ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
----------
TRẦN THỊ NGỌC CHI
ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ WEBGIS XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
TỈNH NGHỆ AN ĐỂ DẠY HỌC ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC SƯ PHẠM
NGÀNH: SƯ PHẠM ĐỊA LÝ
Đà Nẵng, 12/2020
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ WEBGIS XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
TỈNH NGHỆ AN ĐỂ DẠY HỌC ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Th.S. Lê Ngọc Hành
Trần Thị Ngọc Chi
Lớp: 17SDL
Đà Nẵng, 12/2020
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ............................................................................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................................iv
A. PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...................................................................................................1
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................2
2.1. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................................2
2.2. Nhiệm vụ của đề tài ......................................................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................3
4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu...........................................................................3
4.2. Phương pháp thực địa ...................................................................................................3
4.3. Phương pháp tổng hợp xử lý, phân tích số liệu ............................................................3
4.4. Phương pháp GIS ..........................................................................................................3
5. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ................................................................................................3
5.1. Trên thế giới ..................................................................................................................3
5.2. Trong nước ....................................................................................................................4
7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ......................................................................5
7.1. Ý nghĩa khoa học: .........................................................................................................5
7.2. Ý nghĩa thực tiễn:..........................................................................................................5
8. BỐ CỤC ĐỀ TÀI .............................................................................................................5
B. PHẦN NỘI DUNG .........................................................................................................6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................6
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG .................................6
1.1.1. Khái niệm Địa lý địa phương .....................................................................................6
1.1.2. Vai trò của địa lý địa phương trong dạy học địa lý ...................................................6
1.2. TỔNG QUAN VỀ GIS VÀ WEBGIS ..........................................................................7
1.2.1. Tổng quan về GIS và ứng dụng GIS..........................................................................7
1.2.2. Ứng dụng GIS trong dạy học địa lý ...........................................................................9
1.2.3. Giới thiệu về WebGIS .............................................................................................10
1.3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH NGHỆ AN ....................13
1.3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ..............................13
1.3.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI ..............................................................................15
1.4. PHÂN TÍCH SWOT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA
TỈNH NGHỆ AN ...............................................................................................................23
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG DỮ LIỆU VỀ TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH
NGHỆ AN TRÊN STORY MAPS ....................................................................................28
2.1. NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ STORY MAPS.............................................................11
2.2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS TRÊN STORY
MAPS .................................................................................................................................31
2.2.1. Xây dựng và khai thác trên Story Maps ..................................................................32
i
2.2.2. Giao diện người sử dụng ..........................................................................................42
CHƯƠNG 3: KHAI THÁC DỮ LIỆU VỀ TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH
NGHỆ AN TRÊN STORY MAPS ĐỂ DẠY HỌC ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG .....................44
3.1. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG ....................................................44
a. Kế hoạch dạy học ...........................................................................................................44
b. Kết quả (dự kiến) ...........................................................................................................47
3.2. ĐÁNH GIÁ .................................................................................................................58
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................60
1. KẾT LUẬN ....................................................................................................................60
2. KIẾN NGHỊ ...................................................................................................................60
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................62
ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Từ tiếng Anh
Từ tiếng Việt
CSDL
Cơ sở dữ liệu
CNTT
Công nghệ thông tin
GIS
Geographic Information System
Hệ thống thơng tin địa lý
GPS
Global Positioning System
Hệ thống định vị tồn cầu
SWOT
Strengths, Weakness,
Thế mạnh, điểm yếu, cơ
Opportunities, Threats
hội, thách thức
KTXH
Kinh tế - xã hội
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Dân số tỉnh Nghệ An năm 2019 ........................................................................21
Bảng 1.2. Bảng phân tích SWOT về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An...23
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An ......................................................................20
Hình 2.1. Chọn mục "bản đồ" để tạo bản đồ .....................................................................29
Hình 2.2. Thêm các lớp dữ liệu có sẵn trên ArcGIS Online .............................................29
Hình 2.3. Nhập cơ sở dữ liệu bằng tệp shp hoặc csv (nếu có) ..........................................30
Hình 2.4. Chỉnh sửa bản đồ bằng cách thêm các điểm, đường, vùng, hình ảnh, video, liên kết…
............................................................................................................................................30
Hình 2.5. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về tỉnh Nghệ An trên Story Maps ........31
Hình 2.6. Sử dụng Story Maps a Series of maps and other content ..................................32
Hình 2.7. Sử dụng app Map Series Builder ......................................................................33
Hình 2.8. Màn hình nhập tiêu đề trên Map Series Builder ...............................................34
Hình 2.9. Xây dựng các chủ đề trên Map Series Builder ..................................................35
Hình 2.10. Các cơng cụ chỉnh sửa trên Map Series Builder .............................................35
Hình 2.11. Kết quả xây dựng dữ liệu lưu tỉnh Nghệ An trên nền Story Maps .................39
Hình 2.12. Thiết lập bố cục cho Map A Series .................................................................40
Hình 2.13. Chia sẻ đường link Story Maps .......................................................................41
Hình 2.14. Thư viện Story Maps .......................................................................................41
Hình 2.15. Quản lý cơ sở dữ liệu cá nhân trên Story Maps ..............................................42
Hình 2.16. Giao diện Story Maps của người dùng trên Laptop ........................................42
Hình 2.17. Giao diện Story Maps trên Smartphone ..........................................................43
iv
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Địa lý là môn học quan trọng được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông từ
lớp 6 cho đến lớp 12, nhằm mục đích trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên thế giới và Việt Nam. Bên cạnh đó, nó cịn giúp
người học vận dụng các kiến thức địa lí và cuộc sống để biết cách cư xử với môi
trường tự nhiên và xã hội xung quanh. Đồng thời, mơn Địa lý cịn đáp ứng với u cầu
phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.
Địa lý là mơn học có nhiều thuận lợi về giáo dục tình yêu quê hương đất nước
trong đó các kiến thức về địa phương có vai trị cực kỳ quan trọng, tình yêu đó phải
được bắt nguồn từ sự vật hiện tượng gần gũi thân quen nơi xóm làng của mình và
chúng ta chỉ thực sự yêu khi chúng biết được sâu sắc về chúng. Chính việc giảng dạy
địa lý địa phương đã tạo nên điều kiện cho thế hệ trẻ tìm hiểu và đánh giá những tiềm
năng của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, thực trạng kinh tế xã hội của
địa phương. Từ đó, nó giúp các em định hướng nghề nghiệp lao động sản xuất, góp
phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Như chúng ta đã biết hiện nay ứng dụng công nghệ thông tin đã được áp dụng ở
nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội mang lại hiệu quả trong giáo dục nói chung và đối với
việc giảng dạy bộ mơn Địa lý nói riêng. “Cơng nghệ thông tin ngày càng được ứng
dụng rộng rãi trong dạy học nói chung và dạy học địa lí nói riêng. Giáo viên cần
khuyến khích và tạo điều kiện, mơi trường học tập thuận lợi cho HS khai thác thông
tin từ Internet để phục vụ học tập; rèn luyện cho HS kỹ năng xử lí, trình bày thơng tin
địa lí bằng cơng nghệ thơng tin và truyền thơng; khuyến khích HS lập các trang
website học tập, trình bày báo cáo địa lí bằng các phần mềm thơng dụng và thích hợp,
xây dựng các video clips giới thiệu sự vật, hiện tượng địa lí...” – GS Lê Thơng. Và đây
cũng là một trong những xu hướng đổi mới trong giáo dục môn địa lý hiện nay.
