phức tạp cung cấp truy cập trên mạng với những chức
năng như là bắt giữ hình ảnh, lưu trữ, hợp nhất dữ liệu, thao tác dữ liệu, phân tích và
hiển thị dữ liệu khơng gian.
Phần lớn sự chú ý gần đây là tập trung vào việc phát triển các chức năng GIS trên
Internet. WebGIS có tiềm năng lớn trong việc làm cho thơng tin địa lý trở nên hữu
dụng và sẵn sàng đưa tới số lượng lớn người dùng trên toàn thế giới. Thách thức lớn
của WebGIS là việc tạo ra một hệ thống phần mềm không phụ thuộc vào platform và
chạy trên chuẩn giao thức mạng TCP/IP, có nghĩa là khả năng WebGIS được chạy trên
bất kỳ trình duyệt Web của bất kỳ máy tính nào nối mạng internet. Đối với vấn đề này,
các phần mềm GIS phải được thiết kết lại để trở thành ứng dụng WebGIS theo các kỹ
thuật mạng internet.
1.1.3.2. Đặc điểm của WebGIS
Một trang WebGIS thơng thường có 2 chức năng chính là:
Chức năng hiển thị: Hệ thống WebGIS cho phép quản lý nhiều bản đồ, ở đó người
dùng có thể chọn và mở bất kì một bản đồ, chương bản đồ nào nằm trong CSDL. Có
thể tắt – bật các lớp, nhóm lớp thơng tin và xem định nghĩa hiển thị lớp, thanh tỷ lệ của
một bản đồ. Cũng như thực hiện thao tác phóng to, thu nhỏ, dịch chuyển, hỏi đáp, tìm
kiếm.
Chức năng phân tích và thiết kế: WebGIS cho phép tìm kiếm đối tượng trên bản
đồ cũng như xem thơng tin thuộc tính - khơng gian của đối tượng đó, đo khoảng cách
giữa các đối tượng…
Việc cập nhật trên WebGIS cũng vô cùng thuận lợi: trên nền WebGIS chúng ta có
thể cập nhật cả thơng tin thuộc tính, lẫn thơng tin khơng gian (Tọa độ địa lý của
điểm…) một cách trực tiếp. Chúng ta cũng dễ dàng thêm một điểm mới (khu dân cư,
khu công nghiệp…), một đường, một polyline hay polygon nhằm phục vụ cho các mục
đích khác nhau tùy vào người sử dụng. Đồng thời người dùng cũng có thể xóa bỏ trực
tiếp các đối tượng trên bản đồ bằng những thao tác đơn giản. Khi thay đổi thông tin, hệ
thống sẽ tự cập nhật và tạo nên một bản đồ tương ứng.
1.2. NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ STORY MAPS
Năm 2012, ESRI đã phát triển công nghệ Story Maps để cung cấp một công cụ,

tiện ích cho mọi người chia sẻ dữ liệu hình ảnh chụp, video clip hay các đoạn
nhạc...lên mạng tương ứng với vị trí địa lí trên thực địa. Bên cạnh đó Story Maps có
thể kết nối hồn hảo với ArcGIS Online để tích hợp dữ liệu GIS nhằm giới thiệu các
kết quả phân tích khơng gian, nhưng khơng u cầu người dùng có bất kỳ kiến thức
đặc biệt hoặc kỹ năng trong WebGIS. Người sử dụng ArcGIS Online có thể sử dụng
8


