Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.78 MB, 146 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HUỲNH VĂN TỊNH

KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN NAM TRÀ MY,
TỈNH QUẢNG NAM
(2003 – 2018)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

Đà Nẵng - Năm 2021


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HUỲNH VĂN TỊNH

KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN NAM TRÀ MY,
TỈNH QUẢNG NAM
(2003 – 2018)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 822.90.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lưu Trang

Đà Nẵng - Năm 2021




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tơi thực hiện, các số liệu thu thập và trích
dẫn trong luận văn là trung thực. Những đánh giá, nhận định trong luận văn do cá nhân
tôi nghiên cứu trên cơ sở những tư liệu thu thập xác định.
Tác giả

Huỳnh Văn Tịnh


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư
phạm, Đại học Đà Nẵng; Phòng Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.
Đặc biệt là quý thầy giáo, quý cô giáo Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại
học Đà Nẵng đã nhiệt tình giúp đỡ, giảng dạy và đào tạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi
nhất trong suốt khóa học 2018 – 2020.
Xin bày tỏ và đặc lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS - TS. Lưu Trang – Bí
thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đã tận tình
hướng dẫn giúp tơi hồn thành tốt luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Huyện ủy Nam Trà My; Ủy ban Nhân dân huyện Nam
Trà My, tỉnh Quảng Nam và các đơn vị trực thuộc Ủy ban Nhân dân huyện Nam Trà
My, Chi cục Thống kê huyện, đã cung cấp thơng tin, tài liệu, số liệu trong q trình
thực hiện luận văn.
Cuối cùng tơi xin cảm ơn gia đình, cơ quan, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên,
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt q trình học tập và hồn

thành luận văn.
Tác giả Luận văn
Huỳnh Văn Tịnh


iii

TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN
TÊN ĐỀ TÀI: KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH
QUẢNG NAM (2003 - 2018)
Chuyên ngành học: Lịch sử Việt Nam
Họ và tên học viên: Huỳnh Văn Tịnh
Người hướng dẫn khoa học: PGS – TS. Lưu Trang
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt:
1. Thơng tin chung
Ngày 20/6/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2003/NĐ – CP chia tách huyện Trà
My thành 2 đơn vị hành chính là huyện Nam Trà My và Bắc Trà My. Đây là một sự kiện chính trị có ý
nghĩa quan trọng đối với Trà My nói chung và với Đảng bộ, chính quyền, đồng bào các dân tộc Nam
Trà My nói riêng. Và chỉ chưa đầy 2 tháng sau đó, vào ngày 01/8/2003, Đảng bộ, chính quyền huyện
Nam Trà My chính thức lên đường nhận nhiệm vụ mới trên quê hương mới. Nam Trà My là một
huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Nam, thuộc diện 62 huyện nghèo của cả nước. Đây là
một vùng đất giàu truyền thống cách mạng, có bản sắc văn hố và tài nguyên thiên nhiên phong phú,
đa dạng. Hiện nay, huyện Nam Trà My có 10 xã: Trà Dơn, Trà Leng, Trà Mai, Trà Tập, Trà Don, Trà
Vân, Trà Vinh, Trà Cang, Trà Nam, Trà Linh. Trong những này đầu tái lập huyện, khó khăn chồng
chất khó khăn. Nhiều cái “khơng” bày ra đầy thách thức: không trụ sở, không điện thắp sáng, khơng
thơng tin liên lạc,... Thêm vào đó, giao thơng đi lại khó khăn , thường xun bị chia cắt trong mùa
mưa lũ; phương thức sản xuất, canh tác manh mún, lạc hậu; tỷ lệ hộ đói nghèo có nơi chiếm trên 97%;
nguồn lực tài chính thiếu; đội ngũ cán bộ mỏng, trình độ năng lực hạn chế,....
2. Mục tiêu

Trên cơ sở đánh giá, phân tích thực tiễn, làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và rút ra bài học
kinh nghiệm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam; đề xuất
những giải pháp hữu hiệu nhằm vận dụng trong thực tiễn của địa phương những năm tiếp theo.
3. Kết quả đạt được
Với sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời trên nhiều mặt của Trung ương, của Tỉnh, cộng với tinh thần
đồn kết và ý chí quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Nam Trà My đã nỗ lực
vươn lên, vượt qua khó khăn, từng bước dựng xây, biến cái khơng thành có, biến cái thiếu thành đủ,
biến cái nghèo nàn lạc hâu từng bước chuyển mình lên sung túc, ấm no,... Đây cũng chính là những
biểu hiện sinh động của một Nam Trà My giàu truyền thống cách mạng và yêu nước; là một trong
những vái nôi của cách mạng Khu V và Quảng Nam, nơi có những con người cần cù, chịu thương,
chịu khó, biết đồn kết, giúp đỡ lẫn nhau, chung sức đồng lòng xây dựg quê hương,... Sau 15 năm xây
dựng (2003 – 2018) những gì mà Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Nam Trà My
đã làm được là hết sức to lớn và có ý nghĩa rất quan trọng, tạo nền tảng vững chắc cho chặng đường
phát triển cịn rất dài ở phía trước. Bằng phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, nghiên cứu đi sâu
phân tích để rút ra những đặc điểm của quá trình phát triển kinh tế - xã hội huyện Nam Trà My, tỉnh
Quảng Nam. Thơng qua đó, chúng tôi đưa ra các kiến nghị và bài học lịch sử trên cơ sở kết hợp hài
hòa giữa xu thế phát triển kinh tế xã hội và gìn giữ những giá trị văn hóa cốt lõi nhằm góp phần phát
triển huyện Nam Trà My trong tương lai.
Từ khóa: kinh tế - xã hội; Nam Trà My; cơng nghiệp hóa; Quảng Nam; phát triển kinh tế - xã hội.

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

PGS.TS. Lưu Trang

Người thực hiện đề tài

Huỳnh Văn Tịnh


iv


TITLE OF THESIS: THE SOCIO-ECONOMIC IN NAM TRA MY
DISTRICT, QUANG NAM PROVINCE (2003 - 2018)
Subject area: History of Viet Nam
Student’s Name: Huynh Van Tinh
Supervisor's Name: Assoc. Prof. Dr. Luu Trang
Name of University: University of Science and Education, University of Da Nang
ABSTRACT:
1. General information
The Government’s Decree No. 72/2003 / ND - CP of June 20, 2003wereissuedto divide into two
districts:Nam Tra My and BacTra My.This is an important political event to Tra My in general and to
the Party Committee, authorities, and ethnic minorities of the Nam Tra My district in particular. Less
than two months later, the Party Committee and the Government of Nam Tra My districtwas officially
re-established on August 1, 2003. Nam Tra My district is a mountainous district in the west of Quang
Nam province where one of the 62 poor districts of the country. This is not only a rich land in
revolutionary traditions but also a cultural identity and natural resources diversity.Currently, Nam Tra
My district has 10 communes: Tra Don, Tra Leng, Tra Mai, Tra Tap, Tra Don, Tra Van, Tra Vinh, Tra
Cang, Tra Nam, and Tra Linh.
At the first time of re-establishing the district, Nam Tra My district has a lot of difficulties and
challenge such as unheadquarters, unelectricity, uncommunication, ... In addition, the traffic is difficult
and intermittent during the rainy season; production and farming methods are fragmented and
backward; the rate of poor householdsin some places are accounted for over 97%; the
financialresources are constraint; lacked of laborand limited qualifications,....
2. Objectives
- On the basis of the practical evaluation and analysisin order to clarify theoretical issues and
draw lessons learned in the socio-economic development process in Nam Tra My district, Quang Nam
province.As a result,proposing effective solutions to apply in Nam Tra My district the coming years.
3. Results
- A timely supporting and assistancingin aspects of the Central and the province. Beside, the
solidarityspirit and the high determination of the Party Committee, the government and the People of

Nam Tra My district have made efforts to rise, overcomedifficulties, build up.As a result, turning “no”
into “yes”, turning“the lack” into “enough”, turning “a poverty” into “anaffluence” step by step,
...These are also manifestationsof a district that rich in revolutionary traditions and patriotism. It was
one of the cradles of Revolution V and Quang Nam where were industrious, compassionate, hardworking, solidarity and helpfull people, joining together to build a homeland. After 15 years of
construction and development (2003 - 2018), The Party Committee, authorities and ethnic minorities
of Nam Tra My district have done very a great and an important significance that is a solid foundation
in the long future. By of the synthesizing method and analyzing data, the research deeps into analysis
to draw out the characteristics of the socio-economic development process in Nam Tra My district,
Quang Nam province. Through that, we give some recommendations and historical lessons on the
basis of a harmonious combination between a socio-economic development trends and a preserving
cultural values to contribute to the development of Nam Tra district in the future.
Keywords: socio-economic; Nam Tra My; industrial; Quang Nam; social economic development.