Công nghệ GIS (Geographic Information System – Hệ thống thông tin địa lý) đã
được ứng dụng rất nhiều trong các ngành khoa học có liên quan đến dữ liệu không
gian nhờ khả năng xây dựng, quản lý và chia sẻ các thông tin qua mạng internet. Công
nghệ GIS trên nền Web (WebGIS) với giao diện đơn giản, dễ sử dụng giúp dễ dàng
truy cập được những thơng tin kết hợp với bản đồ động để có cái nhìn trực quan về các
khu vực thơng qua trình duyệt Web mà không cần phải sử dụng những phần mềm GIS.
Một trong những cơng nghệ WebGIS có thể được ứng dụng tốt trong dạy học địa lý đó
là ArcGIS Online. Ở phiên bản cập nhật 06/2016, ArcGIS Online đã giới thiệu sản
phẩm mới của mình là Story Maps với hai tính năng chính là Story Map Cascade và
Story Map Crowdsource giúp người dùng có thể chia sẻ các ý tưởng của mình bằng
1
cách tận dụng các ưu điểm của bản đồ số.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin để nâng
cao hơn nữa khả năng tiếp cận các vấn đề địa lý trong chương trình đổi mới giáo dục
phổ thông môn địa lý, đặc biệt là những nội dung liên quan trực tiếp đến địa lý tự
nhiên, kinh tế xã hội của địa phương, nên việc nghiên cứu đề tài“Ứng dụng công nghệ
WebGIS xây dựng cơ sở dữ liệu tỉnh Nghệ An để dạy học địa lý địa phương” là một
hướng nghiên cứu và ứng dụng rất thiết thực.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu của đề tài
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về tự nhiên và kinh tế xã hội ở tỉnh Nghệ An trên nền
GIS và Story Maps.
- Quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu trên nền WebGIS, cụ thể là trên Story Maps
thông qua việc xây dựng thiết kế bài giảng địa lý địa phương ở các trường THPT đáp
ứng nhu cầu đổi mới trong giáo dục hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
Trên cơ sở mục tiêu, đề tài đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Điều tra, thu thập cơ sở dữ liệu về các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở tỉnh
Nghệ An
- Xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu trên nền WebGIS, cụ thể là trên Story
Maps.
- Tạo một ứng dụng trên Story Maps về dạy học Địa lý.
- Thiết kế một chương trình dạy học địa lý địa phương ở trường THPT.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ứng dụng GIS trong
dạy học. Đề tài tập trung vào việc sử dụng Story Maps để khai thác dữ liệu về tỉnh
Nghệ An trong dạy học địa lý địa phương ở các trường phổ thông phục vụ chương
trình đổi mới giáo dục.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ dạy học địa lý địa phương
trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Về nội dung: Sử dụng Story Maps để xây dựng và khai thác dữ liệu GIS về tỉnh
2
Nghệ An, cụ thể là sử dụng Story Maps để thiết kế một chương trình dạy học địa lý địa
phương của Tỉnh.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
Tiến hành thu thập, tìm hiểu các tài liệu, số liệu từ nhiều nguồn khác nhau như
trên internet, trong giáo trình, sách báo, các cơng trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu
khoa học, google map, google earth…
4.2. Phương pháp thực địa
Sử dụng các thiết bị chuyên dụng (máy ảnh, Smartphone…) để định vị và chụp
ảnh các địa điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Cùng với đó
là thu thập số liệu, những thông tin về các địa điểm này.
4.3. Phương pháp tổng hợp xử lý, phân tích số liệu
Với các số liệu thu thập được cần phải tổng hợp, xử lý và phân tích đề nghiên cứu
đề tài. Xử lý và phân tích số liệu hay dữ liệu là một trong các bước cơ bản của một
nghiên cứu. Bản thân số liệu chỉ là các số liệu thô, qua xử lý và phân tích trở thành các
thơng tin và sau đó trở thành tri thức. Đây chính là điều mà tất cả nghiên cứu đều
mong muốn.
4.4. Phương pháp GIS
Từ các dữ liệu thu thập được trong quá trình điều tra và thu thập số liệu từ các
nguồn khác nhau. Đề tài tiến hành xử lý số liệu trên GIS, sau đó chúng tơi chuyển sang
khai thác trên nền WebGIS.
5. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
5.1. Trên thế giới
- Những năm đầu của thập kỷ 60 (1963-1964), các nhà khoa học Canada đã xây
dựng hệ GIS đầu tiên với tên gọi “Canada Geographic Information System”, được sử
dụng trong công tác quản lý tài nguyên ở Canada. Ban đầu, GIS chủ yếu dùng để phục
vụ công tác điều tra và quản lý tài nguyên. Đến giữa thập kỷ 60, GIS đã phát triển để
phục vụ cho công tác khai thác và quản lý đô thị.
- Các ứng dụng cơ sở dữ liệu GIS liên tục phát triển trong lĩnh vực bảo vệ tài
nguyên- mơi trường. Từ chương trình kiểm kê nguồn tài ngun thiên nhiên của
Canada trong những năm 1960, đến các chương trình GIS cấp bang của Mỹ bắt đầu
vào cuối những năm 1970, mơ hình hố quản lý các sự cố môi trường hiện đang được
phát triển mạnh mẽ. Một số ứng dụng cụ thể là: Thành phố Brno, Cộng hoà Czech, đã
3
sử dụng cơ sở dữ liệu GIS để phát triển qui hoạch tổng thể của thành phố và hiển thị
thông tin theo cơ sở dữ liệu GIS địa chính của thành phố. Mlada, cộng hoà Czech cũng
sử dụng cơ sở dữ liệu GIS để hỗ trợ kế hoạch quy hoạch lại một khu sân bãi quân sự,
đánh giá và mô phỏng loại tài nguyên đất, đất nông nghiệp, đất tự nhiên. Năm Sở phát
triển Nhà và Đô thị Adelaide, Australia sử dụng cơ sở dữ liệu GIS để phân tích xu
hướng xây dựng của thành phố, từ đó chỉ ra sự mở rộng của thành phố và ảnh hưởng
của nó đối với cơ sở hạ tầng.
5.2. Trong nước
Ở Việt Nam, công nghệ GIS được đưa vào nghiên cứu và sử dụng khá sớm, vào
khoảng những năm 90. Từ đó trở đi, công nghệ GIS đã được nhiều cá nhân và tập thể
tham gia nghiên cứu, ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Đến nay ở nước ta, GIS
đã được ứng dụng trong khá nhiều ngành như quy hoạch nông lâm nghiệp, quản lý
rừng, lưu trữ tư liệu địa chất, đo đạc bản đồ, địa chính, quản lý đơ thị… Tuy nhiên, các
ứng dụng có hiệu quả nhất mới giới hạn ở các lĩnh vực lưu trữ, in ấn các tư liệu bản đồ
bằng công nghệ GIS. Các ứng dụng GIS thuộc lĩnh vực quản lý, điều hành, trợ giúp
quyết định hầu như mới dừng ở mức thử nghiệm, còn cần thời gian và đầu tư mới có
thể đưa vào ứng dụng chính thức.
