Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 52 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
----------

NGUYỄN ĐỨC VIỆT

Ứng dụng GIS trong bảo tồn mốt số loài động vật,
thực vật quý hiếm tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN KHOA HỌC

L ỜI C Ả M ƠN

1


Trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, đồn thể, cá nhân.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của lãnh
đạo nhà trường; quý thầy cô giáo khoa Địa lý và các thầy cô giáo đã giảng dạy trong
suốt thời gian học tập. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc của đến cô giáo
Thạc sỹ Nguyễn Thị Diệu đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian làm đề tài. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo, tập thể cán bộ và
chuyên viên Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tơi trong việc thu thập thơng tin để hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình và các bạn luôn
động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Trong q trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, do có nhiều hạn chế về thời
gian, kinh nghiệm nên khơng tránh khỏi sai sót. Rất mong sự góp ý của các thầy, cơ


giáo giảng dạy để luận văn tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2013

Sinh viên
Nguyễn Đức Việt

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2


VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nằm ở trung điểm của Trung Trung Bộ, Việt Nam.
Thành lập ngày 12 tháng 12 năm 2001, khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha được nâng
hạng thành VQG Phong Nha - Kẻ Bàng năm 2003. Đây không chỉ là khu Karst mang ý
nghĩa quan trọng tồn cầu mà cịn là nơi có sự đa dạng sinh học cao, với quần thể các
loài động vật, thực vật quý hiếm.
Hiện tại, việc quản lý các loài động vật, thực vật ở VQG Phong Nha – Kẻ Bàng
mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng cơ sở dữ liệu số (file.doc, file.xls). Chưa tập trung
phát triển các ứng dụng nhằm quản lý chính xác hơn về dữ liệu. Do đó, việc quản lý
các lồi động vật, thực vật trên địa bàn VQG Phong Nha – Kẻ Bàng gặp nhiều khó
khăn và ngày càng trở nên phức tạp vì chưa có hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu đầy đủ.
Cùng với sự phát triển nhanh của lĩnh vực công nghệ thông tin địa lý (GIS) và
nhu cầu về thông tin trong quản lý điều hành, hoạch định chiến lược,… nhiều đơn vị,
Bộ ngành đã thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu cho ngành mình. Do vậy, việc xây dựng
cơ sở dữ liệu để quản lý các loài động vật, thực vật trên địa bàn VQG Phong Nha – Kẻ
Bàng là điều cần thiết và sẽ cơ bản giải quyết được các vấn đề: Quản lý và giám sát
được các loài trên địa bàn của VQG một cách tập trung và thống nhất. Hỗ trợ việc cập
nhật nhằm đánh giá thực trạng, từ đó đưa ra định hướng quản lý một cách phù hợp với

tình hình thực tiễn của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng để đạt hiệu quả và khoa học.

Với những lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu “ Ứng dụng GIS trong bảo tồn
mốt số loài động vật, thực vật quý hiếm tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng” làm luận
văn tốt nghiệp.

2. Mục tiêu của đề tài
Xây dựng cơ sở dữ liệu về một số loài động vật, thực vật quý hiếm tại VQG
Phong Nha – Kẻ Bàng góp phần quản lý và bảo tồn chúng một cách có hiệu quả.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận về hệ thống thông tin địa lý và cơ sở lý luận về VQG.
- Tìm hiểu hiện trạng bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm tại VQG Phong
Nha – Kẻ Bàng.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu bảo tồn một số loài động thực vật quý hiếm tại VQG
Phong Nha – Kẻ Bàng.
3


4. Giới hạn nghiên cứu
4.1. Về không gian
Tiến hành nghiên cứu trên phạm vi VQG Phong Nha – Kẻ Bàng.
4.2. Về nội dung
- Trong phạm vi đề tài tác giả tiến hành khảo sát một số loài động vật, thực vật
quý hiếm có trong danh lục sách đỏ Việt Nam.
- Sử dụng chương trình Mapinfo 11.0 lập bản đồ phân bố một số loài động vật,
thực vật quý hiếm hiện có trên địa bàn VQG Phong Nha – Kẻ Bàng.

5. Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu về các loài động vật, thực vật quý hiếm trên thế giới nói

chung và tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng nói riêng đã thu hút rất nhiều các nhà khoa
học tham gia. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu của các cơ quan như Viện điều tra
quy hoạch rừng, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Trung tâm Nghiên cứu Tài
nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại
học Quốc gia Hà Nội…cũng như các tổ chức quốc tế như : Hiệp hội Bảo tồn thiên
nhiên Thế giới (IUCN), Quỹ Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF), Tổ chức Bảo tồn
hệ động thực vật Thế giới (FFI), Tổ chức Bảo tồn Chim Quốc tế (Birdlife
International), Trường Đại học Cologne, Cộng Hòa Liên Bang Đức…
Một số cơng trình tiêu biểu:
- Phạm Nhật, Đỗ Tước. 1995. Chuyên đề động vật rừng. Dự án đầu từ VQG
Phong Nha – Kẻ Bàng.
- Nguyễn Thái Tự. 1996. Khu hệ cá, trong báo cáo kết quả đợt khảo sát thực tế
tại rừng Phong Nha – Kẻ Bàng.
- Lê Xuân Cảnh, Trương Văn Lã và cộng sự. 1996. Báo cáo kết quả khảo sát
thực địa tại khu rừng Phong Nha – Kẻ Bàng.
- Đỗ Tước, Đặng Thăng Long. 2006. Khu hệ động vật xương sống ở VQG Phong
Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam.
Tuy nhiên, nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin đặc biệt là cơng nghệ
GIS trong việc bảo tồn các lồi động vật, thực vật quý hiếm thì chưa nhiều và chưa có
nghiên cứu nào trùng tên với đề tài này.