Confirmation of Supervisor

Assoc. Prof. Dr. Luu Trang

Student

Huynh Van Tinh


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN ........................................................................... iii
TRANG THÔNG TIN TIẾNG ANH ..........................................................................iv
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................3
6. Đóng góp của luận văn .......................................................................................4
7. Kết cấu của luận văn ...........................................................................................4
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH
QUẢNG NAM VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN NAM TRÀ MY
TRƯỚC NĂM 2003 .......................................................................................................5
1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................................5
1.1.1.Vị trí địa lý, địa hình ......................................................................................5
1.1.2. Khí hậu, thủy văn ..........................................................................................5
1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên .................................................................................6
1.2. Khái lược về lịch sử và truyền thống cách mạng của Nhân dân huyện Nam Trà
My, tỉnh Quảng Nam .......................................................................................................7
1.2.1. Sơ lược lịch sử ..............................................................................................7
1.2.2. Truyền thống cách mạng của Nhân dân huyện Nam Trà My .......................8
1.3. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Nam Trà My trước năm 2003 ............................18
1.3.1. Kinh tế.........................................................................................................18
1.3.2. Đời sống văn hóa – xã hội ..........................................................................28
Tiểu kết chương 1 ..........................................................................................................36
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC XÂY DỰNG KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN NAM TRÀ
MY (2003 – 2018) .........................................................................................................38
2.1. Chủ trương, chính sách phát triển kinh tế- xã hội huyện Nam Trà My .................38
2.1.1. Bối cảnh huyện Nam Trà My từ khi tái lập ................................................38
2.1.2. Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã
hội huyện Nam Trà My .................................................................................................40
2.2. Sự phát triển kinh tế huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam (2003 – 2018) ..........45



vi

2.2.1. Giai đoạn 2003 – 2010 ................................................................................45
2.2.2. Giai đoạn 2010 – 2018 ................................................................................49
2.3. Những chuyển biến về văn hóa - xã hội huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
(2003 -2018) ..................................................................................................................56
2.3.1. Giai đoạn 2003 – 2010 ................................................................................56
2.3.2. Giai đoạn 2010 – 2018 ................................................................................59
2.4. Về Quốc phòng, an ninh huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam (2003 -2018) .....63
2.4.1. Giai đoạn 2003 – 2010 ................................................................................63
2.4.2. Giai đoạn 2010 – 2018 ................................................................................64
Tiểu kết chương 2 ..........................................................................................................67
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
HUYỆN NAM TRÀ MY (2003 – 2018) .....................................................................70
3.1. Đánh giá chung .......................................................................................................70
3.2. Kết quả đạt được trên lĩnh vực kinh tế - xã hội huyện Nam Trà My (2003 – 2018)
.......................................................................................................................................71
3.2.1. Kinh tế.........................................................................................................71
3.2.2. Văn hóa – xã hội .........................................................................................71
3.3. Những hạn chế về kinh tế - xã hội huyện Nam Trà My .........................................73
3.4. Nguyên nhân của những hạn chế về kinh tế - xã hội huyện Nam Trà My (2003 –
2018) ..............................................................................................................................74
3.4.1. Nguyên nhân khách quan ............................................................................74
3.4.2. Nguyên nhân chủ quan ...............................................................................75
Tiểu kết chương 3 ..........................................................................................................77
KẾT LUẬN ..................................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quảng Nam kể từ khi được tái lập từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, với sự quyết
tâm của cả hệ thống chính trị, Đảng bộ tỉnh đã tập trung nổ lực đầu tư phát triển kinh
tế - xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vì vậy diện mạo nơng
thơn miền núi và tình hình sản xuất, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số đã có
nhiều đổi thay đáng kể. Các chương trình, chính sách đã kịp thời giải quyết các yêu
cầu bức xúc của người dân với cách làm hiệu quả thiết thực, đẩy nhanh tốc độ xây
dựng kết cấu hạ tầng cơ sở, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, trồng trọt, chăn ni; nâng
cao mức sống văn hố, tinh thần, vật chất cho người dân, giảm nghèo nhanh; rừng
được chăm sóc và bảo vệ, độ che phủ tăng lên; môi trường sinh thái được đảm bảo;
bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc; an ninh chính trị giữ vững, đồn kết dân tộc ổn
định vững chắc. Tuy nhiên, với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, độ
dốc cao bị chia cắt mạnh bởi sông suối, việc tổ chức sản xuất theo hướng chuyên canh,
vùng nguyên liệu tập trung nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hàng hoá gặp
khó khăn; nhu cầu đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng rất lớn nhưng khả năng nguồn vốn
đầu tư còn rất hạn chế; năng lực chỉ đạo, tổ chức thực hiện và tri thức của đội ngũ cán
bộ, nhất là đội ngũ cán bộ xã, thơn cịn nhiều hạn chế, chưa ngang tầm với địi hỏi của
cơng cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới đã đặt ra nhiều
thách thức trong sự nghiệp xây dựng và phát triển bền vững về kinh tế - xã hội, an ninh
- quốc phòng.
Ngày 20 tháng 6 năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2003/NĐCP chia tách huyện Trà My thành 02 đơn vị hành chính là huyện Nam Trà My và Bắc
Trà My. Đây là một sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng đối với Trà My nói chung
và với Đảng bộ, chính quyền, đồng bào các dân tộc Nam Trà My nói riêng. Trải qua
15 năm (2003 – 2018) thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nam Trà My đã có
nhiều chuyển biến quan trọng về kinh tế - xã hội. Điều đó đã khẳng định đường lối

đúng đắn của Đảng, sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh của nhân
dân huyện Nam Trà My. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu vẫn còn tồn tại khá
nhiều hạn chế và khó khăn. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu về kinh tế - xã hội của
huyện Nam Trà My trong giai đoạn (2003 – 2018) khơng chỉ có ý nghĩa về mặt khoa
học mà cả về mặt thực tiễn.
Bên cạnh đó, Nam Trà My đang đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trong những
năm gần đây. Việc nghiên cứu những thành tựu đạt được giai đoạn 2003 – 2018 có ý


2

nghĩa khoa học và thực tiễn trong việc đúc rút các kinh nghiệm thực tiễn, góp phần
vào việc xây dựng kinh tế - xã hội của địa phương.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề: “Kinh tế - xã hội huyện Nam
Trà My, tỉnh Quảng Nam (2003 – 2018) để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chính sách phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đã có nhiều đề tài nghiên
cứu, trên hầu hết các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, nhưng riêng tình hình phát
triển kinh tế, xã hội huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam (2003 – 2018) thì cho đến
hiện tại, vì nhiều lí do khác nhau vẫn chưa được giới nghiên cứu quan tâm.
Trong một số tài liệu như: Nghiên cứu TFP trong tăng trưởng kinh tế Quảng
Nam thời kỳ 1997-2013; Địa chí Quảng Nam; Đổi mới phương thức, nội dung hoạt
động của Ban Tuyên giáo cơ sở xã, phường, thị trấn tỉnh Quảng Nam; Năng lực quyết
định và hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND tỉnh, HĐND cấp xã trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam thực trạng, nguyên nhân và giải pháp…, đã ít nhiều đề cập đến vấn đề
phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam trên một số
phương diện nông nghiệp, lâm nghiệp, văn hóa.
Lịch sử Đảng bộ huyện Trà My (1945 – 2003), Huyện ủy Bắc Trà My và Nam
Trà My xuất bản năm 2003. Cuốn sách này viết về Lịch sử Đảng bộ trong cuộc vận
động cách mạng tháng Tám 1945, kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước, sự

phát triển kinh tế - xã hội trong cháng chiến chống Pháp và chống Mĩ; phản ánh vai trò
lãnh đạo của Đảng bộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nam Trà My
giai đoạn trước năm 2003, về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ. Đây là cuốn sách
có nhiều tư liệu liên quan đến đề tài, đề cập khá toàn diện về sự phát triển kinh tế - xã
hội của huyện Nam Trà My trong giai đoạn này.
Bên cạnh đó, các báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Nam Trà
My khóa XVI, XVII, XVIII, XIX đã đề cập đến các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, an
ninh quốc phịng, cơng tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn
thể nhân dân. Các báo cáo đó đã nêu lên những thành tựu, hạn chế, chỉ ra được nguyên
nhân, bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội khóa trước, để ra
phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và những giải pháp cho những nhiệm kỳ tiếp theo
nhằm đưa huyện phát triển toàn diện, vững chắc.
Báo cáo tổng kết hằng năm (từ năm 2003 – 2018) của Ủy ban Nhân dân huyện
Nam Trà My nêu lên kết quả đạt được về sản xuất nông - lâm nghiệp; tiểu thủ công
nghiệp và thương mại dịch vụ, giao thông vận tải; hạ tầng cơ sở; phát triển kinh tế
nơng thơn, miền núi; tài chính ngân sách; công tác quản lý đất đai và quản lý quy
hoạch; Giáo dục và Đào tạo; Y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, dân số kế hoạch hóa