bất kỳ Temples có sẵn của Story Maps để xuất bản bản đồ Web.
Một số ứng dụng cơ bản của WebGIS dạy học sử dụng cơng nghệ Story Maps
như: tìm kiếm điểm, tra cứu thông tin, sử dụng chức năng tìm kiếm đường đi…Story
Maps của ESRI có rất nhiều ưu điểm trong nghiên cứu dạy học: Có khả năng liên kết
thơng tin bản đồ với thơng tin thuộc tính từ các nguồn khác nhau, lưu trữ một lượng
thông tin lớn và dễ cập nhật, tích hợp hình ảnh, video clip, mp3, các công cụ biên tập
đối tượng đơn giản, dễ sử dụng (thành lập bản đồ trực tiếp từ Excel), quản lý, chỉnh
sửa cũng như truy vấn nhanh… Tuy nhiên, cơng nghệ này địi hỏi dữ liệu cần có tính
đồng nhất cao, người xây dựng trang WebGIS cần phải có kiến thức về cơ sở dữ liệu
và GIS nhất định, cơng cụ tìm đường đi cịn sơ sài, dữ liệu dạy học chia sẻ lên internet
phải thông qua máy chủ của ESRI.
Story Maps là một cách đơn giản nhưng mạnh mẽ để nói, để thể hiện, để truyền
cảm hứng cho mọi người cho mọi người với bất kỳ câu chuyện nào có liên quan đến
bản đồ, địa điểm hoặc những thứ có liên quan đến địa lý. Hiểu một cách đơn giản, với
Story Maps chúng ta dễ dàng khai thác sức mạnh của bản đồ để kể câu chuyện của
chính mình.
Người dùng có thể ứng dụng Story Maps trong rất nhiều lĩnh vực. Từ kinh doanh
(Mô tả các thông tin doanh nghiệp như mạng lưới chi nhánh, khách hàng, dự án…), sự
kiện (Mơ tả các thơng tin, lịch trình, lộ trình các hội thảo, sự kiện, chuỗi sự kiện…) tới
ngành du lịch, chúng ta có thể dễ dàng hình thành một cuốn nhật ký du lịch online,
thiết kế - mô tả những tour du lịch (Vị trí, thơng tin, hình ảnh, video. Đặc biệt trong
giáo dục (Mô tả sự kiện hoặc nhân vật lịch sử, các bài giảng địa lý, lịch sử, văn hóa,

mơi trường…).
Một số lưu ý khi sử dụng Story Maps
Định dạng ảnh và video hỗ trợ:
Định dạng ảnh được hỗ trợ: jpg, jpeg, png, gif và bmp. Nếu như sử dụng những
hình ảnh trên mạng thơng qua việc sao chép địa chỉ liên kết thì lưu ý rằng chỉ những
địa chỉ hình ảnh có giao thức HTTPS mới được Story Maps chấp nhận, nếu sử dụng
những giao thức khác thì khi lưu Story Maps nó sẽ báo lỗi. Khuyến khích ảnh hướng
ngang thay vì ảnh hướng dọc. Hình ảnh với tỷ lệ khung hình 4:3 phù hợp nhất. Có thể
sử dụng ảnh hướng dọc, nhưng trên màn hình nhỏ hơn như IPad, rất nhiều bức ảnh có
thể bị che khuất bởi chú thích (văn bản chiếm nhiều khơng gian hơn khi nó được hiển
thị trong một khu vực cao so với một khu vực rộng). Mặc dù hình ảnh có các kích cỡ,
hình dạng và hướng khác nhau có thể được sử dụng trong Story Maps, nhưng nên sử
dụng cùng một kích thước và hình dạng cho tất cả các hình ảnh. Bằng cách này, người
dùng sẽ khơng bị phân tâm bởi những hình ảnh có kích thước khác nhau khi họ theo
dõi chuyến tham quan. Cũng nên sử dụng kích thước hình ảnh tối đa với chiều rộng
1000 điểm ảnh x chiều cao 750 điểm ảnh cho hình ảnh chính và 140x93 cho hình thu
nhỏ.
Story Maps khơng bao gồm trình phát video, do đó phải sử dụng trình phát video
9


bên ngoài được cung cấp bởi dịch vụ lưu trữ video u thích (tìm tùy chọn để nhúng
video và sao chép URL hiện tại vào mã nhất định). Nếu muốn tự lưu trữ các video, có
thể tạo một trang HTML có chứa một trình phát video như Video.js. Bộ dựng tương
tác không cung cấp một hộp thoại để kèm video khi sử dụng dịch vụ đối tượng có tệp
đính kèm, nhưng có thể làm như vậy bằng cách sửa dữ liệu bên ngồi bộ dựng tương
tác.
Story Maps có thể trình diễn được trên cả SmartPhone lẫn Laptop nhưng việc xây
dựng và thiết kế Story Maps chỉ được tiến hành trên Laptop hoặc những loại máy tính
bảng có kích thước màn hình đáp ứng được yêu cầu.