6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4


6.1. Quan điểm nghiên cứu
6.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về một số lồi động thực vật q hiếm dựa trên
cơng nghệ GIS đòi hỏi các yếu tố được thiết lập phải có mối quan hệ liên kết với nhau,
theo một hệ thống cấu trúc chung, các thành phần trong hệ thống có mối tương tác và

chi phối lẫn nhau.
6.1.2. Quan điểm thực tiển
Đây là quan điểm cần thiết giúp cho q trình nghiên cứu có tính khoa học hơn.
Nhất là việc ứng dụng GIS để hỗ trợ công tác bảo tồn một số lồi động vật, thực vật
q hiếm thì việc ứng dụng thực tiễn là điều hết sức quan trọng.

6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp khảo sát thực địa
Tác giả đã tiến hành 2 đợt thực địa:
Đợt 1: Trong tháng 03/2013, đi thực tế tại Vườn thực vật thuộc Trung tâm nghiên
cứu khoa học và cứu hộ VQG Phong Nha – Kẻ Bàng.
Đợt 2: Trong tháng 04/2013, đi thực tế tại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã
thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học và cứu hộ VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, Trạm
kiểm lâm Trộ Mợng, Trạm kiểm lâm Km6, Trạm kiểm lâm Khe Gát, Trạm kiểm lâm
Chà Nịi, Trạm kiểm lâm Thượng Hóa.
6.2.2. Phương pháp phân tích hệ thống
Cơ sở của phương pháp này là dựa vào phân tích và xử lý số liệu, tài liệu đă điều
tra thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau từ Ban Quản Lý VQG Phong Nha – Kẻ
Bàng, Sở Khoa học và Cơng nghệ tỉnh Quảng Bình, các thơng tin từ các nghiên cứu có
trước.
6.2.3. Phương pháp sử dụng công nghệ xây dựng bản đồ
- Sử dụng phần mềm excel để xử lý số liệu.
- Biên tập, biên vẻ bản đồ và liên kết dữ liệu trên cơ sở sử dụng phần mềm
Mapinfo.
6.2.4. Phương pháp tham khảo ý kiến

5


Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành tham khảo ý kiến của các

chuyên gia đó là các chuyên gia tại Trung tâm cứu hộ và Vườn thực vật thuộc Trung
tâm nghiên cứu khoa học và cứu hộ VQG Phong Nha – Kẻ Bàng.

7. Bố cục đề tài
Ngồi phần mở đầu và kết luận thì nội dung của đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài
Chương 2: Hiện trạng bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm tại VQG Phong
Nha – Kẻ Bàng
Chương 3: Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cơng tác bảo tồn một số lồi động
thực vật quý hiếm tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Vườn Quốc Gia
6


1.1.1. Khái niệm
Vườn quốc gia là một khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc có hợp phần đất ngập
nước/biển, có diện tích đủ lớn để thực hiện mục đích bảo tồn một hay nhiều hệ sinh
thái đặc trưng hoặc đại diện khỏi bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít; bảo tồn các lồi
sinh vật đặc hữu hoặc bị đe dọa cho các thế hệ hôm nay và mai sau. VQG là nền tảng
cho các hoạt động tinh thần, khoa học, giáo dục, giải trí và các hoạt động du lịch sinh
thái được kiểm sốt và ít có tác động tiêu cực.

1.1.2. Vai trị của các VQG
- Duy trì lâu dài những mẫu điển hình thiên nhiên có diện tích đủ rộng lớn và đó
là hệ sinh thái đang hoạt động.
- Duy trì tính đa dạng sinh học, có tác dụng điều chỉnh mơi trường nhờ các quần
xã sinh vật có khả năng phân giải các chất ô nhiễm như kim loại nặng, thuốc trừ sâu và

các chất thải sinh hoạt khác đang ngày càng tăng do các hoạt động của con người, góp
phần phục hồi các tài nguyên tái sinh.
- Duy trì các vốn gen di truyền, là nơi cung cấp nguyên liệu cho công tác tuyển
chọn vật nuôi cây trồng hiện nay và sau này kể cả cho các mục đích khác.
- Duy trì cân bằng sinh thái cho từng vùng nhất định, điều hoà khí hậu, mực
nước, bảo vệ các tài nguyên sinh vật để chúng phát triển bình thường, hạn chế xói
mịn, lũ lụt, hạn hán. Quần xã thực vật có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc điều
hồ khí hậu địa phương, khí hậu vùng và ngay cả khí hậu tồn cầu.
- Bảo vệ được phong cảnh, nơi giải trí và du lịch cho nhân dân, bảo vệ được các
di sản văn hoá, khảo cổ, lịch sử dân tộc.
- Nơi nghiên cứu khoa học, học tập, giáo dục, đào tạo.
- Tăng thu nhập do hoạt động du lịch, tạo công ăn việc làm cho người dân trong
vùng.

1.1.3. Phân khu chức năng của các VQG
1.1.3.1. Vùng lõi

7


- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: là khu vực được bảo toàn nguyên vẹn, được quản
lý bảo vệ chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự nhiên; nghiêm cấm mọi hành vi làm thay
đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng.
- Phân khu phục hồi sinh thái: là khu vực được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để rừng
phục hồi, tái sinh tự nhiên; nghiêm cấm việc du nhập những lồi động vật,thực vật
khơng có nguồn gốc tại khu rừng.
- Khu hành chính -dịch vụ.

1.1.3.2. Vùng đệm
Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm sát ranh giới

với các VQG; có tác động ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm phạm. Mọi hoạt động
trong vùng đệm phải nhằm mục đích hỗ trợ cho cơng tác bảo tồn, quản lý và bảo vệ;
hạn chế di dân từ bên ngoài vào vùng đệm; cấm săn bắn, bẫy bắt các loài động vật và
chặt phá các loài thực vật hoang dã là đối tượng bảo vệ. Diện tích của vùng đệm khơng
tính vào diện tích của VQG; Dự án đầu tư xây dựng và phát triển vùng đệm được phê
duyệt cùng với dự án đầu tư của VQG.
1.1.4. Đặc trưng của VQG
Các VQG thông thường nằm tại các khu vực chủ yếu là chưa phát triển, thường
là những khu vực với động – thực vật bản địa quý hiếm và các hệ sinh thái đặc biệt
(các loài đang nguy cấp), sự đa dạng sinh học, hay các đặc trưng địa chất đặc biệt. Đôi
khi, các VQG cũng được thành lập tại các khu vực đã phát triển với mục tiêu làm cho
khu vực đó trở lại gần giống như tình trạng ban đầu của nó, càng gần càng tốt.