3

gia đình; về cơng tác văn hố - truyền thanh; Công tác Lao động Thương binh và xã
hội; Công tác Quốc phịng – An ninh, nội chính, trật tự an tồn xã hội. Trên cơ sở đó, có
những đánh giá chung tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của huyện hằng năm.
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu liên quan ở một mức độ nhất định đã đề cập
đến một số lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng
Nam, nhưng cho đến hiện tại, một cơng trình nghiên cứu chun sâu, tồn diện về tình
hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện thì vẫn cịn nằm trong sự kỳ vọng và mong
đợi của giới học giả. Vì vậy, luận văn tập trung nghiên cứu sự phát triển kinh tế - xã
hội huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam (2003 – 2018) nhằm bổ sung những vấn đề

cịn thiếu, góp phần đánh giá tồn diện q trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam (2003 – 2018).
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn của quá trình phát triển kinh tế
- xã hội huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam từ đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu
nhằm vận dụng trong thực tiễn của địa phương những năm tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Khái quát về huyện Nam Trà My: Điều kiện tự nhiên; vị trí địa lý; tài
nguyên thiên nhiên; thành phần dân tộc; tình hình kinh tế - xã hội của huyện trước năm
2003.
Thứ hai: Nghiên cứu hệ thống, toàn diện về kinh tế - xã hội của huyện từ năm
2003 – 2018. Qua đó, rút ra những thành tựu và những hạn chế của huyện Nam Trà
My trong phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2003 – 2018.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về kinh tế - xã hội huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
(2003 – 2018).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu từ năm 2003 – 2018. Tuy nhiên, để làm sáng
tỏ sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, luận văn cịn đề cập khái qt tình hình
kinh tế - xã hội trước năm 2003.
Về không gian: Luận văn nghiên cứu về kinh tế - xã hội huyện Nam Trà My, tỉnh
Quảng Nam.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
Luận văn sử dụng các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài gồm: Các văn kiện Đại


4


hội Đại biểu toàn quốc của Đảng, các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, báo cáo của Đảng
bộ tỉnh Quảng Nam, Huyện ủy Nam Trà My, Ủy ban nhân dân huyện Nam Trà My,
các số liệu thống kê của các cơ quan kinh tế, văn hóa, giáo dục của tỉnh và của huyện
Nam Trà My.
Luận văn còn kế thừa các nguồn tư liệu, các kết quả nghiên cứu khoa học, bài
viết, bài nghiên cứu về đổi mới kinh tế - xã hội; đặc biệt các văn kiện đại hội Đảng bộ
tỉnh giai đoạn 2003 – 2018, Lịch sử Đảng bộ huyện Trà My (1945 – 2003), Huyện ủy Bắc
Trà My và Nam Trà My xuất bản năm 2003 và Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng
bộ huyện Nam Trà My khóa XVI, XVII, XVIII, XIX và các tài liệu có liên quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và
phương pháp logic. Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng các phương pháp khác như:
Thống kê, mơ tả, so sánh, điều tra, điền dã, phân tích, tổng hợp.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn nghiên cứu một cách hệ thống, sinh động về quá trình chuyển biến,
phát triển kinh tế - xã hội huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam từ 2003 đến 2018.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương cho sinh viên,
học viên cao học, tài liệu tham khảo cho các cơ quan ban ngành.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn chia
làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam và tình
hình kinh tế - xã hội huyện Nam Trà My trước năm 2003.
Chương 2: Tổ chức xây dựng kinh tế - xã hội huyện Nam Trà My (2003 –
2018).
Chương 3: Một số đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội huyện Nam Trà My
(2003 – 2018).



5

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG
NAM VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN NAM TRÀ MY
TRƯỚC NĂM 2003
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.Vị trí địa lý, địa hình
Trà My là một trong những huyện thuộc vùng núi cao của tỉnh Quảng Nam, nằm
ở 15017’ 13” đến 15018’00” vĩ độ Bắc, 108009’16” đến 108017’58” kinh độ Đông, cách
tỉnh lỵ Tam Kỳ 50 km về hướng Tây Nam; phía bắc giáp huyện Tiên Phước và huyện
Hiệp Đức, phía nam giáp tỉnh Kon Tum, phía đơng giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía tây
giáp huyện Phước Sơn. Diện tích tự nhiên tồn huyện là 164.558 ha.
Địa hình của huyện Trà My phức tạp, nhiều sông suối, địa thế đồi cao đất dốc
hiểm trở, độ dốc 250 chiếm trên dưới 80% so với diện tích tự nhiên. Huyện Trà My có
ba vùng địa hình khác nhau: vùng núi cao, vùng núi thấp và vùng đồi cao. Vùng núi
cao- vùng cao- chiếm 43,062% diện tích tồn huyện với 70.853 ha, là vùng núi hiểm
trở nằm về phía Nam huyện, gồm địa bàn các xã: Trà Linh, Trà Nam, Trà Dơn, Trà
Vinh, Trà Vân, Trà Cang, Trà Tập và Trà Mai; độ cao trung bình từ 800-1000 m, có độ
dốc rất lớn, dốc về phía Nam và thoải dần về phía Bắc. Vùng này có đỉnh Ngọk Linh
(2.598 m) là ngọn núi cao nhất tỉnh Quảng Nam. Vùng núi thấp- chiếm 39,962% diện
tích tồn huyện, với 60.825 ha nằm ở vùng trung của huyện, gồm các xã: Trà Leng,
Trà Dơn, Trà Ka, Trà Giác, Trà Giáp, Trà Bui, Trà Tân, Trà Đốc; độ cao trung bình từ
300 đến 700 m, độ dốc lớn về phía Đơng, phía Tây và trũng dần về khu vực trung tâm.
Núi cao nhất vùng này là ngọn Hòn Bà (1.347 m). Vùng đồi cao- vùng thấp- chủ yếu
là vùng gị đồi, chiếm 19,974% diện tích tồn huyện, với 32.870 ha, nằm ở phía Đơng
và phía Bắc của huyện, gồm các xã: Trà Giang, Trà Nú, Trà Kót, Trà Đông, Trà
Dương và thị trấn Trà My; độ cao trung bình từ 100- 300 m. Với địa hình rừng núi
phức tạp, hiểm trở, với vị trí dựa lưng vào Tây Nguyên, nằm ở vùng tiếp giáp giữa
đồng bằng Quảng Nam với Quảng Ngãi và vùng núi Kon Tum, Trà My là một địa bàn

chiến lược quan trọng, có nhiều thuận lợi trong việc bố trí quốc phịng, xây dựng thành
căn cứ địa cách mạng.
1.1.2. Khí hậu, thủy văn
Huyện Trà My nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt. Mùa
khơ từ tháng 2 đến tháng 8 và mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 1 của năm sau.
Lượng mưa trung bình hàng năm của huyện là 3.283 mm, phân bổ không đều, tập
trung vào các tháng 9, 10, 11, 12. Tháng 2 và tháng 4 thường khơng có mưa.


6

Trà My là đầu nguồn quan trọng tạo nguồn nước cho sông Thu Bồn và một số
sông ở cánh bắc của tỉnh Quảng Ngãi, như Nước Mèo, Nước Tong, Nước Poa...Trên
địa bàn huyện, mạng lưới sông suối khá dày, sông suối chảy xiết và lắm thác ghềnh.
Sơng Tranh diện tích lưu vực là 10.000 ha, dài 100 km- là con sơng lớn nhất huyện.
Ngồi ra cịn có các con sơng quan trọng khác như: sông Trường, sông Leng, sông Là
và nhiều con sông, con suối lớn nhỏ. Phần lớn các con sơng, suối này đều đổ vào sơng
Tranh, hình thành những đường nước quan trọng gắn bó mật thiết với đời sống nhân
dân. Sơng suối ở Trà My cịn có tiềm năng lớn về thuỷ điện.
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở huyện Trà My là 240C, nhiệt độ cao nhất là
400C, nhiệt độ thấp nhất là 190C; độ ẩm trung bình 80%, độ ẩm cao nhất là 96% và độ
ẩm thấp nhất là 68%. Có hai loại gió mùa ảnh hưởng đến khí hậu của huyện là: gió
mùa Tây Nam hoạt động từ tháng 4 đến tháng 10 và gió mùa Đơng Bắc xuất hiện từ
tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
Đất đai của Trà My có nhiều nhóm, gồm: nhóm đất mùn phân bố trên những
vùng núi cao; đất vàng đỏ phân bố hầu hết các xã và đất phù sa phân bổ tập trung
chính ở các xã Trà Nú, Trà Kót, Trà Giáp, Trà Đốc... Được thiên nhiên ưu đãi, trên đất
Trà My có thể trồng được nhiều loại cây khác nhau: lúa, bắp, sắn, khoai, đậu phụng,
đậu nành, mía, thuốc lá, trẩu... đặc biệt là sâm Ngọk Linh và cây quế. Ở Trà My, cây