Sử dụng ArcGIS Online tạo bản đồ trực tuyến để sử dụng trong Story Maps:
Với Story Maps cái không thể thiếu là bản đồ và ArcGIS Online là một công cụ hỗ
trợ hiệu quả cho việc thành lập bản đồ. Các bước thực hiện trên ArcGIS Online như
sau:

Hình 1.1. Chọn mục "Tạo một bản đồ"
Chúng ta có thể tự thiết lập các dữ liệu điểm - đường - vùng cũng như thông tin
trên ArcGIS Online nhưng cách này rất tốn thời gian và mất nhiều cơng sức (hoặc sử
dụng lớp dữ liệu có sẵn trên web...). Thay vào đó người ta thường xây dựng CSDL
trên Excel dưới định dạng CSV và đăng tải lên. Tuy nhiên, nếu đưa trực tiếp dữ liệu
CSV vừa tạo lên ArcGIS Online sẽ bị lỗi Font chữ và cần phải có một số bước trung
gian để chỉnh sửa. Ngồi CSV cịn có một số định dạng file khác được ArcGIS Online
chấp nhận như: Shp (Shapefile) được nén bằng Zip, GPX (Định dạng trao đổi GPS),
GeoJSON (Định dạng tiêu chuẩn mở cho đối tượng địa lý đơn giản).

10


Hình 1.2. Thêm các lớp dữ liệu có sẵn trên ArcGIS Online

Hình 1.3. Nhập cơ sở dữ liệu bằng tệp shp hoặc csv

Hình 1.4. Chỉnh sửa bản đồ bằng cách thêm điểm, vùng, hình ảnh, video, liên kết
11


1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG
TẠO
1.3.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng

dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào
các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngồi
xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm
chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. Trải nghiệm sáng tạo
là hoạt động được coi trọng trong từng môn học.
1.3.2. Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học
Hoạt động Trải nghiệm sáng tạo được xếp vào nội dung tự chọn bắt buộc dành cho
tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 12, là hoạt động giúp học sinh vận dụng những tri thức,
kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học từ nhà trường và những kinh nghiệm của bản thân
vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo. HĐTNST được chia làm hai giai đoạn với
hai nhóm mục tiêu như sau:
Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, chương trình HĐTNST tập trung vào việc hình thành
các phẩm chất nhân cách, những thói quen, kỹ năng sống... Thơng qua hoạt động trải
nghiệm học sinh được bước vào cuộc sống xã hội, được tham gia các đề án, dự án, các
hoạt động thiện nguyện, hoạt động lao động... cũng như tham gia các loại hình câu lạc
bộ khác nhau... Đặc biệt, ở giai đoạn này, mỗi học sinh cũng bắt đầu xác định được
năng lực, sở trường, và chuẩn bị một số năng lực cơ bản cho người lao động tương lai
và người cơng dân có trách nhiệm.
Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, chương trình HĐTNST được tổ
chức gắn với nghề nghiệp tương lai chặt chẽ hơn, hình thức câu lạc bộ nghề nghiệp
phát triển mạnh hơn. Học sinh sẽ được đánh giá về năng lực, hứng thú... và được tư
vấn để lựa chọn và định hướng nghề nghiệp. Ở giai đoạn này, chương trình có tính
phân hóa và tự chọn cao. Học sinh được trải nghiệm với các ngành nghề khác nhau
dưới các hình thức khác nhau.
1.3.3. Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường
phổ thơng
HĐTNST được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, mỗi hình thức hoạt động
trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định. Dưới đây là một số hình thức tổ chức của
HĐTNST trong nhà trường phổ thơng
- Hoạt động câu lạc bộ: Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những

nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu,… dưới sự định hướng của những
nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với
nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác.
- Tổ chức trò chơi: Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn
tinh thần nhiều bổ ích và khơng thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung,
đối với học sinh nói riêng. Trị chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội
12


dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục "chơi mà học,
học mà chơi”.
- Tổ chức diễn đàn: Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để
thúc đẩy sự tham gia của học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý
kiến của mình với đơng đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người
lớn khác có liên quan.
- Sân khấu tương tác: Sân khấu tương tác (hay sân khấu diễn đàn) là một hình thức
nghệ thuật tương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở
đầu đưa ra tình huống, phần cịn lại được sáng tạo bởi những người tham gia. Mục
đích của hoạt động này là nhằm tăng cường nhận thức, thúc đẩy để học sinh đưa ra
quan điểm, suy nghĩ và cách xử lí tình huống thực tế gặp phải trong bất kì nội dung
nào của cuộc sống
- Tham quan, dã ngoại: Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực
tế hấp dẫn đối với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh
được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa,
cơng trình, nhà máy… ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có được
những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em.
- Hội thi, cuộc thi: Hội thi, cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt
động hấp dẫn, lôi cuốn học sinh và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn
luyện và định hướng giá trị cho tuổi trẻ.
- Tổ chức sự kiện: Tổ chức sự kiện trong nhà trường phổ thông là một hoạt động

tạo cơ hội cho học sinh được thể hiện những ý tưởng, khả năng sáng tạo của mình, thể
hiện năng lực tổ chức hoạt động, thực hiện và kiểm tra giám sát hoạt động.
- Hoạt động giao lưu: Giao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các
điều kiện cần thiết để cho học sinh được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thơng tin với
những nhân vật điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó.
- Hoạt động chiến dịch: Hoạt động chiến dịch là hình thức tổ chức khơng chỉ tác
động đến học sinh mà tới cả các thành viên cộng đồng. Nhờ các hoạt động này, học
sinh có cơ hội khẳng định mình trong cộng đồng, qua đó hình thành và phát triển ý
thức “mình vì mọi người, mọi người vì mình”.
- Hoạt động nhân đạo: Hoạt động nhân đạo là hoạt động tác động đến trái tim, tình
cảm, sự đồng cảm của học sinh trước những con người có hồn cảnh đặc biệt khó
khăn.
1.3.4. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thơng mới
của Việt Nam
Trong chương trình giáo dục phổ thơng hiện hành của Việt Nam, kế hoạch giáo
dục bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp). Khái niệm hoạt
động giáo dục (theo nghĩa hẹp) dùng để chỉ các hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài
giờ dạy học các môn học và được sử dụng cùng với khái niệm hoạt động dạy học các
môn học. Như vậy, hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học
13


và hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp).
Các hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) gồm:
Hoạt động tập thể (sinh hoạt lớp, sinh hoạt trường, sinh hoạt Đội Thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh, sinh hoạt Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh).
Hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp được tổ chức theo các chủ đề giáo dục.
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp (cấp Trung học cơ sở và cấp Trung học phổ
thơng) giúp học sinh tìm hiểu để định hướng tiếp tục học tập và định hướng nghề
nghiệp.

Hoạt động giáo dục nghề phổ thông (cấp Trung học phổ thông) giúp học sinh hiểu
được một số kiến thức cơ bản về cơng cụ, kĩ thuật, quy trình cơng nghệ, an tồn lao
động, vệ sinh mơi trường đối với một số nghề phổ thơng đã học; hình thành và phát
triển kĩ năng vận dụng những kiến thức vào thực tiễn; có một số kĩ năng sử dụng cơng
cụ, thực hành kĩ thuật theo quy trình cơng nghệ để lảm ra sản phẩm đơn giản.
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, kế hoạch giáo dục bao gồm các môn
học, chuyên đề học tập (gọi chung là môn học) và hoạt động trải nghiệm sáng tạo; hoạt
động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm
sáng tạo.
So sánh môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình mới được
thể hiện trong bảng sau:
Đặc trưng

Môn học

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Mục đích
chính

Hình thành và phát triển hệ
thống tri thức khoa học, năng
lực nhận thức về hành động của
học sinh.