Trong lĩnh vực ứng dụng cơng nghệ WebGIS, đã có những nghiên cứu như:
- “Ứng dụng cơng nghệ WebGIS để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ khai thác tiềm
năng du lịch bền vững ở tỉnh Quảng Trị” của Hà Văn Hành và các cộng sự.
- “Ứng dụng công nghệ webGIS mã nguồn mở phục vụ cơng tác quảng bá du lịch”
của Phạm Thị Phép, khóa luận tốt nghiệp, Đại học Nông Lâm, 2013.
- “Ứng dụng công nghệ WebGIS quản lý dữ liệu thủy lợi tại thành phố Cần Thơ”
của nhóm tác tác Lê Văn Thạnh, Trương Chí Quang, Võ Quang Minh, 2014.
- “Ứng dụng cơng nghệ WebGIS quản lý cơ sở dữ liệu hệ đầm phá Tam Giang
Cầu Hai” của nhóm tác giả Trần Phương Hà, Nguyễn Quang Tuấn, 2016.
Nhìn chung, những ứng dụng WebGIS rất đa dạng, và đem lại hiệu quả lớn trong
việc cập nhật và khai thác thông tin. Tuy nhiên, để xây dựng được những ứng dụng đó,
thành lập cần có những kiến thức về lập trình và am hiểu về cơ sở dữ liệu, thiết kế
web,… Vì vậy, việc sử dụng rộng rãi trong dạy học đối với những người khơng có
kiến thức về lập trình sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trong đề tài này, chúng tơi sử dụng
cơng nghệ của ESRI, cụ thể là Story Maps, đây là ứng dụng miễn phí cho các cộng
đồng và có thể dễ dàng ứng dụng rộng rãi trong việc xây dựng các nội dung tương tự.
4
7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
7.1. Ý nghĩa khoa học:
Kết quả của đề tài góp phần chứng minh tính hiệu quả của việc ứng dụng cơng
nghệ thơng tin vào dạy học Địa lý trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Trong đó,
hơn nữa nội dung mơn Địa lý ở chương trình phổ thơng mới tập trung vào dạy học
thực tế, thực hành.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Đề tài đã xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu về tỉnh Nghệ An, dữ liệu này có thể là
tài liệu tham khảo cho quá trình dạy học những nội dung liên quan đến thực tế của địa
phương.
- Từ kết quả của đề tài, chúng ta có thể áp dụng phương pháp này để xây dựng và
khai thác dữ liệu ở một khu vực khác, phục vụ vụ dạy học địa lý một cách hiệu quả.
8. BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài có ba chương chính như
sau:
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Xây dựng dữ liệu về tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An để dạy
học địa lý ở tỉnh Nghệ An trên Story Maps
Chương 3: Khai thác dữ liệu về tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An để thiết
kế bài giảng dạy học địa lý địa phương.
5
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
1.1.1. Khái niệm Địa lý địa phương
Tùy vào từng quốc gia kiến thức địa lý địa phương được dạy trong chương trình
địa lý phổ thơng là kiến thức địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội của một tỉnh, một bạng,
một tiểu bang một vùng khu vực thậm chí cịn nhỏ hơn nữa. Đó là những kiến thức địa
lý khơng gian hẹp của một nước nên nó được gọi là địa lí quê hương hay là địa lý địa
phương.
1.1.2. Vai trò của địa lý địa phương trong dạy học địa lý
Địa lý địa phương có thể được cấu tạo thành một môn học riêng một lớp nhất định
thường là bậc tiểu học hoặc nó được tích hợp vào nội dung địa các lớp như ở nước ta
kiến thức địa lý địa phương được bố trí thành một chương ở địa lý lớp 9 và lớp 12 và
được tích lũy dần trong quá trình dạy học các bài ở các lớp. Với mục đích phục vụ
giáo dục, nội dung địa lý địa phương phải xuất phát từ những yêu cầu giảng dạy và
học tập ở trường phổ thông gắn liền với chương trình và thời gian quy định. Yêu cầu
học tập địa lý địa phương đối với học sinh là các em phải có những kiến thức tối thiểu
về địa phương mình đang sống, có khả năng giải thích và phân tích được các hiện
tượng diễn ra tại địa phương. Địa lý địa phương là một bộ phận và có liên quan mật
thiết đến với địa lý Tổ quốc nên kiến thức địa lý địa phương có vai trị là cơ sở để học
sinh nắm vững kiến thức địa lý tổ quốc kiến thức địa lý nói chung. Ngược lại việc tích
hợp kiến thức địa lý địa phương và dạy học địa lý phổ thơng có tác dụng bổ sung kiến
thức địa lý địa phương cho các em từ đó bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước trong
mỗi con người. Kiến thức địa lý địa phương là kiến thức để giúp vật hiện tượng gần
gũi thân quen mà học sinh nhìn thấy hằng ngày. Do vậy, nó hình thành biểu tượng địa
lý cho học sinh. Mà như chúng ta đã biết biểu tượng để lý lại là cơ sở để khái qt nên
khái niệm địa lý vì nó phản ánh được những thuộc tính của điạ lý. Biểu tượng về các
sự vật hiện tượng càng sáng càng đầy đủ thì việc nhận thức càng tốt, đồng thời khi
giáo viên lồng ghép kiến thức địa lý địa phương vào trong bài giảng địa lý sẽ gây được
sự hứng thú, tính tự giác, tích cực học tập của học sinh. Bên cạnh đó những kiến thức
địa lý địa phương và nhà trường trang bị cho học sinh nếu có giá trị thực tiễn sẽ điều
kiện cho học sinh có thể vận dụng được vào công việc lao động sản xuất của địa
phương, tham gia cải tạo xây dựng để bảo vệ quê hương giàu đẹp.
Hiện nay, trong chương trình giáo dục phổ thông môn địa lý được ban hành năm
6
2018 gồm 3 năng lực chính đó là nhận thức khoa học địa lý, tìm hiểu địa lý và vận
dụng kiến thức kỹ năng đã học. Trong đó năng lực tìm hiểu địa lý có 3 thành phần mà
cụ thể là thành phần 2 là tổ chức học tập ở thực địa và thành phần 3 là khai thác sử
dụng Internet phục vụ môn học được hướng đến trong dạy học địa lý địa phương. Đầu
tiên tổ chức học tập ở thực địa là xây dựng được kế hoạch học tập, sử dụng được
những kỹ năng cần thiết để thu thập tài liệu sơ cấp ngoài thực địa: quan sát, quan trắc,
chụp ảnh thực tế, phỏng vấn, vẽ lược đồ, sơ đồ,… trình bày được những thơng tin thu
thập được từ thực địa. Thứ hai khai thác sử dụng Internet để tìm kiếm thu thập, chọn
lọc và hệ thống hóa được cá thông tin địa lý cần thiết từ các trang web, đánh giá và sử
dụng được các thông tin trong học tập và thực tiễn.