1.2. Vai trị của hệ thống thơng tin địa lý (GIS) trong quản lý đa dạng sinh học
1.2.1. Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý
1.2.1.1. Định nghĩa về GIS
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là “Hệ các cơng cụ nền máy tính dùng để thu
thập, lưu trữ, truy cập và biến đổi, phân tích và thể hiện dữ liệu liên quan đến vị trí trên
bề mặt Trái đất và tích hợp các thơng tin này vào quá trình lập quyết định”.

8


1.2.1.2. Các thành phần trong hệ GIS

Hình 1. Các thành phần trong hệ GIS
GIS bao gồm 5 thành phần: Phần cứng, phần mềm, dữ liệu, chuyên viên, phương
pháp phân tích. Các thành phần này kết hợp với nhau nhằm tự động quản lý và phân
phối thông tin thông qua biểu diễn địa lý.
1.2.1.3. Mơ hình cơng nghệ GIS

Một cách khái quát, có thể hiểu một hệ GIS như là một q trình sau:

Xử

Dữ
liệu
vào

Quản lý dữ liệu

Phân tích và
Dữ liệu ra



mơ hình

dữ liệu

Hình 2: Mơ hình cơng nghệ GIS
- Dữ liệu vào: dữ liệu được nhập từ các nguồn khác nhau như chuyển đổi giữa
các cách biểu diễn dữ liệu, máy quét, hình ảnh từ vệ tinh, ảnh chụp…

9


- Quản lý dữ liệu: sau khi dữ liệu được thu thập và tổng hợp, GIS cần cung cấp
các thiết bị có thể lưu và bảo trì dữ liệu nhằm đảm bảo: bảo mật số liệu, tích hợp số
liệu, lọc và đánh giá số liệu, khả năng duy trì. GIS lưu thông tin thế giới thực thành các
tầng dữ liệu riêng biệt, các tầng này đặt trong cùng một hệ trục toạ độ và chúng có khả

năng liên kết với nhau.
- Xử lý dữ liệu: các thao tác xử lý dữ liệu được thực hiện để tạo ra thông tin. Nó
giúp cho người sử dụng quyết định cần làm tiếp cơng việc gì. Kết quả của xử lý dữ
liệu là tạo ra các ảnh, báo cáo và bản đồ.
- Phân tích và mơ hình: số liệu tổng hợp và chuyển đổi chỉ là một phần của GIS.
Những yêu cầu tiếp theo là khả năng giải mã và phân tích về mặt định tính và định
lượng thơng tin đã thu thập.
- Dữ liệu ra: một trong các phương diện công nghệ GIS là sự thay đổi của các
phương pháp khác nhau trong đó thơng tin có thể hiển thị khi nó được xử lý bằng GIS.
Các phương pháp truyền thống là bảng và đồ thị có thể cung cấp bằng các bản đồ và
ảnh 3 chiều.
1.2.1.4. Chức năng của GIS
Một hệ GIS phải đảm bảo được 6 chức năng cơ bản sau:
- Capture: thu thập dữ liệu. Dữ liệu có thể lấy từ rất nhiều nguồn, có thể là bản đồ
giấy, ảnh chụp, bản đồ số…
- Store: lưu trữ. Dữ liệu có thể được lưu dưới dạng vector hay raster.
- Query: truy vấn (tìm kiếm). Người dùng có thể truy vấn thông tin đồ hoạ hiển
thị trên bản đồ.
- Analyze: phân tích. Đây là chức năng hỗ trợ việc ra quyết định của người dùng.
Xác định những tình huống có thể xảy ra khi bản đồ có sự thay đổi.
- Display: hiển thị. Hiển thị bản đồ.
- Output: xuất dữ liệu. Hỗ trợ việc kết xuất dữ liệu bản đồ dưới nhiều định dạng:
giấy in, Web, ảnh, file…
1.2.1.5. Một số ứng dụng của GIS
Công nghệ GIS ngày càng được sử dụng rộng rãi. GIS có khả năng sử dụng dữ
liệu khơng gian và thuộc tính (phi khơng gian) từ các nguồn khác nhau khi thực hiện
phân tích khơng gian để trả lời các câu hỏi của người sử dụng. Một số ứng dụng cụ thể
10



của GIS thường thấy trong thực tế là: Quản lý hệ thống đường phố; quản lý giám sát
tài nguyên thiên nhiên và môi trường; quản lý quy hoạch, quản lý các thiết bị, phân
tích tổng điều tra dân số...

1.2.2. Vai trị của hệ thống thơng tin địa lý trong quản lý đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học là sự đa dạng về hệ sinh thái, cảnh quan; đa dạng về loài và
nguồn gen. Bảo tồn đa dạng sinh học là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa
con người với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho
thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng
của các thế hệ tương lai. Để có thể tiến hành các hoạt động quản lý nhằm bảo tồn đa
dạng sinh học, điều cần thiết là phải tìm hiểu những tác động tiêu cực, các nguy cơ mà
loài hiện đang đối mặt và từ đó xây dựng các phương pháp quản lý phù hợp nhằm
giảm đi các tác động tiêu cực của các nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển của lồi và
hệ sinh thái đó trong tương lai.
Cơng nghệ GIS là một công cụ hữu hiệu trong quản lý đa dạng sinh học, nó giúp
cho:
- Lưu trữ và cập nhật thơng tin đa dạng sinh học một cách có hệ thống, lâu dài và
gắn với bản đồ, tọa độ địa lý cụ thể.
- Có thể thành lập các bản đồ và cơ sở dữ liệu chuyên đề quản lý như: Vùng và
mật độ phân bố động thực vật, vùng và mức độ tác động, phạm vi di chuyển của thú,...
- Giúp đưa ra các giải pháp thích hợp dựa trên động thái của các quần xã sinh vật,
các tác động.
Đối với việc bảo tồn một số loài động thực vật quý hiếm thì cực kỳ hiệu quả bởi
khả năng mà cơng nghệ GIS có thể thực hiện, trong phạm vi đề tài tác giả nhấn mạnh
ở các khả năng đó là:
- Khả năng thành lập bản đồ phân bố các loài động thực vật, kết xuất hiện trạng
cá thể.
- Khả năng truy vấn thông tin từ dữ liệu thuộc tính.
- Khả năng cập nhật dữ liệu, bổ sung thơng tin liên kết, bổ sung đối tượng cây cá
thể.