Hình thành và phát triển những phẩm
chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị,
kĩ năng sống và những năng lực
chung cần có ở con người trong xã
hội hiện đại.


- Kiến thức thực tiễn gắn bó với đời
sống, địa phương, cộng đồng, đất
nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh
vực giáo dục, nhiều mơn học, dễ vận
- Được thiết kế thành các phần
chương, bài, có mối liên hệ logic dụng vào thực tế.
chặt chẽ.
- Được thiết kế thành các chủ điểm
mang tính mở, khơng yêu cầu mối
liên hệ chặt chẽ giữa các chủ điểm.
- Kiến thức khoa học, nội dung
gắn với các lĩnh vực chun
mơn.

Nội dung

Hình thức
tổ chức

- Đa dạng, có quy trình chặt chẽ,
hạn chế về không gian, thời
gian, quy mô và đối tượng tham
gia.
14

- Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh
hoạt, mở về không gian, thời gian,
quy mô, đối tượng và số lượng…
- Học sinh có nhiều cơ hội trải



- Học sinh ít cơ hội trải nghiệm.

nghiệm.

- Người chỉ đạo, tổ chức hoạt
động học tập chủ yếu là giáo
viên.

- Có nhiều lực lượng tham gia chỉ
đạo, tổ chức các hoạt động trải
nghiệm, với các mức độ khác nhau
(giáo viên, phụ huynh, nhà hoạt động
xã hội, chính quyền, doanh nghiệp).

Tương tác, - Chủ yếu là thầy, trò.
phương
- Thầy chỉ đạo, hướng dẫn, trị
pháp
hoạt động là chính.

Kiểm tra,
đánh giá

- Đa chiều.
- Học sinh tự hoạt động, trải nghiệm
là chính.

- Nhấn mạnh đến năng lực tư

duy.

- Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, năng
lực thực hiện, tính trải nghiệm.

- Theo chuẩn chung.

- Theo những u cầu riêng, mang
tính cá biệt háo, phân hóa.

- Thường đánh giá kết quả đạt
được bằng điểm số.

- Thường đánh giá kết quả đạt được
bằng nhận xét.

Bảng 1.1. So sánh môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo
1.4. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Ở ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NAM
1.4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam
1.4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
a. Vị trí địa lý
Quảng Nam nằm ở khu vực miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 820 km về
phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 60 km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí
Minh 900 km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1A. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía
Tây giáp biên giới Lào, tỉnh Sekong (Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào), phía Đơng
giáp Biển Đông.

15



Hình 1.5. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam
b. Điều kiện tự nhiên
* Địa hình, địa mạo
Quảng Nam có hướng địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đơng hình thành 3 kiểu
cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng
bằng ven biển. Vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên.
* Khí hậu
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa
khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 25,6°C,
độ ẩm trung bình trong khơng khí đạt 84%. Lượng mưa trung bình 2000-2500mm với
hơn 70% tập trung vào 3 tháng mùa mưa (tháng 10, 11 và 12).
* Thủy văn
Quảng Nam có hai hệ thống sông lớn là Vu Gia - Thu Bồn và Tam Kỳ. Các sông
bắt nguồn từ sườn đông của dãy Trường Sơn, chảy chủ yếu theo hướng Tây-Đông và
đổ ra biển Đông tại cửa Hàn (Đà Nẵng), cửa Đại (Hội An) và An Hịa (Núi Thành).
Ngồi hai hệ thống sơng trên, sơng Trường Giang có chiều dài 47 km chảy dọc ven
biển theo hướng Bắc - Nam kết nối hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn và Tam Kỳ. Do
địa hình đồi dốc và lượng mưa lớn nên mạng lưới sơng ngịi của tỉnh Quảng Nam khá
dày đặc.
c. Tài ngun thiên nhiên
* Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên của Quảng Nam là 1.043.803ha được hình thành từ chín
loại đất khác nhau gồm cồn cát và đất cát ven biển, đất phù sa sông, đất phù sa biển,
đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng, đất bạc màu xói mịn trơ sỏi đá,... Nhóm
đất phù sa ven sơng là nhóm đất quan trọng nhất trong phát triển cây lương thực, thực
16