quế được trồng nhiều nhất ở các xã Trà Leng, Trà Dơn, Trà Ka, Trà Giáp, Trà Giác,
Trà Tập, Trà Mai, Trà Cang, Trà Vân... Do phát triển trong mơi trường thích hợp, quế
Trà My đạt chất lượng cao, từ lâu được thị trường thế giới ưa chuộng, được gọi bằng
nhiều tên: "vua của các loại quế", trước kia và "Cao Sơn ngọc quế" ngày nay. Sâm
Ngọc Linh chủ yếu ở xã Trà Linh, chất lượng ngang hàng với nhiều loại sâm nổi tiếng
trên thế giới .
Huyện Trà My có 87.127 ha rừng tự nhiên. Rừng Trà My có nhiều loại gỗ q
như: lim, chị, gụ, trắc, sến, dỗi...; tre nứa bạt ngàn,... Rừng Trà My đồng thời là nơi
sinh sống của nhiều động vật rừng: voi, cọp, gấu, nai, khỉ... Ở các sơng suối có nhiều
loại cá, cua, ếch, nhái... trong đó đặc biệt là cá niên. Cá niên ở Trà My có những
hương vị riêng, khó quên so với cá niên ở một số địa phương khác.
Theo điều tra thăm dị bước đầu, Trà My có nhiều khoáng sản: đồng, niken ở Trà
Giáp, thiếc ở Trà Giác, vàng ở Trà Giáp, đá hoa cương ở Trà Mai, nước khống nóng
ở Trà Bui...
Về giao thơng, do đường sông không thuận lợi cho nên đường bộ trở nên rất
quan trọng. Tuyến đường ĐT 616 nối Trà My với Tiên Phước, Tam Kỳ (nối với quốc
lộ 1 A) là đường giao thơng chính của Trà My với ngồi huyện. Trong huyện, ngoài


7

các tuyến đường lớn nối thị trấn Trà My với các xã Trà My- Trà Bồng, Trà My- Tak
Pỏ ( Đhac Bỏ), Trà My- Tra Leng, cịn có các đường mòn tự khai phá, các đường hành
lang xây dựng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nên việc đi lại của nhân
dân được thuận lợi hơn.
Có thể nói Trà My có núi rừng trùng điệp, dáng núi trẻ khỏe, sông suối chảy xiết.
Núi ấy, sông suối ấy với các bản làng, các đường giao thơng quấn qt, gắn bó bên
nhau tạo cho huyện một vẻ đẹp hùng tráng, hài hịa. Tồn huyện như một bức hồnh
tráng mà cảnh sắc chi phối là màu xanh bạc ngàn. Nhắc đến Trà My người ta nghĩ đến
Sông Tranh, Sông Trường, đến Ngọk Linh, Ngọk La Dang (Hòn Bà), đến hương vị

của quế, đến Tak Pỏ, thị trấn Trà My.
1.2. Khái lược về lịch sử và truyền thống cách mạng của Nhân dân huyện Nam Trà
My, tỉnh Quảng Nam
1.2.1. Sơ lược lịch sử
Quảng Nam là một vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời với nhiều
dấu ấn sâu đậm còn lưu lại cho đến ngày nay. Vào thời kỳ các vua Hùng, Trà My
thuộc vùng đất Việt Thường thị. Đến thời kỳ nhà Tần đô hộ nước ta, Trà My thuộc
Tượng quận (214 đến năm 205 trước công nguyên), đời nhà Hán thuộc Tượng Lâm (
từ năm 206 đến năm 192 sau công nguyên) và từ năm 192 đến cuối thế kỷ XIV thuộc
vương quốc Chămpa [17, tr. 7].
Vào thời nhà Hồ (1400 - 1407), Hồ Quý Ly đã thành lập 4 châu Thăng, Hoa, Tư,
Nghĩa, trong đó châu Thăng và châu Hoa gồm phần đất từ phía Nam sông Thu Bồn
đến Dốc Sỏi của tỉnh Quảng Nam ngày nay. Vùng đất Trà My thuộc châu Thăng [17,
tr. 7].
Vào năm 1471, vua Lê Thánh Tông lập Đạo thừa tuyên Quảng Nam, gồm 3 phủ:
Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn, trong đó, phủ Thăng Hoa gồm phần đất Quảng
Nam ngày nay, phủ Tư Nghĩa gồm phần đất Quảng Ngãi ngày nay và Hồi Nhơn gồm
phần đất Bình Định ngày nay. Vào năm 1510, vua Lê Tương Dực đã đổi Đạo Thừa
tuyên Quảng Nam thành trấn Quảng Nam và đến năm 1602, chúa Nguyễn lại đổi trấn
Quảng Nam thành Quảng Nam dinh. Năm 1605, chúa Nguyễn thăng huyện Điện Bàn
của phủ Triệu Phong (Thuận Hóa) thành phủ và cho nhập vào Quảng Nam dinh.
Quảng Nam dinh lúc bấy giờ gồm có 4 phủ: Điện Bàn, Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài
Nhơn. Vùng đất Trà My thuộc phủ Thăng Hoa [17, tr. 7].
Vào năm Gia Long thứ hai (1803), Quảng Nam dinh chỉ gồm hai phủ Điện Bàn
và Thăng Hoa. Đến năm 1806, Quảng Nam dinh được đổi thành trực lệ Quảng Nam
dinh, thuộc Kinh sư. Năm 1827, trực lệ Quảng Nam dinh được đổi thành trấn Quảng
Nam và đến năm 1832 lại đổi thành tỉnh Quảng Nam. Vùng đất Trà My ngày nay, cho


8


đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, thuộc phủ Tam Kỳ và huyện Tiên Phước. Dưới
phủ, huyện là tổng, mỗi tổng có từ 5-10 làng [17, tr. 7].
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ta tiến hành từng bước việc thành
lập chính quyền và phân địa giới hành chính ở Trà My. Ngày 19. 3.1947, ta thành lập
châu Trà My, gồm cả vùng đất Trà My và Phước Sơn ngày nay. Tháng 10.1948, châu
Trà My được tách ra thành hai huyện là Trà My và Phước Sơn [17, tr. 7].
Nhằm tăng cường sức người, sức của cho kháng chiến, Đại hội Đảng bộ tỉnh
Quảng Nam- Đà Nẵng vào đầu năm 1960 chủ trương hợp nhất các huyện miền núi.
Thực hiện chủ trương đó, tháng 3.1961, hai huyện Trà My và Phước Sơn được hợp
nhất thành huyện Trà Sơn [17, tr. 8].
Tháng 3.1963, trước yêu cầu ngày càng cao của công tác chỉ đạo miền núi, Tỉnh
ủy Quảng Nam chủ trương giải thể hai huyện Trà Sơn, để thành lập các khu. Huyện
Trà My bao gồm khu II và khu III. Về sau, bỏ tên gọi khu và gọi là huyện. Khu II là
huyện Bắc Trà My ( phần đất phía Bắc sơng Tranh ); Khu III là huyện Nam Trà My
(phần đất phía Nam sơng Tranh) [17, tr. 8].
Về phía địch sau khi hiệp định Giơnevơ được ký kết- ngày 20.7.1954, chính
quyền Sài Gịn đã điều chỉnh lại cơ cấu và địa giới hành chính ở Trà My. Chúng đổi
huyện Trà My thành quận Trà My. Ngày 2.3.1959, chúng lại đổi tên quận Trà My
thành quận Hậu Đức. Tháng 11.1964, trước sức tấn công của quân và dân ta ngày càng
mạnh mẽ, địch buộc phải rút khỏi Trà My, bọn ngụy quyền Hậu Đức phải đóng chi
khu quân sự lưu vong ở Phước Lâm (nay thuộc xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước) [17,
tr. 8].
Tháng 6. 1975, sau ngày đất nước thống nhất, huyện Nam Trà My và huyện Bắc
Trà My được hợp nhất lại thành huyện Trà My
Ngày 20.6.2003, Chính phủ có Nghị định số 72/2003/ NĐ-CP, chia huyện Trà
My thành hai huyện Bắc Trà My và Nam Trà My. Theo đó, huyện Bắc Trà My gồm
các xã Trà Đơng, Trà Dương, Trà Giang, Trà Nú, Trà Kót, Trà Tân, Trà Đốc, Trà Bui,
Trà Giác, Trà Giáp, Trà Ka và thị trấn Trà My; huyện Nam Trà My gồm các xã Trà
Don, Trà Leng, Trà Vân, Trà Vinh, Trà Tập, Trà Dơn, Trà Nam, Trà Cang, Trà Mai,