- Khả năng liên kết thông tin mở rộng.

11


CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG BẢO TỒN CÁC LOÀI ĐỘNG THỰC VẬT
TẠI VQG PHONG NHA – KẺ BÀNG
2.1. Tổng quan về VQG Phong Nha – Kẻ Bàng
2.1.1. Vị trí địa lý
Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình, dọc
biên giới Việt – Lào. Có tọa độ địa lý từ:
* 17 021’12’’ đến 17 039’44’’ vĩ độ Bắc
* 105 057’53’’ đến 106 024’19’’ kinh độ Đông
Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng cách quốc lộ 1A 26km về phía Tây Bắc,
nằm trên địa phận hành chính 10 xã, thuộc 3 huyện, gồm: Huyện Bố Trạch (Sơn
Trạch, Xuân Trạch, Phúc Trạch, Hưng Trạch, Phú Định, Tân Trạch, Thượng Trạch);
huyện Minh Hóa (Thượng Hóa, Trung Hóa); huyện Quảng Ninh (Trường Sơn).
Diện tích VQG PN-KB: 85.754 ha. Diện tích vùng đệm: 203.245 ha.
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên
2.1.2.1. Địa hình, địa mạo
Địa hình khu vực VQG là một vùng núi đá vơi chiếm hầu hết diện tích, phi karst
chiếm một diện tích nhỏ ở các phạm vi giáp ranh, có độ cao trung bình khoảng 600 700 m, tạo thành một dải dài khoảng 50 km dọc biên giới Việt - Lào. Nhìn tổng quát
trong khu vực có 3 kiểu địa hình chính: kiểu địa hình núi đá vơi (karst), kiểu địa hình
phi karst, kiểu địa hình chuyển tiếp.
2.1.2.2. Địa chất
Phong Nha – Kẻ Bàng là vùng Karst trẻ, mức độ phong hóa mạnh. Vùng Karst
dài khoảng 200km, dọc theo dãy Trường Sơn vượt qua biên giới Việt – Lào. Cấu tạo
chủ yếu bởi đá vôi Cacbon – Pecmi với chiều dài khoảng 1000 – 1500m. Tất cả khối
núi đá vôi đều bị ảnh hưởng bởi hệ thống đứt gãy, 2 hướng gãy chính là Tây Bắc –
Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam. Hệ thống đứt gãy chằng chịt trên mặt đá vôi đã

tạo điều kiện để nước dễ dàng thấm vào đá làm tăng khả năng hịa tan. Vì vậy hệ thống
hang động ở Phong Nha mang đặc tính của vùng Karst nhiệt đới ẩm.

12


2.1.2.3. Khí hậu
Đặc trưng của chế độ khí hậu của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng mang những mặt
chung nhất của khí hậu Quảng Bình là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa hè khơ nóng
và mưa đến muộn (thu đông), chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của bão và front lạnh phía bắc.
Bảng 1.1. Một số yếu tố khí hậu thu thập tại các trạm khí tượng xung quanh
VQG
Yếu tố khí hậu

Tun Hố

Ba Đồn

Đồng Hới

Nhiệt độ trung bình năm

23,8 0C

24,3 0C

24,6 0C

Nhiệt độ cực tiểu


5,9 0C tháng 1

7,6 0C tháng
12

7,7 0C tháng 1

Nhiệt độ cực đại

40,1 0C

40,1 0C

42,2 0C

Tổng lợng mưa năm

2266,5 mm

1932,4 mm

2159,4 mm

Số ngày mưa trong năm

159 ngày

130 ngày

135 ngày


Lượng mưa ngày lớn nhất

403 mm

414 mm

415 mm

Số ngày mưa phùn

18 (tháng
1,2,3)

9.3 (tháng 11)

17 (tháng 12)

Độ ẩm không khí trung
bình

84%

84%

83%

Độ ẩm tối thấp trung bình

66%


67%

68%

Số ngày có sương mù

47 (tháng
7,8,9)

20 (tháng
9,10)

13,8 (tháng 9,10)

Lợng bốc hơi trong năm

1031 mm

1035 mm

1222 mm

Toạ độ trạm
Vĩ độ bắc

17 050’

170 45’


17 028’

Kinh độ đông

106 008’

106 025’

106 037’

Độ cao trên mực nước biển

25 m

8m

7m

Thời gian quan trắc

1961-1995

1960-1995

1900-1995

(Nguồn, BQL VQG Phong Nha – Kẻ Bàng)

13



2.1.2.4. Thủy văn
Khu vực VQG nằm gọn trong lưu vực của các dịng sơng suối: Rào Thương,
sơng Chày, sơng Trc, sông Son... đều là thượng nguồn của sông Gianh. VQG bao
gồm một vùng đá vơi rộng lớn, vì thế hiện tượng nước chảy ngầm là phổ biến.
2.1.2.5. Thổ nhưỡng
Trong VQG, diện tích đất chỉ chiếm 37,3% diện tích tồn vùng; phần cịn lại là
đá vơi. Gồm có các loại đất chủ yếu sau:
Hình 3. Biểu đồ cơ cấu diện tích đất trong VQG Phong Nha – Kẻ Bàng

2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Vùng đệm Phong Nha - Kẻ Bàng có diện tích 203222 ha thuộc 10 xã với hơn 50
nghìn dân địa phương thuộc 3 dân tộc Kinh, Chứt, Vân Kiều. Trong đó số người trong
độ tuổi lao động chiếm trên 60% nhưng chủ yếu hoạt động trong nơng, lâm nghiệp, chỉ
có khoảng 5% số dân tham gia hoạt động trong lĩnh vực buôn bán, dịch vụ. Phần lớn
khu vực này thuộc vùng đồi núi, đời sống kinh tế cịn khó khăn, trình độ dân trí thấp,
kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nghề rừng với nhiều phương thức khai thác : các hoạt
động phát rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ, săn bắn động vật hoang dã, khai thác lâm
sản...đã làm tổn hại không nhỏ đến tài nguyên thiên nhiên của VQG trong nhiều năm.