phẩm và cây cơng nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất đỏ vàng vùng đồi núi thuận lợi cho

trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả dài ngày. Nhóm đất cát ven biển đang được
khai thác cho mục đích ni trồng thủy sản.
* Tài ngun nước
Quảng Nam có hệ thống sơng suối dày đặc với tiềm năng thủy điện lớn. Hệ thống
sông Vu Gia - Thu Bồn với phần lớn lưu vực nằm trong địa giới tỉnh được đánh giá là
có tiềm năng thủy điện lớn thứ tư cả nước đang được đầu tư khai thác. Hiện nay tỉnh
có các nhà máy thủy điện đã và đang xây dựng như Nhà máy thủy điện A Vương (210
MW - Tây Giang), Sông Bung 2 (100 MW), Sông Bung 4 (220 MW), Sông Giằng (60
MW),... Đa phần các nhà máy thủy điện nằm trên lưu vực sơng Vu Gia nơi có địa hình
dốc và tiềm năng thủy điện lớn.
* Tài nguyên rừng
Tỉnh Quảng Nam có 425.921 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 40,9%; trữ lượng gỗ của
tỉnh khoảng 30 triệu m3. Diện tích rừng tự nhiên là 388.803 ha, rừng trồng là 37.118
ha. Các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh nằm ở sông Thanh thuộc huyện Nam
Giang. Rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh là kiểu sinh thái chủ đạo của Quảng Nam.
Quảng Nam là tỉnh giàu tiềm năng rừng nhưng do bị khai thác quá mức trong một thời
gian dài nên diện tích rừng ngun sinh cịn ít. Rừng đặc dụng Sông Thanh là khu bảo
tồn lớn nhất tỉnh, nơi mà các động vật hoang dã khu vực Trung Trường Sơn đang được
bảo tồn. Nhân sâm Ngọc Linh là cây dược liệu quý phân bố chủ yếu ở độ cao trên
1000 m của núi Ngọc Linh.
1.4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Đặc điểm kinh tế
Năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 3,81%. Cơ cấu kinh tế bao gồm: Nông,
lâm, thủy sản chiếm 12,6%; Công nghiệp, xây dựng chiếm 33,9%; Dịch vụ chiếm
34,6%. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 18,9%. Thu ngân sách nhà nước
trên địa bàn tỉnh đạt 23.278 tỉ đồng (100,1%), trong đó thu nội địa đạt 18.990 tỉ đồng
(102,5%).
b. Đặc điểm dân cư - xã hội
* Dân cư
Tính đến ngày 1/4/2019, dân số Quảng Nam là 1 495 812 người, với mật độ dân

số trung bình là 149 người/km², đây cũng là tỉnh đông dân thứ 3 vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ. Với 69% dân số sinh sống ở nơng thơn, Quảng Nam có tỷ lệ dân số sinh
sống ở nơng thơn cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước. Tuy nhiên q trình đơ thị hóa
của tỉnh đang diễn ra mạnh mẽ sẽ tác động lớn đến sự phân bố dân cư nông thôn-thành
thị trong thời gian tới.
* Xã hội
Chất lượng nguồn lao động đang được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ lao động được đào
tạo nghề chiếm 30% tổng số lao động, trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao là gần
18.000 người. Q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa cùng với lực lượng lao động dồi
dào sẽ làm tăng mức độ di động dân số trong nội tỉnh cũng như ngoại tỉnh. Quá trình
17