Trà Linh. Trà My là một trong những huyện thuộc vùng núi cao của tỉnh Quảng Nam,
nằm ở 15017’ 13” đến 15018’00” vĩ độ Bắc, 108009’16” đến 108017’58” kinh độ Đông,
cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 50 km về hướng Tây Nam; phía bắc giáp huyện Tiên Phước và
huyện Hiệp Đức, phía nam giáp tỉnh Kon Tum, phía đơng giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía
tây giáp huyện Phước Sơn. Diện tích tự nhiên tồn huyện là 164.558 ha [17, tr. 8].
1.2.2. Truyền thống cách mạng của Nhân dân huyện Nam Trà My
Vào nửa cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã tiến hành xâm lược và đặt ách thống


9

trị của chúng trên đất nước ta. Từ 1897- 1914, chúng tiến hành khai thác thuộc địa lần
thứ nhất, từ năm 1919- 1929, tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai. Triều đình nhà
Nguyễn ngày càng tỏ ra bất lực, đầu hàng và trở thành công cụ tay sai của giặc để đàn
áp, bóc lột nhân dân ta. Trong lúc đó, phong trào đấu tranh yêu nước chống thực dân
Pháp và tay sai của nhân dân ta liên tục nổ ra trên cả nước [17, tr. 10].
Trong những năm 1885- 1887, nhân dân khắp nơi trong nước đã hưởng ứng dụ
Cần vương của vua Hàm Nghi. Ở Quảng Nam, các sĩ phu đã thành lập Nghĩa hội, hô
hào nhân dân đứng dậy phò vua cứu nước. Căn cứ địa đầu tiên của Nghĩa hội là Sơn
phòng Dương Yên ( nay thuộc xã Trà Dương).
Tháng 8.1885, Nghĩa hội Quảng Nam do Tiến sĩ Trần Văn Dư làm Hội chủ đã tổ
chức Sơn phòng Dương Yên thành trung tâm chỉ huy phong trào Cần vương cứu nước
ở Quảng Nam. Và từ vùng căn cứ Dương Yên, một mũi quân lớn của Nghĩa hội tiến ra
đánh chiếm tỉnh thành Quảng Nam đóng tại làng La Qua, Điện Bàn. Đến tháng
12.1885, sau khi Hội chủ Trần Văn Dư bị sát hại, quân Pháp mới chiếm lại Sơn phòng
Dương Yên [17, tr. 10].
Năm 1902, quân Pháp đóng đồn Trà My ( nay thuộc xã Trà Giang); rồi từ đồn
Trà My chúng triển khai đóng một loạt các đồn bót khác ở vùng trung và vùng cao.
Lưc lượng địch ở đồn Trà My gồm khoảng một trung đội lính khố xanh đóng giữ, dưới
sự chỉ huy của một sĩ quan người Pháp. Ngồi ra cịn có các đồn như Bà Bình, Phương

Xá, Gị Nha, Trà Vin, Tak Chanh, mỗi đồn có một tiểu đội thường trực. Các đồn này
đặt dưới sự chỉ huy chung của viên sĩ quan Pháp ở đồn Trà My. Khi cần một lực lượng
lớn để đàn áp phong trào đấu tranh của đồng bào các dân tộc thiểu số, địch có thể huy
động lực lượng ở đồn giám binh Hội An hoặc ở nơi khác đến để chi viện.
Song song với việc thiết lập hệ thống đồn bót, thực dân Pháp cịn tổ chức bộ máy
chính quyền cấp cơ sở, từng bước đặt ách thống trị của chúng lên đồng bào các dân tộc
thiểu số. Chúng bắt buộc, hoặc thông qua thương lái, dùng tiền bạc mua chuộc người
ra làm chánh tổng, cai đốc, quản man,... Mỗi làng chúng đặt một chủ làng. Mỗi vùng
đặt một chánh tổng. Chúng đồng thời sử dụng số thương lái buôn bán ở Trà My để
nắm dân, tiến hành thu thuế, đôn phu và đôn lính; cai trị bóc lột nhân dân dưới các
hình thức đàn áp, mua chuộc dụ dỗ... [17, tr. 11].
Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, cùng với sự thấp kém về kinh tế, thiên tai
mất mùa, ốm đau, dịch bệnh hoành hành..., đồng bào các dân tộc thiểu số Trà My chịu
biết bao cảnh lầm than, cơ cực. Đồng bào thường bị thực dân Pháp bắt đi xâu làm
đường giao thơng, gùi cõng hàng hố phục vụ cho các cuộc hành quân của quân Pháp.
Tuy nhiên, không cam chịu khuất phục trước kẻ thù, nhân dân các dân tộc thiểu số Trà
My đã phát huy tinh thần thượng võ, liên tục vùng lên chống quân xâm lược, bảo vệ


10

núi rừng, bảo vệ cộng đồng. Và cũng từ đó tinh thần yêu nước của đồng bào ngày càng
được khơi dậy mạnh mẽ hơn lên [17, tr. 11].
Năm 1905, tên sĩ quan Pháp- trưởng đồn Trà My đã chỉ huy bọn lính đồn trú
hành qn lên vùng Mị O (xã Trà Mai). Chúng đốt làng Tu Ổi, giết người, bắt giam 4
già làng và cướp bóc tài sản của nhân dân. Căm thù giặc, đồng bào dân tộc Cadong ở
Mò O đã tổ chức lực lượng kéo xuống bao vây đồn Trà My, uy hiếp tinh thần quân
địch đồn trú tại đây.
Năm 1910, trong một dịp tổ chức lễ hội đâm trâu huê, Thăng Mậu
(Đ’ThănKmăut) đã hô hào đồng bào Cor ở vùng thấp Trà My nổi dậy chống Pháp và

quyết tâm diệt cho được tên Bang Uyển- một tên bang tá gian ác ở Trà My. Các làng
đã gấp rút chuẩn bị lương thực, vũ khí. Trai tráng của 32 nóc trong vùng luyện tập võ
nghệ, chờ ngày khởi nghĩa [17, tr. 11].
Ngày 21.8.1910, một ngàn nghĩa quân từ Nước Hai xuống Thanh Trúc rồi tiến
lên Phương Xá. 2 giờ ngày hơm sau, nghĩa qn phóng lửa đốt đồn Phương Xá. Huỳnh
An Đạt - phó đồn Phương Xá, chạy đi báo với Bang Uyển, lập tức Bang Uyển đi báo
với bọn chỉ huy đồn Trà My. Chiều ngày 22.8, 150 lính tập đồn Trà My hành quân
xuống Phương Xá. Ngày 23.8, tốn lính này bị nghĩa qn đánh phục kích, Bang Uyển
bị trúng tên và chết ngay trên yên ngựa [17, tr. 12].
Đến ngày ngày 25.8, giám binh Quảng Nam huy động 2 trung đội lính khố xanh
ở Hội An và một trung đội lính giản ở Vĩnh Điện kéo lên Trà My. Sang ngày 26.8,
Thăng Mậu cho nghĩa quân mai phục sẳn ở khu vực cầu Dung, làng Dương n, tiêu
diệt tồn bộ lính giản. Hai trung đội lính tập đến sau cũng bị nghĩa quân phục đánh,
phải rút lui. Ngày 27.8, một trung đội lính tập do một viên đại uý Pháp chỉ huy từ Tam
Kỳ kéo lên tiếp ứng nhưng bị nghĩa quân phục kích, đánh tiêu diệt gần một nửa số
lính nên phải rút lui. Về phía nghĩa quân tuy thương vong nhiều, nhưng nhân đà chiến
thắng, tiến lên vây đồn Trà My. Lúc bấy giờ đồn Trà My bỏ trống. Thăng Mậu ngại
quân địch dùng kế nghi binh nên lui quân về Nước Hai. Trên đường về, nghĩa quân bị
quân Pháp từ Quảng Ngãi ra, Tam Kỳ lên hội quân bao vây. Trong tình thế đó, Thăng
Mậu đã cho phân tán lực lượng vào rừng để tránh địch, bảo tồn lực lượng [17, tr. 12].
Cuộc khởi nghĩa Thăng Mậu là một biểu hiện của tinh thần chiến đấu gan dạ
chống thực dân Pháp và bọn tay sai của đồng bào các dân tộc thiểu số Trà My vào đầu
thế kỷ XX.
Năm 1920, đồng bào Cor ở Nú và Zút bị thực dân Pháp bắt làm xâu trên các đoạn
đường từ Phường Tổng, Xuân Bình, Tứ Mỹ,... bị cai xâu đánh đập, hành hạ tàn nhẫn .
Quá căm tức, đồng bào tổ chức mai phục giết chết một tên cai xâu vừa là chánh tổng
khét tiếng gian ác. Từ đó bọn cai xâu coi làm đường ở đây khơng cịn dám đánh đập