1.2. TỔNG QUAN VỀ GIS VÀ WEBGIS
1.2.1. Tổng quan về GIS và ứng dụng GIS
1.2.1.1. Khái niệm về GIS
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - GIS) nằm trong hệ
thống công nghệ thông tin, nhưng được phát triển chuyên sâu hơn cho việc quản lý
CSDL gắn với các yếu tố địa lý, không gian và bản đồ. Hay nói cách khác GIS là một
cơng cụ tập hợp những quy trình dựa trên máy tính để lập bản đồ, lưu trữ và thao tác
dữ liệu địa lý, phân tích các sự vật hiện tượng thực trên trái đất, dự đoán tác động và
hoạch định chiến lược. Ngày nay, GIS ngày càng phát triển rộng rãi bởi khả năng tích
hợp, phân tích thơng tin sâu và giải quyết nhiều vấn đề tổng hợp. Thông qua GIS có
thể thu thập, phân tích, tổng hợp, tìm kiếm, tổ hợp thông tin, cơ sở dữ liệu gắn với yếu
tố địa lý, giúp cho việc đánh giá các quá trình, dự báo những khả năng xảy ra, cũng
như đưa ra những giải pháp mới, vì vậy GIS ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong
nhiều lĩnh vực kinh tế- xã hội, quản lý và môi trường.
1.2.1.2. Thành phần dữ liệu GIS
GIS bao gồm 5 thành phần quan trọng cơ bản cấu thành, đó là:
Phần cứng (Hardware): Phần cứng hệ thống thơng tin địa lý có thể là một máy tính
hoặc một hệ thống máy tính và các thiết bị ngoại vi. Ngày nay phần mềm hệ thống
thông tin đại lí chạy trên mọi kiểu phần cứng, Từ máy chủ trung tâm tới máy tính cá
nhân, trên mạng hay máy đơn. Theo quan điểm của các nhà địa lý, phần cứng đang
được quan tâm hiện nay là hệ thống định vị tồn cầu.
Phần mềm (Software): Phần mềm hệ thống thơng tin địa lý bao gồm hệ điều hành
hệ thống, phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu, phần mềm hiển thị đồ hoạ,... Thông thường
dựa trên mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu người ta lựa chọn các giải pháp cho phần
cứng và phần mềm hệ thống thông tin địa lý. Phần mềm HTTTĐL cung cấp những
7
chức năng và những công cụ cần thiết để nhập, lưu trữ, phân tích và hiển thị thơng tin
địa lý. Những chức năng chính là: những cơng cụ cho việc nhập và thao tác với thông
tin địa lý, hệ thống lưu trữ và quản trị cơ sở dữ liệu, những cơng cụ cho phép chất vấn,
phân tích, thể hiện, chuyển đổi dữ liệu, giao tiếp đồ họa với người sử dụng dễ dàng
truy xuất, trình bày dữ liệu.
Cơ sở dữ liệu (Data): Thành phần quan trọng nhất là dữ liệu. Dữ liệu địa lý và
những dữ liệu bảng biểu liên quan có thể thu thập hoặc mua từ những nhà cung cấp dữ
liệu. HTTTĐL sẽ tích hợp dữ trong HTQTDL nhằm tổ chức và duy trì dữ liệu khơng
gian và thuộc tính. Khi tiến hành phân tích khơng gian, người dùng phải có các kỹ
năng lựa chọn và sử dụng cơng cụ từ các hộp cơng cụ HTTTĐL và có những kiến thức
sâu sắc về các dữ liệu sử dụng. Hệ GIS sẽ kết hợp dữ liệu không gian với các nguồn
dữ liệu khác, thậm chí có thể sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tổ chức lưu giữ và
quản lý dữ liệu.
Con người (People): Con người quản lý hệ thống và phát triển các dự án nhằm ứng
dụng HTTTĐL để nghiên cứu các vấn đề thực tế. Người sử dụng gồm các chuyên gia
kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ thống, họ những người trực tiếp thiết kế, xây
dựng và vận hành hệ thống thông tin địa lý, để trợ giúp thực hiện những công việc
hàng ngày.
Phương pháp tổ chức (Method): Những phương pháp thực hiện sẽ quyết định sự
thành công một dự án HTTTĐL, tùy thuộc vào những kế hoạch thiết kế, luật lệ chuyển
giao... Trên cơ sở các định hướng, chủ trương ứng dụng của các nhà quản lý, các
chuyên gia chuyên ngành sẽ quyết định xem GIS sẽ được xây dựng theo mơ hình ứng
dụng nào, lộ trình và phương thức thực hiện như thế nào, hệ thống được xây dựng sẽ
đảm đương được các chức năng trợ giúp quyết định gì, từ đó có những thiết kế về nội
dung, cấu trúc các hợp phần của hệ thống cũng như đầu tư tài chính…
1.2.1.3. Chức năng của GIS
GIS có một số chức năng như quản lý, lưu trữ, tìm kiếm, thể hiện, trao đổi và xử lý
dữ liệu không gian cũng như các dữ liệu thuộc tính. Dưới đây là 4 chức năng chính:
Thu thập dữ liệu: dữ liệu được sử dụng trong GIS đến từ nhiều nguồn khác nhau,
có nhiều dạng và được lưu trữ theo nhiều cách khác nhau. GIS cung cấp cơng cụ để
tích hợp dữ liệu thành một định dạng chung để so sánh và phân tích. Nguồn dữ liệu
chính bao gồm số hóa thủ cơng/ qt ảnh hàng không, bản đồ giấy và dữ liệu số có
sẵn. Ảnh vệ tinh và Hệ thống định vị tồn cầu (GPS) cũng là nguồn dữ liệu đầu vào.
Quản lý dữ liệu: sau khi dữ liệu được thu thập và tích hợp, GIS cung cấp chức
năng lưu trữ và duy trì dữ liệu. Hệ thống quản lý dữ liệu hiệu quả phải đảm bảo các
8
điều kiện về an toàn dữ liệu, toàn vẹn dữ liệu, lưu trữ và trích xuất dữ liệu, thao tác dữ
liệu.
Phân tích khơng gian: đây là chức năng quan trọng nhất của GIS làm cho nó khác
với các hệ thống khác. Phân tích khơng gian cung cấp các chức năng như nội suy
không gian, tạo vùng đệm, chồng lớp.
Hiển thị kết quả: một trong những khía cạnh nổi bật của GIS là có nhiều cách hiển
thị thơng tin khác nhau. Phương pháp truyền thống bằng bảng biểu và đồ thị được bổ
sung với bản đồ và ảnh ba chiều. Hiển thị trực quan là một trong những khả năng đáng
chú ý nhất của GIS, cho phép người sử dụng tương tác hữu hiệu với dữ liệu.
Hệ thống thông tin địa lý bao gồm bốn thành phần quan trọng là phần cứng của
máy tính, tập hợp các modul phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu GIS và yếu tố con
người. Yếu tố con người ở đây bao hàm cả các chuyên gia trong lĩnh vực GIS lẫn lĩnh
vực chuyên môn hẹp là đối tượng của các ứng dụng GIS. Đây là thành phần quan
trọng nhất, vì chỉ có con người mới có thể sử dụng các cơng cụ GIS để xây dựng cơ sở
dữ liệu và tạo ra các sản phẩm GIS.
1.2.2. Ứng dụng GIS trong dạy học địa lý
Nhiều nước đã nghiên cứu ứng dụng các công nghệ hiện đại nhằm khắc phục
những hạn chế trên của phương pháp truyền thống trong nghiên cứu và tổ chức dạy
học địa lý địa phương. Một trong những hướng tiếp cận thành công là theo cách tiếp
cận hệ thống thống tin địa lý (GIS).