14


Bảng 1.2. Số liệu diện tích, dân số các xã trong vùng đệm VQG

TT
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10


Hưng
Trạch
Phúc
Trạch
Sơn Trạch
Tân Trạch
Thượng
Trạch
Xn
Trạch
Phú Định
Trường
sơn
Thượng
hố
Trung hố
Cộng

Diện tích (ha)
Tồn
Trong


VQG
9.512

Số hộ
Toàn Trong

VQG

Số khẩu
Mật độ
Toàn Trong
người/km2

VQG

2287

10917

115

2065
2026
46

9767
9833
202

163

97
1

1.147
6.010
10.120 4.005
36.281 25.986
51.471
72.571
3.145
17.697

46

202

358

1818

3

15.358

1058
583

5033
2641


28
17

77.384

737

3567

5

598
994
10752

2925
5162
51865

8
55
18

34.626
9.440
288.999 85.754

46

202


(Nguồn, BQL VQG Phong Nha – Kẻ Bàng)
Một nét độc đáo về bản sắc văn hóa mang tính chất văn hóa bản địa của các dân
tộc miền núi nơi đây đó là: các lễ hội cúng tế liên quan đến chu kì sản xuất, chu kì đời
người của tộc người A Rem, các hình thức ca múa nhạc với nhiều hình nhạc cụ như tù,
đàn ống, sáo, chiêng, ché của người Vân Kiều...các dân tộc này sống trong những ngôi
nhà sàn rất nguyên thủy .....tất cả tạo nên giá trị văn hóa tộc người vơ giá.
Nơi đây cịn có các di sản văn hóa - lịch sử như: đường mịn Hồ Chí Minh, Bến
phà Xuân Sơn, Đường 20 quyết thắng. Những di tích này khơng chỉ ghi lại một thời kì
hào hùng của ông cha ta mà còn là những điểm tham quan thu hút một lượng lớn du
khách. Do vậy, ở đây khơng chỉ có điều kiện để phát triển du lịch sinh thái mà cịn có
thể khai thác các loại hình du lịch khác đó là du lịch nhân văn.

2.2. Hiện trạng bảo tồn và các mối đe dọa đến bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng
2.2.1. Hiện trạng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên

15


- Đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng và các hang động trong Vườn quốc gia và vùng
đệm hiện trong tình trạng tương đối nguyên vẹn, chưa bị tác động. Các hoạt động khai
thác đá ở rất xa, không ảnh hưởng đến những giá trị địa chất địa mạo của khu vực.
- Địa hình trong khu vực hiểm trở, khó xâm nhập, lại được tăng cường bảo vệ
nghiêm ngặt từ khi thành lập VQG nên các tác động từ bên ngồi tới cơng tác bảo tồn
đa dạng sinh học là không đáng lo ngại. Hệ thống đường trong khu Di sản được kiểm
sốt chặt chẽ khơng bị ảnh hưởng tới công tác bảo tồn. Đánh giá của UNESCO tại hội
nghị thứ 29 cũng đã hoan nghênh nước chủ nhà làm tốt công tác bảo tồn khu Di sản,
không để bị tác động xấu bởi các hoạt động từ bên ngoài.
- Độ che phủ của rừng tăng từ 84,27% (năm 1998) lên trên 93% (năm 2006),

(Nguồn, BQL VQG Phong Nha – Kẻ Bàng).
- Các lồi động thực vật q hiếm có xu hướng giảm về quần thể trong giai đoạn
cuối thế kỷ 20. Cụ thể là loài Voi đã suy giảm và khơng cịn thấy xuất hiện ở VQG từ
năm 2000 (Đỗ Tước, 2006). Tuy nhiên quần thể của các loài đã có xu hướng ổn định
và phát triển từ khi Vườn quốc gia được thành lập (năm 2001), cụ thể là các đàn Voọc
hà tĩnh đã trở về các sinh cảnh ở các vách núi có thể quan sát được ở trạm Trộ Mợng,
các điểm dọc đường 20.
- Các hoạt động du lịch mới chỉ tổ chức ở động Phong Nha và động Tiên nằm sát
ranh giới VQG, nên ít tác động tới công tác bảo tồn của khu Di sản.
- Trong Vườn quốc gia chỉ có một bản người Arem định cư sinh sống với trên 40
hộ gia đình. Người Arem đã chấm dứt du canh du cư và đã được quy hoạch xây dựng
nhà ở và các công trình, các vùng sản xuất. Người Arem đang tham gia tích cực trong
cơng tác bảo vệ tài ngun thiên nhiên của VQG.
2.2.2. Các mối đe dọa đến bảo tồn thiên nhiên
- Hiện tượng săn bắt và khai thác lâm sản ngồi gỗ: Tuy ít ảnh hưởng nhưng hoạt
động này vẫn diễn ra trong VQG, trong các năm qua lực lượng kiểm lâm VQG đã phát
hiện và xử lý bình quân mỗi năm hơn 100 vụ vi phạm. Nhiều loại lâm sản ngoài gỗ vẫn bị
khai thác trái phép.
- Khai thác gỗ trái phép: Trước khi thành lập VQG, các hoạt động khai thác gỗ trái
phép xảy ra tương đối phổ biến. Các loài gỗ quý bị khai thác trái phép thường là Huê