11


ngang ngược đồng bào đi làm xâu.
Năm 1932, nhằm chống lại âm mưu lập tề và bắt xâu của thực dân Pháp, đồng
bào dân tộc Xêđăng ở làng Mường Chán thuộc vùng cao Trà My đã tổ chức lực lượng
đánh đồn Tak Chanh.
Nguyên vào những năm đầu thế kỷ XX, một số đồng bào Xêđăng ở làng Loong
Him thuộc vùng cao bắc Kon Tum bị thực dân Pháp khủng bố khốc liệt phải lánh qua
vùng cao của Trà My để sinh sống. Họ lập nên làng Mường Chán. Nhưng ở Mường
Chán, đồng bào vẫn chưa có được cuộc sống bình n vì bọn lính tập ở đồn Tak Chanh
thường xun đến dọa dẫm, tìm cách lập tề, bắt xâu.
Để đánh đồn Tak Chanh, nhân dân làng Mường Chán thành lập một đội nghĩa
dũng gồm hơn 10 thanh niên do Nok Non chỉ huy. Đội nghĩa dũng phục kích, chém 7
tên địch ở đồn này, khiến cho bọn còn lại hoảng sợ bỏ chạy về đồn Trà My. Cũng kể
từ đó thực dân Pháp bỏ đồn Tak Chanh, không dám đưa quân lên đóng lại [17, tr.
12,13].
Vào những năm 1936 - 1938, ở Tây Nguyên và dọc nam Trường Sơn nổ ra
phong trào "Nước Xu" hay "Nước Xu đồng". Nhân dân các dân tộc thiểu số huyện Trà
My, dưới sự lãnh đạo của ông Điền, ông Đúc, đã nổi dậy hưởng ứng phong trào này, tổ
chức nhiều cuộc đánh quân Pháp sơi nổi.
Ơng Điền, ơng Đúc là hai anh em ruột sinh trưởng trong một gia đình giàu, có thế
lực ở Non Dắt. Cha hai ông là người Kinh, tên Quế, quê ở Quảng Ngãi. Mẹ là người
Xêđăng quê ở Non Dắt. Ơng Điền, ơng Đúc sinh ra và lớn lên trên quê mẹ, sống và lao
động theo phong tục tập quán của người Xêđăng. Năm 1937, khi phong trào "Nước
Xu" lan ra nhiều tỉnh Tây Nguyên thì từ Trà My, hai ông đã băng rừng, vượt suối lên
Kon Tum, liên hệ với Kay Riêm và Kay Tum để đổi "nước phép" mang về cho nhân
dân trong vùng, qua đó dấy lên phong trào chống Pháp sôi nổi ở Trà My và các vùng
lân cận. Từ cuộc đời thường xuyên bị áp bức bóc lột, cịng lưng đi xâu, đến đây thêm
một lần nữa nhân dân các dân tộc thiểu số Trà My lại nổi dậy chống thực dân Pháp với
khí thế mạnh mẽ, hào hùng. Dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh tiến bộ ở địa phương,
cuối năm 1937, đồng bào ở các làng thuộc các xã Trà Nam, Trà Linh, Trà Cang, Trà

Mai...ngày nay đã rào làng, làm lễ cúng thần linh và tổ chức lực lượng nổi dậy đánh
Pháp.
Đầu năm 1938, thực dân Pháp mở một cuộc hành quân lớn lên vùng cao Trà My.
Đoán được hướng hành quân của địch, các thủ lĩnh chỉ huy cuộc chiến đấu đã cho
nghĩa quân mai phục tại Dốc Dược và đợi đến lúc toàn bộ cánh quân địch lọt vào trận
địa mới ra lệnh tấn công. Nghĩa quân dùng cung, nỏ bắn tới tấp vào đội hình quân
Pháp. Chúng đánh trả song vô hiệu. Kết quả, đã loại khỏi vòng chiến đấu nhiều tên


12

địch, trong đó có một tên sĩ quan chỉ huy Pháp bị bắn chết. Quân địch phải bỏ dở cuộc
hành quân, tạm lui về Nước Xa.
Chiến thắng Dốc Dược là một trận thắng lớn của phong trào "Nước Xu" ở Trà
My, bẻ gãy mũi tiến công của địch lên vùng cao, góp phần nâng cao niềm tin là đồng
bào các dân tộc thiểu số ở Trà My có đủ khả năng đánh thực dân Pháp bằng vũ khí thơ
sơ [17, tr. 13].
Sau trận Dốc Dược, thực dân Pháp tăng quân, thực hiện cho bằng được cuộc
hành quân thọc sâu lên vùng cao Trà My. Tên Đơ Luxtanh, trưởng đồn Bót Xít (Bến
Giằng) được viên cơng sứ Pháp ở Hội An gọi về giao nhiệm vụ lên gấp Trà My tìm
cách bắt ông Điền, ông Đúc. Nhân dân các dân tộc thiểu số ở Trà My lại tiếp tục cuộc
chiến đấu. Quân Pháp tiến lên được một số làng vùng cao nhưng rất vất vả.
Tại Non Dắt, địch xảo quyệt dùng một tên thương lái trước đó có quen biết ơng
Điền, ơng Đúc lần mị vào núi tìm đến nơi hai ông đang trú, dụ dỗ nếu hai ông ra hàng
thì sẽ được thực dân Pháp tha bỗng. Vì lầm mưu giặc, ông Điền, ông Đúc đã bị thực
dân Pháp bắt và xử bắn ngay tại Non Dắt. Giết được hai anh em ông Điền, ông Đúc,
thực dân Pháp thẳng tay đàn áp nhân dân địa phương. Song đồng bào các dân tộc thiểu
số Trà My vẫn anh dũng đứng dậy, kiên quyết chống đánh địch, giữ đất, giữ rừng, giữ
cuộc sống yên lành và tự do của mình [17, tr. 13, 14].
Mùa xuân năm 1938, dự kiến được tình hình quân Pháp từ Non Dắt sẽ đến càn

quét làng mình, đồng bào Cadong ở làng Tu Du, dưới sự chỉ huy của Xen Đung, chủ
động bố trí lực lượng đánh địch, đánh địch từ xa, khi chúng chưa đến làng. Tất cả dân
làng đều được huy động vào trận đánh. Người già, phụ nữ, trẻ em vót chơng, làm
chướng ngại, cắm chông, đặt bẫy quanh làng. Riêng lực lượng thanh niên thì phục kích
tại Non Đoan, nơi địch phải đi qua để vào làng. Những thanh niên thạo tên, ná, tích
cực đánh trận này là Prồng, Dày Den, Niếu, Nn...
Đúng như dự kiến của làng Tu Du, bọn lính Pháp từ Non Dắt xuống Tak Chanh
rồi tiến về Non Đoan. Tại đây, chờ địch lọt hết vào trận địa đã bày sẵn, theo lệnh của
Xen Đung quân khởi nghĩa tấn công từ hai bên núi. Bị đánh bất ngờ trong thế trận
khơng thấy bóng dáng và phương hướng tấn cơng của đối phương, địch hốt hoảng bắn
đạn lung tung rồi tháo chạy về đồn Trà My .
Có thể nói tình yêu núi rừng, lòng khát khao độc lâp, tự do đã bồi đắp cho nhân
dân các dân tộc Trà My truyền thống yêu nước nồng nàn và tinh thần đấu tranh kiên
cường, bất khuất. Các cuộc nổi dậy chống thực dân Pháp và phong kiến tay sai của
nhân dân Trà My vì thế đã liên tiếp nổ ra, tiêu biểu là khởi nghĩa Thăng Mậu và phong
trào “Nước Xu”. Tuy các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị thất bại nhưng đây là điều kiện
thuận lợi để nhân dân các dân tộc huyện Trà My vươn lên tiếp thu ánh sáng và sự lãnh


13

đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam [17, tr. 14].
Ngày 9.3.1945, phát xít Nhật tiến hành đảo chính thực dân Pháp trên tồn cõi
Đơng Dương. Ngày 12.3.1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị “Nhật,
Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” làm dấy lên cao trào kháng Nhật, cứu
nước, thúc đẩy tình thế cách mạng trong nước mau chóng chín muồi.
Từ ngày 13 đến ngày 15.8.1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng đã họp ở Tân Trào
(Tuyên Quang) quyết định phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả
nước. Ngày 16.5.1945, Đại hội quốc dân cũng họp tại Tân Trào. Chủ tịch Hồ Chí
Minh ra Lời kêu gọi đồng bào cả nước: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã

đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Cao trào
khởi nghĩa giành chính quyền cuồn cuộn dâng lên khắp ba miền Bắc, Trung, Nam [17,
tr. 15].
Ở Quảng Nam, từ đêm 17 rạng ngày 18.8.1945, tỉnh lỵ Hội An và một số phủ,
huyện đồng bằng, như Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ, Tiên
Phước... tiến hành khởi nghĩa. Sáng sớm ngày 18.8.1945, cuộc khởi nghĩa ở tỉnh lỵ
Hội An giành được thắng lợi. Quảng Nam trở thành một trong 4 tỉnh khởi nghĩa giành
chính quyền thắng lợi ở tỉnh lỵ đầu tiên trong cả nước.
Khi chính quyền ở các phủ, huyện về tay nhân dân, Ủy ban bạo động khởi nghĩa
tỉnh phái một trung đội lực lượng vũ trang do đồng chí Hồ Tuân chỉ huy và đồng chí
Nguyễn Tuân là cán bộ chính trị đi lấy đồn Trà My. Ngày 22. 8, chiếc xe camnhong,
cắm cờ đỏ sao vàng, chở lực lượng vũ trang của ta từ Hội An lên Vĩnh Điện, theo
đường Quốc lộ 1A vào Tam Kỳ. Đến Tam Kỳ thì rẽ lên đường Trường Xuân - An Lâu
- Trà My. Ba giờ chiều xe của ta đến trước đồn Trà My. Đồng bào các làng Mậu Cà,
Trà My, Dương Hòa, Mậu Long... được tin Việt Minh lên, lại thấy cờ, xe và lực lượng
vũ trang của ta nên kéo đến sân đồn rất đông.
Bọn bảo an binh giữ đồn Trà My nghe tin Việt Minh đã khởi nghĩa giành chính
quyền thắng lợi khắp nơi, khi lực lượng ta đến, chúng sắp sẵn đội ngũ chỉnh tề, mang
súng chúc nịng xuống đất, đón ta vào tiếp thu đồn. Quản Chiểu - trưởng đồn Trà My đã giao nộp tất cả vũ khí, tài liệu cho ta. Lá cờ quẻ ly trước sân đồn bị ném xuống và lá
cờ đỏ sao vàng được kéo lên trong niềm phấn khởi của nhân dân.
Sáng ngày 23.8.1945, ta tổ chức một cuộc mít tinh tại sân đồn Trà My. Đồng bào
đến dự chật cả sân đồn. Đồng chí Nguyễn Tuân đọc và giải thích 10 chính sách của
Mặt trận Việt Minh, sau đó làm lễ ra mắt Ủy ban lâm thời quản lý đồn Trà My. Đồng
chí Nguyễn Tuân được trên chỉ định làm Chủ tịch lâm thời với sự giúp việc của Quản
Chiểu. Sau đó, ơng Dinh ở Trà My, ơng Đinh Đen ở Mang Tra được bổ sung vào Uỷ
ban lâm thời.


14


Đồn Trà My về tay lực lượng cách mạng. Nhân dân các dân tộc Trà My được
hồn tồn giải phóng. Bắt đầu từ đó, đồng bào các dân tộc thiểu số Cadong, Xêđăng,
Cor, Bh’noong ở Trà My từng bước biết Đảng, hiểu Đảng, tin Đảng, chiến đấu bảo vệ
làng bản và xây dựng quê hương dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Ngày 2.9.1945, tại vườn hoa Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc
Tun ngơn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Nhà nước công
nông đầu tiên ở Đông Nam Á [17, tr. 15,16].
Ngày 6.1.1946, được chọn làm ngày bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên của nước
Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Ở Quảng Nam, từ cuối năm 1945, Tỉnh uỷ và Mặt trận
Việt Minh tỉnh đã cử hai đoàn cán bộ lên miền núi giúp đồng bào các dân tộc thiểu số
vận động, giới thiệu ứng cử viên và tổ chức bầu cử. Đồn cán bộ Trà My- Phước Sơn
do đồng chí Hồ Tuân làm trưởng đoàn. Đoàn cán bộ Bến Hiên- Bến Giằng do đồng chí
Trần Tường làm trưởng đồn. Thơng qua đồng bào các dân tộc thiểu số ở địa phương,
hai đoàn đã giới thiệu hai đại biểu ra ứng cử đại biểu Quốc hội: ông Đinh Tựu- người
dân tộc Cor ở Trà My (nay thuộc xã Trà Nú) và ông Cónh Ngươl- người dân tộc Cơ
Tu ở Bến Giằng [17, tr. 16].
Tháng 2.1946, nhân dân các dân tộc Trà My tham gia cuộc bầu cử Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh. Đồng bào chọn và bầu các đồng chí Hồng Châu Ký, Lê Thị Kinh, Bùi
Biên, Nguyễn Sang vào Hội đồng nhân dân tỉnh [17, tr. 17].
Tháng 6.1946, nhằm thực hiện cuộc vận động cách mạng ở vùng các dân tộc ít
người và xây dựng miền tây thành hậu phương của cuộc kháng chiến, theo quyết định
của Tỉnh ủy Quảng Nam, Phòng Liên lạc Quốc dân thiểu số tỉnh được thành lập và cử
các đoàn cán bộ miền tây xây dựng các phòng liên lạc quốc dân thiểu số ở các vùng
[17, tr. 17].
Qua một thời gian hoạt động tích cực- từ tháng 12.1946 đến tháng 3.1947, Phòng
Liên lạc quốc dân thiểu số Trà My đã lập những thành tích đáng phấn khởi [17, tr. 18].
Tháng 1.1947, đồng bào dân tộc Cor ở vùng thấp Trà My tổ chức trọng thể đại
hội đoàn kết các dân tộc thiểu số. Thời gian đại hội là một ngày một đêm, dưới sự chủ
trì của Phịng Liên lạc quốc dân thiểu số Trà My. Dự đại hội có các đại biểu của ủy
ban và đồn thể các thơn, xã. Đại biểu các dân tộc thiểu số về dự đại hội mặc đẹp và

mang theo những trang sức đẹp nhất của dân tộc mình [17, tr. 19].
Sau đại hội đoàn kết của đồng bào Cor ở vùng thấp, từ ngày 17 đến ngày
19.3.1947, theo chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Nam, Đại hội thành lập châu và Ủy
ban hành chính châu Trà My được tổ chức tại đồn Trà My. Châu Trà My gồm cả vùng
Trà My và Phước Sơn [17, tr. 20].
Ngay sau thành lập, châu Trà My, Ban cán sự Đảng và Uỷ ban hành chính châu


15

Trà My đẩy mạnh cuộc vận động đoàn kết dân tộc, xây dựng củng cố chính quyền cấp
cơ sở, tổ chức tăng gia sản xuất và tăng cường phát triển đảng viên.
Tháng 5.1948, đồng chí Trần Mịch được Tỉnh uỷ điều động lên Trà My, làm Bí
thư chi bộ Ban cán sự Đảng Trà My thay đồng chí Nguyễn Đáo. Chi bộ họp đánh giá
tình hình và bàn chủ trương công tác.
Những kết quả của việc tổ chức xây dựng chính quyền ở các địa phương miền
núi nói chung, ở Trà My nói riêng và sự ra đời của châu Trà My là bước chuyển quan
trọng cho việc thành lập huyện Trà My. Trên cơ sở chín muồi đó và nhằm đẩy mạnh
xây dựng vùng tự do và căn cứ miền núi của tỉnh, Tỉnh ủy Quảng Nam chủ trương bỏ
cấp châu, thành lập các huyện.
Theo tinh thần đó, ngày 12.10.1948 , Tỉnh uỷ đã quyết định tách phần đất thuộc 2
tổng của châu Trà My sáp nhập cùng với 6 xã: Liên Giang, Vinh Quang (huyện Quế
Sơn), Song An, Phú Toàn (huyện Tiên Phước), Tráng Sơn và Thăng Phước (huyện
Thăng Bình) để thành lập huyện Phước Sơn. Phần đất cịn lại của châu Trà My được
hình thành huyện Trà My. Huyện Trà My gồm có 14 xã là: Trà Tak Zút, Trà Tak Nú,
Trà Văn Đốc, Trà Ngok Tập, Trà Tak Riềng, Trà Ngok Tu, Trà Tak Bền, Trà Tak Kót,
Trà Tak Pui, Trà Tak Leng, Trà Kiếp Cang, Trà Tak Poa, Trà Tak Rây. Ủy ban Kháng
chiến- Hành chính huyện Trà My do đồng chí Phạm Diệu làm Chủ tịch [17, tr. 24].
Sự ra đời của huyện Trà My đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình phát triển của
địa phương. Ngày 28.10.1949, tại xã Trà Giang, lễ tuyên bố thành lập Đảng bộ huyện