Ở Việt Nam, công nghệ GIS đã được nghiên cứu ứng dụng thành công trong nhiều
lĩnh vực như đánh giá biến đông đường bờ biển, biến động lớp phủ thực vật, đánh giá
mức độ xói mịn đất,... cho một lãnh thổ cụ thể. Trong lĩnh vực dạy học, công nghệ
này cũng bước đầu được nghiên cứu ứng dụng để xây đựng các bài học phục vụ mục
đích dạy học.
Điều cần nói là tiếp cận GIS trong dạy học địa lý không mâu thuẫn và cản trở cách
tiếp cận truyền thống. Ngược lại, nó góp phần hỗ trợ và phát huy các kinh nghiệm của
chuyên gia trong nghiên cứu tổ chức lãnh thổ. Ưu điểm của phương pháp tiếp cận GIS
là nó giúp cho việc điều chỉnh, cập nhật thơng tin và trình bày kết quả nghiên cứu một
cách nhanh chóng, dể dàng và chính xác. Tiếp cận GIS cịn góp phần nâng cao chất
lượng dạy học trong địa lý địa phương, khách quan hóa quy trình thực hiện, giảm dần
sự phụ thuộc vào kinh nghiệm chủ quan của các chuyên gia nghiên cứu.
Việc thành lập các bản đồ chuyên đề trên hệ thống GIS rất nhanh chóng và thuận
tiện. Sau khi đã có hệ thống cơ sở dữ liệu địa lý thì chỉ cần 5- 10 phút là thực hiện
9
được một bản đổ chuyên đề nào đó. Khi đó, bản đồ có thể phóng to, thu nhỏ, chỉnh lý
đường nét, màu sắc, thay đổi thang phân loại... một cách tùy ý. Việc chồng xếp nhiều
bản đồ để đối chiếu, so sánh, tổng hợp, phân tích dữ liệu một cách dễ dàng mà theo
cách truyền thống thường không thể thực hiện được hoặc nếu thực hiện thì khó khăn
phức tạp hơn nhưng kết qủa hạn chế hơn nhiều.
Hơn nữa, sử dụng cơng nghệ GIS cịn nâng cao chất lượng trình bày bản đồ. Với
công cụ GIS, các nhà địa lý khơng khéo tay lắm cũng có thể tạo ra những bản đồ đẹp
và chuẩn xác nhờ có hàng trăm kiểu chữ viết, màu sắc và đường nét với kích cỡ khác
nhau, kiểu dáng khác nhau cho phép người dùng chọn lựa. Nhờ vậy mà công nghệ GIS
đã trở thành một công cụ nghiên cứu địa lý hấp dẫn và hiệu quả, được nhiều người địi
hỏi.
Tóm lại, tiếp cận GIS trong dạy học địa lý đang trờ thành một nhu cầu thực sự và
cấp thiết ở nước ta. Tiếp cận GIS vừa phối hợp vừa thay thế dần cho cách tiếp cận
truyền thống trong dạy học. Nó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
1.2.3. Giới thiệu về WebGIS
1.2.3.1. Khái niệm về WebGIS
GIS có nhiều định nghĩa nên WebGIS cũng có nhiều định nghĩa. Nói chung, các
định nghĩa của WebGIS dựa trên những định nghĩa đa dạng của GIS và có thêm các
thành phần của Web. Sau đây là một số định nghĩa về WebGIS:
- WebGIS là một hệ thống phức tạp cung cấp truy cập trên mạng với những chức
năng như là bắt giữ hình ảnh (capturing), lưu trữ, hợp nhất dữ liệu (integrating), điều
khiển bằng tay (manipulating), phân tích và hiển thị dữ liệu khơng gian (Harder 1998).
- WebGIS là hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System- GIS)
được phân bố thông qua hệ thống mạng máy tính phục vụ cho việc thống nhất, phổ
biến (disseminate), giao tiếp với các thông tin địa lý được hiển thị trên World Wide
Web (Edward,2000,URL).
- WebGIS là một hệ thống phức tạp cung cấp truy cập trên mạng với những chức
năng như là bắt giữ hình ảnh, lưu trữ, hợp nhất dữ liệu, thao tác dữ liệu, phân tích và
hiển thị dữ liệu không gian.
Phần lớn sự chú ý gần đây là tập trung vào việc phát triển các chức năng GIS trên
Internet. WebGIS có tiềm năng lớn trong việc làm cho thông tin địa lý trở nên hữu
dụng và sẵn sàng đưa tới số lượng lớn người dùng trên toàn thế giới. Thách thức lớn
của WebGIS là việc tạo ra một hệ thống phần mềm không phụ thuộc vào platform và
chạy trên chuẩn giao thức mạng TCP/IP, có nghĩa là khả năng WebGIS được chạy trên
10
bất kỳ trình duyệt Web của bất kỳ máy tính nào nối mạng internet. Đối với vấn đề này,
các phần mềm GIS phải được thiết kết lại để trở thành ứng dụng WebGIS theo các kỹ
thuật mạng internet.
1.2.3.2. Đặc điểm của WebGIS
Một trang WebGIS thơng thường có 2 chức năng chính là:
Chức năng hiển thị: Hệ thống WebGIS cho phép quản lý nhiều bản đồ, ở đó người
dùng có thể chọn và mở bất kì một bản đồ, chương bản đồ nào nằm trong CSDL. Có
thể tắt – bật các lớp, nhóm lớp thơng tin và xem định nghĩa hiển thị lớp, thanh tỷ lệ của
một bản đồ. Cũng như thực hiện thao tác phóng to, thu nhỏ, dịch chuyển, hỏi đáp, tìm
kiếm.
Chức năng phân tích và thiết kể: WebGIS cho phép tìm kiếm đối tượng trên bản
đồ cũng như xem thơng tin thuộc tính - khơng gian của đối tượng đó, đo khoảng cách
giữa các đối tượng…
Việc cập nhật trên WebGIS cũng vô cùng thuận lợi: trên nền WebGIS chúng ta có
thể cập nhật cả thơng tin thuộc tính, lẫn thông tin không gian (Tọa độ địa lý của
điểm…) một cách trực tiếp. Chúng ta cũng dễ dàng thêm một điểm mới (khu dân cư,
khu công nghiệp…), một đường, một polyline hay polygon nhằm phục vụ cho các mục
đích khác nhau tùy vào người sử dụng. Đồng thời người dùng cũng có thể xóa bỏ trực
tiếp các đối tượng trên bản đồ bằng những thao tác đơn giản. Khi thay đổi thông tin, hệ
thống sẽ tự cập nhật và tạo nên một bản đồ tương ứng.
1.2.3.3. Những nét cơ bản về story maps
Năm 2012, ESRI đã phát triển công nghệ Story Maps để cung cấp một cơng cụ,
tiện ích cho mọi người chia sẻ dữ liệu hình ảnh chụp, video clip hay các đoạn
nhạc...lên mạng tương ứng với vị trí địa lí trên thực địa. Bên cạnh đó Story Maps có
thể kết nối hồn hảo với ArcGIS Online để tích hợp dữ liệu GIS nhằm giới thiệu các
kết quả phân tích khơng gian, nhưng khơng u cầu người dùng có bất kỳ kiến thức
đặc biệt hoặc kỹ năng trong WebGIS. Người sử dụng ArcGIS Online có thể sử dụng
bất kỳ Temples có sẵn của Story Maps để xuất bản bản đồ Web.