di động dân số (nội tỉnh và ngoại tỉnh) sẽ làm tăng mức độ giao thoa văn hóa.
1.4.2. Hoạt động tìm hiểu các làng nghề truyền thống ở Hội An
1.4.2.1. Thực trạng phát triển của các làng nghề
Thực trạng phát triển làng nghề về khía cạnh mơi trường: Kết quả điều tra phỏng
vấn các hộ làm nghề cho thấy hầu như các cơ sở sản xuất trong làng nghề không có hệ
thống xử lý chất thải. Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hội An đã chỉ đạo tăng cường xử
lý, chấn chỉnh việc sản xuất kinh doanh của các hộ dân tại các làng nghề, khơng để
tình trạng các cơ sở này tập trung vật liệu cạnh đường, đục đẽo làm phát tán bụi, chất
thải gây ô nhiễm. Đồng thời, Uỷ Ban Nhân Dân thành phố đã tiến hành quy hoạch làng
nghề truyền thống theo hướng phát triển bền vững.
Những khó khăn lớn nhất của người sản xuất làng nghề: Khó khăn cho người sản
xuất làng nghề ở Hội An theo đánh giá của các cơ sở sản xuất làng nghề chính là khâu
tiêu thụ sản phẩm. Số liệu điều tra cho thấy có tới 68,9% số cơ sở đã xây dựng nhãn
hiệu cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, cần một thương hiệu chung cho làng nghề
Hội An.
1.4.2.2. Một số làng nghề truyền thống ở Hội An
a. Làng mộc Kim Bồng

Làng Kim Bồng (tên cũ là Kim Bồng Châu, nay một phần lớn thuộc xã Cẩm Kim
thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam), nơi hình thành nghề thủ cơng nổi tiếng mang tên
nghề mộc Kim Bồng, nằm ở hữu ngạn hạ lưu sông Thu Bồn chảy qua Hội An trước
khi đổ ra biển.
Sự đóng góp của nghề mộc Kim Bồng đối với đô thị - thương cảng Hội An rất lớn.
Sản phẩm dân dụng của nghề mộc Kim Bồng từ xưa đến nay khơng những có mặt ở
nhiều nơi trong nước mà cịn vượt đại dương theo thuyền bn có mặt ở các nước xa
xơi. Nhưng trước hết, rõ nhất, đầy đủ nhất khu phố cổ Hội An vẫn là tấm gương soi
phản ánh bề dày và chiều sâu của nghề mộc Kim Bồng Hội An.
Ngày nay, trên đất Kim bồng đã có danh hiệu nghệ nhân cho một số thợ mộc lành
nghề. Trong các xóm ngõ của gần 1000 nóc nhà làng mộc nổi tiếng này vẫn âm thầm
diễn ra hoạt động chạm khắc gỗ, đóng đồ gỗ dân dụng, làm nhà... Hy vọng trong tương
lai với chính sách mở cửa và cơ chế thị trường, nghề mộc Kim Bồng sẽ đón nhận được
sự quan tâm của các cơ quan chức năng, các nhà doanh nghiệp và trong vòng tay ưu ái
của bạn nghề cả nước để làng mộc Kim Bồng ở Hội An sớm được phục hưng và bảo
tồn một làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam nói chung và ở Quảng Nam nói
riêng.
b. Làng gốm Thanh Hà
Làng gốm Thanh Hà đậm chất là một làng nghề truyền thống được hình thành từ
lâu đời trong thế kỷ XVI. Trước đây, làng gốm đã được hình thành tại làng Thanh
Chiêm rồi sau đó mới chuyển về địa chỉ phường Thanh Hà, Hội An tp. Hội An Quảng
Nam như hiện hay. Cùng trải qua lịch sử bao thăng trầm nơi phố cảng Hội An, làng
nghề cũng đã có những thời kỳ huy hồng vào thế kỷ XVII – XVII nổi danh như một
18