Trà My được tiến hành trọng thể. Đảng bộ huyện Trà My ra đời đánh dấu một bước
trưởng thành, chuyển biến cả về lượng và chất trong công tác xây dựng Đảng và phong
trào cách mạng trong toàn huyện [17, tr. 25].
Sang năm 1950, Huyện ủy chủ trương thành lập Xã ủy liên xã Trà Tak Zút, Trà
Tak Kót, Trà Tak Nú nhằm giúp cho ba chi bộ xã liền kề này có điều kiện học hỏi, rút
kinh nghiệm lẫn nhau. Hội nghị thành lập Xã ủy được tổ chức ở nóc Năm Truyền và
đồng chí Năm Truyền được cử làm Bí thư Xã ủy [17, tr. 26].
Cũng vào năm 1949, Uỷ ban Kháng chiến- Hành chính Quảng Nam mở lớp đào
tạo cán bộ hướng dẫn nghiệp vụ quản lý hành chính và tổ chức cấp xã cho các huyện.
Trà My đã gửi cán bộ tham gia học khóa này [17, tr. 27].
Tháng 8.1950, để tạo điều kiện cho các Đảng bộ huyện miền núi tập trung sức
xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Tỉnh uỷ Quảng Nam chủ trương tách các xã
người Kinh thuộc các huyện miền núi giao lại cho các huyện đồng bằng [17, tr. 29].
Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ, tháng 10.1950, Huyện ủy và Ủy ban Kháng
chiến- Hành chính huyện Trà My đã bàn giao ba xã người Kinh: Trà Lương, Trà Sơn
và Trà Giang cho huyện Tiên Phước. Sau khi bàn giao 3 xã nói trên cho Tiên Phước,


16

mặc dù các cơ quan của huyện Trà My vẫn tiếp tục đóng tại xã Trà Giang, song từ đây,
cơng tác xây dựng miền núi theo chủ trương của Liên khu uỷ V và Tỉnh uỷ được Đảng
bộ Trà My tập trung tổ chức thực hiện có hiệu quả hơn trước [17, tr. 29].
Trong năm 1952 và đầu năm 1953, đồn cán bộ xây dựng vùng cao Trà My tích
cực tiếp tục hoàn thành việc xây dựng cơ sở cách mạng rộng rãi ở Nam Bền, Bắc Bền,
tây Trà Tak Rây, Trà Kiếp Cang... chuẩn bị một bước khi điều kiện cách mạng cho
phép đưa nhân dân cùng cao nổi dậy quét sạch gum, tề.
Về quân sự, đến đầu năm 1954, Trà My đã xây dựng một đại đội lực lượng vũ
trang huyện, trong đó hai trung đội người Kinh và một trung đội là thanh niên các dân
tộc thiểu số [17, tr. 40].

Trong những năm 1954-1959, phong trào cách mạng của Trà My phải qua nhiều
khó khăn, thử thách. Ta từ hoạt động cơng khai chuyển sang bí mật, trong khi đó địch
đến tiếp quản và tìm mọi cách đánh phá phong trào cách mạng. Tuy nhiên, dưới sự chỉ
đạo trực tiếp của Tỉnh ủy và Ban Cán sự miền Tây Quảng Nam, Đảng bộ huyện đã
lãnh đạo nhân dân địa phương vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, cơ bản bảo tồn được
lực lượng cách mạng, nhiều phong trào cách mạng được duy trì và phát triển. Trà My
còn là địa bàn được nhiều địa phương bạn chọn đứng chân và bàn đạp để khôi phục,
phát triển cách mạng ở địa phương mình. Những kết quả đó tạo điều kiện cho Đảng bộ
và nhân dân Trà My chuyển sang một giai đoạn đấu tranh mới theo tinh thần Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa II) về chuyển
hướng đường lối của cách mạng miền Nam.
Từ đầu năm 1959 đến đầu năm 1965, phong trào cách mạng Trà My đã nhanh
chóng bắt nhịp với phong trào cách mạng của cả tỉnh, cả miền Nam. Trà My là nơi
sớm tiếp thu Nghị quyết 15 của Trung ương, sớm thành lập lực lượng vũ trang và phát
động chiến tranh nhân dân và chiến tranh du kích, xây dựng được nhiều phong trào sâu
rộng. Những thành tích đó đã góp phần bảo vệ căn cứ cách mạng của Khu V, giữ vững
phong trào cách mạng của địa phương, tinh thần cách mạng của quần chúng được nâng
lên một bước, vai trò lãnh đạo của Đảng bộ ngày một thể hiện. Đó là những tiền đề
quan trọng để Đảng bộ và nhân dân hai huyện Nam Trà My và Bắc Trà My bước vào
giai đoạn chiến đấu mới khi quân Mỹ trực tiếp đưa quân vào miền Nam, gây ra cuộc
chiến tranh cục bộ chống lại nhân dân ta [17, tr. 78].
Trong những năm 1965 đến năm 1972, cùng với nhân dân cả miền Nam, nhân
dân hai huyện Nam Trà My và Bắc Trà My phải đối mặt với quân xâm lược Mỹ với
hai chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” và “ Việt Nam hóa chiến tranh”. Đối mặt trực
tiếp với quân Mỹ cũng là đối mặt với bao khó khăn chồng chất, nhất là sự đánh phá
của địch tăng lên gấp bội lần, kể cả những loại vũ khí và phương tiện tối tân. Cũng do


17


địch đánh phá, đời sống của cán bộ và nhân dân gặp nhiều khó khăn, các mặt cơng tác
khác cũng bị ảnh hưởng. Thế nhưng dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Quảng
Nam và Ban Cán sự Khu Nam Trà, Đảng bộ và nhân dân hai huyện Nam Trà My và
Bắc Trà My đã bình tĩnh, mưu trí, vượt qua mọi khó khăn thử thách, xác định quyết
tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ. Hai huyện đã sử dụng thành công phương châm “Hai
chân, ba mũi giáp công”, đánh bại mọi cuộc càn quét vào vùng căn cứ, xây dựng thực
lực ngày một vững mạnh, đóng góp sức người, sức của ngày một nhiều. Với chiến
thắng tiêu diệt cứ điểm xã Đốc đã kết thúc một thời kỳ quân và dân hai huyện phải
trực tiếp đối mặt với kẻ thù ngay trên địa bàn địa phương. Những thành tích của Đảng
bộ và nhân dân hai huyện Nam Trà My và Bắc Trà My từ năm 1965 đến năm 1971
không chỉ góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc căn cứ, giữ vững hành lang BắcNam đi qua địa bàn địa phương mà còn tạo thế và lực cho hai huyện bước sang thời kỳ
đấu tranh mới khi trên địa bàn huyện nhà khơng cịn cứ điểm của địch- thời kỳ tập
trung xây dựng căn cứ và chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến.
Như vậy thời cơ giành thắng lợi cuối cùng của nhân dân ta đã đến. Cùng với toàn
Đảng, toàn quân, toàn dân cả nước và cả miền Nam, Đảng bộ và nhân dân hai huyện
Nam Trà My và Bắc Trà My làm hết sức mình cho nhiệm vụ của Đảng đã đề ra. Ngay
từ đầu tháng 12.1974, theo sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, mỗi huyện thành
lập 3 đại đội thanh niên xung phong để chuyển vũ khí ra chiến trường. Bên cạnh đó,
hai huyện cịn tích cực hưởng ứng chiến dịch tấn cơng đồng cỏ, khai hoang vỡ hóa
nhằm tăng diện tích sản xuất, tạo thêm nguồn lương thực phục vụ cho chiến trường.
Kết quả riêng huyện Nam Trà My, khai hoang đạt 70/30 ha so với kế hoạch. Nhờ đó
năm 1974 nhân dân trong huyện đã có đủ lương thực để ăn và đóng góp một phần cho
kháng chiến. Tháng 2.1975, hàng trăm du kích và thanh niên hai huyện tham gia vận
chuyển hàng trăm tấn vũ khí từ Phước Sơn xuống Tiên Phước [17, tr. 104].
Ngày 10.3.1975, cùng với chiến dịch giải phóng Tây Nguyên, chiến dịch Tiên
Phước- Phước Lâm được mở màn, mở đầu cho cuộc tổng tấn cơng và nổi dậy giải
phóng q hương Quảng Nam. Theo chủ trương của Khu ủy V và Tỉnh ủy Quảng
Nam, hai Huyện ủy Nam Trà My và Bắc Trà My đã huy động, tổ chức nhân dân các
dân tộc địa phương thành đội ngũ, sẵn sàng chờ mặt trận gọi là lên đường. Tất cả cán
bộ, đảng viên các cơ quan Đảng, chính quyền, đồn thể đều ra phía trước, ngay cả cơ

quan Huyện ủy cũng chỉ phân công một hoặc hai đồng chí trực lo cơng tác phía sau.
Đặc biệt hai trung đội trong lực lượng vũ trang của hai huyện Nam Trà My và Bắc Trà
My đã được giao nhiệm vụ tham gia bao vây bức hàng đồn Phước Lâm. Đây là quận lỵ
của quận Hậu Đức của địch, nơi tập trung bọn nguỵ quyền của Trà My. Được sự hỗ trợ
của một lực lượng nhỏ của sư đồn 2, cùng lúc với mũi tiến cơng khác vào Tiên Minh,


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×