16


Dalbergia tonkinensis và Mun sọc Diospyros. Hiện nay các hoạt động này đang ở mức đe
dọa thấp đối với tài ngun rừng.
- Xói mịn đầu nguồn và bồi lấp lịng hang động: Vùng đầu nguồn các hệ sông suối
chảy vào các hang động ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng có xã Thượng Trạch, Tân
Trạch và Trường Sơn, nhưng chỉ có đầu nguồn khu vực xã Trường Sơn là bị tác động
bởi các hoạt động của con người. Hiện nay, mối đe dọa này đang ở mức thấp, chưa

ảnh hưởng tới sông suối ở các hang động.
- Chăn thả gia súc: Người dân sống trong Vườn quốc gia vẫn chăn thả gia súc trong
rừng có thể tác động trực tiếp lên thảm thực vật, tái sinh rừng và tác động gián tiếp tới
động vật rừng.
- Du lịch: Trong tương lai, khi mở rộng vùng du lịch trong di sản và khách du lịch
tăng nhanh có thể sẽ gây ơ nhiễm môi trường, nhiễu loạn sinh cảnh động vật, mua bán
cây cảnh…

2.3. Hiện trạng đa dạng sinh học của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng
2.3.1. Thảm thực vật
Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng được rừng kín thường xanh che
phủ tới 96,2% diện tích, trong đó rừng ngun sinh ít bị tác động chiếm 92,2% tổng
diện tích. Có thể khẳng định đây là một VQG có độ che phủ và tỷ lệ rừng nguyên sinh
lớn nhất trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam.
Dựa theo hệ thống phân loại và vẽ bản đồ các kiểu thảm thực vật ở Châu Á của
Tổ chức Lương thực Thế giới (FAO, 1989), thảm thực vật rừng ở VQG PN-KB có các
kiểu chủ yếu sau:
Bảng 2.1 Diện tích các kiểu thảm thực vật và sinh cảnh

Thảm

1.1

Diện tích
Kiểu thảm

(ha)

Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu
cây lá rộng trên núi đá vơi >700m


1.2

%

21.461,0

25,03

2.316,4

2,70

Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu
cây lá rộng trên núi đất >700m

17


1.3

Rừng kín nhiệt đới chủ yếu cây lá kim trên núi đá
vơi >700m

2.1

1,22

45.337,3


52,86

6.857,0

8,00

Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu
cây lá rộng trên núi đá vôi dưới 700m

2.2

1.049,9

Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu
cây lá rộng trên núi đất

2.3

Rừng thứ sinh nhân tác trên núi đá vôi

1.335,7

1,56

2.4

Rừng thứ sinh nhân tác trên núi đất vùng thấp

1.731,0


2,02

2.5

Rừng hành lang ngập nước định kỳ

154,3

0,18

2.6

Cây bụi cây gỗ rải rác trên núi đá vôi

1.289,3

1,50

2.7

Trảng cỏ cây bụi, cây gỗ rải rác trên núi đất

3.829,9

4,47

2.8

Sinh cảnh trên đất khác


392,2

0,46

85.754,0

100,00

Tổng cộng

(Nguồn: VQG PN-KB, 2012)
2.3.2. Hệ thực vật
2.3.2.1. Thành phần loài
Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng là một trong những khu rừng đặc dụng
hàng đầu của Việt Nam đang lưu trữ nhiều giá trị khoa học rất quan trọng trong đó có
nhiều giá trị về đa dạng sinh học. Kết quả nghiên cứu từ trước đến nay cho thấy có
2.651 lồi thực vật bậc cao có mạch, bao gồm:
Bảng 2.2. Thống kê hệ thực vật VQG PN-KB
Taxon

Họ

Chi

Loài

1. Psilotophyta (Ngành Quyết lá thông)

1


1

1

18


2. Lycopodiophyta (Ngành Thông đất)

2

4

16

3. Equisetophyta (Ngành Mộc tặc)

1

1

2

4. Polypodiophyta (Ngành Dương xỉ)

23

73

176


5. Pinophyta (Ngành Hạt trần)

6

10

19

6. Magnoliophyta (Ngành Hạt kín)

160

817

2437

- Magnoliopsida (Lớp 2 lá mầm)

131

638

1909

- Liliopsida (Lớp 1 lá mầm)

29

179


528

193

906

2651

Tổng

(Nguồn: Số liệu VQG PN-KB, 2012)
Trong đó, có 62 lồi được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, 79 loài được ghi trong
Sách đỏ thế giới.
Theo số liệu thống kê mới nhất, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là rừng
nguyên sinh trên núi đá vơi điển hình với các loại thực vật đặc trưng như: nghiến
(Burretiodendron hsienmu), chò đãi (Annamocarya spp.), chị nước (Plantanus kerii)
và sao (Hopea spp.). Thực vật có mạch 152 họ, 511 kiểu gen, 876 loài thực vật có
mạch, trong dó có 38 lồi nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 25 loài nằm trong Sách đỏ
thế giới, 13 lồi đặc hữu Việt Nam, trong đó có sao và cây họ Dầu.
2.3.2.2. Nguồn gen thực vật
Phong Nha - Kẻ Bàng là trung tâm phân bố của một số loài thực vật đặc hữu hẹp,
với 13 loài thực vật đặc hữu của Việt Nam. Đặc biệt có táu đá (Hopea sp.), một loài
cây gỗ lớn thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) mới được phát hiện và sẽ được công bố.
Bảng 2.3. Danh sách thực vật đặc hữu của Việt Nam ở Phong Nha - Kẻ Bàng
TT

Tên khoa học

Tên Việt Nam


1

Burretiodendron hsienmu

Nghiến

2

Cryptocarya lenticellata

Nanh chuột

3

Deutzianthus tonkinensis.

Mọ
19


4

Eberhardtia tonkinensis

Mắc niễng

5

Heritiera macrophylla


Cui lá to

6

Hopea sp.