Ở phiên bản cập nhật 06/2016 ArcGIS Online đã giới thiệu sản phẩm mới của
mình là Story Map với hai tính năng chính là Story Map Cascade và Story Map
Crowdsource giúp người dùng có thể chia sẻ các ý tưởng của mình bằng cách tận dụng
các ưu điểm của bản đồ số.
Story Map Cascade hướng đến đối tượng người dùng cá nhân, ứng dụng cho phép
người dùng tạo ra những câu chuyện thú vị trên màn hình giao diện kết hợp với các
11
thơng tin mơ tả, bản đồ, hình ảnh, video, cảnh web 3D và các nội dung đa phương tiện
khác. Câu chuyện được thể hiện một cách trực quan bởi Story Map Cascade và theo
dõi câu chuyện một cách dễ dàng chỉ với một thao tác đơn giản cuộn màn hình lên
xuống.
Story Map Crowdsource hướng đến cộng đồng cho phép người dùng xuất bản và
quản lý một dự án cộng đồng về một chủ đề nhất định trong đó cho phép người dùng
khác đóng góp dữ liệu liên quan. Người dùng có thể sử dụng Story Map Crowdsource
để thu thập thêm được các dữ liệu vị trí,hình ảnh, video… liên quan đến chủ đề cần
khảo sát, tất cả dữ liệu này đều được liên kết vào trong một bản đồ và lưu trữ trên điện
toán đám mây cho phép người dùng có thể truy cập ở bất kỳ đâu. Ứng dụng cịn cung
cấp chức năng rà sốt giúp bạn xem xét và phê duyệt các đóng góp đó.
Người dùng có thể đăng ký sử dụng ứng dụng Story Maps tại địa chỉ:
/>Một số ứng dụng cơ bản của WebGIS dạy học sử dụng cơng nghệ Story Maps
như: tìm kiếm điểm, tra cứu thơng tin, sử dụng chức năng tìm kiếm đường đi…Story
Maps của ESRI có rất nhiều ưu điểm trong nghiên cứu dạy học: Có khả năng liên kết
thơng tin bản đồ với thơng tin thuộc tính từ các nguồn khác nhau, lưu trữ một lượng
thông tin lớn và dễ cập nhật, tích hợp hình ảnh, video clip, mp3, các cơng cụ biên tập
đối tượng đơn giản, dễ sử dụng (thành lập bản đồ trực tiếp từ Excel), quản lý, chỉnh
sửa cũng như truy vấn nhanh… Tuy nhiên, công nghệ này địi hỏi dữ liệu cần có tính
đồng nhất cao, người xây dựng trang WebGIS cần phải có kiến thức về cơ sở dữ liệu
và GIS nhất định, cơng cụ tìm đường đi còn sơ sài, dữ liệu dạy học chia sẻ lên internet
phải thông qua máy chủ của ESRI.
Story Maps là một cách đơn giản nhưng mạnh mẽ để nói, để thể hiện, để truyền
cảm hứng cho mọi người cho mọi người với bất kỳ câu chuyện nào có liên quan đến
bản đồ, địa điểm hoặc những thứ có liên quan đến địa lý. Hiểu một cách đơn giản, với
Story Maps chúng ta dễ dàng khai thác sức mạnh của bản đồ để kể câu chuyện của
chính mình.
Người dùng có thể ứng dụng Story Maps trong rất nhiều lĩnh vực. Từ kinh doanh
(Mô tả các thông tin doanh nghiệp như mạng lưới chi nhánh, khách hàng, dự án…), sự
kiện (Mô tả các thơng tin, lịch trình, lộ trình các hội thảo, sự kiện, chuỗi sự kiện…) tới
ngành du lịch, chúng ta có thể dễ dàng hình thành một cuốn nhật ký du lịch online,
thiết kế - mô tả những tour du lịch (Vị trị, thơng tin, hình ảnh, video. Đặc biệt trong
giáo dục (Mô tả sự kiện hoặc nhân vật lịch sử, các bài giảng địa lý, lịch sử, văn hóa,
mơi trường…).
12
1.3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH NGHỆ AN
1.3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1.3.1.1. Vị trí địa lý
Nghệ An nằm ở Nghệ An nằm ở 18°33′ đến 19°25′ vĩ Bắc; 102°53′ đến 105°46′
kinh Đơng; ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam.
Phía Đơng giáp biển, phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía Nam giáp tỉnh Hà
Tĩnh, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa.
Nằm trong hành lang kinh tế Đơng - Tây nối liền Myanmar - Thái Lan - Lào - Việt
Nam theo Quốc lộ 7 đến cảng Cửa Lò. Nghệ An có 1 thành phố, 3 thị xã và 17 huyện.
Trong đó, Thành phố Vinh là đơ thị loại 1, là trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh và
của cả khu vực Bắc Trung bộ.
13
1.3.1.2. Điều kiện tự nhiên
a. Địa hình, địa mạo
Tỉnh Nghệ An nằm ở Đơng Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị
chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông Nam với ba vùng sinh thái rõ rệt: miền núi, trung du, đồng bằng ven biển. Đỉnh núi
cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng
huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành có nơi chỉ cao đến 0,2 m so với mặt nước
biển (đó là xã Quỳnh Thanh huyện Quỳnh Lưu). Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự
nhiên của tồn tỉnh.
b. Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa
Tây - Nam khơ và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đơng Bắc lạnh, ẩm ướt
(từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Nhiệt độ trung bình hàng năm 23 - 24,20C. Tổng
lượng mưa trong năm là 1.200 – 2.000 mm. Độ ẩm trung bình hàng năm 80-90%.
Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1.460 giờ.
c. Thủy văn
Tỉnh Nghệ An có 7 lưu vực sơng (có cửa riêng biệt) với tổng chiều dài sông suối
trên địa bàn tỉnh là 9.828 km, mật độ trung bình là 0,7 km/ km2. Sông lớn nhất là sông
Cả (sông Lam) bắt nguồn từ huyện Mường Pẹc tỉnh Xiêng Khoảng (Lào), có chiều dài
là 532 km (riêng trên đất Nghệ An có chiều dài là 361 km), diện tích lưu vực 27.200
km2 (riêng ở Nghệ An là 15.346 km2). Tổng lượng nước hàng năm khoảng 28.109 m3.
d. Thổ nhưỡng
Nghệ An có 29 loại đất thuộc đất thủy thành và đất địa thành. Đất thủy thành có
247.774 ha chiếm 16% diện tích đất toàn tỉnh. Phân bố chủ yếu ở các huyện đồng bằng
ven biển, bao gồm 5 nhóm đất: nhóm đất cát; nhóm đất phù sa cát, đốc tụ; nhóm đất
mặn; nhóm đất phèn mặn; đất bạc màu và biến đổi do trồng lúa. Trong đó nhóm đất
phù sa cát và nhóm đất cát có vai trị quan trọng trong hoạt động nơng nghiệp. Đất địa
thành có 1.325.008 ha tập trung ở vùng núi 74,4%, bao gồm các nhóm đất là nhóm đất
feralit đỏ vàng vùng đồi, đất xói mịn trơ sỏi đá, đất đen, đất feralit đỏ vàng trên núi
thấp, đất mùn vàng trên núi, đất mùn trên núi cao. Trong đó đất đỏ vàng trên núi có
điện tích lớn nhất được khai thác để phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp.