“thổ sản quốc gia” được tiến vua cũng vì thế mà tiếng lành đồn xa.
Về sau, trải qua nhiều biến thiên của thời cuộc, làng gốm có lúc tưởng chừng rơi
vào quên lãng. Thế nhưng, với tâm huyết của một số nghệ nhân gắn bó cả cuộc đời với
đất và lửa, gốm Thanh Hà dần được phục hồi. Đặc biệt, từ khi UNESCO công nhận đô

thị cổ Hội An là “Di sản văn hóa thế giới”, làng gốm Thanh Hà đã trở thành điểm đến
thu hút du khách trong và ngồi nước, gốm cũng chuyển mình thêm các sản phẩm mỹ
nghệ đẹp mắt. Từ năm 2015, Công viên Đất nung Thanh Hà (cịn gọi là Cơng viên
gốm Thanh Hà hay Bảo tàng gốm Thanh Hà) chính thức đi vào hoạt động với diện tích
hơn 6.000m2, cấu thành bởi gạch và đất nung, được đánh giá là lớn nhất và “độc” nhất
cả nước hiện nay, thường xuyên tổ chức các chương trình triển lãm đặc sắc.
c. Làng rau Trà Quế
Nằm giữa con sông Đế Võng và đầm rong Trà Quế, cách thành phố Hội An gần
3km về phía Đơng Bắc, làng Trà Quế (thôn Trà Quế, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An)
là nơi tập trung 220 hộ dân chuyên canh rau với chừng 40ha đất canh tác, đã nổi danh
từ lâu với các loại rau thơm như xà lách, diếp cá, răm, húng, é, quế, hành, ngò…,
những sản phẩm bổ trợ và nâng cao giá trị các món ăn đặc sản Quảng Nam như mì
Quảng, cao lầu mì, tơm hữu, bê thui…
Những lưu dân đầu tiên đến Quảng Nam lập nghiệp đã phát hiện ra vùng đất thích
hợp để gieo trồng rau mùi và lập nên vùng rau chuyên canh, tạo ra nguồn sản phẩm
phong phú với hơn 20 loại rau trong đó nhiều nhất là những loại rau thơm. Rau Trà
Quế thơm ngon khơng chỉ nhờ thổ nhưỡng thích hợp, mà còn được trợ lực bằng nguồn
rong phong phú vớt từ sơng Đế Võng, đã thành nguồn phân bón tự nhiên ni dưỡng
và hình thành những sản phẩm đảm bảo về chất lượng, có độ giịn, ngọt và một mùi
thơm rất đặc trưng. Người dân Trà Quế xem việc trồng rau không đơn thuần như một
cơ hội tạo nguồn thu nhập, mà cịn là một thú giải trí, được nâng lên hàng nghệ thuật
khi tạo ra những luống rau đẹp và giữ tiếng thơm cho sản phẩm từ đời này sang đời
khác.
Nhằm bảo tồn một thương hiệu rau đã có từ 400 năm, góp phần giữ gìn truyền
thống văn hóa của cha ơng và đưa sản phẩm làng rau gắn kết với hoạt động du lịch,
ngay từ năm 2004 đến nay Ủy ban Nhân dân thành phố Hội An đã đầu tư gần 3 tỷ
đồng nâng cấp cơ sở hạ tầng làng rau. Mới đây làng rau Trà Quế đã chính thức đăng
ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam qua thương hiệu “Trà
Quế - Hội An” và đã được ngành chức năng cấp chứng nhận rau an toàn cho nhân dân
và tập thể, với các ưu điểm về nguồn nước, môi trường, phân bón tự nhiên, cách ly khu

cơng nghiệp và đáp ứng các yêu cầu về an toàn chất lượng cũng như du lịch.
1.4.2.3. Định hướng phát triển các làng nghề
Đẩy nhanh quá trình xây dựng thương hiệu chung cho tất cả các làng nghề. Chính
quyền thành phố chủ trì cùng với hiệp hội làng nghề được thành lập để quản lý điều
hành chung. Chú trọng công tác xúc tiến thương mại cho hoạt động làng nghề. Chủ
động trong khâu thiết kế mẫu mã, chào hàng. Đầu tư phát triển thương mại điện tử,
19


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×