Táu đá

7

Illicium parviflorum

Hồi núi

8

Litsea baviensis

Bời lời Ba Vì

9

Madhuca pasquieri

Sến mật

10

Michelia faveolata


Giổi nhung

11

Pelthophorum tonkinensis

Lim xẹt

12

Semecarpus annamensis

Sưng nam

13

Sindora tonkinensis

Gụ lau

Theo Vietnam Forest Trees (Vũ Văn Dũng et al.- Vietnam Agricultural
Publishing House )
Trong số các loài đã thống kê, có 51 lồi thực vật được coi là có nguy cơ bị tiêu
diệt, trong đó có 38 lồi được ghi trong Sách đỏ của Việt nam (Tập 2 năm 1996), 25
loài được ghi trong danh sách các loài bị đe doạ toàn cầu.
Bảng 2.4. Danh sách thực vật bị đe doạ ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng

1
2

3
4

Acer oblongum
Annamocarya sinensis
Anoectochilus setaceus
Aquilaria crassna

Tên
Việt Nam
Thích thn
Chị đãi
Lan kim tuyến
Trầm

5
6
7

Ardisia silvestris
Breynia grandiflora
Burretiodendron tonkinensis

Lá khôi
Dé lớn
Nghiến

TT

Tên khoa học


8 Calamus dioicus
9 Calamus platyacanthus
10 Calamus poilanei

Mây tắt
Song mật
Song bột

11 Callophyllum calaba
12 Callophyllum touranense
13 Cephalotaxus hainanensis

Cồng tía
Cồng chai
Phỉ lược

14 Chenopodium ambrosioides
15 Chukrasia tabularis

Dầu giun
Lát
20

Sách đỏ

Việt Nam IUCN
E
V
R

E
E

Gỗ lớn
Gỗ lớn
Cây thảo
Gỗ lớn

V

Dây leo

V

R
V
R

Hình thái

Gỗ lớn

V
K

V

Dây leo
Dây leo
Dây leo


R
R

V
R
V

Gỗ lớn
Gỗ lớn
Gỗ t. bình

I

Dây leo
Gỗ lớn

K


16 Cyanotis burmaniana
17 Cinnamomum mairei
18 Coscinium fenestratum
19 Cycas balansae

Thài
bích trai
Re mai
Vàng đắng
Tuế núi đá


20 Dacrydium pierrei
21 Dalbergia cochinchinensis
22 Dalbergia tonkinensis

Hoàng đàn giả
Cẩm lai nam
Sa

K
V
V

23 Dendrobium amabile
24 Drynaria fortunei
25 Dialium cochinchinensis

Hoàng thảo
Cốt toái bổ
Xoay

R
T
V

26 Eodia simplicifolia
27 Fokienia hodginsii
28 Garcinia fagraeoides

Ba gạc đơn

Pơ mu
Trai

K
R

29 Helicia grandifolia
30 Hopea hainanensis
31 Hopea pierrei

Mạ sa lá lớn
Sao Hải Nam
Kiền kiền

R
K
K

32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43


Ban
Hồi núi
Lá nón
Sến Hải Nam
Sến mật
Giổi xanh
Đinh
Sắng
Ba kích
Kim giao
Chị chỉ
Chị nớc

Hypericum japonicum
Illicium parviflorum
Livistona chinensis
Madhuca hainanensis
Madhuca pasquieri
Manglietia rufibarbata
Markhamia stipulata
Melientha suavis
Morinda officinalis
Nagegia fleuryi
Parashorea chinensis
Platanus kerri

lài

V

V

T
V
K
K
V
R
T

R

Dây trườn

E
E

Gỗ
Dây leo
Cây bụi

V

Gỗ lớn
Gỗ lớn
Gỗ lớn
Cây thảo
Bì sinh
Gỗ lớn


R
R

E
I
E
R
V
E
E

V
R

Gỗ nhỏ
Gỗ lớn
Gỗ lớn
Gỗ t. bình
Gỗ lớn
Gỗ lớn
Gỗ nhỏ
Gỗ nhỏ
Bụi
Gỗ lớn
Gỗ lớn
Gỗ lớn
Gỗ lớn
Gỗ nhỏ
Dây leo
Gỗ lớn

Gỗ lớn
Gỗ lớn

44 Podocarpus neriifolius
45 Pterocarpus macrocarpus
46 Rauwolfia verticillata

Thông tre
Giáng hương
Ba gạc

R
V
V

Gỗ t. bình
Gỗ lớn
Cây bụi

47 Schoutenia hypoleuca
48 Sindora tonkinensis
49 Smilax glabra

Sơn tần
Gụ
Thổ phục linh

V
V
T


Gỗ lớn
Gỗ lớn
Dây leo

50 Tarrietia javanica
51 Zenia insignis
Tổng số

Huỷnh
Muồng lá đỏ

V
R
38

Gỗ lớn
Gỗ nhỏ
25

(Nguồn: BQL VQG PN – KB)

21


Ghi chú: E: Đang nguy cấp (Endangered), (Sách đỏ VN/IUCN); T: Bị đe doạ
(Threatened), (Sách đỏ VN/IUCN); V: Dễ tổn thương (Vulnerable), (Sách đỏ
VN/IUCN); R: Hiếm (Rare), (Sách đỏ VN/IUCN); I: Chưa xác định (Indeterminate),
(Sách đỏ IUCN); K: Biết chưa đầy đủ (Insufficiently known), (Sách đỏ VN).
Trong các loài trên đáng chú ý nhất là:

Trầm dó (Aquilaria crassna). Trước đây, khu vực này rất nhiều trầm dó, nhưng
nay do khai thác càn đi, quét lại nhiều lần, trầm dó đã trở nên rất hiếm. Hầu như khơng
cịn cây trầm với đường kính trên 30 cm. Cần có kế hoạch để khơi phục lồi cây có giá
trị kinh tế cao này.
Giáng

hương

(Pterocarpus

macrocarpus), cẩm

lai

nam

(Dalbergia

cochinchinensis), pơ mu (Fokienia hodginsii), kiền kiền (Hopea pierrei) là các lồi gỗ
q có giá trị kinh tế cao, đồng thời cũng là đối tượng khai thác của dân địa phương,
cần có biện pháp bảo vệ.
Phỉ lược (Cephalotaxus drupacea) là lồi rất hiếm mới chỉ tìm thấy ở vùng núi
Cổ Khu, cần có kế hoạch nghiên cứu lồi cây này.
Hai loài cây gỗ quý hiếm đang bị đe doạ diệt chủng, nhưng chưa được ghi trong
sách đỏ Việt Nam, đồng thời cũng có thể chúng là 2 lồi mới cho khoa học, đó là: mun
sọc (Diospyros sp.), huê mộc (Dalbergia sp.). Đây là hai lồi có giá trị kinh tế đang bị
săn lùng với giá rất cao. Nếu khơng có kế hoạch bảo vệ phát triển thì hai lồi này có
nguy cơ bị tiêu diệt.
VQG Phong Nha – Kẻ Bàng cịn có một khu vực rừng bách xanh được phân bố
trên đỉnh núi đá vơi có diện tích khoảng trên 5000 ha, có khoảng 2500 cây với mật độ

600 cây/ha. Các cây bách xanh ở vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tuổi 500-600
năm. Bởi hiện trên thế giới chỉ có 3 lồi bách xanh đã được nhận diện. Đây là quần thể
bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris) lớn nhất Việt Nam. Lồi bách xanh này nằm
trong nhóm 2A theo quy định tại công văn số 3399/VPCP-NN (ngày 21 tháng 6 năm
2002) đính chính cho nghị định 48 của Chính phủ, thuộc nhóm quý hiếm, hạn chế khai
thác.
Các nhà khoa học cũng phát hiện 3 loài lan hài quý hiếm: Lan hài xanh
(Paphiopedilum malipoense), lan hài xoắn (Paphiopedilum dianthum), lan hài đốm
(Paphiopedilum concolor). IUCN (Hiệp hội Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới) trong năm
22


1996 đã xếp lan hài là loài đang đứng trước nguy cơ diệt vong rất cao (tuyệt chủng
trong tương lai gần).
2.3.3. Khu hệ động vật
2.3.3.1. Thành phần loài
Rất phong phú và đa dạng, thống kê cho thấy có 834 lồi động vật có xương
sống, bao gồm:
Bảng 2.5. Thống kê hệ động vật VQG PN-KB
TT

Lớp

Số bộ

Số họ

Số lồi

1


Thú

11

30

140

2

Chim

18

57

385

3

Bị sát

3

15

111

4


Lưỡng thê

1

06

45

5

Cá nước ngọt

10

34

162

Cộng

43

142

843

(Nguồn: VQG PN-KB, 2012)
450


385

400
350
300
250

Số bộ

200

162

140

150

50

Số lồi

111

100

57
11

30


18

45
3

15

1 6

34
10

0
Lớp thú

Lớp chim

Lớp bị sát

Lớp lưỡng thê Lớp cá nước
ngọt

Hình 4. Biểu đồ thống kê động vật VQG Phong Nha – Kẻ Bàng

23

Số họ


Qua biểu đồ, ta thấy hệ động vật của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng hết sức phong

phú và đa dạng. Trong đó, nổi trội hơn cả là Lớp chim chiếm số loài, họ, bộ nhiều nhất
lần lượt là 385; 57;18.
2.3.3.2. Tình trạng các lồi động vật q hiếm
Bảng 2.6. Số lượng các loài động vật quý hiếm tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng
TT

Líp

Danh lơc ®á

Danh lơc ®á

32

ViƯt Nam

IUCN2006

Sè loài quí

Nghị định

hiếm

2003

1

Thú


54

43

46

34

2

Chim

34

24

20

17

3

Bò sát

24

14

18


13

4

L-ỡng thê

9

-

4

5

5



6

-

3

3

127

81


91

72

Cộng

(Ngun: Theo Tc, ng Thng Long. Khu hệ động vật xương sống tại
VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam, năm 2006)
Bảng 2.7. Số lượng các loài động vật bị đe doạ ở Phong Nha - Kẻ Bàng
Nhóm phân loại

Sách đỏ Việt Nam

Sách đỏ IUCN

1992

1997

Thú

35

19

Chim

15

19


Bò sát - Lưỡng cư

18

6

Tổng số

68

44
(Nguồn: BQL VQG PN – KB)

24


Hình 5. Biểu đồ thống kê số lượng các lồi động vật bị đe dọa

Trong số các loài đã thống kê có 68 lồi đã ghi trong Sách đỏ Việt Nam (1992),
44 loài cần được ưu tiên bảo vệ mức độ toàn cầu và đã ghi trong Sách đỏ các lồi động
vật có nguy cơ bị đe doạ của IUCN, 1997.
a. Nhóm thú
Trong số các lồi thú đã phát hiện có 35 lồi đã được ghi trong Sách đỏ Việt
Nam, 19 loài đã thống kê trong Sách đỏ của IUCN 1997. Hai loài thú mới được phát
hiện là mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis) và sao la (Pseudoryx nghetinhensis)
cũng gặp ở Phong Nha.
Bảng 2.8. Danh sách các loài thú bị đe doạ ở Phong Nha - Kẻ Bàng
STT


Tên khoa học

Tên Việt Nam

1
2

Aonyx cinerea
Arctictis binturong

Rái cá vuốt bé
Cầy mực

3
4
5
6
7
8
9
10

Arctogalidia trivirgata
Bos gaurus
Capricornis sumatraensis
Cuon alpinus
Cynocephalus variegatus
Cynopterus brachyotis
Elephas maximus
Felis marmorata


Cầy tai trắng
Bị tót
Sơn dương
Sói đỏ
Chồn dơi
Dơi chó tai ngắn
Voi
Mèo gấm
25

Sách đỏ Việt Sách đỏ
Nam
IUCN
V
LR
V
R
E
V
E
R
R
V

VU
VU

EN
DD



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×