14
1.3.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
Trong đó: Đất nông nghiệp 1.249.176,1 ha (đất sản xuất nông nghiệp: 276.047,1
ha, đất lâm nghiệp có rừng 963.691 ha, đất ni trồng thủy sản 7.984,1 ha, đất làm
muối 837,8 ha, đất nông nghiệp khác 616,1 ha), Đất phi nông nghiệp 129.171,6 ha,
Đất chưa sửa dụng: 270.649,4 ha.
Đất đai lớn là tiềm năng để phát triển sản xuất nông, lâm, thuỷ sản trên quy mô
lớn, tập trung, tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các loại sản phẩm từ cây
công nghiệp dài ngày, ngắn ngày, cây ăn quả, cây dược liệu, chăn nuôi đại gia súc, gia
cầm,...
b. Tài nguyên rừng
Với 885.339 ha diện tích đất có rừng, rừng tự nhiên chiếm tỷ lệ lớn với diện tích
732.741 ha, rừng trồng chiếm 152.867 ha, độ che phủ đạt gần 54%. Rừng Nghệ An
mang nhiều nét điển hình của thảm thực vật rừng Việt Nam. Theo thống kê có đến 153
họ, 522 chi và 986 loài cây thân gỗ, chưa kể đến loại thân thảo, thân leo và hạ đẳng.
Trong đó có 23 loài thân gỗ và 6 loài thân thảo được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Rừng
tập trung ở các vùng đồi núi với hai kiểu rừng phổ biến là rừng kín thường xanh, phân
bố ở độ cao dưới 700m và rừng kín hỗn giao cây lá kim, phân bố ở độ cao lớn hơn
700m.
1.3.1.4. Thực trạng môi trường
Vấn đề môi trường ở tỉnh Nghệ An ln được các cấp chính quyền quan tâm giải
quyết, nhằm giảm thiểu tình trạng ơ nhiễm do tác động của q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, mang lại bộ mặt mơi trường xanh, sạch đẹp cho vùng.
Bằng nhiều hoạt động tuyên truyền diễn ra thường xuyên trong các đợt lễ hưởng
ứng về môi trường đã thu hút sự tham gia của nhiều đơn vị và nhân dân địa phương,
góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho nhân dân.
Tuy nhiên, nguy cơ suy thối mơi trường sinh thái, ơ nhiễm mơi trường khơng khí
và nước do các hoạt động cơng nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt của người dân
là những vấn đề đang đặt ra cần phải giải quyết triệt để.
1.3.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI
1.3.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Năm 2019, GDP toàn tỉnh tăng trưởng 9,03% so với năm 2018, GDP thực tế đạt
88.258 tỉ đồng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Thu ngân sách ước đạt 15.500
15
tỷ đồng, đạt 114,8% dự toán và tăng 10,2% so với thực hiện năm 2018. Chi ngân sách
năm 2019 ước đạt 24.945,44 tỷ đồng, đạt 102,5% dự toán.
1.3.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Ngành nông nghiệp
Nhờ tinh thần trách nhiệm cao, sự nỗ lực bền bỉ, sáng tạo và các giải pháp đồng bộ
tích cực được triển khai – Chỉ tính trong tháng 5/2019 mới đây – Sơ bộ sản xuất vụ
Xuân 2019 và ước tính 6 tháng đầu năm 2019 (vụ Đơng Xn 2019): Diện tích các
loại cây trồng vụ Xuân 2019 đã ước đạt 187.014,64 ha, đưa tổng diện tích gieo trồng
vụ Đơng Xn 2019 ước đạt 224.941,88 ha.
Với kết quả cụ thể: Diện tích lúa Xuân ước đạt 92.505,71 ha. Năng suất ước đạt
67,40 tạ/ha, sản lượng ước đạt 623.488 tấn. Về cây Ngô, diện tích gieo trồng vụ Đơng
Xn ước đạt 36.011,87 ha, trong đó vụ Xuân ước đạt 17.244,61 ha; năng suất ngô vụ
Xuân 2019 ước đạt 49,32 tạ/ha, sản lượng vụ Xuân ước đạt 85.054,99 tấn. Cây Sắn, vụ
Xuân trồng mới 13.905,98 ha. Cây khoai lang vụ Đông Xuân ước đạt 3.139,54 ha,
trong đó vụ Xuân ước đạt 1.427,51 ha. Năng suất khoai vụ Xuân ước đạt 70,12 tạ/ha,
đưa năng suất khoai lang vụ Đông Xuân đạt 66,65 tạ/ha, sản lượng vụ Đơng Xn ước
đạt 20.925,88 ha. Cây mía: Diện tích vụ Xuân ước đạt 24.471,12 ha. Cây lạc: Diện tích
lạc vụ Xuân ước đạt 11.485,85 ha, đưa diện tích lạc vụ Đông Xuân 2019 ước đạt
12.845,45 ha; năng suất vụ Đông Xuân ước đạt 25,36 tạ/ha; sản lượng lạc vụ Đông
Xuân ước đạt 32.576,06 tấn. Cây rau, đậu các loại và hoa: Diện tích gieo trồng vụ
Đơng Xn ước đạt 26.102,51 ha, trong đó vụ Xuân ước đạt 13.995,79 ha, sản lượng
rau các loại vụ Đông Xuân ước đạt 347.775,61 tấn.
Và về Sản xuất vụ Hè Thu 2019: Hiện nay bà con nơng dân đang tích cực tổ chức
sản xuất, nên tính đến ngày 30/5, kết quả cụ thể đã đạt: Diện tích lúa đã gieo cấy
43.029/KH 59.000 ha (đạt 72,93 % so với kế hoạch). Cây ngô đã gieo trỉa 1.097
ha/14.000 ha (đạt 7,8 % so với kế hoạch). Cây vừng đã giao trỉa 2.232 ha/KH 3.200
(đạt 69,75 % so với kế hoạch)…
Trong công tác Chăn nuôi: Tổng đàn trâu tại thời điểm tháng 5/2019 ước đạt
272.970 con; Tổng đàn bị ước đạt 471.029 con, trong đó đàn bị sữa ước đạt 59.057
con; tổng đàn lợn ước đạt 921.510 con. Thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh có thêm
nhiều trang trại và công ty chăn nuôi lợn lớn, điển hình như Cơng ty TNHH Masan
Nutri-Farm (Hạ Sơn, Quỳ Hợp). Tổng đàn gia cầm ước đạt 23.781 nghìn con, trong đó
tổng đàn gà ước đạt 19.872 nghìn con. Cơng tác phòng chống dịch bệnh cũng được
Ngành NN-PTNT Nghệ An chú trọng đặc biệt…; Diện tích rừng trồng tập trung tháng
5 ước đạt 647 ha, đưa diện tích rừng trồng mới 5 tháng đầu năm ước đạt 7.012 ha…
16
Tính đến 5 tháng đầu năm 2019, Ngành đã phát hiện xử lý 224 vụ vi phạm lâm luật
(trong đó; Vi phạm phá rừng trái phép 28 vụ), xử phạt, thu nộp ngân sách 1.693 triệu
đồng).
Song song, là những thành tựu trong công tác nuôi trồng thủy sản: Tổng diện tích
ni trồng thủy sản khơng sử dụng lồng bè, bể bồn lũy kế 5 tháng đầu năm ước đạt
18.618 ha (tăng 0,39%); sản xuất giống tháng 5 ước đạt 436 triệu con (tăng 6,08%),
lũy kế 5 tháng đầu năm ước đạt 1.552 triệu con, tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác
thủy sản tháng 5 ước đạt 20.388 tấn (tăng 8,73%), trong đó, sản lượng ni trồng, ước
đạt 4.792 tấn lũy kế 5 tháng ước đạt 21.162 tấn; Sản lượng khai thác, tháng 5 ước đạt
15.596 tấn, lũy kế 5 tháng ước đạt 64.139 tấn …
b. Ngành công nghiệp - xây dựng
Hiện nay ngành công nghiệp của Nghệ An tập trung phát triển ở 3 khu vực là Vinh
- Cửa Lị gắn với Khu kinh tế Đơng Nam, Khu vực Hoàng Mai và khu vực Phủ Quỳ.
Phấn đấu phát triển nhiều ngành cơng nghiệp có thế mạnh như các ngành chế biến
thực phẩm - đồ uống, chế biến thuỷ hải sản, dệt may, vật liệu xây dựng, cơ khí, sản
xuất đồ thủ công mỹ nghệ, chế tác đá mỹ nghệ, đá trang trí, sản xuất bao bì, nhựa,
giấy... Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm
2014, tỉnh Nghệ An xếp ở vị trí thứ 28/63 tỉnh thành. GDP 2014 đạt gần 8%. Thu nhập
bình quân đầu người 2019 dự kiến sẽ đạt khoảng 1.685 USD/người, tương đương
khoảng 38,5 triệu đồng/người. Tuy nhiên, khoảng cách thu nhập không đồng đều,
thành phố Vinh là trên 3.600 USD/người, các huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, Quỳnh
Lưu,... có mức dao động khoảng từ 1.800 - 2.500 USD/người, nhưng các huyện miền
núi phía Tây lại rất thấp, có huyện dưới 1.000 USD/người.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An các khu cơng nghiệp sau:
• Khu kinh tế Đơng Nam
• Khu cơng nghiệp đơ thị Việt Nam Singapore
• Khu cơng nghiệp Bắc Vinh
• Khu cơng nghiệp Nam Cấm
Khu Cơng nghiệp Nam Cấm (2016), huyện Nghi Lộc.
• Khu cơng nghiệp Nghi Phú
• Khu cơng nghiệp Hưng Đơng
• Khu cơng nghiệp Cửa Lò
17
• Khu cơng nghiệp Hồng Mai1,2
• Khu cơng nghiệp Đơng Hồi
• Khu cơng nghiệp Phủ Quỳ
• Khu cơng nghiệp Tân Thắng
• khu cơng nghiệp Diễn Hồng - Diễn Châu
• Khu cơng nghiệp Hưng Lộc
c. Ngành dịch vụ
Có bãi tắm Cửa Lò là khu nghỉ mát; Khu du lịch biển diễn Thành, huyện Diễn
Châu - một bãi biển hoang sơ và lãng mạn; khu di tích Hồ Chí Minh, khu di tích đền
Cng. Năm 2008, Khu du lịch Bãi Lữ được đưa vào khai thác.
Nghệ An là xứ sở của những lễ hội cổ truyền diễn ra trên sông nước như lễ hội
Cầu Ngư, Rước hến, Đua thuyền... Lễ hội làm sống lại những kỳ tích lịch sử được
nâng lên thành huyền thoại, giàu chất sử thi, đậm đà tính nhân văn như lễ hội đền
Cuông, lễ hội đền Khai Long, lễ hội làng Vạn Lộc, làng Sen, lễ hội đền Quả Sơn. Miền
núi có các lễ hội như Hang Bua, lễ hội Xàng Khan, lễ Mừng nhà mới, lễ Uống rượu
cần. Lễ hội Đền Tiên Đô (Tiên Đô Miếu) ở Đặng Sơn vào lễ khai hạ mồng 7 tháng
giêng và Lễ kỵ nhật 16/6 của 3 thần bản cảnh- Thành Hồng nơi thờ Phó Quốc vương
Mạc Đăng Lượng thượng thượng thượng đẳng thần, Binh nhung Đại tướng Hồng
Trần Ích thượng đẳng thần, Hồng Bá Kỳ Đoan túc tơn thần.
Về du lịch biển, Nghệ An có 82 km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp hấp dẫn khách
du lịch quốc tế như bãi biển Cửa Lò, Cửa Hội; Nghi Thiết, Bãi Lữ (Nghi Lộc), Quỳnh
Bảng, Quỳnh Phương, Quỳnh Nghĩa (Quỳnh Lưu), Diễn Thành (Diễn Châu).
Đồng thời Nghệ An rất có lợi thế phát triển du lịch văn hóa. Hiện nay Nghệ An có
trên 1 ngàn di tích lịch sử văn hóa, trong đó có gần 200 di tích lịch sử văn hố được
xếp hạng, đặc biệt là Khu di tích Kim Liên, q hương của Hồ Chí Minh, hàng năm
đón xấp xỉ 2 triệu lượt nhân dân và du khách đến tham quan nghiên cứu.
Thành phố Vinh từ lâu đã hấp dẫn du khách bởi một quần thể khu du lịch với
những nét đặc trưng tiêu biểu của một đô thị xứ Nghệ. Đến với thành phố Vinh, du
khách có thể tham gia vào nhiều loại hình du lịch như: du lịch nghiên cứu, du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng.
Cách thành phố Vinh 120 km về phía Tây Nam, Vườn Quốc gia Pù Mát thuộc
huyện Con Cuông, nằm trên sườn Đông của dải Trường Sơn, dọc theo biên giới Việt
Lào. Nơi đây có một số lồi động vật, thực vật q hiếm cần phải được bảo tồn
18
nghiêm ngặt như: sao la, thỏ vằn, niệc cổ hung và một số loài thực vật như pơ mu, sa
mu, sao hải nam... Nơi đây đã được UNESCO đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh
quyển thế giới với tên gọi Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An.
Khu du lịch Cửa Lò là điểm du lịch biển hấp dẫn với bãi cát trắng mịn chạy dài
gần 10 km, thơng ra Hịn Ngư, Hịn Mắt, Đảo Lan Châu e ấp ven bờ như một nét chấm
phá của bức tranh thuỷ mạc. Tất cả đã tạo ra cho Cửa Lị có một sức hấp dẫn mạnh mẽ
với du khách thập phương.
Nghệ An cịn là nơi có nhiều món ăn ngon, đặc sản nổi tiếng: cháo lươn Vinh,
cơm lam, nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn, cam xã Đoài... là những sản phẩm du
lịch có sức cuốn hút khách du lịch quốc tế và trong nước.
Với nhiều lắm những danh lam thắng cảnh, hệ thống di tích, văn hố phong phú về
số lượng, độc đáo về nội dung, đa dạng về loại hình, Nghệ An đang là miền đất hứa, là
địa chỉ du lịch hấp dẫn đối với du khách.
1.3.2.3. Đặc điểm dân cư – xã hội
a. Dân cư
Dân số Nghệ An (theo điều tra dân số năm 2019) có 3.327.791 người. Trên tồn
tỉnh Nghệ An có nhiều dân tộc cùng sinh sống như người Thái, người Mường bên cạnh
dân tộc chính là người Kinh. Cùng thời điểm này Nghệ An có 37 dân tộc cùng người
nước ngồi sinh sống.
19